Jump to content

Advertisements




Diễn dịch lại lời các quẻ - hào Chu Dịch /2014

dưới ánh sáng khoa học

66 replies to this topic

#1 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 09/02/2014 - 21:53

KÍNH CÁO Tôi mở chủ đề này để làm một công trình vậy xin các bạn post đối thoại ở chủ đề hành lang đối thoại nhằm giữ liên tục cho .Những post không phải của tôi liên quan đến công trình này đều sẽ nhờ Admin dời sang chủ đề hành lang .

Sửa bởi nguy: 09/02/2014 - 22:01


#2 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 09/02/2014 - 21:57

LỜI NÓI ĐẦU


Bát Tự Hà Lạc là một thuật số thuộc lĩnh vực bói toán mà lời phê chính là các Quẻ và lời của phần Kinh trong kinh Dịch (phần Truyện gồm những lời bàn của hậu thế thời Xuân Thu Chiến Quốc).

Để vận dụng được suôn sẻ môn thuật số này thì chỉ với lời phê thôi chưa đủ vì ta còn phải biết là mình có được ít nhiều hợp cách không, có phúc thần không,... Chưa kể là nếu toán theo Bốc Phệ, Tứ Trụ và có thể các môn khác nữa thì ta có thể chi tiết hóa từng bước một để nhằm thu thập thêm nhiều thông tin dự đoán. Tuy nhiên, theo tôi thì lời phê rất quan trọng vì nó hàm chứa ý nghĩa luân lý, đạo đức của Nho và cả cái nhìn nhân sinh, vũ trụ của Lão. Hơn nữa chúng giúp ta thấy được mình để mà sửa mình (tức là Cải Mệnh).Trong Bát tự Hà lạc có chia ra hợp cách và không hợp cách , theo thiển ý nếu người xem số biết nghe theo lời khuyên của quẻ , hào mình nằm thì hợp cách càng cao mà không hợp cách cũng không quá xấu, chứ không theo lời khuyên chỉ có cái bề ngoài của lời đoán thì dù hợp cách cũng kém tốt và không hợp thì thành phá cách rất xấu .Vả lại Chu dịch là mưu cầu cho người quân tử, kẻ có tâm cong queo ( tà ) mà không chịu sửa mình thì dù đạt được cái bề ngoài cũng có tiềm họa bên trong .

Với lớp phủ thời gian, cách hiểu các lời quẻ, lời hào cũng như ngay cả ý nghĩa của tên quẻ có phần mờ ảo và méo mó. Ta thấy được điều đó rất rõ trong sách kinh Dịch của cụ Ngô Tất Tố vì cụ cho ta đọc được cách hiểu khác nhau của một số tiên nho. Và từ đó cách hiểu lời phê cũng tùy theo trường phái và thời đại. Ngày nay, nhờ khảo cổ học và văn bản học chúng ta hiểu được rõ hơn đôi phần về ý nghĩa các câu văn và trong bối cảnh nào Chu Dịch đã được viết ra. Tôi cho rằng chúng ta nên trở lại cái nguyên thủy đó thì sẽ hiểu các lời phê đúng đắn hơn và theo đó sẽ dự đoán được chính xác hơn.Và vì vậy xin đừng ngạc nhiên nếu các độc giả thấy lối diễn nghĩa của chúng tôi không đi theo cách hiểu của các trường phái nho gia hậu thế .

Viết ở đây chưa phải là viết một cuốn sách nghiêm túc nên không phải ghi lại tất cả các nguồn, nhưng cái gì của Cesar thì phải trả lại cho Cesar, phần giảng nghĩa này gần như là tóm dịch từ cuốn Yi Jing của Cyrille JavaryPierre Faure - Nhà xuất bản Albin Michel 2002, phần bàn về khảo cổ, cổ sử, văn bản học được lấy nhiều từ sách Les signes et les mutations của Wang Dong Liang - Nhà xuất bản l'Asiathèque 1995 (tiếng Việt có cuốn Đi tìm Kinh Dịch nguyên thủy của Nguyễn Đại Bằng - Nhà xuất bản Làng Văn 1998 dựa nhiều vào cuốn này). Sau đó mới mang đối chiếu với các bản cổ của Trình Di, Chu Hi (qua Ngô Tất Tố ), Nguyễn Hiến Lê và Học Năng và cho thêm ý kiến riêng khi khác với cả hai bên tân, cổ.

Ngu Yên Nguyễn Đại Bằng


Bối cảnh thành hình Chu Dịch

Theo các nhà khảo cứu khoa học ngày nay thì không còn nghi ngờ gì nữa, các quẻ và lời trong kinh Dịch xuất hiện sớm nhất vào đời Thành Vương, vua thứ hai nhà Tây Chu, khoảng 11 thế kỷ trước Công Nguyên, và do người trong hoàng tộc viết ra (truyền thống cho lời Quẻ là của Văn Vương, lời Hào là của Chu Công). Chúng có trước các lời Truyện (lời bàn), được áng chừng xuất hiện thời Xuân Thu, Chiến Quốc và đầu Tây Hán.

Các học giả cho biết rất nhiều lời là kể lại chuyện các nhân vật lúc giao thời giữa 2 nhà Ân và Chu (Văn Vương, Trụ, Chu Công, Tỳ Can, Cơ Tử, v.v...) và tổ tiên của họ (ít khi hơn). Vì vậy thuộc sử thời đó sẽ giúp làm sáng tỏ rất nhiều các khúc mắc, sai lầm của hậu thế (như sửa lời mà không hiểu chuyện). Và hiểu rằng một chữ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy lúc như chữ "Trinh" có nghĩa là chính bền (ngay thẳng bền bỉ) nhưng thường thì có nghĩa đoán, điềm. Ngoài ra một điểm quan trọng cần biết là thời tạo thành đó không có quẻ 3 vạch mà chỉ có quẻ 6 vạch. Điều đó không ngăn chúng ta sử dụng 8 quẻ có 3 vạch để hiểu thêm nhưng cần phải ý thức rằng các quái đơn ấy không thuộc hệ thống nguyên thủy.



Biểu tượng, từ phê và thuật ngữ

Thuật ngữ,
Cát/hung: nên hiểu là dòng khí lực mở/đóng hơn là tốt/xấu .
Vô cửu/cữu = không lỗi. Thể hiện thật ra lời khuyên đừng nghi ngờ, đừng đổ lỗi.
Hữu du vãng = có nơi đến, có qua lại. Chỉ việc nên vững tâm, đừng nản chí.

Lời/từ phê,
Chu Dịch còn cho biết xác suất của lời đoán.
Nguyên = lớn,
hữu = có,
trinh = đoán (xác suất thấp hơn),
chung = cuối cùng (đoán xa, xác suất hơi giảm nữa),
vô hay bất = không.
Theo Javary thì không có từ phê cũng là 1 xác suất khá cao nhưng dưới hữu, vô.

Biểu tượng,
Thái độ, hành động, cung cách "âm nhu" thường được xem là tốt hơn "dương cương ". Thí dụ: Chinh, từ có ý nghĩa cương cứng chỉ được coi là tốt 6 lần / 18. Cung cách nhà Nho vốn là sửa mình nên suy nghĩ chín chắn bao giờ cũng được xem trọng hơn những hành vi bột phát, cảm tính nặng thiên tính.

- Nguyên hanh , lợi trinh : mở đầu, hanh thông, lợi chính bền. Hiểu theo cách cổ điển Nho gia là nói về sức hiển hiện của Âm Dương, là động lực vận hành tạo ra mọi thứ sinh mệnh, vũ trụ. Hay 4 chữ này tượng cho một quá trình khép kín tuần hoàn của vũ trụ như sáng trưa chiều tối , như 4 mùa xuân hạ thu đông. Đầu thế kỷ XX có Cao Hanh thì cho rằng không có huyền bí, triết lý gì ở đây mà nên hiểu là Tế (hanh) lớn (nguyên), nên (lợi) bói (trinh/chiêm).

Điều thật sự cần thấy là 4 chữ này xuất hiện đủ cả 4 ở hai quẻ Càn, Khôn và 5 quẻ nữa và là 1 nền tảng cho vũ trụ luận của Trung Hoa sau này. Hai chữ Âm Dương thật ra chưa xuất hiện trong Chu Dịch.
Những quẻ có đủ 4 chữ này đều nói rằng đây là thời phải mau ứng biến để thích hợp với hiện tại đang đi vào một quy trình mới.

- Quân tử: tượng cho người trí và dũng, sáng suốt và can trường, biết tùy thời, thắng được mình.

- Đại nhân: là kẻ tài trí, kinh nghiệm, độ lượng hơn người và lời nói được tôn trọng, được nghe (kẻ tài đức).

- Tây (nam) / Đông ( Bắc ): ám chỉ Chu (Tràng An / Tây An) và Ân (Ân Khư/ An dương) . Thời đó Chu là chư hầu của Ân , thịnh lên trong khi Ân suy dần, đến đời Trụ thì bị Chu lấy mất quyền thủ lãnh (Chu làm thiên tử, Ân thành chư hầu = Tống).
Chú thích: Nhà Ân còn được gọi là nhà Thương, hay Ân Thương. Tên gọi "Ân" có từ lúc triều đại này dời đô về đất Ân.

- Tiểu / đại : thường được giảng như Âm / Dương nhưng thật ra nhiều khi giảng theo nghĩa đen thì rõ hơn.

- Lợi thiệp đại xuyên: nên qua sông lớn. Thời đó qua sông lớn thật nguy hiểm, có lẽ như đi sang một thế giới khác và dòng sông cuồn cuộn dễ làm sờn lòng người. Ý câu này nói nên thắng được chính mình, vượt qua những thói quen cũ kỹ, dám thử thách để đến/thấy được một chân trời mới.

- (xuất) chinh : hành động cương quyết, dẹp loạn.

- thú nữ: lấy vợ . Chỉ hành vi mềm mỏng.

Sửa bởi huygen: 21/03/2014 - 18:36
cập nhật


#3 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 10/02/2014 - 17:37

1/ QUẺ CÀN/ KIỀN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Càn tượng trưng cho Mặt Trời, Bầu trời,... (Soạn giả chú: Tôi cố ý không dùng chữ "Trời" đứng riêng vì thời càng xưa thì con người càng ít trừu tượng hóa, sự phức tạp đến sau .Đó là điều văn bản học, văn hóa học thế giới đều chứng minh và đồng ý cho mọi nền văn hóa. Chỉ tại TQ người ta trọng cổ nên luôn gán những phát kiến mới cho người xưa để lấy uy tín).
Trời hun đúc mọi vật làm cho sinh khí nảy nở. Khí dương (trong quẻ Càn) lấy con rồng làm biểu tượng để diễn tả cho sức mạnh, SỐNG, ĐỘNG ; một khi đã sinh nở thì tràn lan khắp vũ trụ .Thời của hào đầu thì khí lực còn tiềm ẩn và yếu ớt, đến thời của hào 2 thì đã hiện rõ, đến thời của hào 3 và hào 4 thì trải qua những khó khăn, đến thời của hào 5 thì hoàn hảo, sung mãn, còn đến thời của hào 6 thì quá đà .Không hào nào được phê là cát, lợi vì tự sức dương đã rất cương cường nên phải hết sức thận trọng để tránh sai lầm .

Lời quẻ: Kiền, nguyên hanh lợi trinh.
Dịch : Kiền, mở đầu lớn, tế hanh thông; lợi chính bền.
(Sgc: tế là tế lễ nhưng nên hiểu rộng là giao tiếp , là dịp để con người hòa đồng với nhau, vượt qua cái tôi cá nhân (xem thêm quẻ số 45 Tụy)).

Nguyên hanh: thuật ngữ nói về một thời ban đầu rộng mở, dương (nguyên ) sinh, âm (hanh) dưỡng.
Lợi trinh: thuật ngữ nói rằng để quá trình dẫn đến kết quả được thuận lợi thì cần bền bĩ giữ cái đức thẳng (không lạc đường).
Xem thêm nguyên hanh lợi trinh ở phần dẫn / biểu tượng.



Hào 1 : Tiềm long vật dụng .
Dịch: Rồng còn ẩn náu (dưới sông), chớ dùng.

Sức chưa đủ , chưa xuất đầu lộ diện được. Đây vẫn là lúc sửa soạn , dưỡng sức.


Hào 2 : Hiện long tại điền.Lợi kiến đại nhân.
Dịch : Rồng hiện ra ở đồng. Nên đi gặp đại nhân.

Sức mạnh hiện hữu nhưng còn non, nên đi hỏi thêm ở người tài đức (xem thêm đại nhân ở bài dẫn / biểu tượng).hào này, vị thì trung nhưng bất chính, chưa đủ sáng suốt, chưa nghĩ đủ xa.


Hào 3: Quân tử chung nhật càn càn. Tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu.
Dịch: Quân tử cả ngày cương quyết, cứng rắn, đến đêm lo âu cẩn thận. nguy, không lỗi.


Lúc này cần dũng mãnh vì thời nguy nhưng có lúc phải xét lại mình để tránh quá nghiệt (thường là cách cư xử) gây hại.
Xem vô cữu phần thuật ngữ.


Hào 4: hoặc dược tại uyên, vô cữu.
Dịch: Có thể bay lên từ vực thẳm, không lỗi.

(Thời của) hào này vẫn còn nghi ngờ mà chưa quyết định dứt khoát, cảm thấy chông chênh. Cẩn thận nên thường hay ngập ngừng.


Hào 5 : Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân.
Dịch : Rồng bay trên trời .Nên đi gặp đại nhân .

Vị sung mãn cùng cực nên không được phê tốt hay lợi mà khuyên nên đi gặp người tài đức để hiểu lẽ thịnh suy (tránh quá cứng , sai lầm).Xem thêm biểu tượng đại nhân / phần dẫn nhập .


Hào 6 : Kháng long hữu hối.
Dịch: Rồng kiêu mãn. Có hối.

Lên cao quá, hay cương cường quá đà, chậm trở lại khiêm / thực tế (mắc phải sai lầm thì) sẽ có hối hận.


Dụng cửu (6 hào dương cùng biến sang âm) : Kiến quần long vô thủ, cát .
dịch : Thấy bầy rồng, không con nào cầm đầu , mở.

Lời này không ai chắc hiểu, tôi theo ý của Javary để cho thấy một cái nhìn khác cổ điển .
Nhưng ý riêng là nên hiểu Bầy rồng mất đầu, như nhà Ân vì đế Trụ tàn bạo mà mất cơ nghiệp nếu ta so sánh với quẻ khôn và lời Dụng Lục.Cát ở đây là cho nhà Chu có cơ hội đoạt nghiệp vì vậy mới " thấy " bầy rồng không đầu mà cát .

Sửa bởi nguy: 19/02/2014 - 04:38


#4 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 12/02/2014 - 03:44

2/ QUẺ KHÔN:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nói về những khả năng Âm, có tượng là đất . Nhận, chứa, nhu thuận,chủ về tạo vật, tạo hình ( Dương chủ về khí , khí phát sinh) , thực tế, vật chất . Và sự cẩn trọng , luôn luôn có mặt ở suốt hào quẻ này .
Lời quẻ : Khôn, nguyên hanh, lợi tẩn mã chi trinh .Quân tử hữu du vãng .Tiên mê hậu đắc chủ, lợi. Tây nam đắc bằng , đông bắc táng bằng . An, trinh cát.
dịch: Khôn, mở đầu lớn, tế hanh thông, nên chính bền như ngựa cái. Quân tử có nơi đến.Trước thì mê lạc, sau thì được chủ, lợi.Tây nam được bạn, đông bắc mất bạn An nhiên , điềm mở.

Xem thêm nghĩa hữu du vãng, tây nam, đông bắc phần dẫn/ biểu tượng. Ngựa cái tượng trưng cho sự nhu thuận .Thời Khôn thì không nên khởi xướng mà nên thuận theo thời và tìm chúa vì tài của Khôn là tài khuếch trương , nên tụ lại cùng làm việc chớ nên làm thủ lãnh độc đoán .An ở đây là yên cái Tâm hơn là yên thân .
Lời này dài, cắt quãng có nhiều cách, đâm ra nhiều cách hiểu . Tôi hiểu khác Javary , hơi gần Nguyễn Hiến Lê nhưng khác là tôi hiểu Chu (Tây nam) được lòng người và Ân (Đông bắc) mất lòng người chứ không phải người quân tử nên đi về hướng tây nam thì có bạn v.v...

Hào 1 : Lý sương, kiên băng chí.
dịch: Đi trên sương giá, băng cứng ( sẽ) đến .

Băng trơn tuột dễ ngã nhưng đông cứng thì còn đi được (không còn lảng đảng như sương không nắm được) nhưng Âm cực thì phải hết sức cẩn trọng .

Hào 2: Trực phương, đại bất tập .Vô bất lợi.
dịch : Thẳng đến (bốn) phương (phương nghĩa đầu là vuông). lớn mà không cần tập. Chẳng gì không lợi.

Sức âm nhu bây giờ hiện hữu lan tỏa khắp nơi rộng rãi mà dễ dàng như không toan tính (bất tập).Chữ lớn ở đây có nghĩa sẵn sàng rộng mở chờ đón nhận khí Dương mà sinh sôi nảy nở . Hào này qui mô lớn nhưng cần phải không cong queo (trực) và rộng rãi thì mới được chân thành tâm phục.

Hào 3 : Hàm chương khả trinh . Hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung..
dịch: Văn vẻ ngậm chứa, điềm chứa (nhiều) khả năng.Giả dụ như ra giúp vua thì đừng làm hoàn thành (riêng theo ý mình ) thì mới được chót (có hậu).

Khi giúp người mà biết nhũn, không áp đặt, tỏa sáng quá thì mới dễ được tin dùng , không bị nghi kỵ .

Hào 4 : Quát nang, vô cữu, vô dự.
dịch : Đóng túi . Không chê, không khen .

Thời không làm được, khuyên được thì nên rút lui (nhưng nhẹ nhàng để người đừng trách).

Hào 5 : Hoàng thường, nguyên cát.
dịch: Xiêm vàng, tốt lớn.

Nói đạo làm vua/ làm chủ nên vô vi, khiêm hạ, biết nghe.Xiêm là áo trong chỉ khiêm tốn , màu vàng chỉ vua.

Hào 6: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.
dịch : Rồng đánh nhau ngoài xa, máu chúng (chảy) đen vàng.

Cuối âm lại có tượng dương (rồng) , ở xa chỉ âm nhu đã cực có lẽ không còn hiệu quả.Huyền hoàng bây giờ có nghĩa bóng là Trời Đất.Tôi cho là sách muốn nói đến chiến tranh Ân/ Chu : Chu giúp Ân như chư hầu nhưng Ân vô đạo mà không nghe lời khuyên thì chỉ còn cách phản lại. Ngoài ra trận thư hùng giữa hai nhà diễn ra ở Mục dã , có lẽ chính là dã trong lời quẻ .Ý này chưa thấy ở sách nào.
Hào này không có lời phê , vậy người ở hào này phải suy xét cẩn thận để quyết định đúng/ sai .

Dụng lục ( 6 hào âm biến cả thành 6 hào dương):Lợi vĩnh trinh.
dịch: Điềm lợi muôn đời.

Phải chăng ý là Chu từ chư hầu nhờ nhu khôn gặp cơ hội mà biến thành vương triều vạn đại ? Ý này đưa ra nếu được học giả quốc tế tham khảo và đồng ý thì chúng ta giải được một khúc mắc khó hiểu lớn trong Chu Dịch .Xin xem thêm dụng cửu ở cuối phần quẻ Kiền .

Sửa bởi nguy: 19/02/2014 - 04:39


#5 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 13/02/2014 - 16:07

3/ QUẺ TRUÂN :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Truân là truân chuyên , nghĩa là sự khó khăn vào buổi ban đầu .Lúc đó vừa phải tránh nóng lòng, vội vã (các hào dương), vừa đừng để lo âu quá đáng gây bất quyết (các hào âm) , lại vừa phải giải quyết đủ thứ chuyện rắc rối . Quẻ này có lẽ nói về chuyện khó khăn trong giao tiếp/ ngoại giao với lân bang mới / dân tộc khác văn hóa .
Chú thêm của pth 77
- Quẻ có ba hào vị âm 2, 4, 6 đều đáng vị (đắc trung, hoặc chính), đều có hình ảnh "Thắng ngựa (xe) mà vẫn đứng chờ" ( ở trong hoàn cảnh đã có sự chuẩn bị nhưng vẫn phải chờ đợi, chưa tiến vội), nhưng do hành động khác nhau mà kết quả mỗi hào lại khác . Hào 2 & 4 có hào ứng thuận âm - dương, hào 6 thì không thuận.
- Các hào 1, 3, 5 vị dương dùng ba hình ảnh khác nhau: tảng đá; đuổi hươu trong rừng; miếng thịt mỡ ngon, quí.
+ Tảng đá chắn đường : hoặc phải đi vòng để tiến .
+ ( mải mê ) Đuổi hươu trong rừng mà không có người dẫn lối thì bị lạc.
+ Miếng mỡ ngon (thời truân chuyên ), nên muốn (ăn) được thì phải tính toán.



Lời quẻ:Truân. Nguyên hanh lợi trinh.Vật dụng .Hữu du vãng.Lợi kiến hầu .
dịch :Thời truân. Mở đầu lớn, tế hanh thông, nên chính bền .Chớ (vội) làm. có nơi đến .Nên dựng chư hầu .

Quá trình mới , nên hành động thì phải cẩn thận , có sách lược, phân biệt đâu là chính, đâu là phụ ( vua / chư hầu) thì mới dễ đạt được kết quả lâu dài ( có nơi đến/ mục đích có thể đạt ).Xem thêm nguyên hanh lợi trinh ở phần dẫn/ biểu tượng.

hào 1 : Bàn hoàn, lợi cư trinh, lợi kiến hầu .
dịch ; Dùng dằng.Nên ở yên, chính bền . Nên dựng hầu .

Câu này lập lại nên dựng hầu như lời quẻ cho thấy hào này là chủ chốt cho cả quẻ vì là nền tảng cho mai sau : không vội vã, có sách lược, bền bĩ giữ vững mục tiêu .Nên dựng hầu : lập phên dậu , củng cố quyền lực là cách hiểu khác truyền thống hơn nhưng không thua giá trị.
Từ bàn hoàn còn có nghĩa đen là tảng đá dựng đứng ngăn trở, cho nên phải mất công mất giờ để vòng qua .

hào 2: Truân như, chuyên như, thừa mã ban như.Phỉ khấu hôn cấu. Nữ tử trinh bất tự , thập niên nãi tự.
dịch; Như khó khăn, như khó tiến. Như thắng ngựa (xe) mà vẫn đứng đợi . Chẳng phải cướp kẻ (muốn) kết hôn . Điềm cô gái không sinh con , mười năm sau thì được.

Thời khó khăn ban đầu chưa tiến được.Theo cổ thì chưa kết hôn vội, theo tân thì chưa có con được ngay vì còn quá bé .Dù thế nào thì muốn kết thân, truyền bá văn minh, văn hóa, thông hiểu nhau thì phải cần một thời gian dài ( chu kỳ 10 năm biểu tượng lâu dài, 3 năm thì ngắn hơn).. Hào này có thể chỉ sự đồng hóa của tộc Chu với thế giới nhà Ân , lúc trước ở đất Mân sau tộc Chu mới đến chân núi Kỳ sinh sống và thiết lập quan hệ với Ân Thương và bằng cách cưới các công nương thuộc thế giới nhà Ân (thí dụ Cơ Xương tức Tây bá tức Văn vương lấy công chúa đất Sằn, em họ Đế Ất nhà Ân ).
Quách Ngọc Bội chú thêm về đoạn "Phỉ khấu hôn cấu. Nữ tử trinh bất tự , thập niên nãi tự". Vốn rất đa nghĩa, Phỉ ngoài nghĩa là "chẳng, chẳng phải" thì cũng có nghĩa là giặc cướp (loại địa phương, có quy mô nhỏ, như "thổ phỉ"), Khấu có nghĩa là giặp cướp (loại ngoại xâm hoặc có quy mô lớn, như "địch khấu"). Cho nên, có thể dịch:
"Phỉ khấu hôn cấu" = bọn tặc khấu kết thân. Ý muốn nói là cái bọn mà ta coi là "giặc" nay lại muốn kết thân, thành ra rơi vào cảnh khó quyết định như đã sửa soạn xong xe ngựa mà dùng dằng đứng đợi, chẳng tiến lên, chẳng rời đi,...
"Nữ tử trinh bất tự" = Người con gái nhỏ bé, kiên quyết, khảng khái không đồng ý hứa hôn. (Chữ "tự" ngoài nghĩa là con, thì còn có nghĩa là "hứa hôn"). Ý muốn nói, vì dùng dằng chưa biết quyết định ra sao với việc cưỡng hôn kia, nên được khuyên là viện cớ "con gái còn bé" mà không đồng ý hứa hôn với lũ "giặc". Bảo là 10 năm nữa (nó lớn) thì hứa hôn được].


hào 3 : Tức lộc vô ngu , duy nhập vu lâm trung. Quân tử cơ, bất như xả.Vãng lận.
dịch: Đuổi hươu mà không người dẫn thì chẳng là sẽ lạc vào rừng sâu sao? Người quân tử thấy cơ, thà bỏ. (Cứ) tiến thì lận đận .

Xem quân tử phần dẫn/ biểu tượng. Hào này riêng một mình bất chính, bất trung trong cả 6 hào , lại âm nhu giữa hai hào âm khác thì như mê lạc vậy .

hào 4: Thừa mã ban như . Cầu hôn cấu , vãng cát. vô bất lợi.
dịch: Thắng ngựa (xe) mà vẫn đứng chờ. Cầu hôn, hãy làm, tốt. Chẳng gì không lợi .

Ở thời này mọi chuyện đã mở, chớ chần chờ nữa. Lợi về sau (hãy tính lâu dài ).

hào 5 : Truân kỳ cao. Tiểu trinh cát, đại trinh hung.
dịch: Cái phần mỡ của thời truân chuyên .Nhỏ đoán mở, lớn đoán đóng .

Trong miếng thịt, thời xưa miếng mỡ là phần ngon, phần quí .Thời này từ từ , tính nhỏ/ chậm mà chắc thì tốt, vung tay quá trán/ hối hả thì xấu .

hào 6: Thừa mã ban như, khấp huyết liên như.
dịch : Thắng ngựa (xe) mà vẫn đứng chờ. Khóc đầm đìa , (mắt ) đỏ như máu .

Cuối quẻ rồi mà vẫn còn đợi. Hụt mất cơ hội.

Sửa bởi nguy: 19/02/2014 - 04:39


#6 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 15/02/2014 - 03:56

4/QUẺ MÔNG:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mông là mông muội , ngu tối, non nớt.Chỉ sự rồ dại của tuổi trẻ và nhu cầu giáo dục. Đây lấy truyện Chu công chú của Thành vương (con Vũ vương) nhiếp chính và giáo dục ông vua con ngỗ nghịch khi vua anh mất .Thành vương khi còn trẻ đã bị chú đầy đi xa một thời gian .
Lời quẻ: Mông.hanh.Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cáo , tái tam độc , độc tắc bất cáo.Lợi trinh.
dịch: Ngu tối.Hanh thông.Chẳng phải ta cầu đứa trẻ ngu tối mà là hắn cầu ta . Hỏi một lần ta bảo cho , hai ba lần là phiền nhiễu.Nhảm phiền ta chẳng dạy.Nên giữ thẳng và bền bĩ.

Đây nói về cách dạy kẻ thơ dại .Nếu cứ phạm lại lỗi cũ, tái đi tái lại là không chú ý, không thèm nghe thì không dạy được. Cần kiên nhẫn trì chí .

hào 1 : Phát mông lợi dụng hình nhân . dụng thoát chất cốc , dĩ vãng lận .
dịch : Buổi đầu để dạy trẻ nên dùng hình phạt . ( Nếu ) thả lỏng chân tay (sớm quá) thì sẽ gặp khó lận.

Hình nên hiểu chung là luật lệ trật tự chứ không chỉ thuần túy là hình phạt . (Nếu ) thả lỏng chân tay (sớm quá) - hàm nghĩa buông lỏng kỉ luật, dễ khiến trẻ không thèm nghe (sinh nhờn) thì không dạy được nên hối tiếc.


hào 2 : Bao mông cát . Nạp phụ cát .Tử khắc gia.
dịch : Giáo dục trẻ thơ, tốt.(Đủ biết bổn phận để) lấy vợ, tốt.Người con trị vì ( được ) gia tộc .

Bao là bao bọc; gia tộc đây là hoàng tộc nhà Chu .Thành vương sau trở thành một ông vua tốt, biết lo trị vì, không bị che lấp hôn ám.- Hào 2 dương, lại có hào 5 âm ứng hợp, trợ giúp (bề trên giúp bề dưới), đúng như ông Chu công giúp dạy bảo Thành vương. Dạy cho biết vai trò của Giáo dục trẻ thơ, tốt.(Đủ biết bổn phận để) lấy vợ, tốt, do vậy mà có thể làNgười con trị vì ( được ) gia tộc.( kiểu như dạy tề gia, rồi biết trị quốc vậy).Pth 77 chú thêm.


hảo 3 : Vật dụng. Thú nữ . Kiến kim phu , bất hữu cung.Vô du lợi.
dịch: Chớ (vội) làm.Lấy vợ. Thấy( mâm) vàng của chú rể nhưng chẳng thấy người.Chẳng lợi đâu.

Hào này âm nhu, bất chính , chưa đủ chín muồi.Lời hào không có chữ Mông tức không nói về quy trình giáo dục ; ở đây cho thấy tình trạng hiện hữu : trẻ chưa trưởng thành , phải nhờ người làm thay mình ( hình ảnh là cảnh đến hỏi vợ nhưng không có chú rể ). Kẻ chưa chín thì dù vì nông nổi, ngây thơ hay thiếu thành thật đều không nên hành động.

hào 4 : Khốn mông, lận .
dịch : Thơ dại khốn đốn / Khốn trong ngu tối, lận đận ( có hối tiếc).

Không ứng (hào 1 cũng âm) không hợp (hai hào bên cạnh cũng âm) như hào 4 , vị hào này khó khăn nhất quẻ .Tôi cho là chỉ vào lúc Thành vương bị đi đầy .

hào 5 : Đồng mông, cát.
dịch: Trẻ thơ đã thuần , mở.

Đồng là trẻ thơ nhưng không còn mông muội như mông.

hào 6: Kích mông. Bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu.
dịch: Đánh tan ngu tối . Chẳng nên làm giặc , nên chống giặc.

Đây là cái nhìn lại của kẻ đã trưởng thành .Giặc là những sai trái của chính mình mà ta phải biết kiểm soát, đập tan .

Chú toàn quẻ của bạn pth 77: - Quẻ Mông miêu tả một quá trình nuôi dạy trẻ (hay người còn u mê) và có thể hàm chứa ý nghĩa về mối quan hệ giữa thày trò (ông Chu công và Thành vương). Hào 1 là thời phát mông cần phải tạo dựng nề nếp. Sau đó là hào 2 có sự bao mông, hàm nghĩa khi có được nề nếp rồi thì cần theo dõi, bao bọc, nuôi dưỡng cái nếp đấy để học hành. Hào 3 nhắc nhở rằng phải luôn trông chừng trẻ để có thể ngăn ngừa kịp thời những hành động vì nông nổi, ngây thơ khiến trẻ bỏ mất nề nếp (vời hình ảnh Thú nữ . Kiến kim phu , bất hữu cung) thì không có lợi cho việc học. Hào 4 có sự khốn mông (vị thế rất kém, không trợ lực, không thân cận), ngoài nghĩa phạt nặng để trẻ biết hối lỗi (quan niệm thời xưa ) ta cũng có thể nghĩ rằng hào này nhắc nhở rằng phải quan tâm đến trẻ, nhằm tránh cho trẻ khỏi bị khốn đốn trong mông muội, do không được chăm sóc, dạy bảo mà (người thầy) sẽ hối hận (chẳng hạn như hoàn cảnh của trẻ mồ côi). Khi qua được thời có thể khốn mông, thì sẽ được đồng mông -Trẻ thơ đã thuần , mở, với hàm nghĩa là đã tạo dựng được nề nếp cho trẻ, nên mở ra thời mới là thời của hào 6 (thời mạt của quẻ). Khi trẻ đã thuần thì kích mông , hàm nghĩa dùng phương pháp để giúp trẻ đánh tan u mê (một cách triệt để), bằng cách giúp trẻ kiểm soát, ngăn chặn được các thói quen xấu - tức là giúp trẻ phân biệt được sự đúng sai , vượt qua được sự mông muội, tạo ra giá trị mới cho trẻ (cũng là lúc thoát khỏi thời/quẻ mông muội). Quẻ này có châm ngôn là Quả Hạnh Dục Đức, là sự/quá trình giúp giữ nết, nuôi đức

Sửa bởi nguy: 19/02/2014 - 04:39


#7 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 17/02/2014 - 13:38

5/ QUẺ NHU:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghĩa chính trong Dịch là chờ đợi, biết chờ thời cơ.Ngày xưa người nông dân làm việc cật lực xong thì còn phải chờ mưa , có mưa thì ruộng đồng mới phì nhiêu.Mưa ở Chu Dịch vì vậy luôn là điều tốt lành nhưng là yếu tố không tính trước được.Quẻ nhu nói về tâm trạng khi chờ đợi nên như cái cảm xúc dần dần tăng triển dần dà "vào bên trong ": lúc đầu bực bội một chút ờ hào 1 rồi mạnh hơn ở hào 2 , hào 3 đến hào 4 thì tối đa đến mức độ khủng hoảng thì ngộ ra được nên sang hào 5 thì trở về an nhiên tự tại, đến hào 6 thì quên mất luôn rồi . nhưng bất ngờ cơ hội lại đến thì nên xét kỹ (kính).

Lời quẻ : Nhu, hữu phu .Quang hanh, trinh cát.Lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Thời nhu , (phải ) có lòng tin .Rồi cầu nguyện (hanh/ hưởng) sẽ mang lại ánh sáng , đoán tốt .Nên qua sông lớn.

Xem thêm lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập / biểu tượng . Quang hanh cũng có thể nên dịch là : hanh thông mang đến ánh sáng.

hào 1 : Nhu vu giao .lợi dụng hằng, vô cữu.
dịch : Chờ ở ruộng xa .Nên kiên nhẫn , không lỗi.

Giao là nơi xa nhất còn nằm trong phạm vi ấp thành, làng mạc . Vị ở hào đầu , dương lại nằm trong nhóm 3 hào dương nên vị này dễ mất nhẫn nại . Hằng còn bền bĩ hơn cả trinh .Thế ở xa chỉ có thể cần cù, kiên trì thôi.

hào 2 : Nhu vu sa. Tiểu hữu ngôn.Chung cát .
dịch : Chờ ở bãi cát Hành động tiểu nhân / thế nhỏ bé dễ chuốc lấy điều tiếng .Cuối cùng rồi sẽ mở.

Giữ bình tĩnh,thế không vững (bãi cát ) ,chớ nói bậy . Có mắc tranh kiện cũng thong thả giải quyết.

hào 3 : Nhu vu nê.Trí khấu chí .
dịch : Chờ nơi bùn lầy . Tự vời giặc tới .

Mắc kẹt , hào này quá bức xúc, lo sợ. Tự/ bị cô lập dễ gây tai họa .

hào 4 : Nhu vu huyết .Xuất tự huyệt .
dịch : Chờ trong sự kinh sợ/ máu me . Ra khỏi hang động .

Hoang mang tột cùng thì nên đi ra ngoài / vượt cái lo sợ .

hào 5 : Nhu vu tửu thực, trinh cát .
dịch : An nhiên chờ , ăn uống , đoán mở.

Có thái độ an lạc khi chờ đợi là đúng nhất .

hào 6: Nhập vu huyệt .Hữu bất tốc chi khách .Tam nhân lai .Kính chi, chung cát.
dịch : Chui vào động .Có ba người khách không (còn ) chờ lại tới . Cung kính họ, đoán sẽ tốt.

Hào này hết hy vọng không cón chờ nữa (không có chữ nhu) , chui rúc vào hang ổ thì có người đến mời. Chuyện Lã Vọng chăng ? Javary không nhắc đến Lã Vọng , các học giả khác cũng vậy .

Sửa bởi nguy: 22/02/2014 - 20:19


#8 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 18/02/2014 - 16:32

6/ QUẺ TỤNG:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tụng có nghĩa tranh cãi, kiện tụng.Ở Chu Dịch nghĩa đầu mạnh hơn, quẻ dạy ta khi nào nên nói ( dương trung chính hào 5) , nên im (các quẻ khác đều bất chính ) .Nghĩa là đa phần (5/6 hào) đừng ham cãi vì mục đích không thể là ăn người mà là làm sáng tỏ và giữ được hòa khí để tiếp tục cộng tác với nhau .
Lời quẻ: Tụng , hữu phu trất dịch.Trung cát.Chung hung .Lợi kiến đại nhân. Bất lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Bàn cãi, lòng tự ái tự tin làm che mờ/ quên sự cẩn trọng .Trung dung mở. Làm đến cùng đóng .Nên đi gặp người tài đức. Chẳng nên qua sông lớn (liều lĩnh ).
Xem thêm đại nhân , lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập / biểu tượng.Quẻ nói khi tranh tụng ta dễ mất sáng suốt nên hay gây xấu vì làm tổn thương người khác .

hào 1 : Bất vĩnh sở sự.Tiểu hữu ngôn.Chung cát.
dịch : Đừng kéo dài kiện tụng , có chút điều tiếng . Cuối cùng sẽ mở.
Javary giảng tiểu hữu ngôn là lời xấu xa của tiểu nhân hay là nên kiệm lời. Tôi theo cổ điển .

hào: Bất khắc tụng .Qui nhi bô , kỳ ấp nhân tam bách hộ, vô sảnh.
dịch : Không thể cãi thắng .Nên về mà lánh; lo việc nhà thì tránh được họa vô ý / bất cẩn .
Cần thu hẹp việc gánh vác . Hào 2, đắc trung, không đắc chính, lại gặp phải hào Cửu Ngũ, nên vị thế không thể bằng.(coluong70)

hào 3 : Thực cựu đức .Trinh lệ.Chung cát .Hoặc tòng vương sự , vô thành .
dịch : (Hoặc ) sống dựa vào gia tài ông cha để lại , điềm nguy.Chung cuộc sẽ mở.Hoặc đi giúp vua, chẳng nên tự tôn , kiêu mãn.

Tôi dịch vế sau không sát nghĩa mà như vậy vì đó cũng là vế sau của hào 3 quẻ Khôn ( số 2), nên đọc thêm.Vị hào này nhỏ bé , khiêm cung mới có hậu .Không có thể tranh cãi với ai cả (không có chữ tụng trong quẻ ).
Quách ngọc Bội giảng khác :Đến vế sau: Hoặc tòng vương sự, vô thành .
Có thể dịch: Hay là theo phép vua vậy, không hiện hữu / không thực tế (tức là, bất khả thi).

Chữ "hoặc" khi đứng trước 1 cụm từ, đồng thời lại đứng sau 1 vế/cụm từ khác, thì nó vốn mang nghĩa của từ biểu thị nghi vấn (cho nên còn được phiên âm là "vực", như trong "ngờ vực").
Bởi thế mà nên dùng cụm từ: Hay là ... vậy , để độc giả hiện đại khỏi bị nhầm sang ý nghĩa đề cập đến trường hợp khác của chữ "hoặc".

Hào lục Tam này âm nhu mà bất chính, lại ở trong hoàn cảnh kiện tụng cho nên lúc đầu phải nương nhờ vào ân đức của người xưa (cha ông / chủ cũ), đó chính là điềm xấu, đến lúc chung cuộc thì sẽ tốt hơn nhưng mà vẫn không hiện hữu (ứng với đến hào 6 được thưởng nhưng lại bị lấy lại).


hào 4 : Bất khắc tụng.Phục tức mệnh .Du. An , trinh cát.
dịch : Không thể cãi thắng.Được phục mệnh.Biến chuyển. An nhiên , đoán mở.

Nếu biết giữ miệng , tâm an thì tốt vì hào này sắp được tin dùng trở lại .Tránh gây oán thù.Hào 4, kề cận Chí tôn, lời người xưa ví như Công Khanh, nên phải có cách ứng xử phù hợp. (coluong70)

hào 5 : Tụng nguyên cát .
dịch: Luận cãi. Rộng mở .

Đức hay vị đáng (trung chính) , nên đưa ra lý luận của mình .

hào 6 : Hoặc tích chi bàn đái . Chung triêu tam sỉ chi .
dịch : Dầu có được ban thưởng đai lớn thì đến cuối buổi chầu cũng sẽ bị ba lần lấy lại !

Hào này không nghe lời quẻ khuyên nên dù thắng cãi, được thưởng thì hậu quả cũng xấu xa . Chữ 3 lần là nói thậm cách chỉ sự chắc chắn sẽ xảy ra.

Sửa bởi nguy: 19/02/2014 - 13:06


#9 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 20/02/2014 - 01:49

7/ QUẺ SƯ :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sư có nghĩa là đám đông , quân đội.Chỉ thời dụng binh thì mọi người đều phải qui về một mối , kỷ luật thép .Chỉ có vị tướng chỉ huy là có quyền trong quân ngũ , trên nói dưới phải nghe . Theo QNBội thì có thể giải thích theo cách chiết tự như sau:
Chữ Sư gồm có chữ Súy và một chữ Nhất .
Chữ Súy nghĩa là vị thống lãnh, chỉ huy, tướng soái,... trong chữ Súy này gồm bên phải là chữ Cân có nghĩa là khăn, vải vóc, lá cờ... và bên trái là chữ Phụ có nghĩa là gò đất, tường lũy đắp bằng đất,...
Ở trên chữ Cân trong chữ Súy mà lại thêm chữ Nhất thì thành ra chữ Sư hàm ý là một người đứng đầu cờ soái thống lãnh ba quân, chiếm giữ thành lũy. Lá cờ Soái dựng uy quyền duy nhất (theo Javary).

Lời quẻ: Sư.Trinh trượng nhân cát Vô cữu.
dịch: Quân binh. Đoán (dùng) người tài có kinh nghiệm thì tốt .Không lỗi.

Trượng nhân khác đại nhân , đều là người có tài nhưng một kẻ về chuyên môn , một là có đức độ.Thời chiến là 1 thời bất thường thì vua ban toàn quyền cho vị tướng soái, hét thời chiến thì phải dâng trả lại .

hào 1 : Sư xuất dĩ luật.Phủ tàng hung.
dịch : Ra quân phải có kỷ luật / theo điệu nhạc lệnh . Nghĩ đến tiền của , xấu.

Phủ viết như bĩ (bế tắc) nhưng phải hiểu là " có hay không ? ".

hào 2 : Tại sư trung, cát, vô cữu.Vương tam tích Mệnh .
dịch : Trong quân, trung dung / chọn trúng , mở, không lỗi. Vua ba lần ban quyền mệnh cho .

Trong Chu Dịch , vua hiếm khi xuất hiện ngoài hào 5 : thời chiến nên vua thân chinh giao quyền chỉ huy cho vị soái .Hào này chủ trì quẻ Sư vì duy nhất dương nên duy nhất chỉ huy.

hào 3 : Sư hoặc dư thi, hung .
dịch : Ra quân do dự (thì chỉ ) mang xác chết mà về, đóng.
Javary hiểu là ra quân thua một trận (chứ chưa thua toàn cuộc) Xấu (nhưng chớ nản vì còn hào 4 đến 6).
hào: Sư tả thứ, vô cữu.
dịch : Quân binh lui về đóng bên trái, không lỗi.

Thời chiến khác thời bình, bên trái là bên khinh (của phó tướng) nên tượng cho lùi binh, nghỉ ngơi Xem Đạo dức kinh chương 31 : bên võ soái bên hữu, thời bình bên văn tả thừa tướng cao hơn hữu thừa tướng.)

hào 5 : Điền hữu cầm. Lợi chấp ngôn , vô cữu. Trưởng tử xuất sư, đệ tử dư thi, trinh hung.
dịch : Trong ruộng có chim . Nên chấp hành lệnh trên , không lỗi.Con lớn ra quân, con nhỏ (mà ra thì chỉ) mang thây (mà về), điềm xấu .

Chim muông tượng cho giặc cướp.Quyền bính rõ ràng, công tác phân theo khả năng chứ còn mạnh ai nấy làm , dưới không phục tùng trên thì thua toàn cuộc (hào 5 rồi).

hào 6: Đại quân hữu Mệnh, khai quốc thừa gia. Tiểu nhân vật dụng.
dịch : Đại quân được Mệnh trời, mở nước nối nghiệp nhà. Tiểu nhân đừng làm theo.

Đại quân theo tôi chỉ Vũ vương , cầm đầu liên minh thắng Đế Trụ .Người không đủ tài đức, đủ thế lực chớ bắt chước .Javary ở đây theo cổ chẳng những không thấy bóng dáng Vũ vương lại còn giảng (đại quân ) đừng dùng tiểu nhân .Theo tôi vậy là sai vì Chu Dịch cũng là sách bói nên phải hiểu mình có xứng đáng không với hào quẻ mình có : Trình Di, Chu Hi hay Học Năng đều hiểu như thế.

Nên nhớ hào 6 là hào cao hơn hào 5 ( cửu ngũ là tượng ngai vua ) nên hoặc siêu việt hoặc xiêu đổ; nói chung là ra ngoài, đứng bên tình huống của quẻ. Vua ở hào 6 lúc ấy là minh chủ nên gọi là Đại quân không gọi là vương hay thiên tử (là vua trong chức năng tôn giáo : thần - vương, hay còn gọi là người thay mặt toàn gia tộc/ tất cả bộ tộc thuần phục tế lễ thông cảm với Trời Đất ).
Lãnh Mệnh là chủ thuyết của Tây Chu để đả phá thuyết Trung Quân (trung thành với vua) của các nho gia như Bá Di, Thúc Tề đã cố can ngăn Cơ Phát (Vũ vương) đừng đánh Đế Tân (Trụ) .Xem thêm quẻ 49 Cách .

Sửa bởi nguy: 26/02/2014 - 17:01


#10 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 22/02/2014 - 14:57

8/ QUẺ TỶ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tỷ nghĩa là sánh vai, gần gủi .Rất có thể nói về hội thề liên minh do Vũ vương chủ xướng với 800 nước khác để đánh Trụ theo tôi .

Lời quẻ: Tỷ cát.Nguyên phệ : nguyên vĩnh trinh, vô cữu.Bất ninh phương lai , hậu phu, hung.
dịch: Kết hợp, mở.Hỏi bói bằng cỏ Thi:điềm mở đầu lớn và lâu dài, không lỗi.Có những kẻ lòng không an đến sau, đóng.

Người xưa xem bói, ăn thề để làm vững lòng tin .Những kẻ không tin tưởng, đến hội trễ thì không còn dịp liên minh .

hào 1 : Hữu phu, tỷ chi, vô cữu.Hữu phu doanh phẫu, chung lai hữu tha, cát .
dịch: Có lòng tin để liên minh, không lỗi.Lòng tin đầy đặn (đầy cả ang) nên cuối cùng ( kéo được) người ngoài theo đến, mở .

Không hiểu tại sao Javary lại hiểu tha là vật hay việc mà không là người ?
Chữ "tha" 他 còn có nghĩa là "thay đổi" (thay lòng đổi dạ) .
Chỗ này, QNB hiểu là cái cảnh liên minh với nhau thì cắt máu ăn thề, nên mới nói: lòng tin đầy cả cái vò (phữu/phẫu), chết mới có thể thay đổi được.
Tôi thấy cách đọc của QNB rất hay.

Hào 2 : Tỷ chi tự nội, trinh cát.
dịch : Đoàn kết từ bên trong, đoán tốt.

hào 3: Tỷ chi phỉ nhân.
dịch : liên kết với bọn xấu / cướp.

Hào này không biết chọn bạn vì tuy vị chính nhưng không ứng , không hợp (các hào 6, 2, 4 đều cùng âm nhu).

hào 4 : Ngoại tỷ chi, trinh cát .
dịch : Bên ngoài đồng minh, đoán tốt.

Được người ngoài kết hợp, việc lớn có thể bàn ra minh bạch (hào 4 đã là phần ngoài quẻ, đây là 1 trong những lý do cơ bản để hậu thế chia quẻ lục quái ra thành 2 quẻ nội, ngoại / tỳ hào 2 nội, hào 4 ngoại ).

Hào 5 : Hiển tỷ .Vương dụng tam khu , thất tiền cầm .Ấp nhân bất giới.Cát.
dịch : Làm sáng tỏ liên minh.Phép vua (khi đi săn) thì chỉ vây 3 mặt, (chịu) để mặt trước chim muông có lối thoát (ai không muốn thì thôi không bắt ép) .( Nhờ đức độ như vậy ) người trong ấp (thuộc quyền cai trị trực tiếp của vua ) không e dè gì .Mở.
Hào này trung, chính lại có ứng, được hợp nên vua ở đây thật đắc vị .Tích chỉ vây 3 mặt là điển về Thành Thang vua đầu của nhà Thương .

hào 6 : Tỷ chi vô thủ, hung.
dịch : Kết nối mà không có đầu (sỏ) , đóng.

Thường thì cổ giảng vô thủ là vô đức, không dường mối; Javary thì cho là không đồng thuận.Tôi nghĩ không cần trừu tượng hóa , vô thủ ở cuối thời Tỷ là phe theo Ân đã mất thủ lãnh khi Trụ tự thiêu sau khi bại trận thì liên minh này đã tan rã . Tuy nhiên hiểu như nho gia thì hay cho việc sửa mình .

Sửa bởi nguy: 02/03/2014 - 23:47


#11 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 16:41

9/ QUẺ TIỂU SÚC:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghĩa đen là nuôi thú nhỏ, nên hiểu là thuần tính bằng phương pháp âm nhu (tiểu ). Quẻ này hào âm duy nhất ở vị 4 , đắc chính lại là hào chủ thể của toàn quẻ.Javary cũng như xưa Chu Hi bảo là tượng cho thời gian Văn vương bị Trụ giam ở Dữu lý và cách hành xử của ông ta để đối phó với hoàn cảnh cay nghiệt này ( có thể bị giết , không biết khi nào được về). Vậy nên quẻ này được giảng là kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu.

Lời quẻ : Tiểu súc, hanh .Mật vân bất vũ tự ngã tây giao.
dịch: Nuôi cái đức nhỏ , cầu nguyện .Mây đen dày đặc (mà vẫn ) chưa mưa ở cõi Tây của ta .

Nếu hiểu hanh là hanh thông thì phải giảng là tuy thế bị ngăn trở nhưng lại giúp ta dùi mài cá tính để mai này tiến xa được ( Javary). Hiểu là hưởng , cầu nguyện vẫn không nên hiểu buông xuôi thụ động thôi vì tuy bị bó buộc (bên ngoài ) nhưng (bên trong ) vẫn không nản mà tu đạo (xem hào 1 ).

Hào 1 : Phục tự đạo, hà kỳ cữu ? Cát.
dịch : Trở lại đạo (trong ) ta thì lỗi gì ? Mở.

Hào này dương , ứng với hào 4 chủ thể (âm) .Lấy việc mài dũa đạo làm phương châm vượt nạn. Chu Hi, Javary v.v... giảng hào này tiến tốt lại bị hào 4 ngăn trở , biết tự giữ mà không lỗi , thì theo tôi không phải sai nhưng dễ làm người đọc hiểu lầm.

Hào 2 : Khiên phục cát.
dịch : Giật dắt trở lại, mở.

Vị này đắc trung nhưng bất chính nên cần phải lôi kéo trở lại đạo thì tốt.

Hào 3 : Dư thoát bức.Phu thê phản mục.
dịch : Xe long trục. Vợ chồng trái mắt.

Vị này bị dồn nén khó chịu.Không có từ phê xấu thì khó khăn chỉ một thời.

Hào 4 : Hữu phu: huyết khứ, dịch xuất , vô cữu.
dịch : Có lòng tin, (giờ đây) máu tan , lo (cẩn thận ) hiện ra, không lỗi.

Hào 4 là hào công khanh gần vua nên chỉ Tây bá ( tức Văn vương ) vào triều bị Đế Tân (Trụ) bắt giữ. Nhờ đắc chính nên trỏ việc sau 7 năm bị bắt thì được thả .Nhưng nỗi sợ bị giết tuy hết (huyết khứ ) nhưng chưa thể nào thôi thận trọng (dịch xuất ).Chứ không thể hiểu theo cổ điển là lo sợ tiêu tan . Tôi theo Javary nhưng ghi thêm bối cảnh Tây bá được thả .

Hào 5 : Hữu phu, loan như.Phú dĩ kỳ lân.
dịch : Có lòng thành tín ràng buộc .Giàu lên nhờ láng giềng.

Các nho gia , học giả đều giảng nhờ trung chính mà hào 4 ( Tây bá ) cảm hóa được hào 5 ( Đế Tân ).Lấy lòng thành mà tin tưởng nhau ( Tây bá không oán hận ).Tôi nghĩ hiểu như vậy đúng nhưng không đủ vì còn vế sau : giàu nhờ láng giềng; vì điểm trọng yếu của sách lược nhà Chu là giữ được trao đổi tốt với Đại quốc (Ân) để phát triển dù thế nào đi nữa. Ta nên nhớ cha của Tây bá là Quý Lịch đã trước đó bị vua Văn / Thái Đinh nhà Ân bắt lỗi để giết đi , bây giờ Cơ Xương bị tù 7 năm mà họ vẫn không động binh mà còn muốn giao hảo để lớn mạnh thì đủ thấy Tây Chu tính xa như thế nào .

Hào 6 : Ký vũ, ký xử.Thượng đức tái.Phụ , trinh lệ.Nguyệt cơ vọng .Quân tử chinh hung.
dịch : Mưa rồi! nghỉ ngơi.Chở đức cao / giữ chức lớn. Vợ / đàn bà , điềm nguy. Trăng sắp rằm.Quân tử đi đánh dẹp thì xấu.

Mưa đang chờ ở lời quẻ đến hào cuối bây giờ đã rơi.Đây là lúc ngơi nghỉ lấy lại sức , nên tăng đức, chưa phải là thời đánh dẹp ( động binh với Ân). Người vợ hay đàn bà có điềm nguy và Trăng sắp rầm nói về khí âm đang mạnh phải chăng nói về Đắc Kỷ , kẻ làm mê say Trụ gây ra bao tội ác ?

Sửa bởi nguy: 25/02/2014 - 03:44


#12 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 26/02/2014 - 16:53

10/ QUẺ LÝ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lý là giầy xéo, dẵm đạp, bước đi.Quẻ này bàn về cung cách ứng xử khi ở gần một sức mạnh đáng gờm và nguy hiểm.Hình ảnh tượng trưng là dẵm lên đuôi cọp ; thực tế là phép tiểu quốc (Chu) cư xử với đại quốc (Ân ).Quẻ này Javary không giảng gì mới , tôi diễn qua lăng kính Ân / Chu .
Hai hào dưới giao dịch còn ít còn giản dị. Hai hào giữa thật là nguy hiểm vì Chu đã phát triển nhưng chưa đương nổi con cọp Ân. Hai hào trên Chu cường thịnh và có ý dòm ngó Ân.

Lời quẻ: Lý hổ vĩ, bất điệt nhân , hanh.
dịch: Dẵm lên đuôi hổ, nó chẳng cắn người, hanh thông.

Cái quan trọng nhất khi sống bên cạnh một đế quốc là đừng cho nó cơ hội nuốt mình.

Hào 1 : Tố lý, vãng, vô cữu.
dịch : Bước đi đầu, tiến lên, không lỗi.

Hào 2 : Lý đạo thản thản.U nhân, trinh cát.
dịch: Đi trên đường bằng phẳng.Người ẩn mình, đoán mở.

Chu còn bé nhỏ chưa vào tầm ngắm của Ân.

