Cao.Thu.Tu.Vi, on 13/04/2014 - 18:02, said:
người Việt Nam hay nói chuyện vĩ mô lắm, mà nói toàn kiểu tám ở quán cà phê, chẳng có kiến thức chuyên sâu gì cả, ấy thế mà nói từ Đông Á, đến Trung Đông, rồi sang Mỹ...khắp mọi nơi trên thế giới, còn nói chuyện làm ăn thì chẳng thấy mấy khi nói, có lẽ đó là cái tính huênh hoang của người Việt, thích nói chuyện to lớn, không thèm nói chuyện nhỏ, phải là chuyện quốc gia đại sự kia. Đây ta là hiểu biết các vấn đề thời sự. Ăn cơm với rau nói toàn chuyện đâu đâu, vô bổ, chẳng mang lợi được cái lợi ích gì. Mấy ông ngồi với nhau làm chai rượu và ít đồ nhắm, thế là lai rai cả buổi ra rả là chuyện trên trời dưới đất. em thấy sợ lắm, có ngồi với những người đó thì em cũng cười chung ra vẻ bổ mặt hòa đồng, cũng cười nói ầm ầm, nhưng trong bụng thì không vui lắm đâu. hehe.
Ngô Bảo Châu được giải field mà báo chí, người dân, quan chức...tung hô còn hơn cả sự kiện con cóc kiện ông trời, châu Âu hay Mỹ, Nhật chẳng có NBC mà cứ phát triển ầm ầm, mình được tí thành tích lý thuyết thì khoe, khoe của cái người không có là vậy. Khoe của một đất nước nghèo là vậy. Ngày xưa có mấy thần đồng, khi còn nhỏ mới có tí tố chất đã đưa lên mây rồi, lớn lên nó bị người ta đùm bọc quá, tung hô nhiều quá mà sau lớn lên mất hút đi đâu, chẳng thấy có tí cái gì để lại cho đời. khoa học, công nghệ...nói chung muôn mặt xã hội.
Người nghèo thì thích khoe của, người giàu thì lại không thích khoe. có nghèo cũng phải cố sắm sửa cho được bộ quần áo đẹp, ngôi nhà phải trang trí cho đẹp, người ta nhìn vào tưởng giàu lắm mà thực tế lại nghèo rớt mồng tơi, có nhà thì trong trang trí nội thất lộng lẫy, ngoài thì hoành tráng...nhưng thực tế cái nội thất thì mua của người ta không trả tiền, mua nợ để đắp vào cái mặt cho đẹp. bố tôi làm đồ gỗ, có xưởng mộc nên em hiểu điều đó.
Thực ra đó là văn hóa tiểu nông, tích lũy kiểu ăn chắc mặc bền, không có cái nhìn xa trông rộng, nhưng cái ăn chắc mặc bền kiểu đó lại dẫn đến nền kinh tế kém năng động và phát triển hiệu quả.
Ví dụ như tâm lý bất kỳ người dân nào cũng muốn mua nhà to đẹp để ở, có một muốn có 2, rồi có 3, có 4 cứ đầu tư vào rồi để đó, khiến tiền nằm chết gí một chỗ, không có sự lưu thông, trong khi lại vô hình đẩy giá nhà đất lên cao, là một nước thu nhập thấp nhưng có những con đường khu phố được mệnh danh đắt nhất hành tinh, đó chính là đầu tư vào Tiêu Sản chứ không phải tài sản, rồi đầu tư Xe ô tô cũng vậy, chưa cần thiết, chưa hiệu quả nhưng vẫn mua, có khi tháng đi được 1 lần, cả đống tiền nằm bẹp gí một chỗ không có sự sinh lời, chưa kể còn bị khấu hao, chi phí nuôi xe, gửi xe một số lượng tiền lớn không có hiệu quả cao, mất cân bằng, trong khi ít có tính toán đã thực sự cần thiết hay chưa, nếu cần thiết phục vụ công việc thì không vấn đề gì, nhưng nhiều người bán nhà bán đất chỉ để mua xe cho oai với bên ngoài, sĩ diện hão... là một nước kém phát triển nhưng ô tô xe sang, siêu xe đầy đường. Nên hầu hết tôi thấy đa phần chúng ta đang bị đầu tư vào tiêu sản chứ không phải tài sản, điều này làm chậm sự phát triển của đất nước, chứ không phải là kích thích khi chúng ta còn đang nghèo, cần nhiều nguồn vốn lưu thông.
Tôi còn nhớ một tỷ phú của Mỹ có mấy chục tỷ mà ông ta chỉ đi cái xe vài ngàn đô thì phải, chúng ta không cần phải học điều đó, nếu chúng ta có dư thừa tiền bạc nhưng khi mới chỉ thoát nghèo thì việc đầu tư như trên sẽ thất thoát nguồn lực quốc gia, tiền chảy vào túi tư bản.