Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
HoaCai0101, on 11/05/2014 - 21:31, said:
Tất nhiên, cái bản chất sâu xa thì các cụ thời trước dấu đi cả rồi, nên lớp người hiện này mới vất vả khó nhọc tìm lại như vậy. Nhưng theo cháu, nếu được gợi mở, dạy bảo, được kế thừa từ các bác, các chú. Thì thế hệ chúng cháu sẽ phát triển bộ môn này thêm mạnh, và mạnh hơn nữa, chứ không chỉ dừng ở mức "cố gắng đuổi kịp chú Minh Minh, cố gắng bằng được bác Hoa Cái" như hiện nay.
Đồng ý .
Nhưng phải biết thu mình chờ đợi như con hổ rình mồi, lúc cần sẽ lao ra chụp lấy nhưng móng chưa să'c, nanh chưa dài thì phải cẩn thận .
Thử hỏi các đứa con đi xa về thấy cha mẹ chậm chạp yếu đuối lại quát mắng khinh thường thì đứa con đó mình có nên từ bỏ nó hay không ?
Có coi phim "unforgiven" chưa ? Diễn tả cảnh xế chiều của các cao thủ về già còn những chiêu độc đáo sẽ ra tay "trừng trị" kẻ phản nghịch như Tiểu Phi lừ đừ say rươu nhưng tay vẫn rút kiếm nhanh như chớp (truyện kiếm hiệp, tác giả Cổ Long) và cao bồi già Clint Eastwood vẫn còn rút súng nhanh và chuẩn để hạ kẻ đối đầu .
Bác nói như vậy thì cháu không đồng ý.
Trước hết, cho phép cháu được phản biện những ý trên, dưới góc nhìn của cháu. Cháu phản biện bác không có nghĩa là cháu không tôn trọng bác đâu ạ. Nếu có gì sơ suất trong lời nói, mong bác bỏ qua không chấp đứa trẻ kém ăn nói.
Cháu thấy rằng, nhiều người về chửi bới, chê bai, thậm chí là đuổi cha mẹ. Nhưng hầu như rất ít người làm như thế với thầy của mình.
Nếu cha mẹ chăm chút, dạy dỗ họ cách làm người, cách sống, dạy họ những thứ cần thiết, thì dù họ có học cao đến đâu, cũng chẳng dám chê.
Hoặc như chúng cháu, dù có đi phương trời nào, về gặp lại thầy giáo dạy cấp 1, vẫn cứ kính cẩn.
Nhiều trường hợp cha mẹ sinh con ra rồi nuôi như có nghĩa vụ, "phải nuôi", đánh đập, quát mắng, thì những đứa con ấy, sau này dù có đối xử tốt với cha mẹ, vẫn không có sự tôn trọng, vì cha mẹ có dạy họ cái gì đâu.
Vậy nên, giữa nuôi và dạy rất khác nhau.
Nuôi, chỉ là bản năng, ai cũng phải làm, con thú cũng phải nuôi con, và đứa con nhận việc đó cũng như bản năng sinh tồn.
Dạy: mới là việc của văn hóa, xã hội, thể hiện sự khác biệt của con người. Dạy để xã hội phát triển, để có một nền văn minh rực rỡ hơn.
Tất nhiên không tránh khỏi những con sâu vô đạo, thần kinh có vấn đề, học xong lại quay lại chửi bới, chê bai, đả kích những người thầy từng dạy mình.
Còn đa phần, chính xác là đa đa phần, người trong xã hội này, dù có học được nhiều kiến thức, nhận ra thầy mình sai sót chỗ này chỗ kia, thì vẫn tôn trọng.
Còn những con sâu có vấn đề kia, cháu tin rằng họ cũng không thể tiến xa trong học thuật được, bác có nghĩ vậy không ạ.
Bác bây giờ vẫn đang để tư tưởng: không để học trò hơn mình, học trò không thể đánh lại mình. Đó là tư tưởng không phù hợp với xu thế. Chính vì tư tưởng này, mà dân tộc Trung Hoa to lớn hàng nghìn năm, bị phương Tây đập bẹp đau đớn.
Lúc đi học, cháu hay nói với các bạn: chúng ta phải chiến đấu với điểm số, với mốc bằng giỏi, bằng xuất sắc. Chứ không phải đấu với nhau. Phải giúp đỡ nhau, chia sẻ tài liệu, cách học cho nhau nhiệt tình, chứ dìm nhau, che giấu, thì ai cũng thiệt, và ra xã hội bị họ đập ngay.
Thiết nghĩ, nếu giới tử gi đoàn kết, và chia sẻ rộng mở hơn, thì nền học thuật sẽ tiến rất nhanh, và nhiều thành tựu.
Bác Long Nguyên Quang, bác VDTT đã đi đầu rồi. Giờ chúng cháu chờ bác, chú Minh Minh, và nhiều nhiều chú bác khác trên tuvilyso.
Mong chờ và hi vọng
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Sửa bởi tutruongdado: 12/05/2014 - 13:44