0
Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành - 古今图书集成
Viết bởi minhhuyluu, 15/02/14 04:29
12 replies to this topic
#1
Gửi vào 15/02/2014 - 04:29
Xin các tiền bối trên diễn đàn cho hỏi về chi tiết bộ sách <Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành - 古今图书集成> đời nhà Thanh. Thấy trên một diễn đàn bên Trung Quốc có link hạ tải, nhưng Huy còn ngần ngại chưa dám tải, số lượng thấy "khủng" quá.
Thanked by 3 Members:
|
|
#2
Gửi vào 15/02/2014 - 09:39
Bộ này là Đại Bách Khoa Toàn Thư, được biên soạn mất mười mấy năm vào 2 đời Khang Hi & Ung Chính. Trọn bộ gồm 1 Vạn quyển, chưa tính những quyển chỉ ghi mục lục.
Cho nên nội dung chi tiết thì không kể xiết.
Cho nên nội dung chi tiết thì không kể xiết.
Thanked by 8 Members:
|
|
#3
Gửi vào 15/02/2014 - 10:38
Rất cảm ơn @minhhuyluu đã cùng chia sẻ bộ sách này.
maphuong giới thiệu sơ bộ như sau:
Trần Mộng Lôi, từ năm Khang Hy thứ 40 (1701) theo chiếu lệnh của hoàng đế soạn “Cổ kim đồ thư tập thành” đến năm Khang Hy thứ 55.
Ông còn trứ tác các tác phẩm khác như “Chu Dịch thiển thuật”, “Thịnh Kinh thông chí” , “Thừa đức huyền chí”, “Tùng hạc sơn phòng tập”, “Thiên nhất đạo nhân tập”.
Vua Ung Ung lệnh cho Tưởng Đình Tích tiếp tục thực hiện đến năm thứ 4 Ung Chính (1726) mới hoàn thành. Từ năm 1726 đến 1728 nội phủ sao chép ra 64 bộ. Mỗi bộ chia thành 6 vựng biên, 32 điển, 6117 bộ, tổng cộng 1 vạn quyển (10.000 quyển).
Đây được gọi là công trình lớn nhất lịch sử TQ, vì trước kia đứng đầu thời nhà Minh là bộ Vĩnh Lạc Đại Điển nhưng vì chiến tranh loạn lạc nên đã thất lạc rất nhiều nên "Cổ kim đồ thư tập thành" trở thành bộ Đại Bách Khoan Toàn Thư Cổ Đại lớn nhất TQ. Nội dung rất phong phú từ thiên văn, địa lý, sử ký, y học, kinh tế,....
1. Lịch tượng vựng biên
2. Phương dư vựng biên
3. Minh luân vựng biên
4. Bác vật vựng biên
5. Lý học vựng biên
6. Kinh tế vựng biên
1. Lịch tượng vựng biên
1- Can tượng điển - 21 bộ 100 quyển
2- Tuế công điển - 43 bộ 116 quyển
3- Lịch pháp điển - 6 bộ 140 quyển
4- Thứ chinh điển - 50 bộ 188 quyển
2. Phương dư vựng biên
5- Khôn dư điển - 21 bộ 140 quyển
6- Chức phương điển - 223 bộ 1544 quyển
7- Sơn xuyên điển - 410 bộ 320 quyển
8- Biên duệ điển - 541 bộ 140 quyển
3. Minh luân vựng biên
9- Hoàng cấp điển - 31 bộ 300 quyển
10- Cung vi điển - 15 bộ 140 quyển
11- Quan thường điển - 54 bộ 800 quyển
12- Gia phạm điển - 31 bộ 116 quyển
13- Giao nghị điển - 37 bộ 120 quyển
14- Thị tộc điển - 2694 bộ 640 quyển
15- Nhân sự điển - 97 bộ 112 quyển
16- Khuê viện điển - 17 bộ 376 quyển
4. Bác vật vựng biên
17- Nghệ thuật điển - 43 bộ 824 quyển
18- Thần di điển - 70 bộ 320 quyển
19- Cầm trùng điển - 317 bộ 192 quyển
20- Thảo mộc điển - 700 bộ 320 quyển
5. Lý học vựng biên
21- Kinh tịch điển - 66 bộ 500 quyển
22- Học hành điển - 96 bộ 300 quyển
23- Văn học điển - 260 bộ 49 quyển
24- Tự học điển - 24 bộ 160 quyển
6. Kinh tế vựng biên
25- Tuyển cử điển - 136 bộ 29 quyển
26- Thuyên hành điển - 12 bộ 120 quyển
27- Thực hoá điển - 360 bộ 83 quyển
28- Lễ nghi điển - 70 bộ 348 quyển
29- Nhạc luật điển - 46 bộ 136 quyển
30- Nhung chính điển - 300 bộ 30 quyển
31- Tường hình điển - 180 bộ 26 quyển
32- Khảo công điển - 154 bộ 252 quyển
Tổng cộng 6 vựng biên - 32 điển - 6117 bộ - 10.000 quyển
Nội dung chi tiết sẽ được giới thiệu tiếp, chúng ta sẽ quan tâm phần nào trong 1 vạn quyển này ?
maphuong
maphuong giới thiệu sơ bộ như sau:
Trần Mộng Lôi, từ năm Khang Hy thứ 40 (1701) theo chiếu lệnh của hoàng đế soạn “Cổ kim đồ thư tập thành” đến năm Khang Hy thứ 55.
Ông còn trứ tác các tác phẩm khác như “Chu Dịch thiển thuật”, “Thịnh Kinh thông chí” , “Thừa đức huyền chí”, “Tùng hạc sơn phòng tập”, “Thiên nhất đạo nhân tập”.
Vua Ung Ung lệnh cho Tưởng Đình Tích tiếp tục thực hiện đến năm thứ 4 Ung Chính (1726) mới hoàn thành. Từ năm 1726 đến 1728 nội phủ sao chép ra 64 bộ. Mỗi bộ chia thành 6 vựng biên, 32 điển, 6117 bộ, tổng cộng 1 vạn quyển (10.000 quyển).
Đây được gọi là công trình lớn nhất lịch sử TQ, vì trước kia đứng đầu thời nhà Minh là bộ Vĩnh Lạc Đại Điển nhưng vì chiến tranh loạn lạc nên đã thất lạc rất nhiều nên "Cổ kim đồ thư tập thành" trở thành bộ Đại Bách Khoan Toàn Thư Cổ Đại lớn nhất TQ. Nội dung rất phong phú từ thiên văn, địa lý, sử ký, y học, kinh tế,....
1. Lịch tượng vựng biên
2. Phương dư vựng biên
3. Minh luân vựng biên
4. Bác vật vựng biên
5. Lý học vựng biên
6. Kinh tế vựng biên
1. Lịch tượng vựng biên
1- Can tượng điển - 21 bộ 100 quyển
2- Tuế công điển - 43 bộ 116 quyển
3- Lịch pháp điển - 6 bộ 140 quyển
4- Thứ chinh điển - 50 bộ 188 quyển
2. Phương dư vựng biên
5- Khôn dư điển - 21 bộ 140 quyển
6- Chức phương điển - 223 bộ 1544 quyển
7- Sơn xuyên điển - 410 bộ 320 quyển
8- Biên duệ điển - 541 bộ 140 quyển
3. Minh luân vựng biên
9- Hoàng cấp điển - 31 bộ 300 quyển
10- Cung vi điển - 15 bộ 140 quyển
11- Quan thường điển - 54 bộ 800 quyển
12- Gia phạm điển - 31 bộ 116 quyển
13- Giao nghị điển - 37 bộ 120 quyển
14- Thị tộc điển - 2694 bộ 640 quyển
15- Nhân sự điển - 97 bộ 112 quyển
16- Khuê viện điển - 17 bộ 376 quyển
4. Bác vật vựng biên
17- Nghệ thuật điển - 43 bộ 824 quyển
18- Thần di điển - 70 bộ 320 quyển
19- Cầm trùng điển - 317 bộ 192 quyển
20- Thảo mộc điển - 700 bộ 320 quyển
5. Lý học vựng biên
21- Kinh tịch điển - 66 bộ 500 quyển
22- Học hành điển - 96 bộ 300 quyển
23- Văn học điển - 260 bộ 49 quyển
24- Tự học điển - 24 bộ 160 quyển
6. Kinh tế vựng biên
25- Tuyển cử điển - 136 bộ 29 quyển
26- Thuyên hành điển - 12 bộ 120 quyển
27- Thực hoá điển - 360 bộ 83 quyển
28- Lễ nghi điển - 70 bộ 348 quyển
29- Nhạc luật điển - 46 bộ 136 quyển
30- Nhung chính điển - 300 bộ 30 quyển
31- Tường hình điển - 180 bộ 26 quyển
32- Khảo công điển - 154 bộ 252 quyển
Tổng cộng 6 vựng biên - 32 điển - 6117 bộ - 10.000 quyển
Nội dung chi tiết sẽ được giới thiệu tiếp, chúng ta sẽ quan tâm phần nào trong 1 vạn quyển này ?
maphuong
Thanked by 14 Members:
|
|
#4
Gửi vào 16/02/2014 - 11:23
Thank maphuong, nói vậy thì anh đã sở hữu bộ sách này? Bao la vạn quyển thì ở VN chắc chưa có bản dịch. Huy đang tải từ từ, chỉ Mục Lục thôi cũng sơ sơ 7 quyển, mỗi quyển không dưới 140 trang, file "*.pdf". Có trang wed share file sách dưới dạng "*.exe", dung lượng 507M, nhưng khó in ra thành quyển để đóng sách.
Thanked by 4 Members:
|
|
#5
Gửi vào 16/02/2014 - 11:38
Đây là Link đọc online:
Thanked by 8 Members:
|
|
#6
Gửi vào 16/02/2014 - 11:53
sách hay mà h chả có mấy người đọc
Thanked by 1 Member:
|
|
#7
Gửi vào 16/02/2014 - 15:27
minhhuyluu, on 16/02/2014 - 11:23, said:
Thank maphuong, nói vậy thì anh đã sở hữu bộ sách này? Bao la vạn quyển thì ở VN chắc chưa có bản dịch.
chào minhhuyluu,
maphuong cũng chỉ lấy về được 1 phần nào đó thôi và hiện nay sách trên thị trường chưa có bản dịch tiếng việt. Gần đây có một số dịch giả có lấy phần phong thuỷ ra để dịch sang tiếng việt nhưng chỉ 1 phần phong thuỷ thôi. Và nhớ có bạn gì trên diễn đàn có dịch phần Thái Ất nhưng chưa có thấy sách,....
Nói chung, sách này có thể xếp vào hàng quý và hiếm. Vì sách của hoàng đế cho biên soạn mà, có được kho sách này quý như vàng, nhưng không khai thác được thì chẳng khác nào là rác ! Vì chữ không biết, dịch nghĩa không hiểu, lấy gì mà học . Có website bên Đài Loan rao bán trọn bộ này đã được số hoá toàn bộ, vừa bản scan + bản TEXT với giá 10.000 USD.
Nếu các dịch giả VN thực hiện công trình này thì rất tốt cho chúng ta. Nhưng vấn đề được quan tâm hàng đầu là chất lượng dịch thuật, maphuong rất e ngại chất lượng, dịch thuật như cái máy thì không khác gì đánh đố người đọc như hàng loạt các sách vừa được xuất bản trong 3 năm gần đây, chất lượng rất kém, dịch sai nghiêm trọng, như chữ Âm với Dương; Thìn với Tuất; Kỷ với Tị,.....sai nhiều vô số, không thể kể xiết được. Ví dụ vài chữ như thế dịch ngược thì hậu quả sai nghiêm trọng rồi.
maphuong rất tâm huyết và mong muốn cùng chung tay với mọi người có cùng chí hướng để có đóng góp phần nào nho nhỏ thôi.
maphuong
Thanked by 9 Members:
|
|
#8
Gửi vào 16/02/2014 - 18:27
maphuong, on 16/02/2014 - 15:27, said:
chào minhhuyluu,
maphuong cũng chỉ lấy về được 1 phần nào đó thôi và hiện nay sách trên thị trường chưa có bản dịch tiếng việt. Gần đây có một số dịch giả có lấy phần phong thuỷ ra để dịch sang tiếng việt nhưng chỉ 1 phần phong thuỷ thôi. Và nhớ có bạn gì trên diễn đàn có dịch phần Thái Ất nhưng chưa có thấy sách,....
Nói chung, sách này có thể xếp vào hàng quý và hiếm. Vì sách của hoàng đế cho biên soạn mà, có được kho sách này quý như vàng, nhưng không khai thác được thì chẳng khác nào là rác ! Vì chữ không biết, dịch nghĩa không hiểu, lấy gì mà học . Có website bên Đài Loan rao bán trọn bộ này đã được số hoá toàn bộ, vừa bản scan + bản TEXT với giá 10.000 USD.
Nếu các dịch giả VN thực hiện công trình này thì rất tốt cho chúng ta. Nhưng vấn đề được quan tâm hàng đầu là chất lượng dịch thuật, maphuong rất e ngại chất lượng, dịch thuật như cái máy thì không khác gì đánh đố người đọc như hàng loạt các sách vừa được xuất bản trong 3 năm gần đây, chất lượng rất kém, dịch sai nghiêm trọng, như chữ Âm với Dương; Thìn với Tuất; Kỷ với Tị,.....sai nhiều vô số, không thể kể xiết được. Ví dụ vài chữ như thế dịch ngược thì hậu quả sai nghiêm trọng rồi.
maphuong rất tâm huyết và mong muốn cùng chung tay với mọi người có cùng chí hướng để có đóng góp phần nào nho nhỏ thôi.
maphuong
maphuong cũng chỉ lấy về được 1 phần nào đó thôi và hiện nay sách trên thị trường chưa có bản dịch tiếng việt. Gần đây có một số dịch giả có lấy phần phong thuỷ ra để dịch sang tiếng việt nhưng chỉ 1 phần phong thuỷ thôi. Và nhớ có bạn gì trên diễn đàn có dịch phần Thái Ất nhưng chưa có thấy sách,....
Nói chung, sách này có thể xếp vào hàng quý và hiếm. Vì sách của hoàng đế cho biên soạn mà, có được kho sách này quý như vàng, nhưng không khai thác được thì chẳng khác nào là rác ! Vì chữ không biết, dịch nghĩa không hiểu, lấy gì mà học . Có website bên Đài Loan rao bán trọn bộ này đã được số hoá toàn bộ, vừa bản scan + bản TEXT với giá 10.000 USD.
Nếu các dịch giả VN thực hiện công trình này thì rất tốt cho chúng ta. Nhưng vấn đề được quan tâm hàng đầu là chất lượng dịch thuật, maphuong rất e ngại chất lượng, dịch thuật như cái máy thì không khác gì đánh đố người đọc như hàng loạt các sách vừa được xuất bản trong 3 năm gần đây, chất lượng rất kém, dịch sai nghiêm trọng, như chữ Âm với Dương; Thìn với Tuất; Kỷ với Tị,.....sai nhiều vô số, không thể kể xiết được. Ví dụ vài chữ như thế dịch ngược thì hậu quả sai nghiêm trọng rồi.
maphuong rất tâm huyết và mong muốn cùng chung tay với mọi người có cùng chí hướng để có đóng góp phần nào nho nhỏ thôi.
maphuong
_______________________
Có trang wed rao bán tính ra VND với giá hơn 80 triệu cho bộ 8 cuốn. Sách quý là điều đã công nhận, nhưng chừng ấy là số tiền quá lớn đối với một cá nhân không có điều kiện kinh tế thoải mái. Nếu có tiền thì cũng sẽ mua, nhiều khi không đọc hết, chỉ mua để được sở hữu. Vả như may mắn down được đầy đủ, mang đi in rồi đóng bìa, "tự sướng" với giá ước lượng khoảng 20 triệu cho một bộ sao chép trên giấy tốt ngon lành, khổ A4, bìa cứng ép simi nhũ vàng. Anh maphuong nghĩ như thế nào với giá tiền chừng ấy.
Học thuật Phương Đông thời bây giờ như được hồi sinh trong "kinh tế hóa". Dạo một vòng nơi các hiệu sách thì thấy nhan nhản những sách nào là Phong Thủy, Dịch Học, Địa Lý, Tướng Số... bày bán tràn lan. Thử mở ra xem thì thấy có đoạn quen quen, hình như là nằm trong một quyển sách nào đó. Trích lục sao chép rồi mang gán vào, tập hợp mỗi nguồn một ít, thêm vài câu, chỉnh lý vài đoạn, đặt cho cái tựa hấp dẫn và đóng thành sách mang đi bán. Người người hăm hở mua về, mang ra đọc thì "một bộ film cháy hơn phân nửa", càng xem càng thấy mê cung, chẳng hiểu nói gì. Vặn óc suy nghĩ thì một lúc e lại nhờ đến bác "Panadol". Công việc viết sách bây giờ như một cái nghề "chủ yếu" là để kiếm tiền, chẳng còn ý nghĩa "Tâm Phúc Truyền Thừa Hậu Thế" nữa rồi!
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 17/02/2014 - 13:38
Chân thư khó kiếm-Ngụy thuyết dễ tầm.
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 19/02/2014 - 16:47
Muốn cho giá thành bộ sách được rẻ thì em khuyên bác nên vào trong các khu chuyên in và photocopy cho sinh viên ở trong các trường đại học lớn, trong đó giá rẻ hơn ở ngoài rất nhiều mà chất lượng không hề thua kém và nhân viên cũng rất chuyên nghiệp vì trăm hay không bằng tay quen mà. Sau khi in xong bác có thể mang đến nơi đóng bìa sách mà hoàn thành bộ sách. Nếu có điều kiện đóng bìa bọc da hay bằng gỗ rồi bày vào tủ thì bộ sách của bác nhìn bên ngoài thôi cũng đã thấy quý lắm rồi.
#11
Gửi vào 28/03/2015 - 16:37
cho mình xin tên các sách tướng bằng tiếng trung trong bộ này,cám ơn nhiều
Thanked by 1 Member:
|
|
#12
Gửi vào 29/10/2024 - 08:16
minhhuyluu, on 15/02/2014 - 04:29, said:
Xin các tiền bối trên diễn đàn cho hỏi về chi tiết bộ sách <Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành - 古今图书集成> đời nhà Thanh. Thấy trên một diễn đàn bên Trung Quốc có link hạ tải, nhưng Huy còn ngần ngại chưa dám tải, số lượng thấy "khủng" quá.
#13
Gửi vào 07/12/2024 - 22:46
Chào minhtriet tôi có bộ này PDF
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Nhật ký thành tỷ phúmơ, mộng, tiền, quyền, tình, danh |
Vài Dòng Tản Mạn... | kyvibach |
|
||
Tìm Kiếm Ngày Tốt Để Khởi Nghiệp Thành Công. |
Linh Tinh | tuvicohoc2024 |
|
||
BÁT TỰ LÝ GIA THÀNHLý Gia Thành |
Tử Bình | Durobi |
|
||
Victor Wembanyama thần đồng bóng rổ liệu có thành công? |
Bát Tự Hà Lạc | Ngu Yên |
|
||
Dịch Ẩn - Bốc Dịch Thanh Bồ |
Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào | lethanhnhi |
|
||
SƯ MINH TUỆ VÀ PHÁP HÀNH DƯỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO Nguyễn Thanh Huy* |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |