Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
goodluckgoodbye, on 22/04/2014 - 22:34, said:
Không biết từ đâu mà người Việt mình có cái văn hóa "xí phần", khôn lanh, nhanh nhẹn vô cùng.
- Cần mua vé hay nộp hồ sơ thì xí cửa sổ, nhét cái tay mình vô
- Đèn đỏ chưa hết đã xí đèn xanh, gặp đèn vàng thì xí ngã tư
- Lưu thông thì xí đường
- Bán lẻ, giữ xe thì xí lề đường
- Xếp hàng thì xí chổ, nhiều khi xí chổ rất mắc cười, để cái ba lô xếp hàng dùm mình
- Lên tàu, xe, máy bay thì xí chổ ngồi
Lặt vặt hàng ngày thì là vậy, lớn hơn 1 chút thì xí suất học mầm non, mẫu giáo, trường học cho con.
Nhanh nhẹn và tháo vác xí phần vậy chứ toàn xí được mấy cái thứ lặt vặt không à! Còn mấy này thì tranh nhau xí phần muốn chết cũng chỉ được phần rìa, phần bả
- Xuất khẩu thì xí được phần "gia công"
- Công trình lớn trong nước thì nước ngoài trúng thầu lớn, mình xí được phần san lắp mặt bằng
- Thị trường nội địa thì vất vả lắm mới xí được 1 phần nhỏ từ tay hàng Trung Quốc hoặc xí được phần lắp ráp linh kiện nhập từ TQ.
Tài ba, giỏi giang xí phần, lanh tay, lẹ mắt, chụp giật hay ho như vậy mà tại sao không xí được cái gì ra hồn, chỉ xí được những cái thứ tào lao. Những cái thứ mà nếu sống ở 1 xứ sở tiên tiến hơn mình 1 chút như Thái Lan thôi người ta không cần xí mà vẫn được vậy!
Bậc thức giả nào giải thích được cái nghịch lí này, tôi thì tôi chịu thua, không lí giải được!
Là vì cha ông ta đã có một thời gian dài quá khổ, quá thiếu thốn đói nghèo. Mấy chục năm chiến tranh liên miên, mọi hàng hoá đến được tay người tiêu dùng đều từ tem phiếu và xếp hàng mà có. Đói khổ nó in sâu vào tiềm thức đến độ lúc nào cũng chỉ chăm chăm xếp hàng xếp gạch sợ không đến lượt mình. Và với tâm lý và hành động đó, ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của con trẻ trong nhà. Đặt mình vào hoàn cảnh ấy, mình cũng chẳng còn là mình nữa, chấp nhận bỏ đi cái tôi của mình để cả nhà có cái mà sống qua ngày.....xuất hiện văn hoá xí phần từ đó. AnAn chỉ cảm nhận thời đó qua lời kể của cha mẹ, qua phim ảnh, sách truyện,.....và AnAn cảm thông với khoảng thời gian đó, với những con người đó, với tất cả.
Nói người Việt xấu, AnAn không phủ nhận cũng chẳng công nhận.
Ai cũng từng nghe câu:
Nhân chi sơ tính bổn thiện.
Hay:
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
.....
Đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho quá khứ là một điều không nên chút nào.
Đem so sánh VN với các nước phát triển, khác nào lấy một vị công chức bảnh bao so với một người nông dân ở miền núi. Từ hành vi giao tiếp, cử chỉ, lời nói.....đến cái lớn nhất là hiểu biết, trí tuệ.....so sao cho vừa???
Cũng đành hi vọng, khi cái đói khổ đã bớt, người ta tìm lại chính cái tôi trong bản thân mỗi người. Không mong một sớm một chiều thay đổi, mong thay đổi từ từ cho thấm hết cái đạo sống yêu thương chan hoà, cảm thông và chia sẻ.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
----------------------------------------------(này thì ngắt này)
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vô Danh Thiên Địa, on 23/04/2014 - 02:30, said:
Ấy là vì thuộc họ "nhà xí" .
Bác vẫn vậy....vẫn canh cánh khôn nguôi....vẫn đáu đáu trăn trở
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn