Jump to content

Advertisements




Giàu, nghèo, sang, hèn, còn sống hay đã chết


124 replies to this topic

#106 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 19/07/2015 - 19:21

Đã làm làm cả, cùng một công lập trình, thì tích hợp luôn, nhập dữ liệu một lần, tự động ra cả tử vi tử bình kỳ môn lục nhâm BTHL, đỡ phải mất công gõ.

Thanked by 1 Member:

#107 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4346 Bài viết:
  • 7843 thanks

Gửi vào 19/07/2015 - 21:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cao.Thu.Tu.Vi, on 18/07/2015 - 23:01, said:

chào anh pvcpvcp

đọc tên giống với nhựa pvc. hi hi. nếu anh đã suy luận giờ Dậu vậy tôi cũng phân tích Tứ trụ này để mình cùng trao đổi xem sao.

Với 2 giờ thì đều có xung cả, sinh giờ Thân thì xung Dần, sinh giờ Mão thì xung Dậu.
Đối với giờ Thân

Càn tạo

Canh Tý Mậu Dần Đinh Mão Mậu Thân

Đại vận : Nhâm Ngọ ( 38-47 ) Quý Mùi ( 48 - 57 )

Thân là phổi, đại tràng, gân cốt...Dậu là phổi, da lông...xét ngày Đinh sinh tháng Dần, Đinh tử ở Dần, bệnh ở Mão, mộc vượng, trong trụ không có Hỏa hóa mộc sinh Đinh hỏa, Đinh hỏa yếu khí không đốt được Mộc vượng trợ cho mình ( Mộc nhiều Hỏa bị dập tắt ), nên có thể nói Ấn mộc vô tình. Trong trụ lại có 2 Thực 2 bên làm tiết khí Đinh hỏa mạnh, Thân Tý bán hợp Thủy khắc hại đinh Hỏa mạnh mẽ chủ hung tai, Đinh hỏa không có Tỷ kiếp giúp đỡ, Ấn thụ lại vô tình. nên Mệnh này cực nhược.

Xét Đại vận Nhâm Ngọ ( 38-47), can Nhâm lại Tý Thân bán hợp Thủy thấu suất thông căn khắc Đinh hỏa cực mạnh, nhưng may mắn Chi Ngọ bán hợp Dần thành Hỏa trợ thân nên vận tốt hơn. Nhật Can Đinh được thông Gốc ở Dần Ngọ hợp Hỏa nên vận này khá hay thông, có tiền bạc. dù cho chi Nhâm có thấu chăng nữa, vì Đại vận lấy Chi xét vượng suy ngũ hành.

Xét Đại vận Quý Mùi (48-57) Can Quý làm Thân Tý hợp Thủy thấu Can khắc Đinh, Chi Mùi tuy Thổ táo có hoả vượng vốn có thể trợ Đinh nhưng hiềm nổi Mão Mùi bán hợp mộc Ấn tinh vô tình. Đinh hỏa mất trợ lại bị khắc nhược mạnh nên vận này sẽ phát bệnh. Vào năm Nhâm Thìn, Thân Tý Thìn tam hợp Thủy thông Nhâm khắc Đinh đến ho ra máu ( Đinh chủ máu huyết ). Vì vậy năm 2012 Nhâm Thìn phát bệnh.

Vào năm Ất mùi, Ất Mộc càng khí vì dẫn xuất Mộc ở Địa chi thông căn, Mộc càng vượng thế lại dập Hỏa, đoán vong mạng.

Xét giờ Dậu

Canh Tý Mậu Dần Đinh Mão Mậu Dậu


Đại vận : Nhâm Ngọ ( 38-47 ) Quý Mùi ( 48 - 57 )

Đại vận Quý Mùi, tuy Quý làm Tý thấu suất khắc Đinh, nhưng không phải là Thủy quá vượng vì không phải khí hội, vào năm Nhâm Thìn tuy Tý Thìn củng hợp Thủy vẫn bị bệnh, nhưng không bằng giờ Thân. Nếu Sinh giờ Dậu có thể nói cũng bệnh nặng nhưng không đến mức như giờ Thân.

thân ái.
Phủ dương tạng âm nên phổi xét (Tân=Dậu) còn Đại tràng luận (Thân-Canh).Bạn nhầm rồi!
Luận như bạn thì chỉ biết bị bệnh mất chứ không biết bệnh ở cơ quan nào !

Sửa bởi pvcpvcp: 19/07/2015 - 21:44


#108 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 19/07/2015 - 23:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai., on 19/07/2015 - 19:21, said:

Đã làm làm cả, cùng một công lập trình, thì tích hợp luôn, nhập dữ liệu một lần, tự động ra cả tử vi tử bình kỳ môn lục nhâm BTHL, đỡ phải mất công gõ.
Có lẽ cần một thời gian nữa. Lý do, tôi chờ một người bạn thân của tôi đang dịch bộ Hà Lạc Chân Số nguyên tác của Ngài Trần Đoàn, và Bộ Tinh Học Đại Thành.
Tôi tin tưởng ngài Trần Đoàn hơn hẳn ngài Học Năng.

Sửa bởi NhuThangThai.: 19/07/2015 - 23:37


Thanked by 2 Members:

#109 harzard

    Hội viên mới

  • Hội Viên TVLS
  • 97 Bài viết:
  • 169 thanks

Gửi vào 20/07/2015 - 06:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pvcpvcp, on 19/07/2015 - 21:38, said:

Phủ dương tạng âm nên phổi xét (Tân=Dậu) còn Đại tràng luận (Thân-Canh).Bạn nhầm rồi!
Luận như bạn thì chỉ biết bị bệnh mất chứ không biết bệnh ở cơ quan nào !

Tôi không nhầm đâu bạn, tôi cũng có trình độ Đông y cơ bản. Khi so sánh với Phủ thì Tạng là Âm, Phủ là Dương, nhưng không có nghĩa là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận đều thuộc Âm. Can có Can Âm, Can Dương, Thận có Thận Âm, Thận Dương, Phế có Phế Âm và Phế Dương...trong mỗi Tạng đều có sự cân bằng Âm Dương của nó, một khi nó bị lệch sẽ sinh bệnh, ví dụ Can Âm hư, Can Dương hư, Thận Âm hư, Thận Dương hư....

Tôi có thể lấy đơn giản như Thiên Can giống như Phủ so với Địa chi giống như Tạng, thì Thiên Can Dương, Địa chi Âm, nhưng Thiên Can lại có Giáp Dương, Ất Âm, Trong thập Can thì Tổng Dương = Tổng Âm.

Đó là cái lý cơ bản của Dịch học. Cho nên điều bạn nói là không đúng rồi, cũng như tôi nói Thân cũng chủ về Phổi là như vậy. Cái này được nhiều nhà mệnh lý sử dụng, cả Ta và Tàu, có lẽ bạn chưa dùng đến thôi.

Sửa bởi Cao.Thu.Tu.Vi: 20/07/2015 - 06:42


#110 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4346 Bài viết:
  • 7843 thanks

Gửi vào 20/07/2015 - 11:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cao.Thu.Tu.Vi, on 20/07/2015 - 06:40, said:

Tôi không nhầm đâu bạn, tôi cũng có trình độ Đông y cơ bản. Khi so sánh với Phủ thì Tạng là Âm, Phủ là Dương, nhưng không có nghĩa là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận đều thuộc Âm. Can có Can Âm, Can Dương, Thận có Thận Âm, Thận Dương, Phế có Phế Âm và Phế Dương...trong mỗi Tạng đều có sự cân bằng Âm Dương của nó, một khi nó bị lệch sẽ sinh bệnh, ví dụ Can Âm hư, Can Dương hư, Thận Âm hư, Thận Dương hư....

Tôi có thể lấy đơn giản như Thiên Can giống như Phủ so với Địa chi giống như Tạng, thì Thiên Can Dương, Địa chi Âm, nhưng Thiên Can lại có Giáp Dương, Ất Âm, Trong thập Can thì Tổng Dương = Tổng Âm.

Đó là cái lý cơ bản của Dịch học. Cho nên điều bạn nói là không đúng rồi, cũng như tôi nói Thân cũng chủ về Phổi là như vậy. Cái này được nhiều nhà mệnh lý sử dụng, cả Ta và Tàu, có lẽ bạn chưa dùng đến thôi.
Cõi nhị nguyên thì bao giờ cũng tồn tại 2 mặt đối lập –thống nhất .Xét một cá thể thì luôn có âm dương ,âm dương cũng chỉ tương đối mà đặc tên !Một năm có 4 mùa ,mùa hạ dương mùa đông âm ;nhưng trong một ngày mùa hạ thì ban ngày dương ban đêm âm . Động mạch dương,tĩnh mạch âm; mắt phải dương ,mắt trái âm….
Định bệnh theo mệnh lý học thì rất rõ ràng :Phủ dương tạng âm.Nhưng âm dương tiêu trưởng ,sự chuyển hóa tiêu trưởng âm dương tồn tại giai đoạn âm cực dương sinh ,dương cực thì âm trưởng .Do vậy tương ứng Canh –Đại trường còn Tân- Phế là căn bản ,nhưng có khi người ta xét Canh kim mà luận bệnh phổi là vì quy luật tiêu trưởng đến chỗ “cực” ,không phải trường hợp nào cũng có thể xét được ! Luận bệnh theo mệnh lý không thể luận đơn giản như Thủy vượng khắc Đinh nên xuất huyết ,căn cốt ở chỗ phổi bị tổn thương!
Cuối cùng tôi thấy không cần nói gì nhiều ,chỉ cần xét cung Tât ách của 2 giờ sinh trong lá số TV thì rõ !

Thanked by 2 Members:

#111 harzard

    Hội viên mới

  • Hội Viên TVLS
  • 97 Bài viết:
  • 169 thanks

Gửi vào 20/07/2015 - 18:05

nếu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pvcpvcp, on 20/07/2015 - 11:20, said:

Cõi nhị nguyên thì bao giờ cũng tồn tại 2 mặt đối lập –thống nhất .Xét một cá thể thì luôn có âm dương ,âm dương cũng chỉ tương đối mà đặc tên !Một năm có 4 mùa ,mùa hạ dương mùa đông âm ;nhưng trong một ngày mùa hạ thì ban ngày dương ban đêm âm . Động mạch dương,tĩnh mạch âm; mắt phải dương ,mắt trái âm….
Định bệnh theo mệnh lý học thì rất rõ ràng :Phủ dương tạng âm.Nhưng âm dương tiêu trưởng ,sự chuyển hóa tiêu trưởng âm dương tồn tại giai đoạn âm cực dương sinh ,dương cực thì âm trưởng .Do vậy tương ứng Canh –Đại trường còn Tân- Phế là căn bản ,nhưng có khi người ta xét Canh kim mà luận bệnh phổi là vì quy luật tiêu trưởng đến chỗ “cực” ,không phải trường hợp nào cũng có thể xét được ! Luận bệnh theo mệnh lý không thể luận đơn giản như Thủy vượng khắc Đinh nên xuất huyết ,căn cốt ở chỗ phổi bị tổn thương!
Cuối cùng tôi thấy không cần nói gì nhiều ,chỉ cần xét cung Tât ách của 2 giờ sinh trong lá số TV thì rõ !

vậy là tôi và bạn có những quan điểm khác nhau về cách xem bệnh, dù sao thì bạn cũng có chính kiến và tôi cũng vậy, nói thêm thì vẫn là như vậy. Cám ơn bạn đã có những luận bàn về bệnh lý của đương số.

Thanked by 2 Members:

#112 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3331 Bài viết:
  • 7805 thanks

Gửi vào 21/07/2015 - 00:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai., on 19/07/2015 - 23:23, said:

Có lẽ cần một thời gian nữa. Lý do, tôi chờ một người bạn thân của tôi đang dịch bộ Hà Lạc Chân Số nguyên tác của Ngài Trần Đoàn, và Bộ Tinh Học Đại Thành.
Tôi tin tưởng ngài Trần Đoàn hơn hẳn ngài Học Năng.
Không biết NTT có thể sau khi có bản dịch Hà lạc chân số tặng cho Diễn đàn được không ?

Thanked by 1 Member:

#113 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3153 Bài viết:
  • 27383 thanks

Gửi vào 22/07/2015 - 03:42

1/ Chữ Sang ở đây có nghĩa là Quan . Con một CA trước 1975, đang học Bách khoa Saigon, bị đánh bật ra khỏi trường, chắc không Quan được .
Sang chắc chắn ko phải là chữ Quan . 2 từ này hoàn toàn biệt lập .Điều này ko cần phải bàn.

Nhưng Bác DVT có nhấn mạnh " chữ sang ở đây ... " , tức là trong trường hợp câu này thì chữ Sang -Hèn dành để phân biệt giới 2 giới : Quan và Dân , thì điều này hoàn toàn đúng .

2/ Chữ "Sang" theo từ cũ có nghĩa là "người có tiền tài và danh vọng, được nhiều người trong xã hội kính trọng".
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ do Hoàng Phê chủ biên cũng định nghĩa như vậy.
..........

Tôi ko hiểu tại sao chữ SANG lại bị hiểu 1 cách lệch lạc như vậy !!

Người sang thì hẵn ít nhất phải có tiền , nhưng có tiền ko hẵn là sang .
Và người sang thì ko hẵn đã có danh vọng , địa vị và được nhiều người kính trọng .

Sang là kẻ biết ăn vận, chơi bời, sinh hoạt ,có phong thái và giao thiệp theo kiểu cách tân thời, thượng lưu .

Sang tiếng miền Nam có 1 từ gần giống là Bảnh .
ví như câu" Trưởng giả học làm sang ",

Trưởng giả là 1 anh kẻ cả , phú gia ( nhờ có tiền mà mua quan chức )
tức là 1 kẻ giàu có và có danh vọng , có quan chức và được đám dân nghèo chung quanh rất mực kính sợ nhưng tư cách , sinh hoạt vẫn còn mang nét nhà quê, thô lậu ,cho nên
mới học hỏi để LÀM SANG .
Như vậy ,câu Định nghĩa này theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ do Hoàng Phê chủ biên có thể nói là sai lệch khi cho rằng Sang là sự hội tụ của tiền tài , danh vọng và sự kính trọng của xã hội .

Điều này thật là khó hiểu , vì trong những từ điển Việt -Việt hiện nay có những định nghĩa ngớ ngẩn rất là bất ngờ .

Sửa bởi INDOCHINE: 22/07/2015 - 03:54


#114 Justinhoang81

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 22/07/2015 - 12:04

Người này nhật chủ đinh hoả sinh tháng dân thân vượng. Thục thương nhiieu , thêm năm canh tài tinh làm tiết hao nên lấy tài làm dụng thần, thực thương hỷ thần.
Đại vận nhâm ngọ thực thương khắc quan nên kị vận. Đinh nhâm hợp hoá mộc sinh nhật chủ cang vượng . Tí ngọ tương xung . Nên có thể nói đaay là đại vận cực xấu
Năm 34 quý dậu thiên khăc đia
Xung nghĩa là tài tinh bi xung không thể sinh quan.thục thương khắc chế quan sát nên khả năng năm này bị nạn lớn liên quan tới công việc có thể bị tù

#115 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7817 Bài viết:
  • 17804 thanks

Gửi vào 22/07/2015 - 12:22

Chà . Tới bửa nay mới thấy Chàng Đông Dương tham gia vào chổ của tôi . Hân hạnh .

Thanked by 1 Member:

#116 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3153 Bài viết:
  • 27383 thanks

Gửi vào 22/07/2015 - 15:57



Dạ, lâu lâu xí xọn cho vui Bác đừng buồn nhé , hì hì ..

#117 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 22/07/2015 - 22:04

hnay moa đc vào top 5 reputations đấy ông Tân à
moa mừng lắm hehe

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#118 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 23/07/2015 - 03:17

Như vậy ,câu Định nghĩa này theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ do Hoàng Phê chủ biên có thể nói là sai lệch khi cho rằng Sang là sự hội tụ của tiền tài , danh vọng và sự kính trọng của xã hội .

Điều này thật là khó hiểu , vì trong những từ điển Việt -Việt hiện nay có những định nghĩa ngớ ngẩn rất là bất ngờ .
@Kính Chào Tiên Sinh INDOCHINE:
Tại hạ hân hạnh được đọc các bộ sách của Tiên sinh phiên âm ở diễn đàn cũ mà khâm phục sự cẩn trọng của Tiên sinh đến từng con chữ tô màu xanh với hàm ý"tồn nghi",đó là sự tôn trọng nguyên bản cần thiết của người nghiên cứu!
Tại đây,Tiên sinh lại xoáy ngay vào vấn đề ngôn ngữ rất luộm thuộm của chúng ta!
Có lẽ tại hạ xin mượn lời nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để giải toả phần nào sự trăn trở của Tiên sinh:
"Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm.Nó nhỏ bé xiết bao bên cạnh nền văn minh Trung Hoa,một nền văn minh vừa vĩ đại,vừa bỉ ổi lại vừa tàn nhẫn...
Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu.Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp.Cô gái ấy vừa thích thú,vừa nhục nhã,vừa căm thù nó..."(vàng lửa)
Điều này do lịch sử để lại phải không Tiên sinh.
Cho đến hôm nay,giới lý số của ta lại vô tình nô dịch cho sự cưỡng bức văn hoá này.Lớp trẻ cứ say sưa với đống lý thuyết vớ vẩn cũ rích của họ đã thành hoang phế,thì chúng ta lại rước về làm của báu trong nhà!
Là một người nghiên cứu cókinh nghiệm thâm niên trong lĩnh vực lý số,xin Tiên sinh hoan hỷ có đôi lời trong topic của Cụ Tân với mọi người có được không?
Kính!

Thanked by 3 Members:

#119 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3153 Bài viết:
  • 27383 thanks

Gửi vào 23/07/2015 - 12:57


Anh VongKiep, vì không muốn spam nên tôi chỉ xin vắn tắc vài lời ,
Điều này do lịch sử để lại phải không ?

Người dân phải trải qua từ phong kiến,,, ..., đều là những bộ máy T/ư tập quyền cao độ,người trên quản lý nghiêm ngặt thì kẻ dưới thiếu sáng kiến, phát huy , đây là lẽ đương nhiên và điều này cũng lý giải tại sao có thể sở hữu khá nhiều bằng cấp mà thiếu thực dụng và sáng tạo .
-Trong khi kinh tế , thời trang ...cần thời gian để phát triển thì văn học hay văn hoá cũng vậy,ví dụ như ở một trình tự ngôn ngữ rất mực giản chế , đơn giản đến mức ko thể đơn giản hơn được ( bạn phải sống những thời kỳ này mới hiểu ), khi bung ra thì có hàng trăm ngàn từ ngữ mới phải tiếp cận và cũng phải cần thời gian để thẩm thấu .

Cho đến hôm nay,giới lý số của ta lại vô tình nô dịch cho sự cưỡng bức văn hoá này...

Có lẽ khi bạn là 1 chủ tiệm bánh mì, hằng ngày phải gặm bánh mì thì đến 1 lúc nào đó bạn sẽ
chán chính mình và thích thưởng thức 1 đĩa Ôm lết ,đó là quá trình kinh qua từ Phi tâm cho đến Duy tâm,
trong quá trình này chúng ta ko có sẵn 1 hệ thống Huyền học hoàn bị thì dĩ nhiên là phải nhập cảng thêm từ TQ,cũng tựa như hiện tại ta vẫn phải nhập hàng đống sản phẩm của họ , Huyền học thì chẳng có ai làm chủ cả !
và đó là ta tự nguyện cho nên tôi nghĩ nó cũng chẳng đến nỗi trầm trọng , thế giới ngày nay về mặt trao đổi văn hoá phẩm,hàng hoá, thực phẩm thì freely, nước nhỏ nào cũng lâm vào tình cảnh như vậy , nô dịch là khi ta cứ nhắm mắt mũi mà tụng kinh theo, bạn vẫn có thể dùng cái mà ta vay mượn phát huy nó hay hơn, hoàn bích hơn . Như có 1 Cty làm phim Vn nào đó làm 1 phim tiếng Anh trên đất Anh , nói về 1 đề tài Anh quốc ,khi được lãnh giải Film festival ở đâu đó thì ko ai dám nói bạn bị tụi Anh nô dịch hết .
Vì thế ko nên sợ bị áp đặt văn hoá khi bạn có đủ bản lãnh ,ngược lại thì !!.../ bạn defeat người Tàu trên chính lãnh vực của họ sẽ làm cho họ nể phục bạn hơn . Hy vọng chúng ta có thể hiểu và xoá bỏ cái mặc cảm bị hiếp dâm văn hoá .


Thanked by 5 Members:

#120 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 23/07/2015 - 14:27

Cám ơn Tiên sinh INDOCHINE đã có lời hồi âm.
Có ai đó đã nói rằng dù bạn là ai đi chăng nữa thì vẫn không bước qua được CON DẤU ĐỎ.
Đây cũng là lý do vì sao nhiều tài năng im lặng ra đi hoặc đem xuống mồ vĩnh viễn!
Một lần nữa vongkiep xin cám ơn Tiên sinh!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

7 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An