Thế nào là chấm đồng?căn đồng số lính?
#1
Gửi vào 17/09/2013 - 21:18
#2
Gửi vào 18/09/2013 - 00:00
cái này lá số tử vi có thể hiện, bạn đưa lá số nhờ mấy anh chị giỏi có thể xem được
Quan điểm cá nhân: bản thân là chủ thể, mọi vật là khách thể, nên chấm đồng hay không không quan trọng. Quan điểm này có thể bị nhiều người không đồng ý, nhưng với tôi: "kính quỷ thần nhi viễn chi" nên những chuyện không đâu ở một thế giới vô hình nào đó mà không hiểu được thì tốt nhất đừng nghĩ tới sống cho nó khỏe.
Chưa kể thực tế hiện nay nhiều nơi đồng cốt pha lừa mị, bạn nên tỉnh táo.
Sửa bởi Canhdoan: 18/09/2013 - 00:01
Thanked by 7 Members:
|
|
#3
Gửi vào 18/09/2013 - 01:32
------------------------------------------------
Ngay như Đức Phật muốn cứu giúp tất cả chúng sanh mà chẳng thể cứu độ được người không có Duyên . Đức Chúa Trời cũng chỉ có thể cứu rổi những con chiên của Chúa. Không chơi với đồng bóng thì cô cậu đồng bóng nào "dám" chấm được người khác? Đã yếu bóng vía mà chơi với đồng bóng thì tự chính mình bị tự kỷ ám thị rồi bị đồng bóng điều khiển.
Thanked by 4 Members:
|
|
#4
Gửi vào 18/09/2013 - 06:06
Thanked by 2 Members:
|
|
#5
Gửi vào 18/09/2013 - 07:59
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 18/09/2013 - 08:10
#6
Gửi vào 18/09/2013 - 08:13
Vô Danh Thiên Địa, on 18/09/2013 - 07:59, said:
#7
Gửi vào 18/09/2013 - 08:18
Lo*.i du.ng anh linh cua? tie^`n nha^n va`o ma^'y cai' vu. na`y la` mang đa.i to^.i vo*i' to^? tie^n .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 18/09/2013 - 08:30
Thanked by 1 Member:
|
|
#8
Gửi vào 18/09/2013 - 08:27
Vô Danh Thiên Địa, on 18/09/2013 - 08:18, said:
Lo*.i du.ng anh linh cua? tie^`n nha^n va`o ma^'y cai' vu. na`y la` mang đa.i to^.i vo*i' to^? tie^n .
#9
Gửi vào 18/09/2013 - 08:34
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 18/09/2013 - 08:42
#10
Gửi vào 18/09/2013 - 08:44
Thanked by 1 Member:
|
|
#11
Gửi vào 18/09/2013 - 08:47
Kho^? vo*i' ca^.u qua'. To^i giai? thi'ch the^' ma` va^?n kho^ng hiêu? . To^i chu.p mu~ ca^.u đê? la`m gi` . Tho^i ca^.u muo^'n hie^u? sao thi` hiêu? .
Co`n cai' chuye^.n khoa ho.c huye^`n bi' cha(?ng phai? vi` di'nh hai chu*~ huye^`n bi' va`o ro^`i du`ng no' đê? bao? ta cha(?ng bie^'t he^'t ne^n cha(?ng ne^n chu? quan v.v va` v.v ...
Đa^y la` diê?n đa`n trao đo^i? kie^'n thu*'c cha(?ng phai? la` no*i chu*i? nhau hay vi` ai lo*'n tuo^i? thi` mi`nh ngu*ng kho^ng tri`nh ba`y su*. hiêu? bie^'t cua? mi`nh ne^'u mi`nh vie^'t tre^n tinh tha^`n trao đo^i? va` @NguaQuaDoc cu*' tie^'p tu.c vie^'t ne^'u muo^'n , miê?n la` đu*`ng co' y' tranh chu*i? hay ma('ng ai ho^` đo^` ( đua` chu't cho vui cho*' to^i kho^ng buo^`n gi` @NguaQuaDoc đa^u ).
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 18/09/2013 - 09:05
#12
Gửi vào 18/09/2013 - 09:13
Vô Danh Thiên Địa, on 18/09/2013 - 08:47, said:
Kho^? vo*i' ca^.u qua'. To^i giai? thi'ch the^' ma` va^?n kho^ng hiêu? . To^i chu.p mu~ ca^.u đê? la`m gi` . Tho^i ca^.u muo^'n hie^u? sao thi` hiêu? .
Co`n cai' chuye^.n khoa ho.c huye^`n bi' cha(?ng phai? vi` di'nh hai chu*~ huye^`n bi' va`o ro^`i du`ng no' đê? bao? ta cha(?ng bie^'t he^'t ne^n cha(?ng ne^n chu? quan v.v va` v.v ...
Đa^y la` diê?n đa`n trao đo^i? kie^'n thu*'c cha(?ng phai? la` no*i chu*i? nhau hay vi` ai lo*'n tuo^i? thi` mi`nh ngu*ng kho^ng tri`nh ba`y su*. hiêu? bie^'t cua? mi`nh ne^'u mi`nh vie^'t tre^n tinh tha^`n trao đo^i? va` @NguaQuaDoc cu*' tie^'p tu.c vie^'t ne^'u muo^'n , miê?n la` đu*`ng co' y' tranh chu*i? hay ma('ng ai ho^` đo^` ( đua` chu't cho vui cho*' to^i kho^ng buo^`n gi` @NguaQuaDoc đa^u ).
Thưa Bác,nếu thực sự đã nói làm bác buồn thì cháu rất xin lỗi vì lời nói vô tâm.mong bác bỏ qua cho cháu lần này !
#13
Gửi vào 18/09/2013 - 09:36
NguaQuaDoc, on 18/09/2013 - 09:13, said:
Thưa Bác,nếu thực sự đã nói làm bác buồn thì cháu rất xin lỗi vì lời nói vô tâm.mong bác bỏ qua cho cháu lần này !
PS : Vie^'t the^m đoa.n na`y cho ca'c ba.n đo.c tre^n diê?n đa`n : Muo^'n ti`m hie^u? ta^.p tu.c na`y thi` đo.c ba`i sau đa^y va` du`ng tri' tue^. ta^m linh đê? tu*. hiêu? cai' ta^.p tu.c na`y nhu* thê' na`o. Ngu*o`i ho.c theo Pha^.t la` ngu*o*`i ho.c Bat' Chanh': Cha'nh Tinh Ta^'n, Cha'nh Kiê'n , Cha'nh Tu* Duy, Cha'nh Nie^.m ... cho*' kho^ng phai? la` ho.c khoa ho.c huye^`n bi' kiêu? huye^`n huye^`n ro^'i bi' bi' .
Trích dẫn
1- Tìm hiểu về chữ căn
Căn vốn có nghĩa là gốc rễ (rễ cây),nó còn có nghĩa để chỉ căn do (nguyên nhân) của sự vật hiện tượng.Số là số mệnh,số phận của con người.Quả là kết quả có được theo Luật Nhân quả.Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần,do thiên cơ định sẵn ,nghĩa là do trời định.Đạo Phật không có quan niệm số mà chỉ có quan niệm về luật nhân quả :gieo nhân nào gặt quả đó, không có chuyện số phận do một thế lực siêu nhiên nào tạo ra.Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả.Vậy căn số có thể hiểu là số phận con người không phải ngẫu nhiên mà đã được định trước bị chi phối bởi quy luật nhân quả ( người ta còn gọi là căn quả). Luật nhân quả xét tới cả tiền kiếp và hậu kiếp. Khi xem xét tam kiếp (ba sinh): tiền kiếp-hiện kiếp- hậu kiếp (kiếp trước , kiếp này và kiếp sau gọi chung là ) Phật giáo giải thích được chuyện có người ăn ở lương thiện mà vẫn nghèo khổ, xui xẻo ,kẻ phá bĩnh làm việc ác mà vẫn sung sướng chưa bị quả báo là do họ vẫn còn nghiệp báo từ kiếp trước và quả báo chưa hiện ra trước mắt nhưng chắc chắn sẽ hiện ra
