Jump to content

Advertisements




THẦN CHÚ ĐẠI BI NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN



11 replies to this topic

#1 ConKienNho

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 46 Bài viết:
  • 171 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 09:10


Hôm nay bắt đầu vào thất Ðại Bi. Buổi tối sau lễ sái tịnh sẽ tụng Ðại Bi Thần Chú. Trong quá khứ, số chư Phật nói chú này nhiều bằng chín mươi chín ức số cát sông Hằng và Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vì thương hết thảy mọi loài chúng sanh, nên phát tâm đại bi, cưỡi thuyền từ bi trở về cõi Ta-bà để cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi cảnh khổ ách. Có câu: "Bể khổ không bờ, quay đầu là bến," chỉ cần chúng ta kiền thành trì tụng Ðại-bi Chú ắt sẽ thấy ứng nghiệm, không thể nghĩ bàn.

Trước đây trong vô lượng kiếp, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được Thiên Quang Vương Tĩnh Trú Như-lai diễn pháp Ðại-bi Thần Chú cho nghe, lấy bàn tay sắc vàng xoa đầu, khiến Ngài, khi nghe xong liền chứng được quả vị Bồ-tát bậc Bát-địa. Ngài liền sanh tâm đại hoan hỷ rồi lập tức phát nguyện lớn như sau: "Nếu tôi có thể làm lợi ích hết thảy chúng sanh, thì xin cho tôi có ngay ngàn tay và ngàn mắt." Phát nguyện xong, hốt nhiên trái đất chấn động, hào quang phát ra từ chư Phật mười phương chiếu sáng thân Ngài, rồi ngàn tay và ngàn mắt tức khắc trang nghiêm thân tướng của Ngài. Tay thì có thể nâng đỡ, mắt thì có khả năng chiếu soi. Ngàn tay và ngàn mắt tượng trưng cho vô số thần thông và trí huệ.

Ý nghĩa của đại bi: Căn cứ câu: "Bi năng bạt khổ," bất cứ ai gặp phải mọi cảnh khổ nạn, nếu thành tâm tụng Chú Ðại-bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát. Ngài Quán Thế Âm bạch Phật rằng: "Nếu như chúng sanh trì tụng Ðại-bi Chú mà không được mãn nguyện, thì xin thề không thành chánh giác, trừ phi nguyện ước của họ bất thiện hay không thành tâm trì tụng."

Trì tụng Ðại-bi Chú không những được tự tại, mà các điều cầu mong còn được thành tựu; có thể tránh được khổ ách tai nạn và được vui sướng an lạc; vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Làm sao có thể xa lìa khổ ách? Phải tụng Ðại-bi Chú. Làm sao thoát khỏi hiểm nghèo? Phải trì tụng Ðại-bi Chú. Chớ có coi Ðại-bi Chú là tầm thường hay đơn giản. Tôi xin nói với quý vị rằng nếu quả trong đời quá khứ và hiện tại quý vị không có căn duyên tốt lành thì ngay đến cả cái tên của Chú Ðại-bi cũng chưa được nghe, đừng nói tới việc trì tụng. Nay không những quý vị được nghe biết tên của Chú lại còn được trì tụng Chú với một lòng chí thành như vậy, thật là một cơ hội trăm ngàn vạn kiếp mới có một lần, rồi lại được thiện tri thức chỉ dẫn, cách thức đọc tụng, thọ trì, tu trì nữa. Thật đáng cho quý vị coi trọng! Tóm lại, Ðại-bi Chú có những lợi ích không thể nghĩ hết được.

Trong thời gian bẩy ngày này, chúng ta nên thành tâm thành ý, rất mực cung cung kính kính trì tụng Chú Ðại-bi, tụng cho tới độ tâm không vọng tưởng. Lúc đó, lòng lắng trong, hoặc giả có người thấy hào quang, có người thấy hoa xuất hiện, có người được Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát rờ đầu, giúp cho khai mở trí huệ. Hoặc giả có khi ngửi thấy mùi hương lạ, cũng có người dù đã tha thiết chí thành trì tụng, nhưng cũng chẳng thấy một hiện tượng gì khác lạ. Dầu có hay không cũng chớ có nản lòng, cứ hết sức dốc một lòng trì tụng. Khi nào thời khắc tới, sẽ nhất định chứng kiến cảnh giới "cảm ứng đạo giao," xuất hiện ngay trước mắt.

Bất luận thấy cảnh giới nào, hay chẳng thấy gì hết, việc chánh vẫn là tinh tấn trì tụng. Kẻ thấy điềm lành chẳng nên chấp vào tướng lành đó. Kẻ không thấy điềm gì cũng đừng sanh lòng tự ti mà tự bảo rằng: "A ! Vậy là ta chẳng có thiện căn, sao ta chẳng thấy Bồ-tát?" Thiện căn có khi sớm kết thành quả, có khi thì muộn. Nếu như có cảm giác thiện căn của mình chưa đến lúc thành thục, thì ta phải tiếp tục bồi đắp, làm thêm nhiều công đức nữa mới được. Người ta nói: "Chưa trồng căn lành, phải trồng căn lành; đã trồng căn lành, khiến nó tăng trưởng; đã tăng trưởng rồi, khiến nó thành thục; đã thành thục rồi, khiến tới giải thoát."

Quý vị lần đầu tới Kim Sơn Thánh Tự, nghiên cứu Phật pháp, tu tập Phật pháp, phải dốc lòng thành học tập, không ngại khổ, không ngại khó. Ở đây trong vòng bảy ngày, nên dũng mãnh tinh tấn, xa lìa vọng tưởng. Nếu lại vừa học tập, vừa nghĩ ngợi lung tung, công phu không thể chuyên nhất được. Tâm không chuyên nhất thì khó lòng sanh cảm ứng. Ðó là một điều, quý vị phải đặc biệt chú ý!

Những lợi ích của công phu trì tụng Ðại-bi Chú, nói ra không thể hết được. Phàm ai đã trì tụng Ðại-bi Chú thì tuyệt đối chẳng bị đọa vào ba đường ác. Nếu bị đọa vào các đường ác đó thì Ngài Quán Thế Âm nguyện chẳng bao giờ thành Phật. Phàm ai ngu si mà trì tụng Ðại-bi Chú, nếu chẳng biến thành kẻ trí huệ, Ngài Quán Thế Âm cũng nguyện chẳng thành Phật. Thần Chú Ðại-bi lại có thể trị tám vạn bốn ngàn loại tật bệnh của thế gian. Ai bị bệnh nan y, cho đến các y sĩ, Tây y hay Ðông y phải bó tay, nhưng nếu thành tâm trì tụng Ðại-bi Chú cũng nhất định chẳng uống thuốc mà được khỏi bệnh. Thần hiệu của Ðại-bi Chú thật không thể nghĩ bàn!

Tại Kim Sơn Thánh Tự có người đã từng được sự ứng nghiệm như vậy. Chữa trị chứng ung thư chẳng phải là chuyện dễ dàng, vậy mà trì tụng Ðại-bi Chú khiến cho bệnh tiêu tan. Thần lực của Chú Ðại-bi thật mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Chỉ cần xem công phu của quý vị trong bảy ngày ra sao, ai thành tâm, người đó sẽ thấy ứng nghiệm, được lợi ích. Ai có bệnh, bệnh sẽ lui. Ai không bệnh, thì trí huệ được khai mở. Cầu chuyện gì được chuyện đó, cho nên Ðại-bi Chú gọi là bất khả tư nghì quảng đại linh cảm, vô ngại đại bi tâm đà-la-ni. Chữ đà-la-ni (Dharani) dịch nghĩa là tổng trì, tổng nhất thiết pháp, trì vô lượng nghĩa, cũng gọi là chú, hoặc gọi là chân ngôn. Tóm lại đó là những chữ mật.

Mật chú gồm có bốn ý nghĩa sau:

Trong bài chú có tên vua các loài quỷ thần, nên phàm tiểu quỷ nghe đến tên này thì không dám làm bậy và phải tôn trọng phép tắc,

Chú được coi như khẩu lệnh trong quân đội, nếu vi phạm ắt sẽ bị trừng trị,

Chú có thể âm thầm tiêu trừ nghiệp tội mà chính mình không hay biết,

Chú là ngôn ngữ bí mật của chư Phật, chỉ có chư Phật mới hiểu được mà thôi.

Quý vị lần này tới tham dự pháp hội Ðại-bi, đều có sẵn căn lành cả, đức hạnh đầy đủ lại được nhân duyên thành thục nên mới tới Chùa Kim Sơn Tự. Hy vọng rằng một khi đã vào tới "bảo sơn" rồi thì không đến nỗi tay không trở về, tất phải được bảo vật để dùng cho mình. Bảo vật gì? Chính là Chú Ðại-bi. Ðại-bi Chú có thể trị bệnh, có thể hàng phục loài ma, có thể khai mở trí huệ, có thể mang lại sự bình an, hay nói cách khác, cầu việc gì được việc ấy, nhất định toại lòng xứng ý.

Kỳ pháp hội Ðại-bi này còn đặc biệt hơn nữa là tại Trung-quốc rất hiếm có khóa tụng Ðại-bi có tính cách kỷ lục, kéo dài cả bẩy ngày luôn như vậy. Tại các nước khác người ta có niệm Chú Ðại-bi trong bẩy ngày không, điều này tôi không biết, nhưng tại Mỹ, tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên. Mong tất cả quý vị hết sức chân thành trì tụng Ðại-bi Chú, công đức vô lượng!

HT Tuyên Hóa giảng ngày 9 tháng 4 năm 1976, tại Kim Sơn Thánh Tự



#2 ThanhNam

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 13 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 10:25

sự linh ứng khi tụng đọc Chú Đại Bi em đã có biết qua ... nhưng những điều trên liệu có phần nào hơi phóng đại lên hay không ?

Thanked by 1 Member:

#3 haiyen.nguyen

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 725 thanks
  • LocationTuổi thơ

Gửi vào 25/08/2013 - 10:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThanhNam, on 25/08/2013 - 10:25, said:

sự linh ứng khi tụng đọc Chú Đại Bi em đã có biết qua ... nhưng những điều trên liệu có phần nào hơi phóng đại lên hay không ?
EM nghĩ rằng có cảm sẽ có ứng anh ạ. Chỉ sợ mình không có đủ lòng tin thôi.

Thanked by 3 Members:

#4 ThanhNam

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 13 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 10:58

umh mình cũng nghỉ vậy,nếu thành tâm ắt sẽ có kết quả ... có điều Chú Đại Bi đọc thế nào nhi?

Thanked by 1 Member:

#5 haiyen.nguyen

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 725 thanks
  • LocationTuổi thơ

Gửi vào 25/08/2013 - 11:20

Anh thử tìm trên google đi ạ. Làm như thế nào các Thầy đã có sự hướng dẫn kỹ càng rồi. E dăm câu, vài chữ sẽ ko nói hết được, vậy nên anh cố gắng tìm nhé.

#6 ThanhNam

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 13 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 11:30

À không ý mình hỏi là đọc như thế nào cho đúng ấy,mình không đọc theo vần điệu như trong video này đc =.=


#7 haiyen.nguyen

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 725 thanks
  • LocationTuổi thơ

Gửi vào 25/08/2013 - 11:34

hì hì, nếu anh không đọc theo được kiểu này thì anh thử tìm kiểu đọc khác đi. Em thấy có nhiều kiểu đọc mà . Tùy duyên vạn biến .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 2 Members:

#8 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 14:01

thế các bạn có biết chú Đại Bi và Chú Chuẩn đề khác nhau như thế nào khôNG?

Thanked by 1 Member:

#9 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 14:15

Chú Đại bi là chân ngôn của Bồ-tát Quán Thế Âm. Trì niệm thần chú này là một trong những pháp môn tu tập phổ biến của hàng Phật tử tại nước ta. Trong các nghi thức tụng niệm cầu an, cầu siêu hay tụng kinh bộ hầu hết nơi phần mở đầu đều có trì niệm thần chú Đại bi.

Đối với sự tu tập hàng ngày của mỗi người, nếu cảm thấy thích thú và dễ dàng với một pháp tu nào (như tọa thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú…) thì đó là dấu hiệu cho thấy mình có nhân duyên với pháp tu đó.

Bạn đã có duyên với thần chú Đại bi thì cứ trì niệm, càng nhiều càng tốt. Sau khi tụng kinh với đạo tràng, về nhà trì thêm chú Đại bi là rất hay. Bất cứ pháp tu nào cũng quy về mục tiêu là làm cho thân, khẩu, ý thanh tịnh. Ba nghiệp thanh tịnh thì tội diệt, phước sanh và thành tựu vô lượng công đức.

#10 ConKienNho

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 46 Bài viết:
  • 171 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 17:41

Các bạn có thiện căn nên hôm nay mới gặp được danh hiệu Chú Đại Bi, các bạn nên trì tụng ở nhà hoặc nơi nào cũng được, chỉ cần thành tâm tụng chú, ít nhất 3 biến hoặc năm biến mỗi ngày, công đức vô lượng. Lời Hòa thượng Tuyên Hóa nói trên là sự thật. HT Tuyên Hóa mỗi ngày trì 108 biến chú Đại Bi suốt ba năm. Cảm ứng của HT rất nhiều một trong số đó là HT dùng chú Đại Bi để chữa bệnh cứu người. Chỉ cần lòng tin, nhất định khi chuyên tâm trì chú, cầu gì cũng được như ý. Các bạn nên ăn chay khi tụng Chú, hoặc có chú gì đó người ăn thịt tụng trước rồi mới tụng chú Đại Bi

Sửa bởi venhatutanh: 26/08/2013 - 17:43


Thanked by 4 Members:

#11 ConKienNho

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 46 Bài viết:
  • 171 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 17:57


HT TUYÊN HÓA KỂ:

Lúc trẻ, vì thất bại trong việc khởi xướng cuộc cách mạng, tôi xuất gia tu hành, rồi đi khắp nơi chữa bịnh cho người. Dầu đã học qua các sách vở về y thuật, nhưng tôi không dùng những kiến thức đó để trị bịnh, mà chỉ dựa trên thần chú Thủ Lăng Nghiêm cùng thần chú Đại Bi. Tôi dùng pháp ấn Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn (bốn mươi hai tay mắt) trong chú Đại Bi và ba mươi hai pháp trong chú Thủ Lăng Nghiêm để hàng phục thiên ma ngoại đạo, cùng dùng định lực để khống chế yêu ma quỶ quái. Trong đời này, tôi đã từng gặp rất nhiều yêu ma quỶ quái biến thành hình người. Nghe lời này, người người đều không tin, vì chưa từng biết đến những việc kỳ quái, lạ lùng. Khi xưa, lúc quân Nhật vừa đầu hàng, chánh phủ Quốc Dân Đảng chưa chánh thức tiếp thu thành phố Nhĩ Hợp Tân và đảng Cộng sản chưa tiếp thu hết vùng Mãn Châu, yêu ma quỶ quái xuất hiện khắp nơi. Khi có chánh phủ, yêu ma quỶ quái lại lẫn tránh, không dám lộng hành. Vào những lúc vô chánh phủ, chúng liền xuất hiện.

Quả Năng vốn họ Lô, là một trong những đệ tử đầu tiên của Ngài. Xưa kia, ông là thợ may, kiếm tiền rất nhiều, nhưng đều cho cô bồ hết để mua thuốc phiện. Sau này, ông biết mình sai lầm, nên quyết định bỏ cô ta, xuất gia tu đạo. Trong mình không có nhiều tiền, nên khi đến vài ngôi chùa cầu xin tạm trú, đều bị từ chối. Hôm nọ, ông đến ở trọ tại một quán ăn. Bà chủ hỏi:

- Thầy của tôi hiện đang ở đây. Ông có muốn gặp mặt không?

Thầy gật đầu đồng ý, bà bèn dẫn ông ta đến bái kiến Ngài. Khi gặp mặt Ngài, ông rất hổ thẹn.

Ngài hỏi:

- Sao con buồn vậy?

Ông đáp:

- Con không có tiền. Thầy vì sao đến đây?

- Thầy đến vì con!

- Bạch Thầy! Sao Thầy lại vì con mà đến?

- Vì Thầy muốn thế độ cho con xuất gia!

Quả Năng kinh ngạc vì ông chưa từng đề cập việc mình muốn đi tu cho ai nghe. Ngài thúc giục ông:

- Thôi đi mau lên, nếu không thì cô bạn gái sẽ đến, kéo con về nhà!

- Bạch Thầy! Con không có y cà sa.

Ngài liền cởi chiếc y cà sa bên ngoài ra cho Quả Năng. Hai người đến chùa Tam Duyên. Nơi đó, Quả Năng phụ trách việc gánh nước nấu cơm. Ngày nọ, Quả Năng tự làm giường bằng gạch ngói. Thấy vậy, Ngài hỏi:

- Ai cho phép con làm giường này?

Quả Năng đáp:

- Bạch Thầy! Không ai cả. Con tự làm lấy.

- Con là ai, sao dám tự tiện làm thế. Mau lấy gạch ra, rồi lên chánh điện quỳ ba cây nhang sám hối.

Lát sau, không thấy Quả Năng quỳ trên chánh điện, nên Ngài hỏi:

- Tại sao con không lên chánh điện quỳ?

Quả Năng đáp:

- Bạch Thầy! Thầy nói thiệt sao?

- Thầy thật xấu hổ. Con không quỳ, đó là lỗi của Thầy. Nếu có đức độ thì đệ tử phải nghe lời dạy, bằng ngược lại mình phải tự quỳ.

Ngài nói xong, liền lên chánh điện quỳ. Quả Năng thấy vậy, liền thưa:

- Bạch Thầy! Đó là lỗi của con. Con sẽ quỳ. Thỉnh Thầy đứng dậy!

Ngài không màng lời nói đó, cứ tiếp tục quỳ. Như thế, cả hai thầy trò đồng quỳ. Từ đó, các đệ tử không ai dám không nghe lời Ngài chỉ dạy.

Sáng nọ, đang trú tại chùa Tam Duyên, Ngài bảo Quả Năng:

- Hôm nay có một đứa bé đến xin xuất gia. Con hãy cho Thầy biết khi nó đến.

Đến trưa, Quả Năng chạy vào phòng, thở hổn hển, thưa:

- Bạch Thầy! Đứa bé mà Thầy nói hồi sáng, nay đã đến rồi.

Ngài bước ra ngoài, thấy một đứa bé trạc tuổi mười một, khuôn mặt bướng bỉnh, quần áo lem luốt, nhưng năm căn đoan chánh, có đức tướng tỳ kheo. Bé vừa thấy Ngài như đã gặp người thân thuộc, nên vui mừng, không thể cầm được nước mắt. Ngài cố ý hỏi thử:

- Con đến đây làm gì?

Bé đáp:

- Con muốn xuất gia.

- Cái gì? Có phải con vì không đủ cơm ăn áo mặc và nhà ở mà đến đây đòi đi tu không?

- Dạ không phải. Con có bịnh kỳ lạ, khiến nằm ngồi không yên, nên rất ưu sầu vì tự biết mình có ma chướng.

- Làm sao con biết?

- Lúc năm tuổi, con chữa bịnh cho người khác được. Khi bịnh nhân đến, con bảo rằng Hãy mau hết bịnh, thì họ liền hết bịnh. Sau này, bỗng dưng con lại bị bịnh kỳ lạ. Vài tháng trước, trong ba đêm liền, con mơ thấy một lão hòa thượng, như vị này (bé chỉ tay đến tượng Phật Di Lặc). Ngài bảo con rằng hãy đến chùa Tam Duyên, cầu xuất gia với pháp sư Độ Luân, thì bịnh sẽ hết. Con đi bộ trên ngàn dặm, liên tiếp trong vài tháng trường, nay mới đến đây. Trên đường, con thường ngủ đêm trên những cánh đồng hoang dã. Đêm nọ, một bầy sói đến vây quanh. Con quát: Chúng bây ăn đạn, thì tự nhiên chúng bỏ đi hết. Hôm nay con thật tâm vì muốn xuất gia nên đến đây.

(Khi ấy, quân Nhật vừa đầu hàng, vùng đông bắc chưa có xe cộ. Trên đường, Quả Tá lượm một trái lựu đạn, đuổi được bầy sói. Đây thật là do chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho em.)

- Xuất gia là việc không dễ dàng. Làm việc mà người khác không thể làm. Thọ nhận những gì người khác không thể thọ.

Nói xong, Ngài tiện tay với lấy một miếng bánh bao trên bàn thờ, bỏ vào miệng nhai, rồi nhả xuống đất và nói:

- Hãy lượm bánh lên mà ăn, rồi sẽ nói chuyện sau.

Lập tức, không nhờm gớm, bé lấy tay bốc bánh lên ăn. Thử xong, Ngài chánh thức nhận em làm chú tiểu Sa Di, và ban cho pháp danh là Quả Tá. Xuất gia xong, bịnh ma chướng của Quả Tá liền hết. Chú dụng công tu hành, chưa đầy nửa năm đắc được thiên nhãn thông cùng tha tâm thông, có thể biết đời quá khứ và đọc được tư tưởng người khác. Mọi người đều gọi chú là Tiểu Thần Thông. Ngày nọ có người hỏi:

- Chú có thần thông. Vậy thầy của chú có thần thông không?

Nghe như thế, chú kiêu ngạo đáp:

- Thực tình không biết Thầy tôi có thần thông hay không nữa!

Ngay lúc ấy, thần thông của chú liền biến mất. Bịnh ma chướng xưa kia lại tái phát chỉ vì lời nói hồ đồ. Ngài vì chú, tận lực hết công phu, cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, nên bịnh ma chướng của chú từ từ tiêu mất. Ngài làm kệ:

Tu đạo như leo lên núi trăm thước

Khi xuống thì dễ trèo lên thì khó

Nếu vượt được qua đầu ngọn tre

Mười phương thế giới liền hiện tiền

Chúng ta sao không luôn cảnh giác.


Vì chữa bịnh cho Quả Tá, nên loài yêu quái ở biển oán giận Ngài. Chúng tìm cách báo thù, bằng cách làm ngập lụt nhiều nơi, khiến nhiều người bị chết. Tàu bè đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, thường bị hải yêu tác quái. Tuy nhiên, nhờ sự cảm ứng và oai thần lực của Bồ Tát Quán Thế Âm, tàu bè ít bị đắm chìm. Ngày nọ, Ngài cùng với các đệ tử đi ngang qua làng Đông Bình, trú tại nhà cư sĩ họ Trịnh, một đệ tử quy y. Tên của làng Đông Bình vốn là Do Lai, vì làng này có một con suối từ lòng núi chảy ra, xoáy mòn bao năm thành vùng đất trũng, bốn bề cao ráo nhưng nước lại đọng ở giữa như miệng giếng. Ngài vừa đến thì đột nhiên trời mưa to, sóng nước chảy cuồn cuộn vào làng như thác đổ. Đồng thời, nước giếng trong thôn cũng vụt chảy ra. Hơn tám trăm căn nhà bị lụt lội, khiến nhiều người bị nguy khốn, nên phải leo lên nóc nhà mà ở. Ngài bảo mọi người trong nhà họ Trịnh đều phải tụng chú Đại Bi. Lạ thay, bên ngoài nhà họ Trịnh, nước dâng cao cả tám tấc. Hàng rào chỉ đóng bằng vài cây cọc nhỏ mà nước chỉ chảy vào nhà khoảng một tấc. Thần chú Đại Bi thật linh nghiệm thông thiên triệt địa. Chẳng bao lâu, mây tan mưa tạnh, nước từ từ hạ xuống. Trong trận lụt đó, hơn mười tám người trong làng bị chết đuối. Nhiều người thấy quái vật bơi lội trong nước.

Trị bịnh giúp người thì gây oán với yêu ma quỶ quái. Thật không phải là chuyện đùa. Ngài cũng từng nói: Lúc trẻ thì không kể. Tu hành đến giai đoạn bị ma chướng thử thách này, mới biết phân lượng cao thấp.


#12 TanHongThuy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 383 Bài viết:
  • 333 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 03/10/2013 - 10:14

Trị bịnh giúp người thì gây oán với yêu ma quỶ quái. Thật không phải là chuyện đùa. Ngài cũng từng nói: Lúc trẻ thì không kể. Tu hành đến giai đoạn bị ma chướng thử thách này, mới biết phân lượng cao thấp.
Câu này hay quá






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |