Quote
Vậy lá số tử vi cần gì phân ra từng múi giờ sinh, và cần gì phải phân chia đâu là các năm địa chi... Vì các yếu tố đó cũng chính là các yếu tố không, thời gian rồi còn gì? Tiếp đến là đâu cần phân biệt rõ tính lý của các sao, sự phối hợp các cách cục. Vì phân chia cũng là mắc vào cái khoa học thống kê của phương tây còn gì? Huyền học là cứ phải "huyền" đã rồi mới có khả năng học sao?
Có lẽ phải hỏi thẳng – hy vọng là Daingu không tự ái – là Daingu có hiểu can chi không vậy ?
Nói rằng tử vi phân ra múi giờ sinh, đó chỉ là hình thức thôi. Thực ra bốn yếu tố năm, tháng, ngày, giờ đâu có bản chất của thời gian phương tây đâu. Nó vốn là tứ trụ. Chữ Trụ ở đây xuất phát từ nguồn gốc Vũ – Trụ của phương đông. Nó có hình thức tương tự như không gian – thời gian của tây phương. Song không thể đồng nhất với nhau. Vì thế, theo trụ giờ người ta tuy nói là phân theo múi giờ kiểu tây phương. Nhưng bản chất của nó là : Theo âm dương – ngày đêm. Biến hóa của ngày và đêm được biểu diễn theo Trụ giờ. Chứ không phải nó theo Thời gian (có thứ nguyên). Cho nên theo „giờ tử vi” cũng như theo đồng phương, người ta gọi đó là Canh Giờ. Lấy hai tiếng một lần, nhỏ nữa gọi là Thời Khắc. Vốn không có thứ nguyên !!!!
Thứ nữa, Trụ theo phương đông, biểu diễn qua thiên can – địa chi. Chứ thời gian tây phương – nhật thời – làm gì có bóng dáng của thiên can – địa chi. Đừng thấy có „phép biến đổi” - theo toán học người ta gọi là ánh xạ đồng cấu – giữa hai hệ thống này mà cho rằng chúng cùng một bản chất. Đó chỉ là hình thức thôi.
Trụ trong đông phương, không chỉ nói lên TÍNH THỜI mà còn có cả PHƯƠNG LẪN VỊ. Điều này, thời gian ở Tây phương có không ? Vũ trong đông phương, cũng đủ cả Thời lẫn Vị, điều này cũng không thấy ở quan niệm không gian của tây phương. Trụ trong đông phương còn chứa cả yếu tố TAM TÀI nữa. Điều này trong tây phương, cả không gian lẫn thời gian đều không đầy đủ như vậy. Theo quan niệm tây phương thì không gian và thời gian tách rời.
Chuyện phân biệt tính lý, phối hợp cách cục tại sao lại nói vì phân chia thì cũng mắc vào khoa học thống kê của tây phương ? Tại sao Daingu lại nghĩ như vậy ?
Rồi lại câu. Huyền học cứ phải là Huyền ? Tại sao lại nghĩ nó như vậy thì tôi cũng thấy lạ. Có lẽ là vì cho rằng tây phương thì không Huyền sao ?
Nói thế là nhầm lẫn về cơ bản. Bởi vì, vốn hệ thống huyền học và tây phương học không chung nhau về Gốc. Từ những thuật ngữ, khái niệm cơ bản, mỗi bên đều có những nội dung, ý nghĩa đặc trưng. Chẳng hạn như bên tây phương, đại lượng nào cũng có Thứ Nguyên – là độ đo. Nhưng ở đông phương, những khái niệm tương tự đều không có độ đo. Nếu chúng ta làm quen với những điều này thì không có gì lạ lẫm cả. Ví dụ, tây phương, nói về khối lượng, người ta có thang đo Kilogram (nói thế cho dễ hiểu). Nhưng ở đông phương, người ta dùng lý âm dương của cặp nặng – nhẹ, lớn – bé. Và khi chúng ta đứng ở góc này mà quan sát thì thấy sự mô tả của tây phương thì cụ thể và trực quan. Nhưng về tổng quát thì không bằng đông phương. Chẳng hạn như nói có một kg cá. Vậy đem lên bàn cân là ta biết ta có được bao nhiêu. Nhưng tây phương thì chịu không thể Cân được : Có cái chết nặng tựa thái sơn, mà cũng có cái chết nhẹ tựa lông hồng. Với câu này, đông phương lại có thể hiểu rất tường minh.
Nếu đứng ở góc độ tây phương mà nói thì ví dụ trên của đông phương đúng là Huyền. Nhưng nếu đứng ở ví dụ trên mà nói, khi muốn khái quát hóa về nặng nhẹ, mà cứ lấy Kilogram ra mà đo thì tây phương lại là Huyền, chứ không phải đông phương.
Quote
Thiết nghĩ nếu bác vuivui đã nói thế thì chả cần ngày, tháng, năm sinh, giới tính rồi các yếu tố khác. Vì các yếu tố đó ít nhiều lại sẽ xuất hiện sự phân chia rạch ròi và phạm cấm kỵ vì nó có sự rạch ròi của khoa học tự nhiên. Chỉ cần 1 yếu tố siêu hình nào đó các nhà huyền học sẽ cho bạn biết bạn thế nào và cần cải số ra sao.
Đó là vi Daingu chưa hiểu đông phương học nên mới nói như vậy. Hơn nữa, sự phân chia rạch ròi đó không phải là độc quyền của khoa học tự nhiên, sự khác biệt ở đây là ở bản chất của từng vấn đề. Ngay chuyện suy diễn bằng cách khái quát hóa, quy nạp vấn đề kiểu đó đã không đúng vưois tinh thần khoa học rồi.
Cũng cần nhớ rằng, huyền học tuy nói rằng không phải là khoa học, nhưng đó không phải là khoa học theo nghĩa của tây phương, khoa học tây phương. Chứ không có nghĩa là nó không có bản chất của khoa học. Nếu nói theo nghĩa đông phương, thì với bản chất khoa học, nó cũng có một ý nghĩa của khoa học vậy. Vì thế nên GS Hoàng Phương mới làm cái việc Tích Hợp văn hóa đông – tây. Song nên nhớ, tích hợp chứ không phải là đồng hóa nhau.
Chuyện Cải số, bàn Lý nó là như thế. Nhưng thực ra, tiền nhân đã có rất nhiều phép cải số rồi. Chỉ có điều nó không được nói huỵch toẹt ra thôi. Hơn nữa, lĩnh vực cải số. Đi sâu thì nó rất nghiêm trọng. Như là một loại vũ khí vậy. Trao cho đúng người thì lợi, nhưng không đúng người thì hại vô kể. Hơn nữa, người làm công tác giúp người cải số, theo đúng tinh thần đông phương học thì tất sẽ có sự phương hại đến phúc. Dù tốt, dù xấu, cũng làm cho Phúc phần của chính mình bị tổn thương, mà cái học này, sau này con cháu mình phải gánh. Ai đã từng làm công tác này, đều phải biết rất rõ điều đó. Không phải chỉ là nói để chơi.