Jump to content

Advertisements




NGUỒN GỐC TRUYỀN THỪA MẬT PHÁP CHUẨN ĐỀ


1 reply to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/12/2013 - 00:36

Mật Giáo được thuyết minh do Đức Thích Tôn Như Lai hay Đại Nhật Như Lai, chuyển danh là Đại Tỳ lô giá na Phật (Phạn ngữ: MAHAVAROCANA) Pháp thân của Ngài Phổ Hiền Bồ tát (SAMANTABHADRA), thị giả của Đức Thích ca Mâu ni, thì trở thành Kim Cang Thủ Bồ tát hay Kim Cang Tát đỏa (VAJRAPANI), thị giả của Đức Đại Nhật.

Pháp thân Phật, Đức Tỳ lô giá na Như Lai, ở tại cõi trời MA HÊ THỦ LA THIÊN, tức Kim Cang Pháp giới cung, qua ứng thân của Ngài là Đức Phật Thích ca ở tại cõi Ta bà này, sau khi thành đạo vào ngày thứ bảy, đang lúc thọ hưởng pháp lạc, đã vì Ngài Kim Cang Tát đỏa và các vị Đại Bồ tát ở mười phương thế giới khác đến tập hội mà xiển dương giáo pháp bí mật. Đó là thời gian khởi nguyên của Tông Chơn Ngôn vậy.

Ngài Kim Cang Bồ tát đích thân chịu làm lễ "Quán Đảnh", kế thừa pháp mầu nhiệm của Đức Đại Nhật Như Lai, lãnh thọ lời Phật dạy, đem giáo pháp ra hoằng hóa và kiết tập thành hai bộ kinh: Kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh lập thành Thai Tạng Giới Mandala và Kim Cang Giới Mandala.

Tại sao hai Mandala này được gọi là Thai Tạng và Kim Cang?

"Đại Nhật Kinh Sớ" giải thích:

- Ước về Thai Tạng do nhân duyên cha mẹ hợp thần thức mới gá vào trong thai, rồi do gió nghiệp tượng thành lần lần lớn lên. Đến khi đứa bé được sinh ra thì gân xương, chi tiết đã hoàn thành, các căn đều đầy đủ. Từ đó đứa bé lấy theo tộc tánh cha mẹ. Cũng thế, hành giả y theo "Chơn Ngôn Môn" học tập Đại bi muôn hạnh, tịnh tâm lần lần hiển hiện.

- Do tâm Đại bi, những việc làm đều vì kiến lập chúng sanh, khiến cho thành tựu sự vui trong pháp giới vô tận. Rồi từ đó, công quả viên mãn, lên ngôi Vô thượng Bồ đề, được vào giòng giống của Như Lai. Cho nên Đại bi Thai tạng là ước theo dụ mà đặt tên. Đó là y theo Thánh thai bi trí của chư Phật vào nơi đạo tràng tam mật tương ứng, nương phương tiện khéo để thành tựu chủng tử Bản giác của mình và tất cả chúng sanh vậy.

Còn "Kim Cang Đảnh Sớ" có nói:

- Kim Cang bao gồm hai ý nghĩa "bền chắc" và năng dụng "cứng bén". Bền chắc nên không thể phá hoại, cứng bén nên có thể phá hoại các vật khác. Nói "bền chắc" là ví cho chân lý Bí mật chẳng thể nghĩ bàn của thật tướng, luôn luôn vẫn thường còn, không thể phá hoại.

"Năng dụng cứng bén" là dụ cho trí dụng của Như Lai có công năng dẹp phá hết hoặc chướng, làm hiện rõ chân lý thật tướng. Lại theo thế gian, Kim Cang có ý nghĩa không thể phá hoại, chất báu trong các thứ báu và là vật thù thắng trong các chiến-cụ. Đây là tiêu biểu cho Pháp Thân.

Nói không thể phá hoại là tiêu biểu cho Pháp Thân của tất cả Như Lai:

không sanh, không diệt, không trước, không sau, bền bỉ thường còn không hư hoại. Nói chất báu trong các thứ báu là tiêu biểu cho thật tướng "Trung Đạo" đầy đủ hằng sa Công đức. Nói vật thù thắng trong các chiến-cụ là tiêu biểu cho lý "Đệ Nhất Nghĩa Không", tất cả phiền não không thể đối địch. Đạo lý ấy như thế, không phải Trời, Người, hay chư Phật tạo tác ra được, nên gọi là Kim Cang.

Ngài Kim Cang Bồ tát đã viết hai quyển kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh, mỗi bộ có khoảng mười vạn bài tụng. Ngài lưu pháp lại trong một cái tháp sắt được gọi là "Nam Thiên Thiết Tháp."

Về sau, Ngài Long Thọ Bồ tát khai tháp sắt Nam Thiên này, nhờ thần lực gia trì, chính Ngài thấy Ngài Kim Cang Tát đỏa mật truyền cho Đại Pháp và chú phúc lại hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cang.

Ngài Long Thọ Bồ-tát (NAGARJONA 150-250 D.L) là người mạn Nam Ấn Độ, cực thông minh đỉnh ngộ. Ông là bậc thầy tổ của tám tông phái Đại thừa Phật giáo, ngoài ra còn quán triệt đạo lý của mỗi tôn giáo khác trên đất Ấn lúc bấy giờ.

Lập trường thuyết giáo của Ngài vững chắc cho đến nỗi, không có một học phái Đại thừa nào sau Ngài vượt qua nổi, khi giải thích về những giáo lý căn bản của Phật dạy. Mật tông Phật giáo cũng như các tông phái Đại thừa khác đều đặt cơ sở trên lập trường không lý của Ngài (Trung Quán). Ngài được so sánh như là Phật Tổ tái thế.

Ngài Long Thọ về sau truyền pháp này cho Ngài Long Trí, là một cao tăng tại viện Đại học Nalanda.

Đại học đường Nalanda là trường Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Nơi đây rèn đúc các vị cao tăng Mật Giáo và các tông phái Đại thừa khác. Chư vị Tổ Sư nối nhau mà truyền đạo phần nhiều đều dạy học tại trường ấy. Các Ngài Vô Trước, Thế Thân đều từng là giáo sư tại viện đại học đầu tiên này của Phật giáo.

Giới Hiền Luận Sư cũng đã nối tiếp làm Thượng tọa tại đây. Lúc ông đã trên trăm tuổi, Huyền Trang ở Trung Quốc sang vào năm 633 và đã thụ pháp với ông. Các cao tăng hoằng truyền Mật Pháp ở các nước khác sau này đều xuất thân từ đây.

Ngài Long Trí sau khi thọ pháp với ngài Long Thọ, đã truyền pháp và giáo hóa các nước miền Nam Thiên Trúc và Tích Lan. Ngài Long Trí đã thọ hơn 700 tuổi.

Mật Giáo sau đó đã sớm được phổ biến về hướng Bắc để sang Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản và về hướng Nam để qua mấy xứ Tích Lan, Miến Điện, Nam Dương, Cao Miên, Lào… để trở thành hai ngành Mật Giáo chính: Mật tông Nam Tông và Mật tông Bắc Tông.

Trích tư liệu từ nguồn mật pháp phật giáo tinh hoa yếu lược.

Minh Thiên

Thanked by 2 Members:

#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 22:59

NGUỒN GỐC TRUYỀN THỪA MẬT PHÁP CHUẨN ĐỀ








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |