Jump to content






Advertisements




Xin các tiền bối chỉ bảo các bước căn bản đầu tiên để học Đông Y


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
41 replies to this topic

#16

LUCBINHTROI



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 67 Bài viết:
  • 60 thanks

 

Gửi vào 18/07/2014 - 01:51

Chào bạn
Đông y thời bây giờ huyền hoặc hoá nhiều lắm, cố gắng tìm hiểu để phân biệt đúng sai, nhắm mắt đưa thang thuốc ra nhưng không hiểu gì cả. Lấy thang thuốc simple nghiên cứu, không dựa nhiều vào dược tính.
LBT

Thanked by 1 Member:

#17

thamlang764



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 32 Bài viết:
  • 11 thanks

 

Gửi vào 18/07/2014 - 12:25

Đông Y cũng có nhiều mảng chứ không chỉ riêng về thuốc ạ. Có 2 quyển sách cơ bản của Đông Y là "Bài giảng YHCT" phần 1 và phần 2 của nhà xb đại học Y HN, trong đó có các học thuyết âm dương, ngũ hành, thuốc, châm cứu cơ bản...Muốn học sâu thì phải học cơ bản cái đã ạ. Các tài liệu chính thống hầu như được các bác sĩ yhct ấp dụng rất lâu rồi nên sẽ nghiệm được các bài thuốc (cháu không muốn nói đến đông y gia truyền ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vì cái đó là kinh nghiệm riêng của từng người, dòng họ, chỉ có những người đã từng được chữa trị thì mới biết đc kết quả của nó thôi). Đông Y cũng nhiều lĩnh vực lắm: Tác động cột sống-xoa bóp bấm huyệt, Thuốc, châm cứu...Muốn học thuốc thì phải học từ cây thuốc còn tươi có tác dụng gì, quy kinh nào, bào chế theo từng dang khác nhau lại có những công dụng khác nhau, tính vị quy kinh khác nhau. Có sách Phương Tễ là bao gồm các bài thuốc cổ phương được sử dụng rộng rãi từ bao đời nay cho từng mặt bệnh khác nhau. Tùy vào người bệnh thực tế, tình trạng bệnh mà từ bài cổ phương đó gia giảm những vị khác nhau. Còn nếu muốn sử dụng bài thuốc mình tự cho( còn gọi là bài đối pháp lập phương) thì cần phải biện chứng luận trị tốt và đúng mới có thể gia thuốc đúng được. Cháu chỉ là sinh viên, biết gì cũng là qua sách vở và quá trình học tập ở trường học và bệnh viện, chưa trực tiếp tiếp nhận 1 bệnh nhân và chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối nên chỉ có thể nói đôi lời như vậy ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#18

Dynamic



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 1 thanks

 

Gửi vào 04/10/2014 - 12:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 23/05/2014 - 18:44, said:

@ thancumon

Vẫn biết là hoc để lấy kiến thức , không phải hành nghề
Nhưng nhất là những liên quan đến y học phục vụ cho sức khoẻ con người thì khong thể chơi chơi được
Cần phải biết rốt ráo, hiẻu và lý luận một cách khoa học mới được
lấy một thí dụ , Sách Hoàng đế nội kinh nói : thận sinh huyết
Nếu học cách rốt ráo sẽ biết rằng thận sinh ra chất erythropoetin , một trong những tác nhân làm ra hồng câu
Người bị bệnh thận thì hay bị thiếu máu kinh niên
Khi thận suy thì da khô cằn và da mặt sạm lại , tai khô sạm chính vì thiéu máu
Nếu chỉ nói thuần về âm dương ngũ hành thì thường nhân sẽ chẳng hiểu gì.

Chà, bác giải thích "thận", "huyết" trong sách Hoàng đế như thận, máu của y học hiện đại thì cần gì nghiên cứu Đông Y nữa vì phương pháp luận (sinh lý học, bệnh lý học) giống nhau?!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo tôi, sở dĩ Đông Y có chỗ đứng riêng là vì cơ sở lý luận (Lý, Số) khác hẳn, 6 phủ 5 tạng 14 kinh ...vv dựa trên âm dương ngũ hành không thể đem gán one-to-one với giải phẫu sinh lý hiện đại được.

Thanked by 1 Member:

#19

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 13/08/2015 - 22:14

醫家十要︰Y GIA THẬP YẾU

一存仁心,乃是良箴,博施濟眾,惠澤斯深。

Nhất tồn nhất tâm, nãi thị lương châm, bác thi tế chúng, huệ trạch tư thâm.

1-(Giữ gìn lòng nhân, đó là phương châm tốt, rộng giúp mọi người ơn huệ cho thấm nhuần sâu rộng.)


二通儒道,儒醫世寶,道理貴明,群書當考。

Nhị thông nho đạo, nho y thế bảo, đạo lý quý minh, quần thư đương khảo.

2-(Thông hiểu đạo nho, đạo nho là đạo thuốc trên đời rất quý, đạo lý qúy ở sáng suốt, nên hợp các sách mà tham khảo.)


三精脈理,宜分表裡,指下既明,沉 ? 可起。

Tam tinh mạch lý, nghi phân biểu lý, chỉ hạ ký minh, trầm kha khả khởi.

3-(Tinh về mạch lý, để phân biểu lý. dưới ngón tay đã rõ rệt bệnh nặng cũng có thể chửa khỏi.)

四識病原,生死敢言,醫家至此,始至專門。

Tứ thức bệnh nguyên, sinh tử cảm ngôn,y gia chí thử, thủy chí chuyên môn.

4-(Phải biết nguyên nhân của bệnh, dám nói sự sống chết, thầy thuốc tới đó mới là chuyên môn.)

五知氣運,以明歲序,補瀉溫涼,按時處治。

Ngũ tri khí vận dĩ minh tuế tự, bổ tả ôn lương, án thời xử trị.

5-(Phải hiểu vận khí để rõ thứ tự cuả năm, xét theo mùa để làm thuốc bổ hoặc tả ôn hoặc lương, theo đó điều trị.)

六明經絡,認病不錯,臟腑洞然,今之扁鵲。

Lục minh kinh lạc, nhận bệnh bất thác, tạng phủ đổng nhiên, kim chi biển thước.

6-(Biết rõ kinh lạc để nhận bệnh không lầm, tạng phủ tự nhiên biết mới là biển thước thời nay.)

七識藥性,立方應病,不辨溫涼,恐傷性命。

Thất thức dược tính, lập phương ứng bệnh, bất biện ôn lương, khủng thương tính mệnh.

7-((Tinh dược lý, lập phương thuốc phải ứng với bệnh, chẳng phân biệt được thuốc ôn hoặc lương e sợ làm thương hại tính mệnh bịnh nhân.)

八會炮製,火候詳細,太過不及,安危所系。

Bát hội bào chế, hoả hậu tường tế, thái quá bất cập, an nguy sở hệ.

8-((Lãnh hội sự bào chế, biết rõ kỹ thuật sao chế , sự nấu nướng thái hoặc chưa đủ , sự an nguy cuả bệnh nhân cũng liên quan tới đó.)

九莫嫉妒,因人好惡,天理昭然,速當悔晤。

Cửu mạc tật đố, nhân nhân hiếu ố, thiên lý chiêu nhiên, tốc đương hối ngộ.

9-(Chớ đố kỵ,nhân vì người ta vừa hay ghét lẽ trời soi rõ, nên kịp hối ngộ.)

十匆重利,當存仁義,貧富雖殊,藥施無二。

Thập vật trọng lợi, đương tồn nhân nghĩa, bần phú tuy thù, dược thi vô nhị.

10-(Đừng trọng về lợi, nên giữ điều nhân nghĩa, giàu nghèo tuy khác , nhưng thuốc không chia làm hai.)

萬病回春

Vạn Bịnh Hồi Xuân

明 龔廷賢

Minh - Cung Đình Hiền

Sưu tầm.

Thanked by 3 Members:

#20

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 13/08/2015 - 22:26

病家十要︰BỊNH GIA THẬP YẾU

一擇明醫,於病有裨,不可不慎,生死相隨。

Nhất trạch minh y( Một chọn thầy hay )
Ư bệnh hữu bì ( Có bệnh chữa ngay)
Bất khả bất thận ( Không thể bất cẩn)
Sinh tử tương tuỳ. (Sống chết trở tay).

二肯服藥,諸病可卻,有等愚人,自家擔擱。

Nhị khẳng phục dược ( Hai phải uống thuốc)
Chư bệnh khả khước ( Bệnh mới khỏi được)
Hữu đẳng ngu nhân( Chỉ có người ngu)
Tự gia đảm các. (Tự mình gánh vác).

三宜早治,始則容易,履霜不謹,堅冰即至。

Tam nghi tảo trị ( Ba nên chữa sớm)
Thuỷ tắc dung dị (Bệnh nhẹ vừa chớm)
Lý sương bất cẩn (Cái sảy coi thường)
Kiên băng tức chí. ( Nảy thành ung lớn).

四絕空房,自然無疾,倘若犯之,神醫無術。

Tứ tuyệt không phòng ( Bốn tránh sắc dục)
Tự nhiên vô tật (Tự nhiên bệnh bớt)
Thảng nhược phạm chi ( Còn nếu phạm vào)
Thần y vô thuật. (Thần y hết chước).

五戒惱怒,必須省悟,怒則火起,難以救 獲.

Ngũ giới não nộ ( Năm cấm giận tức)
Tất tu tỉnh ngộ ( Phải nên tỉnh thức)
Nộ tắc hoả khởi ( Giận hoả bùng lên)
Nan dĩ cứu hộ. (Khó mà cứu được).

六息妄想,須當靜養,念慮一除,精神自爽。

Lục tức vọng tưởng ( Sáu ngưng vọng tưởng)
Tu đương tĩnh dưỡng ( Nên cần tĩnh dưỡng)
Niệm lự nhất trừ (Lo nghĩ dứt trừ)
Tinh thần tự sảng (Tinh thần hào sảng).

七節飲食,調理有則,過則傷神,太飽難克。

Thất tiết ẩm thực (Bảy giảm ăn uống)
Điều lý hữu tắc ( Đúng phép điều dưỡng)
Quá tắc thương thần (Thái quá tổn thần)
Thái bão nan khắc. (No nê khó cưỡng).

八慎起居,交際當祛,稍若勞役,元氣愈虛。

Bát thận khởi cư (Tám kiêng đi lại)
Giao tế đương khư (Giao tế khước từ)
Sảo nhược lao dịch ( Làm lụng nhọc sức)
Nguyên khí dũ hư. (Nguyên khí thêm hư).

九莫信邪,信之則差,異端誑誘,惑亂人家。

Cửu mạc tín tà (Chín không tin tà)
Tín chi tắc soa/sai (Tin ắt sai ngoa)
Dị đoan cuống dụ ( Dị đoan lừa phỉnh)
Hoặc loạn nhân gia. (Mê loạn người nhà).

十勿惜費,惜之何謂?請問君家,命財孰貴。

Thập vật tích phí ( Mười chớ tiếc ph)í
Tích chi hà vị (Sao lại tiếc nhỉ)
Thỉnh vấn quân gia ( Thử hỏi mọi người)
Mệnh tài thục quý. ( Mạng hay tiền quý?)

萬病回春
Vạn Bịnh Hồi Xuân

明 龔廷賢
Minh - Cung Đình Hiền Phỏng dịch: Phan Công Tuấn

Sưu tầm.

病家十要︰BỊNH GIA THẬP YẾU

一擇明醫,於病有裨,不可不慎,生死相隨。

Nhất trạch minh y( Một chọn thầy hay )
Ư bệnh hữu bì ( Có bệnh chữa ngay)
Bất khả bất thận ( Không thể bất cẩn)
Sinh tử tương tuỳ. (Sống chết trở tay).

二肯服藥,諸病可卻,有等愚人,自家擔擱。

Nhị khẳng phục dược ( Hai phải uống thuốc)
Chư bệnh khả khước ( Bệnh mới khỏi được)
Hữu đẳng ngu nhân( Chỉ có người ngu)
Tự gia đảm các. (Tự mình gánh vác).

三宜早治,始則容易,履霜不謹,堅冰即至。

Tam nghi tảo trị ( Ba nên chữa sớm)
Thuỷ tắc dung dị (Bệnh nhẹ vừa chớm)
Lý sương bất cẩn (Cái sảy coi thường)
Kiên băng tức chí. ( Nảy thành ung lớn).

四絕空房,自然無疾,倘若犯之,神醫無術。

Tứ tuyệt không phòng ( Bốn tránh sắc dục)
Tự nhiên vô tật (Tự nhiên bệnh bớt)
Thảng nhược phạm chi ( Còn nếu phạm vào)
Thần y vô thuật. (Thần y hết chước).

五戒惱怒,必須省悟,怒則火起,難以救 獲.

Ngũ giới não nộ ( Năm cấm giận tức)
Tất tu tỉnh ngộ ( Phải nên tỉnh thức)
Nộ tắc hoả khởi ( Giận hoả bùng lên)
Nan dĩ cứu hộ. (Khó mà cứu được).

六息妄想,須當靜養,念慮一除,精神自爽。

Lục tức vọng tưởng ( Sáu ngưng vọng tưởng)
Tu đương tĩnh dưỡng ( Nên cần tĩnh dưỡng)
Niệm lự nhất trừ (Lo nghĩ dứt trừ)
Tinh thần tự sảng (Tinh thần hào sảng).

七節飲食,調理有則,過則傷神,太飽難克。

Thất tiết ẩm thực (Bảy giảm ăn uống)
Điều lý hữu tắc ( Đúng phép điều dưỡng)
Quá tắc thương thần (Thái quá tổn thần)
Thái bão nan khắc. (No nê khó cưỡng).

八慎起居,交際當祛,稍若勞役,元氣愈虛。

Bát thận khởi cư (Tám kiêng đi lại)
Giao tế đương khư (Giao tế khước từ)
Sảo nhược lao dịch ( Làm lụng nhọc sức)
Nguyên khí dũ hư. (Nguyên khí thêm hư).

九莫信邪,信之則差,異端誑誘,惑亂人家。

Cửu mạc tín tà (Chín không tin tà)
Tín chi tắc soa/sai (Tin ắt sai ngoa)
Dị đoan cuống dụ ( Dị đoan lừa phỉnh)
Hoặc loạn nhân gia. (Mê loạn người nhà).

十勿惜費,惜之何謂?請問君家,命財孰貴。

Thập vật tích phí ( Mười chớ tiếc ph)í
Tích chi hà vị (Sao lại tiếc nhỉ)
Thỉnh vấn quân gia ( Thử hỏi mọi người)
Mệnh tài thục quý. ( Mạng hay tiền quý?)

萬病回春
Vạn Bịnh Hồi Xuân

明 龔廷賢
Minh - Cung Đình Hiền Phỏng dịch: Phan Công Tuấn

Sưu tầm.

Thanked by 2 Members:

#21

LUCBINHTROI



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 67 Bài viết:
  • 60 thanks

 

Gửi vào 20/08/2015 - 12:09

Chào bạn.
Có thể cho tôi biết người bị đau bàn tay ở đâu vậy, nếu ở Sài Gòn thì tôi có thể giúp được. Tôi có mặt tại VN vào tháng mười. Chào.LBT

Thanked by 2 Members:

#22

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 24/08/2015 - 00:40

TRIẾT HỌC ÐÔNG PHƯƠNG

ỨNG DỤNG TRONGÐÔNG Y

I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :

1. KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :

Học thuyết âm dương là một bộ phận trọng yếu trong y học cổ truyền.

Người xưa nhận thấy sự vật trong thiên nhiên luôn luôn có sự mâu thuẫn, đối lập và thống nhất với nhau, không ngừng vận động đễ phát sinh phát triển và tiêu vong như: sáng tối, ngày đêm, trời đất, nóng lạnh, nước lửa . v.v..gọi là âm dương.

Trong y học cổ truyền học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán điều trị và bào chế đông dược.

2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :

a. Âm dương đối lập : là sự mâu thuẫn giữa hai mặt âm dương như: ngày đêm, ngủ thức, nước lửa, lạnh nóng, hưng phấn và ức chế.


b. Âm dương hổ căn : là sự nương tựa vào nhau giữa hai mặt âm dương như : trong âm có dương, trong dương có âm.


c. Âm dương tiêu trưởng : là quá trình vận động không ngừng của âm dươngmọi sự vật sinh ra, lớn lên, già cỗi, mất đi rồi lại sinh ra.


d.Âm dương bình hành : là sự thăng bằng giữa hai mặt đối lập.

Bốn mặt trên của sự vật nói lên các qui luật, mâu thuẫn nhưng thống nhất, thăng bằng nhưng vận động không ngừng, nương tựa nhưng chế ước lẫn nhau trong quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.


Người xưa tượng trưng học thuyết âm dương bằng hình vẽ như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


3. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN


ÂM


TẠNG


HUYẾT


DINH


BỤNG


HÀN




TRÁI


THUỶ


LƯƠNG


DƯƠNG


PHỦ


KHÍ


VỆ


LƯNG


NHIỆT


THỰC


BIỂU


PHẢI


HOẢ


ÔN





Bệnh tật sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương, biểu hiện dương thắng, âm thắng, dương hư, âm hư. Ðiều trị bệnh là điều hoà lại âm dương. Trong chẩn đoán người ta nương tựa vào các cương lĩnh để xác định bệnh trong hay ngoài (biểu lý) nóng hay lạnh (hàn nhiệt) suy sụp hay hưng thịnh (hư thực) mô tả trạng thái và xu thế chung của bệnh tật thuộc âm hay dương để dùng thuốc âm hay thuốc dương mà điều trị cho thích hợp.


II. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :


1. KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương được liên hệ một cách cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp sự liên quan của các sự vật.

Trong y học người xưa vận dụng ngũ hành để phân tích sự tương quan trong các hoạt sinh lý. Ngoài ra còn dùng để tìm tác dụng của thuốc để áp dụng vào việc bào chế.


2. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :

Người xưa cho rằng trong thiên nhiên có năm loại vật chất chính đó là :Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất).

Mọi hiện tượng trong tự nhiên được xếp theo năm loại vật chất trên gọi là ngũ hành.


3. BẢNG QUI NẠP THIÊN NHIÊN VÀ CƠ THỂ CON NGƯỜI THEO NGŨ HÀNH :


NGŨ HÀNH


HIÊN TƯỢNG


MỘC


HOẢ


THỔ


KIM


THUỶ


VẬT CHẤT


GỖ


LỬA


ÐẤT


KIM LOẠI


NƯỚC


MÀU SẮC


XANH


ÐỎ


VÀNG


TRẮNG


ÐEN


NGŨ VỊ


CHUA


ÐẮNG


NGỌT


CAY


MẶN


THỜI TIẾT


XUÂN


HẠ


TỨ QUÝ


THU


ÐÔNG


P.HƯỚNG


ÐÔNG


NAM


T. ƯƠNG


TÂY


BẮC


NGŨ TẠNG


CAN


TÂM


TỲ


PHẾ


THẬN


LỤC PHỦ


ÐỞM


T.TRƯỜNG


VỊ


Ð.TRƯỜNG


B. QUANG


NGŨ THỂ


CÂN


MẠCH


NHỤC


BÌ PHU


CỐT


NGŨ QUAN


MẮT


LƯỠI


MIỆNG


MŨI


TAI


TÌNH CHÍ


GIẬN


MỪNG


LO NGHĨ


BUỒN


SỢ



Trong điều kiện bình thường, thiên nhiên, vật chất và con người có liên quan mật thiết với nhau, tác động nhau chuyển biến không ngừng bằng thúc đẩy nhau (tương sinh) hoặc chế ước lẫn nhau (tương khắc) để giữ được mối thăng bằng âm dương.


4. CÁC QUI LUẬT HOẠT ÐỘNG CỦA NGŨ HÀNH :


a. Qui luật tương sinh :

- Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thuỷ, hoả, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương sinh là: mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc. Sự tương sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ” do nó sinh ra được gọi là con.
- Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hoả, tâm hoả sinh tỳ thổ; tỳ thổ sinh phế kim; phế kim sinh thận thuỷ; thận thuỷ sinh can mộc.

Mộc sinh Hoả = Can sinh Tâm

Hoả sinh Thổ = Tâm sinh Tỳ

Thổ sinh Kim = Tỳ sinh Phế

Kim sinh Thuỷ = Phế sinh Thận

Thuỷ sinh Mộc = Thận sinh Can.


b. Qui luật tương khắc :

_Trong điều kiện bình thường hay sinh lý vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau,chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).


Mộc khắc Thổ = Can khắc Tỳ

Thổ khắc Thuỷ = Tỳ khắc Thận

Thuỷ khắc Hoả = Thận khắc Tâm

Hoả khắc Kim = Tâm khắc Phế

Kim khắc Mộc = Phế khắc Can


c.Quy luật tương thừa: (lấn át)

-Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý, có hiện tượng hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh thì gọi là tương thừa.

-Bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh sẽ gây các hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, khi chữa phải bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ)

d.Quy luật tương vũ:(khinh lờn)

-Bình thường tỳ khổ khắc thận thuỷ nếu tỳ hư không khắc được thận thuỷ sẽ gây ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ) và lợi niệu (để làm mất phù thũng). Tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ.



5. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO TRONG Y HỌC :

Ðể xác định vị trí của một bệnh lý sinh ra từ tạng phủ nào, mà tìm cách điều trị cho thích hợp, người xưa qui định có thể do một trong năm vị trí sau đây :

Chính tà : do bản thân tạng ấy có bệnh

Hư tà : do tạng trước không sinh được nó

Thực tà : do tạng sau nó đưa đến

Vi tà : do tạng khắc nó quá mạnh

Tặc tà : do nó không khắc được tạng khác.

Trong điều kiện bất thường về bệnh lý, có nhiều tạng phủ quá mạnh hay quá yếu sẽ xảy ra hiện tượng khắc quá mạnh (tương thừa) hay chống lại cái khắc mình (tương vũ) Ðông y dùng qui luật tương thừa hay hay tương vũ để giải thích một số cơ chế sinh bệnh và áp dụng điều trị.


III. HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT :


1 KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT :

Học thuyết thiên nhân hợp nhất, nói lên giữa con người và hoàn cảnh thiên nhiên xã hội luôn luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất, con người luôn luôn chủ động thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn, phát triển.

Thí dụ :

Trời đất có sáng tối, con người có thức ngủ.

Trời lạnh người co giữ ấm, trời nóng người đổ mồ hôi giải nhiệt.

Trời có sáu khí : phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.

Ðất có ngũ hành : kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.

Người có ngũ tạng ứng với đất, lục phủ ứng với trời và thích nghi theo từng thời tiết bốn mùa.


2. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT VÀO Y HỌC

Học thuyết thiên nhân hợp nhất là nội dung của phương pháp phòng bệnh trong y học cổ truyền, nắm được nguyên lý của học thuyết sẽ giúp cho con người :

- Cải taọ thiên nhiên bắt thiên nhiên phuc vụ đời sống.
- Chủ động rèn luyện sức khoẻ.
- Cải tạo tập quán củ, gìn giữ mỹ tục.
- Rèn luyện ý chí chống dục vọng cá nhân.
- Ăn tốt, mặc ấm, giữ vệ sinh cá nhân và hoàn cảnh.
- Ðiều độ về ăn uống, sinh hoạt, lao động, tình dục. v..v.

IV. KẾT LUẬN :

Từ 3 học thuyết âm dương, ngũ hành, thiên nhân hợp nhất. Y học cổ truyền đi đến một quan niệm toàn diện và thống nhất chỉnh thể trong phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh tật.

Người thầy thuốc phải thấy con người ở thể thống nhất toàn vẹn giữa các chức phận, giữa tinh thần và vật chất, giữa cá nhân và hoàn cảnh chung quanh để đi đến các vấn đề

- Phòng bệnh sống lâu.

- Chữa người có bệnh chứ không phải chữa bệnh.

- Nâng cao chính khí con người là chính để thắng được mọi bệnh tật.


Sưu tầm.

(còn tiếp)



Thanked by 1 Member:

#23

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 25/08/2015 - 21:13

QUAN NIỆM CƠ THỂ HỌC THEO ÐÔNG Y

I. TẠNG PHỦ


1. KHÁI NIỆM :

Căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và lúc có bệnh người xưa qui nạp thành những nhóm chức năng khác nhau, rồi đặt tên cho các cơ quan trong cơ thể gọi là Tạng Tượng ( hiện tượng của tạng ).

Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng, chuyễn hoá gọi là Tạng, gồm có : Tâm. Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào.

Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp và chuyễn vận gọi là phủ , gồm có : Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu.

Ngoài ra còn có các hoạt động khác như : Dinh, Vệ, Khí, Huyết, Tinh, Thần, Tân, Dịch.

2. CÁC TẠNG :

A/ TÂM :

Ðứng đầu các tạng phụ trách về các hoạt động thần kinh như : Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên .v.v.

Quan hệ với huyết mạch : Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết, tóc khô, mạch yếu.

Khai khiếu ra lưỡi : Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu. Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần và tuần hoàn huyết mạch. Khi có bệnh thường có các hôi chứng sau :

Tâm dương hư : Kinh khủng, hồi hô?, hay quên, tự hãn.

Tâm âm hư : Mất ngũ, mộng mị, hồi hô?, lo sợ.

Tâm nhiệt : Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm.

Khi nói đến Tạng Tâm vì là tạng đứng đầu mọi tạng nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm Bào Lạc. Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm.

B/ CAN :

Thường chia hai loại :

Can khí : Biểu hiện tình trạng hưng phấn, găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Can huyết : Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ

Quan hệ với cân: bao gồm các hoạt động vận động, khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn.

Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ.

Can âm hư: ( can huyết hư ) kinh nguyệt ít, móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp.

Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt

C/ TỲ:

Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng, phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Về sinh lý, bệnh lý

Quan hệ với cơ nhục : Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu.

Khai khiếu ra môi miệng : Ăn không ngon, nôn mửa.

Chức năng nhiếp huyết :Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết.

Tỳ hư : Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhảo.

Tỳ hư hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh.

D/ PHẾ:

Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân.

Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng:

Phế khí hư : thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt.

Phế nhiệt : ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ.

Phế âm hư: ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày, đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước.

Ð/ THẬN:

Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả: Thận thuỷ hay Thận âm : thường biểu hiện quá trình ức chế.Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.

Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.

Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương.

Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.

Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:

Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản. Tinh thần ức chế.

Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn.


3. CÁC PHỦ:

A. ÐỞM :

- Bài tiết ra chất mật.

- Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm.

B. VỴ :

- Chứa đựng và nghiền nát thức ăn.

- Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng, sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt.

C. TIỂU TRƯỜNG :

- Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, phân thanh giáng trọc, đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang.

D. ÐẠI TRƯỜNG :

Truyến đạo để bài tiết cặn bã.

Ð. BÀNG QUANG :

Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu.

E. TAM TIÊU :

Là nhóm chức năng quan giữa các tạng,phủ trên và dưới với nhau. Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần.

- Thượng tiêu : từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm.

- Trung tiêu : Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ.

- Hạ tiêu : Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận.


5. CÁC HOẠT ÐỘNG KHÁC : DINH, VỆ, KHÍ, HUYẾT, TINH, THẦN, TÂN, DỊCH :

A.DINH : là dinh dưỡng, một chất tinh hoa của thuỷ cốc tạo thành tinh khí được vận chuyển bên trong mạch để nuôi ngũ tạng, lục phủ và cung cấp dinh dưỡng toàn thân.

B.VỆ : là phần tinh hoa đi ngoài mạch giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.

C. KHÍ : gồm có khí hơi thở và khí nội lực làm nhiệm vụ xúc tiến cho dinh huyết nuôi dưỡng cơ thể.

D.HUYẾT : trung tiêu lấy tinh khí từ dinh dưỡng hoá thành huyết đổ vào trăm mạch để nuôi cơ thể.

E.TINH : gồm có tinh hoa của chất dinh dưỡng và tinh sinh dục, là sự phối hợp của khí huyết trong quan hệ dinh dưỡng cao cấp của cơ thể.

F.THẦN : là sự thể hiện của tư duy, trí tuệ, ý thức làm chủ hết thảy mọi sự hoạt động của sinh mạng con người.

G. TÂN DỊCH : là các chất nước có quan hệ đến quá trình tiêu hoá như : nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, nước mũi .v.v..


PHỦ KỲ HẰNG : ngoài tạng phủ ra trong cơ thể còn có phủ kỳ hằng là những phủ khác thường gồm có :

A. NÃO TUỶ : thận sinh ra xương tuỷ, não là chỗ hội họp của tuỷ.

B. TỬ CUNG : chủ về kinh nguyệt, chủ về bào thai.


II. KINH LẠC :

Kinh là những đường vận hành của khí chạy thẳng dọc theo cơ thể . lạc là những đường chạy ngang nối các kinh với nhau.

Hệ kinh lạc gồm các đường kinh khí nối liền từ trong tạng phủ ra ngoài được liên kết bắng các lạc nối với nhau, tạo thành một màng lưới chằng chịt khắp cơ thể. Kinh khí vận hành giúp cho cơ thể thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài. Trên những đường kinh có những nơi khí tụ lại gọi là huyệt. Có tất cả 12 đường kinh chính và 8 đường kinh phụ và khoảng 870 huyệt trên cơ thể.



QUAN NIỆM VỀ BỆNH TẬT & PHƯƠNG PHÁP CHẨN ÐOÁN ÐIỀU TRỊ ÐÔNG Y


A. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH :

Trong y học cổ truyền chia làm 3 nguyên nhân gây bệnh :

- Nội nhân : do thất tình : vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ.

- Ngoại nhân : do lục khí : phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.

- Bất nội ngoại nhân : do té ngã, đả thương, trùng thú cắn.


1.Nội nhân :

- Hỉ : (vui mừng) - Hại đến tâm khí.

- Nộ : (giận) - Hại đến can khí.

- Ưu, bi : (sầu, muộn) - Hại đến phế khí.

- Tư : (lo lắng) - Hại đến tỳ khí.

- Khủng, kinh : (hoảng, sợ) - Hại đến thận khí.

Bảy thứ tinh chí nói trên thực chất là những rối loạn về tâm lý xã hội đưa đến rối loạn chức phận của tinh thần, gây ảnh hưởng đến công năng hoạt động của các tạng phủ.


2. Ngoại nhân :

- Phong : gió chủ khí mùa xuân , thường kết hợp với các khí khác như : phong hàn, phong nhiệt, phong thấp.

- Hàn : lạnh chủ khí của mùa đông , hay làm tắc lại không ra mồ hôi, thường có phong hàn, hàn thấp.

- Thử : nắng chủ khí về mùa hạ có đặc tính làm sốt cao, thường có : thương thử, trúng thử và thấp thử.

- Thấp : độ ẩm thấp trong không khí, có các triệu chứng về tiêu hoá, thường có phong thấp, thấp thử và hàn thấp.

- Táo : chủ khí của mùa thu, độ khô của không khí, thường gây những bệnh sốt cao, táo nhiệt.

- Hoả : nhiệt, đặc tính của các bệnh dịch khí, lệ khí, truyền nhiễm. Thường có thấp nhiệt, phong nhiệt, thử nhiệt.


3-Bất nội ngoại nhân :

Do sang chấn té ngã, đâm, chém, tai nạn, ăn uống, lao động, tình dục là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.


B. BÁT CƯƠNG, BÁT PHÁP :


I. BÁT CƯƠNG : (8 cương lĩnh).

Trước tình trạng diễn biến phức tạp của triệu chứng bệnh, người thầy thuốc cần phải dựa vào 8 cương lĩnh chung nhất để đánh giá tình trạng, phân tích và qui nạp giúp cho việc chẩn đoán được chính xác.

Tám cương lĩnh gồm : Âm , Dương, Biểu , Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực.


1. BIỂU LÝ :

Là hai cương lĩnh phân tích và đánh giá về mức độ nông sâu của bệnh.

Biểu : bệnh còn ở bên ngoài, ngoại cảm, còn ở kinh lạc biệu hiện sự viêm long khởi phát sốt có mồ hôi hoặc không mồ hôi, đau đầu cứng gáy tuỳ mức độ hư thực. Chưa có những rối loạn cơ năng trầm trọng.

Lý : bệnh đã vào bên trong cơ thểcác triệu chứng diễn biến toàn phát có kèm theo những biến loạn cơ năng về tạng phủ, cũng như về tinh thần. Trong thực tế có những bệnh diễn biến vẫn còn bên ngoài nhưng nguyên nhân bệnh đã có từ bên trong.

Giữa biểu lý lại có triệu chứng bán biểu, bán lý như lúc nóng, lúc lạnh, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, miệng đắng không thể giải biểu, không thể thanh lý, thanh nhiệt, mà phải dùng phương pháp hoà giải.


2. HÀN NHIỆT :

Là hai cương lĩnh biểu hiện trạng thái khác nhau của bệnh tật.

Trên lâm sàng thường có những triệu chứng hàn nhiệt lẫn lộn. Nên khi xét những biểu hiện ta cần chú ý đến các mặt sau đây :

Hàn : sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, người ít nói, co ro, không khát thích ấm, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, tay chân lạnh.

Nhiệt : sắc mặt đỏ, rêu lưỡi dày vàng, chất lưỡi đỏ, hay nói, miệng hôi, khát, thích uống mát, tiểu tiện sẻn, đỏ, rắt, táo bón, tay chân nóng.


2. HƯ THỰC :

Là hai cương lĩnh đánh giá về chính khí và tà khícủa cơ thểđể xem lại tác nhân gây bệnhvà sức chống lại của cơ thể.

Về hư ta nhận xét âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư.

Về thực ta đánh giá mức độ khí trệ huyết ứ, thực nhiệt, thực hàn.


3 .ÂM DƯƠNG :

Là hai cương lĩnh tổng quát, gọi là tổng cương dùng để đánh giá xu thế chung nhất của bệnh tật. Vì những triệu chứng biểu lý, hàn nhiệt, hư thực thường hay lẫn lộn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tật có thể âm thắng hay dương thắng.


II. BÁT PHÁP :

Là 8 phương pháp dùng thuốc uống trong y học cổ truyền gồm : Hản, Thổ, Hạ, Hoà, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ.


1.HẢN PHÁP : (Làm cho ra mồ hôi).

Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi đưa các tác nhân gây bệnh ra ngoài, khi bệnh còn ở biểu phận. Trên lâm sàng hay dùng để chữa các bệnh ngoại cảm do phong hàn thấp nhiệt.

- phát tán phong hàn

- Phát tán phong nhiệt

- Phát tán phong thấp.

Chống chỉ định : khi bệnh nhân tiêu chảy, nôn, mất máu, mùa hè không nên cho ra mồ hôi nhiều.


2. THỔ PHÁP : (Gây nôn).

Dùng các vị thuốc để gây nôn khi ngộ độc thức ăn, thức uống, thuốc độc.v.v.. Lúc bệnh còn ở thượng tiêu. Phương pháp này ít dùng trên lâm sàng.


3. HẠ PHÁP : (Tẩy xổ, nhuận trường).

Dùng các loại thuốc có tác dụng tẩy xổ và nhuận trường để đưa các chất ứ động ra ngoài bằng đường đại tiện như : phân táo, huyết ứ, đàm ứ.v.v..

Chỉ dùng phương này khi bệnh thuộc về thực chứng. Gồm có các cách :

- Ôn hạ : Dùng các vị thuốc xổ có tính cay ấm như bả đậu để tẩy hàn tích.

- Nhuận hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ nhẹ nhuận trường như : mồng tơi, rau muống.

- Hàn hạ : Dùng các vị thuốc có tính lạnh như : Ðại hoàng, phát tiêu để tẩy nhiệt tích.

- Công hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ mạnh như : lư hội, tả diệo để trừ thực tích hạ tiêu.

- Phù chính công hạ : Cũng dùng thuốc xổ mạnh nhưng vì tỳ vị hư yếu nên phai phối hợp với thuốc kiện tỳ.

Chống chỉ định : khi bệnh còn ở biểu, sốt mà không táo, người già yếu, phụ nữ có thai hay sản hậu.


4. HOÀ PHÁP (Hoà hoãn)

Dùng chữa các bệnh ngoại cảm còn bán biểu bán lý. Hàn nhiệt vãng lai không giải biểu được không thanh lý được, các bệnh rối loạn sự tương sinh tương khắc của Tạng Phủ, một số bệnh do sang chấn tinh thần.

Trên lâm sàng thường dùng chữa một số bệnh như : Cảm mạo, lúc nóng lúc lạnh, rối loạn chức năng Can Tỳ, rối loạn kinh nguyệt.

Chống chỉ định : Không dùng khi bệnh còn ở biểu hay vào lý.


5/ THANH PHÁP : ( Làm cho mát ).

Dùng các vị thuốc mát để làm hạ sốt khi tà khí đã vào lý phận. Trên lâm sàng thường dùng 3 cách:

- Thanh nhiệt lương huyết : Dùng các vị thuốc mát huyết như : Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm.

- Thanh nhiệt Tả hoả : Dùng các vị thuốc để trừ hoả nhiệt như : Huyền sâm, sinh địa, thạch cao.

- Thanh nhiệt giải độc : Dùng các vị thuốc để giải nhiệt độc như : Kim ngân hoa, Bồ công anh, Chi tử, Nhân Trần.

- Chú ý : Dùng thận trọng trong trường hợp Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài.


6/ ÔN PHÁP: ( Làm ấm nóng )

Dùng các loại thuốc ấm nóng để chữa các chứng hư hàn, quyết lảnh hồi dương cứu nghịch. Trên lâm sàng thường dùng các vị thuốc như: Nhân sâm,Phụ tử, Nhục quế, Sanh cương.


7/ TIÊU PHÁP : ( Làm cho tan )

Dùng để phá tan các chứng ngưng trệ, ứ đọng do hiện tượng ứ huyết,. Ứ nước do khí trệ gây ra. Trên lâm sàng thường dùng các cách như :

- Tiêu đạo : Dùng Hương phụ, Sa nhân để chữa đầy hơi, khí uất.

-Tiêu thũng : Dùng các vị như :Ý dỉ, Phục linh, Mã đề, Mộc thông để lợi tiểu khi bị thuỷ thũng .

- Tiêu ứ : Dùng các vị thuốc như : Ðơn sâm, Hồng hoa, Tô mộc, Ðào nhơn để trị các chứng ứ huyết.

- Tiêu tích : : Dùng các vị thuốc như : Miết giáp, Tạo giác thích, để trị các chứng ung nhọt, kết hạch.

Chống chỉ định : Không nên dùng trong trường hợp người có thai. Vì đây là phương pháp chữa triệu chứng nên cần phối hợp với các vị thuốc chữa nguyên nhân.


8/ BỔ PHÁP : ( Bồi dưỡng cơ thể )

Dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gọi là chính khí hư. Nhằm mục đích nâng cao thể trạng và giúp cho cơ thể thắng được tác nhân gây bệnh.

Trên lâm sàng thường sử dung 4 nhóm chính :

- Bổ Âm : Thường dùng thang Lục vị hoàn để chữa chứng Thận âm hư.

- Bổ dương : Thường dùng thang Bát vị hoàn để chữa chứng Thận dương hư.

- Bổ Khí : Thường dùng thang Tứ quân để chữa hội chứng suy nhược toàn thân.

- Bổ huyết : Thường dùng thang Tứ vật để chữa các chứng : Bần huyết, mất huyết.

Ngoài bốn phương thức trên người ta còn dùng phép bổ trực tiếp các tạng phủ như : Phế hư bổ Phế, Tỳ hư bổ Tỳ hoặc Tâm hư bổ Tâm hoặc theo phương thức bổ mẹ sinh con .



Thanked by 1 Member:

#24

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 28/08/2015 - 23:21

DƯỢC LÝ ÐÔNG Y

DƯỢC LUẬN:


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN DƯỢC LIỆU TRONG ÐÔNG Y:

Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đã phải tự tìm thức ăn, thức uống để sống. Trong quá trình đó có khi gặp phải cây cỏ có chất độc, hoặc cây cỏ có tính giải độc, hoặc ăn vào thấy khoẻ. Dần dần có nhận thức phân biệt, tích luỹ kinh nghiệm lợi dụng những tính chất đó nghiên cứu chữa bệnh.

Như vậy việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thức uống, thuốc và chất độc cũng chỉ là một. Về sau có sự tổng hợp và đặt ra lý luận:

Theo truyền thuyết, người ta cho rằng Vua Thần Nông một ngày nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần. Rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên là: " Thần Nông bản thảo " . Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, và là Bộ sách cổ nhất của Ðông y ( chừng 4.000 năm trước ).

Nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại thì Vua Thần Nông nói đây không phải là một người, mà là kinh nghiệm của nhiều người tích luỹ lại viết thành sách, rồi để gây tin tưởng mà truyền bá. Các tác giả đã đặt truyền thuyết về Vua Thần Nông, vì thực tế bộ sách này chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II.


II. DƯỢC PHẨM NGŨ VỊ LUẬN:


Thuốc có ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau:

- Tân ( cay ) thuộc Kim vào tạng Phế.

- Cam ( ngọt ) thuộc Thổ vào tạng Tỳ

- Hàm ( mặn ) thuộc Thuỷ vào tạng Thận

- Toan ( Chua ) thuộc Mộc vào tạng Can

- Khổ ( đắng ) thuộc Hoả vào tạng Tâm

Thuốc có vị đắng thì bốc đi thẳng, tánh tiết ra.

Thuốc có vị cay thì đi ngang dọc, tánh tán đi

Thuốc có vị chua thì sơ thông, tánh liểm lại.

Thuốc có vị mặn thì chặn đứng, tánh mềm nhuận.

Chỉ có vị ngọt, có lên xuống, vì hành thổ ở Trung ương ngũ hành từ đó mà có, nên tánh nó bổ dưỡng.

Ngoài ra còn có thêm vị đạm ( nhạt ), tính không qui vào tạng và chỉ đi vào kinh thái dương bàng quang nên tính hay lợi tiểu.


III. DƯỢC PHẨM ÂM DƯƠNG LUẬN:

Học thuyết âm dương là cơ sở chỉ đạo của Y học phương đông. Dược lý cũng không ngoài cơ sở đó.Thuốc có tứ khí, ngũ vị lại có tính thăng giáng, phù, trầm, luận về âm dương thì:


Tứ khí:

- Hàn ( lạnh ) - Lương ( mát ) - Thuộc âm

- Nhiệt ( nóng ) - Ôn ( ấm ) - Thuộc dương


Ngũ vị: Và vị đạm.

Vị cay, ngọt và đạm thuộc dương.

Vị chua, đắng và mặn thuộc âm.


Trong tứ khí và ngủ vị cũng chia như sau:

- Hậu ( đậm đà, nồng nặc ) - Bạc ( nhẹ nhàng nhạt nhẽo )

- Vị hậu thì bổ Khí hậu thì giáng - Thuộc âm

- Vị bạc thì tán Khí bạc thì thăng - Thuộc dươn


Bàn về thăng giáng phù trầm thì:

- Thăng phù ( đi lên, nổi ) thuộc dương.

- Trầm giáng ( đi xuống, chìm ) thuộc âm.


IV. DƯỢC THÂN CĂN SẢO BIỆN:

( Bàn về cách dùng thân, rễ, cành của cây thuốc )

Dùng theo đồng khí tương cầu thì :

- Phần hướng lên trị bệnh thượng tiêu.

- Phần hướng xuống trị bệnh hạ tiêu phần ở giữa trị bệnh trung tiêu.

- Cành nhánh đi ra tứ chi.

- Da vỏ đi ra bì phu

- Ruột thân, rễ đi vào tạng phủ

- Cây thuốc nhẹ dễ vào tâm phế

- Cây nặng dễ vào can thận

- Cây rổng ruột hay phát tán bên ngoài.

- Cây đặt ruột chuyên trị bên trong

- Thứ khô ráo vào khí phận.

- Thứ ẩm ướt vào huyết phận.


V.CÁCH ÐẶT TÊN CỦA VỊ THUỐC:

1. Căn cứ vào tính chất như:Phòng phong ( ngừa gió ), Ích mẫu ( giúp mẹ ),Tục đoạn (nối đứt ).

2. Căn cứ vào khí vị như: Ðinh hương, Cam thảo, Tế tân, Khổ sâm, Hương nhu.

3. Căn cứ vào hình dạng như: Ô đầu, Ngưu tất, Cẩu tích, Câu đằng.

4. Căn cứ vào màu sắc như: Hồng hoa, Huyền sâm, Tử thảo.

5. Căn cứ vào cách sống như: Hạ khô thảo, Bán hạ, Nhẩn đông đằng.

6. Căn vào bộ phận dùng như: Tang diệp, Cúc hoa, Quế chi, Mâu căn, Tô tử, Hổ cốt ..

7. Căn cứ vào người tìm ra vị thuốc như: Ðổ trọng, Hà thảo, Sử quân tử

8. Căn cứ theo từ ngoại quốc như: Actisô, Mạn đà la hoa.

9. Căn cứ vào nơi sản xuất như: Xuyên khung, Agiao ( keo ở tỉnh Ðông A )


DƯỢC VẬT VÀ CÁCH PHÂN LOẠI


Cây cỏ để ăn, cây cỏ có độc, cây cỏ làm thuốc một ranh giới khó phân biệt rõ ràng, vì tuỳ theo cơ thể mà chiụ được liều cao hay thấp, tuỳ theo khí hậu, đất đai hoạt chất có ít hay nhiều mà tăng hay giảm độ độc đối với cơ thể.

Theo kinh nghiệm tích luỹ từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây cỏ dẫn đến việc phân loại cây cỏ, nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, làm một quy luật dự đoán cho những cây cỏ mà người chưa biết đến.

Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung. Ðược thịnh hành trong thời kỳ tiến hành phân loại và tất nhiên sẽ được bỏ qua sau đó với sự phát triển của khoa học.


Ðiểm qua các cách phân loại được vật từ trước đến nay, có thể có mấy cách sau đây:

a) Phân theo các học thuyết âm dương, ngũ hành và bát pháp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phân theo dược lý đông dương.

c) Phân theo đặc điểm thực vật, dược liệu.

d) Phân theo dược lý trị liệu kết hợp Ðông - Tây y.


I - PHÂN THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, BÁT PHÁP:

1. Phân theo thuyết âm dương: Thuốc chia thành phần:

Âm dược: Có tính trầm, giáng lạnh, mát, mặn, chua, đắng để trị dương chứng.

Dương dược: Có tính phù, thăng, nóng, ấm, nhạt, cay, ngọt, để trị âm chứng.

2. Phân theo thuyết ngũ hành:

Người xưa có đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành một rồi vận dụng tính chất đó trong điều trị và tìm thuốc theo bảng tóm tắt dưới đây:


NGŨ HÀNH


MỘC


HOẢ


THỔ


KIM


THUỶ

Màu sắc


Mùi vị


Tác dụng lên ngũ tạng


Tác dụng lên lục phủ


Xanh


Chua


Can


Ðởm


Ðỏ


đắng


Tâm


Tiểu trường


Vàng


Ngọt


Tỳ


Vị


Trắng


Cay


Phế


Ðại trường


Ðen


Mặn


Thận


Bàng quang



Trên cơ sở quy nạp theo bảng trên đây, sự phân loại các vị thuốc được giải thích như sau:

- Về màu sắc của cây thuốc, người ta cho rằng những vị thuốc màu xanh đi vào can, màu đỏ trị huyết, trị tâm, màu vàng trị tiêu hoá, màu trắng trị phế, màu đen trị thận. Nhưng đó cũng là kinh nghiệm giản đơn, có cái đúng cũng có cái khó vận dụng.

- Về mùi vị thì được Ðông y rất chú trọng, coi đó là một chỉ tiêu dược lý cần phải lưu ý, thông qua vị giác mà nhận thấy.

. Vị cay: Có tác dụng chữa các bệnh thuộc phần biểu, làm ra mồ hôi, chữa khí huyết ngừng trệ, làm tán phong hàn ( Tiá tô, kinh giới ) làm giảm đau, chống co thắt, làm hoạt huyết, tiêu ứ ( Xuyên khung, Bạch chỉ ).

. Vị ngọt: Có tác dụng bổ dưỡng, để chữa các chứng hư ( Thục điạ, Mạnh môn ) làm bớt độc tính của thuốc hay giải độc cơ thể ( Cam thảo ), hào hoãn cơn đau ( Mạch nha, mật ong ), nhất là cơn đau dạ dày.

. Vị đắng: Có tác dụng chỉ tả vào táo thấp ( làm giảm tiết xuất ), dùng trong chứng thấp nhiệt ( Hoàng đằng, Hoàng liên ).

. Vị chua: Có tác dụng thu liểm, cố sáp ( chống tiết xuất làm khô ) Ðể chữa chứng ra mồ hôi, cố tinh, sáp - niệu ( Ngũ bội tử, Ômai ).

. Vị mặn: làm mềm các chất ứ động, táo kiết ở ruột ( Mang tiêu, muối ) làm tẩy xổ.

. Vị đạm: ( không vị ) Ý Dĩ , Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu.

. Theo cảm giác của người bệnh mà xác định tính năng của thuốc.

. Uống vào thấy lạnh là thuốc hàn, thấy nóng gọi là thuốc nhiệt, thấy ấm gọi là thuốc ôn, thấy mát gọi là lương.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có 4 cảm giác khi uống thuốc vào, và căn cứ vào nó để xác định tính năng cuả thuốc đó là: Thăng đi lên, giáng đi xuống, phù là phát tán ra bên ngoài, trầm là thấm lại vào bên trong và xuống dưới.


3. Phân theo bát pháp:

Ở một mức độ tiến bộ hơn, thuốc được phân loại theo 8 tác dụng chủ yếu: thường được sử dụng trong 8 cách điều trị bệnh gọi là bát pháp:

- Thuốc hản: có tác dụng giải biểu làm cho ra mồ hôi và còn được chia làm hai nhóm nhỏ: Tân ôn giải biểu - Tân lương giải biểu.

- Thuốc thanh: có tác dụng làm mát mỗi khi có chứng sốt do viêm nhiễm, được chia làm ba nhóm:

- Thanh nhiệt tả hoả

- Thanh nhiệt giải độc

- Thanh nhiệt lương huyết.

- Thuốc ôn: được sử dụng trong các chứng: Lạnh ở tỳ vị, lạnh do suy sụp tuần hoàn.

- Thuốc tiêu: Ðược sử dụng trong các chứng có cục, có hòn nổi lên khác thường, là những loại thuốc tiêu viêm, tiêu ứ, tiêu đạo, hoá tích.

- Thuốc thổ: những loại thuốc làm cho nôn mữa để tống tháo các chất trong dạ dày.

- Thuốc hạ: có tác dụng tẩy xổ, được sử dụng trong các chứng táo bón.

- Thuốc hoà: để diều hoà nóng, lạnh, thường gặp trong các cơ thể sốt rét lâm sàng hoặc bệnh bán biểu bán lý.

- Thuốc bổ: dùng để bồi bổ cơ thể, có 4 loại bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương.


II - PHÂN THEO DƯỢC LÝ CỔ TRUYỀN ÐÔNG PHƯƠNG:


1. Phân theo Thần nông Bản thảo:

Thần Nông Bản Thảo ghi chép được 365 vị thuốc, do kinh nghiệm sử dụng, được phân làm ba loại chủ yếu tuỳ theo độc tính:

- Thuốc thượng phẩm: các dược liệu có tác dụng mà không có độc.

- Thuốc trung phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng cũng không có độc.

- Thuốc hạ phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng rất độc.

2. Phân theo tác dụng dược lý: ( lôi công bào chế ).

Người ta chia các vị thuốc ra làm 10 loại chủ yếu:

- Thuốc bổ: các dược liệu chữa suy yếu.

- Thuốc tuyên: chữa ngăn, uất.

- Thuốc thông: chữa ứ, trệ

- Thông tiết: chữa chưng bế

- Thuốc kinh: chữa các chứng thực

- Thuốc trọng: chữa chứng khiếp sợ, bất an.

- Thuốc sáp: chữa chứng thoát, lỏng.

- Thuốc hoạt: chữa chứng táo, kết.

- Thuốc táo: chữa chứng ẩm thấp.

- Thuốc thấp: chữa chứng khô táo.

3. Phân theo nguồn gốc dược liệu: ( Lý Thời trân - nhà minh ) chia dược ra làm 16 bộ:

- Bộ thuỷ - Bộ Hoả - Bộ Thổ - Bộ Kim

- Bộ thạch - Bộ Thảo - Bộ Mộc - Bộ Cốc

- Bộ Thái - Bộ Quả - Bộ Phụ - Bộ Trùng

- Bộ Giới - Bộ Lân - Bộ Cầm - Bộ Thú


Mỗi Bộ Chia Làm Nhiều Loại Như Bộ Thảo:

- Sơn Thảo ( Cỏ Ở Núi ) - Hương Thảo ( Cỏ Mùi Thơm )

- Thấp Thảo ( Cỏ Nơi Ẩm Thấp ) - Ðộc Thảo ( Cỏ Có Ðộc )

- Mạn Thảo ( Cỏ Mọc Leo ) - Thuỷ Thảo ( Cỏ Mọc Dưới Nước )

- Thạch Thảo ( Cỏ Mọc Trên Ðá ) - Thái ( Rêu ).

- Tạp Thảo ( Cỏ Mọc Linh Tinh ).

4. Phân loại theo dược lý trị liệu: ( Tuệ tỉnh Thiền sư )

Tuệ Tỉnh đã xây dựng bản thảo thuốc nam gồm 500 vị, phân loại vừa theo tính dược, vừa theo nguồn dược liệu.

VD: Thuốc giải cảm cho ra mồ hôi.

Bạc hà là loại cỏ mọc hoang vị cay tính ấm.

Ngoài ra, Tuệ Tỉnh còn sắp xếp 222 loại dược liệu nguồn động vật, thực vật để làm thức ăn, trị bệnh bao gồm:

- Loại Ngũ Cốc Và Hạt - Loại Củ

- Loại Rau - Loại Quả

- Loại Cỏ May - Loại Chim Trời

- Loại Chim Nước - Loại Thú

- Loại Cá - Các Loại Khác Như: Ếch, Nhái, Cóc.


III - PHÂN THEO ÐẶC ÐIỂM THỰC VẬT DƯỢC LIỆU:

Ngày nay theo Sự tiến triển của ngành hoá học, thực vật, cây cỏ làm thuốc được xếp theo họ thực vật, kết hợp với thành phần hợp chất, có tính sinh học chủ yếu có chứa trong từng loại.

VD: Họ ngũ gia bì ( Araliaceae ) chưá nhiều Saponin.

Họ á phiện ( papa veraceae ) chứa nhiều Ancaloit.

Hoạt tính sinh học của một cây là do thành phần hoạt chất mà nó có, vì thế ngày nay tính chất dược lý và thành phần hoá học của cây thuốc không thể tách rời nhau.

Mỗi hoạt chất có tính chất dược lý riêng, trong một cây có khi lại có nhiều hoạt chất, ở tỷ lệ khác nhau, do đó mà tác dụng không giống nhau, nếu như dùng cây toàn phần. Từ đó người ta chủ trương triết lấy hoạt chất để dễ có một tác dụng hằng định, sử dụng dễ dàng trong lâm sàng tuỳ theo liều lượng yêu cầu. Tác dụng dược lý theo thành phần hoạt chất trên khắp thế giới, làm cho việc sử dụng cây cỏ làm thuốc có cơ sở khoa học hơn.


Ðại khái có một số hoạt chất căn bản như sau:

- Ancaloit - Glucozit - Flamonzit - Cumarin

- Acid Nhân Thơm - Anthraglucozit - Tanin

- Saponin - Tinh Dầu - Dầu Béo - Vitamin

Ngày nay nhiều nước sử dụng dưới dạng hoạt chất toàn phần không đi vào hoạt chất trích ly tinh khiết để đở tốn kém, nhưng cũng cho phép định lượng được dễ dàng, vì đã loại bỏ được những thành phần khác không cần thiết.

Nhưng cũng có một số tác giả chủ trương ly trích hoạt chất tinh khiết có hàm lượng cao để sử dụng, còn đối với các hoạt chất có hàm lượng thấp nhưng hoạt tính sinh học cao. Người ta hy vọng nghiên cứu cấu trúc hoá học của hoạt chất để tổng hợp hoặc bán tổng hợp.

Tuy thế, vẫn còn nhiều người ưa chuộng, dùng cây cỏ toàn phần, dùng tươi hoặc khô, dưới dạng sắc, dạng trà.


IV - PHÂN THEO DƯỢC LÝ TRỊ LIỆU:

Ðây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã được xác minh phần nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hoá học, xếp theo yêu cầu điều trị hiện nay, làm thành từng nhóm gần giống như thuốc Tây y như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm .. để tiện cho Cán bộ Tây y sử dụng cây cỏ làm thuốc theo yêu cầu dược lý trị liệu hiện nay.

Sưu tầm



#25

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 01/09/2015 - 21:55

CÁCH KÊ ÐƠN THUỐC

Ðơn thuốc thể hiện suy nghĩ của thầy thuốc đối với bệnh nhân, là sự tính toán cân nhắc trong các thế trận dàn ra để tấn công và phòng thủ trên cơ sở đánh giá đúng thể trạng của bệnh nhân và thuốc men có được của thầy thuốc.

I - YÊU CẦU CỦA MỘT ÐƠN THUỐC:

Một đơn thuốc phải đạt được yêu cầuchính sau đây:

1. Thể hiện rõ ràng đường lối điều trị.

VD: Công tà, bổ chính, phát hản, thanh nhiệt, hoà giải, khu hàn ..

2. Bảo đảm sự cân đối giữa các vị thuốc:

- Trị nguyên nhân gọi là quân

- Làm tăng cường hiệu lực cho các vị thuốc chính ( hổ trợ ) gọi là thần

- Có tác dụng thứ yếu gọi là tá

- Có tác dụng điều hoà hướng dẫn gọi là sứ.

3. Bảo đảm liều lượng:

Cho vừa đủ tác dụng, không nên quá nhiều, mà cũng không quá ít.

4. Bảo đảm không có sự cấm kỵ:

- Các vị thuốc kỵ thai

- Các vị thuốc tương phản lẫn nhau

- Kiêng cử khi uống thuốc

- Áp dụng chặt chẻ các quy chế về thuốc độc đông y theo quyết định của bộ y tế.

- chú trọng chất lượng thuốc - đúng quy cách dược liệu.


II - GIỚI THIỆU CÁC CÁCH KÊ ÐƠN THUỐC:

1. Kê đơn theo cổ phương gia giảm:

Cổ phương là bài thuốc có kinh nghiệm điều trị tốt, được truyền lại trong sách vở của nhiều thời đại y học. Mỗi cổ phương chỉ thích ứng với từng nguyên nhân, tính chất và triệu chứng nên tuỳ tình hình cụ thể về sức khoẻ, bệnh tật, người ta có thể gia giảm điều chỉnh vị thuốc và liều lượng cho thích hợp.

2. Kê đơn theo đối chứng lập phương:

Căn cứ vào tác dụng của các vị thuốc và đối chứng với các triệu chứng thấy được trên người bệnh nhân mà kê đơn theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ và gia giảm tạo thành đơn thuốc.

3. Kê đơn theo bài thuốc chung có gia giảm :

Bài thuốc chung được xây dựng để giải quyết các triệu chứng chính của người bệnh, sau đó gia giảm theo thực tế lâm sàng qua triệu chứng theo tác dụng dược lý Ðông - Tây y kết hợp.

4. Kê đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa một số bệnh nhất định.

Thực tế không thể đảm bảo được tính chất toàn diện của phương pháp chữa bệnh Ðông y, và gặp nhiều khó khăn trước bệnh phức tạp.

5. Kê đơn theo toa căn bản:

Ðã xây dựng và áp- dụng ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và ở miền Bắc sau khi hoà bình lập lại do Bác sỹ nguyễn văn hưởng lập phương. Toa thuốc căn bản có 6 tác dụng và 10 vị thuốc sau đây:

- Lợi tiểu: Rễ tranh; Nhuận gan: rau má; Nhuận trường: muồng trâu; Nhuận huyết: cỏ mực; Giải độc cơ thể: mãn trâu, cam thảo đất, ké đầu ngựa; Kích thích tiêu hoá: Gừng, củ sả, vỏ quít. Và gia giảm theo trạng thái bệnh lý, cùng một số dược liệu có thể thay thế được trong 10 vị, tuỳ dược liệu từng địa phương sẳn có.



THUỐC ÐỘC VÀ SỰ TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC


I - THUỐC KỴ THAI:

Thuốc Bắc:

- Ngoan ban, thuỷ điệt, cập Manh trùng ( ngoan xà, ban miêu ).

- Ô đầu, phụ tử phối Thiên hùng.

- Dã cát, thuỷ ngân, tinh bả đậu .

- Ngưu tất, ý dĩ, dữ ngô công

- Tam lăng, đại đổ, nguyên hoa, xạ ( xạ hương ).

- Ðại kích, xà thoái, ngà, thư hùng ( nga thuật ).

- Nha tiêu, mang tiêu, mẫu đơn, quế

- Hoa hoè, khiên ngưu, tạo giác, thông ( thông thảo ).

- Dạ minh, càn tất, giải, trảo, giáp.

- Ðiạ đởm, Mâu căn, tỳ ma đồng.

- Thường sơn, thương lục, ngưu hoàng, dã.

- Hồ phấn, kim ngân bạc, lê tư

- Vương bất lưu hành, quỹ tiển vũ.

- Thần khúc, quỳ tử, dũ đại hoàng.

Thuốc Nam:

Vỏ chứa bầu, cổ ruà, c*t quạ, tơ hồng, thuốc dòi, hắc sửu, thần nông, dây choại, trung quân, củ riềng, các loại ngải, ngó bần, tầm sét, sâm nam, thần xạ, cây vang, điền thất, càn ranh, chó đẻ, muồng, nhàu rừng, ngó nghệ, cây mua, rễ khế, sầu nâu, trạch lan, vỏ quế, cây ngâu, xương khô, cây gấm, cà nghét, rễ tranh, sơn trắng, vỏ sứ


Trung tâm Ðào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ y tế tỉnh Cà mau , gáo vàng, lài dưa, lài mít, hoàng nàn, đào lộn hột, tu hú, chán ba, bã đậu, trái trám, cây cần thăng, rễ bướm, bạc thau, dền gai, liễu yếu, mắc cở, vỏ mè, bá bệnh, muồng cua, ngô công, cỏ xước, bo bo, thổ nẻ, chồi mồi, xích quả, xốt xạc, thần xa thâm, thường sơn, lức, cườm gạo, ô rô, ớt hiểm, giáng hương.


II - BẢNG TƯƠNG KỴ THUỐC ÐÔNG Y:

Mật Ong # Hành Hương

Lưu Huỳnh # Phát Tiêu

Thạch Tín # Thuỷ Ngân

Lan Ðộc # Mật Ðà tăng

Nha Tiêu # Tam Lăng

Tê Giác # Xuyên ô, Thảo ô

Ðinh Hương # Uất Kim

Quan Quế # Xích Thạch Chỉ

Ô Ðầu, Ô Nhuế # Bạch Cập, Hoa Lâu, Bán Hạ,Bối Mẫu, Bạch Liễm

Cam Thảo # Ðại Kích, Nguyên Hoa, Hải Tảo, Cam Hoạt

Lê Lô # Các Loại Sâm, Bạch Thược

Củ Huệ # Ớt

Tơ Hồng # Cườm Gạo

Rau Ðắng # Mật Ong

Cam Thảo Ðất # Chán Ba

Hoàng Nàng # Muối Ta

Sứ Tây # Lá Ngâu, Dây Cốc

Bối Mẫu # Hành Tây

Ðậu Ðen # Sâm Nam, Ðởm Thảo

Thạch Hộc # Cương Tầm, Bả Ðậu

Tỳ Ma # Ðậu Ðen

III - THUỐC ÐỘC BẢNG A & BẢNG B:


ÐỘC BẢNG A:

Có thể gây chết người ở liều lượng nhỏ: Bả Ðậu, Hoàng Nàng, Ô Ðầu, Mã Tiền, Thạch Tín, Ban Miêu, Thiềm Tô, Cà Ðộc Dược, Thông Thiên, Trúc Ðào.

ÐỘC BẢNG B:

Hoàng Nàng Chế, Bả Ðậu Chế, Mã Tiền Chế, Hùng Hoàng, Kinh Phấn, Thuỷ Ngân, Lưu Huỳnh, Phụ Tử ( muối 6 tháng )


DỤNG DƯỢC PHÁP - TÀNG DƯỢC PHÁP

( Cách dùng thuốc và bảo quản thuốc )

I - DỤNG DƯỢC PHÁP:


Uống thuốc:

Có nhiều cách uống thuốc như: uống thuốc lúc nóng, lúc ấm, lúc nguội, trước bửa ăn, trong bửa ăn.

- Thuốc giải biểu nên uống lúc còn nóng.

- Thuốc tả hạ nên uống lúc đã nguội.

- Thuốc trị huyết phận nên uống lúc ấm

- Trị thượng tiêu nên uống sau bữa ăn.

- Trị hạ tiêu nên uống trước bữa ăn

- Trị trung tiêu nên uống trong bữa ăn.


Xử lý thuốc:

Dùng thuốc nếu có các vị cay, thơm, phát tán như: tía tô, kinh giới, bạc hà, trầm hương, tế tân. Phải tán mịn, để riêng, khi sắc xong hòa vào lúc còn nóng để uống, vì thuốc dễ bay hơi.

Các vị thuốc: Mang tiêu, mạch nha, a giao, cao quy bản, nên nấu riêng trước, gạn lấy cặn mới hoà vào thuốc sắc và uống.


II - TÀNG DƯỢC PHÁP:

Cách cất giữ thuốc, có nhiều cách, nhưng nhìn chung muốn cho thuốc không bị ẩm mốc thì trước nhất . Khi cất giữ sắp xếp cũng phải có hàm ý phản lại tính nhau.

VD: Nhân sâm để chung với tế tân

Băng phiến để chung với đăng tâm thảo.

Xạ hương bọc bằng xà thoái

Gừng Sống nên chôn giữ trong cát.



#26

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 03/09/2015 - 09:59

THUỐC & THUỶ - HOẢ CHẾ:

Mục đích của phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như mọi phương pháp bào chế khác:

- Làm cho vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ những bộ phận vô ích như: lông, vỏ, hạt, lõi rác ..

- Giảm bớt hay loại bỏ độc tính của vị thuốc hay những chất không cần thiết đối với một loại bệnh nhất định.

- Giúp cho sự bảo quản dễ dàng hơn. VD: Những loại thuốc có tinh bột cần phải hấp trước khi phơi để diệt các chất men và làm chín tinh bột.

- Nói chung phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như tây y, nhưng có một số danh từ và cách làm hơi khác. Tuy nhiên, do không được đào tạo ở trường, lớp nên hiện nay bên cạnh cái đúng, cái hợp lý, có lẫn nhiều phương pháp phức tạp, cầu kỳ, đượm màu sắc mê tín không cần thiết.

Ta có thể phân phương pháp bào chế Ðông y theo 3 loại: dùng lữa, dùng nước phối hợp cả lửa và nước, gọi " Thuỷ hỏa chế tạo pháp ".

I - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG LƯẢ:


1. Sao: Nên sao bằng nồi đất để trợ khí của thuốc.

2. Ðoan: Cho thuốc thẳng vào lửa đốt đỏ lên để làm mất tính của nó đi.

3. Chích: Phép sao có tẩm thêm mật để thay đổi mùi vị

4. Ôỉ ( lùi ): Bọc đất sét hoặc gạo nếp để lùi vào lửa cho chín

5. Hông ( hơ ): Ðốt ở xa để tánh táo của thuốc không làm tổn thương khí

6. Bồi ( sấy ): Dùng sức nóng ở dưới gạch ngói để sấy làm tăng thêm vị khí thuốc.

7. Vi sao ( sao sơ ): Chỉ cho thuốc hơi có sức nóng, vừa ấm, dùng để nuôi thêm cái khí của thuốc.

8. Sao huỳnh ( sao vàng ): Sao cho thuốc có màu vàng để tăng thêm tính thuốc.

9. Sao thâm huỳnh ( sao cháy vàng ): Sao vàng cháy sém, để bớt tánh mảnh liệt của thuốc.

10. Mạch bì sao ( sao cám nếp ): chế bớt tánh nóng ráo của thuốc trừ thấp trệ, dẫn thuốc vào tỳ.

11. Thăng hoa: Ðể thuốc trong nồi đất trét kín rồi cho bốc khói đóng thành sương.


II - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG NƯỚC:

1. Tý ( phun ): Phun nước cho hơi ướt để bớt tánh nóng ráo của thuốc.

2. Tẩm ( ngâm ): Dùng nước đổ ngập thuốc cho lâu để lấy tánh ướt ẩm mà cải biến đi tánh thuốc.

3. Khương chế: Dùng nước gừng để tẩm thuốc có được tính ôn.

4. Tửu chế: Dùng rượu để chế giảm bớt tính hàn lạnh của thuốc, thông ứ trệ đưa sức thuốc lên.

5. Diêm chế: Dùng giấm để tẩm thuoốc đi xuống nhẹ nhàng, giáng hỏa dẫn thuốc vào thận.

6. Thổ chế: Dùng giấm để tẩm thuốc, tác dụng trấn thống dẫn thuốc vào can.

7. Ðồng tiện chế: Dùng ước tiểu trẻ em tẩm thuốc, giảm bớt tánh mảnh liệt của thuốc giáng khí, thông hạ, dẫn thuốc vào tâm.

8. Mễ cam chế: Dùng nước vo gạo để chế bớt đi tính cương, táo của thuốc.

9. Nhũ nhân chế: Chế bằng sữa người, dùng để tư nhuận trợ ấm, trợ huyết.

10. Mật chế: Dùng mật ong để chế thuốc hòa hoãn trung châu, dẫn thuốc vào tỳ.

11. Thuỷ phi: Thêm nước vào vị thuốc rồi tán ra, sau đó khuyấy lên để lắng.

12. Thuỷ bào: Cho thuốc vào nước ngâm mau, để cho mềm vỏ mà lấy vỏ hoặc bỏ lông.


III - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ PHỐI HỢP NƯỚC VÀ LỬA:

1. Chưng: Ðem chưng cách thuỷ cho thuốc chín.

2. Chữ: Nấu cho vị thuốc vào nước lã hay nước ép của vị thuốc khác, rồi đun sôi nhẹ cho thuốc chín hay chất thuốc khác ngấm vào thuốc chế.

3. Tôi: Nung đỏ vị thuốc rồi nhúng vào nước lã hay giấm hoặc nước sắc cuả vị thuốc khác.

4. Tiễn ( sắc ): Cho thuốc vào nước ấm cô đặc để chất thuốc tan vào nước.

5. Cất: Ðun lấy hơi bốc lên, để ngưng đọng thành nước.

6. Ngoài ra còn dùng đậu đen hoặc cam thảo nấu nước cho thuốc vào ngâm để giải độc.



#27

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 05/09/2015 - 00:17

LỤC KINH BIỆN CHỨNG


Biện chứng của bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh) nói chung có phân ra 3 loại: Lục kinh biện chứng , Vệ khí doanh huyết biện chứng và Tam tiêu biện chứng. Căn cứ vào chứng mà ta hay gặp trên lâm sàng và những tài liệu gần đây hướng dẫn, khi chẩn trị bệnh truyền nhiễm, thường sử dụng Vệ, khí, doanh, huyết biện chứng, cho nên chúng ta đã giới thiệu điểm phía trên về Vệ khí doanh huyết biện chứng luận trị, ở đây chỉ thuật qua về Lục kinh biện chứng và Tam tiêu biện chứng cung cấp cho người học tham khảo.

A. LỤC KINH BIỆN CHỨNG
Lục kinh bao gồm Thái dương kinh, Dương minh kinh, Thiếu dương kinh, Thái âm kinh, thiếu âm kinh và Quyết âm kinh, vốn nó là tên gọi của kinh lạc, sau đó ngày xưa dùng nó để khái quát 6 giai đoạn biến hóa trong quá trình phát triển của bệnh Thương hàn , thành ra là cương lĩnh của biện chứng luận trị về bệnh Thương hàn.

1. Thái dương chứng :
Bệnh Thái dương chia ra làm 2 loại chủ yếu là “Kinh Chứng ” và “Phủ Chứng ”.

a. Thái dương kinh chứng là bệnh tà xâm phạm cơ biểu, lại chia ra làm 2 loại: “Trúng phong” và “Thương hàn”. Trúng phong là biểu hư, Thương hàn là biểu thực.
- Bệnh Thái dương “Trúng phong”: thấy chứng phát sốt sợ gió, ra mồ hôi, đầu gáy cứng đau, mạch phù hoãn, biểu hư. Chữa thì dùng phép giải cơ phát biểu, lấy Quế chi thang làm phương chủ yếu.


Quế chi thang . Điều hòa Dinh vệ, Giải cơ
Quế chi 12g Bạch thược 12 g
Chích thảo 6 g Sinh khương12 g Táo 4 trái

- Bệnh Thái dương “Thương hàn”: thấy chứng sợ lạnh, phát sốt, không có mồ hôi, xương khớp đau đớn, mạch phù khẩn, biểu thực, chữa thì dùng phép phát hãn giải biểu, lấy Ma hoàng thang làm phương chủ yếu.

Ma hoàng thang. Tân ôn giải biểu
Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 8g
Quế chi 12g, Cam thảo 8g.

b. Thái dương phủ chứng là nhân biểu tà chưa giải, Truyền vào trong bàng quang gây nên. Có hai chứng hậu là Súc thủy và Súc huyết .

- Chứng Súc Thủy: là Tà khí ở khí phận, nếu thấy chứng phát sốt, sợ gió, tiểu tiện không lợi, nhiều mồ hôi phiền khát muốn uống nước, nhưng uống vào thì nôn mữa , tiểu tiện không lợi, bụng dưới đầy mạch phù sác .

Ngũ linh tán . Hóa khí hành thủy
- Trư linh - Bạch truật
- Trạch tả - Phục linh - Quế chi

-Chứng Súc Huyết : là Tà khí ở huyết phận, biểu hiện lâm sàng bụng dưới quặn đau đầy rắn, phát cuồng, tiểu tiện lợi, đại tiện phân đen.

Đào nhân thừa khí. Hoạt huyết trục ứ
- Đào nhân 12g -Quế chi 8g - Mang tiêu 8g
- Đại hoàng 12g - Chích thảo 8g

2. Dương minh Chứng :
Bệnh Dương minh do Thái dương truyền kinh mà đến, biểu hiện là vị trường thực nhiệt, phân làm 2 loại hình:

a. Dương minh kinh chứng có sốt cao, khát nhiều, ra mồ hôi, mạch hồng đại. Chữa dùng phép Thanh giải lý nhiệt, lấy Cắt căn thang làm phương chủ yếu.

Cát căn thang
-Cát căn -Ma hoàng -Quế chi -Bạch thược
-Sinh cương -Đại táo -Cam thảo

b. Dương minh phủ chứng có sốt về chiều, ra mồ hôi, bụng đầy mà cứng, đại tiện bí kết, nói nhảm, thần mờ tối, lần áo sờ giường, mạch trầm thực. Chữa dùng phép thông phủ tả nhiệt, lấy bạch hổ thang làm phương chủ yếu .

Bạch hổ thang
- Tri mẫu - Cánh mễ
- Thạch cao - Cam thảo
Tùy thể bệnh có thể sử dụng các thang: Đại Thừa khí, Tiểu thừa khí và Điều vị thừa khí.

3. Thiếu dương chứng: ( bán biểu bán lý )
Bệnh thiếu dương lấy chứng trạng chủ yếu là nóng rét qua lại (hàn nhiệt vãng lai), ngực sườn đầy tức, tâm phiền, hay nôn, miệng đắng họng khô, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, mạch huyền. Bệnh ở khoảng giữa Thái dương và Dương minh, gọi là chứng đàm nhiệt bán biểu bán lý. Chữa dùng phép hòa giải biểu lý, lấy Tiểu sài hồ thang làm phương chủ yếu.

Tiểu sài hồ thang
Sài hồ huỳnh cầm nhân sâm
Bán hạ Cam thảo Đại táo

4. Thái âm chứng :
Bệnh Thái âm thường thấy từ 3 kinh dương chuyển biến mà đến, cũng có trường hợp ngoại tà trúng thẳng vào Thái âm. Ngoại tà vào lý hóa làm hàn thấp, thấy chứng tứ chi mệt mỏi, cơ bắp đau ê ẩm, bụng trên trướng đầy, không nghĩ đến ăn uống, đại tiện ra lỏng, miệng không khát, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hoãn, bệnh Thái âm là tỳ hư hàn thấp. Chữa dùng phép ôn trung tán hàn, lấy Lý trung thang làm phương chủ yếu.
Lý Trung Thang
Nhân sâm can khương chích thảo bạch truật
Hoặc cỏ thể sử dụng Tứ nghịch thang
Cam thảo, Can khương Phụ tử

5. Thiếu âm chứng :
Bệnh Thiếu âm là do các kinh khác chuyển đến, cũng có trường hợp trúng thẳng vào, là giai đoạn tâm thận hư suy nghiêm trọng. Chứng trạng chủ yếu là không sốt mà sợ lạnh, mạch vi tế, nhưng muốn nằm ra giường (muốn ngủ không ngủ được, tựa như ngủ mà không ngủ), tứ chi quyết lạnh, tiểu tiện trong mà dài. Biểu hiện lý hư hàn chứng
Chia ra làm hai thể bệnh

a. Hàn hóa Sốt nhưng lại ớn lạnh, ẩu thổ, khát muốn uống nóng, nhưng không uống nhiều, tiểu trong nhiều, chân tay móp lạnh co quắp (dương hư, hư hàn có khi có giả nhiệt) chỉ muốn ngũ. Pháp trị phù dương ôn bổ;

Thang Ma hoàng phụ tử tế tân
Ma hoàng phụ tử tế tân

b.Nhiệt hóa ( biến chứng từ thiếu âm) tiêu chảy . khát nước tâm phiền ngực đây, nằm không yên, đau họng , mọc mụt trong cổ họng ( âm hư) pháp trị dưỡng âm thanh nhiệt dung thang huỳnh liên a giao:
Huỳnh Liên A Giao thang
Huỳnh liên huỳnh cấm, bạch thược kê tử hoàng a giao

6. Quyết âm chứng
Bệnh Quyết âm là giai đoạn cuối của bệnh thương hàn , giai đoạn cuối của chính tà đấu tranh nhau,giai đoạn phức tạp và nguy hiểm Chính khí không vững, âm dương không điều hòa. Chứng trạng chủ yếu là tứ chi quyết lạnh, nóng rét giao lẫn nhau, dưới thì đi lị, trên thì nôn ra tanh, miệng khát họng khô, mửa ra giun, bệnh ở Can và Tâm bào là chủ yếu, chứng hậu của bệnh tình rất là phức tạp, chữa phải cùng dùng ôn và thanh

Có 4 loai bệnh cách:

a. Thượng nhiệt hạ hàn.

Tiêu khát uống nước nhiều, khí xông lên ngực, vùng ngực đau nóng, (Thượng nhiệt) đói mà không muốn ăn , ăn vào thì nôn lãi , nếu công nhiều thì tiêu không cầm lại được. (Hạ hàn hư hàn ở trung và hạ tiêu)


b. Quyết nhiệt thắng phục.

Quyết thắng nhiệt hoặc quyết nghịch không khỏi là bệnh đang tiến triển tiên lượng xấu

Nhiệt thắng quyết hoặc quyết khỏi rồi nhiệt là chính khí đang hồi phục tiên lượng tốt, bệnh sắp khỏi .


c. Quyết nghịch: Tay chân lạnh giá.

Hàn huyết Đổ mồ hôi nhiều, sốt không lui, bên trong co thắt , tay chân đau nhức. Nhiệt quyết Phần lý nhiệt, mạch đi hoạt.

Hồi quyết ăn vào nôn ra khó chịu, nôn ra lãi, mạch vi.

Tạng quyết Người vật vã không yên da lạnh , mạch vi


d. Tiêu chảy nôn mữa

Tiếu chảy Thấp nhiệt có mót rặn,
Thực nhiệt phân dính lại, thức ăn đình trệ, nói sảng
Hư hàn tiêu lợn cợn phân nhiều nước .

e.Trong quyết âm chứng hai loại bệnh cảnh chính là Thượng nhiệt hạ hàn và Quyết nhiệt thắng phục Tủy chứng mà trị liệu. Nhiệt thì thanh, haj hàn thì ôn bổ, hàn nhiệt lẫn lộn thì phối hợp phép cứu, quyết lãnh thì hồi dương cứu nghịch bảo tồn âm dịch. Phương thuốc chính là ô mai hoàn Ô mai hoàn. Gia giảm


Ô mai hoàn.
Ô mai Tế Tân Can khương huỳnh liên Đương Qui
Phụ Tử Thục Tiêu Quế chi Nhân sâm Huỳnh bá

Quy luật truyền biến nói chung của bệnh thương hàn: Dương kinh thường bắt đầu từ Thái dương, sau đó mới chuyển đến Dương minh hoặc Thiếu dương. Nếu chính khí bất túc, cũng có thể chuyển vào âm kinh. Âm kinh thường bắt đầu từ Thái âm, sau đó chuyển vào Thiếu âm, Quyết âm. Nhưng bệnh đã có thể phát ở dương, cũng có thể phát ở âm; đã có thể thuận kinh mà chuyển, cũng có thể vượt kinh mà chuyển (như bệnh Thái dương có thể chuyển vào Thái âm). Có thể 2 kinh hợp bệnh (như Thái dương, Dương minh hợp bệnh), hoặc cũng có đồng bệnh (như Thái dương, Thiếu dương đồng bệnh).


TAM TIÊU BIỆN CHỨNG


Tam tiêu biện chứng là mượn tên Tam tiêu để khái quát 3 loại hình chứng trong quá trình phát triển của bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh).

Bộ vị của Tam Tiêu:
- Thượng tiêu: từ miệng tới tâm vỵ, chi phối vùng ngực, cách mạc bao gồm Tâm Phế
- Trung tiêu : Từ tâm vị đến môn vị , Bao gồm tỳ vỵ
- Hạ tiêu: từ môn vị đến hậu môn Bao gồm Can, Thận, Đại Trường, Tiểu Trường.

Sinh Lý Tam Tiêu
- Khí của tam tiêu như sương móc tưới bón khắp châu thân
- Công năng của trung tiêu là vận hóa tiếp thu tinh ba thức ăn uống theo khí chu lưu dinh dướng toàn thân (chủ về vận hóa)
- Công năng của hạ tiêu là bài tiết cặn bả (chủ về truyền tống, chủ việc bài tiết)

Bệnh lý Tam Tiêu

1. Chứng của thượng tiêu
Bao quát chứng trạng của bệnh phế và tâm bào, chủ về vệ ngoại Nếu bất thông thì bì phu vít chặt tấu lý bế tắc, cơ khí không thông, vệ khí không tỏa ra được.
Phế chứng: phát sốt sợ lạnh, ho hắng, đỏ mồ hôi khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, khí suyễn, mạch phù,
Tâm bào chứng : thì thấy thần mờ tối, nói nhảm, lưỡi cứng, chi lạnh lưỡi đỏ thẩm quyết lãnh .

2. Chứng của trung tiêu
Bao quát chứng của bệnh ở vị, và tỳ, chủ vận hóa Thực thì sinh nhiệt làm bế tắc không thông . Hư thị sinh hàn làm đau bụng tiêu chảy , thượng ẩu hạ tả.
Vị chứng : Phát sốt không sợ lạnh sốt âm triều nhiệt, mặt mắt đỏ, tiếng nói nặng đục, thở to , tiểu tiện bế vít, bụng đầy , rêu lưỡi vàng khô mạch sác ( chủ táo thuộc thực)
Tỳ Chứng ; Sốt nóng vừa, bụng đầy, mình nặng rêu lưỡi trơn nhầy, tiêu lõng, muốn mữa, mạch hoãn ( chủ thấp thuôc hư)

3. Chứng của hạ tiêu. Bao quát chứng trạng của bệnh can, thận, Nếu thực thì đại tiểu tiện không thông. Khí nghịch trên dưới nối tiếp nhau không được sinh ụa mữa không cầm được. Nếu hư thì tiêu chảy không cầm , tân dịch tuyệt.
Thận chứng: Mặt đỏ minh nóng long bàn tay chân nóng, miệng lưỡi khô răng đen, môi nứt , tiểu ngắn, đỏ và gắt, tâm phiền mất ngũ không nằm được.
Can chứng : Tay chân lạnh, co giật tinh thần mệt mõi, hồi hộp, bứt rứt.


VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


Vệ, Khí, Doanh, Huyết vốn là một bộ phận công năng kết cấu bình thường của cơ thể con người, nhưng sau khi mắc bệnh sốt thì vệ khí doanh huyết đều cùng phát sinh những cải biến tương ứng với bệnh lý, theo một quy hoạch nhất định. Bởi vậy, người ta dùng Vệ, khí, doanh, huyết khái quát thay cho những loại hình chứng ở 4 giai đoạn khác nhau của bệnh sốt thời khí.
Nó chỉ ra mức độ nông sâu, tình trạng nặng nhẹ của bệnh. mức tiến thoái trong quá trình phát triển bệnh sốt thời khí, và cách chữa bệnh sốt thời khí cũng dựa vào đó. Vì thế, giảng về hàm nghĩa của vệ, khí, doanh, huyết ở đây với hàm nghĩa của vệ, khí, doanh, huyết trên sinh Lý có khác nhau.


A. Biện chứng luận trị của Vệ, khí, doanh, huyết :

1. Biện chứng nơi có bệnh biến:
Phần vệ của bệnh sốt thời khí tương đương với phần biểu của bát cương biện chứng; bệnh phần khí, doanh, huyết tương đương với lý chứng của bát cương biện chứng. Bệnh phần vệ thường xâm phạm phế vệ, tứ chi, đầu mặt, hầu họng; bệnh phần khí thường xâm phạm phế, tỳ, vị, đại trường, đảm; bệnh phần doanh thường xâm phạm tâm và can; bệnh phần huyết thường xâm phạm tâm, can, thận.

2. Phần chia trình độ và giai đoạn bệnh:
Bệnh sốt thời khí được đem chia ra làm 4 giai đoạn: Vệ, Khí, Doanh, Huyết.
- Đặc trưng của bệnh phần vệ là phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù hoặc sác.
- Đặc trưng của bệnh phần khí là sốt cao, không sợ lạnh, ra mồ hôi, miệng khát, đòi
uống, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng, sác, hoặc trầm, thực.
- Đặc trưng của bệnh phần doanh là sốt về đêm nhiệt độ càng cao, bứt rứt, thần chí
nửa mê chìm, nói mê, miệng không khát lắm, hoặc ở da có nốt ban chìm, lưỡi đỏ tía,
không rêu hoặc ít rêu, mạch tế, sác.
- Đặc trưng của bệnh phần huyết là trên cơ sở đặc trưng bệnh ở phần doanh lại thấy thần chí không rõ ràng hoặc múa may lung tung, phát cuồng, da dẻ nổi rõ ban chẩn, có khi thấy thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, đó là chứng của huyết, lưỡi đỏ thẫm hoặc tím, không rêu, mạch trầm, tế, sác.

3. Nhận thức quy hoạch chuyển biến
Phát sinh bệnh sốt thời khí thường bắt đầu từ phần vệ, sau đó chuyển dần sang phần khí, phần doanh, rồi phần huyết. Tức là từ biểu sang lý, từ nhẹ đến nặng. Đây là chuyển biến tuần tự theo lẽ bình thường. Có khi bệnh xuất hiện không tuần tự như thế, mà lại phát sinh ngay ở phần khí, phần doanh, thậm chí ngay ở phần huyết mà ra, đó là do tà phục ở trong phát ra (phục tà nội phát). Hoặc bệnh từ phần vệ trực tiếp chuyển thẳng sang phần doanh, phần huyết, mà bệnh vẫn còn ở phần vệ, phần khí, tức là vệ khí, doanh, huyết đồng bệnh (bệnh cùng một lúc). Nói chung các loại như thế đều lấy sức đề kháng của cơ thể làm quyết định, phản ứng với tính chất của bệnh tà, có khi không có quan hệ gì với việc chữa chạy và chăm sóc.

4. Xác định phương pháp chữa
Bệnh phần vệ, nên giải biểu, bệnh phần khí nên thanh khí (làm cho khí mát, sạch), bệnh phần doanh nên thanh doanh (làm cho doanh khí mát, sạch), bệnh phần huyết nên lương huyết, giải độc (làm mát huyết, làm cho máu hết chất độc).


B. Biện chứng trị liệu các giai đoạn của bệnh sốt thời khí (vệ, khí, doanh, huyết)

1. Bệnh phần Vệ
Bệnh phần vệ là giai đoạn đầu của bệnh sốt thời khí, đặc trưng của nó là phát sốt, sợ
lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù. Do bệnh phát ở lúc giao các
mùa (tiết, quý cuối xuân đầu hạ, cuối hạ đầu thu, cuối thu đầu đông, cuối đông đầu xuân), do tính chất bệnh tà và phản ứng của mỗi cơ thể có khác nhau, nên bệnh ở phần vệ chia ra làm 5 loại hình như sau:


a. Phong ôn biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh ở phần vệ nhưng phát sốt nặng, sợ gió nhẹ, kèm có tắc mũi, chảy nước mũi, ho, miệng hơi khát, ven đầu lưỡi hồng, mạch phù sác.
Bệnh lý: Chứng bệnh hay phát ở 2 mùa đông, xuân, do ôn phong (gió ấm) ngoại tà xâm phạm vào phế vệ mà phát bệnh. Ôn tà thuộc nhiệt làm cho phát sốt rất nặng, ven đầu lưỡi hồng, mạch sác. Nhiệt tà thương tân dịch, làm miệng khát, tương đương với biểu nhiệt trong bát cương biện chứng.


Phép chữa: Tân lương giải biểu, thường dùng Ngân kiều tán.
Gia giảm:
- Sợ lạnh nhẹ (ít) thì dùng ít ở các vị Kinh giới, Đạm đậu xị.
- Phát sốt nặng thì dùng nhiều thêm ở các vị Kim ngân hoa, Liên kiều.
- Miệng khát, dùng thêm Thiên hoa phấn.
- Ho rõ rệt, thêm Khổ hạnh nhân, hoặc đổi dùng Tang cúc ẩm.
- Chảy máu mũi, ho ra máu là nhiệt làm tổn thương huyết lạc, phế lạc, thì bỏ Kinh giới,
Đạm đậu xị, gia Mao căn, Sơn chi tử, Thiến thảo căn.
- Đau họng sưng cổ, trước và sau tai sưng là kiêm ôn độc, dùng Mã bột, Huyền sâm,
Bản lam căn.
- Ngực cách tức, buồn bằn là có nội thấp, gia Hoắc hương, Uất kim.
- Nếu thấy có nốt ban đỏ ở da, phát sốt cao, thì bỏ Kinh giới, Đạm đậu xị, Bạc hà,
thêm Sinh địa, Đại thanh diệp.
Thời kỳ đầu các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm kết mạc cấp, viêm a-mi-đan cấp tính,
viêm phế quản cấp tính, viêm quai bị do dịch, viêm màng não cấp, biểu hiện có phong ôn biểu chứng, có

thể theo phép này mà chữa.

b. Thử ôn biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh ở phần vệ, nặng mình khó chịu ở bụng trên, không có hoặc có ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng trơn, chất lưỡi hồng, mạch nhu, sác.
Bệnh lý: Chứng này thường phát sinh vào mùa hạ, ngày hạ nóng nực, bị say nắng, khi uống nước mát lạnh, ngồi đón gió mát, làm cho cái nóng bị hàn thấp lấn át mà thành bệnh. Hàn uất ở cơ biểu thì sợ lạnh, không có mồ hôi; thử là hoả tả, làm phát sốt mà mạch nhanh (sác); thử thương tân dịch, chất lưỡi hơi hồng, thử hay kiêm thấp, làm nặng mình, đau bụng trên, mạch nhu.


Phép chữa: Giải biểu, thanh thử, thường dùng Tân gia hương nhu ẩm.
Thời kỳ đầu các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm não Nhật bản có biểu hiện của chứng
này, theo phép này mà chữa.

c. Thấp ôn biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh phần vệ, kiêm có thấy đầu trướng nặng, chân tay nặng nề, khớp xương đau buốt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn.
Bệnh lý: Chứng này thường phát về mùa mưa, do thấp nhiệt tà xâm phạm phần vệ mà thành bệnh, tính của thấp là nặng, dính trệ, cho nên thấy đầu trướng, mình mẩy nặng nề, rêu lưỡi trắng trơn.


Phép chữa: Giải biểu hoá thấp, thường dùng Tam nhân thang gia Hoắc hương, Bội lan.
Thời kỳ đầu của các bệnh thương hàn ruột, viêm gan lây lan, bệnh xoắn trùng vùng da, viêm nhiễm hệ

tiết niệu, cảm cúm, cảm mạo, có biểu hiện thấp ôn biểu chứng, có thể theo phép này biện chứng trị liệu.

d. Thu táo biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh ở phần vệ, kiêm có ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô, rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, mạch phù mà tế.
Bệnh lý: Chứng này thường phát ở mùa thu, do táo tà xâm nhập vào phế vệ mà phát
bệnh. Táo tà rất dễ thương phế, thương tân, cho nên thấy ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô. Thu táo trong đó thấy sợ lạnh rất nặng, mạch phù mà khẩn, thì gọi là “lương táo”; phát sốt rất nặng, miệng khát, mạch phù mà sác, gọi là “ôn táo”.


Phép chữa:
- Lương táo, nên tán hàn giải biểu, tuyên phế nhuận táo, thường dùng Hạnh tô tán.
- Ôn táo, nên tân lương giải biểu (dùng vị cay mát giải biểu), tuyên phế nhuận táo,
thường dùng Tang hạnh thang.
- Lương táo, ôn táo chuyển vào khí phần, đều có thể hoá làm táo nhiệt, chữa thì nên
thanh phế nhuận táo, thường dùng Thanh táo cứu phế thang.
- Thời kỳ đầu của các bệnh cảm cúm, cảm mạo, bại liệt trẻ em, bạch hầu, có biểu hiện
chứng trạng đúng như thế này, có thể theo phép này mà chữa.

đ. Phong hàn biểu chứng
Chứng này tương đương với biểu hàn chứng trong bát cương biện chứng, cũng là bệnh
“Thái dương” trong lục kinh biện chứng. Thường phát vào lúc mùa đông lạnh lẽo, do tà khí của phong hàn xâm lấn vào vệ biểu gây nên.
Phép chữa: Nên tân ôn giải biểu
Biểu hàn thực chứng dùng Ma hoàng thang hoặc Kinh phòng giải biểu thang.
Biểu hàn hư chứng dùng Quế chi thang để điều hoà vệ biểu.
Bệnh cảm cúm, cảm mạo mà thấy xuất hiện chứng trạng biểu hàn, đều có thể theo phép này mà chữa.

e. Trong 5 loại hình kể trên :thường thấy là phong ôn biểu chứng, rêu lưỡi từ trắng
chuyển sang vàng, là tiêu chí chủ yếu của bệnh từ vệ phần chuyển vào khí phần. Thử ôn biểu chứng (không hiệp với hàn tà) chuyển biến rất nhanh, cho nên bệnh ở vệ phần thường thường rất ngắn thời gian; thứ đó là phong ôn, thấp ôn, thu táo; chuyển biến rất chậm là phong hàn biểu chứng.

2. Bệnh phần khí

Bệnh phần khí là giai đoạn 2 của bệnh sốt thời khí. Đặc trưng của nó là sốt rất cao, không có sợ lạnh, miệng khát, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Bệnh tà xâm nhập vào khí phần, tà khí thịnh mà chính khí cũng thịnh, khí hữu dư sẽ là hoả, cho nên xuất hiện chứng nhiệt ở khí phần. Trừ thấp ôn ra, các loại bệnh hình ở phần vệ, sau khi chuyển vào phần khí đều hoá làm nhiệt chứng ở khí phần, có thể không phải phân chia ra phong, hàn, hương, táo.
Bệnh ở khí phần, trên lâm sàng thường thấy 6 loại hình:

a. Khí phần nhiệt thịnh (nhiệt tại khí phần)

Chủ chứng: Có đủ đặc trưng của bệnh ở khí phần, kiêm có xuất hiện sốt cao, khát nhiều, mồ hôi nhiều, mạch hồng, đại, rêu lưỡi vàng khô, mặt đỏ, có người bệnh có nói nhảm lung tung và co quắp.
Bệnh lý: Chứng này là khí phần nhiệt thịnh, cho nên sốt cao mà mặt đỏ, nhiệt ở lý có tân thì ra nhiều mồ hôi. Sốt cao ra nhiều mồ hôi thì rất khát, lưỡi vàng khô. Nhiệt nhiễu ở tâm thần thì nói mê nhảm, nhiệt cực sinh phong thì co quắp (sốt cao co giật).


Phép chữa: Thanh nhiệt sinh tân, thường dùng Bạch hổ thang.
Gia giảm:
- Nếu có kèm tức ngực nặng mình, khát nhưng uống không nhiều, rêu lưỡi trơn là
kiêm có thấp trọc, phải dùng thêm những vị thuốc thơm tho hoá thấp như Bội lan,
Hoắc hương. Có nói nhảm thì thêm vào Liên kiều, Mạch đông, lá tre non cuộn trong
nõn. Có co quắp thì thêm vào Địa long, Câu đằng.
- Nếu tà nhiệt đại thịnh, mồ hôi ra nhiều, mà thấy miệng khát, mạch hồng đại mà vô
lực là nhiệt thương tâm khí, có thể dùng những vị thuốc ích khí sinh tân như Tây
dương sâm, Hài nhi sâm, hoặc đổi dùng Vương thị thanh thử ích khí thang.
Bệnh cảm cúm, viêm não Nhật bản B thường xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa.

b. Đàm nhiệt trở phế (đàm nhiệt vây ở phế)

Chủ chứng: Có đủ đặc trưng bệnh ở khí phần, kiêm thấy ho hắng, đau ngực, đờm vàng đặc, khí suyễn, mạch hoạt, sác.
Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt thương phế, nung đốt tân dịch mà thành đờm vàng. Đàm nhiệt vướng ở phế, phế mất tuyên giáng (mất sự thông xuống) thì ho hen đau ngực.


Phép chữa: Thanh phế tiết nhiệt, hoá đàm bình suyễn. Thường dùng Ma hạnh thạch cam thang gia Ngưu bàng tử, Đông qua nhân, Liên kiều, Hoàng cầm.
Gia giảm: Miệng khát, gia Lô căn, Thiên hoa phấn, tiện bí bụng trướng thì gia Đại hoàng, Qua lâu nhân.
Bệnh viêm phế quản cấp tính, viêm lá phổi, có biểu hiện chứng này có thể theo phép này mà chữa.

c. Vị thường thực nhiệt (nhiệt tại trường vị)

Chủ chứng: Sốt cao hoặc sốt về chiều, đại tiện bế kết hoặc ỉa chảy vàng, hôi, nước lỏng, vùng bụng trướng đầy, bụng đau sợ sờ, phiền thao (chân tay vật vã) nói mê nhảm, chân tay nhiều mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô, hoặc đen như than đâm nhọn lên,
mạch trầm, sác, hữu lực.
Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt vào lý cùng kết với tích trệ mà thành vị trường thực nhiệt.
Lý nhiệt thịnh thì tân dịch thương, sẽ sốt cao hoặc sốt về chiều, chân tay nhiều mồ hôi, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô hoặc đen như than mà nhọn gai lên. Nhiệt nhiễu tâm thần thì nói nhảm; táo, phân kết lại ở trong ruột, thì vùng bụng trướng tức, bụng đau mà sợ sờ nắn, hoặc đại tiện bí kết, hoặc ỉa chảy nước lỏng vàng hôi.


Phép chữa: Tả hạ hết nhiệt, thường dung Đại thừa khí thang.
Gia giảm:
- Bụng trướng đau rất nặng, thêm dùng lượng nhiều ở vị Chỉ thực, Hậu phác.
- Đại tiện táo kết, thêm lượng dùng nhiều ở vị Đại hoàng, Mang tiêu.
- Miệng khô lưỡi táo nặng, thêm Sinh địa hoàng, Mạch đông.
Nói chung uống 1 – 2 thang, đạt được đi ỉa rồi, sẽ cải biến phép chữa theo chứng mà
dùng thuốc.
Thời kỳ giữa và thời kỳ cực thịnh của cảm cúm, viêm não Nhật bản B nếu thấy xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa.

d. Khí phần thấp ôn (lý nhiệt hiệp thấp, thấp nhiệt nội uất)

Chủ chứng: Có đủ đặc trưng bệnh ở khí phần, kiêm có mình nặng, ngực tức, bứt rứt, vùng bụng trướng đầy, khát không muốn uống, tinh thần nhạt nhẽo, lạnh lẽo, nặng tai, tiểu tiện ngắn mà rít, đại tiện không sướng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn, mạch huyền, hoãn. Có thể có kèm ỉa chảy hoặc da phát vàng, nốt chẩn hồng, bạch ám, hoặc xuất hiện thần mờ tối, nói nhảm mê.
Bệnh lý: Chứng này do thấp nhiệt vướng trệ ở khí phần gây ra, Bạch ám là nốt chẩn mồ hôi, là những hạt nhỏ xuất hiện trên mặt da như những nốt rôm trắng mà trong suốt, do thấp nhiệt uất ở trong, mồ hôi ra không thông mà sinh ra, thường xuất hiện ở da vùng gáy cổ, ngực bụng, phán đoán tiên lượng thì bạch ám lấy bọc nước no đầy sáng sủa là thuận, khô khan mà tối như than là nghịch. Thần mờ tối nói nhảm mà lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn là thấp nhiệt hiệp với đàm trọc, che mờ tâm khiếu gây ra, nó khác với hôn mê do nhiệt nhập tâm bào.


Phép chữa: Thanh khí, hoá thấp, thường dùng Cam lộ tiêu độc ẩm.
Gia giảm:
- Nếu có sốt to, miệng khát, là nhiệt nhiều thấp ít, có thể thêm Thạch cao, Tri mẫu.
- Nếu phát sốt không cao, miệng không khát, là thấp nhiều nhiệt ít, có thể thêm Bội
lan, Bạch khấu nhân.
- Nếu vàng da, có thể thêm Nhân trần, Kê cốt thảo, Điền cơ hoàng.
- Lị tật có thể dùng đổi bằng Cát căn cầm liên thang.
- Có thần mờ tối, nói mê nhảm, có thể đổi dùng Xương bồ uất kim thang (Thạch
xương bồ, Uất kim, Sao Sơn chi, Liên kiều, Cúc hoa, Hoạt thạch, Đan bì, Đạm trúc
diệp, Ngưu bàng tử, Trúc lịch, Sinh khương trấp, Ngọc khu đan), để thanh nhiệt, hoá
thấp, trừ đờm khai khiếu.
Bệnh thấp ôn rất kéo dài, bệnh tình phức tạp, chứng đàm cũng rất nhiều, thấp là âm tà,
tính của nó dính vướng, dễ Thương dương khí, khi chữa nói chung không thể dùng quá vị thuốc hàn lương hoặc dùng lầm vị thuốc bổ béo.
Bệnh thương hàn ruột, bệnh xoắn trùng vàng da, viêm gan lây lan, khuẩn lỵ cấp tính, có biểu hiện chứng thấp ôn ở khí phần có thể theo phép này mà chữa.



C. Tóm tắt vệ khí doanh huyết biện chứng luận trị

Bài này giới thiệu lý luận biện chứng trị liệu bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh) với 4 yếu điểm vệ, khí, doanh, huyết, và phương pháp biện chứng trị liệu của 4 giai đoạn bệnh sốt thời khí. Về mặt biện chứng, thiệt chẩn chiếm địa vị trọng yếu. Xem biến hóa rêu lưỡi có thể phân riêng ra vùng bệnh ở vệ phần hoặc khí phần, đồng thời có thể lấy để phán đoán tân dịch còn hay mất. Xem biến hóa chất lưỡi có thể phân riêng ra bệnh tại doanh phần hoặc huyết phần, đồng thời có thể biện rõ âm dịch thịnh hay suy. Đối với bệnh sốt thời khí, trong các giai đoạn khác nhau có xuất hiện chứng trạng như phát sốt, miệng khát, ra mồ hôi, ban chẩn, bạch ám, hôn mê, co quắp… khi học tập cần tiến hành so sánh phân biệt biết được những đặc điểm riêng khác nhau của nó, sẽ có giúp đỡ rất nhiều cho chẩn đoán. Nắm lấy mặt phát sốt mà nói, có phát sốt mà sợ lạnh,
phát sốt đêm nặng hơn, sốt nóng lòng bàn chân bàn tay, đêm sốt sớm mát là nhiều loại hình sốt khác nhau. Loại hình sốt khác nhau thì chẩn đoán bệnh chứng và trị liệu cũng khác nhau.
Cần kết hợp Tây y để xử trí.
Về mặt trị liệu, cần chú ý đến đặc trưng "nhiệt hóa" là đặc trưng chung của bệnh sốt thời khí.
Ngoài phong hàn biểu chứng và chứng vong dương ra, bệnh đó nhất loạt cấm dùng vị thuốc tân, ôn, nhiệt. Nhiệt tà dễ thương âm, lúc chữa tất cần bảo họ âm dịch từng giờ, từng phút.
Thấp tà dễ thương dương khí, trị bệnh có thấp rõ ràng, không thể dùng quá mức loại thuốc khổ, hàn (đắng, lạnh) và không thể dùng nhầm thuốc béo bổ.
Nay đem các yếu điểm biện chứng luận trị về vệ, khí, doanh, huyết quy nạp lại thành bảng nhưsau, (bảng 23).


Bảng 23: Bảng yếu điểm biện chứng luận trị về vệ khí doanh huyết trong bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh)
Bệnh phần vệ Bệnh phần khí Bệnh phần doanh Bệnh phần huyết Bát cương biện chứng


Biểu Lý Lý Lý
Nơi có bệnh biến Phế vệ, tứ chi đầu mặt, mũi họng Phế, tỳ, vị, đại trường, đảm Tâm, can Tâm, can, thận
Chủ chứng Rêu lưỡi trắng, mạch phù, phát sốt sợ lạnh, đầu đau, mình đau, mũi tắc, ho hắng, chứng trạng phế vệ Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác, hoặc mạch trầm thực,phát sốt không sợ lạnh, tiện bí, vàng da, ho hắng, là chứng của lục phủ và phế, tỳ.
Lưỡi đỏ tía, ít rêu hoặc không rêu, mạch trầm tế sác, phát sốt về đêm nặng dữ, ban chẩn ẩn hiện, thần trí nửa hôn trầm, nói nhảm, hoặc co quắp là chứng trạng của tâm, can.
Lưỡi tía tím, không rêu, mạch tế sác, phát sốt về đêm nặng dữ, ban chẩn rõ rệt, thần mờ mệt, co quắp, các loại xuất huyết, chứng trạng của chân âm hao tổn.
Phép chữa Giải biểu thanh nhiệt, tuyên phế
Thanh khí hóa thấp, tả hạ, hòa giải, sinh tân.
Thanh doanh khái khiếu, tức phong.
Lương huyết chỉ huyết, tư âm, tức phong.


Phương tễ thường dùng
Ngân kiều tán, Tang cúc ẩm, Tân gia hương nhu ẩm, Tam nhân thang gia vị, Hạnh tô tán, Tang hạnh thang, Ma hoàng thang, Quế chi thang Bạch hổ thang, Ma hạnh thạch cam thang, Đại thừa khí thang,Đại, tiểu sài hồ thang, Cam lộ tiêu độc ẩm.Thanh dinh thang, An cung ngưu hoàng hoàn,Chí bảo đan, Tử tuyết đan, Chỉ kinh tán. Tê giác địa hoàng thang. Thanh ôn bại độc tán, Gia giảm Phục mạch thang, Thanh cao miết giáp thang,Tam giáp phục mạch thang.


D. Các bài thuốc dùng trong ôn nhiệt bệnh

1. Bệnh phần Vệ

a. Ngân kiều tán
Ngân hoa 1 lạng, Liên kiều 1 lạng,
Đậu xị 5 đồng cân, Ngưu bàng tử 6 đồng cân,
Kinh giới 4 đồng cân, Bạc hà 6 đồng cân,
Cát cánh 6 đồng cân, Sinh cam thảo 5 đồng cân,
Trúc diệp 4 đồng cân.
Mỗi lần uống 6 đồng cân, gia vào 2 nhánh Lô căn tươi sắc lên thấy bay mùi thơm ra thì lấy uống, không đun quá vì nó dễ bay mất hơi.
- Bệnh nặng, ngày uống 3 lần, và đêm 1 lần.
- Bệnh nhẹ, ngày uống 2 lần, đêm 1 lần.


b. Tân gia hương nhu ẩm
Hương nhu 2 đồng cân, Bạch biển đậu 6 đồng cân,
Hậu phác 2 đồng cân, Kim ngân hoa 3 đồng cân,
Liên kiều 3 đồng cân.


c. Hạnh tô tán
Tử tô 3 đồng cân, Sinh khương 2 đồng cân,
Khổ hạnh nhân 3 đồng cân, Tiền hồ 3 đồng cân,
Cát cánh 3 đồng cân, Trần bì 1 đồng cân,
Chỉ xác 2 đồng cân, Chế bán hạ 3 đồng cân,
Phục linh 3 đồng cân, Đại táo 5 quả,
Cam thảo 1 đồng cân.


d. Tang hạnh thang
Tang diệp 3 đồng cân, Hạnh nhân 3 đồng cân,
Sa sâm 3 đồng cân, Tượng bối mẫu 3 đồng cân,
Đậu xị 3 đồng cân, Sơn chi 1,5 - 3 đồng cân,
Lê bì lượng vừa phải.


đ. Thanh táo cứu phế thang
Tang diệp 3 đồng cân, Thạch cao 5 đồng cân – 1 lạng,
Nhân sâm (nhất thiết đều dùng Hài nhi sâm hoặc Sa sâm) trên dưới 3 đồng cân,
Cam thảo 1 đồng cân, Sa nhân 3 đồng cân,
A giao 2 - 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,
Hạnh nhân 3 đồng cân, Tỳ bà diệp 3 đồng cân.


e. Ma hoàng thang
Ma hoàng 1-3 đồng cân, Quế chi 1-3 đồng cân,
Hạnh nhân 3 đồng cân, Cao thảo (chích) 1 đồng cân.


g. Kinh phòng giải biểu thang (kinh phòng bại độc tán)
Kinh giới 3 đồng cân, Phòng phong 3 đồng cân,
Sài hồ 3 đồng cân, Xuyên khung 2 đồng cân,
Khương hoạt 2 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân,
Cát cánh 2 đồng cân, Tiền hồ 3 đồng cân,
Chỉ xác 3 đồng cân, Nhân sâm 1 đồng cân,
Cam thảo 1 đồng cân, Sinh khương 3 lát,
Bạc hà thêm vào một ít.


h. Quế chi thang
Quế chi 1,5 – 3 đồng cân, Bạch thược dược 2 – 3 đồng cân,
Chích cam thảo 1 – 2 đồng cân, Sinh khương 2 – 4 lát,
Đại táo 4 – 6 quả.


2. Bệnh phần Khí

a. Bạch hổ thang (Thạch cao tri mẫu thang)
Thạch cao 1 – 3 lạng, Tri mẫu 5 đồng cân,
Cam thảo 1 - 2 đồng cân, Canh mễ (gạo mùa) 1 lạng.


b. Vương thị thanh thử ích khí thang
Đạm trúc diệp 2 đồng cân, Hà anh 5 đồng cân,
Tây qua bì 1 lạng, Thạch hộc 3 đồng cân,
Tri mẫu 2 đồng cân, Hoàng liên 1 đồng cân,
Mạch đông 3 đồng cân, Tây dương sâm 1,5 đồng cân,
Canh mễ 3 đồng cân, Cam thảo 2 đồng cân.


c. Đại thừa khí thang
Đại hoàng 2 – 4 đồng cân,
Mang tiêu (hiện dùng Huyền minh phấn là thứ tinh chế của Mang tiêu) từ 3 – 5 đồng cân,
Hậu phác 3 – 4 đồng cân, Chỉ thực 2 – 4 đồng cân.
Đun trước Chỉ thực và Hậu phác sôi chừng hơn 10 phút, bỏ thêm Đại hoàng. Giữ sôi dăm ba dạo, sau đó bỏ bã, lại bỏ Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn vào thì có thể uống được.
- Nhất thiết trước hết uống nước sắc đầu khi mà 2, 3 giờ sau chưa thấy tả hạ mới lại uống lần thứ hai.
- Nếu đã đại tiện được dễ dàng thì thuốc còn lại không uống nữa.


d. Cam lộ tiêu độc ẩm
Hoắc hương 3 đồng cân, Bạch đậu khấu 1 đồng cân,
Hoàng cầm 4 đồng cân, Nhân trần khao 5 đồng cân,
Hoạt thạch 6 đồng cân, Mộc thông 2 đồng cân,
Liên kiều 4 đồng cân, Xuyên bối mẫu 2 đồng cân,
Xạ can 3 đồng cân, Xương bồ 2 đồng cân,
Bạc hà 1 đồng cân, hậu hạ (cho vào sau).


đ. Cầm liên thang (Cát căn cầm liên thang)
Cát căn 6 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân,
Hoàng liên 2 đồng cân, Cam thảo 2 đồng cân.


e. Sài cát giải cơ thang
Sài hồ 1 - 3 đồng cân, Cát căn 2 - 4 đồng cân,
Khương hoạt 2 - 4 đồng cân, Bạch chỉ 1 đồng cân,
Cát cánh 1 - 2 đồng cân, Hoàng cầm 2 - 4 đồng cân,
Cam thảo 1 - 2 đồng cân, Xích thược dược 2 - 3 đồng cân,
Thạch cao 5 đồng cân đến 1 lạng.


g. Tiểu sài hổ thang
Sài hồ 2 - 4 đồng cân, Hoàng cầm 1,5 – 3 đồng cân,
Bán hạ 2 - 3 đồng cân, Chích cam thảo 1 - 2 đồng cân,
Nhân sâm hoặc Đảng sâm 3 – 4 đồng cân,
Gừng sống 2 - 4 lát, Đại táo 4 - 6 quả.


3. Bệnh phần Dinh

a. Thanh dinh thang
Tê giác 0,3 - 1 đồng cân, Sinh địa 5 - 10 đồng cân,
Huyền sâm 2 - 4 đồng cân, Trúc diệp tâm 1 - 2 đồng cân,
Ngân hoa 3 – 5 đồng cân, Liên kiều 2 - 3 đồng cân,
Hoàng liên 1 - 2 đồng cân, Đảng sâm 2 - 5 đồng cân,
Mạch đông 2 – 4 đồng cân.


b. Tử tuyết đan
Kim bạc, Hàn thủy thạch, Từ thạch, Thạch cao, Tê giác, Linh dương giác, Thanh mộc hương, Trầm hương, Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, Đinh hương, Phác tiêu, Tiêu thạch, Xạ hương, Chu sa (trong danh sách không ghi tễ lượng của từng vị).


c. An cung ngưu hoàng hoàn
Ngưu hoàng 1 lạng, Uất kim 1 lạng,
Tê giác 1 lạng, Hoàng liên 1 lạng,
Chu sa 1 lạng, Sơn chi 1 lạng,
Hùng hoàng 1 lạng, Hoàng cầm 1 lạng,
Băng phiến 2,5 đồng cân, Trân châu 5 đồng cân,
Xạ hương 2, 5 đồng cân.


d. Chí bảo đan
Nhân sâm 1 lạng, Chu sa 1 lạng,
Xạ hương 1 đồng cân, Chế Nam tinh 3,5 đồng cân,
Thiên trúc hoàng 1 lạng, Tê giác 1 lạng,
Băng phiến 1 đồng cân, Ngưu hoàng 5 đồng cân,
Hổ phách 1 lạng, Hùng hoàng 1 lạng,
Đại mại 1 lạng.
(Phương gốc lại có An tức hương, Kim bạc, Nhân bạc, là 3 thứ thuốc trong thuốc chế sẵn ở vùng Thượng Hải bán ra, đã giảm bỏ không dùng).
Các vị trên nghiền nhỏ mịn, trộn đều, thêm mật nấu 20-30% trộn làm viên, mỗi tễ lượng như trên làm thành 240 viên. Ngày uống 1-2 viên, dùng nước sôi để nguội hòa tan mà uống, chia làm 2 – 4 lần.


d. Chỉ kinh tán
Toàn yết, Ngô công.
Các vị bằng nhau, nghiền nhỏ, hợp thành tán tễ để sẵn dùng.
Mỗi lần uống 3 – 5 phân, ngày uống 2 – 4 lần. Nước sôi để ấm ngoáy đều uống, trẻ em
căn cứ tuổi tác liệu chừng giảm bớt.


4. Bệnh phần Huyết

a. Tê giác địa hoàng thang
Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân,
Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng,
Xích thược dược 2 – 4 đồng cân,
Đan bì 2 – 4 đồng cân.


b. Thanh ôn bại độc ẩm
Thạch cao 2 lạng,
Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng,
Xích thược dược 2 – 4 đồng cân,
Đan bì 2 – 4 đồng cân,
Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân,
Hoàng liên 1 – 3 đồng cân,
Chi tử 2 – 4 đồng cân, Cát cánh 1 – 2 đồng cân,
Hoàng cầm 2 – 4 đồng cân, Tri mẫu 2 – 4 đồng cân,
Huyền sâm 2 – 4 đồng cân, Liên kiều 2 – 4 đồng cân,
Cam thảo phấn 8 phân đến 1,5 đồng cân,
Trúc diệp 1 – 2 đồng cân.
Thạch cao sắc trước, sau khi đun sôi được hơn 10 phút, lại bỏ các vị thuốc khác vào.
Tê giác mài với nước uống thêm vào, hoặc dùng lấy một phân Ngưu hoàng nhân tạo, hoặc 1 lạng sừng trâu dùng thay.


c. Ngọc nữ tiễn
Thạch cao 1 – 2 lạng, Mạch đông 2 – 4 đồng cân,
Tri mẫu 2 – 3 đồng cân, Ngưu tất 2 – 4 đồng cân,
Thục địa 4 đồng cân đến 1 lạng.


d. Phục mạch thang (Chích cam thảo thang)
Chích cam thảo 3 đồng cân, Đảng sâm 2 đồng cân,
Sinh địa hoàng 1 lạng, A giao 3 đồng cân,
Mạch đông 3 đồng cân, Ma nhân 3 đồng cân,
Quế chi 2 đồng cân, Sinh khương 3 đồng cân,
Đại táo 6 quả.
Gia giảm Phục mạch thang: Lấy thang Phục mạch gia giảm vào như sau:
Bỏ đi các vị: Sinh khương, Quế chi, Đảng sâm, Đại táo.
Thêm vào: Bạch thược.


đ. Hồi dương cứu nghịch thang
Thục phụ tử 3 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân,
Can khương 1,5 đồng cân,
Cát lâm sâm 3 đồng cân (hãm riêng),
Xạ hương 3 ly (cho vào lúc uống),
Ngũ vị tử 2 đồng cân, Trần bì 1 đồng cân,
Pháp bán hạ 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân,
Bạch truật 3 đồng cân, Chích cam thảo 1 đồng cân.


e. Tam nhân thang
Hạnh nhân 3 đồng cân,
Bạch khấu nhân 8 phân đến 1,5 đồng cân,
Dĩ nhân 3 – 5 đồng cân, Hậu phác 1 – 2 đồng cân,
Thông thảo 1 đồng cân, Hoạt thạch 3 – 5 đồng cân,
Trúc diệp 1 – 3 đồng cân, Chế bán hạ 1,5 – 3 đồng cân.


g. Cam lộ tiêu độc ẩm: xem ở phần khí.

h. Tam giáp phục mạch thang
Mấu lễ 1 lạng,
Miết giáp 5 đồng cân đến 1 lạng,
Chích cam thảo 3 đồng cân,
Quy bản 5 đồng cân đến 1 lạng,
Sinh Bạch thược 3 - 6 đồng cân,
Đại Sinh địa 5 đồng cân đến 1 lạng,
Mạch đông 3 – 6 đồng cân,
Ma nhân 3 đồng cân,
A giao 4 đồng cân.


i. Ô mai hoàn
Tên vị Tễ lượng hoàn Tễ lượng thang
Ô mai nhục, 9 lạng, 5 quả,
Hoàng liên, 16 lạng, 3 đồng cân,
Hoàng bá, 6 lạng, 3 đồng cân,
Nhân sâm hoặc Đảng sâm, 6 lạng, 3 đồng cân,
Đương quy, 4 lạng, 3 đồng cân,
Chế phụ tử, 6 lạng, 2 đồng cân,
Quế chi, 6 lạng, 2 đồng cân,
Sao Xuyên tiêu, 4 lạng, 2 đồng cân,
Can khương, 10 lạng, 2 đồng cân,
Tế tân, 6 lạng, 1 đồng cân.


Cách chế hoàn tễ: Ô mai nhục dùng giấm 50% ngâm 1 đêm, giã nát, hòa vào số thuốc còn lại giã đều, sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột nhỏ mịn, thêm mật làm viên. Mỗi lần uống 3 đồng cân, ngày uống 1 – 3 lần, uống lúc đói bụng.
Tễ lượng thang tễ ghi trên là của Nam Khai Y viện.


Sưu tầm

#28

Greengirl



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 55 thanks

 

Gửi vào 05/09/2015 - 00:58

Tôi đang học về mạch lý, cảm thấy rất mở mang kiến thức. Một ngành học nhỏ nhưng bao hàm âm dương, ngũ hành rất rộng.
Bạn có thể tìm trên youtube các bài giảng của thầy thao dang, bài giảng được bắt đầu cho những người chưa biết gì, nếu cố gắng vẫn có thể theo được.

Thanked by 1 Member:

#29

LUCBINHTROI



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 67 Bài viết:
  • 60 thanks

 

Gửi vào 05/09/2015 - 04:10

Chào bạn KhangTuong.
Trong phần " D các bài thuốc dùng trong ôn nhiệt bệnh " tôi không biết bạn sao chép từ đâu nhưng 2 bài thuôc " Ma hoàng thang ", " Quế chi thang " hoàn toàn sai để trị Ôn bệnh. Hàn chứng có thể trị sai nhưng Ôn bệnh thì không thể sai, bệnh thậm. Ban xem lại nhé. Chào bạn. LBT

Thanked by 1 Member:

#30

KhangTuong



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

 

Gửi vào 05/09/2015 - 15:01

Kính chào bác LUCBINHTROI, các bài trên đây KT sưu tầm tại trang web www.nguyenkynam.com.
Vì trình độ có hạn nên không dám luận bàn về chuyên môn.
Mong bác thông cảm!
KT chân thành cảm ơn bác đã chỉ giáo. Rất mong được cùng bác trao đổi thêm về kiến thức Đông y trên diễn đàn.

Thân chào!






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |