Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Durobi, on 22/12/2013 - 00:09, said:
Công nguyên 181 TânDậu: Gia Cát Lượng ra đời.
189 Kỷ Tị 9 tuổi: Mẹ mất.
192 Nhâm Thân 12 tuổi: Cha mất.
194 Giáp Tuất 14 tuổi: Cùng với em là Gia Cát Quân và em gái được ông chú là Gia Cát Huyền nhận về nuôi.
195 Ất Hợi 15 tuổi: Ông chú Gia Cát Huyền làm Thái thú Dự Chương, thế là chuyển lên Dự Chương ở.
197 Đinh Sửu 17 tuổi: Gia Cát Huyền mất, dời về Lũng Trung ở.
199 Kỷ Mão 19 tuổi: cùng bạn là Từ Thứ đi học "nghề" với Thủy Kính Tiên sinh Tư Mã Huy.
Trích dẫn
Hiện nay ở Từ đường họ Gia Cát tại Lan Khê tỉnh Chiết Giang - TQ có bảo tồn một quyển gọi là: "Gia Cát thị Tông phổ". Trong đó có ghi rằng "Gia Cát Lượng tứ nguyệt thập tứ nhật sinh, bát nguyệt nhị thập bát khứ".
Đổi ra bát tự ta có: Tân Dậu-Quí Tị-Ất Hợi-? ; (năm 184 Nhâm Thìn khởi đại vận)
Vậy chính xác là gia phổ chép ngày 14 tháng 4, Durobi không gõ nhầm, và lão PhucLoc ngày xưa cũng mày mò ra hay phết!
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
HoaCai0101, on 22/12/2013 - 05:05, said:
NgoaLong viết,
- Còn theo gia phả họ Gia Cát là: "Chư Cát thị tông phổ" ghi Gia Cát Lượng sinh ngày 14 tháng 4, mất ngày 28 tháng 8.
Gia phả cũng có thể sai từ trong gốc (ghi nhầm, nhớ lầm, tạo dựng cho xong), vậy Viên Thụ San kiếm đâu ra các thứ đã gần 2 ngàn năm nay ?
Thày Du dẫn các chi tiết rất công phu và bác HoaCai#1 cũng rứt chi nà tỉnh táo, hiii...
Gia phả cũng
có thể sai như thường, về cuốn "Gia Cát tông thị phổ" này thì vẫn tồn tại rất nhiều chỗ chép thông tin sai lệch (so với quy chuẩn viết gia phả) mà giới sử học đánh giá không cao.
Ngay như thông tin chép trong cuốn này là
"Khi Gia Cát Huyền chết, Cẩn mới mười lăm tuổi, Lượng thì lên tám" đã thấy điểm sai lỗi rất lớn vì Gia Cát Huyền là chú của Lượng, còn Gia Cát Khuê - cha của Lượng - mới là người đã qua đời năm Lượng lên tám.
Sau khi Khuê chết thì Lượng cùng hai người chị gái (trong đó có 1 người sau làm vợ Bàng Sơn Dân - một danh gia vọng tộc ở đất Kinh Châu) và người em út là Gia Cát Quân được gửi cho em trai của Khuê là Huyền nuôi dưỡng.
Gia Cát Huyền - chú của Lượng - vốn có quan hệ rất rộng rãi với các giới sĩ phu quan lại, trong đó phải kể đến là Viên Thuật (người đã cắt cử Huyền làm Thái Thú quận Dự Chương) và Lưu Biểu (Thái thú Kinh Châu, lãnh tụ phái "Thanh Lưu", cũng là bạn thân cũ của Huyền). Vì chức Thái Thú của Huyền là không chính danh (do Viên Thuật cắt cử) nên khi Tôn Hạo được triều đình Đông Hán cử đến Dự Chương thì Huyền thất thế phải đến nương nhờ chỗ Lưu Biểu. Tại đây, Huyền vẫn giao du mật thiết với các danh gia, giới sĩ phu, các học giả uyên bác như Bàng Đức Công, Tư Mã Huy (tự Đức Tháo, hiệu Thủy Kính tiên sinh), Hoàng Thừa Ngạn,...
Sau khi Huyền chết, mấy chị em nhà Lượng đều do Lưu Biểu chu cấp.
Năm 16 tuổi (sau khi chị gái lấy chồng) Lượng và em trai xin Lưu Biểu ra sống độc lập, chuyên làm nông, cày bừa, và đọc sách.
Về hình dáng của Gia Cát Lượng: cao 8 thước (~1m8), tuổi thơ di chuyển ngược xuôi theo cha và chú rất nhiều chặng đường xa dài và với khoảng chục năm lao động cày bừa làm nông dân chính hiệu thì không thể nào mà lại nói Lượng là thư sinh trói gà không chặt được, ngược lại phải là người rắn rỏi khỏe mạnh.
Về học vấn của Gia Cát Lượng:
Thứ nhất, Vì được sinh ra ở đất Tề Lỗ là nơi đất đai màu mỡ, văn hóa phát triển rất mạnh với các học thuyết của Nho gia, Binh gia, Mặc gia... như Trâu Diễn, Tôn Vũ, Mặc Địch,... người dân ở vùng này đa phần tính tình ổn trọng, rất giỏi nghị luận - điều này cũng có rất rõ trong tính cách và sự nhận thức của một con người thông minh như Gia Cát Lượng.
Thứ hai, Gia Cát vốn là dòng họ có học vấn rất uyên thâm, Gia Cát Khuê và Chương Thị dạy các con rất kỹ về các sách các thuyết của bách gia chư tử.
Thứ ba, sau khi theo chú là Gia Cát Huyền đến Kinh Châu thì người thầy mà Gia Cát Lượng đến bái là Bàng Đức Công một danh sĩ uyên bác - cũng là người lãnh tụ của danh gia vọng tộc nhà họ Bàng ở Kinh Châu. Bàng Đức Công rất yêu quý sự lễ phép và thông minh của Lượng (năm đó 8 tuổi) nên thường dẫn vào thư phòng riêng để cho đọc sách và chỉ bảo thêm.
Thứ tư, Bàng Đức Công đã giới thiệu cho Lượng đến học với Tư Mã Huy (tự Đức Tháo, hiệu Thủy Kính tiên sinh) vốn là danh sĩ người Dĩnh Xuyên, đến Kinh Châu để xa lánh loạn lạc. Cả 2 người thầy này đều rất giỏi về các môn thuật số, đặc biệt là Nhân Tướng, điều này lý giải vì sao Lượng cũng rất giỏi thuật xem tướng.
Lại có một điều đặc biệt đáng lưu ý nữa là vào thời ấy thì rất nhiều học giả uyên bác, nhân tài được sinh ra ở Dĩnh Châu, Nhữ Nam đều kéo đến tụ ở Kinh Châu như Tư Mã Huy, Từ Nguyên Trực (Từ Thứ), Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy,... ngay cả 2 người là đại quân sư cho Tào Tháo là Tuân Úc và Quách Gia cũng được sinh ra ở Dĩnh Châu, Nhữ Nam.
Thứ năm, sau khi truyền thụ sở học của mình cho Lượng thì Thủy Kính tiên sinh lại dẫn Lượng đến theo học Phong Cửu đại sư ở Nhữ Nam. Phong Cửu đại sư vốn là đệ nhất danh sư thời ấy về thuật số, binh pháp, và bách gia chư tử.
Thứ sáu, người bạn của Bàng Đức Công và Tư Mã Huy là danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn - lãnh tụ của nhà họ Hoàng (cũng là 1 trong 6 đại danh gia vọng tộc ở Kinh Châu) - cũng rất yêu mến Gia Cát Lượng. Sau này ướm hỏi gả con gái là Hoàng Nguyệt Anh (tên tục là A Sú vì cô này xấu xí) cho Lượng. Làm rể nhà họ Hoàng, Lượng lại được học hỏi tiếp thu những tinh hoa kiến thức của Hoàng Thừa Ngạn, đặc biệt là về kỳ trận và những cách chế tạo máy móc. Việc Hoàng Nguyệt Anh chế tạo ra máy xay lúa gạo nhờ sức nước cũng chính là nguyên nhân mà các sử gia nghi ngờ việc thiết kế trâu gỗ, ngựa máy sau này là do bà ấy đã giúp Khổng Minh làm.
Sau đây, trả lời anh ConLuan là tại sao Lưu Bị lại tam cố thảo lư để rước 1 anh chàng học việc:
Lưu Bị trải qua trăm trận nhưng phần thua nhiều thắng ít, kinh nghiệm trận mạc đầy mình nhưng chiến lược, chiến thuật đều thua sút các đối thủ khi ấy.
Người đầu tiên phân tích về việc muốn thành công thì cần phải có mưu sĩ giỏi và là người thức thời, đồng thời đã giới thiệu về cặp Ngọa Long - Phụng Sồ cho Bị chính là Thủy Kính tiên sinh (Tư mã Huy), ông Huy đã ca ngợi hết lời đối với 2 kỳ nhân này, khiến cho Lưu Bị ngày đêm ao ước được gặp.
Người thứ hai có ảnh hưởng sâu sắc đến Lưu Bị trong việc dùng mưu lược và chiến thuật để tranh thắng trong phép dụng binh là Từ Thứ. Với cái tài của Từ Thứ như vậy, mặc dù là bạn và hơn Khổng Minh tới 15 tuổi, mà khi giới thiệu về Khổng Minh với Lưu Bị thì Từ Thứ vẫn ví mình không bằng được 1 góc của Khổng Minh.
Chính những điều ấy khiến cho Lưu Bị quyết tâm cao nhất để mời bằng được Khổng Minh ra giúp sức, ba lần chứ có thêm 30 lần nữa thì cũng phải mời bằng được.
Kinh nghiệm trận mạc của Khổng Minh chưa có nhưng theo thời gian thì với học vấn uyên bác, với mưu lược, chiến lược, chiến thuật của anh chàng này, kết hợp với kinh nghiệm trận mạc và dũng mãnh của Quan, Trương, Triệu thì bổ sung hoàn hảo cho nhau, để mà tăng sự thành công.
Quả đúng như vậy, Lượng đã từ vai trò anh chàng lớ ngớ với trận mạc dần dần trở thành huấn luyện viên xuất sắc nhất mọi thời đại như Alex Fergauson với đội Manchester United.