Jump to content

Advertisements




Ngỡ bây giờ là bao giờ


36 replies to this topic

#16 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 26/03/2014 - 16:15

Hiểu thương có mặt cho nhau

Hiểu và Thương - hai viên ngọc lung linh giữa biển ngọc tình người cho yêu thương chưa bao giờ vắng mặt. Nhưng cuộc sống không chỉ màu hồng bởi mỗi chúng con còn nắm chặt bản ngã, vô minh, đó là mảnh đất tốt cho những sầu đong hiện hữu Chớp mi trong chánh niệm, con nhớ những bài pháp thoại của thầy…

Thành Nam chiều nay xác xao trong cái hanh hao của những ngày đầu đông tê tím. Bước vào phòng thiền con lại thấy nắng tràn về trong tim. Ngày tiếp nối của thầy đã qua được tròn một tuần rồi nhưng con thở vào cũng thấy thầy trong con.
Những bước chân và hơi thở chánh niệm cũng là sự tiếp nối của thầy. Buông bỏ ý niệm sinh diệt để luôn luôn nở nụ cười trên môi cũng là sự tiếp nối của thầy. Bước chân của thầy đã qua những cao nguyên bạt nắng bạt gió, những đồng bằng au đỏ phù sa, những vùng đất hoang vu hay chốn thị thành đầy náo nhiệt để gieo hạt từ bi, chuyển hóa nỗi khổ niềm đau cho biết bao cuộc đời.

Và bài học Hiểu-Thương mà thầy đã cho con là một trong rất nhiều điều làm cho mảnh đất tâm con được tưới tẩm để một ngày chồi nhú một mầm xanh Thầy đã gieo mầm thiện tri thức trong con, cho con tỏ tường về bài học nhân sinh mà học suốt đời không hết.

Trích lời của vị Thiền Sư Nhất Hạnh: “Thương phải hiểu, hiểu phải thương”, con đã hiểu rằng trái tim con từ đây, trí tuệ con từ phút này được ánh hào quang của Phật Pháp chiếu rọi, mà thầy là người dẫn đường tận tụy cho con gửi trọn một niềm tin.

Hiểu và Thương - hai viên ngọc lung linh giữa biển ngọc tình người cho yêu thương chưa bao giờ vắng mặt. Nhưng cuộc sống không chỉ màu hồng bởi mỗi chúng con còn nắm chặt bản ngã, vô minh, đó là mảnh đất tốt cho những sầu đong hiện hữu Chớp mi trong chánh niệm, con nhớ những bài pháp thoại của thầy…

Hiểu và thương - tuy hai khái niệm nhưng bao hàm một ý. Hiểu là nhận thức. Thương là hành động. Điều đặc biệt trong Đạo Phật là đề cao trí tuệ của con người, từ bi gắn liền với trí tuệ.

Thứ nhất, hiểu-thương xét ở phương diện tình yêu và hôn nhân: Lòng phải hiểu được lòng thì thương yêu cho nhau mới là chân thật. Hiểu chính là nền tảng của thương bởi ẩn dấu trong mỗi hình hài là cả một vũ trụ chứa đầy bí mật. Những cung bậc, những nỗi niềm chôn sâu trong mỗi cuộc đời mà nếu không hiểu được thì chẳng thể nào xẻ chia. Khi không thể xẻ chia thì tình thương của ta trao người sẽ là ngột ngạt, là khởi đầu cho mọi phiền khổ.

Vì vậy những yếu tố làm nên một tình yêu lứa đôi-chất liệu đầu tiên là sự hiểu nhau. Hiểu những tâm tư, những nghĩ suy, những cội nguồn từ quá khứ, những sắp xếp cho hiện tại, những dự định cho tương lai. Hiểu để cùng xếp lại nỗi đau, cùng mỉm cười, cùng hướng về phía trước. Hiểu để không bao giờ buông tay và thương nhau nhiều hơn.

Tình thương được xây đắp từ trí tuệ từ đó mà tròn đầy, viên mãn. Vì vậy đại thi hào Tago đã nói: “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”. Hiểu và thương như điều kiện cần và đủ không thể tách rời như con người cần nước và không khí. Hiểu nhau tuyệt nhiên không phải là sự kiểm soát nhau, thuộc lòng thời gian biểu của nhau, cũng tuyệt nhiên không nên lo sợ hiểu nhau quá sẽ gây nên nhàm chán.

Hiểu nhau để không nghi ngại ngờ vực, để son sắt một niềm tin trước những biến động của cuộc đời có nguy cơ chia rẽ. Khi có một người thực sự hiểu mình, thương mình, ta sẽ thấy cuộc đời thật bình yên, trái tim vốn hay lo được mất cũng sẽ tìm được sự vỗ về. Như vậy “thương phải hiểu, hiểu phải thương”

Thứ hai: hiểu - thương xét ở mối quan hệ con người-con người. Có hiểu mới có thương, không hiểu mà thương thì tình thương ấy sẽ rất hời hợt và có thể là giả tạo. Mà muốn hiểu nhau thì cần phải lắng nghe nhau, phải biết ngọn ngành tâm tư, trình trạng khó khăn của nhau để dần tháo gỡ. Bởi đôi khi ta phải kiên nhẫn lắm mới lắng nghe nổi, hoặc ta phải khuyên lơn hay nài nỉ thì người kia mới chịu nói ra hết những niềm đau chôn giấu.

Ngoài ra, ta còn phải đón nhận những năng lượng rất nặng nề từ những lời kể lể, khóc than hay đầy sân hận của họ mà không để bị tổn thương. Vì vậy, thiện chí phải là thái độ biết nghĩ cho người kia hơn là nghĩ cho mình (thương), mà cũng phải biết cách nghĩ sao cho đúng đắn (hiểu) thì mới có thể giúp được.

Cho nên nếu đã thật sự thương nhau thì ta phải luôn biết và hiểu được những gì đang xảy ra trong nhau mà không cần phải dùng nhiều ngôn từ…

Đâu cần làm điều gì quá lớn lao mới gọi là thương yêu. Có những khi chỉ một ánh nhìn ấm áp, một cái nắm tay xiết chặt, một sự lặng im chìa vai để người khác tựa đầu…đó là tất cả hiểu và thương. Những lời thầy dạy đã tạc vào tư duy, nếp nghĩ của con. Con hiểu đúng để con thương đúng. Sống quanh ta có biết bao cuộc đời lúc nào cũng cần ta hiểu, ta thương.

Ấy là bố mẹ ta luôn mong mỏi cho ta bao điều tốt đẹp mà hy sinh không tính tháng kể ngày, cho nên đôi khi sự đòi hỏi hay áp đặt quá sức lại làm ta đau khổ. Ta hiểu được điều này để thương và đáp đền bố mẹ nhiều hơn.

Ấy là bạn bè ta đang rất thành đạt trong công danh nhưng bế tắc trong kiếm tìm hạnh phúc lứa đôi.

Ấy là những người vì mải mê vun vén lợi ích cá nhân mà giành giật với ta từng thành tích nhỏ.

Ấy là những cụ già đã gần đất xa trời, lưng còng gối mỏi mà vẫn phải sống đơn độc, đói nghèo. Những em bé mới chỉ là những mầm sống non nớt biết cựa quậy trong một mảnh vải, cuộc sống cơ cực tủi hờn khi các em bắt đầu mưu sinh giữa cuộc đời ô trọc. Trước tất cả những hoàn cảnh như vậy ta có hiểu để rồi thương?

Phải đi đến tận cùng, để đau cùng nỗi đau của họ, soi thấu tâm can họ nghĩ gì, mong gì, khát gì để xẻ chia, vui cùng niềm vui của họ, độ lượng thứ tha khi họ mắc lỗi lầm với ta, ấy mới là tình thương chân thật tự đáy lòng, vô điều kiện, không chút vị kỷ mưu toan.

Nếu cuộc sống đã vẹn tròn như vậy, đầy hiểu, đầy thương thì sẽ không còn những ngang trái khổ đau, những bi kịch cuộc đời, những tự ti, dày vò không lối thoát.


Từng giọt Cam Lồ hiện lên trong veo. Như vậy xóa bỏ vô minh là sự đề cao trí tuệ trong đạo Phật (hiểu). Hiểu đi liền với thương, lòng từ gắn liền với trí tuệ. Không hiểu không thể yêu thương sâu sắc và đích thực. Không yêu thương thì không đủ kiên nhẫn để hiểu. Mạng sống của con người được tính trong hơi thở. Ta không có thời gian để oán trách giận hờn. Hãy sống bằng cả trái tim chân thành, biết lắng nghe, biết cảm thông để cuộc đời ngập tràn hạnh phúc.

Kính thưa thầy, con đang thở cùng thầy, đang mỉm cười cùng thầy, và hơn nữa, con đang cùng thầy: thực tập hiểu và thương. Con trở về trong ngôi nhà Miền Yêu Thương để sống nhiều hơn nữa: đau tận cùng, hiểu tận cùng, thương tận cùng rồi thở nhẹ trong an lạc vì biết rằng: TA CÒN ĐÓ CHO NHAU.

Thanked by 3 Members:

#17 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 22:21

SỰ BÌNH YÊN
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.

Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.

"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

Như là một ngày sám hối


Cho dù ngập trong trăm ngàn công việc, cho dù phải chạy theo biết bao mục đích đời thường… trong suốt một năm trời, thì bạn hãy cố giành một ngày, nếu không thể thì nửa ngày, nếu không thể nữa thì một tiếng đồng hồ để sống trong sự tĩnh tại của tâm hồn để nghĩ về những ngày trong một năm qua bạn đã sống như thế nào. Đây không phải là một bản kiểm điểm cá nhân và không có ai phán xét bạn cả. Chỉ có bạn và lương tâm mình đối thoại với nhau mà thôi. Và chỉ đối thoại như thế, bạn mới có thể nói thành thật nhất về chính con người mình.


Ta đang bước đến ngày cuối cùng của năm cũ với bao cảm xúc đặc biệt, có những điều ta không có thời gian để nhớ thì bây giờ đang chầm chậm trở về trong ký ức ta. Có những điều ta không thể nào tìm được cách quên đi giống như một sự tự giải thoát thì giờ đây đang xa dần hoặc tạm lắng xuống trong lòng. Có những điều tốt đẹp ta chưa có ý thức làm thì trong khoảng thời gian này lòng ta chợt muốn làm cho một ai đấy. Và có những hành động ta làm tổn hại đến người khác mà chẳng hề nghĩ lại hay dày vò thì lúc này ta muốn ngồi xuống để nhìn lại và suy ngẫm về những hành động đó như là sự sám hối.

Tâm trạng ấy là có thật và xảy ra với nhiều người. Ta không hiểu điều gì trong trời đất lúc giao mùa này đã mang lại một hơi thở khác cho đời sống của ta. Phải chăng những ngày cuối cùng của năm cũ là lúc lòng ta trở nên yên tĩnh và xao động hơn bao giờ hết. Phải chăng mỗi năm đi qua ta lại nhận ra đã rời xa cuộc sống này thêm một chút và gần với cõi chết thêm một chút. Phải chăng khi ta sống “chậm” lại ta mới thấy được những khoảng tối trong đời sống của ta…

Trong những ngày này, ta nhớ đến những người thân yêu đã vĩnh viễn rời khỏi thế gian và tan vào đất đai nồng ấm, thân thuộc và vô tận. Ta nhớ đến những người thân đang ở một chốn xa xôi trên thế gian mênh mông mà chưa về đoàn tụ với ta trong ngôi nhà ông bà, cha mẹ đã dựng lên. Ta nhớ đến một người bạn bị lãng quên trong suốt một năm bởi công việc và bao chuyện thường nhật giống như bị chiếc khăn danh lợi bịt mất đôi mắt của ta. Ta bỗng hào phóng ban cho chính mình một khoảng bình yên để ngắm nhìn một cái cây đang nhú những chồi non, một nụ hoa đang hé mở hay một chiều mưa bụi bay mờ trên những vòm cây…

Và ta gặp một tia nắng ấm từ cái nhìn của một người hàng xóm mà ta nghĩ họ chẳng có can hệ gì đến ta. Nhưng cái nhìn kia cho ta nhận ra ta đã sống quá chật hẹp trong thế giới của cá nhân mình. Ta lại nghĩ: tại sao một đồng nghiệp mất đi rồi ta mới thấy người ấy thực sự có những điều tốt đẹp. Thế mà khi người ấy còn sống, lòng ta đầy ngờ vực, đầy phòng thủ và đôi lúc đầy toan tính với người ấy.

Tại sao ta đã từng nổi giận, giá lạnh và nhiều lúc hằn học với một người bên cạnh ta chỉ vì một bất đồng nhỏ. Tại sao ta không đến trước người đó mỉm cười và nói: “Lỗi thuộc về tôi”. Khi ta nói vậy thì lòng ta đâu trĩu nặng bởi cái lỗi kia. Mà ngược lại, lòng ta thấy nhẹ nhõm và một điều gì đó đã mở ra trong cõi lòng đang u uẩn của mình.

Lúc này đây, ta đang lau dọn ban thờ trong ngôi nhà ta. Ta thấy đôi mắt trong di ảnh của những người thân đã mất nhìn ta thương yêu và nhân ái làm sao. Ta lại nhớ đến những lời dạy dỗ của ông bà, cha mẹ ta khi họ còn sống và thấy lòng hổ thẹn vì ta chẳng làm được bao nhiêu điều tốt cho con người như mong muốn của họ. Ta chợt cúi mặt khi nghĩ đến có một lần trong năm ta đã tỏ ra khó chịu và khinh rẻ một kẻ khó khăn đến nhờ vả ta. Ta đâu có biết rằng: khi ta đưa bàn tay ra giúp đỡ một người gặp khó khăn hay sa ngã thì hạnh phúc nở trong ta chứ không phải nở trong lòng kẻ được giúp.

Người được giúp hay cầu xin được giúp không phải là người hạnh phúc nhất. Kẻ giúp người khác mới thực sự là kẻ hạnh phúc. Ta nói điều này chắc chắn hầu hết mọi người đã từng giúp ai đó một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng thấy được điều ta nói. Ta đã từng hận thù một người. Nhưng ta không hề thấy kẻ bị hận thù kia đau đớn hay khổ sở mà đau đớn và khổ sở lại tràn ngập lòng ta như bóng tối phủ ngập ngôi nhà không ánh lửa.

Ta từng quan sát những người uống cà phê buổi sáng khi họ bỏ vào mũ hay nón của một người ăn xin những đồng tiền của mình. Ta thấy gương mặt của một số người hắt lên ánh sáng của niềm vui và sự thanh thản. Còn người được cho, được giúp kia xúc động đấy nhưng vẫn có một nỗi gì đó trĩu nặng trên gương mặt họ.

Bây giờ, công việc của cơ quan một năm đã tạm vơi đi. Ta có nhiều thời gian để hồi tưởng. Và ta thấy thực sự niềm vui trong ta thì ít mà sự hổ thẹn trong ta lại nhiều. Trong suốt một năm qua, ta từng có những phút tự đắc khi ta làm được một điều gì đó hơn người khác. Ta thật ấu trĩ, thật khờ dại và thật thiếu hiểu biết. Và ta cũng từng khó chịu và cảm thấy không yên trong lòng khi có ai đó thậm trí là bạn ta có được một chút gì đó may mắn hơn ta. Ta không ngờ, lòng ta lại hẹp hòi như vậy. Nghĩ thế mà mặt ta tự nhiên cúi xuống và ta thấy con người ta thật chẳng ra gì.

Ta đã từng được người khác nâng dậy khi vấp ngã hay khi ta đang ở trong một thời kỳ khó khăn. Nhưng sau đó ta lại có lúc không muốn nâng đỡ người khác chỉ vì người ấy đã làm cho ta đôi điều khó chịu hay không nhất nhất tung hô những việc làm của ta. Ta từng muốn thể hiện sự nổi trội của mình trước đám đông nhưng lại bằng cách dìm người khác xuống. Tại sao ta không nhận ra rằng: ta cứ sống và làm việc một cách chân thành nhất và nhiệt huyết nhất chính là con đường dẫn đến ngai vàng của yêu thương và tôn trọng mà đám đông dành cho ta.

Ta cũng phải thừa nhận rằng: ta đã từng có những lần đạt được những gì ta muốn bằng những tính toán, mưu mô của mình. Đôi khi ta nhầm lẫn sự khôn lỏi của ta là trí tuệ ta. Nhưng có những lúc ta nhận ra rằng: khi ta trở thành kẻ khôn lỏi ta tự thấy mình mất đi tư thế đàng hoàng của mình. Bây giờ nghĩ lại thấy thật hổ thẹn. Nhưng nhiều lúc, sự hổ thẹn này không đủ sức mạnh để vượt qua những cám dỗ thường ngày của ta.

Bây giờ, trong một ngày yên tĩnh, ta bỗng thấy hơn ba trăm ngày trong năm ta đã bị đầy đọa quá nhiều bởi hiếu thắng, bởi tranh giành, bởi đố kị, bởi chen đẩy, bởi toan tính, bởi ích kỷ, bởi khó chịu… Thế mà cái ta đạt được vẫn không làm lòng ta thỏa mãn và thanh thản. Ta vẫn cảm thấy có gì đó nặng nề và u uẩn ở trong ta mà ta chẳng có cách nào thoát ra được.

Và lúc này, ta thấy thật may mắn là chưa đánh mất mình hoàn toàn khi ta vẫn có được một ngày để nghĩ về những gì ta đã làm trong một năm qua. Ta vừa giật mình kinh hãi khi thấy ta đã sống với quá nhiều toan tính và vô nghĩa. Sau giây phút giật mình kinh hãi và xấu hổ, ta lại muốn khóc vì thấy mình vẫn còn biết xấu hổ.

Bây giờ, trong yên tĩnh, ta nhìn ra cánh đồng mênh mông trước mặt đang xôn xao tiếng những hạt mầm, ra thấy trong góc vườn nhà ai đó những nụ hoa đang hé nở, ta thấy một gương mặt người đâu đó vừa lướt qua ta với ánh sáng của thân thiện… Ta bước đến những nơi chốn đó, trong ngọn gió ấm đầu tiên của mùa xuân vừa thổi đến từ chân trời, ta thấy lòng mình vang lên những giai điệu náo nức và ấm áp. Cảm giác ấy có phải là do ta vừa đi qua một đường hầm của sự sám hối để bước đến cánh đồng thanh sạch và nhiều ý nghĩa.


Hạnh Nguyên (Tuần Việt)



Thanked by 3 Members:

#18 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 20:28

Bài thơ từ tên 63 ca khúc của Trịnh Công Sơn gây xôn xao

Nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, TS Lê Thống Nhất đã sáng tác một bài thơ tưởng nhớ đến vị nhạc sĩ tài hoa từ tên 63 ca khúc của ông.

ĐẮM THEO CA KHÚC CỦA ANH

"Bạc phơ Hạ trắng tái tê
Để cho Biển nhớ gọi về tên Anh
Tình sầu nào có trôi nhanh
Tình xa xin vẫn để dành cho nhau
Tôi ru em ngủ cho mau
Tự dưng thấy - Trong nỗi đau tình cờ
Nắng thuỷ tinh cũng ngẩn ngơ
Rừng xưa đã khép tiếng tơ vẫn còn
Vết lăn trầm mãi chẳng tròn
Ướt mi chi để héo hon cho người
Biệt ly Vẫn nhớ cuộc đời
Dù rằng Xa dấu mặt trời bao năm
Khi nào Tôi sẽ đi thăm
Để người xin chớ Tưởng rằng đã quên
Ru tình mong chút nhân duyên
Một ngày như mọi ngày nên lại buồn
Này em có nhớ mưa tuôn
Cơn Mưa mùa hạ ngọn nguồn từ đâu
Người về bỗng nhớ nhịp cầu
Nối vòng tay lớn nguyện cầu cho ai
Nguyệt ca - Như tiếng thở dài
Tuổi đá buồn gửi u hoài đi theo
Quỳnh hương đưa giữa xóm nghèo
Hai mươi mùa nắng lạ vèo trôi qua
Kìa Đôi mắt nào mở ra
Cho ai được thấy Đoá hoa vô thường
Giọt nước mắt cho quê hương
Trong tim Có những con đường lá rơi
Chỉ có ta trong cuộc đời
Biển nghìn thu ở lại nơi bến nào
Bống không là Bống dưới ao
Này em có nhớ gọi chào Bống không ?
Ru em từng ngón xuân nồng
Nghẹn như Lời của dòng sông thu tàn
Huyền thoại Mẹ mãi chứa chan
Sóng về đâu để non ngàn đắng cay ?
Còn Ta thấy gì đêm nay ?
Ai đi Như cánh vạc bay cuối chiều…
Lời thiên thu gọi phiêu diêu
Phúc Âm buồn gợi những điều trong tim
Thương một người mải đi tìm
Hoa vàng mấy độ lặng im khóc thầm
Tạ ơn thắp nén hương trầm
Đã thôi Ở trọ cõi trần rồi ư ?
Cát bụi là thực hay hư
Ra đồng giữa ngọ mà như về nhà
Một lần thoáng có rồi xa
Để ai đếm - Từng ngày qua não nề
Hẹn chi Một cõi đi về
Diễm xưa nay đã yên bề sau mưa
Mang Em đến từ nghìn xưa
Mà như Cỏ xót xa đưa tháng ngày
Mình ai Lặng lẽ nơi này
Chẳng buồn theo để Níu tay nghìn trùng
Rừng xanh xanh mãi không cùng
Vườn xưa xơ xác giữa vùng xác xơ
Thương ai đã Hãy cố chờ
Vàng phai trước ngõ thẫn thờ cuối xuân
Ai ngoài cánh cửa tần ngần
Bên đời hiu quạnh những lần lệ rơi
Để gió cuốn đi cuối trời
Ru đời đi nhé! Mong đời ngủ say..."


Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 mất ngày 1 tháng 4 năm 2001, hưởng thọ 63 tuổi.
Ông được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), phần lớn là tình ca. Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.


Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Thanked by 2 Members:

#19 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 07/04/2014 - 02:44

Thiền buông thư


Thực tập thiền buông thư, tại nơi làm việc hay ở nhà mỗi ngày hay mỗi tuần, sẽ đem lại lợi ích cho bất cứ ai. Dù làm nghề gì, thế nào ở nơi làm việc ta cũng tìm được một chỗ để buông thư mười lăm phút, tại nhà cũng vậy. Sau khi thực tập có kết quả, ta có thể hướng dẫn một buổi thiền buông thư cho mọi người trong gia đình hay cho đồng nghiệp. Ta nên thực tập thiền buông thư tại nơi làm việc mỗi ngày. Nếu bị bệnh, chúng ta không thể làm việc hiệu quả, có khi phải nghỉ việc. Cho nên dành mười lăm phút thiền buông thư sau mỗi ba, bốn giờ làm việc là việc rất thực tế, giúp giảm chi phí cho công ty. Bạn có thể tự mình hướng dẫn buổi thiền tập và sẽ cảm thấy rất thích thú. Khi bạn có thể làm cho mọi người thoải mái và hạnh phúc thì hạnh phúc của bạn còn lớn gấp bội phần.

Ta có thể sử dụng chỉ dẫn sau đây để hướng dẫn buông thư cho cả nhóm. Có thể thỉnh một tiếng chuông khi bắt đầu và chấm dứt buổi tập. Nếu thực tập một mình thì có thể nghe hướng dẫn từ cd.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nằm ngửa thoải mái, hai cánh tay buông xuôi. Thư giãn toàn thân. Ý thức tới sàn nhà hay nệm giường dưới lưng và cảm nhận sự tiếp xúc giữa lưng với sàn nhà hay nệm. Để cho thân chìm xuống.

Bây giờ hãy chú ý đến hơi thở vào, ra. Theo dõi hơi thở và chú ý đến sự phồng, xẹp của bụng.

Vào... ra... phồng... xẹp... phồng... xẹp.

Thở vào... thở ra... Ta thấy toàn thân nhẹ... như một cánh bèo trôi trên mặt nước...

Không cần đi đâu... Không cần làm gì... Ta tự do như mây bay...

Thở vào, chú ý đến đôi mắt...

Thở ra, thư giãn đôi mắt... Để đôi mắt nghỉ ngơi... thở vào... buông thư những bắp thịt chung quanh mắt... Thở ra gửi tình thương yêu đến đôi mắt, cảm ơn đôi mắt, nhờ có mắt mà ta thấy được bao nhiêu màu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp...

Thở vào, chú ý đến miệng...

Thở ra, thư giãn miệng... buông thư mọi căng thẳng nơi miệng... Môi là cánh hoa, hãy để hoa nở trên môi... Mỉm cười để cho hàng trăm bắp thịt trên mặt được thư giãn. Các bắp thịt trên má, trên hàm, trên cằm không còn căng nữa.

Thở vào, chú ý đến hai vai.

Thở ra, thư giãn hai vai. Để cho hai vai chìm xuống sàn nhà... trút bỏ tất cả căng thẳng tích tụ lâu ngày xuống đất... Hai vai từng nặng trĩu... Giờ đây để cho hai vai được buông thư.

Thở vào, chú ý đến hai cánh tay.

Thở ra, buông thư hai cánh tay... Để cho hai cánh tay chìm xuống sàn nhà... Buông thư cánh tay... khuỷu tay... cánh tay dưới... cổ tay... bàn tay... các ngón tay... Cử động nhẹ các ngón tay để thêm thư giãn.

Thở vào, chú ý đến trái tim.

Thở ra, thư giãn trái tim. Lâu nay, cách ta ăn uống, làm việc, lo lắng, căng thẳng đã vô tình ngược đãi trái tim ta... Trái tim ta làm việc suốt ngày đêm không nghỉ. Giờ đây, ta đang ôm ấp trái tim bằng tất cả sự dịu dàng, thương yêu, chăm sóc.

Thở vào, chú ý đến đôi chân.

Thở ra, thư giãn đôi chân. Buông thư hai đùi... hai đầu gối... hai bắp chân... mắt cá chân... hai bàn chân... các ngón chân... Cử động nhẹ các ngón chân để thêm thư giãn. Gửi tình thương và sự quan tâm đến tận các ngón chân...

Chú ý tới hơi thở... về sự phồng xẹp của bụng.

Theo dõi hơi thở... và chú ý đến tay, chân... Cử động nhẹ tay, chân.

Nhẹ nhàng ngồi dậy... và đứng dậy...

Thực tập như vậy trong năm phút hay lâu hơn, ngoài ra ta có thể thay đổi bài hướng dẫn trên đây cho thích hợp với hoàn cảnh. Bài thực tập này hướng sự chú ý đến từng bộ phận trong cơ thể, đầu, tóc, tai, cổ, buồng phổi, các cơ quan nội tạng (ví dụ hệ tiêu hóa) và bất cứ bộ phận nào cần chăm sóc, chữa trị. Ta ôm ấp từng bộ phận của cơ thể, gửi tình thương, lòng biết ơn và sự quan tâm chăm sóc theo từng hơi thở vào, ra.

Thanked by 2 Members:

#20 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 07/04/2014 - 13:38

Sự an lạc trong gia đình

Là đệ tử Phật, chúng ta đều biết rằng thời pháp đầu tiên mà Đức Phật giảng dạy ở Lộc Uyển là pháp Tứ Thánh đế, tức bốn sự thật mà Đức Phật đã chứng đắc được khi thành đạo dưới cội Bồ đề. Một là Ngài nói rõ về kiếp sống khổ đau của con người, hai là nguyên nhân của tất cả khổ đau trên cuộc đời này, ba là Ngài chỉ dạy phương pháp giúp cho mọi người chấm dứt khổ đau trong cuộc sống và cuối cùng, đạt được đời sống an lạc sau khi áp dụng đúng đắn giáo pháp của Đức Phật chỉ dạy. Vì vậy, trong suốt 49 năm thuyết pháp giáo hóa độ sinh, Đức Phật đã triển khai yếu nghĩa của pháp Tứ Thánh đế trong mọi tình huống khác nhau.

Ngày nay, một trong những vấn đề xã hội thường được đặt ra là sự bạo hành trong gia đình, một hình thức khổ đau thường xảy đến cho giới phụ nữ. Đối trước vấn nạn này, hàng đệ tử Phật có suy nghĩ gì và giải quyết cách nào ? Có thể nói bất cứ một vấn đề nào xảy ra cũng đều có nguyên nhân; cũng vậy, tình trạng bạo hành trong gia đình phát xuất từ đâu, chúng ta phải tìm được nguyên nhân của nó thì mới có phương pháp chấm dứt sự bạo hành để vợ chồng xây dựng được đời sống hạnh phúc trong gia đình.

Mọi người gặp gỡ nhau trong kiếp sống này và sống chung với nhau như vợ chồng, theo đạo Phật, phải có nhân duyên với nhau, hoặc thiện duyên, hoặc ác duyên. Nếu là ác duyên, hay còn gọi là nghiệp chướng tiền khiên, tức do oan nghiệp nhiều đời mà nay gặp lại nhau, thì sẽ trở thành vợ chồng trong hoàn cảnh sống "Oán tắng hội khổ”. Người thế gian cũng có nhận thức về "Khổ duyên vô cùng” của vợ chồng qua câu nói chúng ta thường nghe là "Vô oan trái bất thành phu phụ”.Cho nên, vợ chồng sống chung với nhau trong một gia đình, chẳng những không thể đồng tình với nhau, không thương quý nhau, mà trái lại, họ không bao giờ có cùng suy nghĩ, có cùng niềm vui, cho đến luôn luôn có lời nói và thái độ chống trái nhau, thậm chí thù ghét nhau. Mỗi ngày sống chung trong một mái nhà, mà vợ chồng nhìn nhau bằng cặp mắt bực bội, khó chịu và nỗi oán ghét đó lớn dần và bị dồn ép đến mức độ không chịu đựng được nữa, thì phần lớn người chồng sẽ có hành động "vũ phu”. Sự bạo hành trong gia đình phát xuất từ đây.

Thiết nghĩ để hóa giải vấn đề bạo hành trong cuộc sống vợ chồng, người phụ nữ cần phải chọn người chồng thích hợp, không cần phải là người giàu có, hay có địa vị trong xã hội, nhưng phải chọn người mình thương yêu được, quý trọng được và người bạn đời cũng thương quý mình, thì đó là mẫu người bạn đời để người phụ nữ chung sống, xây dựng gia đình hạnh phúc. Vì vậy, nếu không chọn được người bạn đời như thế, nhiều người đã chọn đời sống độc thân, chắc chắn sẽ không bị sự bạo hành xảy đến cho họ.

Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thấy không ít những phụ nữ đã chọn lầm người bạn đời, hoặc nói đúng hơn là do nghiệp chướng mà phải gặp người chồng hung dữ, độc ác, thù nghịch, nhưng vẫn phải sống trong một nhà với người chồng chuyên đánh đập họ một cách tàn nhẫn. Bạo hành trong gia đình thường xuyên xảy ra một cách tự nhiên mà họ phải gánh chịu như không khí họ hít thở vậy!

Đối với những người phụ nữ đang mang "Túc nghiệp” như thế, Đức Phật dạy họ nên quán sát lý nhân duyên, theo đó, họ sinh lại cuộc đời này là để trả mối oan trái đã tạo ra trong kiếp quá khứ với người chồng của họ. Nghĩa là người vợ chấp nhận thực tế, tức chấp nhận nghiệp đã tạo; vì theo Phật, không có việc gì tự nhiên xảy đến cho mình; mọi việc đều có nhân đời trước, nay hội đủ duyên, mới kết thành quả báo như vậy.

Theo Phật, chấp nhận nghiệp không có nghĩa là thụ động buông xuôi, phó mặc cho số mệnh. Trái lại, áp dụng pháp Phật dạy, người phụ nữ nhẫn nhục, nhịn chịu và niệm Phật, để nương nhờ Phật lực mà xóa nghiệp. Thường quán sát rằng thân vật chất này hiện hữu trên cuộc đời là để trả nợ; cho nên bình tĩnh để tìm xem người bạn đời muốn gì, cần thì "trả”, kể cả họ cần ly hôn cũng bằng lòng.

Thực tế cho thấy một số nữ Phật tử đã nghe lời tôi khuyên, cố gắng giữ tâm không buồn, không giận, không lo, không sợ và thường nhiếp tâm niệm Phật, cho nên họ đã hóa giải ác nghiệp, được người bạn đời cư xử tốt lại, hoặc có người không phải sống chung với người chồng hung ác nữa thì cũng hết khổ.

Tóm lại, nếu biết thể nghiệm lời Phật dạy trong cuộc sống, mọi người và phụ nữ nói riêng, dù sống trong hoàn cảnh nào, cũng sẽ được tinh thần an lạc và xây dựng được gia đình hạnh phúc ấm êm.

Sửa bởi bupsen: 07/04/2014 - 13:38


Thanked by 2 Members:

#21 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 07/04/2014 - 22:04

NHÂN QUẢ
Tôi tin Luật Nhân Quả,
Tin ở hiền gặp hiền,
Tin ở ác gặp ác,
Và rất hiểu đồng tiền.


Tôi tin những người xấu,
Tham lam và lừa đời,
Rốt cuộc không sung sướng
Mà khổ đau hơn người.


Điều này được kiểm chứng
Trong cuộc sống hàng này.
Quan sát kỹ thì biết.
Luôn vẫn thế xưa nay.


Bọn đấu cha tố mẹ,
Gây oan trái một thời,
Giờ con cháu lụn bại,
Ngóc mãi không thành người.


Bọn trộm cướp, ma túy,
Bọn cặn bã, du côn,
Như ta thấy, rốt cục
Đều kéo nhau vào đồn.


Còn bọn quan tham nhũng,
Đừng tớn lên khoe giàu.
Sẽ đến lượt chúng nó,
Hoặc con cháu mai sau.


Là vì lưới Nhân Quả
Lồng lộng chăng trên cao.
Xưa nay không nương nhẹ
Hay bỏ sót người nào.


Nhiều bác trẻ hãnh tiến,
Cậy kiến thức đầy mình,
Mà quên Luật Nhân Quả,
Luân Hồi và Vãng Sinh.


Quên thì tôi nhắc lại:
Việc ta làm hôm nay
Sẽ để lại dấu ấn
Rất lâu về sau này.


Không phải nhắc để dọa.
Dọa thì tôi ích gì?
Chẳng qua thương thì nhắc.
Thấy đúng thì tin đi.


Xã hội ta, thật tiếc,
Giờ lắm cái nhiễu nhương.
Giá trị bị đảo lộn.
Đảo lộn cả kỷ cương.


Rất nhiều người sống ác.
Vậy thì sao chúng ta
Không thử cố sống thiện,
Để xã hội yên hòa?


Mỗi người tốt một ít,
Xã hội sẽ tốt hơn.
Mỗi người thiện một ít,
Xã hội sẽ thiện hơn.

*

Tôi tin Luật Nhân Quả,
Tin ở hiền gặp hiền,
Tin ở ác gặp ác,
Và rất hiểu đồng tiền.


Vì rất tin và hiểu,
Nên mới khuyên mọi người
Hãy sống tốt, sống thiện,
Vì mình và vì đời.


(thơ Thái Bá Tân)

Thanked by 1 Member:

#22 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 08/04/2014 - 19:03

Duyên và nợ

(PGVN)

Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả, đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước


Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ - con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?!

Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.

Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự
chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội vô cùng lên án đó là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ).

Đến với đạo Phật, phải biến chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự đạo Pháp mới mong được giải thoát được nợ duyên đó. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.


Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng đời sống của ta....Và do vậy, luân hồi duyên và nợ.

Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thắc mắc khó lý giải như:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì sao ở thế gian có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay?
Vì sao có đôi bạn trẻ yêu nhau rất lâu khi sắp thành hôn lại bỏ nhau?

- Đó là duyên, nợ đã hết:

Vì sao hai người vừa gặp nhau trong giây lát đã tin tưởng và yêu say đắm?
Vì sao có đôi vợ chồng người vợ bị đánh đập, mắng chửi tàn nhẫn nhưng vẫn tận tâm chăm sóc chồng không bỏ được?
Vì sao có người luôn quan tâm lo lắng và hết mực yêu thương người bạn ngoài đời hơn cả chính mình?


Tất cả là vì nợ - duyên vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ, đó mới là trách nhiệm của người có hiểu đạo Phật!

Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ của thế gian đến với Phật Pháp.

Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.

Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng.

Thiện Tâm


Thanked by 2 Members:

#23 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 09/04/2014 - 15:15

Ngày làm biếng


Nhiều người trong chúng ta đã làm việc quá tải, chúng ta luôn có những kế hoạch dày đặc, ngay cả trẻ em cũng có một thời khóa biểu đầy kín. Chúng ta nghĩ rằng có việc làm và bận rộn với công việc chúng ta mới hài lòng, nhưng bận rộn liên tục là một trong những nguyên nhân gây đau khổ cho chúng ta vì sự căng thẳng và trầm cảm. Chúng ta ép mình làm việc quá nhiều và bắt con cái chúng ta cũng phải như vậy. Đó không phải là nếp sống văn minh. Chúng ta phải thay đổi thực trạng này.

Ngày làm biếng là ngày mà chúng ta không có một thời khóa nào cả. Chúng ta để cho ngày này trải ra một cách tự nhiên, không hạn định. Chúng ta có thể đi thiền hành một mình hoặc với một người bạn, hoặc ngồi thiền trong rừng.
Chúng ta có thể thanh thản đọc một vài trang sách hoặc viết thư về cho gia đình, bè bạn.

Ngày làm biếng cũng có thể là một ngày cho chúng ta nhìn lại sự thực tập của mình một cách sâu sắc hơn, cũng như nhìn lại mối quan hệ của mình với những người chung quanh. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ những gì chúng ta đã, đang và sẽ thực tập. Chúng ta biết được những gì nên làm và những gì không nên làm để sự thực tập của chúng ta được hài hòa hơn. Đôi khi, chúng ta thúc ép mình quá nhiều trong sự thực tập, gây ra sự bất hòa trong ta và chung quanh ta. Vào ngày làm biếng, chúng ta có cơ hội để quân bình chính mình. Chúng ta có thể nhận ra những điều rất đơn giản như chúng ta cần nghỉ ngơi thêm hoặc chúng ta nên thực tập tinh tấn hơn. Ngày làm biếng là một ngày bình yên cho mọi người.

Thông thường, khi không có việc để làm, chúng ta hay buồn chán và có khuynh hướng đi tìm cái gì đó để làm hoặc để giải trí. Chúng ta rất sợ ngồi không và không làm gì cả. Ngày làm biếng là để cho chúng ta rèn luyện tự thân an nhiên khi không có việc làm. Nếu không, chúng ta không dám đối đầu với những căng thẳng, trầm cảm của mình. Khi chúng ta buồn chán, đang đi tìm kiếm những hình thức giải trí để trốn chạy, khỏa lấp những cảm giác cô đơn, vô dụng, mà ta ý thức, nhận diện được những điều ấy thì lúc ấy những căng thẳng, trầm cảm trong ta mới bắt đầu vơi nhẹ, tan biến. Chúng ta có thể tổ chức lại đời sống hàng ngày của mình như thế nào để có cơ hội học hỏi cách sống an lạc, vui tươi và đầy yêu thương.

Thực tập

Hầu như mọi ngày, chúng ta có quá nhiều công việc để làm cho người khác và cũng có nhiều việc chúng ta rất muốn làm cho chính mình. Ngày làm biếng là ngày mà chúng ta không làm gì cả. Chúng ta phải từ chối công việc. Bởi vì chúng ta có thói quen là phải luôn luôn làm một cái gì đó và điều đó đã trở thành một tập khí xấu. Ngày làm biếng là một biện pháp nghiêm túc để chuyển hóa tập khí này.

Vào ngày làm biếng, chúng ta nên cố gắng đừng làm gì cả. Chỉ chơi thôi. Điều này không đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta có thể học cách có mặt thật sự. Chúng ta nghĩ rằng không làm gì là ta sẽ lãng phí thời gian. Thế nhưng không đúng. Thời gian, trước hết là để cho chúng ta có mặt: để sống, để an lạc, để vui tươi và để thương yêu. Thế giới cần những người vui sống và thương yêu, những người có khả năng có mặt mà không cần làm gì hết. Nếu biết nghệ thuật sống an lạc, vững chãi thì chúng ta sẽ có căn bản để thực hiện mọi hành động. Nền tảng của mọi hành động là có mặt và phẩm chất của sự có mặt sẽ quyết định phẩm chất công việc. Và ‘hành’ phải dựa trên ‘vô-hành’. Chúng ta thường nói: ‘Làm gì đi chứ, sao lại ngồi không đó.’ Bây giờ chúng ta phải nói ngược lại: ‘Đừng làm gì hết, hãy ngồi yên đó’ để chúng ta thực sự có mặt, để an lạc, hiểu biết và thương yêu có mặt.

Nguồn: Làng Mai

Thanked by 1 Member:

#24 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 17/04/2014 - 14:10

Cái Ta Của Mình Còn Quá Lớn Nên Nhìn Thấy Lỗi Người

Khi phát hiện ra lỗi lầm của người khác, quý vị nên dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của mình, trước phải quán xét tự thân, phải sám hối với chính mình, như thế mới có thể giải quyết được vấn đề. Lúc trước, chúng ta có nói đến pháp tu nhẫn nhục, thế nào gọi là nhẫn? Tức nhẫn điều không thể nhẫn. Không có năng nhẫn và sở nhẫn (người nhẫn và điều được nhẫn), không có hoàn cảnh, “ngã” của năng nhẫn và “tha” của sở nhẫn đều không tồn tại, đó gọi là năng nhẫn hay nhẫn. Quý vị chỉ có nhận thức với một thái độ như thế mới có thể nhận biết được vấn đề một cách như thật. Mở miệng tuyệt đối không nói lỗi lầm của người, bất cứ lúc nào trong tâm cũng không nên có tâm niệm thị phi. Có loại tâm niệm đó, phiền não nhất định sẽ phát sanh; không có tâm đó, phiền não sẽ không còn lai vãng.

Nói như thế, có phải là tôi không muốn sửa đổi, ngăn chặn lỗi lầm của người khác, vì vậy mà đôi lúc khiến cho công việc bị đổ vỡ? Trên thực tế, khởi đầu là do quý vị không chuyển được cảnh, đợi đến khi trong tâm của quý vị thật sự không còn tâm niệm thị phi thì những hiện tượng trên tự nhiên biến mất. Sở dĩ những hiện tượng trên có mặt là do ban đầu quý vị có gieo hạt giống đó, nó nhất định trổ quả cho quý vị xem, nó khiến cho quý vị phát hiện ra vấn đề. Một khi đã phát hiện ra vấn đề, bước đầu tiên quý vị vẫn còn cảm thấy rất thanh tịnh; bước thứ hai thì phát hiện ra người khác sao có quá nhiều vấn đề, quá nhiều sự việc; bước thứ ba quý vị sân si lên, anh làm sao mà trở nên như thế được nhỉ? Bước thứ tư quý vị đi đến nước chịu hết nổi.

Khi phát hiện ra vấn đề của người khác thì phiền não tự thân đã nổi lên, đó là điều hiển nhiên. Bất luận quý vị phát hiện ra ưu điểm hay khuyết điểm của người cũng đều là phiền não. Vì có sự phân biệt ta, người, chúng sanh thì đã có phiền não. Có người và ta, là đã có sự đối lập. Nhận thấy có người khác thì cái ta liền phát sinh lên. Cái ta này từ đâu đến? Vì thấy có người khác, nên cảm nhận được sự có mặt của cái ta, nếu khi không có người khác thì cái ta cũng không tồn tại. Cho nên nói hiện tại chúng ta đã phạm phải một sai lầm rất lớn.

Có người nổi sân si, quý vị nói người đó đã làm ảnh hưởng đến mình. Bất luận quý vị nhận thấy cái tốt hay cái xấu của người cũng đều là phiền não của quý vị. Quý vị thấy anh ta hôm nay tốt, ngày mai tốt, ngày mốt thì đã xấu đi rồi. Đối với anh ta thì tốt, đối với người khác thì xấu, luôn luôn có sự phân biệt như thế. Nên nói tốt hay xấu đều do sự đối lập sinh ra, chỉ cần một phương diện khởi này lên thì phương diện kia liền sanh theo.

Tại sao nói nhìn thấy tốt hay xấu đều không đúng? Biết cái xấu, chúng ta không học theo. Nhưng khi chúng ta phát hiện ra chỗ tốt của người, liền khởi lên sự so sánh. Người này tu hành chân chánh, tốt quá, mình sẽ theo học với người ấy. Quý vị nhìn thấy người đó ngồi thiền sao mà trang nghiêm, tụng Kinh sao mà vang vọng, tu hành sao mà tinh tấn. Nhưng quý vị không biết rằng khi nhìn thấy những ưu điểm của người đó, đồng thời cũng nhìn thấy được mặt ngược lại của họ, hay mặt ngược lại tương tự nơi những người khác, người này như thế này, người này như thế kia, rốt cuộc ai là người tốt nhất? Đó là bản thân mình tốt nhất. Chuyển tới chuyển lui, chuyển xuôi chuyển ngược, cuối cùng dừng lại nơi mình. Nên nói chuyển một vòng thì cuối cùng cũng lộ ra “cái tôi” của chính mình, đây chỉ là một sự lừa bịp.

Trong sự tu hành, tuyệt đối đừng nên thấy có tướng nhân (thấy có sự tồn tại của người khác), chúng ta nên quán “chư pháp không tướng” mà xa rời tất cả tướng. Tất cả chúng sanh đều là cha mẹ kiếp trước của mình, đều là chư Phật trong tương lai. Tất cả đều là pháp thân của quý vị, thì quý vị còn có phiền não gì đáng nói nữa chứ? Có quán sát như vậy, mới có thể giải quyết được vấn đề. Nếu như quý vị chưa được như thế, thì chỉ còn cách nương theo thiện pháp thông thường mà đi tới. Quý vị muốn một lần đạt được cứu cánh rất khó, bao giờ cũng có những nơi quanh co khúc khuỷu, chi bằng ngay tại điểm này quán sát một cách triệt để, học lấy pháp cứu cánh, đây là phương thức lý tưởng nhất.

Pháp sư Diệu Tường

Thanked by 1 Member:

#25 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 24/04/2014 - 13:42

Đơn giản hoá cuộc sống
Thiền sư Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch



Hãy nhớ rằng chỉ có chính bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít, nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên hành thiền.

Khi bắt đầu đi theo con đường Phật dạy, dĩ nhiên là bạn sẽ muốn thay đổi cách sống, cách ứng xử để hỗ trợ cho việc tu tập của mình. Đây là một số những chuyển đổi mà bạn sẽ thấy lợi ích khi tiến bước trên con đường thực nghiệm tâm linh; chúng sẽ giúp bạn chế ngự những trở ngại trong công phu tu tập mà bạn phải thực hiện theo các chương tiếp theo. Đừng nản chí; một số những đề nghị này có thể là những thử thách lớn mà bạn phải vượt qua trong một thời gian dài.

Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu bằng cách đánh giá một cách trung thực về những hoạt động quen thuộc hàng ngày của bạn. Xét xem bạn sử dụng thời gian của mình như thế nào. Hãy tạo ra thói quen thường tự hỏi mình “Công việc hay hoạt động này có thực sự cần thiết không, hay nó chỉ là một cách để chúng ta tỏ ra bận rộn?”. Nếu bạn có thể giảm bớt hay loại bỏ một số hoạt động, bạn sẽ được thanh tịnh, yên tĩnh hơn, là những yếu tố cơ bản để tiến lên trên đường tu tập.

Hiện tại có thể bạn đang có rất nhiều trách nhiệm đối với gia đình hay những người đang cần đến bạn. Thế cũng tốt, nhưng hãy cẩn thận đừng để phải hy sinh những cơ hội thanh tịnh tâm và phát triển tuệ giác. Giúp người khác là điều quan trọng, nhưng như Đức Phật đã dạy rất rõ ràng, chăm lo cho sự phát triển của chính bạn là ưu tiên hơn cả.

Hãy tập thói quen mỗi ngày dành ít thời gian cho riêng mình trong tĩnh lặng, hơn là lúc nào cũng có mặt bên người khác. Nếu tất cả thời gian của bạn đều ở bên người khác, bạn dễ bị vướng vào các hoạt động và những câu chuyện phù phiếm. Điều đó khiến ta khó duy trì sự hành thiền. Dù đang sống trong môi trường nào, nếu bạn muốn phát triển sâu xa hơn sự hiểu biết và trí tuệ của mình, thỉnh thoảng bạn phải tạm dừng các bổn phận để có thời gian cho riêng mình.

Dĩ nhiên, sự yên tĩnh bên ngoài không phải lúc nào cũng đủ. Ngaykhi ở nơi yên tỉnh, chí có một mình, đôi khi chúng ta cũng tự thấy mình bị chế ngự bởi lòng sân hận, ganh ghét, sợ hãi, lo âu, căng thẳng, tham đắm và hoài nghi. Và cũng có những lúc tâm ta hoàn toàn tự tại, thanh tịnh dầu quanh ta nào nhiệt, ồn ào.

Đức Phật đã giải thích nghịch lý này như sau. Ngài dạy rằng nếu ít có lòng cố chấp hay tham đắm, ta có thể sống yên tĩnh giữa đám đông. Ta có thể buông bỏ những ý niệm về sở hữu hay chiếm hữu. Những người ta yêu thương, của cải, công việc, các mối liên hệ ràng buộc, quan điểm và ý kiến – ta bám víu vào tất cả những thứ này. Khi giảm thiểu được sự bám víu này, ta tiến gần hơn đến sự giải thoát nội tại, là bản chất của thanh tịnh. Sự thanh tịnh thật sự chỉ có trong tâm ta. Một người với tâm hồn tự tại trước những ràng buộc của bám víu và sở hữu, theo Đức Phật, là người “độc cư”. Và người mà tâm luôn chứa đầy ham muốn,sân hận và si mê là người “sống có bầu bạn” –ngay cả khi họ sống một mình. Như thế, sự hỗ trợ tốt nhất cho việc tu tập của chúng ta, là một tâm đã được rèn luyện.

Có người tin rằng các nghi lễ truyền thống giúp tâm họ được thanh tịnh, đồng thời nhắc nhở họ đến điều gì thật sự là quan trọng. Bạn và gia đình có thể cùng cầu nguyện, đốt hương, trầm, đèn ***, hay dâng hoa lên hình tượng Đức Phật mỗi ngày. Những nghi thức đơn giản, trân trọng này sẽ không đem lại giác ngộ cho bạn, nhưng chúng có thể là những dụng cụ hữu ích để chuẩn bị tâm cho sự thực hành chánh niệm hằng ngày.

Một cuộc sống nề nếp, kỷ luật cũng có thể là một nguồn hạnh phúc. Hãy quan sát kỹ môi trường quanh bạn. Nếu phòng ngủ của bạn đầy quần áo dơ, nếu trên bàn làm việc của bạn ngổn ngang sách vở, giấy tờ, dĩa vi tính, báo củ, và nếu chén đĩa từ tuần trước vẫn còn đầy trong bếp, thì làm sao tâm bạn có ngăn nắp? Sự tu tập phát triển từ ngoài vào trong. Hãy dọn dẹp nhà cửa cho sạch trước, rồi mới hướng vào trong để quét sạch bụi bặm của tham, sân và si.

Có được một cơ thể khỏe mạnh cũng đem lại lợi ích cho sự tu tập. Yoga hay các hình thức thể dục khác cũng góp phần cho tâm khỏe mạnh. Mỗi ngày hãy đi bộ ít nhất một lần. Đi bộ vừa là một môn thể thao tốt, vừa là một cơ hội để thực tập chánh niệm một mình trong yên lặng.

Một nguồn dinh dưỡng đầy đủ và điều độ cũng hỗ trợ cho sự tu tập tâm linh. Hãy ăn sáng thật đầy đủ, bữa trưa vừa đủ, và bữa tối nhẹ sẽ khiến bạn dễ chịu hơn sáng hôm sau. Có câu cổ ngữ rằng, “Hãy ăn sáng như một hoàng đế, chia sẻ bữa trưa với bạn bè, và ăn bữa tối thiếu thốn như một kẻ hành khất”. Các loại thức ăn nhanh, rượu, cà phê và những chất kích thích khác sẽ khiến ta khó chú tâm. Hãy ăn để sống, đừng sống để ăn. Đừng biến việc ăn uống thành một thói quen không chánh niệm. Nhiều hành giả tham gia thực hành việc thỉnh thoảng bỏ bữa không ăn, đã nhanh chóng chứng minh được rằng khi ta nghĩ là mình đói, thật ra chỉ là thói quen.

Cuối cùng, hãy tự rèn luyện để hành thiền mỗi ngày. Hành thiền mỗi buổi sáng ngay sau khi bạn vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi bạn đi ngủ sẽ giúp bạn tiến bộ. Nếu không thể duy trì sự hành thiền đều đặn, hãy tự hỏi mình tại sao. Có thể vì bạn còn nghi ngờ tầm quan trọng của thiền, hay sợ rằng nó sẽ không giúp bạn giải quyết được các vấn đề của mình. Hãy quan sát sự sợ hãi và hoài nghi của bạn một cách thấu triệt. Hãy đọc những câu chuyện đời của Đức Phật và những người đã tu thiền để đạt được hạnh phúc vĩnh hằng. Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít, nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên hành thiền.

Thanked by 1 Member:

#26 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 14:26

Chuyển hóa khổ đau và sợ hãi

Đám mây

Ta vẫn còn đến đi thong dong
Có, không, còn, mất chẳng băn khoăn
Bước chân con hãy về thanh thản
Không tròn không khuyết một vầng trăng
Gió vẫn còn bay con biết không?
Khi mưa xa tiếp áng mây gần
Hạt nắng từ cao rơi xuống thấp
Cho lòng đất thấy bầu trời trong.

Một ngày đẹp trời bạn nhìn lên trời cao, thấy một cụm mây trắng nõn như bông đang trôi lơ lửng. Bạn ngắm nghía, thưởng thức hình dáng đám mây, ánh sáng chiếu trên nhiều từng mây và bóng mây che mát cánh đồng màu xanh dưới đất. Bạn đâm ra yêu đám mây. Bạn mong đám mây cứ ở đó với bạn để bạn được sung sướng. Nhưng rồi hình dáng và màu sắc của mây thay đổi. Nhiều đám mây khác tụ lại, rồi bầu trời tối xầm và bắt đầu mưa. Không còn đám mây nữa, nó đã biến thành mưa. Bạn bắt đầu than khóc, mong đám mây dễ thương kia trở lại với mình.

Bạn sẽ không than khóc khi bạn biết rằng nếu nhìn sâu vào các giọt mưa, bạn sẽ thấy đám mây. Trong đạo Bụt có giáo pháp vô tướng (Animitta). Tướng là hình dáng bên ngoài của một sự vật. Thực tập vô tướng để không bị cái bề ngoài của sự vật đánh lừa mình. Khi ta hiểu chữ Animitta, ta sẽ thấy hình tướng bề ngoài không phải là tất cả thực tại.

Khi đám mây biến đổi thành ra mưa, bạn có thể nhìn sâu vào mưa để thấy rằng đám mây vẫn còn đó, đang cười với bạn. Điều này làm cho bạn sung sướng và bạn có thể ngưng khóc vì bạn không còn bị vướng vào hình tướng của đám mây nữa. Khi bạn quỵ xuống vì đau khổ và tiếp tục khóc lóc hoài, đó chỉ là vì bạn đã bị bỏ lại phía sau, bị vướng vào hình tướng của đám mây. Bạn bị quá khứ buộc chặt và không thể nhìn thấy được hình tướng mới. Bạn không theo được đám mây khi nó đã biến hóa thành ra mưa hay tuyết.

Khi bạn mất một người nào và bạn than khóc nhiều quá, thì xin hãy nghe lời gọi của Bụt. Nhìn cho sâu để nhận ra bản chất vô sinh bất diệt, không tới không đi của người bạn thương. Đó là giáo pháp của Bụt dạy về bản chất thật sự của chúng ta.

Chuyển hóa

Chúng ta hãy nhìn vào sự hình thành của đám mây. Bạn có thể hình dung về sức nóng, hơi nước và bạn có thể nhìn thấy sự hình thành đám mây trên bầu trời. Bạn biết mây từ đâu mà tới. Bạn có thể hiểu những điều kiện nào đã giúp cho đám mây biểu hiện ra. Óc quan sát và sự thực tập nhìn sâu có thể giúp chúng ta. Khoa học cũng cho ta biết về sự hình thành đám mây, tiến trình của nó và các cuộc phiêu lưu của nó.

Nếu bạn yêu đám mây, mà có cái hiểu sâu xa về nó, bạn biết rằng đám mây là vô thường. Khi bạn yêu một người nào, bạn cũng hiểu rằng người đó không thường hằng vĩnh viễn. Nếu bạn vướng mắc vào đám mây, bạn cần thận trọng lắm. Bạn biết theo luật vô thường, đám mây chẳng mấy chốc sẽ biến thành một thứ khác, chẳng hạn như mưa.

Bạn có thể nói với đám mây: “Mây yêu, ta biết ngươi đang ở đó và ta biết một ngày kia ngươi sẽ chết đi. Ta cũng sẽ chết. Ngươi sẽ trở thành một thứ gì khác, một sinh vật nào đó. Ta cũng biết ngươi sẽ tiếp tục cuộc hành trình, nhưng ta cũng sẽ nhìn thật sâu để nhận ra sự tiếp nối của ngươi, như vậy ta sẽ không đau khổ nhiều quá.”

Nếu bạn quên về vô thường và bạn bị ràng buộc vào đám mây thì khi tới thời mây chuyển hóa thành ra mưa, bạn sẽ khóc. “Trời ơi, đám mây không còn đó nữa, làm sao tôi sống cho nổi đây?”

Nhưng khi bạn thực tập nhìn sâu, bạn có thể nhìn ra đám mây trong những hình tướng mới như sương, như mưa. Mưa mỉm cười, ca hát và mưa rơi chan hòa, đầy sức sống, rất đẹp. Chỉ vì bạn thất niệm nên bạn mới không nhìn ra mây trong các biểu hiện mới mẻ đó. Bạn bị đau buồn nắm đầu, khóc lóc hoài, trong khi đám mây gọi bạn: “Người thương ơi, tôi đây mà, hãy nhìn coi!” Nhưng bạn không nhận ra mưa trong khi nó chính là sự tiếp nối của đám mây. Thực ra, mưa chính là mây.

Khi bạn nhìn đám mây, có lẽ bạn muốn cũng được như nó, tự do bay trong bầu trời. Thật là kỳ diệu khi được là mây bay như thế. Bạn có thể có ý niệm về tự do như vậy. Khi nhìn mưa rơi như ca như hát, bạn cũng mong được làm mưa. Mưa nuôi sống các loài thảo mộc và nuôi sống bao loài sinh vật khác. Làm mưa thật là tuyệt diệu.

Bạn nghĩ rằng mây và mưa giống nhau hay khác nhau? Tuyết trên đỉnh núi trắng tinh, thanh khiết và tuyệt đẹp. Nhìn nó tinh khôi, bạn cũng muốn giống như tuyết. Đôi khi nhìn suối róc rách trong khe, bạn thấy dòng suối trong vắt và đẹp đẽ như pha lê, bạn cũng ưa được làm nước tuôn chảy hoài hoài. Đám mây, mưa, tuyết và nước, chúng là bốn thứ khác nhau? Hay chúng thực ra chỉ là một thực tại, có cùng một gốc rễ?

Vô úy

Trong hóa học chúng ta gọi bản chất của nước là H2O - gồm hai nguyên tử Hydrogen và một nguyên tử Oxygen. Khởi từ phân tử căn bản đó, nước thể hiện dưới nhiều hình thưc: mây, mưa, tuyết và nước. Làm mây thật tuyệt diệu, làm mưa cũng thế. Tuyết hay nước đều tuyệt diệu cả. Nếu đám mây nhớ như vậy, thì khi mây sắp chuyển hóa để tiếp tục sống dưới hình thức mưa, nó sẽ không hoảng sợ. Nó sẽ nhớ rằng khi là mây hay khi là mưa đều tuyệt đẹp hết.

Khi đám mây không bị vướng vào ý niệm sinh-diệt, có-không, thì không có sự sợ hãi. Học từ đám mây, ta có thể nuôi dưỡng sự vô úy. Không sợ hãi là nền tảng của sự an vui. Khi nào còn sợ hãi thì chúng ta không thể có hạnh phúc.

Khi bạn thực tập nhìn sâu, bạn sẽ nhìn thấy bản chất không sinh - không diệt, không có - không không, không đến - không đi, không giống cũng không khác. Khi nhìn được như thế, bạn không còn sợ hãi chi nữa hết. Bạn sẽ được tự do, không còn tham đắm, hờn ghen. Không sợ hãi là niềm vui tuyệt đối. Khi bạn giác ngộ về cái sợ là bạn được tự do. Và giống như các bậc đại nhân, bạn sẽ bình thản cưỡi trên sóng sinh tử.

Biểu hiện và ẩn tàng

Bản chất thực sự của mọi sự vật là không sinh không diệt, không đến - không đi. Bản chất của tôi cũng là không đến - không đi. Khi nhân duyên đầy đủ thì tôi biểu hiện, và khi nhân duyên không còn đầy đủ thì tôi ẩn tàng, tôi không đi đâu cả. Tôi sẽ đi đâu? Tôi chỉ ẩn đi mà thôi.

Khi bạn có một người thân vừa chết đi, bạn sẽ trải qua một thời gian khó khăn vô cùng để vượt qua mối đau khổ vì mất mát đó. Bạn có thể khóc hoài hủy. Nhưng hãy nhìn cho sâu. Có một thần dược giúp cho bạn vượt qua được nỗi khổ đau đó, để hiểu rằng người thương của bạn không sinh cũng không diệt, không đến cũng không đi.

Chỉ vì hiểu lầm mà ta cho rằng người ta thương kia không còn nữa, nghĩa là đã qua đời. Lý do chỉ là vì ta bị vướng mắc vào một hình tướng, một trong nhiều biểu hiện của người đó mà thôi. Khi hình tướng kia không còn, thì ta buồn bã.

Thực ra người ta thương vẫn còn đó. Người đó đang ở bên cạnh, đang ở trong ta và cười với ta. Trong ảo giác, chúng ta không nhận ra người đó và ta nói “anh không còn đây nữa.” Ta hỏi nhiều lần: “Anh đi đâu? Sao anh bỏ em lại một mình đây?” Chúng ta đau đớn vì chúng ta không hiểu. Đám mây không mất đi đâu cả. Người thương của ta cũng vậy. Đám mây biểu hiện ra trong các hình tướng khác. Người thương của ta biểu hiện ra một cách khác. Khi hiểu được như vậy, chúng ta bớt đau khổ đi nhiều.

Hiện ra trong hình tướng mới?

Khi chúng ta mất một người thương, chúng ta cần nhớ rằng người đó không thể biến thành hư vô được. Từ có không thể biến thành không. Từ không, không thể biến thành có. Khoa học giúp ta hiểu được điều này, vì vật chất không thể bị hủy diệt hoàn toàn, nó sẽ biến thành năng lượng. Và năng lượng cũng sẽ biến thành vật chất chứ không bị hủy diệt hết được. Cũng vậy, người thương của ta không thể bị hoại diệt, họ chỉ hiện ra dưới một hình tướng khác mà thôi. Họ có thể thành một đám mây, một em bé hay một cơn gió thoảng. Ta có thể nhận ra người thương trong mọi thứ, và ta có thể mỉm cười: “Người thương ơi, tôi biết người đang ở kế bên tôi, tôi biết bản chất của người là vô sinh bất diệt, tôi biết tôi không mất người đâu mà người luôn luôn ở bên tôi.”

Khi nhìn sâu vào đời sống hàng ngày từng giây phút, bạn sẽ thấy người đó. Thực tập như thế bạn sẽ hết khổ đau. Cha hay mẹ của bạn cũng vậy. Bản chất của họ là vô sinh bất diệt. Đó là bản chất không sống không chết, không đến cũng không đi. Sự thực, bạn không mất mát ai hết, kể cả những người đã chết rồi.

Thanked by 1 Member:

#27 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 14:56

Câu chuyện dòng sông và đám mây

Câu chuyện tôi ưa kể là chuyện một dòng sông đi theo đám mây. Có một con suối nhỏ từ núi chảy xuống. Nó rất nhỏ tuổi, và nó muốn ra tới biển thật nhanh. Nó không biết sống với hiện tại một cách bình an. Nó rất vội vã vì nó còn rất trẻ. Nó không biết thực tập “đã về đã tới” nên từ núi đổ xuống, nó hối hả vượt qua cánh đồng và trở thành một dòng sông.

Là sông thì nó chảy chậm hơn. Điều này làm cho nó bứt rứt vì nó sợ không bao giờ gặp được biển. Vì là sông nên nó chảy chậm hơn, và mặt nước tĩnh lặng hơn. Dòng sông bắt đầu soi bóng mấy đám mây trên bầu trời - mây hồng, mây bạc, mây trắng...Nhiều hình dạng thật đẹp đẽ. Suốt ngày sông trôi chảy theo mây. Nó trở nên vướng mắc với những đám mây xinh đẹp. Và dòng sông đau khổ vì mây thì vô thường. Mây di động luôn luôn theo các cơn gió, chúng bỏ dòng sông, đi tới những chốn xa xôi. Sông đau khổ vô cùng. Nó cố gắng hoài hủy để đuổi theo mây. Thật là đáng buồn vì mây không ở yên một chỗ với sông bao giờ.

Một hôm trời giông bão, mây bị cuốn đi hết. Bầu trời trống, trong vắt và xanh tuyệt. Dòng sông thất vọng não nề! Không có một gợn mây trên trời. Tấm lòng tan nát vì bầu trời trống trải. “Không có mây thì sống làm sao? Không có người thương nữa thì sống làm gì?” Dòng sông muốn tự tử, nhưng nó không biết làm sao để chết. Cả đêm sông than khóc.

Đêm hôm đó, dòng sông có cơ hội để nghe được tiếng khóc của mình. Đó là tiếng sóng vỗ vào hai bên bờ sông. Khi nó nghe được tiếng sóng vỗ của chính nó, dòng sông tỉnh ngộ. Nó hiểu ra là bản chất của sông cũng là bản chất của mây. Nó chính là mây. Mây đang nằm trong sông vì cả hai cùng có bản chất là nước. Mây làm bằng nước. Vậy thì tại sao mình phải chạy theo mây? Sông tự nhủ, “ta chỉ chạy theo mây nếu như ta không phải là mây mà thôi!”

Đêm đó, trong tận cùng tuyệt vọng và cô đơn, dòng sông thức tỉnh và nhận ra nó cũng là mây. Buổi sớm hôm sau, bầu trời trong vắt trước đây làm cho sông cảm thấy cô đơn, lại hiện ra thật mới lạ, kỳ diệu và trong sáng. Màu xanh của bầu trời biểu hiện sự hồn nhiên và tự do mà dòng sông mới nếm được. Sông biết bầu trời là nơi trú ẩn của tất cả các đám mây, mây không thể ra khỏi bầu trời được. Dòng sông hiểu rằng bản chất của mây là không sinh - không diệt, không đến - không đi, vậy thì tại sao sông lại khóc? Sao ta lại khóc như bị chia lìa với mây vậy?

Dòng sông còn có một giác ngộ khác buổi sáng hôm đó. Nó nhìn thấy bản chất không sinh-diệt của bầu trời. Điều này làm cho sông trở nên rất an nhiên tự tại. Nó bắt đầu tiếp nhận và phản chiếu bầu trời. Trước kia nó không phản chiếu bầu trời, nó chỉ biết tới những đám mây. Nay thì sông có bầu trời luôn luôn hiện diện ngày đêm. Trước đây dòng sông không tiếp xúc được với bản chất của thực tại, nó chỉ tiếp xúc được với những gì thay đổi, sinh diệt. Nay tiếp xúc với cả bầu trời, dòng sông trở nên bình an và thanh thản vô cùng, như chưa bao giờ được vậy.

Chiều hôm đó khi những đám mây trở lại, sông không còn vướng bận vào đám nào nữa hết. Không còn đám mây nào sông cảm thấy là đặc biệt, là của riêng nó nữa. Nó mỉm cười với tất cả các đám mây, chào mừng và yêu mến tất cả.

Bây giờ dòng sông cảm nhận được hạnh phúc của sự buông xả. Nó không còn tùy thuộc hay yêu mến đặc biệt một đám mây nào. Sông yêu thương tất cả. Nó thưởng thức và phản chiếu bất cứ đám mây nào đi qua bầu trời. Khi mây bay xa, nó nói: “Tạm biệt mây nhé, gặp lại nay mai.” Và dòng sông thấy nhẹ lòng. Nó biết đám mây sẽ trở lại sau khi mây biến thành mưa hay tuyết.

Dòng sông được tự do. Hầu như nó cũng không còn thấy cần chảy ra ngoài biển nữa. Đêm đó trăng tròn và chiếu sáng cả lòng sông. Mặt trăng, dòng sông và nước đều thiền quán bên nhau. Dòng sông thưởng thức sự tự do nhiệm màu của giây phút hiện tại. Nó được giải thoát khỏi mọi đau buồn.

Khi chúng ta chạy đuổi theo một thứ gì, muốn nắm bắt nó, ta sẽ đau khổ. Khi không có gì để đuổi theo, ta cũng khổ đau. Nếu bạn đã là dòng sông. nếu bạn đã từng chạy theo mây, đau khổ, than khóc vì cảm thấy cô đơn,xin hãy nắm lấy tay một người bạn. Hãy quán chiếu thật sâu, bạn sẽ thấy rằng thứ mà bạn tìm kiếm kia vẫn thường hiện diện ngay đây, đó chính là bạn!

Bạn là thứ mà bạn muốn trở thành. Vậy thì tìm kiếm làm gì nữa? Bạn là một sự biểu hiện tuyệt diệu. Tất cả vũ trụ đều góp phần vào việc làm cho bạn hiển hiện. Không có gì không ở trong bạn cả. Vương quốc của Thượng đế, Niết bàn, Tịnh độ, Hạnh phúc và Tự do, tất cả đều trong bạn.

(langmai.org)

#28 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 15:52

Cùng một thân hình?

Giả thử chúng ta có thể sản xuất vô tính (cloning): mỗi tế bào trong cơ thể ta đều tạo ra được một thân người mới. Như vậy, một cái tâm của ta có thể trở thành nhiều tâm khác? Một người thành ra nhiều người? Nhưng con người mới kia, họ giống hệt nhau hay khác nhau?

Khoa học đã tiến tới mức có thể tạo ra những con vật bằng phép sinh sản vô tính (cloning). Chuyện này cũng có thể xảy ra cho con người. Nếu tỷ như người ta lấy ba tế bào của tôi để làm thành ra ba con người khác. Ba người đó với tôi là bốn, chúng tôi khác nhau hay giống nhau? Khi có sự sinh sản vô tính, tôi có thể đã khá già và ba người kia thì còn trẻ. Vậy thì tôi có giống mấy người kia không?

Khi chúng ta tu tập, chúng ta có thể nhìn sâu bằng năng lượng chánh niệm, với sự định tâm và trí tuệ lớn. Chúng ta nhìn được sự vật sâu hơn, rõ ràng hơn nhiều. Bụt đả thực tập như vậy, Ngài chia sẻ cái hiểu đó với chúng ta. Chúng ta cũng thực tập như Bụt và nếu cố gắng một chút, chúng ta có thể có trí tuệ như Ngài.

Trước hết chúng ta hãy nhìn sâu vào ý niệm giống nhau, khác nhau. Khi chúng ta hỏi Bụt: cơ thể này và ba cơ thể do sản sinh vô tính kia giống hay khác nhau?” Bụt sẽ trả lời: “chúng không giống nhau cũng không khác nhau.”

Vô thường nghĩa là luôn luôn thay đổi. Chúng ta nghĩ thân mình là thứ gì thường hằng.Thật ra sống chết diễn ra trên cơ thể chúng ta suốt ngày đêm. Bất kỳ lúc nào cũng có nhiều tế bào chết, và nhiều tế bào mới ra đời.

Chúng ta có ảo tưởng rằng thân mình luôn luôn như thế. Bạn là em bé khi ra đời. Mẹ có hình bạn khi còn là em bé. Nay bạn đã là một người nam hay nữ trưởng thành. Bạn nghĩ mình giống hay khác em bé kia?

Chúng ta thường nghĩ rằng cơ thể chúng ta lúc năm mươi tuổi cũng vẫn là cơ thể ta lúc năm tuổi. Nghĩ vậy không đúng. Nếu có cuốn hình gia đình, bạn sẽ nhìn thấy bạn ra sao khi được sáu tuổi, và ngày nay sáu mươi tuổi ra sao. Bạn sẽ thấy hai con người đó rất khác nhau. Nhưng nhìn cách khác, hai người đó không khác nhau. Nếu không có bé sáu tuổi kia thì cũng không có ông già sáu mươi tuổi này. Hai người đó không giống và cũng không khác nhau. Vô thường là giải đáp của sự lộn xộn này.

Sau một hơi thở vào hay hơi thở ra, chúng ta đã thành một con người khác rồi. Từ khi bắt đầu đọc cuốn sách này tới bây giờ, đã có biết bao thay đổi trong cơ thể và tâm thức chúng ta. Nhiều tế bào đã chết đi, nhiều cái mới được sinh ra. Tâm ta cũng vậy. Các ý nghĩ đến rồi đi, các cảm xúc sinh ra rồi hoại diệt. Biểu hiện, ngừng biểu hiện, liên tục tiếp nối nhau. Chúng ta không giống nhau trong hai thời điểm. Giòng sông, ngọn lửa, đám mây và bông hoa hướng dương kia cũng vậy.

Nhân duyên

Nhìn sâu vào một hộp quẹt, bạn có thể nhìn thấy lửa. Ngọn lửa chưa biểu hiện ra, nhưng là thiền giả bạn có thể nhìn thấy lửa. Mọi điều kiện đầy đủ cho lửa biểu hiện. Nào gỗ, diêm sinh, nào mặt phẳng gồ ghề, và bàn tay tôi. Vì thế khi ta quẹt cây diêm, thì lửa biểu hiện. Tôi không gọi là lửa sinh ra, mà nói đó là lửa biểu hiện ra.

Bụt dạy rằng khi có đủ nhân duyên thì bạn biểu hiện. Khi nhân duyên không đủ nữa, bạn sẽ ngưng hiện hữu để có thể xuất hiện dưới các hình tướng khác, trong những điều kiện khác.

Biểu hiện từ cái gì đó

Bạn nghĩ sinh ra nghĩa là gì? Đa số chúng ta nghĩ đó là sự bắt đầu hiện hữu của một sự vật mà trước đó nó không hiện hữu. Ta có nhận thức sinh là từ không bỗng nhiên trở thành có. Từ không là gì trở thành một con người. Đa số chúng ta định nghĩa chữ Sinh như vậy. Nhìn sâu, ta thấy định nghĩa đó không ổn. Từ không bạn không thể trở thành có, không thể thành một con người được.

Trước cái ngày bạn gọi là ngày sinh đó, bạn đã hiện hữu rồi, trong mẹ của bạn. Lúc ra đời chỉ là một sự tiếp nối. Hãy nhìn coi bạn có thể tìm được thời điểm nào từ không mà bạn trở thành có được chăng? Đó là lúc mẹ bắt đầu thụ thai? Điều này cũng không đúng, vì trước đó có thể bạn đã có trong cha một nửa, trong mẹ một nửa. Cũng có thể 1/3 trong cha, 1/3 trong mẹ và 1/3 trong vũ trụ. Có rất nhiều thứ đã hiện hữu rồi. Vì chúng đã có đó, chúng không cần sinh ra. Khi mẹ đẻ con ra, lúc đó không thật sự là lúc con mới sinh ra đời. Đó chỉ là thời điểm bạn chui ra ngoài từ bụng mẹ.

Trong nhà thiền chúng tôi ưa hỏi “Trước khi bà ngoại hay bà nội ra đời, thì mặt mũi bạn ra sao?” Hãy tự hỏi câu này và bạn sẽ bắt đầu thấy được sự tiếp nối trong bạn. Bạn sẽ thấy mình đã luôn luôn có mặt đó. Giây phút bạn được thụ thai là giây phút bạn tiếp tục biểu hiện dưới một hình tướng khác. Tiếp tục nhìn như thế bạn sẽ thấy không có sinh không có diệt, chỉ có sự chuyển hóa tiếp tục mà thôi.

Lửa từ đâu tới?

Tôi có thể nói với ngọn lửa: “Lửa ơi, con biểu hiện ra đi.” Khi tôi bật que diêm, ngọn lửa sẽ xuất hiện. Tôi cũng có thể hỏi lửa: “Con từ đâu tới đây?” Ngọn lửa có thể trả lời: “Thưa Thầy, con không từ đâu tới và cũng không đi về đâu hết. Khi nhân duyên đầy đủ thì con biểu hiện, vậy thôi.” Đó là chân lý của bản chất không đến không đi.

Chúng ta hãy thực tập nhìn sâu vào bản chất của ngọn lửa của cây nến. Đó có phải cùng là ngọn lửa trên que diêm đã châm mồi cho nó hay không? Hay nó là ngọn lửa khác? Nếu để cho nến cháy một giờ đồng hồ, nó sẽ là ngọn lửa ở phần dưới cây nến. Nó có thể giống nhau, nhưng đó chỉ là nhận thức của ta. Thật ra, có rất nhiều ngọn lửa nối tiếp nhau trong từng giây phút. Nó cho ta cảm tưởng nó chỉ là một ngọn lửa nhưng không phải vậy. Nhiên liệu khác nhau, dưỡng khí khác nhau. Căn phòng cũng thay đổi, tức là các điều kiện không giống nhau. Vậy thì ngọn lửa không hoàn toàn giống khi trước.

Không cần nhiều thời gian để ngọn nến thay đổi vì chỉ trong một giây đồng hồ trước, phần trên ngọn nến đã được dưỡng khí và chất sáp nuôi dưỡng rồi. Giây sau, hai thứ nguyên liệu đó đã bị cháy tiêu, và lại có dưỡng khí cùng chất sáp mới nên nó tiếp tục cháy. Nguyên liệu không giống nên ngọn lửa cũng không phải là cùng một thứ. Khi ngọn nến ngắn lại, bạn nhìn thấy nó đã tiêu thụ bao nhiêu dưỡng khí và bao nhiêu sáp, bạn biết rằng ngọn lửa thay đổi hoài hoài. Vậy thì trong hai thời điểm liên tiếp, ngọn lửa không hoàn toàn giống nhau.

Chỉ nhìn vào ngọn lửa bạn đã thấy được bản chất không giống, không khác nhau. Bên dưới cảm tưởng hiện hữu bất biến, là bản chất của vô thường. Không có sự vật nào hiện hữu giống nhau trong hai thời điểm. Điều này áp dụng cho con người ta, cho đám mây hay cho bất cứ vật gì. Nếu bạn nói rằng ngọn lửa của cây nến trước đây mười phút cũng là ngọn lửa bạn đang nhìn thấy, thì không đúng. Nếu bạn nói rằng có hàng ngàn ngọn lửa khác nhau nối tiếp nhau, thì cũng không đúng luôn. Bản chất của lửa là không khác cũng không giống. Khi chúng ta có thể vượt qua được các ảo tưởng về giống nhau, khác nhau, ta có thể chuyển đổi được rất nhiều khổ đau thành ra niềm an lạc.

Cảm quan

Trong kinh điển có một thí dụ rất hay. Trong bóng tối, một người cầm cây đuốc khua thành vòng tròn. Người khác đứng phía xa có thể nhìn đó là một vòng lửa. Nhưng thực ra không có vòng lửa, đó chỉ là những đốm lửa nối tiếp nhau làm cho ta có cảm tưởng đó là vòng lửa tròn mà thôi. Ảo tưởng này cũng giống như ảo tưởng về một bản chất cố định, thường hằng. Vòng lửa chỉ là một ý tưởng. Nó không thể áp dụng vào thực tại, không thể diễn tả đó là chân lý. Nếu bạn phân tích vòng lửa đó bạn sẽ thấy hàng triệu đốm lửa di động, nối tiếp nhau khiến cho ta tưởng như nó là một vòng tròn.

Khi chúng ta quay phim một người đang nhảy múa, chúng ta đã chụp rất nhiều hình. Sau khi chụp, đem chiếu những hình ảnh đó lên một cách liên tục, ta sẽ thấy người kia nhảy múa rất mềm mại. Nhưng thực ra đó là hình ảnh của rất nhiều những tấm hình tĩnh chồng lên nhau một cách liên tiếp.

Khi nhìn vào một con người, ta thấy họ như có một bản chất riêng bất biến và thường hằng. Ta nghĩ rằng buổi sáng, ta nhìn thấy con người đó và buổi chiều ta cũng thấy như vậy. Nếu ta đi vắng mười năm, khi gặp lại người kia, ta cũng nhận ra họ. Nghĩ vậy là ảo tưởng.

Trong kinh có một câu chuyện rất tức cười. Một phụ nữ để một nồi sữa ở nhà hàng xóm và dặn: “Xin giữ dùm, tôi sẽ trở lại sau vài ngày.” Không có tủ lạnh nên sữa đóng váng và trở thành một thứ phó-mát (cheese). Khi bà kia trở lui, bà hỏi “sữa của tôi đâu? Tôi để sữa ở đây, đâu có để phó-mát. Đây không phải là sữa của tôi!” Bụt dạy rằng bà đó đã không hiểu được sự vô thường. Sữa sẽ biến thành phó-mát nếu bạn để nó đó trong ít ngày. Người phụ nữ kia chỉ muốn lấy lại thứ sữa bà đã để đó mấy ngày trước, mà không chịu lấy phó-mát.

Bạn nghĩ rằng sữa và phó mát là hai thứ giống nhau hay khác nhau? Thực ra nó không giống mà cũng không khác. Sữa mất mấy ngày để trở thành phó-mát. Với sự hiểu biết về vô thường, chúng ta có thể thấy được thực tại của vũ trụ và mọi sự vật, thấy được bản chất không giống mà cũng không khác nhau của chúng.

Chúng ta cứ tưởng như mọi sự mãi mãi như vậy, nhưng thực tế là không có sự vật gì giống hệt nhau trong hai thời điểm liên tiếp. Vì vậy ý tưởng sự vật bất biến cũng là một ảo tưởng, không thể áp dụng vào thực tại được. Khi một dòng sông biểu hiện, ta có thể gán cho nó một cái tên - như sông Missisipi chẳng hạn. Dù cho tên sông không đổi, nhưng nó thay đổi hoài. Bạn tưởng như dòng sông luôn luôn có đó, nhưng nước sông thì không giống nhau dù chỉ trong hai giây phút liên tiếp.
Các triết gia nói rằng chúng ta không bao giờ có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Đó là bản chất của vô thường, không phải chỉ Bụt mới nói mà đức Khổng Tử và Heraclitus cùng nhiều hiền nhân khác cũng đều biết như thế, khi họ nhìn sâu vào bản chất của thực tại.

Thanh Francis và cây hạnh đào

Một ngày mùa Đông, trong khi đi thiền hành trong vườn, Thánh Fancis Assisi nhìn thấy một cây hạnh đào trụi lá. Ông tiến gần tới cây, và trong khi thực tập thở, ông xin cây hãy nói với ông về Thượng Đế. Bỗng nhiên hoa trên cây hạnh đào nở bừng lên. Tôi tin câu chuyện đó có thật vì khi có quán chiếu sâu sắc, ta có thể nhìn thấy chiều sâu thực tại. Ông thánh không cần chờ tới mùa Xuân ấm áp mới nhận thức được rằng hoa hạnh đào vẫn có đó.

Tôi mời bạn nhìn vào hộp diêm với con mắt của Thánh Francis, con mắt của Bụt. Bạn cũng có những con mắt như thế. Bạn có nhìn thấy ngọn lửa đã sẵn có trong hộp diêm không? Nó chưa biểu hiện nhưng nó có đâu đó rồi. Nhìn cho sâu bạn có thể thấy lửa. Mọi điều kiện đều có đó để ngọn lửa biểu hiện ra trừ một thứ, đó là cử động của ngón tay bạn. Bạn có thể đưa ra điều kiện chót đó và ngọn lửa sẽ hiện ra. Khi bạn bật quẹt, xin hãy làm việc đó một cách cẩn thận.

Quán sát mọi nhân duyên, bạn có thể hỏi: “Ngọn lửa nhỏ bé ơi, con từ đâu tới?” Khi bạn làm nó tắt hãy hỏi: “Lửa đi đâu vậy?” Chúng ta tưởng rằng ngọn lửa mới sinh ra lúc trước nay đã chết đi. Thật ra có sự chia cách nào giữa cái không gian của chúng ta đây với không gian mà ngọn lửa đi tới đó chăng? Tôi không nghĩ vậy.

Bụt dạy rằng không có gì tới, không có gì lui. Những câu hỏi trên nhiều triết gia đã hỏi nhiều lần và đã dùng bao nhiêu là giấy mực và nước bọt để ráng trả lời. Nhìn kỹ vào mắt Bụt, bạn sẽ có câu trả lời.

Chân Như

Chân lý thực tại được gọi là Chân như. Chân như nghĩa là “tự nó như thế.” Bạn không thể mô tả nó bằng các khái niệm, nhất là khái niệm sinh-tử, có hay không có, đến hay đi. Không có từ ngữ nào, không có điều kiện nào diễn tả được chân lý, được thực tại của cái bàn, bông hoa, cái nhà hay của một sinh vật.

Đôi khi bạn giận cha bạn và nói: “Tôi không dính dáng gì tới ông đó.” Thật là đại ngôn! Bạn không biết rằng bạn và cha cùng thuộc vào một thực tại. Bạn là sự tiếp nối của ổng. Bạn chính là ông ấy. Hãy nhìn coi bạn giống hay khác cha bạn. Chân như của ta là bản chất không giống cũng không khác. Bạn và cha bạn không giống nhau, cũng chẳng khác nhau.

Khi bạn giúp cho ngọn lửa biểu hiện bằng cách bật que diêm, nhìn sâu vào nó bạn sẽ thấy là nó không từ đâu tới mà cũng không đi tới đâu cả. Dùng lửa diêm để châm lên ngọn nến, lửa nến giống hay khác lửa diêm? Khi thắp lên một ngọn nến thứ nhì, bạn sẽ thấy ba ngọn lửa đó khác nhau hay giống nhau?

Nhìn vào ngọn lửa của một cây nến bạn cũng thấy ý niệm không giống, không khác có thể áp dụng không chỉ cho lửa nến mà cả lửa diêm nữa. Ngọn lửa đó cũng không giống hay khác với lửa lúc trước đây, mỗi thời điểm là một ngọn lửa duy nhất. Chỉ trong thời khắc tiếp theo là ngọn lửa đã biểu hiện một cách khác trước rồi.

Sự biểu hiện của một sự vật hay một con người không tùy thuộc vào một nhân duyên, mà tùy theo nhiều nhân duyên. Ý niệm cho rằng một nhân duyên gây ra kết quả không đúng. Một điều kiện không bao giờ đủ để cho một sự vật biểu hiện.
Khi chúng ta ngắm ngọn lửa, ta không nhìn sâu đủ để nhìn thấy mọi nhân duyên. Chúng ta biết ngọn lửa được nuôi dưỡng bởi que diêm, gỗ và nhiên liệu. Chúng ta biết lửa được nuôi dưỡng bởi nhiều thứ: diêm, gỗ, và nhiên liệu. Tất nhiên không có gì tồn tại được khi không có nhiên liệu. Nhưng nhiên liệu chỉ là một yếu tố, một điều kiện mà thôi. Ngọn lửa chỉ biểu hiện ra được khi có đầy đủ các nhân duyên. Nếu không có dưỡng khí, lửa không biểu hiện được lâu. Ngọn lửa tùy thuộc vào gỗ, vào tim đèn *** và vào dưỡng khí. Ngọn lửa có sẵn trong diêm, nó không cần xuất hiện. Nó chỉ biểu hiện ra khi các có đủ các điều kiện thôi.

Hiện nay chúng ta có thể chỉ là một em trai hay em gái mười hai tuổi, chưa hề sinh ra con. Nhưng trong chúng ta đã có tất cả các nhân duyên để cho con và cháu ta biểu hiện. Chỉ cần thời gian và một số các điều kiện khác nữa là đủ.

#29 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 16:20

Tờ giấy

Không đến không đi
Không sau không trước
Tôi giữ người bên tôi
Tôi buông người ra để được tự do
Tôi ở trong người
Người cũng đang có trong tôi.
(Chân Đức)

Không đến không đi là bản thể chân thật của thực tại. Bạn không từ đâu tới, bạn cũng không đi về đâu. Bông hồng, đám mây, núi non, tinh tú, trái đất...mọi thứ đều như vậy. Bản chất đó là không tới không lui. Chết không có nghĩa là từ có trở thành không. Sinh ra không có nghĩa là từ không trở thành một con người nào đó. Chỉ có sự biểu hiện khi nhân duyên đầy đủ và sự biểu hiện ngừng lại khi không còn đầy đủ các điều kiện.

Tờ giấy ghi những dòng này có một lịch sử. Trang giấy bạn đang cầm trong tay đây được thành hình trong một thời điểm nào đó. Nhưng đó không phải là lúc nó ra đời. Nó đã có mặt trong tia sáng mặt trời, trong thân cây, trong đám mây và trong mặt đất. Khi nó được sản xuất ra trong nhà máy chỉ là lúc nó biểu hiện ra mà thôi.

Vậy chúng ta có thể hỏi: “Tờ giấy ơi, mi có đó trước khi mi được sinh ra không?” Tờ giấy sẽ trả lời: “Có chứ, trong hình hài của cái cây, ánh nắng, trong đám mây, trong mưa, trong các khoáng chất và trong đất. Giây phút trở thành tờ giấy chỉ là thời điểm tiếp tục hiện hữu. Tôi không phải từ không mà tới được, tôi từ vũ trụ mà tới. Tôi đã là cái cây, là đám mây, là ánh nắng, là đất đá vv...”

Nhìn sâu vào tờ giấy bạn vẫn có thể nhìn thấy cây cối, đám mây, và mặt trời. Bạn không cần trở lui quá khứ. Đó là lợi điểm của thiền quán, bạn không cần phải đi du lịch. Chỉ cần ngồi đó và nhìn sâu, bạn có thể nhìn thấy và nhận ra mọi sự. Tờ giấy chứa đựng mọi tin tức về vũ trụ, kể cả những gì liên quan tới cây cối, đám mây và ánh nắng, mặt đất. Nếu bạn đem một trong mấy thứ đó trả về chỗ của nó, tờ giấy sẽ không còn đó nữa. Nếu bạn trả ánh nắng cho mặt trời, thì sẽ không còn rừng, không còn tờ giấy. Vì thế ánh nắng mặt trời là tờ giấy. Khi bạn sờ vào tờ giấy là bạn chạm tới ánh nắng, đám mây, mưa, đất, bạn chạm tới tất cả vũ trụ. Một sự biểu hiện chứa đựng tất cả mọi thứ.

Khi bạn đưa ngón tay trên mặt giấy, bạn có thể cảm nhận đám mây trong đó. Không có mưa, do mây mà có, thì sẽ không có tờ giấy. Khi ngón tay tiếp xúc với tờ giấy, chúng cũng đang tiếp xúc với cây trong rừng. Ngón tay ta có thể tiếp xúc với mặt trời và tất cả các khoáng chất trong đất trên tờ giấy. Khi chúng ta tiếp xúc với tờ giấy bằng chánh niệm, chúng ta tiếp xúc được với tất cả các hiện hữu khác.

Khi chúng ta thực tập nhìn sâu vào tờ giấy, chúng ta có thể nhìn thấy rừng cây. Không có rừng thì không có cây và không có cây thì không làm được giấy. Vậy tờ giấy này không phải tới từ số không, nó tới từ thứ gì đó, như cây cối chẳng hạn. Nhưng cây cối không đủ để tạo ra tờ giấy. Mặt trời nuôi dưỡng cây, nước tưới tẩm cây, đất đá và khoáng chất cùng vô số các hiện tượng khác giúp cho cây biểu hiện. Và còn cần người tiều phu đốn cây, người chủ quán bán bánh mì cho tiều phu ăn trưa, những người thành lập công ty trả lương cho người đốn cây nữa. Những thứ đó không hiện hữu bên ngoài mà là một với tờ giấy.

Bạn có thể nghĩ “làm sao tôi có thể đồng hóa tờ giấy với rừng cây được? rừng ở ngoài tờ giấy chứ?” Nếu bạn lấy yếu tố rừng hay đám mây ra khỏi tờ giấy, thì giấy sẽ biến mất. Nếu không có đám mây, không có mưa làm sao cây sống được? Làm sao ta làm được bột giấy để từ đó sản xuất ra giấy?

Tờ giấy không có ngày sinh và bạn cũng không có sinh nhật. Bạn đã có đó trước khi bạn ra đời. Lần sau khi ăn mừng sinh nhật bạn có thể đổi bài hát thành “Mừng ngày tiếp nối.” Nếu ngày sinh thực sự là một ngày tiếp nối thì ngày chết cũng vậy. Nếu bạn thực tập giỏi thì lúc lìa đời bạn cũng hát “Mừng ngày tiếp nối.”

Hãy ráng làm thành hư không

Bạn có thể ráng sức để làm cho tờ giấy trở thành không. Có thể được chăng? Hãy bật que diêm và đốt nó coi nó sẽ trở thành không hay trở thành thứ gì khác? Đây không phải chỉ là chuyện lý thuyết, mà là chuyện chúng ta có thể chứng minh được. Thở vào thở ra và bật quẹt lên. Hãy chứng kiến sự chuyển hóa của tờ giấy. Khi bạn châm que diêm, hãy nhớ rằng ngọn lửa không cần sinh ra. Khi điều kiện đầy đủ, nó chỉ biểu hiện ra cho chúng ta nhìn thấy nó mà thôi. Khi đốt tờ giấy, hãy nhìn khói. Sức nóng của lửa cũng đủ làm cho ngón tay ta bị phỏng. Tờ giấy bây ở đâu?

Khi bạn đốt một tờ giấy, nó không còn hình thái một tờ giấy nữa. Nếu nhìn nó với sự tỉnh thức, bạn sẽ thấy là tờ giấy tiếp tục ở những hình thái khác. Một hình thức là khói. Khói từ tờ giấy sẽ bốc lên cao, nhập vào với đám mây có sẵn ở trên đó. Tờ giấy nay trở thành mây, và ta có thể vẫy tay tạm biệt nó. Tạm biệt giấy, sẽ gặp lại gần đây. Ngày mai hoặc tháng sau sẽ có mưa và hạt mưa có thể sẽ rớt xuống đầu bạn. Giọt nước đó là tờ giấy của bạn.

Hình thức khác mà tờ giấy hiện ra là tro. Bạn có thể đổ tro xuống đất. Khi trở lại đất, đất là một tiếp nối của tờ giấy. Có thể năm sau, bạn sẽ nhìn thấy sự tiếp nối của tờ giấy nơi một đóa hoa nhỏ xíu hay một cọng cỏ. Đó là kiếp sau của tờ giấy.

Trong khi cháy, tờ giấy cũng biến thành nhiệt lượng. Cái nóng đó ngấm vào cơ thể bạn, dù cho bạn không ở gần ngọn lửa lắm. Bây giờ bạn mang tờ giấy trong người bạn. Sức nóng cũng thấm sâu vào vũ trụ. Nếu bạn là khoa học gia có dụng cụ rất tinh vi, bạn có thể đo được sức nóng đó, ngay cả ở những tinh cầu thật xa xôi. Các tinh tú đó nay là biểu hiện tiếp nối của tờ giấy nhỏ bé kia. Chúng ta không thể biết tờ giấy đi xa tới đâu.

Các nhà khoa học đã từng nói khi chúng ta vỗ tay, tiếng động có thể ảnh hưởng tới một vì sao. Những gì xảy ra cho ta có thể ảnh hưởng tới giải ngân hà xa tắp. Và các giải ngân hà xa xôi đó cũng có ảnh hưởng trên chúng ta. Mỗi thứ đều chịu ảnh hưởng của mọi thứ khác.

Không có gì mất đi

Thiền quán nghĩa là một cuộc hành trình để nhìn sâu, để tiếp xúc được với bản chất của thực tại và hiểu được rằng không có gì mất đi hết. Nhờ đó chúng ta sẽ hết sợ. Không sợ là tặng phẩm lớn nhất của thiền quán. Nhờ đó mà chúng ta sẽ vượt thoát được đau khổ và ưu phiền.

Chỉ có không mới trở thành không. Có không thể trở thành không và không cũng không thể trở thành có. Nếu sự vật đã có đó, nó không cần được sinh ra. Thời điểm nó ra đời chỉ là thời điểm nó tiếp tục. Bạn được coi là một em bé mới sinh và ai cũng nghĩ ngày bạn ra đời là bắt đầu hiện hữu. Nhưng bạn đã hiện hữu tự trước ngày đó rồi.

Chết theo quan niệm của chúng ta là từ có bỗng nhiên trở thành không. Đang là một con người bạn không còn là gì nữa. Đó là một ý tưởng kinh khủng và vô nghĩa lý. Nếu một thứ chưa từng sinh ra thì nó có thể nào chết đi chăng? Bạn có thể nào làm cho tờ giấy biến mất, trở thành hư không thật sự chăng?

Tôi có thể làm chứng là tờ giấy chưa từng được sinh ra, vì sinh nghĩa là từ không trở thành có. Ý tưởng đó không hợp với sự thật. Bản chất chân thật của bạn là vô sinh. Bản chất của tờ giấy cũng là vô sinh. Bạn đã có đó rồi, từ lâu, rất lâu.

Bạn luôn luôn có đó

Khi còn nhỏ bạn có lẽ cũng thích chơi với cái kinh vạn hoa. Mỗi khi động đậy ngón tay là bạn tạo ra được một hình đồ màu sắc kỳ diệu. Chỉ cần động đậy một chút là bạn thấy hình đồ kia thay đổi. Hình mới cũng đẹp nhưng khác hình cũ. Bạn có thể nói các hình đồ trong kính vạn hoa đó sống rồi chết, nhưng là em bé, bạn không hề đau buồn về sự sống chết đó. Trái lại, bạn tiếp tục vui sướng nhìn các hình sắc khác nhau.

Nếu chúng ta có thể tiếp xúc được với bản chất của sinh tử, bạn sẽ không còn sợ hãi. Đó là bản chất của chân hạnh phúc. Khi nào trong bạn còn có cái lo sợ thì hạnh phúc của bạn không được hoàn toàn. Bồ tát Quan Âm đã hiến tặng chúng ta Tâm Kinh. Trong kinh đó chúng ta học được rằng thực tại là chân như, không bị ảnh hưởng bởi sống-chết, tới-lui, có-không hay thêm-bớt, nhơ-sạch. Chúng ta đầy những khái niệm như thế, vì vướng vào các khái niệm như thế nên chúng ta đau khổ. Ta sẽ được giải thoát thật sự khi không vướng mắc vào các khái niệm đó.

Khi bạn tới một trung tâm thiền tập, bạn hy vọng trút bỏ được một số những khổ đau. Bạn hy vọng được nhẹ nhàng hơn. Nhưng sự giải thoát lớn nhất mà bạn có thể đạt tới là tiếp xúc được với bản chất chân thật của bạn, với tính vô sinh bất diệt. Đó là bài học sâu sắc nhất mà Bụt tặng cho chúng ta.

Không sáng tạo

Hãy nhìn đóa hoa hướng dương trong vườn. Bông hoa đó nhờ vào bao nhiêu yếu tố để có thể biểu hiện ra được. Có đám mây trong hoa vì nếu không có mây thì không có mưa, và hoa không mọc được. Có mặt trời trong hoa hướng dương. Chúng ta biết rằng không có ánh nắng thì không cây gì lớn lên được, nên không thể có hoa hướng dương. Chúng ta nhìn đất, nhìn các khoáng chất, nhìn người nông phu, người làm vườn, chúng ta xem xét thời gian, không gian, các ý tưởng, ý muốn phát triển và nhiều yếu tố khác. Hoa hướng dương tùy thuộc vào nhiều điều kiện để có thể biểu hiện, chứ không chỉ cần một thứ.

Tôi thích dùng từ biểu hiện hơn là từ sinh ra. Tôi cũng thích dùng từ biểu hiện đó thay vì dùng từ sáng tạo. Trong trí óc ta, sáng tạo có nghĩa là từ không trở thành một vật gì đó. Người nông phu gieo hạt hướng dương không sáng tạo ra hoa hướng dương. Nếu nhìn cho sâu, bạn sẽ thấy người đó chỉ là một trong các điều kiện làm cho hoa hướng dương hiển lộ. Có hạt hướng dương trong kho, có cánh đồng để trồng cây hướng dương, có mây trên trời để làm ra mưa, có phân bón, có mặt trời giúp cho cây lớn lên. Là nông dân, bạn không phải là người sáng tạo ra cây hướng dương. Bạn chỉ là một trong nhiều điều kiện. Các điều kiện kia cũng vậy. Tất cả đều quan trọng như nhau trong việc làm cây hướng dương biểu hiện ra.

Khi bạn tới Làng Mai vào tháng bảy, bạn sẽ thấy hoa hướng dương trên khắp các ngọn đồi bao quanh làng. Hàng trăm ngàn bông hoa quay về hướng đông, mỉm cười rực rỡ. Nếu bạn tới Làng vào tháng năm hay tháng tư, các ngọn đồi đó còn trống. Nhưng người nông phu đi qua các đồi đó thì họ đã nhìn thấy hoa hướng dương. Họ biết cây hướng dương đã được trồng và mọi điều kiện đều đầy đủ rồi. Họ đã gieo hạt, đã làm đất sẵn sàng. Chỉ còn thiếu một điều kiện là hơi ấm, sẽ tới vào tháng sáu tháng bảy mà thôi.

Bạn không thể nói một sự vật là có đó chỉ vì nó biểu lộ ra. Bạn cũng không thể nói một sự vật là không khi nó chưa biểu lộ hay ngừng sự biểu lộ. Có và không, hiện hữu hay không hiện hữu, không áp dụng được vào thực tại. Nhìn sâu, bạn sẽ thấy thực tại không phải là chuyện có-không, hiện hữu hay không hiện hữu.

Khi Paul Tillich nói: “Thượng đế là nền tảng của mọi hiện hữu,” ta nên hiểu chữ hiện hữu đó không có nghĩa trái ngược với “không hiện hữu.” Xin mời bạn nhìn sâu vào khái niệm hiện hữu để có thể được tự do, không vướng mắc vào đó.

Thanked by 1 Member:

#30 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3649 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 23:00

Hay, nhưng ngôn từ xa cách đại chúng.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |