Thấy bà con có vẽ không hứng lắm, nên NL đành xuất chiêu trước vậy ...
(Bài này NL viết sau khi lập chủ đề, sau có thêm đôi chút để cho bài viết được liên tiếp)
Ở Hồng Kông, Đài Loan có sách cho rằng Tham Lang cư Thân là cách "mộc phùng kim chế", tức Tham Lang hành Mộc đóng ở cung Thân được khắc chế mà thành hữu dụng. NL trích lại đoạn sau trong bài luận lá số Mao Trạch Đông của bác VDTT trong loạt bài “Tử Vi & Thế Cuộc” về cách "mộc phùng kim chế" qua lời bàn của sách Tử Vi giảng nghĩa như sau:
“Tham Lang cư mệnh ở cung Thân là cách ‘mộc phùng kim chế’. Có thể lưu danh thơm trăm thế kỷ (lưu danh bách thế), cũng có thể để tiếng xấu vạn năm (di xú vạn niên). Vừa bị nhiều người chê trách phản đối vừa được nhiều người kính phục tôn sùng. Sự nghiệp do đấu tranh mà có. Nếu lo hưởng thụ dâm lạc, ắt sự nghiệp do đó tiêu ma. Nếu không bị sát tinh ác diệu hội chiếu, tay trắng làm nên đại nghiệp; nếu hội nhiều sát tinh, ngục tù tai họa. Một đời ẩn đông chạy tây; trải đủ ngọt bùi cay đắng…”
Nếu không biết/có cách "mộc phùng kim chế" cũng có thể lý giải được. Tham tại Thân thuộc bại địa, nhưng Quan thuộc cách Thất Sát ngưỡng đẩu thì công danh cũng không tồi, Tham thủ mệnh bại địa hãm địa thì đầu đời/xuất thân khó khăn vất vả (hoặc lông bông) nhưng sau có thể đạt công danh (Thất Sát Tí Ngọ). Thành tựu cao thấp ra sao thì tùy thuộc vào sự hội tụ của tinh đẩu. Ở đây, mệnh có (nắm) Tướng Ấn, giáp Quyền Khoa (cách giáp Hình Quyền cũng hay), và Song Lộc triều củng thì quá tuyệt, lại còn Tả Hữu hội nữa. Thân còn có Phá Quân Thìn Tuất + Song Lộc và giáp Quý (Khôi Việt) nữa. Còn một sao Kỵ không nghĩa lý gì, có chăng nó làm cho rắc rối, trở ngại, hoặc thêm tí thị phi thôi. (Cung Phúc có Tử Tướng, rồi Thanh Long nữa).
Về ngũ hành thì mệnh đóng vào vị trí Sinh địa của bản mệnh. Mệnh thủy ăn mạnh vào sao Phá Quân. Thân có Phá Quân Thìn Tuất là người cương cường bạo tợn, thủ đoạn, bất nhân, lại trong thời loạn lạc thì dễ làm nên nghiệp lớn, phú có câu:
"Phá cư Mộ cương quả chi nhân, phùng thời loạn thế nhi phùng Hình Lộc chấn động uy danh",
hoặc
"Tử Phá mệnh lâm ư Thìn Tuất Sửu Mùi tái gia cát diệu, phú quý thâm kỳ".
Ngoài ra, còn cái khá hay nữa là Vận. Từ Vận 33 trở đi liên tiếp được Hóa (Quyền Lộc).
Vận Đinh Tỵ 33-42 --- Ngoài Quyền chiếu ra thì Đồng hóa Quyền (Nguyệt hóa Lộc tại Phúc DV)
Vận Bính Thìn 43-52 --- Phá Quá Quân + Lộc
Vận Ất Mão 53-62 --- Ngoài Quyền Khoa hội về thì Cơ hóa Lộc, Lương hóa Quyền nữa
Vận Giáp Dần 63-72 --- Liêm hóa Lộc (Phá hóa Quyền tại Di Phúc)
Vận Ất Sửu 73-82 --- Ngoài Quyền Lộc chiếu ra thì Cơ hóa Lộc nữa
Tại sao Vận 53-62 có Kiếp Không mà không xấu? Có thể cho rằng là vì Thân có Phá Quân, gặp Kiếp Không (lại thêm Hỏa Hình Mã - chinh chiến) mà lại trong thời loạn thì còn gì bằng, và được Hóa chủ sự may mắn, cát tường, gia tăng sự thành công. Năm 1945 chiến tranh Trung - Nhật vừa kết thúc thì nhập vận 53-62, trong vòng 4 năm đánh bật Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hoa Lục.
Mệnh Thân nào là Tướng Ấn, Song Lộc, giáp Quyền Khoa, rồi Vận có Quyền Lộc liên tiếp đến lúc chết luôn. Tuy lá số nhìn thoáng qua có vẻ bình thường, nhưng dòm kỹ thấy có nhiều cách cục hay. Còn đó có phải đúng là lá số của nhân vật không thì không dám khẳng định, nhưng cũng như bác MinhGiac nói thì lá số có thể chấp nhận được, và rằng “đó không phải là lá số của kẻ tầm thường”.
----------------
NL trích lại 1 đoạn trong bài "Tử Vi & Thế Cuộc: Mao Trạch Đông: Muốn lưu danh bạo chúa?" của bác VDTT (T.S. Đằng Sơn):
Trích dẫn
Mượn danh kháng chiến, dưỡng sĩ nuôi quân
Diễn biến kế đó là cuộc xâm lăng toàn bộ của Nhật Bản năm 1937, đẩy chính phủ Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ vị trí bá chủ hoa lục vào vị trí kém cỏi của một đạo quân kháng chiến, tức là vai trò chẳng hơn gì đám tàn binh của cộng sản. Nhưng quan trọng nhất là, vì sự có mặt của kẻ ngoại thù là Nhật, Tưởng Giới Thạch chẳng có lý do chính đáng nào để “diệt cộng” nữa.
Lẽ thường ai mà chẳng căm hận kẻ xâm lăng? Nhưng Mao hiển nhiên khác người vì ông coi đây là cơ hội nghìn năm một thuở. Ông từng phát biểu như sau về chiến lược của Trung cộng trong giai đoạn kháng Nhật: “Bảy phần phát triển, hai phần ứng phó (Quốc Dân Đảng), một phần kháng Nhật.” Năm 1964 khi tiếp lãnh tụ đảng Xã Hội của Nhật, ông bày tỏ quan điểm như sau về cuộc xâm lăng của Nhật Bản (tạm dịch):
“… Chẳng có gì để oán trách (vì) chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản cho Trung quốc rất nhiều ích lợi. Không có quân đội Thiên Hoàng của quý vị chúng tôi chẳng thể nào chiếm chính quyền… Tại sao chúng tôi phải cám ơn quân đội Thiên Hoàng? Ấy bởi vì nhờ quân đội Thiên Hoàng lại đây, chúng tôi mới có danh nghĩa hợp tác với Quốc Dân Đảng. Quân đội chúng tôi hai vạn năm ngàn người, sau tám năm chiến tranh phát triển thành một triệu hai trăm ngàn. Xin hỏi quý vị có lý do gì để chúng tôi không cám ơn cơ chứ?..”
Sửa bởi NgoaLong: 09/02/2012 - 02:26