←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Ban ngày - Ban đêm

Locked

HoangHoaManDinh's Photo HoangHoaManDinh 15/10/2013

Kính chào các bác cùng toàn thể mọi người trong diễn đàn,
Cháu đang tìm hiểu Tử vi và có điều này khá cơ bản nhưng cháu search không có nên cháu xin phép mạo muội hỏi.
Trong Tử vi có nói về ban ngày và ban đêm, vậy có quy định cụ thể là từ giờ nào tới giờ nào là ban ngày hay ban đêm không ạ?
Cháu xin cảm ơn.
HHMD
Trích dẫn

minhminh's Photo minhminh 16/10/2013

Lấy trục dần thân làm căn bản
Khi bình minh ló dạng là ban ngày
Khi hoàng hôn chợt tắt thì bắt đầu là đêm
Vậy từ giò dần đến giờ thân là ban ngày
Từ giờ dậu đến giờ sửu là ban đêm.
Trích dẫn

HoangHoaManDinh's Photo HoangHoaManDinh 16/10/2013

Cảm ơn bác Minhminh đã giải đáp thắc mắc. Chúc bác luôn mạnh khỏe.
Như vậy có nghĩa là:
Ban ngày: Giờ Dần - Giờ Thân: 3h - 17h
Ban đêm: Giờ Dậu - Giờ Sửu: 17h - 3h
Vậy mà lâu nay cháu cứ nghĩ khác.
HHMD
Trích dẫn

4mua's Photo 4mua 16/10/2013

Nghe bác Minhminh giải thích xong 4mua mới nhớ ra câu đêm 5 canh, trước giờ cứ nghĩ ngày và đêm bằng nhau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nhưng mà sao lại có câu "nửa đêm giờ tý canh 3" cháu thấy nếu giờ tý là canh 3 thì giờ dần mới là canh 5 chứ ạ?
Cám ơn bác MM và bạn HHMD!
Sửa bởi 4mua: 16/10/2013 - 14:33
Trích dẫn

Quách Ngọc Bội's Photo Quách Ngọc Bội 16/10/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

4mua, on 16/10/2013 - 14:18, said:

Nghe bác Minhminh giải thích xong 4mua mới nhớ ra câu đêm 5 canh, trước giờ cứ nghĩ ngày và đêm bằng nhau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nhưng mà sao lại có câu "nửa đêm giờ tý canh 3" cháu thấy nếu giờ tý là canh 3 thì giờ dần mới là canh 5 chứ ạ?
Cám ơn bác MM và bạn HHMD!

Về thời gian của Ngày với Đêm có khi bằng nhau (quanh lúc Xuân Phân và Thu Phân), có khi Ngày dài hơn Đêm rất nhiều (quanh lúc Hạ Chí), có khi Ngày ngắn hơn Đêm rất nhiều (quanh lúc Hạ Chí).
Đó là lấy thiên nhiên để mà nói vì dựa vào ánh sáng từ mặt Trời, nói cách khác là dựa vào thời gian Mọc & Lặn của Mặt Trời.
Nhưng con người cũng có những quy ước riêng để phù hợp với một số sinh hoạt nên đã định ra Giờ và theo đó lấy Ngày = khoảng giờ Dần đến giờ Thân, Đêm = khoảng giờ Dậu đến giờ Sửu. Quy ước này được dùng năm này qua năm khác, bất kể là mùa gì, hiii...

Dưới đây là cụ Hoàng Xuân Hãn viết về khái niệm Ngày, Giờ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

4mua's Photo 4mua 16/10/2013

Cảm ơn thầy! 4mua hiểu rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

9981's Photo 9981 17/10/2013

Nhân tiện nói về ngày đêm, thì vẫn lưu truyền rằng : Thái Dương sinh ngày thì tốt, đêm xấu hơn. Cũng vậy, Thái Âm sinh đêm tốt, ngày xấu hơn.

Sách cũng viết, Thái Dương tượng mặt trời, Thái Âm tượng mặt trăng.

Vậy tại sao khi trên lá số, Thái Dương miếu đắc thì Thái Âm cũng miếu đắc, Thái Dương hãm thì Thái Âm cũng hãm? Chẳng phải ban ngày, dương khí thịnh, ta thấy mặt trời, vậy rõ ràng theo lý của Dịch, thì âm khí phải suy mà Thái Âm phải hãm hay sao?

Xin bác Minhminh, mà vốn trong tên đã 2 mặt trời, 2 mặt trăng trả lời giúp nghi vấn này?

Tiểu bối cảm ơn.
Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 18/10/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HoangHoaManDinh, on 15/10/2013 - 17:50, said:

Trong Tử vi có nói về ban ngày và ban đêm, vậy có quy định cụ thể là từ giờ nào tới giờ nào là ban ngày hay ban đêm không ạ?

Về Âm Dương/Ngày Đêm thì có người nói lấy trục Dần Thân để phân, có người nói lấy trục Mão Dậu.

Về Âm Dương thì thấy đa phần cho rằng từ Dần đến Mùi thuộc Dương, từ Thân đến Sửu thuộc Âm.

Còn về Ngày Đêm, nếu xét tương quan với canh Giờ thì Tí được cho là nửa Đêm và Ngọ thì giữa Trưa. Vậy trục Mão Dậu phân Sáng và Tối. Hoặc nói cách khác thì khoảng thời gian từ mặt trời mọc đến lặn là Ngày, lặn đến mọc là Đêm.
Sửa bởi NgoaLong: 18/10/2013 - 03:58
Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 18/10/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

9981, on 17/10/2013 - 18:08, said:

Nhân tiện nói về ngày đêm, thì vẫn lưu truyền rằng : Thái Dương sinh ngày thì tốt, đêm xấu hơn. Cũng vậy, Thái Âm sinh đêm tốt, ngày xấu hơn.

Nói không chuẩn. Nói cách đơn thuần thì Thái Dương sinh ngày tốt, đêm kém tốt. Chứ không phải sinh ngày "thì tốt", sinh đêm thì "xấu hơn". Còn "xấu" với "xấu hơn" (hoặc xấu, đỡ xấu hơn, v.v...) thì với trường hợp khác, như Thái Dương hãm địa chẳng hạn.

9981 said:

Sách cũng viết, Thái Dương tượng mặt trời, Thái Âm tượng mặt trăng.

Vậy tại sao khi trên lá số, Thái Dương miếu đắc thì Thái Âm cũng miếu đắc, Thái Dương hãm thì Thái Âm cũng hãm? Chẳng phải ban ngày, dương khí thịnh, ta thấy mặt trời, vậy rõ ràng theo lý của Dịch, thì âm khí phải suy mà Thái Âm phải hãm hay sao?

Như nói ở trên, Thái Dương sinh ngày tốt, đêm kém tốt/giảm tốt thôi. Với lại, sinh Ngày/Đêm nó không phải tất cả. Không phải chỉ 1 yếu tố. Ngoài ra, sự miếu hãm của Âm Dương nó phụ thuộc vào cung vị, chứ không phải phụ thuộc vào giờ sinh. Cũng bởi vì vậy mà cả 2 (Thái Âm và Thái Dương) cùng sáng hoặc cùng tối vì Nhật Nguyệt hội/phân nhau qua trục Sửu Mùi.
Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 18/10/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

4mua, on 16/10/2013 - 14:18, said:

Nghe bác Minhminh giải thích xong 4mua mới nhớ ra câu đêm 5 canh, trước giờ cứ nghĩ ngày và đêm bằng nhau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nhưng mà sao lại có câu "nửa đêm giờ tý canh 3" cháu thấy nếu giờ tý là canh 3 thì giờ dần mới là canh 5 chứ ạ?
Cám ơn bác MM và bạn HHMD!

Có câu "Đêm Năm Canh, Ngày Sáu khắc". Thời gian ngày dài hơn đêm do lệ tính theo phép trung tinh điểm canh và giờ khắc mông ảnh của mặt trời tuỳ vào tháng và vị trí vĩ tuyến nơi mình sinh ra giờ của ngày và đêm chênh lệch khác nhau . Con nguời sáng tạo ra qui ướt giờ nhân văn (giờ dùng trong lịch pháp) căn cứ vào vị trí trên trái đất đối vơí mặt trời nhưng tử vi kết hơp thiên văn của cã bầu trời thì ta nên dùng giờ Thiên Văn hay giờ Nhân Văn ? Tiếc là Trần Đoàn không để lại tài liệu ông ta dùng giờ nào để thiết lập hệ thống Tử Vi . Hậu học chỉ có cách thử nghiệm nhưng có qúa nhiều yếu tố có thể ảnh huởng đến kết quả thử nghiệm để mà cho kết quả chính sát nên nó chỉ có tính cách nghiệm lý cá nhân.
Trích dẫn

Quách Ngọc Bội's Photo Quách Ngọc Bội 18/10/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 18/10/2013 - 07:09, said:

Có câu "Đêm Năm Canh, Ngày Sáu khắc". Thời gian ngày dài hơn đêm do lệ tính theo phép trung tinh điểm canh và giờ khắc mông ảnh của mặt trời tuỳ vào tháng và vị trí vĩ tuyến nơi mình sinh ra giờ của ngày và đêm chênh lệch khác nhau . Con nguời sáng tạo ra qui ướt giờ nhân văn (giờ dùng trong lịch pháp) căn cứ vào vị trí trên trái đất đối vơí mặt trời nhưng tử vi kết hơp thiên văn của cã bầu trời thì ta nên dùng giờ Thiên Văn hay giờ Nhân Văn ? Tiếc là Trần Đoàn không để lại tài liệu ông ta dùng giờ nào để thiết lập hệ thống Tử Vi . Hậu học chỉ có cách thử nghiệm nhưng có qúa nhiều yếu tố có thể ảnh huởng đến kết quả thử nghiệm để mà cho kết quả chính sát nên nó chỉ có tính cách nghiệm lý cá nhân.

Theo QNB thì ông ta (tức Trần Đoàn) sử dụng cả 2 hệ thống giờ (theo Thiên Văn và Nhân Văn) để mà thiết lập hệ thống Tử Vi.
Ví dụ, người sinh Giờ Tý, ngày 1, tháng Giêng, năm Giáp Tý, thì Nhật (Thái Dương) theo chòm Tử Vi mà nằm đúng vào cung Ngọ. Tức là lấy vị trí ta sinh trên địa cầu là nửa đêm - chính giữa khoảng tối của bán cầu bị che khuất ánh sáng, thì tương đương ở phía đối diện mặt trời sẽ chiếu thẳng góc xuống chính giữa nửa bán cầu được chiếu sáng - giờ Ngọ. Đây chính là theo giờ Thiên Văn.

Khi phân định miếu vượng đắc hãm thì lại lấy giờ Nhân Văn, tức theo giờ quy ước của con người mà chẳng kể đến mùa gì cả, ví dụ như vào Đông Chí (thuộc mùa Đông) thì hết giờ Dần mặt trời vẫn chưa mọc ra, nhưng trên lá số Tử Vi thì Nhật ở cung Dần vẫn coi là Vượng. Hay như vào Hạ Chí (thuộc mùa Hè) thì đến hết giờ Dậu mà mặt trời vẫn chưa lặn hết, nhưng trên lá số thì Nhật ở cung Dậu vẫn coi là hãm.
Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 18/10/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 18/10/2013 - 08:14, said:

Theo QNB thì ông ta (tức Trần Đoàn) sử dụng cả 2 hệ thống giờ (theo Thiên Văn và Nhân Văn) để mà thiết lập hệ thống Tử Vi.
Ví dụ, người sinh Giờ Tý, ngày 1, tháng Giêng, năm Giáp Tý, thì Nhật (Thái Dương) theo chòm Tử Vi mà nằm đúng vào cung Ngọ. Tức là lấy vị trí ta sinh trên địa cầu là nửa đêm - chính giữa khoảng tối của bán cầu bị che khuất ánh sáng, thì tương đương ở phía đối diện mặt trời sẽ chiếu thẳng góc xuống chính giữa nửa bán cầu được chiếu sáng - giờ Ngọ. Đây chính là theo giờ Thiên Văn.

Khi phân định miếu vượng đắc hãm thì lại lấy giờ Nhân Văn, tức theo giờ quy ước của con người mà chẳng kể đến mùa gì cả, ví dụ như vào Đông Chí (thuộc mùa Đông) thì hết giờ Dần mặt trời vẫn chưa mọc ra, nhưng trên lá số Tử Vi thì Nhật ở cung Dần vẫn coi là Vượng. Hay như vào Hạ Chí (thuộc mùa Hè) thì đến hết giờ Dậu mà mặt trời vẫn chưa lặn hết, nhưng trên lá số thì Nhật ở cung Dậu vẫn coi là hãm.
Quách Lão Đệ, vấn đề là giờ Tý đươc ông Trần Đoàn tính như thế nào ? Theo giờ nhân văn hay thiên văn ?
Theo tôi thì MVĐH trong Tử Vi căn cư' vào Vị . Thời của Dịch nói chung hay Tử Vi nói riêng không mang nghĩa hẹp của đơn vị thời gian, thời gian trong Tử Vi chỉ là 1 trong những thông số để định Cục (Thế Cu.c = Thời + Vị).
Thái Âm / Dương có tựơng là Nhật Nguyệt . Khí của nó ở Địa cầu MVĐH tuỳ vào Vị cua? no' trong ngày , giơ` là để định Vi. Giơ` Tý, Sưủ ....Hợi.là do con người tạo ra để diển đạt xúc giác với ngoại cảnh qua bie^'n Dịch tư` đó mà khái niệm thời gian phát sinh. Nhật Nguyệt chẳng biết cái gì là giơ` Tý, Sưủ ....Hợi.
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 18/10/2013 - 12:22
Trích dẫn
Locked