TIN VỈA HÈ
4mua
07/08/2014
bluebird2304, on 07/08/2014 - 09:39, said:
Vậy so với Cuba nhé, vẫn còn cấm vận. Mỹ kế bên thì cũng ko thua gì TQ cạnh VN. Cùng làm nông nghiệp, nhưng Cuba lại phát triển vượt bật về nông nghiệp ,du lịch và y tế, giáo dục. Thuộc hàng có hạng trên thế giới.
Con sư tử săn mồi, thì con nào chạy chậm thì bị thịt thôi, không cần phải phân bua là tui mới đẻ, chưa chạy nhiều. Vấn đề phải biết VN mình ở đâu chứ không phải là nếu VN được như vậy thì... Còn công ty muốn phát triển thì phải có quản lý chi phí hao hụt, tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác, bất kể các công ty khác tồn tại bao lâu, đã dám mở công ty thì phải ráng mà cạnh tranh thôi, chứ ko phải cứ bán lúa giống mà sống được.
Nước Đức thời La Mã chỉ được xem là mọi rợ, bây giờ thì Ý so với Đức không là gì. Mà có phải nước Đức bình yên phát triển không có chiến tranh đâu. Chỉ ra nước nào so với VN thì chê nước đó, thì làm sao tiến bộ được.
Ưu khuyết của VN ko chỉ đến từ nghèo hay chiến tranh, vì trong chiến tranh thì người VN kỷ luật hơn bây giờ nhiều. Có ai ngồi thử so sánh với nghị lực của thế hệ trước chưa? Nên đừng nói là nếu hoà bình thì con người sẽ giỏi hơn. Mà trước giờ có ai cấm VN cải cách theo kinh tế thì trường đâu. Cái định hướng XHCN do chính VN đòi thêm vào đó chứ.
Giống như BB nghèo, nhìn hàng xóm giàu lên, thì dạy vợ và con nhà mình nghèo, nhưng gia giáo. Rồi cứ soi mói hàng xóm xem có cái điểm nào không gia giáo hay không, tìm được thì trong nhà ngồi chê với nhau. Nói là nhà mình gia giáo thế này mà có vốn như nó thì đã giàu hơn nó. Thay vì mở mắt kết bạn với họ để học hỏi. Tìm hiểu tại sao họ được như vậy, có học được gì có ích cho mình không, dù ko học được gì thì cũng thảnh thơi đầu óc kiếm tiền hơn suốt ngày ngồi soi mói hàng xóm mà kiêu hãnh hão.
Con sư tử săn mồi, thì con nào chạy chậm thì bị thịt thôi, không cần phải phân bua là tui mới đẻ, chưa chạy nhiều. Vấn đề phải biết VN mình ở đâu chứ không phải là nếu VN được như vậy thì... Còn công ty muốn phát triển thì phải có quản lý chi phí hao hụt, tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác, bất kể các công ty khác tồn tại bao lâu, đã dám mở công ty thì phải ráng mà cạnh tranh thôi, chứ ko phải cứ bán lúa giống mà sống được.
Nước Đức thời La Mã chỉ được xem là mọi rợ, bây giờ thì Ý so với Đức không là gì. Mà có phải nước Đức bình yên phát triển không có chiến tranh đâu. Chỉ ra nước nào so với VN thì chê nước đó, thì làm sao tiến bộ được.
Ưu khuyết của VN ko chỉ đến từ nghèo hay chiến tranh, vì trong chiến tranh thì người VN kỷ luật hơn bây giờ nhiều. Có ai ngồi thử so sánh với nghị lực của thế hệ trước chưa? Nên đừng nói là nếu hoà bình thì con người sẽ giỏi hơn. Mà trước giờ có ai cấm VN cải cách theo kinh tế thì trường đâu. Cái định hướng XHCN do chính VN đòi thêm vào đó chứ.
Giống như BB nghèo, nhìn hàng xóm giàu lên, thì dạy vợ và con nhà mình nghèo, nhưng gia giáo. Rồi cứ soi mói hàng xóm xem có cái điểm nào không gia giáo hay không, tìm được thì trong nhà ngồi chê với nhau. Nói là nhà mình gia giáo thế này mà có vốn như nó thì đã giàu hơn nó. Thay vì mở mắt kết bạn với họ để học hỏi. Tìm hiểu tại sao họ được như vậy, có học được gì có ích cho mình không, dù ko học được gì thì cũng thảnh thơi đầu óc kiếm tiền hơn suốt ngày ngồi soi mói hàng xóm mà kiêu hãnh hão.
Chị hỏi bé BB đến Cuba chưa? biết đời sống ở đó thế nào chưa? hay chỉ sưu tầm mấy bài viết và đánh giá?
Thế biết ở CuBa giá 1phút gọi điện thoại mấy tiền không?
Chốt lại mấy bố Giáp Tý cứ như trên trời, chả có tí thực tế nào (xin lỗi GIáp Tý nhá)
ThanVuong
07/08/2014
4mua, on 07/08/2014 - 13:53, said:
Chị hỏi bé BB đến Cuba chưa? biết đời sống ở đó thế nào chưa? hay chỉ sưu tầm mấy bài viết và đánh giá?
Thế biết ở CuBa giá 1phút gọi điện thoại mấy tiền không?
Chốt lại mấy bố Giáp Tý cứ như trên trời, chả có tí thực tế nào (xin lỗi GIáp Tý nhá)
Thế biết ở CuBa giá 1phút gọi điện thoại mấy tiền không?
Chốt lại mấy bố Giáp Tý cứ như trên trời, chả có tí thực tế nào (xin lỗi GIáp Tý nhá)
người đẹp có bức xúc gì thì cứ fang thẳng vào mặt người đó. chứ đừng vơ đũa cả nắm làm tổn hại đến long thể và uy danh thiên tư mẫn tiệp của GT nhá!
4mua
07/08/2014
TanThuyHoang, on 07/08/2014 - 14:37, said:
người đẹp có bức xúc gì thì cứ fang thẳng vào mặt người đó. chứ đừng vơ đũa cả nắm làm tổn hại đến long thể và uy danh thiên tư mẫn tiệp của GT nhá!
cho GT rơi bụp phát từ trên trời xuống dưới đất.....trên đó gió máy nhỡ bị trúng phong thì ớ khẩu......xuống đất an toàn hơn.....hihi....
thôi các bác cứ chém zó típ đi.....thi thoảng em vô bắn mấy viên sỏi tách tách cho zui thôi.....rồi em lại biến đi chỗ khác chơi
bluebird2304
07/08/2014
4mua, on 07/08/2014 - 13:53, said:
Chị hỏi bé BB đến Cuba chưa? biết đời sống ở đó thế nào chưa? hay chỉ sưu tầm mấy bài viết và đánh giá?
Thế biết ở CuBa giá 1phút gọi điện thoại mấy tiền không?
Chốt lại mấy bố Giáp Tý cứ như trên trời, chả có tí thực tế nào (xin lỗi GIáp Tý nhá)
Thế biết ở CuBa giá 1phút gọi điện thoại mấy tiền không?
Chốt lại mấy bố Giáp Tý cứ như trên trời, chả có tí thực tế nào (xin lỗi GIáp Tý nhá)
8.2 tỷ USD tiền xuất khẩu bác sĩ là tương đương 400k người VN đi xuất khẩu lao động đấy, nếu mỗi người gửi về 20k ÚSD 1 năm thưa chị. Em biết chị đi nhiều, nhưng cho là VN hơn Cuba thì chỉ e là chỉ có người Việt mới nói thế. 1 nướcchỉ số con người hạng 49, 1 nước chỉ số con người hạng 121. Chị thích thì cứ tìm bài nào nói Cuba thu nhập thấp nếu tìm được.
Nguyên tắc tranh luận thì phải dùng lý lẽ, dẫn chứng. Đả kích cá nhân cũng không làm lý lẽ chị mạnh hơn được. Chị cứ nghĩ VN hơn Cuba là xong thôi.
bluebird2304
07/08/2014
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành tiền đóng học cho con.
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành tiền đóng học cho con. Di ảnh chị Nhân.
Nghẹn uất xót thương
Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết.
Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đã nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình. Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc.
Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ.
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”.
Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ.
Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con.
Người phụ nữ nghị lực "đã gõ mọi cánh cửa"
Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xã An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, vì đã qua đợt xét hộ nghèo”.
Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đã tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay "nóng" bên ngoài.
Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi”.
Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên. Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo.
Tâm thư tuyệt mệnh
Bên cạnh xác chết của chị, người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh.
“Anh Bình! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị – PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”. Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân.
Bà Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau bức xúc: “Suy cho cùng, cái chết của chị Nhân có nguyên nhân từ áp lực tiền học phí và tiền trị bệnh. Nếu như có tiền để chị đóng học phí cho các con đi học thì chị đã không chết như vậy.
Ngành giáo dục nên xem lại những cuộc cải cách của mình, chứ thực tế rất rõ là càng về sau này, việc học hành càng xa vời với người dân, cả người dân được cho là không nghèo.
Sau cái chết của chị Nhân, chúng tôi bị chỉ trách lớn. Xin hãy nghĩ lại cho chúng tôi. Với mức phụ cấp 400 - 600 ngàn đồng/tháng/cán bộ ấp, thử hỏi làm sau chúng tôi sâu, sát đến từng hộ dân một. Chúng tôi còn phải kiếm sống. Chúng tôi là những người hưởng lợi thấp nhất trong hệ thống chính quyền, nhưng khi có sự cố nào xảy ra, chúng tôi là những người lãnh đủ”.
Phần gửi cho chồng, chị Nhân viết: “Anh Bảo! Tiền em bỏ trong túi quần tây, trong tủ áo. Quần tây màu đỏ”.
Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học trò, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ý tứ đứt quãng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình. Bởi những điều đó chị đã nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua.
Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau:
“Tạm biệt chồng con!
Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.
Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.
Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.
Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!".
Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.
Gia đình chị Nhân không thuộc chuẩn xét hộ nghèo, cận nghèo
Ông Võ Văn Nhu, Bí thư chi bộ ấp 5, xã An Xuyên: “Việc không cấp sổ hộ nghèo cho gia đình chị Nhân là do hoàn cảnh nhà chị chưa đến chuẩn để xét.
Theo qui định hiện hành, hộ nào có mức thu nhập bình quân đầu người từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống thì là hộ nghèo. Từ 401 ngàn đồng – 520 ngàn đồng xét hộ cận nghèo. Trong khi chỉ tính riêng thu nhập từ công việc thợ hồ của anh Bảo đã là 3 triệu đồng/tháng, chia cho 5 nhân khẩu thì được 600 ngàn đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, cái chết của chị Nhân khiến chúng tôi rất đau xót và nghiêm túc rút kinh nghiệm vì chưa thực sự sâu, sát hiểu rõ tâm tư nguyện vộng của dân, để đề xuất cộng đồng chung tay giúp đỡ.
Qua đây, chúng tôi cũng xin đề xuất với Nhà nước hãy điều chỉnh mức chuẩn xét hộ nghèo lên. Thực tế cho thấy, với vật giá hiện nay, để sống gói ghém, mỗi khẩu cần có ít nhất là một triệu đồng. Nếu có con đi học hành thì không thể nào đảm bảo được”.
Theo Xa lộ Pháp luật
Nguồn:
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành tiền đóng học cho con. Di ảnh chị Nhân.
Nghẹn uất xót thương
Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết.
Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đã nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình. Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc.
Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ.
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”.
Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ.
Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con.
Người phụ nữ nghị lực "đã gõ mọi cánh cửa"
Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xã An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, vì đã qua đợt xét hộ nghèo”.
Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đã tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay "nóng" bên ngoài.
Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi”.
Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên. Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo.
Tâm thư tuyệt mệnh
Bên cạnh xác chết của chị, người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh.
“Anh Bình! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị – PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”. Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân.
Bà Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau bức xúc: “Suy cho cùng, cái chết của chị Nhân có nguyên nhân từ áp lực tiền học phí và tiền trị bệnh. Nếu như có tiền để chị đóng học phí cho các con đi học thì chị đã không chết như vậy.
Ngành giáo dục nên xem lại những cuộc cải cách của mình, chứ thực tế rất rõ là càng về sau này, việc học hành càng xa vời với người dân, cả người dân được cho là không nghèo.
Sau cái chết của chị Nhân, chúng tôi bị chỉ trách lớn. Xin hãy nghĩ lại cho chúng tôi. Với mức phụ cấp 400 - 600 ngàn đồng/tháng/cán bộ ấp, thử hỏi làm sau chúng tôi sâu, sát đến từng hộ dân một. Chúng tôi còn phải kiếm sống. Chúng tôi là những người hưởng lợi thấp nhất trong hệ thống chính quyền, nhưng khi có sự cố nào xảy ra, chúng tôi là những người lãnh đủ”.
Phần gửi cho chồng, chị Nhân viết: “Anh Bảo! Tiền em bỏ trong túi quần tây, trong tủ áo. Quần tây màu đỏ”.
Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học trò, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ý tứ đứt quãng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình. Bởi những điều đó chị đã nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua.
Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau:
“Tạm biệt chồng con!
Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.
Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.
Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.
Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!".
Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.
Gia đình chị Nhân không thuộc chuẩn xét hộ nghèo, cận nghèo
Ông Võ Văn Nhu, Bí thư chi bộ ấp 5, xã An Xuyên: “Việc không cấp sổ hộ nghèo cho gia đình chị Nhân là do hoàn cảnh nhà chị chưa đến chuẩn để xét.
Theo qui định hiện hành, hộ nào có mức thu nhập bình quân đầu người từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống thì là hộ nghèo. Từ 401 ngàn đồng – 520 ngàn đồng xét hộ cận nghèo. Trong khi chỉ tính riêng thu nhập từ công việc thợ hồ của anh Bảo đã là 3 triệu đồng/tháng, chia cho 5 nhân khẩu thì được 600 ngàn đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, cái chết của chị Nhân khiến chúng tôi rất đau xót và nghiêm túc rút kinh nghiệm vì chưa thực sự sâu, sát hiểu rõ tâm tư nguyện vộng của dân, để đề xuất cộng đồng chung tay giúp đỡ.
Qua đây, chúng tôi cũng xin đề xuất với Nhà nước hãy điều chỉnh mức chuẩn xét hộ nghèo lên. Thực tế cho thấy, với vật giá hiện nay, để sống gói ghém, mỗi khẩu cần có ít nhất là một triệu đồng. Nếu có con đi học hành thì không thể nào đảm bảo được”.
Theo Xa lộ Pháp luật
Nguồn:
4mua
07/08/2014
thôi....tranh luận chả để làm j.....xóa.....hehe.....
Sửa bởi 4mua: 07/08/2014 - 17:22
Sửa bởi 4mua: 07/08/2014 - 17:22
meoemrongchoi
07/08/2014
Năm 2006: "Nếu không chống được tham nhũng, tôi sẽ từ chức".
Năm 2014: "Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức".
“Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức”
“Quan trọng nhất là sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức” – Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Ngày 6/8/2014, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết về tái cơ cấu DNNN 7 tháng đầu năm. Theo báo cáo của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, kết quả cổ phần hoá trong các tháng đầu năm được đánh giá là khả quan, cho thấy mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước còn lại từ nay đến hết năm 2015 là có thể thực hiện được.
Đến thời điểm hết tháng 7, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt toàn bộ 20 đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Cả nước đã sắp xếp được 76 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 55 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, bán 1 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, ở những bộ, ngành, địa phương nào mà lãnh đạo trực tiếp giám sát, chỉ đạo thì kết quả sắp xếp, cổ phần hóa rất tích cực, như Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Báo cáo, một số bộ ngành, địa phương đang chậm tiến độ trong tái cơ cấu như Bộ Văn hoá, Thể thao Du lịch, Bộ Y tế, Công Thương, các tỉnh Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Tây Ninh và Tập đoàn Công nghiệp hoá chất. Đặc biệt, có tới 84 doanh nghiệp hiện chưa có bất kỳ tiến triển nào, thậm chí là chưa thành lập Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa.
Cũng trong 7 tháng đầu năm, hoạt động thoái vốn đã đạt được 2.975 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cả năm 2013 nhưng so với số vốn cần thoái thì tiến độ vẫn là chậm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đồng thời với việc thực hiện tái cơ cấu, tập trung vào và kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. “Quan trọng nhất là sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức” – Thủ tướng yêu cầu.
Nhấn mạnh tái cơ cấu là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đảo bảo thực hiện có kết quả mục tiêu, tiến độ đã đề ra; đồng thời, yêu cầu quá trình thoái vốn cần tiến hành một cách chặt chẽ, không được tùy tiện, không để nảy sinh tiêu cực, thất thoát. Các Bộ, ngành cũng cần tiếp tục rà soát để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai tái cơ cấu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có các chính sách để giải quyết tình trạng lao động dôi dư trong quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa.
Thành Nam
Sửa bởi meoemrongchoi: 07/08/2014 - 17:03
Năm 2014: "Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức".
“Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức”
“Quan trọng nhất là sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức” – Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Ngày 6/8/2014, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết về tái cơ cấu DNNN 7 tháng đầu năm. Theo báo cáo của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, kết quả cổ phần hoá trong các tháng đầu năm được đánh giá là khả quan, cho thấy mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước còn lại từ nay đến hết năm 2015 là có thể thực hiện được.
Đến thời điểm hết tháng 7, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt toàn bộ 20 đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Cả nước đã sắp xếp được 76 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 55 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, bán 1 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, ở những bộ, ngành, địa phương nào mà lãnh đạo trực tiếp giám sát, chỉ đạo thì kết quả sắp xếp, cổ phần hóa rất tích cực, như Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Báo cáo, một số bộ ngành, địa phương đang chậm tiến độ trong tái cơ cấu như Bộ Văn hoá, Thể thao Du lịch, Bộ Y tế, Công Thương, các tỉnh Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Tây Ninh và Tập đoàn Công nghiệp hoá chất. Đặc biệt, có tới 84 doanh nghiệp hiện chưa có bất kỳ tiến triển nào, thậm chí là chưa thành lập Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa.
Cũng trong 7 tháng đầu năm, hoạt động thoái vốn đã đạt được 2.975 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cả năm 2013 nhưng so với số vốn cần thoái thì tiến độ vẫn là chậm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đồng thời với việc thực hiện tái cơ cấu, tập trung vào và kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. “Quan trọng nhất là sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức” – Thủ tướng yêu cầu.
Nhấn mạnh tái cơ cấu là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đảo bảo thực hiện có kết quả mục tiêu, tiến độ đã đề ra; đồng thời, yêu cầu quá trình thoái vốn cần tiến hành một cách chặt chẽ, không được tùy tiện, không để nảy sinh tiêu cực, thất thoát. Các Bộ, ngành cũng cần tiếp tục rà soát để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai tái cơ cấu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có các chính sách để giải quyết tình trạng lao động dôi dư trong quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa.
Thành Nam
Sửa bởi meoemrongchoi: 07/08/2014 - 17:03
stevn
07/08/2014
pth77
07/08/2014
BÍ QUYẾT TỒN TẠI
Đăng lúc 02/07/2014 3:27
Hồ li mẹ có hai đứa con, hàng ngày Hồ li mẹ vẫn chú ý dạy dỗ, cho chúng tung tăng xung quanh mẹ. Hồ li con ngày một lớn, Hồ li mẹ quyết định dạy cho các con cách sống để tồn tại.
Hồ li mẹ gọi con tới trước mặt, nói:
- Rồi các con sẽ phải xa mẹ, tự tìm cách mưu sinh, mẹ sẽ nói với các con những điều cần thiết, nhất định các con phải ghi nhớ.
Hai Hồ li con im lặng nghe mẹ nói.
- Khi gặp những con vật bé nhỏ, yếu ót như thỏ, sơn dương, các con không cần phải e dè, các con cứ xông vào; còn khi gặp con hổ, sư tử hoặc các con vật dũng mãnh như thế, các con phải mỉm cười, nịnh nọt, đem những lời ngọt ngào nói với chúng.
Hồ li mẹ ngừng một lát rồi tiếp:
- Nếu chúng vẫn tỏ ra muốn ăn thịt các con, thì chỉ còn cách thứ ba là bỏ chạy. Các con chỉ cần luyện tập ba cách ấy là có thể không còn lo lắng gì nữa.
Một Hồ li con hỏi:
- Chúng ta không thể thành thật được sao?
Hồ li mẹ nói với con:
- Tổ tiên chúng ta đã thử rồi. Chỉ có rèn luyện ba cách ấy để đối phó với mọi chuyện.
Đăng lúc 02/07/2014 3:27
Hồ li mẹ có hai đứa con, hàng ngày Hồ li mẹ vẫn chú ý dạy dỗ, cho chúng tung tăng xung quanh mẹ. Hồ li con ngày một lớn, Hồ li mẹ quyết định dạy cho các con cách sống để tồn tại.
Hồ li mẹ gọi con tới trước mặt, nói:
- Rồi các con sẽ phải xa mẹ, tự tìm cách mưu sinh, mẹ sẽ nói với các con những điều cần thiết, nhất định các con phải ghi nhớ.
Hai Hồ li con im lặng nghe mẹ nói.
- Khi gặp những con vật bé nhỏ, yếu ót như thỏ, sơn dương, các con không cần phải e dè, các con cứ xông vào; còn khi gặp con hổ, sư tử hoặc các con vật dũng mãnh như thế, các con phải mỉm cười, nịnh nọt, đem những lời ngọt ngào nói với chúng.
Hồ li mẹ ngừng một lát rồi tiếp:
- Nếu chúng vẫn tỏ ra muốn ăn thịt các con, thì chỉ còn cách thứ ba là bỏ chạy. Các con chỉ cần luyện tập ba cách ấy là có thể không còn lo lắng gì nữa.
Một Hồ li con hỏi:
- Chúng ta không thể thành thật được sao?
Hồ li mẹ nói với con:
- Tổ tiên chúng ta đã thử rồi. Chỉ có rèn luyện ba cách ấy để đối phó với mọi chuyện.
pth77
07/08/2014
Nếu ngoài cửa xấu, trong nhà có yên?
— 05-08-2014 03:20:07
Không có sự tách rời giữa cái tôi, hay gia đình tôi, và xã hội tôi đang sống. Nếu xã hội đấy xấu, gia đình và cá nhân không thể được yên ổn, và ngược lại.
[img]http://nguoidothi.vn/timthumb.php?src=http://nguoidothi.vn/media/files/So27/[133989]XA_HOI_XAU_copy.jpg&a=c&w=720[/img]
Từ ông TYPN và Eminem...
Tối qua ngồi xem Số đỏ trên Youtube, phim làm từ ngày xưa, hồi Lê Vân còn trẻ và các diễn viên bây giờ đã qua đời gần hết lúc vào phim vẫn còn tuổi trung niên. Phim có nhân vật Típ Phờ Nờ (TYPN), thợ cắt may chuyên cho ra đời những bộ đồ ngủ hở hang phong cách Victoria Secret và tán các bà các cô hoảng loạn tìm cách giữ chồng rằng phải cách tân. Khi thấy vợ mình cũng đi guốc cao, mặt quần trắng mỏng dính, tô son môi trái tim và kẻ lông m*y, ông đã chửi vợ là “đồ đĩ”, và khi cô vợ nghệt mặt ra không hiểu tại sao làm đúng như những điều chồng vẫn ngợi ca lại bị mắng, thì ông bảo “tân thời chỉ dành cho vợ người ta thôi, không phải nói vợ tôi”. Cảnh kết thúc bằng việc ông Típ Phờ Nờ lôi xềnh xệch vợ về, luôn miệng “đàn bà là tôi giam tiệt trong nhà”!
Tôi nhớ chi tiết đấy bởi vì mới lúc sáng đọc bài phỏng vấn ca sĩ nhạc rap Mỹ Eminem và những lo lắng của một ông bố khi con gái đến tuổi cập kê. Cậu bạn trai đầu tiên của cô này, có thể là trong một cố gắng để lấy lòng bố người yêu, cũng có thể là thành thật, tâm sự rằng “cháu rất thích nhạc của bác, cháu nghe từ bé đến lớn luôn”. Đáng lẽ phải vui mừng thì Eminem lại tá hoả, vì những bài hát nổi tiếng nhất của ca sĩ này có nội dung bạo lực và đen tối, như giết vợ rồi lấy máu viết lên tường, hoặc kể về những vụ hãm hiếp “những con đĩ”. Như mọi ông bố có con gái đang lớn khác, Eminem lo lắng cho sự an toàn của con gái mình, và tuyên bố muốn con yêu những chàng trai không bao giờ nghe nhạc của bố. Vẫn là một ví dụ của việc tung hô và tuyên truyền những điều bản thân không tin, và không thích, nhưng kiếm được rất nhiều tiền.
Không hiểu những người như ông Típ và Eminem, khi mang những giá trị về phụ nữ ra để bán lấy tiền, có thật sự tin rằng những người phụ nữ của họ có sức miễn nhiễm với những điều họ rao giảng, bằng những bài rap hoặc những mẫu áo váy, hay là họ chỉ cố tình lờ những cảnh báo đạo đức của chính mình, cho đến khi không thể lờ được nữa?
... tới hai cô trông trẻ
Gần đây mọi người xôn xao về chuyện hai cô trông trẻ đánh các em bé mẫu giáo. Các phản ứng thường gặp nhất là giận dữ và lo sợ. Giận dữ sẽ dẫn đến sỉ vả, chửi bới, đòi xử án. Sợ hãi dẫn đến tâm lý lo âu, bất an, và suy nghĩ “trong cái xã hội hỗn loạn này, tôi phải lo cho gia đình tôi trước”. Tôi thấy suy nghĩ đấy hơi ngây thơ, cũng không khác nhiều với suy nghĩ của hai người đàn ông ở trên, cho rằng gia đình nằm ngoài tầm ảnh hưởng rất rộng lớn của họ và những giá trị họ giúp nhân rộng.
Người ta thường lảng tránh suy nghĩ đánh đồng bản thân mình với kẻ xấu, vì họ muốn vạch rõ lằn ranh giữa những người bình thường của cộng đồng và những phần tử bất thường khác.
Việc đổ lỗi cho cá nhân rất dễ. Đòi hai cô trông trẻ phải bị xử, bị giết cho thoả nỗi bất bình rất dễ. Nói rằng hai cô này chắc chắn có vấn đề về thần kinh cũng rất dễ. Cái khó là thừa nhận họ hoàn toàn bình thường và là một phần của xã hội chúng ta đang sống và bị bao trùm bởi nó. Hai cô đó có thể là mẹ, là chị, là người yêu, là con cái của bất kỳ ai trong chúng ta, hoặc chính chúng ta. Người ta thường lảng tránh suy nghĩ đánh đồng bản thân mình với kẻ xấu, vì họ muốn vạch rõ lằn ranh giữa những người bình thường của cộng đồng và những phần tử bất thường khác.
Ở Canada gần đây cũng có một vụ gây lùm xùm dư luận. Có một nữ tù trẻ bị cho vào phòng biệt giam, tức là không có bất kỳ tiếp xúc nào với người khác, cho dù là bạn tù hay giám thị. Cô này treo cổ tự tử, và người giám thị phụ trách ca trực đó chứng kiến từ đầu đến cuối, nhưng thay vì ngăn cản đã ra lệnh những người dưới quyền không được can thiệp cho đến khi nữ tù ngừng thở. Có thể người giám thị cho rằng đây chỉ là một trò doạ dẫm vớ vẩn gây chú ý mới. Nhưng tất nhiên là khi nữ tù kia đã ngừng thở thật, họ không can thiệp kịp nữa. Vụ này cũng lên báo lên đài và rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ.
Nếu như ở Việt Nam, tôi đoán rằng những ý kiến bàn luận sẽ chủ yếu xoay quanh sự suy thoái đạo đức, sự vô cảm, thiếu tình người, tức là cá nhân hoá việc khoanh tay đứng nhìn của người giám thị kia, tập trung vào cô ta như một chủ thể duy nhất của toàn bộ cái xấu, cũng như hai cô trông trẻ bị công luận giày xéo vì sự dã man của họ. Canada có một bước tiến hơn, tôi thấy những chuyên gia bàn về những chính sách mới để kiểm tra mức độ ổn định tâm lý của tù nhân trước khi vào trại, những hỗ trợ mới để kiểm soát mức độ trừng phạt đối với tù nhân bị biệt giam, và cả những cách để huy động y tế khẩn cấp trong tù. Cô giám thị chắc chắn bị trừng phạt, nhưng xã hội Canada hiểu rằng họ cũng có trách nhiệm. Cô kia không phải là một phần tử ngoài xã hội để chỉ cần loại bỏ cho khuất mắt là xong, cô ta đã, đang và những người như cô ta sẽ là một phần của nó.
Tôi vẫn chờ đợi người ta lên tiếng về việc phải hỗ trợ học phí nhà trẻ, phải thanh lọc quá trình tuyển dụng các cô trông trẻ, phải đào tạo đạo đức cho các sinh viên sư phạm mầm non, phải có biện pháp để những phụ huynh làm trong các khu công nghiệp lương ba cọc ba đồng, đi từ sáng sớm đến tối khuya có lựa chọn trong việc gửi con. Nhiều nhân viên văn phòng có thời gian vào facebook hàng ngày, than thở chê bai những ông bố bà mẹ vô trách nhiệm hay vô tâm để con bị đánh mà không biết. Tôi ngờ rằng họ biết, nhưng hai vợ chồng công nhân làm trong khu công nghiệp, họ hàng ở quê, xung quanh không có ai để nhờ vả, phải vào làm từ sáu giờ rưỡi sáng và về nhà lúc sáu giờ rưỡi tối, khi phải lựa chọn giữa đưa con đi học ở chỗ khác, đi làm muộn, mất việc, con bị đói, với việc biết rằng con bị đánh, chưa kể có thể bản thân họ cũng lớn lên với đòn roi, thì lựa chọn thế nào không quá khó đoán.
Không thấy có nhiều ý kiến kiểu như vậy, nên tôi e rằng chúng ta vẫn chưa hiểu rằng để giải quyết một vấn đề, không thể chỉ đổ lỗi cho một cá nhân, hay quy chụp cá nhân đó bất thường. Chỉ khi nào cả xã hội cùng nhận trách nhiệm và cùng nghĩ đến những thay đổi cơ bản về chính sách hay về cách chúng ta sống và vận hành như một tập thể, thì khi ấy mới hết những cô trông trẻ dã man. Còn lại thì, bỏ tù được hai cô, sợ rằng lại có những cô khác!
Giống như một cơ thể đã nhiễm HIV, nếu hệ miễn dịch không còn vững chắc nữa, chữa được bệnh ngoài da thì lại bị tiêu chảy thôi.
Nguyễn Hồng Vân
_____________________
(Tác giả bài viết hiện đang học thạc sĩ xã hội học tại đại học Western Ontario, Canada)
— 05-08-2014 03:20:07
Không có sự tách rời giữa cái tôi, hay gia đình tôi, và xã hội tôi đang sống. Nếu xã hội đấy xấu, gia đình và cá nhân không thể được yên ổn, và ngược lại.
[img]http://nguoidothi.vn/timthumb.php?src=http://nguoidothi.vn/media/files/So27/[133989]XA_HOI_XAU_copy.jpg&a=c&w=720[/img]
Từ ông TYPN và Eminem...
Tối qua ngồi xem Số đỏ trên Youtube, phim làm từ ngày xưa, hồi Lê Vân còn trẻ và các diễn viên bây giờ đã qua đời gần hết lúc vào phim vẫn còn tuổi trung niên. Phim có nhân vật Típ Phờ Nờ (TYPN), thợ cắt may chuyên cho ra đời những bộ đồ ngủ hở hang phong cách Victoria Secret và tán các bà các cô hoảng loạn tìm cách giữ chồng rằng phải cách tân. Khi thấy vợ mình cũng đi guốc cao, mặt quần trắng mỏng dính, tô son môi trái tim và kẻ lông m*y, ông đã chửi vợ là “đồ đĩ”, và khi cô vợ nghệt mặt ra không hiểu tại sao làm đúng như những điều chồng vẫn ngợi ca lại bị mắng, thì ông bảo “tân thời chỉ dành cho vợ người ta thôi, không phải nói vợ tôi”. Cảnh kết thúc bằng việc ông Típ Phờ Nờ lôi xềnh xệch vợ về, luôn miệng “đàn bà là tôi giam tiệt trong nhà”!
Tôi nhớ chi tiết đấy bởi vì mới lúc sáng đọc bài phỏng vấn ca sĩ nhạc rap Mỹ Eminem và những lo lắng của một ông bố khi con gái đến tuổi cập kê. Cậu bạn trai đầu tiên của cô này, có thể là trong một cố gắng để lấy lòng bố người yêu, cũng có thể là thành thật, tâm sự rằng “cháu rất thích nhạc của bác, cháu nghe từ bé đến lớn luôn”. Đáng lẽ phải vui mừng thì Eminem lại tá hoả, vì những bài hát nổi tiếng nhất của ca sĩ này có nội dung bạo lực và đen tối, như giết vợ rồi lấy máu viết lên tường, hoặc kể về những vụ hãm hiếp “những con đĩ”. Như mọi ông bố có con gái đang lớn khác, Eminem lo lắng cho sự an toàn của con gái mình, và tuyên bố muốn con yêu những chàng trai không bao giờ nghe nhạc của bố. Vẫn là một ví dụ của việc tung hô và tuyên truyền những điều bản thân không tin, và không thích, nhưng kiếm được rất nhiều tiền.
Không hiểu những người như ông Típ và Eminem, khi mang những giá trị về phụ nữ ra để bán lấy tiền, có thật sự tin rằng những người phụ nữ của họ có sức miễn nhiễm với những điều họ rao giảng, bằng những bài rap hoặc những mẫu áo váy, hay là họ chỉ cố tình lờ những cảnh báo đạo đức của chính mình, cho đến khi không thể lờ được nữa?
... tới hai cô trông trẻ
Gần đây mọi người xôn xao về chuyện hai cô trông trẻ đánh các em bé mẫu giáo. Các phản ứng thường gặp nhất là giận dữ và lo sợ. Giận dữ sẽ dẫn đến sỉ vả, chửi bới, đòi xử án. Sợ hãi dẫn đến tâm lý lo âu, bất an, và suy nghĩ “trong cái xã hội hỗn loạn này, tôi phải lo cho gia đình tôi trước”. Tôi thấy suy nghĩ đấy hơi ngây thơ, cũng không khác nhiều với suy nghĩ của hai người đàn ông ở trên, cho rằng gia đình nằm ngoài tầm ảnh hưởng rất rộng lớn của họ và những giá trị họ giúp nhân rộng.
Người ta thường lảng tránh suy nghĩ đánh đồng bản thân mình với kẻ xấu, vì họ muốn vạch rõ lằn ranh giữa những người bình thường của cộng đồng và những phần tử bất thường khác.
Việc đổ lỗi cho cá nhân rất dễ. Đòi hai cô trông trẻ phải bị xử, bị giết cho thoả nỗi bất bình rất dễ. Nói rằng hai cô này chắc chắn có vấn đề về thần kinh cũng rất dễ. Cái khó là thừa nhận họ hoàn toàn bình thường và là một phần của xã hội chúng ta đang sống và bị bao trùm bởi nó. Hai cô đó có thể là mẹ, là chị, là người yêu, là con cái của bất kỳ ai trong chúng ta, hoặc chính chúng ta. Người ta thường lảng tránh suy nghĩ đánh đồng bản thân mình với kẻ xấu, vì họ muốn vạch rõ lằn ranh giữa những người bình thường của cộng đồng và những phần tử bất thường khác.
Ở Canada gần đây cũng có một vụ gây lùm xùm dư luận. Có một nữ tù trẻ bị cho vào phòng biệt giam, tức là không có bất kỳ tiếp xúc nào với người khác, cho dù là bạn tù hay giám thị. Cô này treo cổ tự tử, và người giám thị phụ trách ca trực đó chứng kiến từ đầu đến cuối, nhưng thay vì ngăn cản đã ra lệnh những người dưới quyền không được can thiệp cho đến khi nữ tù ngừng thở. Có thể người giám thị cho rằng đây chỉ là một trò doạ dẫm vớ vẩn gây chú ý mới. Nhưng tất nhiên là khi nữ tù kia đã ngừng thở thật, họ không can thiệp kịp nữa. Vụ này cũng lên báo lên đài và rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ.
Nếu như ở Việt Nam, tôi đoán rằng những ý kiến bàn luận sẽ chủ yếu xoay quanh sự suy thoái đạo đức, sự vô cảm, thiếu tình người, tức là cá nhân hoá việc khoanh tay đứng nhìn của người giám thị kia, tập trung vào cô ta như một chủ thể duy nhất của toàn bộ cái xấu, cũng như hai cô trông trẻ bị công luận giày xéo vì sự dã man của họ. Canada có một bước tiến hơn, tôi thấy những chuyên gia bàn về những chính sách mới để kiểm tra mức độ ổn định tâm lý của tù nhân trước khi vào trại, những hỗ trợ mới để kiểm soát mức độ trừng phạt đối với tù nhân bị biệt giam, và cả những cách để huy động y tế khẩn cấp trong tù. Cô giám thị chắc chắn bị trừng phạt, nhưng xã hội Canada hiểu rằng họ cũng có trách nhiệm. Cô kia không phải là một phần tử ngoài xã hội để chỉ cần loại bỏ cho khuất mắt là xong, cô ta đã, đang và những người như cô ta sẽ là một phần của nó.
Tôi vẫn chờ đợi người ta lên tiếng về việc phải hỗ trợ học phí nhà trẻ, phải thanh lọc quá trình tuyển dụng các cô trông trẻ, phải đào tạo đạo đức cho các sinh viên sư phạm mầm non, phải có biện pháp để những phụ huynh làm trong các khu công nghiệp lương ba cọc ba đồng, đi từ sáng sớm đến tối khuya có lựa chọn trong việc gửi con. Nhiều nhân viên văn phòng có thời gian vào facebook hàng ngày, than thở chê bai những ông bố bà mẹ vô trách nhiệm hay vô tâm để con bị đánh mà không biết. Tôi ngờ rằng họ biết, nhưng hai vợ chồng công nhân làm trong khu công nghiệp, họ hàng ở quê, xung quanh không có ai để nhờ vả, phải vào làm từ sáu giờ rưỡi sáng và về nhà lúc sáu giờ rưỡi tối, khi phải lựa chọn giữa đưa con đi học ở chỗ khác, đi làm muộn, mất việc, con bị đói, với việc biết rằng con bị đánh, chưa kể có thể bản thân họ cũng lớn lên với đòn roi, thì lựa chọn thế nào không quá khó đoán.
Không thấy có nhiều ý kiến kiểu như vậy, nên tôi e rằng chúng ta vẫn chưa hiểu rằng để giải quyết một vấn đề, không thể chỉ đổ lỗi cho một cá nhân, hay quy chụp cá nhân đó bất thường. Chỉ khi nào cả xã hội cùng nhận trách nhiệm và cùng nghĩ đến những thay đổi cơ bản về chính sách hay về cách chúng ta sống và vận hành như một tập thể, thì khi ấy mới hết những cô trông trẻ dã man. Còn lại thì, bỏ tù được hai cô, sợ rằng lại có những cô khác!
Giống như một cơ thể đã nhiễm HIV, nếu hệ miễn dịch không còn vững chắc nữa, chữa được bệnh ngoài da thì lại bị tiêu chảy thôi.
Nguyễn Hồng Vân
_____________________
(Tác giả bài viết hiện đang học thạc sĩ xã hội học tại đại học Western Ontario, Canada)
hamzui9
07/08/2014
stevn, on 07/08/2014 - 10:07, said:
Hz ơi đừng sợ! Mình nói muốn vả vào mặt là vả vào mặt mấy đứa m*t d*y cơ. Chứ với phụ nữ và trẻ em thì mình chưa bao giờ hạ cẳng chân thượng cẳng tay, đặc biệt là với phụ nữ thì lúc nào cũng nhẹ nhàng như đẩy xe hàng, lúc cao trào cũng chỉ dạt dào như sóng biển và luôn để lại ấn tượng khó phai
ttL, on 07/08/2014 - 13:38, said:
hamzui9 ơi,coi phim hài ttd mới pot kìa ...vui lắm.phi thiên đao hay lắm..ng nào ghẹo hamzui9 giận coi chừng ttd làm thơ giễu hài trên dd nha..
Xin cám ơn các đồng chí đã quan tâm. Hz tui bản tính cũng ương ngang, nên cũng không ngán trường hợp nào đâu ạ
Chỉ có điều là Hz tui nghĩ là không nên dành nhiều thời gian vào việc không đâu. Đứa con tinh thần của tui nay ốm mai sốt, nó vẫn đang còi cọc chưa lớn được, đây mới là việc quan trọng của tui.
Bản tính ham vui nên thỉnh thoảng lại ham chém gió, bảo chừa rồi mà thỉnh thoảng lại mắc lại. Bác GLGB mà có qua đây lại mắng tui tào lao, việc của mình không lo mà cứ đi chém gió. Thôi, các đồng chí cứ tự nhiên chém gió đê.
Tôi chỉ akay mỗi vụ duy nhất là đồng chí Vietnam dám xuyên tạc tên Hamzui của tui thôi, đồng chí Vietnam cứ chờ đấy
vietnamconcrete
07/08/2014
Management, on 07/08/2014 - 11:53, said:
chúng ta yếu kém, nhưng vẫn đang trong quá trình phát triển. Nói là định hướng XHCN nhưng thực ra nói một đằng làm một nẻo, thực tế là đang theo con đường tư bản.
anh nghiêm khắc phê bình chú Ma, chúng ta không yếu kém! Mà là chúng ta đang trên con đường tìm kiếm chủ nghĩa xã hội! Chúng ta nói được và làm được, ở Việt Nam đang đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa kết hợp với nền kinh tế thị trường - chú nhớ chưa?
Chúng ta không hề đi theo chủ nghĩa tư bản, nếu chú nói chúng ta đang theo con đường tư bản, hóa ra chú mắng lãnh đạo là tư bản đỏ ah?
hamzui9, on 07/08/2014 - 18:06, said:
Tôi chỉ akay mỗi vụ duy nhất là đồng chí Vietnam dám xuyên tạc tên Hamzui của tui thôi, đồng chí Vietnam cứ chờ đấy
anh vưỡn thắp đèn hồng đợi em bấy lâu...
hiepkhach
07/08/2014
Tôi nghĩ VN hiện tại đã nằm trong tay TG rồi,điều quan trọng là dân VN sẽ chọn TQ hay Phương Tây với Nhật làm chủ đạo và Đông Nam Á cần phải thống nhất thực sự chứ không phải theo mô hình EU mới có thể thoát khỏi tình thế như hiện nay ,nếu làm được như vậy ĐNA sẽ trở thành một cường quốc tầm thế giới,thế trận hiện nay đang rất thuận lợi để đi theo hướng này