2 Căn đồng số lính, căn tứ phủ..
Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính,làm đồng bốn phủ.dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả:gieo nhân nào thì gặp quả đấy,dĩ nhiên cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc,Hạt giống đc chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày nay bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.Bạn nghĩ xem nói về căn đồng số lính cũng có thể có trường hợp 1 người kiếp trước báng bổ thần thánh, phá hoại đền chùa ,không tin vào nhân quả,không thành tâm biết ơn các vị thần thánh..hay chế giễu những người đi lễ thành tâm nơi cửa thánh,cũng có thể họ thấy nam giới đi lễ họ chê cười thì kiếp này có thể họ lại phải đèn hương phụng sự,ra bắc ghế hầu thánh,.Điều gì cũng có thể sảy ra .Cũng có thể tiền kiếp tuy ta nhất tâm phụng sự cửa thánh nhưng chưa trọn vẹn thì kiếp này ta lại tiếp tục phụng sự.Và còn muôn ngàn căn do khác mà ta ko biết dc.Nhưng như mình đã nói dù hạt giống ko tốt nhưng nếu kiếp này ta sống tốt chăm sóc tốt cho cây của chúng ta thì nó cũng có thể ra hoa thơm quả ngọt.
3, Mở phủ:
Mở là mở đầu, phủ là nói về tín ngưỡng thờ tam tứ phủ. Tín ngưỡng thờ tam tứ phủ đặc trưng bởi nghi thức hầu đồng. Mở phủ chính là nghi lễ mở đầu để cho một người trở thành một đồng tử (con đồng).Thưc tê vẫn có những người mở phủ mà không hầu và không mở phủ nhưng vẫn hầu.Nhiều người làm lễ trình đồng tiễn căn, tức là trình lên tứ phủ để xin thần thánh xem xét về căn đồng của mình và xin tiễn căn ( thải đồng) hay nói nôm na là trả nợ tứ phủ rồi và xin trở lại là người bình thường không có đồng bóng gì nữa.Kết luận: căn mở phủ, căn đồng cũng có nghĩa như nhau
4, Vị thánh cai đầu đồng và cầm bản mệnh . Người ta cho rằng mỗi người có một vị thần cai quản số mệnh của mình ( vị thần cầm bản mệnh). Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo..lại có những vị thần khác nhau. Có thể vị thần cầm bản mệnh lại là chư Phật và Bồ Tát, hay các vị thần trong đạo giáo trung hoa như ngọc hoàng, nam tào tinh quân.....Cũng nhiều sách viết về vị thần cầm bản mệnh nhưng lại nói danh hiệu về các loài hoa như quế hoa công chúa, mai hoa công chúa..Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ các vị thần cầm bản mệnh hiển nhiên là các vị thần thuộc hệ thống tam tứ phủ.Các vị đó gồm quan lớn, chầu bà, thánh hoàng,thánh cô, thánh cậu...Các vị thánh Mẫu được coi là thần chủ của tín ngưỡng này và với hình tượng uy nghi các ngài được quan niệm là không cai bản mệnh của ai cả ( mặc dù thực tế vẫn có số ít các thầy bói phán căn mệnh của một người là căn Thánh Mẫu , hay có người tự nhận là căn Mẫu được Mẫu báo mộng này nọ...).Các vị thần cầm bản mệnh là cai quản căn số của một người. Các vị chấm đầu đồng cũng có vai trò tương tự nhưng là cai quản về căn đồng số lính của một đồng tử. Chấm đồng cũng giống như chấm lính bắt lính. Hình dung một người được các quan lại thời xưa chấm lính ( biên tên vào sổ đi lính) rồi sau đó đến thời hạn các quan lại bắt lính.Về đồng bóng các cụ xưa có câu:
Chấm đồng từ thủa mười ba
Đến năm mười bảy phải ra trình đồng
Các con số có tính chất thí dụ không mang tính cố định, người ta có thể hát khác đi như:
Chấm đồng từ thủa lên ba
Đến năm muời tám phải ra trình đồng
Nhiều người quan niệm về mối liên hệ giữa vị thánh căn mệnh của mình và số phận bản thân mình.Những quan niệm đó đa phần là truyền miệng và cũng không thuyết phục. Thí dụ như ghế cô bơ thì tình duyên trắc trở, căn ông bảy thì mê cờ bạc, căn chầu bé thì tính đành hanh, căn ông mười thì đỗ đạt làm quan to...
Nếu xét về luật nhân quả thì quan niệm trên không đúng. Nhưng thưc tế rất nhiều người sau khi đi xem bói nghe nói mình căn ông bảy thì bắt đầu tập hút thuốc, căn cô chín thì muốn học tử vi để sau này bói, căn chầu lục thì tập ăn trầu... Mọi người đều muốn chững tỏ mình là căn vị thánh đó. Nhiều người nói là họ đua đòi là kệch cỡm. Nhưng xét cho cùng con nào cũng muốn giống mẹ giống cha. Nếu một người mộ một vị thánh nào đó thì cũng rất có thể vị thánh đó là vị thần cầm bản mệnh của họ, bởi lẽ đó cũng là nhân duyên.Mọi người rất muốn biết vị thánh căn mệnh của mình.Có người được mơ thấy thần thánh, đi xem bói, được người ngồi đồng phán bảo, xem trong sách, hay tự cảm nhận...Đối với riêng tôi để tìm vị thánh bản mệnh nên tìm hiểu hai chữ tâm linh có tâm thì ắt có linh
5. Chữ đồng: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ( tôi không dùng từ đạo Mẫu) thì nghi lễ hầu đồng ( hầu bóng, hầu thánh, lên đồng...) là một nghi lễ quan trọng và mang tính đặc trưng. Từ đồng thường được viết dưới dạng chữ hán nôm là
. Có nhiều cách giải thích về chữ đồng ( trong đồng bóng) và hầu hết đều cho rằng đồng là người được bóng thánh (hoặc linh hồn) ốp vào .Giải thích chữ đồng ở đây giống chữ đồng trong từ chỉ đứa trẻ con là vì khi hầu đồng thì người ngồi đồng giống như chiếc ghế để thánh ngồi ( từ cốt có nghĩa là xác, có thể quan niệm khi hầu thánh người ngồi đồng chỉ là xác để chư thánh điều khiển ).Khi đó người ngồi đồng không còn là chính mình nữa mà mang hình bóng của thần thánh (không quan niệm hồn thần thánh nhập vào và chỉ quan niệm bóng thánh ảnh vào mà thôi). Người ngồi đồng giống như đứa trẻ con thơ ngây trong sáng , quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào hình bóng thần thánh.
6.Các nghi lễ :tôn nhang bản mệnh-trình đồng tiễn căn- trình đồng mở phủ ( còn có trình đồng rồi khất một khỏag thời gian rồi mới ra hầu)
Việc tôn nhang bản mệnh có thể làm với tất cả mọi người, những ai muốn tôn thờ vị thần bản mệnh để vị đó che chở có thể làm nghi lễ này. Cuốn lục thập hoa giáp có ghi vị thần bản mệnh theo 60 hoa giáp. Ứng với mỗi người tra năm sinh thì sẽ ra và không phân biệt hay ghi chú về việc có căn đồng hay không. Hơn nữa chữ đồng đâu liên quan khi một người tôn nhang bản mệnh. Thông thường khi làm lễ mở phủ người ta cũng làm lễ tôn nhang bản mệnh cho tân đồng, thường có một bát nhang để tân đồng mang về hương khói hoặc có thể gửi ở đền , điện..Nhưng cũng có người mở phủ mà không làm lẽ tôn nhang- họ cho rằng mở phủ là đã tôn thờ huơng khói tất cả chư vị tiên thánh rồi. Về căn đồng nhiều người giải thích là nợ tứ phủ và phải ra trình đồng để giả nợ. Nôm na là nợ đồng thì phải trình đồng.
Có người trình đồng mở phủ và có người trình đồng tiễn căn. Trình đồng tiễn căn áp dụng với những người có đồng nhưng không có điều kiện để mở phủ ( vì sau lễ mở phủ người ta còn phải hầu đồng tiếp) hoặc không muốn mở phủ, hay quan niệm về nhẹ căn nhẹ số nên có thể không cần phải hầu còn người nặng căn nặng số thì bắt buộc phải ra. Trình đồng mở phủ xong thì người đó được gọi là tân đồng sau ba năm thì được coi là một thanh đồng thật sự thường thì trong ba năm đầu người ta có thể thay thầy đổi chủ, và khi đủ ba năm kể từ ngày mở phủ thì có thể coi là yên ổn và không nên mở phủ lại nữa. Các cụ có câu ba năm thử lính chín năm thử đồng có lẽ vì vậy mà sau mười hai năm ( một giáp đồng) thì người có khả năng hay gọi là có căn số làm quan thầy có thể làm một buổi lễ nhận sắc ấn để làm thầy thiên hạ. Nghi lễ trình đồng mở phủ và trình đồng tiễn căn tương đối giống nhau.Người ta thường bày bốn chum nước có dán giấy 4 màu đỏ xanh trắng vàng , tương ứng với bốn phủ thiên nhạc thủy địa ( dán vào thân chum hoặc nắp chum) .Lễ mở phủ thì có mở nắp chum còn lễ tiễn căn thải đồng thì không mở nắp.
#14
Gửi vào 18/09/2013 - 12:30
1, Bóng rỗi đầu tiên là tín ngưỡng - liên quan đến thờ Mẫu, thờ Tứ Phủ, không phải thờ ông bà tổ tiên, thường mạnh ở các quốc gia trọng âm như Việt Nam/
2, Sinh hoạt bóng rỗi là một nghi thức tâm linh giải tỏa năng lượng là chính, cầu cúng v...v...Người ngồi đồng thường ái nam ái nữ (trong lúc đó thôi), sinh hoạt hay gặp là nhảy đồng, hát đồng - nhìn ngoài vào giống như một dạng dancing cổ truyền, giải tỏa năng lượng, nhìn trong thì đó là nghi thức giao tiếp với thần linh.
3. trên thực tế vd Điện Hòn Chén ở Huế đồng bóng rất phát triển và là nơi thiện nam tín nữ lui tới nhiều, có lẽ có nhiều mê tín, cũng có lẽ có giải tỏa việc gì.
Nhưng có 1môtip chung nếu chạy đi coi đồng: ế vợ ==> cắt tiền duyên, chậm con ==> cầu tự cô cậu, mất của ==> cầu ông Hoàng, ngó cái thằng nào yếu bóng vía ==> em bị chấm, hầu cậu đi thì khỏi....
vì thế ở mặt cá nhân, dù nó là tín ngưỡng lâu đời nhưng con/em thấy nó tiêu cực, mê tín hơn là một tín ngưỡng - tôn giáo - tư duy tôn giáo.
bời vì hướng gải quyết vậy với bản thân là tiêu cực, nếu ta giải quyết kiểu: ế vợ ==> nên coi lại bản thân, chậm con ==> đi bác sĩ, mất của ==> nên cẩn thận hơn, yếu bóng vía ==> ăn uống mất quân bình khí hao.
Có thể với 2 cách giải quyết kết quả chưa chắc cách nào khá hơn cách nào, nhưng cách giải quyết của đồng bóng khiến con người ta mất niềm tin vào bản thân. mà tôn giáo hay tín ngưỡng gì thì cũng để đem lại an lành cho chủ thể. Đồng bóng có làm được điều này không?
Sửa bởi Canhdoan: 18/09/2013 - 12:47
Thanked by 4 Members:
|
|
#15
Gửi vào 18/09/2013 - 16:49
Sửa bởi NguaQuaDoc: 18/09/2013 - 16:54
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
LÀM SAO ĐỂ KIẾM TÌM VỊ THẦY TÂM LINH? |
Khoa Học Huyền Bí | hiendde |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |