←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Tinh vs Cung

Locked

28 29 30 31 32 |»|

ivenogirlplsdontshou's Photo ivenogirlplsdontshou 18/11/2013

Chỉ thêm rắc rối
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 18/11/2013

Ngay từ thời cổ đại, nhà viết kịch người Hy Lạp Sophocles đã ngợi ca “Lý trí là món quà cao quý nhất của Chúa dành tặng cho con người” (Reason is God’s crowning gift to man). Nhưng nghịch lý thay, khi chữ nghĩa đầy mình thì con người lại dùng lý trí để bác bỏ Chúa. Điển hình là Stephen Hawking và Leonard Mlodinow. Trong cuốn “Grand Design” mới ra gần đây, hai vị lớn tiếng tuyên bố: “Vũ trụ có thể tự tạo ra nó từ chỗ chẳng có gì cả, và Chúa không còn cần thiết nữa” (The universe can create itself out of nothing, and God is no longer necessary).

Cần biết rằng trước đây không lâu, Hawking vẫn theo gót Einstein coi Chúa là tác giả của những định luật vật lý chi phối vũ trụ. Einstein từng thốt lên “Tôi muốn biết được ý Chúa” để bầy tỏ khát vọng tìm ra một lý thuyết thống nhất có thể giải thích được mọi hiện tượng vật lý. Mặc dù Chúa của Einstein không bận tâm tới số phận loài người, nhưng Chúa ắt phải là chủ thể sáng tạo ra vũ trụ và buộc vũ trụ vận hành theo những nguyên lý do Ngài ban hành. Chúa của Hawking cũng vậy, ít nhất cho đến khi ông viết cuốn “Lược sử Thời gian”, trong đó nói: “Nếu chúng ta tìm được câu trả lời (cho Lý thuyết Thống nhất Vật lý), thì đó là thắng lợi cuối cùng của trí tuệ con người – chúng ta sẽ biết được ý Chúa”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Nhưng Hawking đã thay đổi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Tại sao ông thay đổi? Hãy đọc “Grand Design” để trả lời câu hỏi đó. Nhưng bất kể vì lý do gì, Hawking đã phạm một sai lầm căn bản trong phương pháp nhận thức: lẫn lộn khái niệm siêu hình với khái niệm khoa học.

Chúa là một khái niệm siêu hình, nằm ngoài phạm vi khoa học – khoa học không thể chứng minh hoặc bác bỏ Chúa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vậy làm sao con người có thể nhận biết Chúa?
“CHÍNH TRÁI TIM CẢM THẤY CHÚA CHỨ KHÔNG PHẢI LÝ TRÍ” (C’est le cœur qui sent Dieu, et non la raison)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đó là ý kiến của Blaise Pascal, một trong những nhà thông thái bậc nhất của nhân loại.
Đáng tiếc là một người sâu sắc như Hawking lại không thể hiểu Pascal. Đơn giản vì Hawking chỉ là một nhà vật lý thuần túy, trong khi Pascal vừa là một nhà toán học lỗi lạc, vừa là một nhà vật lý xuất sắc, một nhà phát minh tài ba, một nhà văn bậc thầy, một nhà tư tưởng uyên thâm, và một nhà thần học sâu sắc. Phổ tư duy và cảm xúc của Pascal quá rộng để Hawking có thể bắt kịp.

Hiện tượng Hawking cho ta thấy một nhà khoa học giỏi rất dễ rơi vào cái bẫy của thói tự phụ, nếu chẳng may người ấy có một trực giác tâm linh kém nhạy bén, hay thậm chí không đếm xỉa đến trực giác tâm linh.

Thực ra chẳng cần uyên bác gì cho lắm cũng có thể nhận thấy có hai con đường chủ yếu tiếp cận tới chân lý: Lý trí và Trực giác.

Lý trí là con đường nhận thức bằng lý lẽ, lý luận (reasoning), phân tích, chứng minh dựa trên nền tảng logic và biện chứng. Logic chính là tư duy của computer, do đó computer trở thành tên đầy tớ đắc lực của con người trong tư duy lý trí.

Trực giác (intuition) là khả năng cảm thụ bằng linh tính giúp con người nắm bắt được chân lý ngay tức khắc mà không cần lý lẽ. Computer sẽ không bao giờ có trực giác. Vì thế, trực giác mới thực sự là món quà cao quý nhất của Chúa dành tặng cho con người, thay vì lý trí như Sophocles đã nói.

Thực tế còn có những con đường nhận thức khác: Ngoại cảm (telepathic / extrasensory perception), Siêu nhận thức (Super sensory perception). Đây là những dạng nhận thức ngoài ngũ giác thông thường nên chỉ có một số rất ít người có. Những người này thường được cho là có một sứ mạng truyền tin đặc biệt nào đó mà lý trí thông thường không thể giải thích được. Vì thế bài viết này tạm thời chưa đề cập đến, và xin để dành cho một dịp khác.

Bây giờ xin trở lại với hai dạng nhận thức phổ biến mà ai cũng có: Trực giác và Lý trí.
Xin nói ngay rằng Trực giác là nền tảng của tư duy, là cái đi trước, thăm dò, “đánh hơi”, định hướng và xuyên suốt trong quá trình tư duy. Lý trí là cái đến sau, kiểm tra, điều chỉnh, củng cố và khẳng định thông tin. Hai dạng tư duy này thường sóng đôi để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, nhưng không phải như hai đường thẳng song song, mà là hai đồ thị xoắn xuýt vào nhau. Nhưng dù xoắn xuýt thế nào thì đồ thị trực giác vẫn là đường nổi bật, vì nó quyết định phương hướng tư duy. Một người có trực giác kém sẽ không có định hướng hoặc định hướng sai. Khi đó anh ta phải sử dụng lý trí để hỗ trợ. Nhưng một khi đã định hướng kém, không có khả năng “đánh hơi” tốt thì lý trí giỏi đến mấy cũng trở nên vô dụng. Những phát minh thiên tài thường được gán cho công lao của lý trí, nhưng đó là ngộ nhận, thực ra đó là kết quả của trực giác thiên tài.

Không ai tôn vinh vai trò của trực giác rõ ràng hơn Albert Einstein. Ông nói: “Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng và tư duy lý luận là một tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội vinh danh tên đầy tớ và bỏ quên món quà tặng” (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honors the servant and has forgotten the gift).

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 18/11/2013

Bài viết có nhiều đoạn hay phết, nên tôi trích dẫn thêm, đọc cho vui.

----------------------

Này nhé, khoa học dựa trên nền tảng gì nhỉ?

Có hai nền tảng căn bản: logic và thực chứng.

Thực chứng thì vấp phải sai lầm trong các phép đo: chẳng hạn các phép đo lượng tử thực chất là sự can thiệp của con người vào thế giới lượng tử, và do đó làm sai lệch các kết quả đo lường. Kết quả đo lường ấy không phản ánh đúng cái “thế giới khách quan” mà ta muốn nhìn thấy. Nó chỉ là một sao chép vụng về của con người, một tạo tác chủ quan của con người.

Còn logic thì sao? Logic phải dựa trên các tiên đề. Mà tiên đề là nhận thức chủ quan của con người. Có gì đảm bảo các tiên đề ấy tuyệt đối đúng? Chẳng phải Tiền đề 5 của Euclid và Phản tiền đề 5 của Lobachevsky đều đúng hay sao? Khoa học logic nhất là toán học cũng không thể tìm được cho mình một hệ tiên đề đầy đủ thì còn có khoa học logic nào khác đáng tin cậy hơn? Vậy cớ gì khoa học tự cho mình cái quyền nhân danh chân lý để phán xét mọi sự đúng / sai trên đời? Cớ gì khoa học có quyền phủ nhận các niềm tin tôn giáo? Bản thân khoa học cũng dựa trên niềm tin vào các tiên đề, có nghĩa là xét cho cùng, khoa học cũng chỉ là một hệ thống nhận thức dựa trên “đức tin” mà thôi. Khoa học chỉ khác tôn giáo ở đức tin ban đầu. Vậy cớ gì tự phụ cho rằng đức tin khoa học là đúng, đức tin tôn giáo là sai?

Thông điệp quan trọng của Yann Martel ở đây là: Nếu Chúa là khó tin, thì khoa học có dễ tin gì hơn đâu. Vậy không phái lý trí giúp ta tin hay không tin, chính trực giác và sự chiêm nghiệm mới giúp ta cảm nhận được sự thật.

Thật vậy, chẳng phải David Hilbert từng tuyên bố “điểm là cái bàn, đường là cái ghế, mặt là cốc bia” đó sao? Đã có một thời giới toán học rất súng sính theo đuôi Hilbert để xây dựng toán học theo kiểu tư duy “bác học” này, và nếu ai không hiểu được kiểu tư duy quái gở đó thì bị coi là dốt. Hoặc một “chuyện nhỏ” khác, toán học có thể chứng minh 1 = 0 và vô số sự kiện tương tự. Vậy toán học có dễ tin không? Tại sao Einstein phải lên tiếng: “Tôi không tin vào toán học” (I don’t believe in mathematics)? Những tín đồ nhiệt thành của chủ nghĩa duy lý (rationalism) và của “khoa học giáo” (scientism, thuyết khoa học vạn năng) có bao giờ chịu ngồi yên để suy ngẫm điều đó không?

Các nhà toán học đầu thế kỷ 20, theo gót David Hilbert, tin chắc rằng trước sau sẽ tìm thấy một lý thuyết toán học đầy đủ, cho phép chứng minh bất kỳ sự kiện toán học nào, bất chấp cảnh cáo của Henri Poincaré, rằng đó là một tham vọng hão huyền, không tưởng (utopia). Nhưng Poincaré đúng: năm 1931, Kurt Godel công bố Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness), chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng toán học không bao giờ đầy đủ, toán học phải chấp nhận nghịch lý, toán học tồn tại những định lý không thể chứng minh và cũng không thể bác bỏ,…

Các nhà toán học cay đắng. Nhưng im lặng (trừ vài người ngay thẳng), đánh bài lờ (võ của kẻ bại trận tầm thường). Thậm chí một số còn ngoan cố, đưa cái thứ toán học không tưởng này vào trường phổ thông, làm băng hoại tư duy toán học của trẻ em, ít nhất tại Pháp những năm 1960. Đó chính là việc nhồi nhét Lý thuyết Tập hợp vào trường phổ thông mà ai cũng có thể thấy. Những nhà giáo dục này tưởng Lý thuyết Tập hợp là cái gì đó sang trọng, là mốt thời thượng, là uyên bác, chính xác, là cách mạng,… Xét cho cùng, đó là bệnh dốt nát. Dốt về lịch sử toán học, không biết rằng Lý thuyết Tập hợp đã bị hủy hoại bởi Nghịch lý Tập hợp (Nghịch lý Russell), không hiểu ý nghĩa của Định lý Bất toàn. Gottlob Frege đã thú nhận cái dốt nát đó từ đầu thế kỷ 20. Nhưng một bộ phận nhân loại đầu thế kỷ 21 vẫn tiếp tục súng sính với Lý thuyết Tập hợp mà cứ tưởng mình đang thực hành một thứ toán học sang trọng. Lố bịch thay!

Chẳng trách Einstein phải kêu lên:
“Chỉ có hai thứ vô hạn: vũ trụ và sự ngu dốt của con người. Cái thứ nhất thì tôi không chắc.” (Only two things are infinite: the universe and the human stupidity. I’m not sure about the first).
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 18/11/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 17/11/2013 - 18:33, said:


Khi biến Tinh thành Tượng, thì sức mạnh của Tử Vi vô cùng lớn lắm.

Làm sao để sở đắc và hiểu thấu ý nghĩa huyền diệu của Tinh Tượng ?
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 18/11/2013

Thần kinh phân liệt : sau 1 thời gian gần gũi người mắc chứng này trong bệnh viện thì cũng bị nhiễm luôn
Điên cũng như ngáp ngủ : là phản xạ lây truyền mang tính học tập sao chép
Tham khảo tâm lý học đám đông cho vui
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 18/11/2013

Hôm nay ông anh có hỏi
Gấu nó hỏi : ở nam cực khi 1 năm nửa thời gian là ngày và nửa là đêm sẽ lập Tử Vi ra sao???
Trả lời: trên đó x có người anh xem Tử Vi cho ma à???
Uh , thế nghiên cứu làm quái gì
Bệnh của mấy thằng Tự xưng là có học ở VN là xa rời thực tiễn xong lại kêu là mình giỏi , ko được trọng dụng
Ở đâu ko biết, ở VN: càng lắm chữ càng ngu
Nói 1 hồi nghe thì rất hay mỗi tội chả có giá trị gì
Cũng phải thông cảm
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 18/11/2013

Nói 1 câu thô mà thật
Nếu mấy ông tiến Sĩ giả cầy Tự phong và tin tuyệt đối vào khoa học , thì các ông còn tìm tới cái duy tâm để bảo vệ sự bất an trong các ông làm gì
Vậy cái khoa học của các ông là cái loại khoa học thất bại, cái kiến thức mưu trí của mấy ông là kiến thức đầy lỗ hổng
Tức nhiên là các ông là loại thất bại trong nghiên cứu khoa học nên tìm tới tâm linh
Và rồi trên con đường này các ông cũng lại thất bại lần 2 trong đời luôn
Nên đừng có đem ba cái mớ kiến thức khoa học hổ lốn vào làm gì khi nói về tâm linh
Nó chỉ chứng minh cái dốt nát hiện hữu của các ông chứ chẳng có x gì đáng Tự hào ở đây cả
Nếu là người thành công trong nghiên cứu khoa học, và kiến thức khoa học của tôi đủ bảo vệ tôi trong đời sống thì tôi đã đạp vào tâm linh
Chỉ có đám đông thiếu xét đoán mới tin vào cái bằng giả cầy của mấy thằng tiến Sĩ giấy ở VN sẽ đem lại cứu cánh gì đó cho nghiên cứu về tâm linh thôi
Ngủ đi hỡi những con chiên ngoan đạo, đêm nay sói sẽ tới ru
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 18/11/2013

Sức đến đâu thì nói đến đấy, chú mày cứ phải cố "hoành tráng" lên làm gì.

Lực của chú tới đâu, những "người trong cuộc" đủ hiểu rõ rồi.

Chú không có khả năng nghiên cứu đâu (nhiều người biết điều này), cho nên bớt phán bừa sang các phạm vi mà chú không đủ hiểu, nhìn lố bịch ra.

Nên quay về với khả năng thực sự của chú là đi "cóp nhặt chiêu thức của người khác và biến thành của mình".

Thứ nữa, đừng vì mình thất học mà chê người có học !
Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 19/11/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 18/11/2013 - 22:24, said:

Ngay từ thời cổ đại, nhà viết kịch người Hy Lạp Sophocles đã ngợi ca “Lý trí là món quà cao quý nhất của Chúa dành tặng cho con người” (Reason is God’s crowning gift to man). Nhưng nghịch lý thay, khi chữ nghĩa đầy mình thì con người lại dùng lý trí để bác bỏ Chúa. Điển hình là Stephen Hawking và Leonard Mlodinow. Trong cuốn “Grand Design” mới ra gần đây, hai vị lớn tiếng tuyên bố: “Vũ trụ có thể tự tạo ra nó từ chỗ chẳng có gì cả, và Chúa không còn cần thiết nữa” (The universe can create itself out of nothing, and God is no longer necessary).

Chỉ là ý kiến cá nhân của Sophocles cũng như của Stephen Hawking không hơn không kém và nếu hỏi rằng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 18/11/2013 - 22:24, said:

Vậy làm sao con người có thể nhận biết Chúa?
“CHÍNH TRÁI TIM CẢM THẤY CHÚA CHỨ KHÔNG PHẢI LÝ TRÍ” (C’est le cœur qui sent Dieu, et non la raison)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đó là ý kiến của Blaise Pascal, một trong những nhà thông thái bậc nhất của nhân loại.

thì có phải Pascal với Sophocles đã không đồng bộ trong chiều nhận đinh về Chúa à? Vậy, thực ra Chúa dành tặng cho con người món quà cao quý nhất là Lý trí hay là Trái tim?

Dân ba phải thì sẽ hô hào rằng chẳng phải Chúa đã cho con người cả hai đó sao?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 18/11/2013 - 22:24, said:

Thực ra chẳng cần uyên bác gì cho lắm cũng có thể nhận thấy có hai con đường chủ yếu tiếp cận tới chân lý: Lý trí và Trực giác.

Lý trí là con đường nhận thức bằng lý lẽ, lý luận (reasoning), phân tích, chứng minh dựa trên nền tảng logic và biện chứng. Logic chính là tư duy của computer, do đó computer trở thành tên đầy tớ đắc lực của con người trong tư duy lý trí.

Sao không nhìn thấy, "con người" là một thứ "siêu đẳng computer" chứ nhỉ!?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 18/11/2013 - 22:24, said:

Trực giác (intuition) là khả năng cảm thụ bằng linh tính giúp con người nắm bắt được chân lý ngay tức khắc mà không cần lý lẽ. Computer sẽ không bao giờ có trực giác. Vì thế, trực giác mới thực sự là món quà cao quý nhất của Chúa dành tặng cho con người, thay vì lý trí như Sophocles đã nói.

Trực giác cũng chỉ là kết quả của sự ghi nhận từ những giác quan mà tốc độ xử lý phân tích quá nhanh để lý luận được biết đến nhưng để "replay in slow motion" xét lại với tốc độ chậm thì sẽ nhận thức được bằng lý lẽ ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 18/11/2013 - 22:24, said:

Bây giờ xin trở lại với hai dạng nhận thức phổ biến mà ai cũng có: Trực giác và Lý trí.
Xin nói ngay rằng Trực giác là nền tảng của tư duy, là cái đi trước, thăm dò, “đánh hơi”, định hướng và xuyên suốt trong quá trình tư duy. Lý trí là cái đến sau, kiểm tra, điều chỉnh, củng cố và khẳng định thông tin. Hai dạng tư duy này thường sóng đôi để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, nhưng không phải như hai đường thẳng song song, mà là hai đồ thị xoắn xuýt vào nhau. Nhưng dù xoắn xuýt thế nào thì đồ thị trực giác vẫn là đường nổi bật, vì nó quyết định phương hướng tư duy. Một người có trực giác kém sẽ không có định hướng hoặc định hướng sai. Khi đó anh ta phải sử dụng lý trí để hỗ trợ. Nhưng một khi đã định hướng kém, không có khả năng “đánh hơi” tốt thì lý trí giỏi đến mấy cũng trở nên vô dụng. Những phát minh thiên tài thường được gán cho công lao của lý trí, nhưng đó là ngộ nhận, thực ra đó là kết quả của trực giác thiên tài.

Ví như máy "thăm dò" được cấu tạo bởi những sensor để thu lượm những tín hiệu và chỉ sau khi được thụ lý và phân tích để đề ra quyết định hợp lý thì có phải đó là một hệ thống "computer" hoàn chỉnh mà tác giả cực lực bác bỏ "Computer sẽ không bao giờ có trực giác" hay sao!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Do đó, nếu như không có sự phân tích, khả năng lý luận thì những thu lượm của trực giác chỉ là cái bồ/kho đựng thông tin không hơn không kém ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 18/11/2013 - 22:24, said:

Không ai tôn vinh vai trò của trực giác rõ ràng hơn Albert Einstein. Ông nói: “Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng và tư duy lý luận là một tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội vinh danh tên đầy tớ và bỏ quên món quà tặng” (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honors the servant and has forgotten the gift).

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xem ra tác giả đề cao " trực giác mới thực sự là món quà cao quý nhất của Chúa dành tặng cho con người" chẳng qua là nhai lại đàm vãi của Albert Einstein chứ chưa đủ khả năng để thấy cả hai đều cao quý như nhau.
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 19/11/2013

Trên nấc thang tiến hóa tại Trái đất thì con người có cơ cấu tổ chức hoàn hảo nhất so với các sinh vật khác. Computer không tự phát ra một ý niệm, một ý chí mà cái đó Nó ngự trên tất cả vật chất!
Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 19/11/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 17/11/2013 - 18:33, said:

Một lá số có bao nhiêu cung, bao nhiêu tinh, thì sẽ được an đầy đủ từng ấy cho mọi loại người.

Mỗi lá số định hình ra một loại "trường khí" của từng "nhóm" người, và cái "trường khí" đó chính là "lăng kính", là "tấm màn che chắn" để con người đó giao tiếp với vũ trụ bên ngoài.

Do vậy, cũng là một cái hoàn cảnh xã hội như này, mà mỗi người có một tư duy, nhận định, hành xử không giống nhau.

Cho nên, Tinh cũng như quẻ Dịch, chính là Tượng. Từ Tượng, ta có thể "thiên biến vạn hóa" ra mọi mặt trong đời sống con người.

Ví dụ cơ bản trong mọi sách Tử Vi, xem cha xem chồng không chỉ xem cung Phụ, cung Phối mà còn xem tượng Thái Dương.

Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng, chỉ có mỗi Thái Dương (Thái Âm) mới có Tượng ?

Khi biến Tinh thành Tượng, thì sức mạnh của Tử Vi vô cùng lớn lắm. Tất nhiên, trong mọi môn học, mạnh hay yếu không phải do bản thân môn học, mà do chính người nghiên cứu và sử dụng nó. Có người chỉ dùng được 1, có người lại dùng được 1000, làm gì có cái gì gọi là "giới hạn".

Đó là cái lý thú của Tử Vi vượt qua tất cả các môn mệnh lý khác vậy.

Nói vậy có phần thiên kiến và không công bằng cho các môn mệnh lý khác. Môn mệnh lý nào nếu như được khai thác mọi ngóc ngách và chiêm nghiệm đủ thì cũng lý thú cả; vì rằng, Tử Vi do không có xác suất cao nên phải tìm mọi cách như: tứ hóa phi tinh, thái tuế nhập quái, đến cực dương-cực âm, sao treo sao réo, thân chủ, mệnh chủ, lưu cung v.v... chứ như đơn giản mà chính xác thì không bày vẽ nhiều trò bí bí mật mật vậy đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 19/11/2013

"Trực giác cũng chỉ là kết quả của sự ghi nhận từ những giác quan mà tốc độ xử lý phân tích quá nhanh để lý luận được biết đến nhưng để "replay in slow motion" xét lại với tốc độ chậm thì sẽ nhận thức được bằng lý lẽ ...."

Đây là định nghĩa về trực giác của TBTT đó à ?
Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 19/11/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 19/11/2013 - 06:50, said:

Trên nấc thang tiến hóa tại Trái đất thì con người có cơ cấu tổ chức hoàn hảo nhất so với các sinh vật khác. Computer không tự phát ra một ý niệm, một ý chí mà cái đó Nó ngự trên tất cả vật chất!

PhapVan nói xem, PhapVan đã có "tự phát ra một ý niệm, một ý chí" gì chưa - rồi tôi phân tích thử xem PhapVan có phải là loại "siêu đẳng computer" hay không nhé!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 19/11/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 19/11/2013 - 06:55, said:

"Trực giác cũng chỉ là kết quả của sự ghi nhận từ những giác quan mà tốc độ xử lý phân tích quá nhanh để lý luận được biết đến nhưng để "replay in slow motion" xét lại với tốc độ chậm thì sẽ nhận thức được bằng lý lẽ ...."

Đây là định nghĩa về trực giác của TBTT đó à ?

Tôi chưa đóng khung trọn vẹn nhưng cũng gần đủ ...
Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 19/11/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 19/11/2013 - 06:58, said:

Tôi chưa đóng khung trọn vẹn nhưng cũng gần đủ ...
Trọn vẹn thì cũng chỉ là cái lý luận về trực giác qua lý trí .
Trích dẫn
Locked

28 29 30 31 32 |»|