

Tử vi vs Vật lý
#1
Gửi vào 08/12/2013 - 12:23
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Định luật 1 của Newton bắt nguồn từ một phát biểu trước đó của Galileo Galilei và còn được gọi là [định luật quán tính].
Định luật quán tính nêu lên một đặc tính quan trọng của một vật chuyển động, đó là khuynh hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động (quán tính). Trạng thái chuyển động ở đây được đặc trưng bởi vận tốc (hay tổng quát là động lượng) của chuyển động. Nếu không chịu tác dụng bởi một tổng hợp lực có giá trị khác không thì một vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, và một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.
-------------------
Định luật 1 Newton chỉ ra rằng: Nếu bạn không dùng Nội lực hoặc mượn Ngoại lực để tác động lên cách hành động của bản thân, thì bạn sẽ mãi mãi như "tình trạng hiện tại".
Tùy thuộc việc bạn thấy cái tình trạng hiện tại là đủ tốt với bạn rồi hay chưa đủ tốt mà có cách tìm Lực tác động hay giữ nguyên.
-------------------
Ứng dụng định luật 1 Newton trong Tử Vi:
1. Nguyên cục ổn định khi gặp Vận có tinh hệ bất ổn định lại có năng lượng mạnh thì cuộc đời sẽ phải có thay đổi.
2. Nguyên cục ổn định và rất vững vàng thì dù gặp vận trình bất ổn thì vẫn có thể "giữ nguyên trạng thái".
...
Thanked by 4 Members:
|
|
#2
Gửi vào 08/12/2013 - 19:35
Thanked by 2 Members:
|
|
#3
Gửi vào 09/12/2013 - 10:55
Lại hỏi: Tại sao có những người dễ đạt được thành tựu, có người lại cố gắng cả đời cũng không có thành tựu gì ?
Lại hỏi: Tại sao cùng là những người có thành tựu, mà có người thành tựu rất lớn, có người lại thành tựu nhỏ.
Câu trả lời nằm trong lý thuyết về Thấu kính.
Thấu kính hội tụ là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm
Thấu kính phân kỳ là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị phân tán ra.
Mỗi cơ thể con người tựa như một chiếc thấu kính, mà ta có thể dùng Tử Vi (hoặc máy đo năng lượng nhân thể) để biết con người này đang thiên về hội tụ hay phân kỳ, và với tỉ lệ bao nhiêu.
Hội tụ hay Phân kỳ, đều có cái "đắc dụng" của nó, nhưng về cơ bản, để có "thành tựu" thì lực Tụ phải đủ lớn, thường là những nhà doanh nhân tài ba, có khả năng "thu thập các nguồn lực của xã hội" để "tụ lại 1 điểm".
Sao phân 3 loại:
1. Những sao có lực Tụ cao
2. Những sao có lực Tán cao
3. Những sao vừa có lực Tụ, vừa có lực Tán cao
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 09/12/2013 - 12:59
Thân!
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 09/12/2013 - 13:10
PS: Khi nghiên cứu đến một mức nhất định, ta sẽ không còn thấy khoảng cách giữa "các môn học khác nhau" nữa.
Thanked by 2 Members:
|
|
#6
Gửi vào 09/12/2013 - 13:22
Thân.
Thanked by 1 Member:
|
|
#7
Gửi vào 10/12/2013 - 01:04
Và lại cũng có thể coi Tử Vi như một vương quốc được chia ra làm 12 tỉnh, nơi nào không có thằng nào cai quản thì dễ sinh loạn (cung VCD), chốn hoàng cung mà lại tập hợp đầy đủ văn võ bá quan thì nước cường thịnh, được ở vị trí tôn nghiêm.
Nói chung Tử Vi là một góc nhìn đa chiều. Kẻ thì nhìn vào ra trận đồ binh pháp, kẻ thì nhìn ra Toán học cân đong đo đếm, người thì lại là Vật lý rồi Hóa Học.... Mỗi người một hướng rồi sẽ có điểm tương đồng tương thông, chúc AnKhoa thành công theo hướng của mình.
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 10/12/2013 - 01:04
Là một thấu kính hội tụ hạng nặng, thêm tuyệt nữa thành Hỏa Tuyệt là hội tụ về cực hạn của đam mê, một tia laser về tinh thần.
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 10/12/2013 - 06:06
ankhoa, on 09/12/2013 - 13:10, said:
PS: Khi nghiên cứu đến một mức nhất định, ta sẽ không còn thấy khoảng cách giữa "các môn học khác nhau" nữa.
Từ thuở tạo thiên lập địa, vạn vật trong vũ trụ vẫn luôn luôn động thì có vật nào là "tĩnh"? Vật mà ta xem là "tĩnh", chỉ là sự lập được quân bình* (từ động) của nó ngay trong cục bộ "tương đối" của nó và ta nhưng quán sát từ ngoài cục bộ đó, nó vẫn luôn luôn động (Newton vs. Albert Einstein). Ankhoa nhắc đến Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận thì cũng sẽ nhận thấy, ngay cả một vật được ta cho là "tĩnh", ngay tự chính nó, nhìn xuống cấp độ nguyên tử/hạ nguyên tử, cũng vẫn là sự kết hợp của "Không" và "Động". Khoa học thoáng gặp lý Bát Nhã nơi đây: "...Chân không chẳng khác hình thể, hình thể chẳng khác chân không. Mọi hình thể đều chân không, mọi chân không đều hình thể. Cảm xúc, nhận thức, tạo ứng hay ý thức đều như thế cả...." (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Bản dịch Việt ngữ của Thi Vũ)
* Vẫn chỉ là tạm thời vì cái động "khởi nguyên" cũng chính là khởi thủy của thời gian... động động viên miễn lan ra theo dây chuyền... >> "thành trụ hoại không"
Thanked by 3 Members:
|
|
#10
Gửi vào 11/12/2013 - 11:57
1.Bản chất tận cùng của vật chất và lực?
2.Nguồn gốc của chuyển động?
3.Nguồn gốc sự sống?
4.Tại sao tự nhiên sắp xếp dường như có mục đích?
5.Nguồn gốc của những khả năng cảm thụ đơn giản?
6.Nguồn gốc của tư duy thông minh và ngôn ngữ?
7.Bản chất của tự do ý chí (freewill)?
Trong đó, các thách đố 1, 2, 5 được ông mô tả là “ignoramus et ignorabimus” (Chúng ta không biết và sẽ không biết)! Ông tuyên bố cả khoa học lẫn triết học sẽ không bao giờ trả lời được ba thách đố đó.
Thanked by 1 Member:
|
|
#11
Gửi vào 11/12/2013 - 13:07
TÔN GIÁO LÀ SIÊU KHOA HỌC TRONG THẾ GIAN.... TỰ CỔ XƯA ĐÃ CÓ MÀ NGƯỜI THỜI NAY CÒN CHƯA ĐỦ TÀM TRÍ TUỆ ĐỂ HIỂU....7 THÁCH ĐỐ VẶT VÃNH NÀY TÔN GIÁO ĐÃ GIẢI ĐÁP TỪ LÂU....
Thanked by 3 Members:
|
|
#12
Gửi vào 11/12/2013 - 13:17
Thanked by 2 Members:
|
|
#13
Gửi vào 11/12/2013 - 13:17
thaiduong271, on 11/12/2013 - 13:07, said:
Đồng ý là tìm trong Phật giáo hay Tôn giáo, ta có thể tìm được câu trả lời rõ hơn, nhưng thực sự là, rõ hơn, chứ không phải là đã giải đáp được.
Thanked by 1 Member:
|
|
#14
Gửi vào 11/12/2013 - 13:18
sneaker, on 11/12/2013 - 13:17, said:
Thanks. Đây cũng là một cuốn sách hay, mình nghe nhiều nhưng chưa dành thời gian để đọc. Nay bạn nhắc, chắc phải nghiền ngẫm chút.
Thanked by 1 Member:
|
|
#15
Gửi vào 11/12/2013 - 13:34
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