Hào 3 : Miễu năng thị, bã năng lý . Lý hổ vĩ, điệt nhân ,hung.Vũ nhân vi vu đại quân.
dịch : Chột nhìn được, què đi được.Đạp đuôi cọp , nó cắn người, xấu. Vũ phu mà làm việc của đại quân .
Theo QNB thì có thể dịch "Miếu năng thị, bả năng lý" = Cái nhìn của kẻ chột, cái bước đi của kẻ què.
Tức là nhấn mạnh vào cái khả năng đã bị khiếm khuyết. Nếu không tự lượng sức thì sẽ gây ra họa xấu khi mà đòi làm cái việc quá khả năng của mình. Kẻ chột thì thấy sao rõ được, kẻ què thì đi sao vững được, loạng quạng dẫm vào đuôi cọp nó cắn cho thì khổ.
Cho nên, vế sau mới nói "Vũ nhân vi vu đại quân" = vũ phu mà làm cái việc của bậc cai trị.
Tức là, cái khả năng của kẻ võ biền thì khiếm khuyết về trí tuệ cai trị, nên nếu chẳng tự lượng sức mình thì hỏng bét.

Sức Chu đã khá nhưng so với Ân thì chưa là gì .Vọng động thì bị cọp cắn.Có sức mạnh nhưng chưa có đức của minh chủ (đại quân qui tụ liên minh ) thì chỉ khiến kẻ kia muốn diệt mình ngay (lời hào lập lại lời quẻ nhưng ở đây bị cắn ).Có thể nói về chuyện Quý Lịch cha Cơ Xương sau khi 3 lần thắng giặc bị đế Văn Đinh lo ngại triệu về triều rồi tìm lỗi nhỏ bắt giết .

Hào 4 : Lý hổ vĩ, sóc sóc.Chung cát.
dịch : Dẵm lên đuôi cọp,( biết ) sợ sệt thì đến cuối tốt.

Làm cho người ngờ nhưng biết sợ, thận trọng, không khiêu khích, che cái sáng thì có thể tránh được họa diệt vong .

Hào 5 :Quyết lý, trinh lệ.
dịch : Bước đi cương quyết .Điềm nguy.

(Lớn mạnh rồi) nhưng hăng quyết quá vẫn nguy.Quyết hay Quải là tên quẻ số 43 , nên xem thêm.Đắc trung, đắc chính nhưng quẻ này có 5 hào dương nên ngôi cửu ngũ có thể cương quá nên tuy vị đẹp vẫn bị phê nguy.

Hào 6 : Thị lý, khảo tường.Kỳ toàn, nguyên cát .
dịch : Nhìn kỹ bước đi , xét điềm lành .Hoàn hảo , tốt lớn.

Tính toán thận trọng, chờ cơ hội tốt .Thập toàn rồi ( mới hành động/ đánh Ân) thì mới thật tốt. Hào này bất trung, bất chính vậy mà được phê tốt lớn đó chỉ vì cuối thời Lý rồi, cọp đã về già .
Javary giảng rất lạ : kỳ toàn là đi hết một chu kỳ trở lại cái trong trắng của hào 1. Nếu quên bối cảnh Ân / Chu thì hiểu theo cổ điển sát nghĩa hơn .

#13 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 28/02/2014 - 16:39

11/ QUẺ THÁI:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quẻ Thái tượng cho mùa xuân mới đến, vạn vật sinh sôi nảy nở, sức sống dâng tràn.Đó không phải là thời của sung mãn mà là của cơ hội đầy dẫy và sống trong mùa xuân là biết nương theo sự khai triển của thiên nhiên chứ ta không biết trước được kết quả hay hướng đi của vạn vật . Cơ hội hay cạm bẫy , tùy ở nơi ta biết buông, nắm.

Lời quẻ: Thái.Tiểu vãng đại lai.Cát, hanh.
dịch: Thái.Nhỏ đi lớn tới.Mở, thông.

Thường được hiểu như lúc khí âm , lạnh ra đi , khí dương, ấm trở lại nên mọi vật khai nở.Ở Á Đông mùa xuân được bắt đầu từ Lập Xuân (4 hay 5/2 dương lịch ) đại diện bởi quẻ Thái này chứ không phải từ Xuân Phân ( 20 hay 21/3 dl) là lúc khí hậu đã ấm cúng . Ý cổ nhân là phải nương theo từ lúc khởi đầu .
Ở đây Javary cho là phải hiểu quẻ này là cơ hội tốt lành cho Tây Chu (hào 5 nói về vua nhà Ân gã cháu gái cho Cơ Xương / tây bá giúp cho Tây Chu cường thịnh lên).Thái vậy là lúc âm dương giao thoa (tượng 3 hào dương đi lên gặp 3 hào âm đi xuống ) để sinh ra cái Mới tốt lành .Tiểu / Đại là tiền thân của Âm/Dương sau này.

Hào 1: Bạt mao nhự, dĩ kỳ vị .Chinh cát.
dịch : Nhổ cỏ tranh , cả cụm, phân loại chúng.Đánh dẹp mở.

Vế đầu hào này giống hệt vế đầu hào 1 quẻ 12 Bĩ: Xuân hay thu gì cũng bắt đầu bằng dọn dẹp, tổ chức.Thời Thái thì cần sự cứng rắn (đánh dẹp).

Hào 2: Bao hoang.Dụng bằng hà , bất hà di .Bằng vong .Đắc thượng vu trung hành.
dịch : Chịu đựng (khổ cực khi qua) vùng đất hoang sơ cằn cỗi. Qua sông không để lại cái gì.Mất bạn ( vì có tộc đồng minh không theo).Được phần thưởng do hành động đúng đắn.

Hoang là vùng đất hoang đầy cỏ dại ; di là để lại ; trung là trúng hay trung dung.

Rõ ràng hào này nói về cuộc di dân của Cổ công Đản Phủ, ông của Văn vương từ đất Mân (để tránh rợ Địch) sang đất Chu .
QNB phân tích chú thêm:
包 荒 "Bao hoang" xưa nay vẫn được hiểu là: lòng bao dung lớn, sự thâu nạp,... Xuất phát từ nghĩa gốc là "thu gom sát nhập vùng đất hoang" và "thâu nạp, phụ trách vật hư phế".
馮 河 "bằng hà" có nghĩa là: đi/lội qua sông (mà không có sự trợ giúp của thuyền bè hay cái gì cả). Nghĩa bóng là ám chỉ sự "hữu dũng vô mưu".
不 選 遺 "bất hà di" = không bỏ sót, không để lại cái gì cả,...
Nhưng chữ "Bằng" trong "bằng hà" này, có chữ 用 "dụng" đứng trước, mà hiểu với nguyên nghĩa là: lấn, vượt sang,... thì khi hiểu liền với nghĩa của "bao hoang" phía trước đó ta sẽ được:
Thu gom những đồ phế phẩm, dùng để vượt qua sông, không bỏ lại cái gì cả.
朋 亡 "Bằng vong" = có người bạn chết / có người bạn lưu vong đi theo
得 尚 于 中 行 "Đắc thượng vu trung hành" = Nên phải coi sóc/quản lý ở trên đường đi.

Như vậy, toàn bộ hào 2 có thể hiểu là:

Thu gom những đồ phế phẩm, dùng để vượt qua sông, không bỏ lại cái gì cả. Có bạn lưu vong đi theo. Nên phải coi sóc ở trên đường đi.

Hào 3 : Vô bình bất bí , vô vãng bất phục .Gian trinh , vô cữu .Vật tuất kỳ phu.Vu thực hữu phúc .
dịch : Không có bình nguyên nào lại không có vực, đồi (lồi lõm), không có đi mà chẳng lại .Điềm gian nan , không lỗi.Chớ có lo sợ (người dân không )tín nhiệm.Phúc thay (được) thức ăn ( đầy đủ ).

Hành trình gian nan rồi cũng tới .Người dân mến tài đức của Cổ công mà đều theo ông đông đảo .Đất chân núi Kỳ sơn rồi Chu nguyên màu mỡ là phần thưởng cho tộc Chu.

Hào 4 : Phiên phiên. Bất phú dĩ kỳ lân .Bất giới dĩ phu.
dịch : Phơi phới dập dìu.Chẳng có liên hệ kinh tế với láng giềng .Chưa phải xem chừng phức tạp nên tin tưởng (giao hảo ).

Cổ điển thường răn đe phải coi chừng bè tiểu nhân ( 3 hào âm) đi xuống .Javary cho rằng giao dịch với nhau có tin tưởng thì mới tốt .Tôi gần với cổ hơn vì cho rằng hào này còn đang vui mừng nên chưa biết cần thận trọng khi giao dịch (kinh nghiệm bói toán cá nhân ).

hào 5: Đế Ất qui muội, dĩ chỉ. Nguyên cát.
dịch: Đế Ất gã cháu gái cho.Đầu mối của phúc lớn tốt lành .

Đế Ất là cha Đế Tân / Trụ gã cháu gái là Thái tự, công nương đất Sằn cho Cơ Xương với 2 em gái phụ dâu để nối lại giao hảo với Chu ( cha Xương là Quý Lịch bị vua trước bắt lỗi giết đi ).Chữ Muội ở đây cho thấy nhân vật chính là 1 cô em gái được gã theo , sau này là mẹ của Vũ vương, Chu công và 7 người nữa (xem thêm các quẻ 53 Tiệm và 54 Qui muội). Thời ấy các quí tộc lấy nhau thì thường lấy nhiều người là chị em cùng một lúc ( em họ cũng được) để bảo đảm cho sự nối dõi tông đường và liên hệ sui gia tốt .
Hào này âm sai vị tuy trung nhưng được xem là tốt nhất quẻ vì biến cố này không đưa Chu lên ngai vàng nhưng chính là đầu mối cho sự "thành rồng " sau này.Hào âm cũng hàm ý bà muội, mẹ vua Vũ và Chu công.

Hào 6: Thành phục vu hoàng.Vật dụng sư, tự ấp cáo Mệnh .Trinh lận .
dịch : Thành (đất) xụp đổ xuống hào.Chẳng nên dùng binh.Ở ấp mình mà báo mệnh.Điềm lận đận.

Giao thiệp không còn tốt nữa ( Tây bá Xương bị cầm ở Dữu) Chẳng nên động binh.Nhưng báo với trời ta nay độc lập .Điềm lận đận vì còn phải khôn khéo để cứu giải Tây bá .

Sửa bởi nguy: 01/03/2014 - 21:30


#14 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 03/03/2014 - 04:41

12/QUẺ BĨ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bĩ là bế tắc , mắc kẹt .Quẻ này tượng trưng cho mùa Thu , lời quẻ trái ngược với lời quẻ Thái , Âm dương xa cách nên phải thu liễm sửa soạn cho mùa Đông phải ẩn tàng .Nhưng rồi cái gì cũng qua ta lại sẽ sửa soạn cho xuân hạ sinh, trưởng.Tổng hợp các hào: quẻ Bĩ không xấu mà chỉ là xấu cho sự tăng trưởng, thăng tiến là thời nên tránh, bỏ .Kiên trì sửa soạn cho sự vật cùng tắc biến .

Lời quẻ: Bỉ chi phỉ nhân.Bất lợi quân tử trinh. Đại vãng, tiểu lai.
dịch : Bĩ là( thời) của tiểu nhân . Chẳng lợi quân tử cố giữ chính bền . Lớn đi, nhỏ lại .

Trí dũng kiên tâm của người quân tử ở đây không hợp thời , chống trả tiểu nhân đắc thời , đắc vị là không nên .Phải có tài đức như bậc đại nhân (xuất hiện ở 2 hào trung 2,5) mới biết cách xử đúng thời. Giữ đạo, tránh theo tiểu nhân , biết nói không (bĩ còn đọc là phủ ) mà vẫn tránh được tai họa .

Hào 1: Bạt mao nhự , dĩ kỳ vị .Trinh cát, hanh.
dịch : Nhổ cỏ Tranh cả cụm, phân loại chúng .Đoán tốt, cầu nguyện .

Hào này lập lại lời hào 1 quẻ Thái trừ lời phê . tới giao mùa phải sửa soạn nhưng xuân thì chinh , thu thì cầu nguyện , tế lễ .Biết liệu thời tri cơ thì đoán tốt.

Hào 2 : Bao thừa.Tiểu nhân cát, đại nhân bĩ.Hanh.
dịch : Nhận chức vị. Tiểu nhân tốt, người tài đức không nhận / bế tắc .Cầu nguyện .

Trên bất chính thì người tài đức biết không làm gì được hay không muốn giúp vì vậy bế tắc .Kẻ tiểu nhân chỉ cầu tư lợi thì mừng .

Hào 3: Bao tu.
dịch: Mang điều xấu hổ.

Hào này chẳng làm được gì, cũng không bỏ đi được Cho nên đại nhân phải chịu dèm pha , chê cười .Tiểu nhân mặt mày dày dạn thì cố đấm ăn xôi .

Hào 4 : Hữu mệnh vô cữu.Trù ly .Chỉ.
dịch : Được Mệnh, không lỗi. Phân biệt các chủng loại .Phúc thay .

Hào này có quyền có thể sửa sang được rối loạn .Lại ứng với hào 1 , cả 2 bất chính nên cần phân loại làm sạch .
Theo QNB thì chữ "Ly" chỉ mang nghĩa "sáng tỏ" khi mà đã xuất hiện quái đơn (quái 3 vạch) do tượng của quái này là lửa nên dẫn đến nghĩa sáng, sáng tỏ,...
Cho nên ở đây, ta có thể hiểu với nghĩa gốc của chữ Ly = phân ly, chia ly,...
Như vậy thì dùng nghĩa của chữ "Trù" trong vai trò danh từ = ruộng đất, chủng loại,...
Thì có thể hiểu là: Ruộng đất được chia ra, được phân loại ra.

Và cả hào 4: Có phận, không có lỗi. Ruộng đất được chia. Được hưởng phần (tức là có phúc phần).

Như vậy nó vẫn ứng với "cát" và "hanh" ở hào 1. Và sau đó đến hào 5 thì cái lúc bĩ nó ngừng lại, vận xui nó đã lui (hưu bĩ).


Hào 5 : Hưu bĩ , đại nhân cát .Kỳ vong, kỳ vong ! Hệ vu bao tang .
dịch : Bĩ ngừng, đại nhân mở.Này mất! này mất ! Buộc chặt vào cụm rễ dâu .

Bế tắc giảm, người tài đức có cơ , nhưng mà còn lo lắm vì có thể cái xấu chỉ tạm ngừng nên phải làm sao cho việc ta lâu dài và vững chắc (cụm rễ dâu).

Hào 6: Khuynh bĩ.Tiên bĩ hậu hỉ.
dịch : Bế tắc đã hết .Lúc đầu bế tắc sau vui mừng .

Sửa bởi nguy: 03/03/2014 - 16:15


#15 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3311 Bài viết:
  • 7775 thanks

Gửi vào 05/03/2014 - 13:50

13/QUẺ ĐỒNG NHÂN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đồng nhân là đồng tâm, hòa hợp với người .Nhưng đó không phải là việc dễ.Hai hào đầu còn quanh quẩn trong gia tộc , hai hào cuối là kết hợp với người ngoài , hai hào giữa không có cụm từ " đồng nhân " là thời nghi ngờ, tranh giành .

Lời quẻ; Đồng nhân vu dã, hanh. Lợi thiệp đại xuyên .Lợi quân tử trinh.
dịch : Cùng người đến tận đồng xa , hanh thông. Nên qua sông lớn.Quân tử nên chính bền.

Xem thêm "lợi thiệp đại xuyên " ở phần dẫn nhập / biểu tượng.lời quẻ nói rõ cần cố gắng mang sự đồng hợp đến càng xa càng tốt (dã là nơi xa thành , ấp) , cần vượt qua chính mình và phải bền bĩ chính trực thì mới mong làm bạn được với tất cả , kể cả giống dân khác văn hóa .

Hào 1 : Đồng nhân vu môn, vô cữu.
dịch : Cùng người ở cửa nhà, không lỗi.

Thời còn nhỏ hãy tập đồng thuận trong gia đình.

Hào 2 : Đồng nhân vu tông, lận .
dịch : Cùng người ở từ đường , lận đận .

Hào này đã lớn biết hòa hợp với gia tộc .Nhưng bị phê lận đận xấu hổ vì tuy trung , chính nhưng là hào âm duy nhất trong quẻ cho nên hẹp hòi không chấp nhận khác biệt của người ngoài..

Hào 3: Phục nhung vu mãng.Thăng kỳ cao lăng.Tam tuế bất hưng.
dịch : Dấu binh trong rừng.Lên gò cao / mộ tổ.Ba năm chẳng dấy.

Thời này gặp khó khăn , nghi kỵ với người ngoài nên lại về với vây cánh họ hàng .Nhưng chữ "cao " cho thấy ta phải vượt lên cao , nhìn xa suy nghĩ sâu để hiểu tại sao ta không hòa hợp được với người .Ba năm tượng cho một thời gian không quá lâu .
Theo QNB thì chỗ này có thể bỏ hai chữ "mộ tổ" đi cũng được . Vì chỉ cần nói, lăng = gò cao, là được.
Và cả hào này = Dấu binh trong rừng. Đưa chúng lên gò cao. Ba năm chẳng dấy.

Hào 4: Thừa kỳ dung.Phất khắc công, cát .
dịch : Cưỡi lên tường nhưng không đánh được.Mở.

Hào này vẫn chưa hòa đồng nhưng không đánh được, hoặc có lý hơn, không đánh nữa , nghĩa là bắt đầu bớt nghi kỵ , có lẽ nói chuyện được với người nên được phê mở .
Theo QNB hiểu là: Dẫn chúng lên thành. Không tấn công. Mở.
(Chữ "kỳ" ở đây vẫn được hiểu là đại từ mang nghĩa = họ, chúng nó,... là ám chỉ binh lính, thế lực của phe mình)

Hào 5 : Đồng nhân , tiên hào đào nhi hậu tiếu .Đại sư khắc tương ngộ.
dịch :Hòa hợp với người.Lúc đầu kêu gào sau lại cười .Các bậc soái tướng chấp nhận gặp nhau .

Đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận bạn .

Hào 6: Đồng nhân vu giao. Vô hối.
dịch : Cùng người ở tận biên cương (giao là khoảnh đất xa nhất trong phạm vi kiểm soát của ấp ), không hối gì .

Cuối thời Đồng nhân thì ta đã hòa hợp được với người xa .Nhưng có lẽ chưa xa được như lời quẻ (giao chưa ở ngoài như dã / hoang dã tộc khác văn minh) , âu đó là khác biệt giữa thực tế và lý tưởng.
Chú thêm QNB :Quẻ này nhận thấy, hào 1, 2, 3, lần lượt là các thời kỳ đối nội. Còn các hào 4, 5, 6 thì lần lượt là các thời kỳ đối ngoại.
Toàn quẻ thể hiện sự giao thiệp cùng với người ta (đồng nhân) nhưng có phân chia trong ngoài (nội, ngoại).

Chữ "Giao" (ở hào 6) có nghĩa là 1 vùng đất ở bên ngoài thành, phạm vi khoảng cách so với thành là 50 - 100 dặm. Như cách thành 50 dặm thì gọi là "cận giao", còn cách thành 100 dặm thì gọi là "viễn giao".






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |