Jump to content




Advertisements




Thiên Đồng, Cự Môn, Đồng Cự theo cách bạn hiểu



335 replies to this topic

#196

bluebird2304



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

 

Gửi vào 26/04/2014 - 13:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DaiKhe, on 26/04/2014 - 12:00, said:

nghĩa câu hỏi của bạn là gì ?

tôi ko hiểu lắm
7
BB thiên đồng cư thìn, tự biết mình làm gì cũng bị ép mới làm. Trừ khi dùng sức mạnh thói quen. Định hỏi DK Đồng Cự Sửu Mùi khác tính chất Thiên Đồng ở Thìn trong CNDL thế nào? Vì cư thìn cũng có cự chiếu qua

#197

T.AO



 

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7359 Bài viết:
  • 4793 thanks

 

Gửi vào 26/04/2014 - 14:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 26/04/2014 - 13:57, said:

7
BB thiên đồng cư thìn, tự biết mình làm gì cũng bị ép mới làm. Trừ khi dùng sức mạnh thói quen. Định hỏi DK Đồng Cự Sửu Mùi khác tính chất Thiên Đồng ở Thìn trong CNDL thế nào? Vì cư thìn cũng có cự chiếu qua

À hiểu rồi , đồng cứ thìn thì muốn A nhưng lại ra B , tính đc thì lại thành ko đc , mà cái mình ko nghĩ đến nghĩ k làm đc thì lại được
có gì bạn fback lại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#198

hongtiem



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2032 thanks

 

Gửi vào 26/04/2014 - 15:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DaiKhe, on 26/04/2014 - 14:08, said:



À hiểu rồi , đồng cứ thìn thì muốn A nhưng lại ra B , tính đc thì lại thành ko đc , mà cái mình ko nghĩ đến nghĩ k làm đc thì lại được
có gì bạn fback lại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Theo ý của Ngan với CĐ TT: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.

Còn CĐ SM: Tay làm hàm nhai tay quai miễng trễ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



HT đánh giá cung an Thân nhiều hơn, vì bộ quần áo ( mệnh) tốt, xấu, sang, bền ra sao còn do phong cách, thẩm mỹ ( Thân) của người mặc, thời điểm mình mặc, đối tượng để mình show...Nếu Thân Mệnh đồng cung, mình mặc vì thích, vì thấy hợp, không sợ bị tác nhân bên ngoài tác động, đánh giá, ảnh huởng nhiều lắm, Thân ở Di, thì mình ưa hình thức hơn, thích mặc hợp theo xu hướng thời đại, số đông hơn, Thân cư Phu Thê: phong cách mình có ảnh hưởng nhiều từ chồng, vợ, xấu chàng thì hổ ai, Thân cư Phúc: Áo rách phải giữ lấy quần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Chém vui thôi, nhưng HT nghĩ bản thân Thiên Đồng dù bản chất là Phúc tinh nhưng khả năng chịu áp lực không cao nếu thiếu sát tinh, Thiên Đồng hợp Kình Dương, qua vận gặp Kình Dương dễ có sự khai phá, nỗ lực cao hơn, nên về mức độ ảnh hưởng của sát tinh tới Thiên Đồng cũng vì vậy mà được chiết giảm đi chăng?


Thanked by 4 Members:

#199

T.AO



 

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7359 Bài viết:
  • 4793 thanks

 

Gửi vào 26/04/2014 - 15:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hongtiem, on 26/04/2014 - 15:06, said:

- Theo ý của Ngan với CĐ TT: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.

Còn CĐ SM: Tay làm hàm nhai tay quai miễng trễ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



HT đánh giá cung an Thân nhiều hơn, vì bộ quần áo ( mệnh) tốt, xấu, sang, bền ra sao còn do phong cách, thẩm mỹ ( Thân) của người mặc, thời điểm mình mặc, đối tượng để mình show...Nếu Thân Mệnh đồng cung, mình mặc vì thích, vì thấy hợp, không sợ bị tác nhân bên ngoài tác động, đánh giá, ảnh huởng nhiều lắm, Thân ở Di, thì mình ưa hình thức hơn, thích mặc hợp theo xu hướng thời đại, số đông hơn, Thân cư Phu Thê: phong cách mình có ảnh hưởng nhiều từ chồng, vợ, xấu chàng thì hổ ai, Thân cư Phúc: Áo rách phải giữ lấy quần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Chém vui thôi, nhưng HT nghĩ bản thân Thiên Đồng dù bản chất là Phúc tinh nhưng khả năng chịu áp lực không cao nếu thiếu sát tinh, Thiên Đồng hợp Kình Dương, qua vận gặp Kình Dương dễ có sự khai phá, nỗ lực cao hơn, nên về mức độ ảnh hưởng của sát tinh tới Thiên Đồng cũng vì vậy mà được chiết giảm đi chăng?

Red : ko , ý tớ có thế đâu , ý tớ ở đây là vùng thìn tuất càng tham vọng càng chứng tỏ 1 cái gì đó theo kiểu sống để kiếm tiền , và money luôn là vấn đề
Còn SM thì kiếm tiền để sống , có tham vọng nhưng ko phải cưỡng đoạt. Thìn Tuất là cần chỗ bám , còn Sửu Mùi độc cô còn có cầu bại ko thì tùy hứng

Cung Thân hay cung nào cũng vậy thôi .Có 12 cung cho bạn chọn , bạn dụng cung nào là tùy bạn mà . Đâu nhất thiết phải dụng Mệnh hay Thân

Càng chơi vs bọn trẻ con thì ko hiểu nó kiểu gì ?ông ko ra ông mà thằng ko ra thằng bà cũng chả phải mà con thì cũng chả đúng .

áo rách giữ lấy quần là gì ko hiểu ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DaiKhe: 26/04/2014 - 15:33


Thanked by 1 Member:

#200

bluebird2304



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

 

Gửi vào 27/04/2014 - 03:16

Éc, sự nghiệp lận đận đói rách thì ai chẳng mơ ước kiếm tiền và khẳng định bản thân hả DK, nhất là đàn ông ko sự nghiệp có chó nó lấy hehe. Còn thật ra BB ko bon chen, thích ổn định, hay bị đánh giá là thiếu tham vọng, làm gì dù có lợi cho mình thì bị ép mới làm. Bạn bè hay sợ mình bị lợi dụng.

Đúng là có những cái mình ko mơ đến thì lại có ,những gì mình thích thì lại ko có.

#201

ekuyeuemnha



 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

 

Gửi vào 29/04/2014 - 14:15


Cự Môn sinh ra từ hào 4 quẻ Mông động biến thành quẻ Vị tế. Quẻ Mông nói về tình trạng non trẻ, ấu thơ, mông muội, có cái mù mờ không rõ ràng, cần được hướng dẫn, giải thích, chỉ bảo. Mông muội thì tối tăm, âm ám, thiếu sáng, đó là bản chất của Cự Môn.

SƠN THUỶ MÔNG HỎA THỦY VỊ TẾ
Phụ Mẫu Dần Mộc Huynh Đệ Tỵ Hỏa
Quan Quỷ Tý Thủy Tử Tôn Mùi Thổ
Tử Tôn Tuất Thổ (Thế) X Thê Tài Dậu Thổ
Huynh Đệ Ngọ Hỏa Huynh Đệ Ngọ Hỏa
Tử Tôn Thìn Thổ Tử Tôn Thìn Thổ
Phụ Mẫu Dần Mộc (Ứng) Phụ Mẫu Dần Mộc

Quẻ Mông chỉ trẻ con, Cự môn có các đặc tính con nít, thích soi mói, bới móc, đơm đặt, chọc ngoáy riêng tư, tính thị phi từ đó mà ra. Do mờ tối nên chủ quan, cảm tính, không biết phân biệt đúng sai, không có khả năng nhìn nhận sự việc khách quan. Đa nghi do không hiểu, không nắm được vấn đề.


Lời thoán từ “kẻ mờ tối được hanh thông, trẻ thơ hỏi ta, hỏi một lần thì bảo, hỏi hai ba lần thì không bảo, kiên trì thì lợi” đã chỉ rõ vào việc dạy bảo, hướng dẫn nên Cự Môn là sao có liên quan trực tiếp đến giáo dục. Bản thân có cái mù mờ thì cần nhờ học hành mà giải đi, Cự môn trong mình có cái “mông lung” nên thích đi hỏi người khác, cần phải hỏi người khác mới thông được. Cự hợp Thái Dương vì đó chính là bậc thầy, bề trên hiểu biết, lão luyện, tương đắc hoàn toàn với Cự môn.

Hỏi hai, ba lần tức là hỏi nhiều, nói nhiều, nên Cự Môn lắm mồm, nói dai như đỉa. Việc học đối với Cự môn không bao giờ nhanh chóng, dễ dàng, cần phải có thời gian. Chữ “lợi trinh” rất quan trọng, kiên trì lâu dài mới có kết quả.

Cùng xuất phát từ hào, quẻ chỉ đứa trẻ nhưng Cự Môn khác Thiên Đồng. Đồng là đứa trẻ tự do, rong chơi vô tư, Cự là đứa trẻ đang học bài, có ý là bị ép buộc, trái với thiên tính của nó. Kết quả, Cự môn có tính phản kháng, phản đối, phản biện rất mạnh. Không dễ thuyết phục người Cự Môn tin cái gì, tính phản kháng là bản chất, chưa cần biết đúng sai, cứ là có ý phản đối đã. Hạn gặp Cự Môn cũng dễ bị phản đối, phản bội…

Quẻ ngoại Cấn là đứng im, ngưng đọng, dừng lại. Lời hào 4 là “khốn mông, lận” nên mệnh Cự môn tất có thời gian nan tìm hiểu, suy nghĩ vấn đề mãi không ra. Là học sinh thì có thời học dốt, là nghiên cứu sinh thì nghĩ mãi không ra đề tài, là người thường thì u mê cái gì đó, hoặc có vất vả, khốn đốn vì con cái…

Quẻ nội Khảm, Cự cũng gian hiểm, đa xảo, linh hoạt chả kém ai.

Nạp giáp thế tử tôn động hóa thê tài, Cự Môn nhiều bản năng sinh lý, đâm đầu theo đàn bà, nam thì yêu vợ, nữ thì yêu tiền. Nhiều hào tử tôn là có phúc, dễ dàng trong sinh nở, đông con.

Quẻ gốc không có hào tài nhưng hào thế biến thành tài, Cự Môn thường xuất thân không giàu, phải làm việc rồi mới có. Hai hào tử tôn sinh tài, Cự môn giỏi kiếm tiền, thường khiến kẻ khác bất ngờ về tình hình tài chính của mình.

Hào thế khắc hào 5 quan quỷ, Cự môn là sao khắc vua. Hào 5 quan quỷ hóa tử tôn, Cự môn có thể làm bạo chúa cũng phải trở nên nhu nhã, lịch sự, ôn hòa vô hại. Khả năng gây áp lực lên cấp trên, khiến cấp trên phải nể mặt của sao này giống như sao Vũ Khúc.

Quỷ hóa tử tôn, Cự môn cũng giống Thái Dương, có khả năng chế giải cái hắc ám. Cự môn vì thế không sợ Không Kiếp, đây quả là điều rất bất ngờ. Thực tế nhiều lá số có Cự môn gặp Không Kiếp mà chả thấy tai vạ lụn bại, thì đây chính là nguyên nhân của điều đó. Nói cụ thể hơn thì Cự Môn, Thái Dương đều là do sự hiểu biết, văn hóa, giáo dục mà có thể giải cái đen tối hắc ám, đây là điều cực kỳ hợp lý, cực kỳ đúng đắn. Nó đem đến sự thống nhất cho các biện pháp hóa giải Không Kiếp như ta đã và sẽ thấy sau này.

Hào ứng phụ mẫu, hào 6 hoàn cảnh cũng là phụ mẫu, bị cùm chặt bởi sách vở chữ nghĩa, bị gắn vào học hành giáo dục. Cự Môn thường có lắm bề trên bảo ban dạy dỗ. Nhưng phụ mẫu khắc tử tôn, khắc hào thế, Cự môn nên sớm xa gia đình mới hay.

Tử tôn được hào huynh Ngọ sinh trợ, đây chính là nguyên thần của sao Cự Môn. Ngọ chính là Thái Dương, nên bản thân Cự Môn đã ám sẵn việc nó thích hợp với sao Thái Dương rồi. Cự còn thích Thiên Cơ, vì Cơ kích động hào 3 sinh thế.

Huynh Ngọ hào 3 là kẻ tham vọng, tiến bộ, sáng láng, thích bô bô công khai. Ngọ hỏa sinh hào thế nên mệnh Cự môn mà có anh em, bạn bè, quen biết kẻ có trình độ, tham vọng, thích bô bô ra mồm là rất tốt. Cái thông sáng của Ngọ nó sinh lợi cho Cự môn. Không có hào 3 tương trợ, Cự chỉ là mớ tối tăm u ám vĩnh viễn.

Hào 6 phụ mẫu sinh huynh đệ Tỵ, Ngọ, Cự môn hay gặp từ hoàn cảnh các huynh đệ sinh lợi cho mình. Phụ mẫu là sách vở khắc thế nên nếu Cự môn cứ bám vào sách vở kinh điển thì chỉ tự hại mình, cần tham khảo hào 3 huynh Ngọ mới hay. Ngô Bảo Châu đã làm đúng như thế khi tìm cách chứng minh bổ đề cơ bản, đó là đi nói chuyện, trao đổi với các ông Ngọ kia. Việc gặp gỡ trao đổi với họ y như là gặp sao Thái Dương vậy. Sự thành công của ông Châu phần lớn do môi trường làm việc đầy sao Thái Dương, đây là điều rất ít người biết.

Do tương khắc với các hào 1, 5, 6 nên Cự môn không thể dùng các trò quan hệ mà tiến thân, không được ưu ái nâng đỡ trong công việc mà tất cả đều do thực lực. Cự môn rất giỏi tự lực cánh sinh, là đối thủ mạnh trong tranh đấu. Hai hào tử tôn có ý là giàu năng lực, giàu sức sống, cả sinh lý cũng như khả năng cá nhân.

Hào 6 hoàn cảnh và ứng đối tác đều khắc thế, Cự môn dễ gặp tình trạng lắm kẻ cừu địch căm ghét mình, phải tranh đấu mạnh mẽ. Hào 5 quan quỷ là kẻ nắm quyền có cái đen tối, bất tường. Quẻ biến Vị tế dở dang, bất thành, giữa chừng hỏng việc. Cự môn vì thế lắm cái rắc rối để mà bất mãn, bất ưng.

Hào 4 quẻ Vị tế là “Chinh phục cái hắc ám, ba năm mới xong, có thưởng lớn” nói lên năng lực của Cự môn, lao động là có thành quả, kiên trì như lời thoán quẻ Mông mới được việc. Như Ngô Bảo Châu được lãnh cái giải Fields.

Tóm lại, Cự Môn sinh vào thời Mông không tốt lắm nhưng bù lại nạp giáp tử tôn động hóa sinh tài, là sao đa phúc, có tính tài lộc. Nếu không có cái nạp giáp tốt này, Cự Môn sẽ chỉ là sao bỏ đi, còn xấu hơn cả Tham Lang.

Về cái tên Cự Môn thì chữ Môn là cái mồm nói lắm, hỏi nhiều, là cái cửa bước vào lớp học. Cự Môn là cái cửa rộng, cái mồm to, cái loa thị phi buôn chuyện…

Ngũ hành của Cự Môn là vấn đề nan giải, sao này mông lung ngay cả ngũ hành của nó. Quẻ ngoại Cấn là ngồi yên, tượng bọn học trò ngồi học, hào thế lại là thổ nên Cự Môn có tính Thổ. Lấy tượng giáo dục, giảng giải, trình bày, thể hiện là Hỏa thì Cự có tính Hỏa. Quẻ nội là Khảm, thời Mông tối tăm mờ ám, lời hào 4 lại có rủi ro đen bạc, đó là tính Thủy. Cự Môn đa diện, có thể rất tốt hoặc rất xấu. Thực tế cho thấy, nếu dụng được tính Hỏa thì sẽ lợi nhất…


Đọc tham khảo , nguồn đi cóp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#202

ekuyeuemnha



 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

 

Gửi vào 29/04/2014 - 14:30

Đừng nhạo báng

Đời Hoài Vương có quan đại phu tên là Khuất Nguyên, ngày nọ bị sàm báng, oán ghét đời đến nỗi thất vọng, ngao du như người mất trí và hát: Đời đục và say cả, chỉ mình ta trong và tỉnh thôi.
Bậc trượng phu như Khuất Nguyên, mà còn không tự chủ được, đến nỗi oán đời như vậy thì bạn thử nghĩ, phàm nhân khi bị nhạo báng thì tâm trạng như thế nào. Thế mà rất nhiều người trên đời khi nói chuyện lại nhạo báng, không biết tại sao họ thích mua thù hơn mua bạn. Lúc sống chung cùng kẻ khác, họ dùng ba tấc lưỡi thâm hiểm của mình để mô tả hình dạng xấu xa của đồng nghiệp, dùng lời nói duyên dáng khêu gợi những khuyết điểm về thể xác như sún răng, lẹm cằm, lé mắt, môi xệ, miệng xéo, chân què, tay cán vá, nói ngọng, cà lăm. Họ cũng không ngần ngại đem việc riêng của gia đình, những bí mật về tình vợ chồng tình thâm giao để nhạo báng. Đặc biệt nhất là họ lại lấy những lời nói trật của kẻ khác để trêu chọc, mỉa mai.


Có khi họ cố gắng bắt chước tật xấu của anh em, bè bạn như giả bộ cà lăm, nói gọng... để cho sự sàm báng linh động. Nếu họ là một nhà chỉ huy hay là một nhà giáo dục, họ sẽ pha lẫn những lời nhạo báng của họ, trong khi ra lệnh và dạy dỗ. Kẻ dưới có điều gì sơ sót họ lặp lại một cách đê hèn. Chúng tôi có biết một nhà giáo dục nọ, mỗi lần kẻ dưới lỗi lầm hay xin ông điều gì, ông nói bằng một giọng sàm báng chua như giấm. Đời giáo dục của ông, là một đời gieo oán hận và hư hại rất nhiều tương lai của kẻ thụ giáo với ông.

Người nhạo báng, nhiều khi tỏ ra rất tế nhị trong việc chạm tự ái kẻ khác. Họ dùng cách nói lái, dùng lối bỡn ngữ, dùng những tiếng có nhiều nghĩa để nói như dao đâm thọc tận tâm hồn của nạn nhân. Lời nói của họ có khi thêm phần chua chát, cay đắng bởi họ đay nghiến, trề môi, trợn mắt, nhăn răng, hay ra nhiều điều bộ nhạo báng một cách sâu độc. Lắm khi, họ làm bộ ca tụng một vài đức tánh của kẻ khác, rồi họ chêm vào những tiếng "nhưng mà, song lẽ" có cái hậu đắng như bồ hòn, khiến kẻ bị chỉ trích khổ không sao tả được. Những khi họ không có dịp tích cực nhạo báng hay nhạo báng đã thèm rồi, họ giả bộ hỏi kẻ khác, chọc một hai tiếng, khích kẻ khác nhạo lại những tâm lí sâu độc của họ. Họ tráo trở nên người bị họ trêu trọc, oán ghét họ thấm thía và lâu bền. Trong nhiều trường hợp, vì quá quen miệng ngạo nghễ, họ đem cả những điều nghiêm trọng trong tôn giáo ra để làm đề tài nhạo báng, hầu mua vui cho thiên hạ.

Muốn đắc nhân tâm, xin bạn nhất định bỏ sự nhạo báng. Người nhạo báng bao giờ cũng gặp những uất hận do những lời nói chêu ghẹo của họ đã gieo. Bạn cứ tin rằng trên đời, dù một tên ngu dại cũng có lòng tự ái, cũng thấy mình là một con người, và không bao giờ có thiện cảm được với ai có thái độ nhạo báng mình... Ai cũng cảm thấy thân thể mình có một sắc đẹp nào đó, có một duyên dáng khả dĩ thu hút kẻ khác. Ai cũng nhận mình có một tài riêng. Nói điều gì, dù về mặt khách quan rất bậy, vẫn cho mình nói rất hữu lí. Muốn chinh phục được lòng của kẻ khác, bạn hãy kính trọng tâm lí muôn đời ấy. Nếu nhạo báng, bạn chỉ làm cho kẻ khác lo bảo vệ sự tự ái của mình, trở nên thù địch với bạn.

Do kinh nghiệm, có lẽ bạn nhận thấy sự kiện này. Là khi chúng ta nhạo báng ai, tức là chúng ta làm cho họ nổi bật lên giữa đám đông mà họ đang sống, nỗi bật không phải với những gì có thể hãnh diện, mà với những điều sỉ nhục. Đó là hành động tối kị đối với bất cứ ai. Con người tự nhiên muốn làm trung tâm điểm của thiên hạ nhưng rất đau xót trong lòng khi cặp mắt nhìn mình với vẻ ngạo nghễ.

Người nhạo báng đã khiến họ Ở trường hợp này, làm sao họ không thù oán được. Có khi, người nhạo báng bảo rằng mình "chơi". Phải! Nhiều khi họ buông lời trào phúng để mua vui thôi. Nhưng đối với nạn nhân, lời châm biếm của họ không có "chơi" như họ tưởng. Nó vẫn chạm tự ái ít nhiều. Chạm tự ái người ta, mà muốn người ta mến mình thì thật là dại. Hơn nữa, chúng ta nên để ý rằng, phần đông con người thích nhạo báng, và nhạo báng thường sẽ có cái tật nghiện nhạo báng. Tự nhiên con người muốn che dấu tật xấu hay khuyết điểm của mình, và hay thổi lông tìm vết ở những kẻ chung quanh. Nhưng khi nhạo báng, người ta nghe sung sướng, thứ sung sướng đê hèn: nó thúc đẩy người ta đê hèn trong việc chọc ghẹo. Người ta còn thấy một thứ danh dự, một thứ tài trong việc khéo tìm đủ cách để nhạo báng kẻ khác nữa. Và người sàm báng càng khoái trá nói tật xấu của thiên hạ, thì tự nhiên càng mê thích, coi nó như một nhu cầu phải thi hành luôn những khi bàn chuyện với bất cứ ai.

Như thế, thưa bạn! Làm sao họ thuyết phục được kẻ khác. Một lần nữa chúng tôi xin cho bạn đặt cho lưỡi một dây cương. Thánh kinh bảo, trước khi nói phải đánh lưỡi bảy lần. Chúng tôi xin bạn nên đámh lưỡi một lần thôi để tránh tuyệt đối những lời ngạo nghễ. Đức Khổng nói: "Dương nhân chi ác tư vi tiểu nhân". Đúng thay, mỗi khi bạn nói xấu về kẻ khác và nhất là nói xấu để cười cợt, là những khi bạn thấy mình tự hạ, hèn yếu. Nếu bạn là bậc chỉ huy, là giáo dục mà hay nhạo báng thì bạn hãy nhớ rằng, mỗi lời trào phúng của bạn, là nhát búa đốn phá uy quyền của bạn. Nếu bạn hay nhạo báng những người thân nghĩa của mình, thì bạn đừng quên rằng, sau cùng đời bạn sẽ là đời cô đơn.

Chúng tôi tin tưởng, bạn là người biết tự trọng, không bao giờ thích dùng ba tấc lưỡi hầu mua thù chuốc hận cho mình. Nhưng thưa bạn! Trong cuộc sống, bạn không làm sao tránh khỏi những ngón lưỡi nhạo báng bạn. Bạn phải đối với nó ra sao? Trả đũa à! Không. Bạn phải coi những kẻ tiểu nhân ngạo nghễ bạn, là những trường hợp để cho bạn luyện chí khí. Bạn tự nói: "à? Giá tôi có những khuyết điểm như bao kẻ khác ngạo nghễ rồi thì sao nữa. Tôi lãnh trách nhiệm về lỗi lầm của tôi đó. Rồi sao nữa. Tôi đáng cười nhạo đó. Rồi sao nữa." Thường người ta đau xót khi bị nhạo báng, chỉ vì thiếu tinh thần, quá tự ty và sợ dư luận. Bạn can đảm lãnh hết những búa rìu của dư luận, thì bạn sẽ thấy mình anh hùng. Thái độ quân tử của bạn, một mặt giúp bạn có nhân cách đáng phục, mặt khác gieo cho kẻ khác cảm tưởng rằng, bạn là con người biết nhẫn nhịn, vui tánh, dễ giao tiếp. Dĩ nhiên đối với kẻ nhạo báng bạn, bạn không làm mích lòng họ. Hy vọng sau nhiều lần nhạo báng bạn, họ sẽ hối hận.



Nguồn đi cóp , đọc tham khảo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MOA: 29/04/2014 - 14:41


Thanked by 3 Members:

#203

TienNam



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3374 thanks

 

Gửi vào 29/04/2014 - 14:40


Đồng là bụng. Cự là bự...đồng cự-chống cự là bụng bự.
Đồng là cùng. Cự là cải. Đồng Cự-đồng lòng tranh cải.
Đồng là kim loại ký hiệu Cu, cự là bự. Đồng cự - cu bự.
Đồng là đồng lòng. Cự là chống lại. Đồng cự- đồng lòng chống lại.



#204

ekuyeuemnha



 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

 

Gửi vào 29/04/2014 - 14:44

Đề nghị đồng chí Trần Tiến Nam để yên cho mình chém gió nhé

Tiếp ĐỪNG NÓI HÀNH

Chúng ta có thể nói không sợ lầm rằng, nói hành kẻ khác như một bản năng của con người. Con người tự nhiên ưa thích mình, nên lo giấu kín những gì xấu xa của mình và cũng tự nhiên phanh phui những khuyết điểm của kẻ khác.
Khi xét nét phẩm bình đời sống thiên hạ, con người nghe sung sướng, tuy khả ố. Vì thế, một trăm câu chuyện trong xã hội, có đến chín chục bàn về kẻ khác. Kẻ ấy có thể là những người xa lạ, mà cũng có thể là những người thân. Nhiều khi người ta nói hành không phải bởi ác tâm, mà bởi tánh tự nhiên hay vạch lá tìm sâu, bởi không có chuyện gì nói, bởi muốn tìm thứ cảm khoái đê hèn là thấy mình vô tội, toàn thiện khi người này người nọ lỡ lầm, tội lỗi. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn gặp biết bao câu chuyện nói hành về những lí do tâm lí nói trên. Có thể nói, người ta nói hành khắp mọi nơi.


Dưới mái gia đình về chiều họp lại, người ta nói chuyện người láng giềng có tật nhỏ mọn. Nơi học đường, dụm ba bảy, người ta nói chuyện cô này không lo học mà chỉ lo viết thư cho tình nhân, cậu nọ làm gì thi đậu được vì là một tên cao bồi. Ở xưởng hãng, người ta chỉ trích ông chủ bất công, một mình thao túng đồng lời mà bất chấp quyền lợi của kẻ đồng sự. Trong quân đội, người ta bàn tán với nhau về cử chỉ hách dịch của cấp trên, hay bình về lối sống ích kỉ của một vài người vợ binh sĩ, về hành kiểm của một số quân nhân trụy lạc. Ở quán cơm, nơi tiệm nước, người thích lấy tật xấu của bè bạn những khuyết điểm tự nhiên như lé mắt, đui mù là câu chuyện đầu lưỡi để ngạo cười. Cả ở thánh đường, người ta cũng xù xì bàn tán về cái bụng bự của ông này, cái mặt méo của bà kia. Vào những ngày cúng đình hay đi chùa, người ta cũng lấy làm sung sướng đàm tiếu với nhau về cách trang hoàng của đình chùa, về những bậc tu hành, về những đồ dùng cúng quải.

Còn những đề tài nói hành thì vô số. Người nói hành hình như không trừ vấn đề nào của thiên hạ. Những tội lỗi, những tật xấu của ai làm mất lòng họ, phản đối họ, họ đem ra nói rất hăng hái. Nhiều khi họ có thái độ vị tha, "thầy đời", tỏ ra sao thương tiếc người này sao sống thế này thế kia. Thế rồi họ đem những đời tư, những việc kín đáo của kẻ khác ra bàn. Những câu chuyện này, họ nói say mê như người nghiện á phiện bên nàng tiên nâu. Điều người ta khoái bàn nhất ở kẻ khác, là những lỗi lầm về xác thịt. Một bậc chức quyền nào đó ngoài đời mà đạp chút bùn, là họ thêm mắm thêm muối và bàn bất tuyệt. Những người độc thân hay những cô gái lỡ thời mà có giao thiệp với người khác phái thì họ nói không biết đã. Trong học đường, kẻ nói hành cũng đam mê bàn về những cuộc yêu sai lạc của những học sinh với nhau.

Có cuộc tình ái nào thì họ phanh phui ra ánh sáng hết. Cả những đức tánh của kẻ khác, người nói hành cũng có thể dùng làm đề tài. Họ cho là giả hình, nhờ trời cho, vậy chớ có cơ hội vẫn tội lỗi. Khi nghe tin người đồng nghiệp hay đồng song thành công việc gì, kẻ nói hành tìm cách bôi lọ, cắt nghĩa xấu và dì hành động của những kẻ ấy. Có khi là họ cho may rủi nhất thời. Ai được ủy lạo, tán thưởng, họ cho là cấp trên hiểu lầm, chớ người được ủy lạo tán thưởng không xứng đáng. Nếu họ là người nghèo, họ hay nói những kẻ giàu mà hạ tiện, giàu vì bất nhơn. Họ cũng hay nói đến tiền bạc hay những huê lợi của những kẻ ấy không phải để mừng vì bác ái mà để ganh tị, gièm phạ Những câu chuyện này, họ nói với một giọng chua chát mỉa mai, cay độc. Có nhiều người đê mạt đến nỗi, đem những tâm sự của những người thân thích với mình, những chuyện kín trong gia đình, trong bạn bè ra để bán rao.

Về tuổi nói hành thì có thể nói từ tuổi khôn trở lên, tuổi nào cũng thích nói hành cả. Nhưng nói hành có tiếng là phái yếu, và trong phái yếu, những cô gái già, những bà lão là nói nhiều nhất. Nói như vậy không có ý bảo, phái mạnh khéo giữ ba tấc lưỡi. Có nhiều đàn ông tối ư già hàm và nói hành đáng khiếp. Thường thường người ta nói hành vì đa ngôn, nói riết rồi không biết chuyện gì phải nói, nên đem chuyện của kẻ khác bàn cho khỏe miệng. Ở đây hiểu là hạng người không có giá trị gì. Chớ nói nhiều mà cần nói, thì có biết bao điều bổ ích trong ngành văn hóa, khoa học, nghệ thuật, văn học, giáo dục... mặc sức nói. Người có ác tâm không coi kẻ khác là anh em trong gia đình huynh đệ mà cứ tưởng nghĩ đến quyền lợi của mình, nên khi thấy ai chạm đến cá nhân mình, hay ăn đứt mình thì oán ghét, phân bì. Lòng xấu này bộc lộ ra lời mỉa mai, ngạo nghễ, thế là họ phải nói hành. Cũng có nhiều người nói hàng chỉ vì nhẹ dạ. Thấy khuyết điểm của kẻ khác, nghịch mắt là họ nói, nói không cần suy nghĩ phải quấy căn do lợi hại.

Người nói hành thường có tâm lí căn bản là ngụ ý làm vui thích kẻ nghe, mua lòng người nghe. Nhưng trong Phần bàn về việc chỉ trích, chúng tôi đã nói người nghe, nếu có lương tri, thường không tin cậy kẻ nói hành. Họ cho rằng rồi đây, khi vắng mặt họ, kẻ nói hành sẽ nói xấu họ. Thế mà kẻ nói hành lại dùng ba tấc lưỡi đầy nham hiểm của mình để thuyết phục họ. Đối với người nghe, họ không đảm bảo được thiện cảm, đối với kẻ nói hành, chắc chắn họ gây ác cảm. Bạn biết con người rất sợ dư luận, kể cả những người đã từng ra vào chốn tên bay đạn lạc. Khi nghe những kẻ khác dư luận về mình, người thấy bối rối lo âu, không biết thiên hạ đối sử với mình ra sao. Chung qui, người ta khủng khiếp vì búa rìu dư luận, chỉ vì yếu tinh thần. Bởi có thứ tâm lí ấy nên một khi nghe người ta nói về tội lỗi, tật xấu của mình thì coi kẻ nói hành là quân thù.

Có người thâm giao với nhiều kẻ, nhưng khi nghe những kẻ này nói hành về mình thì nghi kị Oán ghét họ ngaỵ Như vậy, việc nói hành là thuốc độc cho việc xử thế mà người nói hành phải chịu những kết quả thảm khốc. Đời họ phải bị cô độc. Người xa lạ nghe họ nói hành tìm cách tránh trước họ. Những kẻ thân thích với họ bị họ vạch lá tìm sâu, bán rao tiếng xấu mất tín nhiệm ở họ, dần dần từ giã họ, khi thấy họ không kính trọng mình, không binh vực mình, tìm cơ hội chia tay với họ. Nếu họ là bậc chỉ huy, một nhà giáo dục, họ bị kẻ dưới coi như rơm rác. Uy quyền của họ bị miệng lưỡi cấp dưới làm lung laỵ Danh tiếng họ vì sự trã đũa của kẻ dưới, bị bôi lọ. Nếu họ là hạng bị quản trị, cấp trên rất đề phòng họ, vì cho họ là hạng dấy nguy, gieo mầm bất tuân, phá tan uy tín và phản đối kỉ luật. Trong cuộc giao tế hàng ngày, khi gặp người có ăn học cao mà họ mở miệng nói hành thì tức thì họ bị liệt vào hạng tiểu nhân, có đời sống bất đáng. Như thế trong xã hội, người nói hành là đối tượng của muôn người oán ghét.

Điều chúng tôi ước muốn cho ngày mai đầy hứa hẹn của bạn, là bạn quyết không khi nào nói hành. Bạn hãy tin như hai lần hai là bốn rằng, nói hành làm cho nhân cách bạn đê hèn vì tỏ ra bạn không đủ can đảm nói thẳng cùng kẻ khác lỗi lầm của họ. Nói hành làm cho đời bạn mất nhiều thâm tình, do đó có hại cho sự học thêm kinh nghiệm, có hại cho việc làm ăn. Khi gặp ai gièm chuyện kẻ khác nói cùng bạn, hoặc bạn làm thinh, hoặc bạn lái câu chuyện qua vấn đề khác. Nếu sự đính chính lỗi lầm cần thiết, thì bạn nên làm với nghệ thuật để khỏi gieo ác cảm không có lợi gì cho đời mình. Lẽ dĩ nhiên, khi có phận sự binh vực ai, thì dù bị thiên hạ ghét đến đâu, vẫn phải nói sự thật. Một phương thế giúp bạn xa lánh sự nói hành là hãy thường tự kiểm là hãy nghe lời Socrate là tìm biết mình. Khi bạn hiểu bạn rồi thì bạn không có ác tâm với kẻ khác và rất khoan hồng với bất cứ ai.


Nguồn đi cóp , đọc cho vui

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#205

4mua



 

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1402 Bài viết:
  • 1619 thanks

 

Gửi vào 29/04/2014 - 14:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trần Tiến Nam, on 29/04/2014 - 14:40, said:

Đồng là bụng. Cự là bự...đồng cự-chống cự là bụng bự.
Đồng là cùng. Cự là cải. Đồng Cự-đồng lòng tranh cải.
Đồng là kim loại ký hiệu Cu, cự là bự. Đồng cự - cu bự.
Đồng là đồng lòng. Cự là chống lại. Đồng cự- đồng lòng chống lại.
còn thiếu đồng tâm hiệp lực

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cụ Gấu quyết tâm tu oy....đừng lôi kéo cụ nữa Moa nhá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#206

ekuyeuemnha



 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

 

Gửi vào 29/04/2014 - 14:52

Tiếp ĐỪNG NÓI NGHỊCH

Người ta cũng hay nói nghịch, vì quá dè dặt. Một người nào đó quả quyết điều gì, họ sợ lầm lạc nên thái độ trước hết họ có, là bài bác để rồi phân tách thế này thế kia. Họ vừa nói nghịch vừa lí sự. Cả hai lối đối xử đều đáng ghét như nhau.
Bạn bảo: "Vách tường trắng". Họ nói: "Đen". Bạn nói: "Trời mưa". Họ cãi: "Nắng". Bạn bảo quẹo bên phải. Họ đáp bên trái. Bạn bảo đi chợ. Họ nói không. Bạn bảo ở nhà, họ nói không. Thứ người kì quái hay nói nghịch đó, chúng tôi muốn bàn riêng với bạn về họ. Trong câu chuyện, sở trường của họ là nói nghịch lại ý của kẻ khác. Đầu óc của họ là một thứ "máy nói nghịch". Vừa nghe thiên hạ quả quyết một điều gì, tức tốc họ quả quyết điều nghịch lại hẳn. Lối nói chuyện chướng đời như vậy, là lối chỉ gieo ác cảm và bất mãn thôi. Nói chuyện có ý lưu chuyển tư tưởng cho nhau, cảm thông những tâm tình cho nhau, để được sự đồng ý, đồng cảm và do đó có thú vị.
Người ta nói chuyện, hoặc để tính làm công việc gì, giải quyết một vấn đề nào, cần sự tìm hiểu quan điểm của nhau, cố gắng nhận lí lẽ của đối phương để giúp nhau đi đến chân lí. Người ta cũng nói chuyện để giãi bày tâm sự, để tiêu khiển sau những giờ làm việc mệt mỏi. Người nói nghịch, không biết rõ tâm lí này nên làm cho câu chuyện nặng nề. Bạn bàn tính công việc gì quan hệ với họ, họ gạt ngang ý kiến của bạn. Bạn nổi cộc không?

Chúng tôi có nỗi lòng sầu chán muốn đem bộc lộ cùng họ, để tìm một tia hi vọng cho đời sống. Họ nói một loạt: không... không... Chúng tôi có thiện cảm với con người đó được không? Sau những phút giây học tập ở hãng xưởng, bạn mệt nhoài, muốn bàn chuyện cùng họ để giải trí một chút. Họ phản đối bạn, nói nghịch cùng bạn như một tên du côn, bạn có thể mến phục họ được không?. Trong khi gieo ác cảm với bạn và chúng tôi như vậy, người nói nghịch có tâm lí kì lạ. Họ cho rằng, phản đối ngay mặt kẻ khác như vậy là anh hùng, là người đầu óc độc lập, là hạng biết chuyển hướng tư tưởng của kẻ khác, là nhà mô phạm có khả năng sửa lời ăn tiếng nói của thiên hạ. Có nhiều nguyên nhân đưa họ đến chỗ có đầu óc khờ dại ấy
Có người hay nói nghịch, vì tính khí tự nhiên thích phản đối. Có khi họ không có thâm ý gì ác độc cả. Bạn rủ họ đi dạo, họ nói không. Nói không, nhưng có thể lát sau vẫn có thể họ đi dạo ngoan ngoãn với bạn. Có người hay nói nghịch, vì quá giàu tự ái. Họ thấy trong thái độ nhìn nhận sự quả quyết của bạn, có cái gì khiến họ hạ mình xuống, tỏ ra mình không thông thái, nghèo kinh nghiệm. Nhiều khi, có ý thức rằng, bạn nói trúng lý, nhưng họ vẫn lắc đầu bảo bạn nói bậy để gọi là giữ thể diện cho mình. Có thứ người, nói nghịch vì thiếu can đảm. Họ cùng bà con ruột thịt với thứ người nói nghịch vì giàu tự ái. Khi bàn chuyện với bạn, họ ít khi ngó ngay mắt bạn. Khi nào mắt bạn gặp mắt họ, là họ đảo chỗ khác, tinh thần nhát đảm ấy ảnh hưởng đến tâm tánh của họ, nên khi nghe bạn nói điều gì, họ không đủ dũng khí để chịu bạn nói trúng nên phải cãi lại, có khi miễn cưỡng nhưng vẫn cãi. Đáng lẽ vì yếu tinh thần, họ đừng bẻ lời người ta, nhưng quái lạ: họ cho sự hạ mình, đồng ý với kẻ khác là việc khó làm quá, nên họ tránh bằng cách nói nghịch. Có hạng người nói nghịch đáng ghê tởm, là nói nghịch để thỏa mãn tánh ham cãi lộn của mình. Họ lấy làm khoái trá trong việc bài bác ý kiến của kẻ khác và sung sướng cãi lý qua lại với người nghịch quan điểm với mình.
Người ta cũng hay nói nghịch, vì quá dè dặt. Hạng này bạn gặp nhiều trong giới trí thức. Một người nào đó quả quyết điều gì, họ sợ lầm lạc nên thái độ trước hết họ có, là bài bác để rồi phân tách thế này thế kia. Họ vừa nói nghịch vừa lí sự. Cả hai lối đối xử đều đáng ghét như nhau.
Sau hết, chúng ta không quên người thích nói nghịch vì càn trí. Khi nghe ai nói ý gì mới lạ. Họ không hiểu kịp thì họ phản đối ngaỵ Họ phản đối, không phải họ có lí do minh chứng rằng, ý nghĩ của kẻ khác là bậy, mà chỉ vì họ *** ***. Không thể kể hết cùng bạn những thứ người nói nghịch. Mà tưởng không cần kể hết làm gì. Vài gương trên cũng cho bạn thấy, sự nói nghịch, tự bản chất chống lại với tinh thần nói chuyện và con đẻ của nó, bao giờ cũng là hiểu lầm, ác cảm. Trên đường đời, bạn là người muốn dùng câu chuyện làm phương tiện để đắc nhân tâm hầu thành công, chúng tôi tin bạn đừng mắc tật nói nghịch. Nếu trong thời gian qua, đã nhiều lần bạn mất thân tình vì ba tấc lưỡi, thì xin bạn đừng ngả lòng. Bạn cố gắng phục thiện, và sửa lỗi, đó là bạn tiến tới trong việc tu thân rồi.
Hiện giờ, chung quanh bạn, có biết bao người muốn đẹp lòng thiên hạ mà hễ nói chuyện là nói nghịch. Còn bạn muốn sữa mình để nói chuyện duyên dáng thì một ngày gần đây bạn sẽ bặt thiệp. Đọc Benjamin Franklin người ta thấy ông tự nhủ rằng, lúc còn trẻ tuổi, tánh tình ông rất khó chịu, hay cãi bậy, thích nói nghịch, bị nhiều người ghét. Nhưng nhờ ông tự kiểm, tu thân, biết trừng trị ba tấc lưỡi, sau thành một người có nhân cách đáng phục. Bạn hãy bắt chước con đường phục thiện của Franklin.
Muốn thuyết phục một người hay nói nghịch, bạn nên theo vài quy tắc này. Nếu người nói nghịch là người có đầu óc lành mạnh, thì bạn dùng lời nói êm dịu dẫn dụ họ, chuyển tư tưởng của họ cho thành tư tưởng của bạn. Bạn hãy tập nói khiêm tốn như Franklin: Tôi thiết tưởng, hình như có lẽ là... Những lối nói này làm cho người nói nghịch ít có cơ hội nói: không, và nhờ vậy, họ dễ dàng trả lời "Vâng" với bạn... Tốt hơn hết, là bạn đừng trả lời dài dòng. Họ có cộc lốc, trả lời "không" cùng bạn, bạn nên làm thinh, họa may còn giữ thiện cảm được với họ. Nếu bạn lí luận với họ, chắc chắn bạn phải bị họ ăn nói lỗ mãng thôi.

Nguồn đi cóp , đọc cho sướng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đừng chỉ trích

Bàn đến tật chỉ trích, bạn và chúng tôi hãy xét về thời gian đã qua của chúng ta, khi nói chuyện. Trong khi phán đoán theo tinh thần khoa học thì hay lắm, nhưng chúng ta thiếu hẳn bí quyết này mà lại rất giàu tật chỉ trích. Chúng ta chẳng khác nào con rắn độc đối với tâm tưởng, lời nói, hành vi, thái độ, điệu bộ, nét cười của bất cứ ai ta gặp trên đường đời.
Nói chuyện với kẻ khác ta chê họ nói bậy, ít học, thiếu kinh nghiệm, nên câu chuyện không sâu sắc. Chúng ta lấy làm sung sướng cười chê những tâm tưởng của kẻ khác mà chúng ta được biết nhờ sách báo.

Người đối thoại với chúng ta, lỡ nói sai điều gì, nói không thông một danh từ ngoại quốc, hay nói bằng một giọng chói tai, là chúng ta xịt xọt, rùn vai, tỏ thái độ bất mãn. Người bên cạnh chúng ta, làm việc chi có không thành công, chúng ta đem khuyết điểm ra bàn tán cùng kẻ khác bằng giọng mỉa mai.
Người bạn thân của chúng ta, đôi khi vì thân mật với chúng ta, mà ra vẻ lố lăng, chúng ta gắt gỏng cảnh cáo sự khiếm nhả khiến họ ngượng nghịu và buồn rầu.
Lúc sống chung cùng nhiều người có việc gì đó không làm ta vui, mà khiến kẻ khác tức cười, chúng ta buôn lời hóm hỉnh, xa gần chỉ trích, bảo rằng họ cười lãng, cười nông nổi. Người bạn nào đó giới thiệu cho chúng ta một quyển sách, một tờ báo mới in ra, chúng ta lật qua lật lại rồi trề môi bảo: "Làm tiền, không có gì đặc biệt. Non quá, mắc, đồ học trò".
Nghe tin ai được một thắng lợi, một thành công gì, hay được thiên hạ khen ngợi, chúng ta cho là may rủi, "Chó dắt", nhấc thời thôi, không xứng đáng. Thiệt không kể hết những trường hợp, chúng ta nhả nọc độc để làm lu mờ những nét hay, đẹp ở kẻ khác. Thay vì nhận chân giá trị, gạn lọc những khuyết điểm ra để học những ưu điểm của người. Chúng ta không lo hái bông hường mà mãi càu nhàu rằng cây hường nhiều gai. Chúng tôi nhớ một danh nhân đã bảo: "Khi bạn chúng ta có một mắt, chúng ta đừng ngó ngay mặt họ". Nhưng chúng ta làm nghịch thẳng với lời vàng ngọc này, gặp ai có khuyết điểm gì, chúng ta tấn công khuyết điểm ấy để mua hờn chuốc oán cho mình.
Hình như không có ý kiến hay việc làm nào của người, mà chúng ta không chỉ trích. Có khi chúng ta giả bộ khen ngợi một hai ưu điểm nào đó, rồi chúng ta đả kích nặng nề. Đầu óc chúng ta là thứ đầu óc kỳ lạ, tự nhiên thích chỉ trích cả những khi chúng ta không hiểu biết gì hết.
Có nhiều điều vì thiếu suy nghĩ, vì tây vị ai đó, tán thành trong thời gian trước, nay chúng ta mâu thuẫn đả kích làm mất tính nhiệm mà không dè. Sống dưới bất kỳ một chế độ nào, gặp bất cứ ai, chúng ta đều có cái để bất mãn và lúc nói ra là để bôi lọ hành vi, lời nói của kẻ khác. Có khi, chung ta nông nổi đến đỗi, vừa chỉ trích, vừa tố cáo sự thất học, thiếu kinh nghiệm, nghèo xã giao và kém đức tính của mình.
Đối với bề trên, cũng như đối với bạn đồng lớp, bởi cảm thấy mình rất tự do hay thua kém gì đó, chúng ta hay vạch lá tìm sâu phanh phui lỗi lầm của họ để chà đạp công lao, danh tiếng của họ. Có ai làm mất lòng chúng một chút, vô tình buông cho chúng ta vài tiếng thiếu nhả nhặn, là chúng ta nghe thấy đau xót thấu tận gan ruột. Chúng ta mỉa mai lại, than oán lại cho đã cơn hiềm thù. Thiệt tiểu tâm và vụng xử thế quá. Nhưng khi chỉ trích kẻ khác, có lẽ chúng ta tưởng dìm danh giá họ được, bắt phục họ được và chúng ta nổi bật lên. Nhưng kỳ thực không phải vậy. Khi chúng ta gieo nọc độc nơi kẻ khác, người nghe của chúng ta tự nhiên nghi ngờ ta, dù ta tỏ ra có thiện cảm với họ cách mấy.
Họ tự nghĩ, bây giờ, trước mặt họ, ta nói xấu kẻ khác, thì rất có thể khi vắng họ, ta chỉ trích họ như mọi ngườ. Đó là chúng tôi chưa xin bạn để ý tâm lý này, là khi chúng ta chỉ trích thiên hạ, người nghe của chúng ta làm thinh, tự nhiên họ nghe trong mình cường dũng, còn ta, vì đa ngôn, cũng tự nhiên nghe trong mình yếu đuối, bẽn lẽn. Như thể người nghe của chúng ta đường hoàng hơn chúng ta và ảnh hưởng chúng ta dễ dàng. Có khi chúng ta chỉ trích để trả thù. Nhưng đó có phải là diệu kế không? E khi dùng lời chỉ trích để trả đũa, ta chỉ gây oán hận thêm thôi.
Ta đừng quên không kẻ dữ nào tưởng mình ác, và ác gặp ác thường không thiện mà ác thêm. Đối với người học rộng giàu lương tri, ta càng chỉ trích thiên hạ, càng bị họ khinh rẻ, tại sao? Vì họ thấy những đầu óc chỉ trích, là những đầu óc kém khôn ngoan. Đúng vậy, trên đời "Nhân vô thập toàn" Không có gì tuyệt đối dưới bóng mặt trời, thì đừng mong tìm gặp những người hoàn toàn tài đức. Hơn nữa, những việc làm ta bất mãn, thường xảy ra do hoàn cảnh.
Nếu ta không để những cái "tùy" cái "tại" mà nghiêm khắc kết án, thì ta chẳng tỏ ra mình quá nông quá cạn ư? Nếu ta nói rằng, tại tánh của mình, thì càng đáng tiếc. Tánh đây là tánh "con nít", tánh đa cảm, lóc chóc, vụt chạc của người chưa có kinh nghiệm trên đời. Cuộc vật lộn ở đời đâu quá dễ dàng như trí ta tưởng, như lúc còn dưới gia đình hay nơi hiên trường học. Khi len lõi với đời, chúng ta gặp nhiều điều ngang trái. Biết bao lần một đầu óc rất khôn ngoan thấy vậy, muốn làm như vậy mà không được, hay làm nghịch lý mình. Trước ta, đã có thiếu gì tâm hồn có chí hướng, nhiệt tâm, họ muốn cải tổ nắm quyền hành nhưng vẫn không đạt được chí nguyện. Thấy cái gì trái mắt là chỉ trích. Như vậy chẳng phải ta con nít hay sao?
Người sâu sắc, họ coi thường những bộ mỏ nói tía lia, và trọng phục những người không nói mà làm. Nếu chúng ta trống miệng chỉ trích bất cứ ai, thì chắc chắn chúng ta bị những con người ấy cho là hạng năng thuyết bất năng hành. Người ta có thiện cảm với ta được không?
Chỉ trích là thuốc đầu độc những đầu óc có sáng kiến, có chí hướng, Cho nên, nếu bè bạn chúng ta nhắm một tương lai nào đó, có những trù tính hay, họ không bao giờ bàn tính với tạ Ai lại đi xây dựng với người chỉ biết phá hoại?
Ta chỉ trích một người nào, trúng người giàu tự ái tiểu tâm. Họ không nhịn tạ Bởi bất mãn ta, họ đem điều xấu của ta thêm mắm dặm muối, bán rao cùng thiên hạ. Tiếng xấu càng đi xa, cang bị xuyên tạc. Thế là vô tình, ta tạo cho mình một lưới oán hận mà không biết làm sao tẩu thoát. Đi đến đâu cũng bị người ta nghi kỵ xa lánh, và công việc làm ăn hay hoạt động khó bề thành công. Có lẽ chúng ta nói: "Ối! cái đồ dư luận" Phải, nhưng nếu có thể được, ta cũng nên tránh những dư luận xấu có hại cho mình. Quả dư luận cũng phải có một sức mạnh gì, nên Pascal mới gọi nó là chúa tể của thế gian. Vả lại, ở đời, nếu không mua bạn được, thì ít ra đừng mua thù thì mới gọi là khôn ngoan chớ.
Vậy thiết tưởng từ đây, trong câu chuyện chúng ta cương quyết đừng chỉ trích. Phải tuyệt đối không chỉ trích. Chỉ trích xướng miệng thiệt, nhưng thường gây ác cảm. Ta muốn mua lòng người để thành công, thì ta phải tránh tật xấu động trời ấy.
Khi rủi đàm luận với một người có đầu óc chỉ trích, ta nên đối xử khôn ngoan, dè dặt. Nếu họ chỉ trích ta, ta đau xót thiệt, nhưng nên nhịn là hay nhất. Lẽ đâu bạn đi ăn thua với một người đáng lẽ làm bạn thương hại vì quá non trí và vụng ở đời. Nếu họ chỉ trích kẻ khác, bạn liệu đính chính một cách khôn ngoan, không được làm thinh cười cười cho có chứng. Đừng ừ lia lịa tỏ ra tán thành hay "bồi" thêm, vuốt đuôi những lời chỉ trích của họ, về sau nếu không qua cần họ, thì tránh xa họ là diệt kế để khỏi hại thân mình và giao oán thù.

Nguồn đi cóp , đọc để thư giãn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MOA: 29/04/2014 - 14:53


Thanked by 4 Members:

#207

T.AO



 

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7359 Bài viết:
  • 4793 thanks

 

Gửi vào 29/04/2014 - 14:55

Đừng tự quảng cáo

Thứ người mà chúng tôi bàn với bạn đây là thứ người hay khoe. Theo bác sĩ Freud, trong con người có hai bản năng chính là: tình dục và tôn ngã. Bản năng "tôn ngã" là bản năng làm cho con người thấy mình quan trọng và muốn cho ai nấy đều nhận thấy giá trị của mình.

Người hay khoe, là người nô lệ bản năng này nhiều nhất. Ở người khác, có biết bao điều hay đẹp đáng ca tụng, họ ngó bằng cặp mắt thờ ợ Chỉ cá nhân họ, là họ thờ phượng và cho là đáng nói thôi. Người hay khoe khoang. Không phải tự ca tụng một hai lần, mà cả khi bàn chuyện cùng kẻ khác.


Gặp bạn, họ sẽ hỏi về sức khỏe, về thành công, về gia đình, về tương lai của bạn ư? Bạn đừng mong: Họ sẽ nói cho bạn biết rằng, họ lên cân, ăn ngủ ngon, công việc làm ăn của họ rất phát đạt, gia đình của họ là một tổ uyên ương lý tưởng, và ngày mai của họ dệt đầy những mộng huy hoàng.

Họ có cả một nghệ thuật quảng cáo. Gặp chúng tôi, họ khen tài trí của bạn, bảo rằng bạn học rất nhanh chóng đậu bằng cấp cao và họ cũng ca tụng những đức tính của bạn, nhìn nhận duyên sắc và thuật xã giao của bạn. Nhưng họ có ý khen bạn chỉ để cho chúng tôi ca tụng lại họ.

Không thua gì Nguyễn Du, muốn cho tài sắc Kiều nổi bật lên thì tả tài sắc Vân trước, họ nhấn mạnh rằng, bạn có nhiều ưu điểm đáng phục lắm, nhưng dù sao họ cũng ăn đứt bạn. Họ không ngần ngại cho chúng tôi biết, tinh thần của họ rất mẫn tiệp, óc phán đoán rất đứng đắn, não nhớ như đinh đóng, trí tưởng tượng họ dồi dào và họ có đức này, đức nọ.

Tất cả làm cho họ được nhiềungười thương và cộng tác, nên họ luôn thành công. Họ cũng không quên khoe cho chúng ta da thịt họ trắng, áo quần họ đắt tiền; cắt hợp thời trang nữa. Người khoe thấy trong quần áo, khăn nón có những bí quyết làm cho con người của họ kiều diễm hay sao đó, nên họ cảm thấy vui khoái những khi giới thiệu cùng kẻ khác đồ phục sức của mình. Raymond de Saint Laurent nói: "Tôi đã thấy một người nói huyện hay khoe, vừa già hàm vừa ngóc đầu lên và ngóng cổ tới trước để khoe cà vạt của mình". Chúng tôi tin lời ông nói, họ dám làm những việc kỳ quái giữa đám đông, miễn khoe khoang được mình thì thôi.

Nếu người hay khoe có ăn học khá, thì sự tự quảng cáo của họ có vẻ kín đáo hơn, nhưng dù kín đáo, nó cũng để bộc lộ một phần nào chân tướng của người thèm khát lời khen. Ngày kia chúng tôi hỏi một giáo sư trung học nọ, làm sao để nhận một người có đầu óc hay suy nghĩ và ăn nói đứng đắn. Với thái độ trầm ngâm, ông nói: "Có nhiều dấu hiệu, mà dấu hiệu rõ rệt nhất là sự cắn răng và cắn môi!"

Vừa nghe ông nói, thưa thiệt với bạn, chúng tôi đỏ mặt giùm: Ông xưa nay có danh về cắn răng, lúc nào thức là ông cắn xiết mấy răng cấm lại: Bên ngoài thấy gần cạnh tai thịt hóp ra hóp vô như dưới cằm con cóc. Ông gián tiếp muốn chúng tôi nhận ông, là bậc người thích suy nghĩ và ăn nói đứng đắn đó.

Nếu người khoe là kẻ thất học, dốt về giáo luyện tâm thần thì bạn phải khổ sở với sự già hàm và hay khoe khoang của họ. Họ nói: Nào ông cha của họ là bá hộ, vợ chồng họ thuộc gia đình vọng tộc, nào con cái của họ làm nên, thì đậu, nào ruộng vườn của họ quanh năm thạnh mậu, đời sống của họ nhàn rỗi, sướng vui. Có kẻ quá lố lăng nói với bạn rằng, họ được trời đất thương riêng, và cho mình vào ngôi sao rất tốt, nên trên đường đời, họ luôn gặp vận đỏ, khi phải sống chung với ai, trong một hoàn cảnh nào đó, họ hay chỉ trích những người, những vật tại chỗ, và ca ngợi quê quán của họ, nơi họ ăn học ngày xưa, những thầy giáo dạy dỗ họ. Có khi họ làm bộ thuật lại một cách khách quan, hay chê sơ sơ điều họ muốn ca tụng rồi lại khen nức nở.

Phải chân thành nhận rằng, trong cuộc sống, chúng ta không khỏi có lần khoe khoang mình, tự quảng cáo mình để ăn m*y sự khen ngợi của kẻ khác. Đó là chúng ta đã phạm trọng tội đối với luật nói chuyện, thứ luật buộc sự quên mình. Chúng ta không thích người hay khoe, cho rằng họ nói những điều không ăn thua gì tới mình. Vậy xin bạn hãy tiết kiệm những lời khoe khoang. Bạn là người có giá trị, bạn hãy tự biết. Đời có biết bạn hay không, mặc họ. Bạn hãy tập quân tử cả những khi bạn bị kẻ khác hiểu lầm. Thời gian bị hiểu lầm qua đi, và người ta sẽ hiểu rõ bạn bằng lời nói đứng đắn và nếp sống đường hoàng của bạn.

Uy tín của bạn sẽ gia bội. Nếu bạn sợ người ta không biết mình và đi khoe khoang, vô tình bạn dìm danh giá của bạn xuống vũng bùn. Tâm lý con người bạn biết, là thứ tâm lý ghanh tỵ. Bạn có vui lòng thấy chúng tôi dõng dạc nói với bạn rằng chúng tôi có sắc đẹp chim sa cá lặn, có ba tấc lưỡi Tô Tần, có sức khỏe Hạng Vương không? Bạn chẳng những không tin, mà còn không mến phục chúng tôi nữa. Chúng tôi cũng không thích bạn khoe với chúng tôi rằng, bạn có nhiều đức hạnh, ăn học cao, có văn tài, giỏi chính trị. Tự nhiên chính tôi mất cảm tình với bạn vì những lời khoe khoang đó.

Bạn như vậy, chúng tôi như vậy thì thiên hạ không khác gì chúng tạ Vậy muốn mua thiện cảm khi nói chuyện, nhất địng bạn phải tránh những lời khen mình. Còn bạn phải đối xử thế nào với người hay khoẻ Trước hết xin bạn để ý tâm lý thẩm sâu này của họ. Những kẻ thiếu chí khí, nghe trống rỗng trong tâm hồn, cần dư luận. Họ đáng thương hại vì quá yếu đuối. HoÏ lúc nào cũng đặt cái hư vinh của mình nơi chót lưỡi của kẻ dua nịnh ở xung quanh. Để được lời khen ngợi, họ dùng đủ mọi phương cách phơi trãi cái tôi của mình ra ánh sáng. Họ dám đổ bạc đống ra để mua chức vị, làm nghề mà họ có dịp ăn nói trước nhiều người, và nhờ những kẻ này, "thằng tôi" của họ được nổi bật lên.

Biết tâm lý căn bản ấy của họ, là bạn có trong tay cả chục cách lấy lòng họ. Nội cái, bạn làm thinh lắng tai nghe những lời trường gian đại hải họ nói, để khoe mình đó, cũng đủ khiến bạn trở thành bạn thân của họ rồi. Không phải đi ủng hộ hay kích động những tật xấu thường có của những người hay khoẹ Song nếu muốn khỏi làm mất thiện cảm của họ, bạn nên tránh xa những đố kỵ ra mặt, nên tỏ ra khoan hồng trước các tật; hay thay đổi, ganh tị, châm biếm, nhạy cảm, háo danh, hung ác, lóc chóc, đa ngôn, thèo lẻo, nhẹ dạ của họ. Những khi họ để bại lộ những tật xấu này trong lời nói, thì xin bạn đừng ngạc nhiên và cho thông quạ Phản đối lại, chắc chắn chạm tự ái của họ, do đó bạn bị họ ghét. Khi người hay khoe khoang gặp hoàn cảnh nguy nan đến thở than với bạn thì bạn có thể thoa dịu tâm hồn họ bằng cách gợi cho họ thấy danh dự của họ sẽ được nhiều người kính trọng. Lẽ tất nhiên, đối với người khoe mà bạn chân thành khen họ thì tưởng trên trần này không có gì làm cho họ sung sướng bằng. Bạn gãi ngay chỗ ngứa của họ, là lúc nào họ cũng muốn tìm gặp bạn. Tuy nhiên, bạn đừng quá nông nổi coi họ như một tri âm, tri kỷ gì, vì họ có tánh hay thay đổi. Bất cứ ai khen họ đều coi là bạn thân và nếu khen họ rồi chê họ thì họ có ác cảm dễ dàng.


Nguồn đi cóp , đọc để thấy hay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#208

hongtiem



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2032 thanks

 

Gửi vào 06/05/2014 - 13:48

Điểm đặc biệt của Thiên Đồng là không sợ Sát Kị, dễ có thể dựa vào Sát Kị làm khích phát lực. Sát Kị đẩy Thiên Đồng vào quyết liệt phấn đấu. Đó chính là lý do cổ nhân đưa ra câu phú: ‘Thiên Đồng Tuất cung Hóa Kị Mệnh ngộ phản vi giai (Thiên Đồng tại Tuất hội Hóa Kị thủ Mệnh hóa ra tốt)
"Đồng đóng cung Tuất yên vì
Hãm cung nhưng lại được bề hiển vinh
Nhờ sao Hóa Kị thêm xinh
Ấy là ưng hợp dễ thành giàu sang"
Cách Thiên Đồng cung Tuất hội Hóa Kị cổ thư gọi bằng ‘Càn cung phản bối’. Không phải chỉ gặp Hóa Kị không là đủ. Hóa Kị còn cần Cự Môn, Hóa Lộc, Văn Xương thì mới đến tình trạng bĩ cực thái lai sức dồn ép đến sức cùng bật ngược trở lại.
Song song với cách ‘Càn cung phản bối’ là cách ‘Mã đầu đới tiễn’ (Cung tên treo cổ ngựa). Mã đầu chi cung Ngọ, tiển là Kình Dương. Chỉ những người tuổi Bính Dậu mới gặp Kình Dương thôi.
Phú nói ‘Thiên Đồng Kình Dương cư Ngọ vị, uy chấn biên cương’ nghĩa là ‘Thiên Đồng đóng cung Ngọ gặp Kình Dương uy thế ra tới ngoài biên ải. Đừng nhầm lẫn hễ cứ thấy Thiên Đồng hội Kình Dương cả ở cung Tí mà gọi là ‘Mã đầu đới tiễn’. Cung tên chẳng thể treo ở cổ chuột.
Tử Vi Đẩu Số viết: ‘Người tuổi Bính an Mệnh ở cung Tỵ, Hợi gặp Thiên Đồng, công danh tiền bạc tốt’. Đó là cách Điệp Lộc (hai sao Lộc). Hóa Lộc tại Mệnh, Lộc Tồn từ cung xung chiếu Tỵ. Cách Điệp Lộc thì giàu có. Nếu thêm Tả, Hữu, Khôi, Việt còn sang cả nữa.
Thiên Đồng đóng Dậu, người tuổi Bính cũng Điệp Lộc. Hóa Lộc tại Mệnh, Lộc Tồn từ cung Tài Bạch đứng cùng Cự Môn chiếu qua, Hóa Quyền đi theo Thiên Cơ chiếu lên, tiền bạc khá giả nhưng không hay bằng cách Điệp Lộc của Thiên Đồng Tỵ Hợi bởi lẽ cả ba sao Đồng Cơ Cự không đắc địa.
Còn như Thiên Đồng tại Sửu mà tuổi Bính cũng Điệp Lộc. Hóa Lộc tại Mệnh, Lộc Tồn cung Quan kém hơn. Vì Cự Đồng đồng cung gây chướng ngại trên hoàn cảnh cũng như trên tính tình. Và Lộc ở Quan cũng chẳng bằng Lộc ở cung Tài Bạch.
Điệp Lộc còn vào người tuổi Đinh khi Thiên Đồng đóng Ngọ, nên Tử vi trong tinh điển mới viết: “Đồng Ngọ hãm, Đinh nhân nghi chi”. Đồng Âm Ngọ hãm địa, nhưng tuổi Đinh lại tốt vì có Điệp Lộc. Vậy thì Thiên Đồng cần Điệp Lộc.
Với tuổi Canh, cách Thiên Đồng có một điểm nghi nan trên an bài Tứ Hóa. Tuổi Canh Đồng gặp Hóa Kị hay Hóa Khoa? Là Nhật Vũ Đồng Âm hay Nhật Vũ Âm Đồng?
Theo trình tự của Tứ Hóa? Không ai đủ uy quyền mà quyết định. Bên Trung Quốc đã bàn cãi nhiều mà rút cục phe nào làm theo ý phe ấy. Người trọng tài duy nhất chỉ là Trần Đoàn tiên sinh thôi, mà tiên sinh thì chưa sống lại. Tuổi Canh hễ dính dấp đến Thiên Đồng vấn đề muốn nát óc, phải mượn tướng cách mà đoán thêm.
Toàn thư viết rằng: “Nhược tại Hợi địa, Canh sinh nhân hạ cục cách ngộ Dương Đà Linh Kị xung hội, tác cô đan phá tướng mục tật”. Câu trên nghĩa là Nếu Đồng đóng Hợi mà tuổi Canh thì xấu, lại gặp cả Dương Đà Linh Kị nữa, thì cô đơn, phá tướng, có mục tật (cận thị nặng hoặc đui mù). Vịn vào câu trên mới lập luận chắc
Thiên Đồng bị Hóa Kị nên mới thành hạ cục, thiết nghĩ không lấy chi làm rõ lắm. vì cũng câu trên lại bảo ‘cánh ngộ’ (lại gặp cả) Hóa Kị. Sao phải dùng chữ ‘cánh ngộ’ nếu như đương nhiên Thiên Đồng đi với Hóa Kị.
Và rõ ràng hơn ở mục sắp xếp các sao thì chính Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư vẫn sắp Hóa Kị đứng bên Thái Âm.
"Canh Nhật Vũ Đồng Âm vi thủ
Tân Cự Dương Khúc Xương chí."
Về cách ‘Càn cung phản bối’ của Thiên Đồng tại Tuất đứng với Hóa Kị, cách này chỉ hiện lên vì hai tuổi Tân và Đinh. Tuổi Tân, Hóa Kị theo Văn Xương đóng Tuất hoặc Thìn (tùy theo giờ sinh Tí Ngọ). Tuổi Đinh, Hóa Kị theo Cự Môn đóng Thìn. Tuổi Tân Cự Môn còn có cả Hóa Lộc nữa.
Tuổi Đinh thì Đồng đứng bên Hóa Quyền
Khi giải thích về: “Càn cung phản bối”, cổ nhân viết câu :”Thiên Đồng tại Tuất, Đinh Tân nhân ngộ phản vi kì” là thế.
Thiên Đồng cần đi với Hóa Lộc, ở trường hợp ‘Càn cung’ nó cần Hóa Kị để làm sức khích động, sức khích động ấy chuyển tình trạng bất lợi sang tình trạng thuận lợi, chuyển hàn vi thành khá giả.
Bĩ cực thái lai, cổ nhân ngầm báo cho hay rằng cách Càn cung phản bối trước khi nên công phải bị đẩy vào chỗ bĩ đa. Thiên Đồng còn được nhận như bạch thủ hưng gia (tay trắng làm nên) chính là rút tỉa từ cách ‘Càn cung’ vậy. Cách ‘Càn cung phản bối’ cổ nhân cho rằng không hợp với nữ mạng. Đàn ông con trai phải thiên ma bách triết được, đàn bà mà như thế chẳng khác gì cô thôn nữ chất phác dấn thân vào chốn phồn hoa.
Chỉ thấy nói Thiên Đồng tại Tuất mới có cách Càn vi phản bối. Thiên Đồng tại Thìn thì không. Không thấy Đẩu số toàn thư giảng tại sao? Tuy nhiên có luận cứ của người đời sau cho rằng Thìn là cung Thiên La, Tuất là cung Địa Võng. Đã Thiên thì hết khích động phản ứng, chỉ có Địa tiếp xúc với cái thực tế trước mặt mới chịu khích động phản ứng mà thôi. Luận cứ này cũng cho rằng Thiên La nên hiểu theo nghĩa Thiên Nhai, Địa Võng nên hiểu theo nghĩa Địa Dốc (chân trời góc biển). Thiên Nhai (chân trời) không tạo khích động lực như Địa dốc. Cái gì thuộc trời như đã an bài rồi, cái gì thuộc đất còn tiếp tục đấu tranh.
Vào số nữ, cổ nhân cho rằng không nên nếu nó đi với Thái Âm hay Thiên Lương.
"Đồng Âm ở Ngọ ở Tí
Đồng ở Tuất hội chiếu Cơ Âm ở Dần
Đồng ở Dậu đối xung với Thái Âm tại Mão
Đồng đóng Mão, Thái Âm tam hợp từ Hợi
Đồng Lương cùng đóng Dần Thân
Đồng ở Tỵ Lương ở Hợi, Đồng ở Hợi Lương ở Tỵ"
Đẩu Số Toàn Thư viết:”Nữ mệnh bị sát xung phá ắt hẳn hình phu khắc tử, Nguyệt Lương xung phá và hợp thường làm thứ thất hay lẽ mọn”. Ngoài ra cũng sách trên viết câu: “tuy mỹ nhi dâm” (tuy đẹp nhưng mà dâm). Thiên Đồng cung Tí là người đàn bà nhan sắc diễm lệ:
"Đồng Nguyệt Tí gái hoa dung
Gặp Tang, Riêu, Khốc khóc chồng có phen"
Đồng Âm tại đây nếu bị Tang Riêu Khốc thường ly phu, khắc phu thậm chí sát phu. Đồng Âm ở Ngọ đa đoan, nhan sắc không đẹp như Đồng Âm cung Tí nhưng tính dục cực vượng thịnh. Đồng Dậu, Nguyệt Mão, Đồng Mão Nguyệt Hợi cũng đẹp và dâm vậy. Luận đoán quan kiện đặt trên căn bản ý chí lực và tình tự. Thiên Đồng chịu ảnh hưởng của Thái Âm làm cho ý chí lực bạc nhược. Nếu bị xung phá của Hỏa Linh càng bạc nhược lại thêm bị kích thích. Thiên Đồng chịu ảnh hưởng của
Thiên Lương đưa ý chí vào mộng cảnh. Nếu bị Kình Dương Đà La thì càng như sống trong mơ.
Chủ yếu khi luận đoán về Thiên Đồng là ý chí và tình tự. Ý chí với tình tự phải cân bằng khi vào nữ mạng thì cuộc đời mới yên ổn thảnh thơi. Bị Thái Âm làm cho bạc nhược ý chí, bị Thiên Lương làm cho viển vông tình tự đều không hay, nếu như lại chịu xung phá của Kình Đà Linh Hỏa lại càng thêm phiền nữa.
"Thiên Đồng mừng thấy Khoa Lộc đi bên
Ý chí tình tự vừa đúng, cân bằng"
Nếu Thiên Đồng gặp Quyền, Kị, Lộc, ý chí tình tự cũng mất thăng bằng như gặp Linh Hỏa Lương Âm Kình Đà. Cổ nhân cho rằng cơm no ấm cật quá tất nghĩ chuyện dâm dật.
Phú có câu: “Nữ Mệnh Thiên Đồng tất thị hiền” (Người nữ Thiên Đồng thủ mệnh hiền thục). Thiên Đồng không giản đơn như thế đâu. Như cách Cự Đồng vào nữ thì tâm trạng không lúc nào hết thống khổ.
Bản chất hiền thục tất cần an định êm ả, không có khả năng chống trả với phá phách phiền nhiễu nên Thiên Đồng ý chí phải vững vàng không bạc nhược, không quá khích, tình tự phải chân chất, không viễn vông mơ ước hão. Bởi vậy Thiên Đồng sợ Kị, Kình Đà, Lương Âm, Hỏa Linh.
Các sao trong Tử vi khoa ẩn chứa cái lý của nhân sinh thật phong phú. Thiên Đồng Thái Âm đi vào nam mạng thì sao? Đồng với Thái Âm ở Tí Ngọ đều là con người hào hoa đa tình. Thiên Đồng Dậu Mão dễ vướng bẫy tình. Cự Đồng đóng cung Sửu Mùi, nam mạng tầm thường cuộc đời nhiều chướng ngại.
“Dần thân tị hợi” là nơi tứ Trường sanh. Đối với Thiên Đồng có lợi nhất, có thể gia tăng “Phúc trạch” của Thiên Đồng, nhưng nó lại vẫn cứ là một kết cấu nguy hiểm, câu chuyện đã thuật trước của vị độc giả tuần san giúp cho Vương Đình Chi nhìn ra Anh ta có ý niệm tự sát trong đầu, mệnh tạo của vị độc giả kia là thuộc về kết cấu, cách cục này.
Kết cấu này, rất nhiều khi ngược lại không sợ gặp Sát, Hình, Kỵ, nhưng lại sợ một số cát tinh, cái lý trong đó rất là vi diệu.
Một đặc điểm riêng của kết cấu này là không nên gặp ở nữ mệnh, nữ mệnh gặp Thiên Đồng Thiên Lương, rất nhiều khi gặp gỡ biến thành “quá lộ khê tiễn” (tiền qua đường, qua suối) hoặc là “đơn liệu đồng bảo” (tiên liệu nung chảy đồng) (*), vì lẽ đó cũng dễ dàng sa ngã, không lại nhất định là thông minh hơn người, “nói đầu dấu đuôi”. Nhưng thường thường có phối hợp của một hai tá diệu hoặc tạp diệu mới có thể phát sinh thay đổi rất lớn, đôi khi là chủ nhân thông minh mà trinh liệt, cho nên gặp lá số nữ nhân có cách cục “Đồng Lương mệnh”, không thể không suy tính cẩn thận, y theo bản phường mà nói thẳng, thời giống như ăn nhiều bội thực cứng nhắc.
Thiên đồng là sao thứ tư của Nam Đẩu, thuộc dương thủy, hóa khí là "phúc".
Trong Đẩu Số, sao Thiên đồng được ví là vị thần chuyên trông coi việc ăn uống, sắp xếp yến tiệc cho hoàng đế, vì vậy thiên đồng có đặc tính là hưởng thụ, theo đó khuyết điểm là lãng phí và nhu nhược.
Tồn tại một khái niệm khá phổ biến, cho rằng "Thiên đồng ở trong 12 cung, đều là phúc trạch", thực ra không phải vậy. Vương Đình Chi cho rằng "Thiên đồng ở 12 cung đều có khuyết điểm".
Nói về cung mệnh, người có Thiên đồng thủ mệnh, Cát thì chủ về khiêm tốn, thông minh mẫn tiệp, phong thái cao thượng phong nhã; Hung thì chủ về chìm đắm trong dục lạc, hay do dự thiếu quyết đoán, hoặc chỉ có kế hoạch tốt mà không thực hiện.
Thiên đồng úy kị tính cứng rắn và hình khắc của Hỏa tinh và Linh tinh, nhưng lại không sợ Kình dương. Khi Thiên đồng nằm cùng cung với Kình dương ở Ngọ, gọi là "Mã đầu đới tiễn" trái lại, sẽ chủ về người nắm thực quyền trong quân đội hoặc cảnh sát.
Thiên đồng ở Hợi không ưa Hóa Kị (năm Canh). Nếu can của cung Hợi hóa Kị, gọi là hóa xuất, lại gặp thêm Lục sát và Thiên hình, thì chủ về hình khắc cô độc, hoặc bị tai nạn bệnh tật làm tổn thọ.
Thiên đồng rất ưa trấn thủ tại Tuất, gặp Cự môn hóa Kị ở xung cung lai chiếu, được gọi là "phản bối", nếu được Lộc tồn và Hóa Lộc hội hợp, là hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai, biến thành mệnh đại quý.
Nữ mệnh Thiên đồng cuộc sống thường sung túc, nhưng dễ cảm thấy tinh thần trống rỗng. Cổ nhân cho rằng "Nữ mệnh Thiên đồng cư Tị Hợi nhập miếu, thì đẹp mà dâm". Luận đoán này được suy diễn ra từ tính chất tinh thần trống rỗng. Ở phương diện sự nghiệp hoặc phương diện sở thích, nếu có thể làm cho sinh hoạt tinh thần trở nên phong phú, thì vẫn tránh được cái gọi là "đẹp mà dâm", đời sống hôn nhân tự nhiên sẽ được vui vẻ. Thiên đồng rất cần sinh hoạt tinh thần phong phú và đa dạng, để lấp đầy cảm giác nhàm chán.
Phàm Thiên đồng nhập cung Mệnh hoặc cung Phúc đức, chỉ cần không có Hóa Kị, phần nhiều chủ về tài năng âm nhạc, hoặc ưa thích cái đẹp, do đó chẳng khó tìm nơi để ký thác về phương diện tinh thần.
Bất kể là nam hay nữ, nếu Thiên đồng thủ mệnh, gặp sao Sát Hình, thì trái lại, Thiên đồng lại có thể có năng lực khai sáng, mà không bị sầu muộn về phương diện tinh thần. Nếu chỉ gặp sao Cát, mà không gặp các sao Sát Hình, thì trái lại, Thiên đồng dễ chìm đắm trong lạc thú mà trở thành phóng đãng. Đây giống như thời xưa, hoàng đế không có trung thần can gián, ở vào thời chưa gặp họa loạn, dễ vì lời sàm tấu của nịnh thần mà biến thành hôn quân.
Thiên Đồng ở 12 cung đều có khuyết điểm, cổ nhân nói, “Thiên Đồng vào 12 cung đều là phúc trạch”, đây là nói rốt cuộc nó có thể khắc phục khuyết điểm. Như ở cung mệnh, chủ về tay trắng làm nên, tức là cần phải lưu ý cung phụ mẫu, xem cha mẹ của mệnh tạo có phá tán, thất bại hay không, hay vận trình lúc còn trẻ có phá tán, thất bại hay không.
Thiên Đồng chủ về tâm trạng, cho nên lúc có các sao phụ, tá tụ hội, chưa chắc đã cát lợi, bởi vì có thể xảy ra tính ỷ lại, khiến đời người dễ vì thành tựu nhỏ mà đã an vui không chịu tiến thủ.
Thiên Đồng thuần tuý là sao tinh thần, ưa được kích phát, mới có tinh thần phấn chấn. Vì vậy, gặp sát tinh và Hoá Kỵ, có lúc lại chủ về trải qua gian nguy sau mới có được thu hoạch lợi ích.
Thiên Đồng gặp các sao cát, hình trùng trùng, chủ về tinh thần rối rắm khó xử. Nếu gặp thêm các tạp diệu Thiên Hình, Thiên Hư, Đại Hao, Âm Sát, mà bản thân Thiên Đồng lại hoá làm sao kị, thì nên đề phòng bệnh tinh thần, hay tâm lý mất quân bình mà gây ra bệnh hoạn. Nếu gặp thêm cát tinh cũng chủ về tinh thần bị áp lực.
Do Thiên Đồng ưa được kích phát, trừ phi nguyên cục có các sao sát, kị, hình, hao trùng trùng, nếu không, thông thường nó ưa đến cung hạn Thất Sát tọa thủ. Cung hạn này hơi gặp cát tinh, mà tam phương tứ chính còn có sao lộc, tức là vận mệnh chủ về phát mạnh. Bất kể đại hạn hay lưu niên đều như vậy.
Thiên đồng thuộc dương thủy, sao thứ tư của Nam Đẩu, chủ về kéo dài tuổi thọ, làm chủ cung Phúc đức, hóa khí gọi là Phúc.
Cổ nhân gọi sao Thiên đồng là "Ích thọ chi tinh, bảo sinh chi tú" (Sao ích thọ, sao bảo vệ sinh mệnh). Thiên đồng nhập mệnh chủ về thời trẻ nước da mặt trắng, trung niên về già biến sắc ngả trắng vàng, mặt hình chữ nhật. Khi Thiên đồng nhập miếu thì người béo mập, gặp hãm địa thì thấp bé, tính ôn hòa từ thiện có cơ trí, không cao ngạo, tinh thông văn chương bút mực. Nếu gặp Sát tinh đồng cung hay xung chiếu, thì chủ về cô đơn, phá tướng. Nếu đồng cung với Đà la phần lớn là mắt híp, mắt lé và thường phát phì. Nếu nam mệnh Thiên đồng nhập cung Quan, mà bản mệnh không hình thành được cách cục, thì không thể luận là cát. Vì đặc tính lớn của Phúc tinh chỉ biết an hưởng, không có năng lực sáng tạo.
Thiên Đồng: chỉ có ý nghĩa quan lộc nếu đắc địa trở lên. Thông thường, sao này chỉ quan cách nhưng riêng ở Mão thì văn võ kiêm toàn. Đồng chỉ thực sự quý hiển nếu ở cung Tý, cung Dần và cung Thân. Trong mọi trường hợp, Đồng chỉ loại viên chức làm việc lưu động, thường hay đổi công việc, cụ thể như thanh tra, đại sứ, liên lạc viên, giao liên hoặc gặp hoàn cảnh phải đổi nghề, đổi chỗ làm tương đối mau chóng. Nếu đồng cung với Thiên Lương, Đồng rất xuất sắc trong các ngành chính trị, y khoa, sư phạm. Đồng cung với Nguyệt ở Tý, Đồng cũng lỗi lạc. Nếu hãm địa, quan cách nhỏ thấp, thăng giáng thất thường và bất đắc chí trong nghề nghiệp.
Thiên đồng là nam đẩu đệ tứ tinh, ngũ hành thuộc dương thủy, hóa khí là phúc.
Tại tử vi đẩu số, thiên đồng ví như cận thần sắp xếp sinh hoạt ăn uống hằng ngày của hoàng đế, an bài yến nhạc hưởng thụ, cho nên có tính chất là hưởng thụ, khuyết điểm tất là lãng phí và yếu đuối.
(ST)
p/s: Hơi lạc chủ đề về ĐC, nhưng cũng có những ý hay để tham khảo thêm về Thiên Đồng.



#209

hongtiem



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2032 thanks

 

Gửi vào 06/05/2014 - 14:05

Cự môn là ngôi sao về nói năng, nên chủ về có tài ăn nói, phù hợp với những ngành nghề cần giao tiếp, năng nói, có sở trường xử lý các mối quan hệ công cộng, nên có khả năng trở thành nhà ngoại giao. Nhưng, cũng vì nói nhiều, dễ rước lấy điều tiếng thị phi, lại khó tránh được đố kị, hiềm khích, cạnh tranh, nên không hợp với mệnh nữ. Trừ khi theo những nghề như giáo viên, biểu diễn, ngoại giao, quảng cáo marketing, nếu không rất dễ trở thành ngôi lê đôi mách, buôn chuyện thị phi.
Sao Cự môn hóa ám, chủ về lo lắng buồn phiền, cũng chủ về vất vả. Nằm tại bất lỳ cung vị nào, bất kể có Cát tinh ở tam phương hiệp trợ hay không, đều chủ về tuổi trẻ vất vả, phải phấn đấu gian khổ rất nhiều mới có được thành tựu.
Sao Cự môn ưa gặp Hóa Lộc, tăng cường lý tính và mức độ hoạt ngôn, lại có thêm uy quyền. Nếu sao Cự môn miếu, vượng gặp Hóa Quyền, lại gặp lục Cát tinh, phần nhiều đều trở thành các nhà ngoại giao có tài hùng biện, đảm đương những chức vụ quan trọng. Nếu sao Cự môn không ở cung miếu, vượng mà gặp được Hóa Quyền, sẽ trở thành bậc thầy nổi tiếng, nhiều học trò đệ tử.
Sao Cự môn cũng nên Hóa Lộc tại cung miếu, vượng, chủ về có khẩu phúc (được ăn ngon), đồng thời tăng cường phần cảm tính và tài hùng biện. Nếu như lại gặp thêm Cát tinh, chắc chắn sẽ thành tựu về sự nghiệp. Nếu như Hóa lộc lại gặp Hồng loan, Thiên hỷ, Văn xương, Văn khúc, Thiên diêu, Hàm trì, Hóa Khoa, nên phát triển trong lĩnh vực biểu diễn, diễn xuất, khả năng trở thành nghệ sỹ có danh tiếng. Sao Hóa lộc, Hóa quyền của Cự môn có tửu lượng tốt, được hưởng khẩu phúc.
Sao Cự môn không có khả năng kháng cự với lục Sát tinh và sao Hóa Kị, nhất là khi gặp Kình dương và Đà la, sẽ khiến cho đường tình duyên gặp nhiều sóng gió trắc trở. Nếu gặp Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp chủ về vất vả trắc trở. Khi sao Cự môn Hóa Kị thì lại nói quá nhiều gây phản cảm cho người khác, tự chuốc lấy điều tiếng thị phi, có khuynh hướng bất mãn với hiện thực, dễ gây nên vạ miệng mà bị kiện tụng.
Sao Cự môn nếu gặp Thái dương thì cát hung lẫn lộn. Gặp sao Thất sát chủ về bị sát thương. Gặp Tham lang, Phá quân dễ bị tù tội lưu đầy. Gặp Tử vi sẽ khắc chế được tính cách ngoan cố của Cự môn. Gặp Lộc tồn sẽ giải trừ được tai ách. Gặp Kình Đà trai làm giặc cướp gái dâm tà. Nếu tại cung đối xung có Hỏa tinh, Linh tinh, Bạch hổ, mà không có sao Tử vi trấn áp hay Lộc tồn hóa giải, dễ bị đầy ải hoặc xung quân đến phương xa. Tam phương hội Sát trùng điệp ức hiếp, là thần hà khắc, dễ trở thành số cô độc, dễ gặp hỏa hoạn. Nếu theo nghiệp cửu lưu sẽ tránh được vất vả. Hai hạn gặp hung tinh tai họa không nhẹ.

Tính tình đa nghi, khó kết bạn. Tuy nhiên hội cát tinh, là người giầu khả năng nghiên cứu, nên thường có tầm hiểu biết rộng, có sáng kiến, dù không giao tiếp nhưng khả năng biểu đạt lại rất tốt, biện luận sắc sảo. Có xu hướng sống cuộc đời thanh bạch, ít thiên về thú vui của cuộc sống, lấy công việc là mục đích hành đầu.
phụ nữ cung mệnh có sao Cự môn thường có lòng tự tôn rất cao, bụng thẳng dạ ngay, sức sống mạnh mẽ, đa nghi, thường hay tự so bì với người khác mà tự chuốc lấy phiền muộn trong lòng. Khi can thiệp vào chuyên gia đình hay công việc của chồng, thường thiếu thận trọng trong ngôn ngữ, lời nói phản cảm thường gây tổn thương bầu không khí hạnh phúc, ấm cúng. Làm việc chăm chỉ cần mẫn, xử lý mọi việc trong gia đình chu đáo, công việc và gia đình đều đảm nhiệm tốt.
Cự môn là miệng, cho nên sao Cự môn tượng trưng cho "miệng", nói chung không thể tách rời khỏi "miệng", có "khẩu phúc", giỏi quan hệ công chúng, phần nhiều là những người gây dựng sự nghiệp bằng "miệng", như giáo sư, quan tòa, luật sư, nhà ngoại giao, người dẫn chương trình, người làm việc kinh doanh đối ngoại, nhân viên kinh doanh, ca sỹ, diễn viên, nghề dịch vụ công hay tư, ... đồng thời còn thiên về việc xử lý các mối quan hệ chung.
Sao Cự môn phần nhiều là nói về "miệng", cho nên ngay thẳng bộc trực là ở "miệng", nhưng "ngôn đa tất thất" là nói về người phụ nữ thị phi, cho nên sao Cự môn không nên xuất hiện trong mệnh của nữ giới.
"Thị phi" của sao Cự môn không phải là có ý gây chuyện "thị phi", người mệnh sao Cự môn có khả năng phân tích rất tốt, rõ ràng là rất "thị phi", cố gắng không nên gây những chuyện "thị phi", nhưng cũng khó có thể thoát khỏi những chuyện "thị phi".
Ba sao Cự môn, Tham lang và Thiên cơ, đều thuộc kiểu giao tiếp hướng ngoại, nhưng tính chất của chúng lại có sự khác biệt. Sao Tham lang đa tài đa nghệ, tính chất giao tiếp của nó thiên về trường phái lãng mạn: tửu, sắc, tài, khí; Sự giao tiếp của sao Thiên cơ thiên về liên lạc giao thiệp, vì người mà bôn tẩu vất vả; Sao Cự môn thì dùng "miệng" là chính, thiên về diễn giảng biện thuyết đúng sai, phải trái.
Sao Cự môn và sao Văn khúc đều thiên về tài biện luận ăn nói, nhưng tài biện luận ăn nói của sao Văn khúc phần nhiều thuộc về kỹ xảo biện luận, chú trọng tu từ mà lời nói hướng thiện, cũng mang hàm nghĩa "tài" và "đào hoa". Tài biện luận ăn nói của sao Cự môn thì lại chú trọng đến thực tế, gồm có phân tích và liên tưởng, cũng có nội dung nhưng "tài khí" thì lại tương đối ít.
Khí hóa của sao Cự môn là ám, trong bóng tối có thể thấy được ánh sáng bên ngoài, cố nhiên sao Cự môn với khả năng quan sát sự vật một cách thấu đáo hơn người, phần nhiều có những biểu hiện như sau:
1. Bất luận ở hoàn cảnh khó khăn nào, phần lớn đều có thể tháo gỡ được trở ngại khó khăn bước đầu, biết hy vọng vào tương lai.
2. Khoan dung độ lượng, biết khoan dung hơn nữa còn hiểu đạo lý.
3. Có khả năng hội nhập được cuộc sống đa dạng muôn mầu, và có biểu hiện cụ thể bằng ngôn ngữ, hành động, dễ được mọi người chấp nhận và hoan nghênh.
4. Có thể hiểu được sự việc và truyền đạt thông tin, hóa giải khúc mắc.
5. Nằm giữa ranh giới thị phi và chính trực, nhưng không bị mất đi bản tính lương thiện, mà còn giữ được đạo trung dung.
6. Có chuyện thầm kín trong lòng không thể bày tỏ với người khác, hoặc là dấu đầu hở đuôi.
7. Thường rơi vào ảo tưởng mà tự chuốc lấy phiền muội, thậm chí còn tự hủy hoại mình.
8. Nhàn rỗi, càng nói càng sai, thường khổ tại miệng, bị người khác hiểu lầm oán trách.
9. Trước khi được xã hội công nhận, phải trải qua nhiều vất vả, chỉ cần giữ vững ý chí, cuối cùng cũng thành công.
10. Mạnh bạo hơn người, thường làm những chuyện mà mọi người không ngờ tới, hoặc những việc mà không được mọi người tán thành, khiến mọi người bàn tán.
11. Cơ hội sự dụng ngôn ngữ hơn người, cũng thường vận dụng tài ăn nói của mình mà đạt được lợi ích.
12. Cuộc đời có nhiều cơ hội phải đấu tranh.
Người có sao Cự môn thủ mệnh, nên theo những nghề dùng miệng là chính, có thể nên học và tinh thông nhiều thứ tiếng ngoại ngữ, để có cơ hội làm việc theo phương thức chính phái, qua đó, bản tính thị phi dễ bị "phê bình" thường sẽ chuyển biến sang xu hướng "giám sát đúng sai", "đánh giá sự hoàn thiện", phát huy khả năng phân tích có tính thực tiễn của sao Cự môn. Ngoài ra, người có sao Cự môn thủ mệnh, cuối đời phần lớn đều nhận được sự chăm sóc của con cháu.
Sao Cự môn cũng là sao đơn độc, duy có sao Lộc tồn mới có thể hóa giải được. Sao Cự môn thâm nhập vào các cung Lục thân, chủ về phần lớn người đó bạc duyên với lục thân, nếu không kết hợp với sao Lộc tồn, hoặc đồng cung với sao Hóa Lộc, thì tâm thần thường thường dễ bất an, hoặc có hiện tượng cô đơn.
Sao Cự môn được tam cát hóa Lộc Quyền Khoa, chủ về bổng lộc dồi dào, tài diễn thuyết hùng biện được trọng dụng phát huy. Song tính chất lại có sự khác biệt: Hóa Lộc mà lại mang cảm tính, hiền lành không cưỡng bức, quan sát tình cảnh nói chuyện. Hóa Quyền giảng lý mà mang tính quyền uy, trật tự rõ ràng, tăng thêm trọng lượng lời nói, hơn nữa còn tăng thêm lòng tin và độ tin cậy vào người khác mà giảm bớt chuyện thị phi. Hóa Khoa là lời nói nho nhã, mang phong thái của người quân tử.
Sao Cự môn thích nhất là Hóa Quyền, khi miếu vương Hóa Quyền, lại kết hợp thêm lục Cát tinh, thì phần nhiều là người làm quan lớn gánh vác trách nhiệm ngoại giao. Nếu không thuộc miếu vượng mà gặp sao Hóa Quyền, thì cũng là người gánh vác trọng trách. Khi sao Cự môn nhập miếu vượng Hóa Lộc, có thêm cát tinh hội chiếu, chủ về sự nghiệp sẽ được thể hiện thấy rõ, nếu Hóa Lộc lại gặp Hồng loan, Thiên hỷ, Văn xương, Văn khúc, Hàm trì, thì nên phát triển theo hướng văn hóa nghệ thuật, biểu diễn giải trí, phần nhiều sẽ thành danh trên con đường này.
Sao Cự môn không thích gặp Hóa Kị, ngôn từ sắc bén, nói chuyện khó nghe, lại thích nói chuyện, dễ khiến cho người phản cảm, đắc tội với người mà không biết. Nếu sao Hóa Kị lại gặp phải Sát tinh, thì nên chú ý chuyện thị phi nơi quan trường.
Sao Cự môn kỵ nhất gặp sao Kình dương và sao Đà la, chủ về chuyện tình cảm gặp nhiều sóng gió, một lời không thể nói hết được, phần lớn là những chuyện thị phi mang tới. Sao Cự môn gặp phải Hỏa tinh, Linh tinh thường tăng thêm phần khó khăn. Cự môn đồng độ cùng Địa không, Địa kiếp tọa thủ cung mệnh, chủ về một đời vất vả, thậm chí thời thơ ấu còn bị bỏ rơi.
Cự môn, là sao thứ 2 trong Bắc đẩu thất tinh. Thuộc thủy (có thuyết cho rằng Thủy đới kim). Là sao thiên về Âm tính. Bởi thế, hóa khí của nó là Ám tinh (che ám). Nhập Thân Mệnh là Hung tinh, chủ về thị phi khẩu thiệt, chính vì vậy mà phú mới viết rằng “Cự môn định chủ thị phi”.
Nhưng phàm là chính tinh, thì kiểu gì cũng phải có uy lực, tức là cũng phải có mặt tốt. Một trong những cái tốt của Cự môn là lợi tài, lợi cho việc tranh đoạt, hoạt ngôn đa ngữ. Bởi Cự môn được coi là Thần chuyên trông coi về Phẩm chất của vạn vật. Tức là chuyên về nhận xét cái tốt, cái xấu của vạn vật. Cho nên mới gán cho nó cái tiếng “Thị Phi”. Cũng chính vì điểm này mà phát sinh nhiều quan điểm chưa được đánh giá đúng mức về Cự Môn.
Luận về Cự Môn thì có 2 tính chất đại biểu rất quan trọng đó là “Khẩu thiệt thị phi” và “Minh tranh ám đấu”.
Khẩu thiệt thị phi, tức là nói đến việc hay dính dấp vào chuyện miệng lưỡi – đúng sai, hay tiếp xúc, hay gặp phải những chuyện liên quan đến lời ăn tiếng nói, đến chuyện đúng sai của cuộc sống. Điều này cần phải hiểu cho đúng, vì không thể có định kiến cứ cho rằng “khẩu thiệt thị phi” là đặc tính không tốt! nhưng nên nhớ rằng cái gì cũng có mặt lợi mặt hại, ví thử như nếu làm những nghề về thương trường, về biện hộ, cần đến sự ăn nói linh hoạt, thì đôi khi sự biến báo ngôn ngữ của Cự Môn lại là một đặc tính quý giá.
Minh tranh ám đấu, tức là nói đến cái sự tranh giành quyết liệt ! điều này cũng không có gì là lạ, khi ngôn ngữ giảo hoạt, hùng biện, thì không dễ gì chịu lùi bước. Phàm đã là chuyện tranh cãi thì đương nhiên cần phải cọ sát đề giành phần thắng. Nhưng cũng còn kèm theo 1 nghĩa nữa cần để ý, đó là cái tính không chịu nhường nhịn. Khi xảy ra tranh giành thường quyết liệt, khó lòng kiềm chế bản thân. Và cũng chính vì thế mà mắc cái tiếng “thị phi”. Hai tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau, cần chú ý khi luận đoán.
Cũng như nguyên tắc thông thường, khi luận về tinh diệu thì cái sự Miếu-Hãm là vô cũng quan trọng. Bởi cũng một tính chất như thế, nhưng Miếu thì khả dụng, mà Hãm thì sinh tai.
Cự môn Miếu ở Mão Dậu, Vượng ở Tý Ngọ Dần, đắc địa ở Thân Hợi. Đều là những đất tốt có thể làm cho cái tính “thị phi” “tranh đoạt” trở thành hữu dụng. Chủ về uy quyền, tài lộc. Còn những đất hãm của Cự Môn là Thìn Tuất Sửu Mùi Tỵ. Chỉ chuyên về thị phi chiêu oán, quan phi kiện tụng.
Trong đẩu số, cổ nhân viết về Cự Môn : “Tại thân mệnh nhất sinh chiêu khẩu thiệt chi phi; tại huynh đệ tắc cốt nhục tham thương; tại phu thê chủ vu cách giác, sinh ly tử biệt, túng phu thê hữu đối, bất miễn ô danh thất tiết; tại tử tức tổn hậu phương chiêu, tuy hữu nhi vô; tại tài bạch hữu tranh cạnh chi ý; tại tật ách ngộ hình kỵ, nhãn mục chi tai, sát lâm chủ tàn tật; tại thiên di tắc chiêu thị phi; tại nô bộc tắc đa oán nghịch; tại quan lộc chủ chiêu hình trượng; tại điền trạch tắc phá đãng tổ nghiệp; tại phúc đức kỳ họa sảo khinh; tại phụ mẫu tắc t*o khí trịch”
Tại Thân Mệnh một đời chiêu khẩu thiệt thị phi,
Tại Huynh Đệ thì anh em chợ búa với nhau,
Tại Phu Thê thì chủ về chia cách, sinh ly tử biệt, không khỏi ô danh thất tiết.
Tại Tử Tức thì không có hậu, tuy có mà như không.
Tại Tài Bạch thì ắt có sự tranh giành.
Tại Tật Ách mà gặp Hình kỵ, mắt có tật, thêm sát tinh mà lâm vào thì chủ tàn tật,
Tại Thiên Di thì ứt chiêu thị phi,
Tại Nô Bộc ắt là nhiều oán nghịch.
Tại Quan Lộc chủ về gặp hình trượng (pháp luật).
Tài Điền Trạch thì phá đãng tổ nghiệp,
Tại Phúc Đức họa không phải là nhỏ,
Tại Phụ Mẫu thì dễ bị bỏ rơi
Xem như trên thì thấy rằng mười hai cung Cự môn đóng đều không có chỗ nào tốt. Nếu nhận xét như thế thì cũng có phần khắt khe quá. Bởi như đã nói, còn phải căn cứ vào xem Miếu Hãm thế nào. Đến như Trần Đoàn lão tổ cũng còn phải nhận xét “Chí Hợi Dần Tỵ Thân, tuy phú quý diệc bất nại cửu” Tức là tại Dần-Thân, Hợi-Tỵ tuy có phú quý mà không bền.
Khi Cự môn nhập Thân mệnh, Trần Đoàn lão tổ nhận xét “chưởng chấp thị phi, chủ vu ám muội, nghi thị đa phi, khi man thiên địa, tiến thối lưỡng nan. Kì tính tắc diện thị bối phi, lục thân quả hợp, giao nhân sơ thiện chung ác” – Tức : “nắm cái sự đúng sai trong tay, mà lại chủ về ám muội, đúng thì nghi ngờ, mà nhiều điều sai trái. Khinh dối cả đất trời, tiến thoái đều khó. Về Tính thì trước mặt bảo đúng mà sau lưng bảo sai, không hợp với lục thân, giao kết với người thì ban đầu thiện mà về sau ác”.
Sở dĩ trong 12 cung, Cự môn không được cung nào tốt, bởi chính tại cái tính “khẩu thiệt thị phi” “minh tranh ám đấu” mà ra cả. Ta cũng phải nhìn nhận cho rõ, tính này có thể lợi ngoài xã hội nhưng với lục thân gia đình thì tuyệt nhiên không hợp. Bởi thể mới nói “Lục thân quả hợp”.
Nhưng ngoài những đặc tính trên, thì Cự môn cũng chủ về Tài khí. VÌ bản thân Cự môn là ngôi thứ 2 trong Bắc đẩu thất tinh, trong các môn thuật số khác thì Cự Môn được coi là Thiên Y, chủ về vật chất. Cho nên mới nói Cự lợi tài. Nhưng cũng cần phải chú ý, cái Lợi về Tài của Cự là do hệ quả của 2 tính chất trên mang lại, chứ tuyệt không phải là trực tiếp từ tính chất mà có giống như các Tài tinh khác. Vì thế mà chỉ dám nói là Lợi Tài, mà cổ nhân không dám phê là Tài Tinh.
Về Mệnh số con người, dù thế nào đi nữa, nhưng khi có Cự môn nhập vào Mệnh Thân, ắt sẽ không thể toàn vẹn. Bởi kể cả khi nhập Miếu cũng chỉ là Hư Cát. Cuộc đời ít nhiều sẽ có nhưng điều không được mỹ mãn, đặc biệt là trong quan hệ gia đình. Hơn thế nữa, vận trình cuộc đời ắt sẽ thăng trầm, ít nhất phải qua gian khó một thời mới mong thành nghiệp, luận về chỗ này, cổ nhân chỉ có một câu “kinh lịch gian tân”. Tùy thời xử thế, nên hay không là ở chỗ có HỢP hay không. Tinh diệu thì vốn có Miếu Hãm, mà sự đời thì cũng có ĐẮC-THẤT. Quy luật vận hành của tinh diệu cũng là quy luật vận hành của đời người. Muốn biết được thì nên xem xét cái chu kỳ vận hành của Cự và chòm Bắc đẩu trên 12 cung ắt sẽ sáng tỏ.


Thanked by 4 Members:

#210

hoahongchin



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

 

Gửi vào 10/05/2014 - 01:09

Sợ vô hạn này vì Cự Đồng là gây lộn.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |