Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
goodluckgoodbye, on 14/04/2014 - 11:42, said:
AnAn tâm hồn còn trong sáng quá!
Tào Tháo đối với Hiến Đế như vậy cũng không tệ đâu.
Mình cứ từ trong cuộc sống mà ra nhe!
Thửa thiên hạ đại loạn, anh em chúng tôi bán mạng, đổ xương máu dẹp loạn, giành được giang sơn, đặt ông lên ngôi vị vua khi ông đang bị ăn hiếp, sống cù bất cù bơ, không ra đời sống 1 ông vua.
Bây giờ được ăn sung mặc sướng, thiên hạ tôn xưng, hưởng đầy đủ vinh hoa chỉ là không có thực quyền còn đòi gì nữa. Đòi thêm thực quyền đồng nghĩa với việc phế bỏ chúng tôi, đưa mấy thằng suốt ngày đọc thơ, chết nhát lên thay thế chúng tôi... xương máu chúng tôi đổ ra cho ai?
Nếu ông đòi quyền hành thì sao lúc trước ông không ra dẹp loạn như ông cha mình, lúc đó đòi quyền hành có ai nói gì đâu.
Nên, sướng mà không biết, còn lấn lướt, được voi đòi Hai Bà Trưng
Lấy cái tâm lý bình thường suy ra là vậy đó!
Còn vụ Tào Tháo dùng người tài không được là giết. Chưa hẳn, đâu có giết Từ Thứ! Tào Tháo thừa biết Tư Mã Ý giỏi mà có dã tâm, nếu Tào Tháo có tính cách của Chu Nguyên Chương thì liệu Tư Mã Ý có thọ hơn Tào Tháo không? Nhưng Tào Tháo trước khi chết cũng chỉ trăn trối là phải cẩn thận Tư Mã Ý, nhưng vẫn phải sử dụng!
Còn nếu là Lưu Bị thì tôi chưa chắc! Lúc Lưu Bị hấp hối có trao con cho Khổng Minh và nói dằn mặt 1 câu "nếu con trẩm bất tài thì thừa tướng lên thay thế luôn đi"
Nếu hiểu thì phải hiểu là câu dằn mặt chứ không phải câu nói tâm tình đâu
Nên KM nghe xong đổ mồ hôi hột, thề thốt trời tru đất diệt tùm lum trước mặt đám cựu thần. Nếu giả sử ổng không thề thốt thể hiện cam kết thì liệu có thoát án tru di tam tộc của Nguyễn Trãi không?
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
goodluckgoodbye, on 14/04/2014 - 12:17, said:
"Điểu tận cung tàn" là cái cách cư xử đầy mặc c ảm, tự ti của những lãnh đạo dở hơn lính nhưng tốt số!
Chu Nguyên Chương thất học nên mặc cảm tự ti có sẳng, khi có giang sơn thì điểu tận cung tàn
Lưu Bang cũng là kẻ thất học, nên cũng cư xử kiểu điểu tận cung tàn
Lý Thế Dân thao lược có sẳng, đủ tài để hiểu người tài, đủ đức để thu phục nhân tài nên không có điểu tận cung tàn
Quang Trung Nguyễn Huệ cũng vậy, thừa tài và đức hơn thuộc hạ nên không điểu tận cung tàn.
Tào Tháo hơn Tư Mã Ý xa về cái tài và cái uy nên đâu có thèm điểu tận cung tàn.
Suy ra chính Lưu Bị mới là người có khả năng điểu tận cung tàn cao nhất.
Suy ra nhân tài thì tìm người hơn mình mà đầu quân! Vì người ta hơn mình nên không đề phòng khả năng của mình. Người kém hơn mình thì hay đề phòng mình.
Và anh tài cũng dễ chết vì cái sự không đề phòng đó!
Hay thì hay thật, nhưng ở đây cũng chỉ là cách nhìn nhận đánh giá và suy diễn theo quan điểm của Goodluck thôi.
Về việc Lưu Bị cầm tay Gia Cát Lượng trước lúc mất mà nói :
“Ông tài gấp 10 lần Tào Phi, tất có thể an định đất nước, hoàn thành việc lớn. Nếu như con ta có thể phò tá thì ông phò tá, còn nếu như nó là đứa bất tài thì ông có thể thay nó !” Khổng Minh nghe Lưu Bị nói vậy thì giật mình.... Hay như Lưu bị dặn dò A Đẩu :
“Sau khi ta chết, con phải chăm sóc phụng dưỡng thừa tướng giống như phụng dưỡng ta !” từng gây ra rất nhiều tranh cãi rằng - những lời nói trên Lưu Bị thật lòng hay giả dối ?
Mỗi người một kiến giải không ai chịu nhường ai....
Phải chăng câu nói đó - Lưu bị muốn thằm dò ý tứ của Khổng mình, đồng thời thể hiện cho Khổng minh biết rằng ông thừa hiểu trong lòng KM đang nghĩ gì...?
Tuy có nhiều ý kiến này nọ gì đi chăng nữa nhưng xét cuộc đời của Lưu Bị tôi vẫn thấy hơn đứt Tào Tháo ở chỗ thu phục được những hiền tài bậc nhất trong thiên hạ như Quan Vũ, Trương Phi, Khổng Minh, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung....
Vì sao ông làm được điều đó ? Vì sao lão tướng Hoàng Trung quên mình mấy phen đòi lên ngựa cầm gươm, Triệu Vân hai lần xả thân cứu ấu chúa ? Vì sao sau khi ông mất các vị tướng tài ba ấy vẫn một lòng trung thành tiếp tục phò tá con trai ông - Lưu Thiện ?
Chính là nhờ nghệ thuật dụng người, với tài thu phục nhâm tâm -> vậy nên khi nhắc đên Lưu Bị là nhắc đến Nhân hòa - nhờ có nhân hòa mà Lưu bị làm nên việc lớn.
"Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa" (Thuận cơ trời không bằng địa lợi, được địa lợi không bằng được lòng người).
Cao tay nhất của Lưu Bị là trước lúc mất, những lời nói của ông như một đòn tâm lý đánh vào vào Khổng Minh cộng với lợi thế Nhân hòa, có nhiều bậc trung thần -> kết quả là Khổng Mình khác với Lã Bất Vi hay như một số nhận vật lịch sử khác - ông và các lão tướng một lòng một dạ phục vụ cha đến con Lưu Bị cho tới khi chết.
Tào Tháo tuy cũng thu phục được nhiều nhân tài nhưng có người không trung thành và kết cục sau khi ông mất một thời gian, Tư Mã ý chiếm ngôi.
Nhìn lai cuộc đời Lưu Bị - phải công nhận ông là người có tài đấy chứ - một nhà lãnh đạo có khả năng thu hút và giỏi thu phục lòng người, biết nhân hòa, biết dùng người và nắm bắt thời cơ - những phẩm chất đó lẽ nào không phải là phẩm chất của một đế vương ?