Jump to content







Advertisements




Cải Mệnh - tiếp tục chủ đề của ankhoa



406 replies to this topic

#166 VuiVui

 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 15:53

Trích dẫn

Trước khi trình bày thêm một số quan điểm của mình, huongnoi xin có đôi lời với bài viết #60 của tiền bối VuiVui. Mặc dù huongnoi đã sớm phản hồi là sẽ không phản biện hoặc bổ sung, nhưng đó là thời điểm huongnoi tiếp nhận "món quà" từ tiền bối. Hiện nay huongnoi xin có đôi lời để dù đúng hay sai, dù đồng tình hay không thì đều là thể hiện sự tôn trọng đối với sự quan tâm của tiền bối và với các anh chị đang tham gia chủ đề.
Phản biện nghiêm túc là điều đáng hoan nghênh mà.

Trích dẫn

huongnoi muốn nói chung các môn nghiên cứu mệnh lý có xuất phát từ nghiên cứu thiên văn/khí tượng, đây là những môn mệnh lý chiếm đa số. huongnoi không theo học thuật mà chỉ tìm hiểu chung nên cho dù đã làm rõ ý nhưng nếu cách diễn đạt vẫn chưa được vừa lòng tiền bối thì xin lượng thứ.
Huongnoi có thể nêu dẫn chứng những người tham gia chủ đề này đã thể hiện cách hiểu tử vi như huongnoi nói. Còn nếu nói chung chung thì lại là chuyện khác. Không bàn được.

Trích dẫn

Kiếp người, nghiệp... không mang bản chất khoa học, hay thực chứng, nhưng như thế nào là thực chứng? Tiền bối nghiên cứu sâu về tử vi, đã tự mình thực chứng đến đâu để có chủ đề này?
Có cần phải nói là tự mình thực chứng ? Bởi vì nếu nói có, vị tất đã có người tin ! Nói ra có ích gì ? Hay là lại cứ nói theo kiểu, ai tin thì tin, không tin thì … tôi vẫn cứ nói theo kiểu của VoLy ? Cho nên, khi tôi nói thực chứng, là tôi đưa ra ví dụ cụ thể. Và được đưa ra ngay từ đầu, chứ không phải bây giờ mới đưa ra mang tính chất đối phó, đối chất. Có sự trình bày theo hệ thống. Như vi dụ người được thay Gan mà sống. Đó chính là thực chứng vậy. Cho nên mới hỏi, kiếp với nghiệp, có bản chất khoa học, hay thực chứng không thì đương nhiên mọi người sẽ hiểu. Chí ít thì cũng không thể dùng nó để mà tranh luận. Vì đó thuộc về niềm tin.

Trích dẫn

Ngay cả khi am hiểu về Tử Vi như người luyện khí công, có thể biết rõ "khí" trong cơ thể đang luân chuyển ra sao, phát ra bức xạ thế nào... thậm chí nếu đồng thời là nhà vật lý- tức một nhà khoa học có thể tự đo các bước sóng não, bức xạ của cơ thể, chứng minh được sự điều khiển của não bộ đối với các điểm và dòng điện tích trong cơ thể (huyệt và kinh lạc, mạch), chỉ ra được tỉ mỉ thiền có tác dụng gì, tư thế đó có tác dụng gì, khi phát ra ý thức này (dưới dạng một dấu hiệu) thì tại sao phát ra bức xạ- lý do là vì ý thức ấy kích thích (làm hưng phấn) trung khu thần kinh nào- khiến điện tích thay đổi và dẫn truyền ra sao... thì cũng chỉ là người am hiểu về cấu tạo cơ thể, không nhất định hiểu về Đạo như người tu học Đạo.
Không có nội dung nào thể hiện của Kiếp người, hay Nghiệp … gì đó qua đoạn văn này.

Trích dẫn

Người chuyên tu học Đạo cũng là một nhà khoa học, sử dụng bộ máy vạn năng là bộ não để hiểu vạn năng. Bằng việc vận hành đúng cách, bộ não giúp người luyện khí công có thể làm một số việc của "siêu nhân" theo một cơ chế đặc biệt thì bằng bộ não, có thể giúp người tu hành tiếp cận được kho kiến thức của vũ trụ. Tiền bối không học đạo, không tu hành, không trực tiếp trải nghiệm mà muốn "thực chứng" sao được? Nếu không phải người theo đạo thì không dại dột hiểu số mệnh theo kiểu của huongnoi, vậy phải chăng nếu không phải người theo tử vi thì không nên hiểu số mệnh theo kiểu của VuiVui?
Một nhà khoa học có thể tu đạo. Nhưng một khi đã tu đạo rồi thì không thể làm được một nhà khoa học nữa. Nhưng cũng không có nghĩa là khi không tu đạo thì không làm được những việc mà có khả năng như siêu nhân. Chẳng hạn như NBC, nói cho gần, đã làm được cái việc chứng minh bổ đề cơ bản, mà bao nhiêu người muốn làm mà không được. Nếu lại bảo, đó chưa phải là siêu nhân, thì lại có những nhà khoa học siêu hơn nữa. Nếu cũng chưa phải là siêu nhân thì thế nào mới là siêu nhân đây – chả lẽ là Super Man (phim) ?- Không nên chỉ nhìn sự siêu nhân chỉ ở những động tác, mà nên nhìn cả vào ở chỗ thể hiện trí tuệ nữa. Cho nên, nói chuyện thực chứng, chả cần cứ phải tu mới thấy được. Thế giới bây giờ người ta tin và thấy được thực chứng một cách phổ biến, chứ đâu cứ phải nói chỉ có mấy vị đắc đạo mới được quyền nói đâu. Và cũng chính điều này mới được gọi đúng, và chính xác là THỰC CHỨNG. Còn như không, cũng chỉ là một dạng HOANG TRUYỀN mà thôi. Chuyện tin hay không, không thể bắt buộc được. Nhưng chuyện người được thay gan mà sống thì muốn không tin cũng không được.
Tôi có thể nêu một thực chứng mà nói ra ai cũng có thể tự quan sát và thấy được. Chứ không cần phải nói chuyện cái thực chứng theo kiểu – anh có tu đâu mà biết ? Và khi cái sự thực chứng này – có thể thấy trực tiếp – mà cũng không hiểu thì những người không hiểu không thể nói chuyện thực chứng của sự tu luyện được.
Đó là, hãy quan sát sự bình an của một con chó khi nó được ở bên chủ của nó khi mà cả hai, chủ và chó đang thư thái. Đó là sự an bình đã đạt tới cảnh giới của sự bình an.
Còn nói chuyện người tu hành tiếp cận được với kho kiến thức của vũ trụ ? Thì đó là chuyện của mấy người tự nói với nhau thôi.

Trích dẫn

Bàn về cải số thì không thể tránh khỏi việc dùng kiến thức về Đạo, mặc dù huongnoi đang hiểu ý định của VuiVui là bàn về cải số trong phạm vi những hiểu biết về tử vi và những trường hợp thực tế. Chẳng hạn, ở bài viết đầu tiên VuiVui đặt câu hỏi hôn nhân có thể tạo ra sự khác biệt? Qua những phân tích của mình, dù logic đến mấy và dù đưa ra các sự kiện về người thực, việc thực đến mấy thì VuiVui chỉ có thể đưa ra các giả thuyết về yếu tố đã tạo ra bước ngoặt chứ không thể thực chứng. Gỉa sử, các sự kiện của 2 người trước khi kết hôn rất giống nhau, sau khi kết hôn lại sai khác nhiều thì chỉ có thể kết luận kết hôn là dấu hiệu cho thấy mọi thứ sẽ khác chứ không thể kết luận kết hôn là yếu tố tạo ra bước ngoặt, cho dù 100% trường hợp lá số giống nhau nhưng cuộc đời khác nhau rõ rệt sau hôn nhân thì cũng không thể kết luận như thế. Vì yếu tố nào dẫn đến hôn nhân, yếu tố nào có trước hôn nhân?
Bàn về Cải số, không hẳn là phải bàn về Đạo ! Kể cả ngoài lĩnh vực tử vi cũng vậy. Như chuyện thay gan để sống, có cần đạo với tử vi đâu. Chỉ có mấy vị bác sỹ nói chuyện với nhau và nói chuyện với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thôi.
Điểm nữa, tôi đã nói bao nhiêu lần từ đầu cho đến bài gần đây là các ví dụ tôi đưa ra trên, chưa phải là cải số. Mà chỉ là sự thể hiện khách quan cái việc, cùng một lá số mà có nhiều cuộc đời. Có sự hiện diện tác động của người hôn phối mà làm cho cái sự khác nhau về cuộc đời của những người cùng một lá số.
Cho nên sự suy diễn bảo rằng kết hôn chỉ là dấu hiệu … trở nên vô nghĩa.
Hơn nữa, theo cách nói của huongnoi, đó chỉ là sự suy diễn của người không biết tử vi, không biết gì về sự tương tác giữa người với người thể hiện qua lá số tử vi. Như tôi đã có đưa ví dụ về một người tuổi hợi đi tù. Lá số anh ta hoàn toàn không có dấu hiệu của sự tù đày. Nhưng khi kết hợp với một người nào đó thì yếu tố tù đày xuất hiện. Có thể nêu ví dụ về phương pháp xem xét tương tác này. Đó chính là phép thái tuế nhập quái. Đó là bằng chứng có thể nói rằng, hôn nhân có thể là một tác nhân thay đổi.
Từ chỗ đó mà nói chuyện cải số thì còn lâu lắm. Bởi vì mấy chuyện trên, đâu có phải là đã cải số !!!
Huongnoi cần đọc kỹ hơn để hiểu cho đúng. Sai một ly, đi một dặm.

Trích dẫn

Nếu VuiVui cho rằng huongnoi có đưa ra được quan điểm nào đó đúng, nhưng quan điểm đúng ấy chỉ có thể có được nếu huongnoi nắm được điều cơ bản nào đó (phải có A thì mới có B => có B thì nhất định có A), nhưng huongnoi lại có biểu hiện không nắm được cái cơ bản thì thường có hai khả năng:
1. huongnoi học vẹt ở đâu đó
2. VuiVui hiểu nhầm ý của huongnoi, có thể do những khác biệt về mối quan tâm/đối tượng hướng đến, logic, cách diễn đạt...

Tạm bỏ qua phương án 01, mặc dù ai cũng có thể nghĩ như thế trừ huongnoi (bởi huongnoi tự thấy mình như thế thì đã không làm) thì trường hợp thứ 02 nhiều khả năng xảy ra hơn.

Quý bạn lethanhnhi đã nói, có 18 vạn pháp môn, dĩ nhiên ta có thể hiểu là rất nhiều. Nếu tiền bối là người tu hành thì cách tư duy và diễn đạt của chúng ta cũng khác nhau, có những khái niệm và từ ngữ riêng nhất định do con đường đi khác nhau, cũng như người dân ở mỗi vùng, tùy vào tự nhiên mà có âm điệu khác nhau, dẫn đến chọn lối diễn đạt khác nhau phù hợp với âm điệu. Nếu ai đó khác VuiVui thì không phải là thiếu khoa học, thiếu logic đâu.
Chả phải. Bởi vì huongnoi đề cập đến chuyện Kiếp người đã là một chuyện không thể tranh luận, lại còn Vẽ ra một sơ đồ cho sự truyền kiếp, mà sơ đồ này mang tính cá nhân – tự huongnoi cho rằng thế. Để rồi kết luận về những người hiểu tử vi theo kiểu con chuồn chuồn !!! Không logic ở chỗ đó. Chứ không phải là không logic ở cái chỗ kiếp người với … „ba vạn” pháp môn !

Trích dẫn

Mỗi lời huongnoi bàn về đạo đều rất thận trọng, nói sai sẽ là một tội lỗi lớn nên huongnoi luôn tự phản biện, đặt ra mọi khả năng bản thân có thể sai, mặc dù sẽ có lúc huongnoi làm chưa tốt điều đó. Tư duy chủ đạo của huongnoi là tư duy biện chứng, huongnoi luôn có thể sai, nhưng nếu tiền bối và quý anh chị có chút cảm tình thì xin đọc kĩ bài viết của huongnoi để thấy luôn có mâu thuẫn và nhất quán, có thể có người đồng tình, có thể có người thấy khác lạ, có thể chỉ ghi nhận đã từng đọc bài viết như thế... đều tùy duyên.
Người mà đi tìm sự đúng sai cũng đều luôn thận trọng, không chỉ là cứ nói về Đạo mới thận trọng. Trong khi, sự thận trọng để phân biệt đúng sai trong các vấn đề của thường nhật cũng như khoa học lại được thấy là cấp thiết hơn cái chuyện nói về Đạo.
Còn nói về Đạo, thì tôi thường thấy, nhiều người không sợ đúng sai. Bởi có tranh luận được đâu. Thầy nói sao thì biết làm vậy. Thầy tu sao thì trò tu như thế. Làm khác đi thì bảo là tà đạo. Thôi, để họ tự giải quyết với nhau. Như ngay trong diễn đàn này, bao nhiêu người nói về Đạo „văng mạng”. Có thấy sự thận trọng nào đâu. Nói Đạo mà ngay âm dương không hiểu, Lại hiểu Đạo theo cái kiểu Đạo một cách vô ngôn, đạo khả đạo phi thường đạo. Rôi lại bảo, nếu không tu thì không thể hiểu Đạo ??? Đã tu thì lên đây để tranh cãi thế nào được.
Muốn nói về Đạo, thì phải hiểu đúng về đạo thì mới nói chuyện thận trọng được.
Còn muốn thể hiện có hiểu Đạo hay không, xin hãy trả lời cho Tôi câu hỏi.
Hãy phân biệt hai câu hỏi. Thế nào là Đạo ? Và Đạo là gì ?
Cứ trả lời đi là biết ngay có hiểu Đạo hay không. Không cần phải bày biện hàng lô sách vở về Đạo. Chép sách ra thì ai cũng làm được.

Trích dẫn

Với người bình thường, chọn cuộc sống bình thường, có tranh đoạt thì được hướng dẫn rèn luyện tâm tính, sống tốt, tránh sự tranh đoạt bên trong và ngoài để tìm được an vui, như thế là "cải số". Với người tu hành thì không bàn đến cải số, bởi số mệnh của con người là tu hành nên họ không có khái niệm "cải số", người tu hành vẫn có vận hạn, nhưng đó không phải là "số" theo cách hiểu của người bình thường.
Người tu hành có số tu hành. Nhưng trong thời gian tu hành, không có số. Có sống, có chết, nhưng sự sống chết của người tu hành không phải là số mệnh. Như Không tử nói, có ba cái chết không phải do mệnh chủ định.
-nghỉ ngơi không đúng lúc, ăn uống không tiết chế, ….
-địa vị thấp mà cứ phạm thượng, ham dục quá độ, …
-nhỏ yếu mà khinh khi lớn mạnh, giận dữ mà không tự lượng sức mình, …
đó là do người tự chuốc lấy.
Cho nên, bàn về cải số là bàn về số mệnh, mà bàn về mệnh là cái mệnh của người đời. Chứ bàn cái mệnh của người tu hành với người tự chuốc lấy cái chết làm gì !!!

#167 VuiVui

 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 15:54

Trước khi nói chuyện tiếp về cải số. Muốn hiểu thế nào là cải số, chúng ta cần trả lời được mấy câu hỏi sau.
-Số, khi đã được Cải, có còn là số nữa không ?
-Số đã được cải, họa phúc thế nào ?
-Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt là thế nào với Cải số ?
-Cải số có thời có lúc hay không ?
-Cải số có cần điều kiện không ? Các điều kiện cần có có phải cũng thuộc về số hay không ?
Cuối cùng mới nói đến Phép cải số !!!

#168 VoLy

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 16:48

hihi .. vuivui dùng từ phân biệt thì phân biệt là so sánh , so sánh thì nó thuộc nhị nguyên tương đối , sự đối lập vừa bổ vừa tán sẽ không bao giờ dừng... mà nên gọi là " Phân Tích " , phân tích tìm hiểu nguyên lý quá trình của một vấn đề gì đó xảy ra mà ta thắc mắc và đó được gọi là Nghi tình .... Đại Nghi Đại Ngộ , tiểu nghi tiểu Ngộ ....

- Phạm trù câu hỏi của vuivui được chia thành hai vế của sự học nghiên cứu tìm tòi " Thế nào là Đạo ? " và vế sau " Đạo là gì ?" vế này nói về sự thực hành và làm được cái mình đã nghiên cứu thành tựu có kết quả lớn , sự kết quả này nên công bố cho nhiều người được hưởng lợi ích chung thì được gọi là Đạo ...

- Về hai từ " Phân biệt " thì nên phối thêm hai từ " Danh Sắc " nữa thì ổn hơn .... Danh là ngôn ngữ văn tự chữ nghĩa và là tên gọi .... Sắc là hình tướng , tướng trạng của sự việc hay vật một cách cụ thể .... ví dụ như cái Tên " vuivui " có là nhân nơi Sắc Tướng mà đặt tên gọi ...từ tên gọi " vuivui " làm hiển hiện rõ rệt của Tướng ......... Tướng thì có đủ hình đủ dạng ... nên nhân Tướng đó mà tên cũng được lập ra muôn vẻ .... nếu không có Tướng thì tên gọi cũng chẳng thể lập ( Nguyên Thủy vô vật ) ....

- Phân Tích thì nó tỉ mỉ chi tiết đầu đuôi ngọn nghành quá trình của một vấn đề sự việc .... và mỗi người tự chọn lập ra một cái thì gọi đó là " Đề Mục " .... ví dụ như Phân tích sự hình thành của " Danh " và sự hình thành của " Sắc Tướng ".... tên gọi chung của Phân tích là " Quán " Quán thấu suốt rõ ràng thì gọi là Tuệ , Tuệ này thuộc "Trí" .... và tự mình Quán lấy thì nó là của mình ... khi đã có Tuệ và Tuệ này là thứ mình đã trãi qua , đã làm được rồi ... ước muốn nhiều người cũng được như mình , và lòng vị tha tình thương chân thật giữa người với người nên mình lấy nó ra chia sẽ cho người đi sau gọi là " Bi " .... khi chia sẽ ắt gặp nạn vấn của người đi sau họ phản biện , họ như thế là do họ thắc mắc ....họ cần sự tháo gỡ giúp đỡ .. và mình chẳng ngại ngùng lao vào giúp đỡ họ thì gọi là " Dũng " , quá trình làm việc này ắt cần có phương pháp ..... hihi


Tạm thế đã nhé ... ! hihi .. chúc vui ...

#169 VoLy

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 16:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 08/02/2014 - 15:54, said:

Trước khi nói chuyện tiếp về cải số. Muốn hiểu thế nào là cải số, chúng ta cần trả lời được mấy câu hỏi sau.
-Số, khi đã được Cải, có còn là số nữa không ?
-Số đã được cải, họa phúc thế nào ?
-Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt là thế nào với Cải số ?
-Cải số có thời có lúc hay không ?
-Cải số có cần điều kiện không ? Các điều kiện cần có có phải cũng thuộc về số hay không ?
Cuối cùng mới nói đến Phép cải số !!!

- Số khi đã được Cải , vẫn còn có Số
- Số đã được Cải , Phước Báu không thể lường
- khi đã Cải Số được ... Tâm như thế nào thì tướng sẽ như thế ấy ...
- Cải số có thời gian và không gian rõ ràng
- Cải số thì điều kiện cần là một chữ " Tín " , Các điều kiện cần lúc này tự mình quyết định và làm chủ chính mình .....

Tổng cộng tất cả lại khi cải số chỉ có 4 chữ " Pháp , Tài , Lữ , Địa "

Thanked by 6 Members:

#170 beyeu

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 482 Bài viết:
  • 417 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 17:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VoLy, on 08/02/2014 - 16:48, said:

hihi .. vuivui dùng từ phân biệt thì phân biệt là so sánh , so sánh thì nó thuộc nhị nguyên tương đối , sự đối lập vừa bổ vừa tán sẽ không bao giờ dừng... mà nên gọi là " Phân Tích " , phân tích tìm hiểu nguyên lý quá trình của một vấn đề gì đó xảy ra mà ta thắc mắc và đó được gọi là Nghi tình .... Đại Nghi Đại Ngộ , tiểu nghi tiểu Ngộ ....

- Phạm trù câu hỏi của vuivui được chia thành hai vế của sự học nghiên cứu tìm tòi " Thế nào là Đạo ? " và vế sau " Đạo là gì ?" vế này nói về sự thực hành và làm được cái mình đã nghiên cứu thành tựu có kết quả lớn , sự kết quả này nên công bố cho nhiều người được hưởng lợi ích chung thì được gọi là Đạo ...

- Về hai từ " Phân biệt " thì nên phối thêm hai từ " Danh Sắc " nữa thì ổn hơn .... Danh là ngôn ngữ văn tự chữ nghĩa và là tên gọi .... Sắc là hình tướng , tướng trạng của sự việc hay vật một cách cụ thể .... ví dụ như cái Tên " vuivui " có là nhân nơi Sắc Tướng mà đặt tên gọi ...từ tên gọi " vuivui " làm hiển hiện rõ rệt của Tướng ......... Tướng thì có đủ hình đủ dạng ... nên nhân Tướng đó mà tên cũng được lập ra muôn vẻ .... nếu không có Tướng thì tên gọi cũng chẳng thể lập ( Nguyên Thủy vô vật ) ....

- Phân Tích thì nó tỉ mỉ chi tiết đầu đuôi ngọn nghành quá trình của một vấn đề sự việc .... và mỗi người tự chọn lập ra một cái thì gọi đó là " Đề Mục " .... ví dụ như Phân tích sự hình thành của " Danh " và sự hình thành của " Sắc Tướng ".... tên gọi chung của Phân tích là " Quán " Quán thấu suốt rõ ràng thì gọi là Tuệ , Tuệ này thuộc "Trí" .... và tự mình Quán lấy thì nó là của mình ... khi đã có Tuệ và Tuệ này là thứ mình đã trãi qua , đã làm được rồi ... ước muốn nhiều người cũng được như mình , và lòng vị tha tình thương chân thật giữa người với người nên mình lấy nó ra chia sẽ cho người đi sau gọi là " Bi " .... khi chia sẽ ắt gặp nạn vấn của người đi sau họ phản biện , họ như thế là do họ thắc mắc ....họ cần sự tháo gỡ giúp đỡ .. và mình chẳng ngại ngùng lao vào giúp đỡ họ thì gọi là " Dũng " , quá trình làm việc này ắt cần có phương pháp ..... hihi


Tạm thế đã nhé ... ! hihi .. chúc vui ...
Phiền bác nói rõ "Hùng" và "Lực"?

#171 VoLy

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 19:42

Hùng là Trí... Trí muốn sáng cần rèn luyện ... kinh sách là củi , còn lửa thì tự mình đã sẵn rồi ... dùng lửa mà đốt củi .... để có Lửa cần khổ công dùi mài mới có được ...
Lực là Dũng ... dũng có là bởi tín ..đã tín thì chẳng nên nghi ngờ , quyết lao vào dù đó là hướng tử , gọi là liều mạng ...

vẫn áp dụng Tam vô lậu học " Giới, Định , Tuệ " ... Giới là trái đất , định là cây trồng trên trái đất , huệ là hoa quả .... hễ đã vào đường công phu thì phải buộc , buộc cái thân này phải làm theo , lâu nay nó thích chạy nhảy chơi đùa , nay ta dùng dây " Giới " buộc nó chấp hành , cột nó vào Cọc " Định " , định yên lặng thì huệ sáng , là cảnh giới " Bình đẳng tánh Trí " , nhờ ở nơi sự yên lặng vắng bặt này ta khởi sự quán xét .... quán này từ đâu có , từ chỗ ta ghi nhớ mà ta lấy nó ra quán gọi là Tam ma bát đề ... tức lấy bát chánh đạo làm " Đề Mục " , năng quán chiếu liên tục .. gọi là Nhất Quán ... Quán thấy sự vi diệu của Pháp rõ biết như thật gọi là " Diệu quan sát Trí " , sự quan sát này ngày càng rõ ràng minh bạch , sáng suốt thấu đáo tường tận tất cả thì gọi là " Đại Viên Cảnh Trí " ... từ nơi Ngôi nhà chung của tất cả chúng sinh ta thấy rõ , biết rõ chúng sanh chưa hề sanh cũng chưa hề diệt mà chứng được " Vô Sanh Bất diệt " tức Tâm Ấn Như Lai ba đời ... quá khứ không , hiện tại không ,tương lai không ... ba thời tâm không có một vật có thể được ...tất cả là huyễn hóa , là bào ảnh , là sóng nắng , là trăng đáy nước .... nhờ sự rõ biết thật thiệt này .. khởi tạo Pháp Như huyễn tam muội mà độ sanh .... từ nơi huyễn hóa này mà thành tựu " Thành sở tác Trí " ... Như Vậy là đủ trọn bốn Trí sẵn có nơi các vị vậy .... Châu Ngọc Mani bất câu ngày đêm thường sáng tỏ luôn luôn chiếu diệu khắp nơi vậy .... Svaha ...

Chơn kinh chẳng dụng bút cùng nghiên
Trên giấy chép kinh chẳng thiệt truyền
Sáng ý hiểu thông đường diệu lý
Minh tâm kiến tánh rõ cơ huyền
Người Người có sẵn Kinh Vô Tự
Chớ để nhọc lòng lục triết biên
Đại Đạo từ xưa không một chữ
Ngày đêm bốn buổi sáng liên miên

OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM ..... !!!!!

#172 huongnoi

 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 20 Bài viết:
  • 93 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 20:56

Xin cảm ơn quý bạn saovukhuc và tiền bối VuiVui đã dành thời gian hồi đáp.

Đọc những chia sẻ của VuiVui, huongnoi đã hiểu thêm, hiểu hơn nữa góc nhìn, ý định và phương pháp của tiền bối. Tuy cùng quan tâm đến một chủ đề gồm 2 chữ "cải mệnh" nhưng cách tiếp cận và vận dụng khác nhau (huongnoi không học và không bàn tử vi). Do đó, không thể có tranh luận, những trình bày của huongnoi chỉ nhằm thấu hiểu và chia sẻ.

Nếu thật sự cần tranh luận, huongnoi tự tranh luận với bản thân, có lẽ huongnoi hơi ích kỉ chăng? Nhưng đối với huongnoi, tranh luận là để tìm ra quan điểm của mình, không phải dùng để khiến người khác thay đổi quan điểm. Nếu quan điểm của mình tương đồng, tự khắc sẽ ứng với người. Ngoài ra, để bàn một vấn đề rộng trong thời gian eo hẹp như thế này và tìm tiếng nói chung là điều không dễ, nên có những vấn đề cũng cần được gác lại.

Trích dẫn

Còn muốn thể hiện có hiểu Đạo hay không, xin hãy trả lời cho Tôi câu hỏi.
Hãy phân biệt hai câu hỏi. Thế nào là Đạo ? Và Đạo là gì ?
Cứ trả lời đi là biết ngay có hiểu Đạo hay không. Không cần phải bày biện hàng lô sách vở về Đạo. Chép sách ra thì ai cũng làm được.
VuiVui hỏi huongnoi hai câu này, huongnoi xin trả lời để đáp lại sự quan tâm của VuiVui cũng như bày tỏ lòng mình với các quý anh chị tham gia chủ đề này.

huongnoi đã từng nêu ở bài viết trước, huongnoi chưa từng đọc tôn giáo nào, quý vị có thể thấy điều đó, huongnoi không viện dẫn kinh sách, không dùng những khái niệm riêng, câu từ đơn giản.

Đối với huongnoi, việc tìm "đạo" xuất phát từ khi còn nhỏ, muốn tìm hiểu bản chất của con người và vũ trụ, tìm hiểu vì sao mình sinh ra và sứ mệnh của mình là gì, sự tồn tại của con người có ý nghĩa gì khi mãi luẩn quẩn trong những rối ren do chính con người tạo ra? Như vậy, "đạo" của huongnoi là "con đường", từ việc thấu hiểu bản chất của mọi sự vật hiện tượng (đạo lý) mà hiểu được con đường của sự giải thoát, trở về "quê hương" thật sự của chúng ta.


Quý bạn saovukhuc có đề nghị huongnoi:

Trích dẫn

Thế nên em nghĩ ở đây ,chị nói về phương pháp cải số của chị rất mong chị đưa thêm một vài ví dụ về việc cải số thông qua tính cách. Ko phải theo cách nói chung chung về việc thay đổi tính cách thì sẽ thay đổi hành vi rồi thay đổi số phận,mà vì đang nghiên cứu về tử vi nên chị có thể đưa ra vài vi dụ về những người đã có lá số chuẩn xác, và việc thay đổi tính cách,rèn luyện tâm tính đã giúp họ thay đổi được số phận hay 2 người có cùng lá số nhưng hoàn cảnh sinh sống, dấu ấn trong cuộc sóng khác nhau dẫn đén tính cách khác nhau và số phận khác nhau và phân tích trên lá số đó để giải thích cho lý luận của chỉ về cải số .Dù rằng một vài ví dụ chưa thể khẳng định là khoa học nhưng cũng phải có thực nghiệm sẽ thuyết phục hơn đúng ko chị.
Cảm ơn bạn! Đề nghị của bạn rất hay, chỉ tiếc một là huongnoi không học tử vi nên không thể lấy ví dụ liên quan đến tử vi để vừa lòng bạn, hai là huongnoi đã từng viết/tham gia bài trên mạng về số phận và tính cách nên huongnoi xin phép không bàn thêm, huongnoi xin được bảo lưu danh tính.

Tuy nhiên, huongnoi xin được trình bày thêm quan điểm của mình, tại sao tính cách quyết định số phận?

Nói về nhân quả, về nghiệp thì huongnoi đã nói rồi. Nhưng xét trong những gì chúng ta dễ dàng nhìn thấy, mỗi người chúng ta đều là một mắt xích trong mạng lưới xã hội, tác động qua lại lẫn nhau, nhưng dù tác động theo hướng nào và tích cực hay tiêu cực thì đều mang tính dây truyền. Ngày hôm nay đi làm, bạn bị kẹt xe nên tâm tình không tốt, đến sở, bạn nóng giận mà cãi nhau với một đồng nghiệp hoặc khách hàng, thậm chí chỉ cần một lời nói có phần cứng ngắc- không ai bảo đấy là hạn, nhưng điều đó cũng dẫn đến phản ứng dây truyền, có thể nhỏ- nhưng sẽ tích tụ, có thể lớn- ảnh hưởng thấy rõ.

Không những hai người cùng lá số, mà bất cứ ai, cho dù cùng một mạng lưới nhưng vị trí của họ trong mạng lưới cũng khác nhau, họ chịu chung quy luật của mạng lưới nhưng gây (nhân) và nhận (quả) khác nhau, do đó mỗi người có một số phận, ai nỗ lực tốt hơn thì không nhất định là diễn biến cuộc đời luôn tốt hơn, nhưng cơ hội của người đó cao hơn.

Trời cho thời tiết chứ không cho mùa màng, hai người nông dân sống cạnh nhau, cùng hạt giống như nhau nhưng ai chăm sóc cây trồng tốt hơn thì cơ hội thu được từ mùa màng cũng cao hơn.

Mỗi người có một số phận, nhưng nhiều người lại có thể cùng chung một định mệnh (số mệnh), đó là khi họ cùng có vị trí giống hoặc gần giống nhau trong mạng lưới của mình, có những điều kiện (hoặc hạt giống để gieo trồng) có giá trị tương tự trong mạng lưới ấy. Không nhất định phải cùng giờ sinh thì mới cùng định mệnh, sẽ có những người giờ sinh khác nhau nhưng các sự kiện rất giống nhau. Nhưng nếu lấy ví dụ cùng giờ sinh, có người là con của hoàng tử Anh, thời điểm ấy cũng có nhiều đứa bé sinh ra thì nên hiểu như thế nào? huongnoi từng đọc được có người hỏi nhau như vậy, rồi người khác trả lời: đứa bé mới sinh đã là dòng dõi hoàng tộc, xuất phát điểm cao hơn con của người bình thường. Cũng có thể nói, đứa bé hoàng tộc ở mạng lưới tốt hơn những đứa bé bình thường, sinh ra trong môi trường (mạng lưới) gồm những người thuộc dòng dõi quý phái, còn những đứa bé khác ở một mạng lưới có phần kém nổi bật hơn, điều kiện có thể kém hơn nhưng vị trí của chúng trong mạng lưới của mình tương tự nhau.


Có thể coi định mệnh như hành lang, là giới hạn, là thời tiết và số hạt giống cùng nguyên vật liệu cho trước (quả từ những kiếp trước), quý vị chỉ có thể tạo ra thành quả trong phạm vi của hành lang ấy, như gieo trồng vào mùa khô hanh, thiếu nước thì làm sao lúa trĩu bông, quả ngọt trĩu cành? Nhưng vị trí của mỗi người trong hành lang sẽ khác nhau tùy theo sự phấn đấu của họ, thậm chí có người vượt khỏi hành lang. Cái gì cũng có giá của nó, để có sự thay đổi lớn lao thì cần sự phấn đấu lớn lao.


Xét về tu dưỡng tâm tính, ta chính là định mệnh của ta, ta là tài sản lớn nhất của chính ta. Một người khi mất tất cả thì còn lại gì? Đó là còn lại bản thân, do đó một người muốn vững bước trên đường đời, dù ở lĩnh vực nào cũng cần luôn trau dồi, học hỏi để làm giàu chính mình, tăng vốn liếng tự có, đó là những điều cơ bản nhất.

Cũng có thể nói số phận, định mệnh chính là ngoại cảnh, hoàn cảnh xung quanh ta. Thực ra dù mâu thuẫn, nhưng nói cách nào cũng đúng. Định mệnh là ta mà cũng là hoàn cảnh quanh ta bởi như đã nói, đây là một mạng lưới, mỗi một phản ứng đều lan truyền.

Ta rất khó thay đổi ngoại cảnh, nhưng có thể làm giàu/mạnh bản thân để tác động trở lại đến ngoại cảnh. Với một người không ngừng tu dưỡng, chính bản thân họ vừa là vạch xuất phát cũng vừa là đích đến. Một đời phấn đấu với chính mình, thành quả đem đến không chỉ cho bản thân mà còn cả xã hội.

Cho nên, Khổng Tử nói: quân tử vì mình.
Thích Ca Mâu Ni nói: Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

huongnoi không học tôn giáo nào, nhưng đọc danh ngôn in trên lịch treo tường thấy có như vậy.


Tại sao chim có thể bay, cá có thể bơi? Là vì chúng cân xứng, nhờ cân xứng mà hướng vào giữa, nhờ hướng vào giữa mà cân xứng.
Một người chăm chỉ học tập, ôn luyện chính là người biết nhìn vào bên trong, qua đó mở rộng được bên ngoài.
huongnoi hiểu rằng mọi pháp môn dành cho người tu hành, dạy người theo đạo, dù ở tôn giáo nào thì nguyên tắc quan trọng nhất luôn là: nhìn vào bên trong.

Nhìn vào bên trong, đó chính là Hướng Nội.


huongnoi còn nhớ một câu danh ngôn khác: Nhất nhật tam tỉnh ngô thân (mỗi ngày tự xét mình ba điều hoặc ba lần)
Trong bất cứ mối quan hệ nào, công việc nào... khi chưa diễn ra, quý bạn hãy tự hỏi mục đích của mình là gì, mình nên làm như thế nào, làm thế có được không, có hại cho người không? Khi đã diễn ra rồi, quý bạn hãy tự hỏi mình làm như vậy có tốt không, nếu được rồi thì lần sau có thể làm tốt hơn nữa không, nếu chưa thì sửa thế nào?

Người làm được như vậy, khắp nơi đều là anh em.


Những điều huongnoi bày tỏ, đã đứng trên quan điểm của người bình thường, chọn cuộc sống bình thường lẫn người tu hành. Tất nhiên, rèn luyện tâm tính là điều vô cùng, tâm tính cao bao nhiêu cũng chưa đủ, càng lên cao ta càng nhận ra mình có thể tốt hơn nữa... bạn đừng bao giờ nghĩ mình hiện nay tốt thế này đã đủ, nhưng cũng đừng coi việc phấn đấu là mệt mỏi, chân lý luôn rất giản dị. Nếu quý bạn chọn cuộc sống của người bình thường, khi rảnh rỗi đọc vài câu ca dao, tục ngữ khuyên về lối sống của tổ tiên, ăn ở sao cho phải cũng đã là thay đổi bản thân- thay đổi số mệnh rồi; bạn nghĩ điều ấy đơn giản đến nực cười sao? Bạn sẽ nói "tôi đâu phải trẻ con mà khuyên vậy?". Xin thưa với bạn, điều quan trọng không phải là ta làm gì, mà ta có đủ tín niệm hay không? Không đủ tín niệm, đi tìm "phép" cao xa cũng không thay đổi được "số mệnh", đủ tín niệm, cuộc sống do bạn quyết định.


huongnoi xin cảm ơn tiền bối VuiVui đã mở chủ đề này và cảm ơn quý anh chị đã tham gia dù dưới góc độ nào, vì mọi điều tốt đẹp hơn.

#173 TiKiTaKa

 

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 21:21

Thanks đã viết bài rất dài. Dù nội dung thế nào cũng rất trọng nể tác gia đã viết bài dài cho cộng đồng.

Thanked by 2 Members:

#174 Vô Danh Thiên Địa

 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

 

Gửi vào 08/02/2014 - 23:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

XanhSen, on 08/02/2014 - 13:32, said:

Thưa Bác, nói như vậy thì trên bầu trời cũng có nhiều chướng ngại chứ ạ, có chỗ bay được và có chỗ không bay được.
Chim sắt hay chim sống thì nhiều khi bay không đúng đường cũng xong thôi ạ. Thậm chí ngoài vũ trụ cũng không ngoại lệ.
Dear Trong đầm gì đẹp bằng xanhsen, chướng ngại ở lời là chướng ngại lớn nhất . Cùng một đường nhưng có người đường đi đầy chướng ngại , có người thì đường rộng thênh thang . Như chim sẻ thì chỉ bay là xà còn đại bàng thì bay muôn dặm, máy bay thì chỉ bay trong bầu khí quyển , phi thuyền thì bay ngoài không gian, Tâm Đức Phật thì vượt ngoài vũ trụ , Tâm con người thì "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" . Đường mà Lổ Tấn nói là chướng ngại thói quen lối mòn của tư tưởng .

#175 Thanh Hà

 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1425 Bài viết:
  • 4878 thanks

 

Gửi vào 09/02/2014 - 00:00

Thưa Bác,

Cháu hiểu ý của bác ạ.
Bác nói làm cháu nhớ tới một truyện cổ của Nga đọc hồi xưa. Về một anh nông dân đố ông địa chủ ba câu đố. Cháu chỉ còn nhớ hai câu.
Cái gì ngọt ngào nhất trên đời? Giấc mơ.
Cái gì nhanh nhất trên đời? Đó là ý nghĩ, trong khi ông còn ở đây thì ý nghĩ của ông đã bay tuốt lên tận mặt trăng rồi.
Câu chuyện vui thôi ạ. Cháu không có ý làm loãng topic. Cảm ơn bác.

Thanked by 2 Members:

#176 Vô Danh Thiên Địa

 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

 

Gửi vào 09/02/2014 - 03:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 08/02/2014 - 13:33, said:

Guru không nói thì sao có người được hưởng Phúc, đãi cát tìm vàng thì cát là nhiều chứ vàng có mấy, đâu thể vì phần đa cát mà bỏ phần thiểu vàng
đây gọi là chịu việc khó để dẫn dắt chúng sinh, cũng như Phật Thích Ca cũng suy nghĩ nhiều mới nói kinh Pháp Hoa vậy thôi
Người tu hạnh Bồ Tát phát thệ nguyện:
"Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ" nên không so cát so vàng mà chỉ quán Tâm để tuỳ duyên độ pháp thích hợp cho mổi chúng sinh .
Việc tìm vàng là việc truyền thừa môn hộ để duy trì có tính thế tục không nhất thiết phải giũ nó ,lâu ngày có thể trở nên chướng ngại cho môn đệ tu hành nên Lục Tổ bỏ nó đi, không dính gì đến pháp độ chúng sinh .

PS : Phật giảng mổi bộ kinh đều tuỳ duyên nơi người nghe mà thuyết giảng .Vớí nguời tu hạnh Bồ Tát thì giảng kinh Bát Nhã , với người đồ tể thì điểm ngay tâm : "Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật" chớ giảng kinh Pháp Hoa cho đồ tể nghe thì chi? làm nghiệp sân nơi đồ tể phát tác .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 09/02/2014 - 03:55


Thanked by 7 Members:

#177 AnKhoa

 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

 

Gửi vào 09/02/2014 - 07:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 01/02/2014 - 22:26, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Khi cuộc đời là chuỗi những khoảnh khắc hiện tại, mà, trong mỗi khoảnh khắc, con người luôn chịu sự tác động của hai lực Âm và Dương (như hình vẽ). Lực Âm được tạo ra bởi những thứ tồn tại trước đó, lực Dương là thứ ngay lúc này ta thấy được. Lực Âm bao giờ cũng sâu dày hơn lực Dương (Âm dưới Dương trên), nhưng lực Âm nó chỉ được phép Ẩn tàng mà không được hiện, cho nên cái chỉ đạo ta trong lúc này chính là lực Dương. Đây chính là điểm then chốt.

Vì phần lớn con người tư duy và hành động theo thói quen, cho nên thường không nhận ra sự tồn tại của lực Dương, vì đó mà bị lực Âm lấn át, từ đó mà hình thành nên cái gọi là Số Mệnh.

Thậm chí khi con người nhờ phút chốc tỉnh thức mà nhận ra sự tồn tại của lực Dương, nhưng vì chưa có rèn luyện, nên lực Dương khá yếu, trong khi đó lực Âm vẫn mạnh mẽ và quen chi phối mọi hoạt động của con người, cho nên về cơ bản cũng không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nếu chịu khó nhận thức và rèn luyện, lực Dương dần lớn mạnh, thì nó sẽ dần dần làm suy yếu lực Âm mà giành phần kiểm soát. Sự kiểm soát này không hẳn là hoàn toàn, nhưng sẽ có những "khoảng trống" để con người ta dựa vào đó mà cải thiện cho tốt đẹp hơn.

Lực Âm lôi kéo ta mạnh nhất chính là Nghiệp (theo cách nói của nhà Phật), còn ai không theo cách hiểu của đạo Phật thì sẽ có một từ "tương tự như vậy". Tất nhiên với nhiều người có cái lực Âm tốt thì có thể cứ buông xuôi theo tự nhiên thì cũng tốt rồi, còn đối với nhiều người thì lại là cả một sự nỗ lực lớn.

Có một sự chú ý nho nhỏ, những người bị Nghiện nặng một thứ gì đó (dù là nghiện rượu, thuốc lá, nghiện công việc, nghiện tranh đấu, nghiện tiền hay kể cả nghiện tôn giáo ngũ thuật ...) là dấu hiệu của một sự tồn tại rất mạnh và sâu nặng của lực Âm. Và chính nó đã là một "vòng lốc xoáy" để cuốn đi những thứ khác của cuộc sống. Cho nên Nghiện bất cứ một thứ gì, bao giờ cũng xuất phát từ khổ đau mà kết thúc bằng khổ đau. Lúc này, ngoài việc tỉnh thức lực Dương, thì cần phải làm "thanh" bớt cái lực Âm.

Cho nên, nhận thức về "Thời gian là ảo tưởng" để biết rằng "Quá khứ hay tương lai cũng chỉ là những phóng chiếu của hiện tại", và nhận thức sự tồn tại về hai lực Âm Dương và Nghiệp Quả trên sẽ giúp ta không ít trên con đường cải thiện vận mệnh của mình.


Lý thuyết nhiều, nay tôi xin trình bày một Pháp đơn giản hiệu quả trong chủ đề này.

Để giảm bớt lực kéo của Âm và tăng phần tỉnh thức Dương, không gì đơn giản và hiệu quả hơn Ăn uống phải bớt Âm tăng Dương. Việc ăn uống trực tiếp ảnh hưởng tới tế bào trong cơ thể, từ đó mà điều phối sức khỏe, tư duy, tình cảm, ý chí ... từng ngày của con người, và tất nhiên từ đó sẽ chi phối tới vận mệnh con người. Cho nên, thầy Thích Tuệ Hải (chuyên nghiên cứu và giảng về dưỡng sinh Osawa) có nói, người hay ăn uống các đồ Âm (bao gồm tất cả đồ ngọt, đồ lạnh, đồ nhiều nước) thì dù là các nhà tu thì cũng không thể tĩnh tâm nổi (huống chi là những người phàm như chúng ta). Mà Tâm không tĩnh nổi, Thân không trị được, thì dù biết được thuật gì pháp gì thì cũng vô nghĩa thôi.

Cái này khá phổ biến nên mọi người có thể tự tìm hiểu thêm trên báo chí. Nhưng an tâm, chừng nào chỉ biết chút ít qua tin đồn, qua vài trang báo mà chưa đủ hiểu sâu sắc và thực hành thử thì chừng đó chưa gọi là biết đâu.

Còn ai chưa thấy thuyết phục thì cứ hỏi tại sao "Người tu hành thì không xem số được hoặc số không ứng mạnh" thì sẽ hiểu về phương pháp này. Tôi sẽ không lý giải chi tiết.

PS: Tham khảo thêm "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

".

Thanked by 3 Members:

#178 lethanhnhi

 

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12963 Bài viết:
  • 25448 thanks

 

Gửi vào 09/02/2014 - 09:30

hóa ra cái này gọi là công trình nghiên cứu bí mật
Nói để đỡ gây họa cho mọi người, thứ nóng nhất có lẽ là thịt chó, ăn vào thì trừ khí âm à???
tôi định không công khai nhưng giờ tôi chia xẻ 1 chút: theo tôi nghiên cứu trên thực tế chứ không phải đi chép trên mạng rồi ăn nói bố láo
" Ung thư thuộc Thổ đới Hỏa"
Mọi thứ ăn uống phải hợp với từng loại cơ địa, từng loại thời tiết, ăn nóng, tích nhiều chất nóng như thịt chó vào thì khối u nó bộc phát lên cực nhanh
xương khúc thương sứ ; chết vì ngộ chữ.....chưa thấy cải cái gì cả???

Thanked by 3 Members:

#179 lethanhnhi

 

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12963 Bài viết:
  • 25448 thanks

 

Gửi vào 09/02/2014 - 09:49

Lý Cư Minh bên Tàu còn nói; thiếu thủy ăn cá sẽ cải số

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Hay hơn nữa vào những năm 80, 1 nhóm luyện võ công ở Hải Phòng chuyên dùng rượu để làm thuốc luyện công, sau đó đại sư phụ bục dạ dày, nhị sư phó ung thư gan, mấy người còn lại ai cũng tiêu hết....
Sau đó là phong trào mỗi sáng vài lít nước đã khiến cho 1 số cụ phù thận, 1 số người hỏng thận
bây giờ lại đến ăn đồ nóng dương để cải số........
sau vài năm sẽ có người đăng lên đây: 1 là phát điên, 2 là u bướu hỏi chữa làm sao???

Thanked by 5 Members:

#180 AnKhoa

 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

 

Gửi vào 09/02/2014 - 09:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |