←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Hành lang - Hợp tịnh Thập Bát Phi Tinh sác...

Locked

kimthan's Photo kimthan 21/12/2014

Hành lang trao đổi các nội dung của chủ đề Hợp tịnh Thập Bát Phi Tinh sách thiên Tử Vi Đẩu Số toàn tập - BryanAdam
===============================

Mong được đọc tiếp tài liệu quý báu và bổ ích này,cảm ơn người dịch.Sách tử vi hiện nay nhiều,trường phái cũng ko ít nhưng chính tông,học hỏi được thì không ngoài những sách cổ tử vi này.
Âm Dương sinh tử chi lý (cái lý Sinh Tử của Âm Dương)

Giáp mộc sinh ở Hợi mà Tử ở Ngọ
Ất mộc sinh ở Ngọ mà Tử ở Hợi,
Bính Mậu sinh ở Dần mà Tử ở Dậu,
Đinh Kỷ sinh ở Dậu mà Tử ở Dần,
Canh kim sinh ở Tị mà ở Tử ở Tý,
Tân kim sinh ở Tý mà Tử ở Tị,
Nhâm thủy sinh ở Thân mà Tử ở Mão,
Quý thủy sinh ở Mão mà Tử ở Thân.
Không biết có thể đặt câu hỏi trong chủ đề này hay có 1 topic riêng.Nếu được mong anh QNB và các cao nhân chỉ điểm về vòng trường sinh âm dương trong phần trích trên có ý nghĩa j.
Trích dẫn

BryanAdam's Photo BryanAdam 22/12/2014

Đây là cái lý thuyết Duơng sinh Âm tử và Dương tử Âm sinh của Vòng Tràng Sinh Ngũ Hành Thiên Can, dương thuận âm nghịch.

Ý nghĩa của nó thì có nhiều ý nghĩa,
Đơn giản dễ thấy nhất là "Lộc vị" (Lâm Quan) của chúng chính là vị trí của Lộc Tồn.
Phối hợp thêm một số lý luận về Khí và Thế của thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì lý giải được vì sao các "tiền Kình hậu Đà" chỉ có một chiều thuận mà không ngược lại dù là Dương Nhận hay Âm Nhận (hai tên gọi này phân chia theo Dương Can với Âm Can, xem thêm trong môn Thất Chính Tứ Dư, vào trong môn TVĐS thì Kình Dương = Dương Nhận & Âm Nhận).
Đồng thời khi đi vào phương pháp luận, nó còn mang tính mấu chốt xác định thế nào là Mệnh tuổi nhập cách, hợp cách, hợp cục, được Tài Quan cách hay được mà ko bền hay gặp hung như thế nào,... Xin xem thêm trong TVĐS Toàn Thư thì rõ.
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 23/12/2014

@kimthan
Lập ra "hành lang" của một chủ đề khi có những thắc mắc cần hỏi, nhu cầu trao đổi, tranh luận là một việc đúng trên tinh thần cầu thị, cầu tiến. Nhằm mục tiêu đó thì người đặt câu hỏi cần phải rõ ràng, mà sự trả lời cũng cần phải chính xác. Tuy nói rằng có thể có nhiều đáp án khác nhau, tuỳ theo nhiều nguồn, và sở học khác nhau.
Phần ca quyết mà kimthan trích dẫn trên chính là nội dung tóm tắt, một cách định vị sơ sài của vòng tràng sinh. Trước hết cần phải xác lập ý nghĩa của vòng tràng sinh.
Cần phải nói ngay rằng vòng tràng sinh là biến hoá của ngũ hành, chẳng có liên hệ gì với chuyện âm dương, hay cái gọi là âm dương tiêu trưởng gì cả. Cách nói " đây là lý thuyết Dương sinh âm tử hay âm sinh dương tử của vòng tràng sinh thiên can, dương thuận âm nghịch " là sai hoàn toàn cách hiểu về nội dung của vòng tràng sinh. Cần phải nói, âm dương biến hoá thì tiêu - trưởng, mà ngũ hành biến hoá thì sinh vượng tử tuyệt khép kín mà luân phiên. Hai thứ không gộp làm một. Chỉ có sự phối hợp âm dương với ngũ hành trong sự phân biệt thuận nghịch vận hành. Vì thế, sự phối hợp này gắn với sự biến hoá thuận nghịch của vòng tràng sinh mà thôi.
Sơ khởi thì vòng trang sinh được chia thành 4 giai đoạn, sinh - vượng - tử - tuyệt. Điểm này nói gợi cho chúng ta về cái gọi là tứ tượng, mà tứ tượng thì " thoát thai " từ âm dương biến hoá. Đó là sự ngộ nhận, nhiều hậu học sau này không chín chắn về điều này, cứ thấy giống nhau là quy kết cho gọn, lại sau đó suy diễn thấy tính tổng quát mà tổng quát hoá, khiến nó dị dạng trong cách hiểu về âm dương ngũ hành. Cuối cùng cứ nói gộp âm dương với ngũ hành mà chẳng cần phân biệt. Có biết đâu, trong nhiều trường hợp, khi quán xét nhiều vấn đề lại cần phải phân lập ra.
Nguồn gốc hình thành các giai đoạn của vòng tràng sinh thì có nhiều tác giả giải thích khác nhau. Nhưng theo tôi, một cách giải thích có ý nghĩa thực tiẽn, trực quan nhất là sự gắn bó ý nghĩa của ngũ hành với 4 mùa khí hậu, điều này được thấy sự gắn kết trong các tác phẩm về y lý của đông phương. Đầu tiên từ 4 mùa, sự biến hoá của khí hậu thấy rõ trên biến hoá của 4 mùa, sự khép kín tuần hoàn, luân phiên đưa tới sự mô tả rõ rệt 4 giai đoạn sinh trưởng của khí hậu. Sau đó, sự phân chia 12 tháng với 12 tiết khí cũng là cơ sở cho việc phân chia biến hoá của mỗi hành theo 12 giai đoạn, mà xếp thành vòng tràng sinh đầy đủ. Từ đó, những ứng dụng rộng rãi của ngũ hành, kép theo sự có mặt của vòng tràng sinh là một sự tự nhiên.
Sách xưa hay nói theo ca quyết, sự lý giải cụ thể thường mơ hồ, huyền bí hoá, hay nói lấp lửng, khiến hậu học hay hiểu không chính xác, đưa tới nhiều cách hiểu khác nhau, mà phần lớn là hiểu sau. Các Sách gia sau này, khi soạn, nhiều khi muốn thể hiện sự " nhiều chữ " của mình mà trình bày tràn lan về kiến thức, ít chịu lý giải cho ngọn nguồn, thấu đáo. Thậm chí cũng có Sách gia, viết thì cứ viết, chưa chắc đã hiểu, nên cũng khó mà giải thích được cho tường tận.
Trích dẫn
Locked