Jump to content

Advertisements




Quê nội


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 18/05/2014 - 18:33

QUÊ NỘI

Sáng ngày rằm tháng 4 âm lịch, tôi đang ở chùa thì nhận được điện thoại của ba tôi báo tin bà nội đã qua đời. Khi tôi về đến nhà thì gặp ba mẹ đang sửa soạn ra sân bay đi Đà Nẳng. Tôi cũng sắp xếp về quê nội để tang bà ngày hôm sau.

Bà nội sinh năm 1908, là người thọ nhất vùng. Sống hơn thế kỷ, bà cũng chứng kiếnbao thăng trầm của gia đình, dòng họ, đất nước.

Ông cố họ Trương là người có học, giỏi chữ nhưng nghèo. Vì vậy, ông đươc kén làm rễ họ Đỗ, một gia đình giàu có trong vùng. Ngày bà cố xuất giá theo chồng được cha (ông sơ) cho một khoản tiền lớn để bà mua một mảnh đất to ở làng Ái Nghĩa. Bàc ố là người tiết kiệm, tần tảo xây được ngôi nhà to nhất làng. Cũng vì vậy,trong bữa ăn hàng ngày chỉ có chồng và các con trai được vài miếng thịt, còn bà và con dâu con gái cơm rau quanh năm. Tuy ông cố theo Hán học, nhưng lại cho ông nội theo Tây học. Bà nội tôi họ Lê được gả cho ông nội trong hoàn cảnh gia đình chồng như trên rất khổ cực. Bà nội lớn lên trong một gia đình nhiều con trai, chỉ có hai người con gái nên được cưng chiều từ nhỏ. Cha của bà lại là người nhân hậu, thương người. Khi ông làm lý trưởng, thấy những người nghèo không có tiền đóng thuế thân, ông không theo thông lệ trói họ và tra khảo, mà ông về bán ruộng nộp thuế cho họ. Sau này, con cháu họ Lê đều học hành đỗ đạt, con hiền dâu thảo.

Bà nội sinh liên tục 3 người con gái rồi đến ba tôi nên ba tôi rất được cưngchiều, sau ba tôi bà sinh thêm 3 người con trai nữa. Ông nội mang theo ba tôi, vào Sài Gòn làm việc tại Sở Hỏa Xa Sài Gòn. Ông tham gia giành chính quyền ở Sài Gòn và cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Quân Pháp tấn công, ông vừa đánh vừa lùi ra Miền Trung. Sau đó, ông trở về lãnh đạo cuộc kháng chiến ở quê nhà. Khi quân Pháp đến, dân làng Ái Nghĩa phải tản cư. Lúc này ông cố đã qua đời, bà cố đưa gia đình ra đi, nhưng để lại cô con gái thứ tám giữ nhà. Thực hiện chính sách “Tiêu thổ kháng chiến”, nhà nội tôi bị đốt cháy và cô con gái bị giết (có lẽ do tìm cách bảo vệ ngôi nhà). Năm 1947, ông nội tôi cùng bà cố đi thuyền trên sông Thu Bồn, bị máy bay Pháp phát hiện và bắn chìm thuyền, những người trên thuyền đều chết, riêng ông nội dù trúng đạn nhưng vẫn ráng sức bơi vào bờ. Tuy nhiên, ông phải bị cưa chân và qua đời vì máu ra quá nhiều. Khi đó, bà nội vừa sinh được cô con gái út. Các cô Hai, cô Ba, cô Bốn vừa chăm sóc các em, vừa tham gia kháng chiến.

Năm 1954, hòa bình lập lại. Gia đình nội trở về làng thì môt phần đất nhà đã bị một số người chiếm ở. Một số người có thế lực lợi dụng quyền thế chiếm một phần đất, tuy nhiên vẫn có 12 nhà đã thương lượng với nhà nội và chịu nộp thuế hàng năm, sau năm 1975 thì họ không chịu nộp nữa. Ba tôi và cô Ba bị tù vì theo cộng sản, sau đó phải bỏ vào Sài Gòn lập nghiệp, rồi mang các em vào Sài Gòn để học hành. Chiến tranh lại nổ ra, ba tôi và các chú lại bị động viên vì chính sách quân dịch lúc bấy giờ. Sau năm 1975, chính quyền mới đã đến nhà truy điệu ông nội tôi và công nhận liệt sỹ. Nhưng lúc này bà nội tôi đau đớn xé lòng vì bốn người con trai của bà phải đi học tập cải tạo, rồi cô Chín, con gái út của bà vượt biên qua Úc. Bà sống quá thọ, nên cũng chứng kiến lần lượt hai người con trai mất đi, cháu trai thì đứa mất, đứa vào tù.

Thời gian qua đi, cuộc sống dần thay đổi, con cháu của bà dần khá giả, mảnh đất xưa đã trở thành khu vực thị trấn sầm uất, giá đất đắt ngang thành phố. Nơi đây bình yên, tối ngủ không phải đóng cửa, dù các khu vực lân cận thường bị trộm cắp thăm viếng. Trong ngày cuối đám tang, tôi thấy ba tôi và cô Bốn gửi 10 triệu VNĐ cho họ Đỗ để xây lại mộ ông bà. Con cháu họ Đỗ ngày nay chỉ còn vài người, phần lớn đã hy sinh trong kháng chiến. Những người còn lại thì nghèo và ít học. Thanh niên thì không kiếm được việc làm. Âu đó là do ông sơ ngày trước giàu có nhưng thất đức. Nhưng dù sao gia đình nội cũng được hưởng mảnh đất tốt từ tài sản hồi môn của bà cố họ Đỗ.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |