Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
HoaCai0101, on 28/11/2013 - 06:25, said:
Mời VuLong777 vào đây chơi .
Làm ơn phân tích 2 lá số Bát Tự xem từ tổng quát (có đáng là TT tức chủ quý) và đi đến chi tiết :đáng chết trong tháng 10 AL, 1963 hay không ?
Chào HoaCai101!
Đến giờ tôi vẫn đang bí vì sao cả 2 giờ sinh là Mùi và Thân, Tứ Trụ đều có Quan Sát hỗn tạp (Đinh là Sát ở trụ năm còn 2 Tị ở trụ năm và tháng là Quan đều cường vượng) mà ông ta lại có thể làm tới Tổng thống Mỹ được.
Thôi thì cứ mạnh bạo đưa ra vài dòng “Đẽo Gọt” vậy, sau này nó phù hợp với nhiều lá số tương tự khác thì mừng không thì bỏ đi cũng được. Vì đây là đi tìm ra cách giải thích hiện tượng (tức tìm ra lý thuyết mới) nên nó mang tính chất nghĩa bóng của từ “Đẽo Gọt”, còn nếu đã có lý thuyết giải thích nó rồi lại không dùng nó mà tự ý suy luận theo ý tưởng chủ quan của mình thì mới đúng theo nghĩa đen của từ “Đẽo Gọt”.
Tứ Trụ của TT. Kennedy sinh giờ Mùi:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Qua sơ đồ ta thấy Tứ Trụ này có Thân nhược mà Quan Sát là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn/ Kỷ tàng trong Mùi ở trụ ngày.
Tài, Quan Sát và Ấn cùng xuất hịên trong Tứ Trụ này nhưng Tài là 2 Ất đã bị Tân Nhật can gắc gần lên Tài không làm thương tổn Ấn. Chính vì vậy Sát là Đinh và 2 Tị mới sinh được cho Ấn là 2 Mùi, do vậy mà Ấn là Mùi mới sinh được cho Thân là Nhật can (đang quá nhược). Đây là điểm đẹp của Tứ Trụ này nhưng chỉ có vậy thì người này chỉ có thể phát trong thi cử, học hành mà thôi (vì có Sát Ấn tương sinh) còn phát Quan thì rất khó do Quan Sát ở đây hỗn tạp quá nặng lại là ác thần quá cường vượng của Thân.
Kết luận lá số này chỉ thuộc loại khá về Quan là cùng nên không thể tới mức được làm tổng thống, nhất là nước Mỹ.
Tứ Trụ của TT. Kennedy sinh giờ Thân:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Qua sơ đồ này ta thấy Tứ Tụ có Thân vượng mà Quan Sát là kỵ vượng nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn / Kỷ tàng trong Mùi trụ ngày.
Ta thấy Tài, Quan Sát, Kình Dương và Ấn cùng xuất hiện trong Tứ Trụ. Cái xấu là Tài vượng không bị chế ngự (không bị khắc gần hay trực tiếp mà chỉ bị khắc xa bởi Thân trụ giờ) nên nó vẫn có khả năng sinh cho Quan Sát làm cho Quan Sát đã khá cường vượng lại vượng thêm nhưng may mắn là nó khắc xa Ấn (Mùi) ở trụ ngày nên Mùi vẫn có khả năng hóa Quan Sát sinh cho Thân là Kình Dương ở trụ giờ (vì Nhật can Tân bị Bính trụ giờ khắc gần nên nó không thể nhận được sự sinh từ Mùi cùng trụ).
Tứ Trụ này đẹp hơn Tứ Trụ trên ở chỗ có các thông tin đẹp như:
1 – Bính hợp Tân sinh là tướng nắm binh quyền.
2 - Gặp Sát mà không có Kình Dương thì không thành đạt; có Kình Dương mà không có Sát thì không có uy; có cả Sát lẫn Kình Dương thì lập công kiến nghiệp, có thể thành tướng, soái.
3 - Sát Ấn tương sinh còn có Kình Dương thì không gì là không quý hiển (Chú ý: Nếu Sát vượng mà Ấn nhược thì Thân phải vượng, còn nếu Sát vượng và Ấn vượng thì Thân phải nhược (như Tứ Trụ này) thì mới có thể đúng, thêm Sát và Ấn không bị thương tổn, tổ hợp của Tứ Trụ đẹp...).
Trong khi Tứ Trụ trên chỉ có thông tin đẹp là Sát Ấn tương sinh mà thôi. Do vậy Tứ Trụ này rất phù hợp với TT. Kennedy.
Có một điều là cho dù Bính trụ giờ là Quan đã hợp với Nhật can nhưng vẫn còn 2 Bính tàng trong 2 Tị, vậy thì Tứ Trụ này vẫn bị coi là Quan sát hỗn tạp hay không? Nếu vẫn bị coi là Quan Sát hỗn tạp thì với sự cường vượng của cả Quan và Sát với Thân như vậy, liệu Quan vận của người này có thể đạt tới đỉnh cao như vậy hay không?
Cho nên để cho phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra giả thiết (tức là phải “Đẽo Gọt”):
“Nếu trong Tứ Trụ xuất hiện nhiều Quan và Sát mà chỉ có 1 Quan lộ trong Tứ Trụ và nó hợp với Nhật can thì tất cả các Quan khác sẽ được coi là biến thành Sát nên Tứ Trụ không còn Quan Sát hỗn tạp”.
Đọc thì thấy có vẻ vô lý nhưng sách cổ đã dạy là “Quan nhiều thành Sát” thì lại thấy nó có lý và rất phù hợp với Tứ Trụ này.
Nếu như chúng ta thừa nhận giả thiết mới này thì Tứ Trụ này phù hợp với TT. Kennedy.
Sơ đồ tính điểm hạn giờ Thân, năm 1963:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Ngày 22/11/1963 là năm Quý Mão thuộc đại vận Tân Sửu và tiểu vận Kỷ Dậu.
Bính trụ giờ hợp với Tân Nhật can và Tân đại vận.
Ta thấy vào năm Quý Mão có Mão lưu niên hợp với Mùi trụ ngày hóa Mộc có 1đh (vì mặc dù Mão hợp với 2 chi là Mùi trụ ngày và Tuất tiểu vận nhưng lực hợp của nó lớn hơn lực xung của Sửu đại vận với Mùi).
Sang tiểu vận Kỷ Dậu có Dậu tiểu vận hợp với Sửu đại vận hóa Kim (vì Dậu tham hợp quên xung và Kim cục mặc dù có sau Mộc cục nhưng nó mang hành chủ khắc).
Theo giả thiết 176/61 thì tiểu vận Kỷ Dậu không thể TKĐK với lưu niên Quý Mão.
Theo giả thiết 41/127 thì Mậu tàng trong Tị trụ năm thay thế Kỷ dụng thần tàng trong Mùi ở trụ ngày (vì chúng ở trạng thái Lộc và Kình Dương).
Dụng thần Mậu vượng ở lưu niên có -1đh.
Nhật can Tân Tử Tuyệt tại lưu niên có 1đh.
Theo giả thiết 150/89 thì Kim cục chỉ có 1,5 chi là hỷ thần khắc Mộc là kỵ thần có 2 chi nên xẩy ra Đại Chiến -1 (ĐC-1) có 3.(0,65 + 0,25) + 0,45 = 3,15 đh.
Kỷ tiểu vận vượng ở tiểu vận khắc Quý lưu niên có 1đh, vì vậy Quý lưu niên vượng ở lưu niên có 0,5đh can nhưng bị khắc mất hết và Quý khắc Đinh trụ năm có 0đh. Đinh trụ năm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có -0,5đh và khắc mất ¼ điểm hạn của Kim cục. Vì vậy Kim cục có 0,5đh chỉ còn 0,5.3/4 = 0,38đh.
Bính trụ giờ vượng ở lưu niên khắc 2 Tân, vì vậy mỗi lực khắc có 0,7.1/2 = 0,35đh (vì khắc trái dấu).
Lửa dưới núi trụ giờ có Bính vượng ở lưu niên khắc Đất trên tường đại vận có 1đh.
Tổng số có 6,73 đh. Số điểm này là chấp nhận được (ở tiểu vận Canh Tuất chỉ có 4,2đh).
Tai họa này chủ yếu do điểm hạn của ĐC-1 gây ra (đến nay tôi vẫn chưa biết cách giải. Thường bãi quan về ở ẩn là tốt nhất). Tai họa xẩy ra vào tháng Quý Hợi vì nó TKĐK với trụ năm
Đinh Tị và vào ngày Kỷ Tị vì nó TKĐX với tháng Quý Hợi của lưu niên.
Đại chiến 1 do Kim và Mộc khắc nhau nên ứng với đạn là Kim còn não là Mộc, vì vậy chết do đạn xuyên vào não.
(Tổng điểm hạn ở giờ Mùi rất thấp không thể chấp nhận được.)
Các giả thiết 176/61 và 41/127 và 150/89 tìm trong các bài:
Bài 21: Điểm hạn và khả năng của Thiên Khắc Địa Xung (TKĐX)
...............................
D - Khả năng phá hợp của TKĐX
176/61 - Nếu hai chi của TKĐK không là Thổ hóa thành 2 cục có hành giống hành của các chi của chúng thì TKĐX thành vô dụng khi trong chúng có ít nhất 1 hóa cục có trước TKĐX này.
...............................
Bài 18 - Các yếu tố cơ bản và các giả thiết của chúng
Y2 – Điểm hạn của dụng thần
..................................
41/127 - Nếu dụng thần chính tàng trong chi của tứ trụ ở trạng thái Lộc hay Kình Dương tại lệnh tháng mà bị tuế vận hợp thì dụng thần tàng ở trong các chi khác của tứ trụ ở trạng thái Lộc hay Kình Dương có thể thay thế để làm dụng thần chính cho dù nó chỉ là can tàng phụ hay chúng chỉ ở trạng thái Lộc.
...................................
Bài 22 : Điểm hạn và khả năng của hóa cục
..........................
c - Đại Chiến-1 và điểm hạn của nó
150/89 - Nếu hóa cục của tiểu vận là hỷ dụng thần có 1,5 can chi khắc hóa cục là kỵ thần có từ 2 can chi trở lên thì nó được gọi là đại chiến 1 (ĐC-1). Nếu hành của hóa cục bị khắc có 0,5đh thì điểm hạn của ĐC-1 là tổng số của các can chi tham gia ĐC-1 nhân với :
0,65 nếu các hóa cục bị khắc có tổng số 2 can chi.
0,7 .................................................. ....3 ............
0,75.............................................. .......4 ............
0,8 .................................................. ....5 ............
0,85.............................................. .......6 ............
0,9 .................................................. ....7 ...........
(
Chú ý : Điểm hạn của can hay chi tiểu vận tham chiến chỉ bằng ½).
…………………………..
Sửa bởi VULONG777: 29/11/2013 - 07:54