Jump to content

Advertisements




CÁCH XÁC ĐỊNH QUẺ TIÊN THIÊN


1 reply to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 01:26

Nhà văn Xuân Cang hướng dẫn cách tính mã số các quẻ Thượng và quẻ Hạ từ Tám chữ Hà Lạc, từ đó xác định ra quẻ Thượng và quẻ Hạ, rồi ghép thành quẻ Tiên thiên.

CÁCH XÁC ĐỊNH QUẺ TIÊN THIÊN

III. Cấu trúc quẻ Hà Lạc

A- Lập đề toán


Thực ra, một đề toán Hà Lạc chỉ cần có tám chữ Can Chi phản ánh Năm, Tháng, Ngày, Giờ sinh của một người là đủ. Nhưng theo ý chúng tôi, đối với các bạn mới nhập môn, cần nạp đủ những dữ liệu sau đây thì mới thuận tiện trong việc lập và giải phương trình tiếp theo.

1- Chủ thể:
a- Họ và tên
b- Giới

Toán Hà Lạc chia ra 3 giới người. Giới Quan chức gồm những viên chức trong hệ thống chính quyền, ngày nay gồm cả những người điều khiển các cơ quan doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan dân sự; giới Sĩ gồm những người đang học tập (học sinh, sinh viên), nghiên cứu học thuật, các văn nghệ sĩ, các trí thức nói chung; Người thường, gồm những người còn lại so với hai giới kể trên. Mục “Giới” có thể ghi linh hoạt, cốt để khi dự đoán hình dung chủ thể thuộc giới nào. Dữ liệu “Giới” còn dùng để dự đoán cho chủ thể từng năm.

2- Ngày, Giờ sinh: dương lịch hoặc âm lịch. Mục này yêu cầu ghi dương lịch ra dương lịch, âm lịch ra âm lịch và có đủ 4 yếu tố: Giờ sinh, Ngày sinh, Tháng sinh, Năm sinh. Dữ liệu sử dụng là âm lịch, nhưng nếu không nhớ thì có thể từ dương lịch tra ra âm lịch, bằng các cuốn lịch đáng tin cậy. (Trong sách này là "Lịch và Niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ (0001-2010)" của Lê Thành Lân – sđd.).

3- Các tiết khí:
a- Tiết lệnh tháng sinh: Xem chỉ dẫn cách xác định Can Chi tháng sinh.
b- Tiết lệnh để tính Hóa Công, gồm 2 tiết lệnh, ghi rõ Hóa Công thuộc quẻ gì (xem chỉ dẫn xác định Hóa công).

4- Sinh giờ khí Dương hay giờ khí Âm.
Các giờ khí Dương là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ.
Các giờ khí Âm là: Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

5- Tuổi Dương Âm Nam Nữ.
Nếu Can Chi năm sinh là Dương thì ghi: Dương Nam (nếu chủ thể là Nam) hoặc Dương Nữ (nếu chủ thể là Nữ).
Nếu Can Chi năm sinh là Âm thì ghi tương tự: Âm Nam hoặc Âm Nữ.

6- Mệnh (Nạp âm): Căn cứ Bảng Nạp âm (Bảng 6) trong Phụ lục.
Nạp âm trong Toán Hà Lạc còn gọi là Mệnh, một khái niệm liên kết giữa Can, Chi, Ngũ hành chỉ ra tính cách người, và những nét lớn trong số phận con người rất ứng nghiệm, sử dụng rất đắc lực trong Bảng Năm Mệnh tương ứng với Quẻ (Còn gọi là Ngũ mệnh đặc quái).

7- Nguyên: Là dữ liệu để tính ra quẻ Dịch, trong trường hợp Mã số quẻ là 5. Nguyên là tên gọi tắt của 3 Nguyên, gồm 180 năm nối tiếp nhau. 60 năm đầu là Thượng nguyên, 60 năm giữa là Trung nguyên, 60 năm tiếp theo là Hạ nguyên. Ba nguyên (Tam nguyên) có liên quan đến thế kỷ chúng ta đang sống là:

Thượng nguyên: 1864-1923 (Giáp Tý - Quý Hợi)
Trung nguyên: 1824-1983 (Giáp Tý - Quý Hợi)
Hạ nguyên: 1984-2043 (Giáp Tý - Quý Hợi)

Bạn đối chiếu năm sinh của chủ thể thuộc Nguyên nào, chỉ cần ghi dữ liệu: Trung nguyên (hoặc Hạ nguyên) là đủ.

Sau đây là Mẫu một đề toán Hà Lạc:

Chủ thể: Hoàng Hoa Cúc. Nhà báo. Sinh 18-6-1955 lúc 08 giờ 05 phút tức 28-4- Ất Mùi, giờ Thìn. Các Tiết khí: Đầu hè (Tiết lệnh tháng 4 âm lịch): 06-5-1955. Tua rua (Tiết lệnh tháng 5 âm lịch): 06-6-1955. Giữa xuân: 21-3. Giữa hè: 22-6. Sinh giờ khí Dương. Âm Nữ. Mệnh: Kim (trong cát). Trung Nguyên.

B- Lập phương trình

Gồm các bước toán theo trình tự sau đây:

1-Xác định Can Chi Năm, Tháng, Ngày, Giờ sinh.
Xin xem hướng dẫn ở bài trước.

Ví dụ, Can Chi của chủ thể Hoàng Hoa Cúc tuy ngày sinh 18-6 (28-4 âm lịch) nhưng sinh sau tiết Tua rua, tiết lệnh tháng 5 (06-6-1955) nên tháng sinh phải tính là tháng Năm. Như vậy, năm sinh là Ất Mùi, tháng sinh là Nhâm Ngọ, ngày sinh (theo Lịch) là Canh Tuất, giờ sinh là Canh Thìn. (Chúng tôi sẽ sử dụng ví dụ trên cho đến hết bài toán). Tám chữ Can Chi của Hoàng Hoa Cúc là: Ất Mùi, Nhâm Ngọ, Canh Tuất, Canh Thìn.

2- Đổi Can Chi thành mã số Can Chi.
Thuật toán Hà Lạc sáng tạo ra một hệ thống các mã số của Can Chi. Các mã số của Thiên Can bắt nguồn từ Lạc Thư. Các mã số Địa Chi bắt nguồn từ Hà Đồ. Bắt đầu từ đây, Tám chữ Can Chi biến đổi thành Tám chữ Hà Lạc. Bảng các mã số như sau:

Bảng Mã số Can (tương ứng các số trong Lạc Thư)
Can…………..Mã số Can
Giáp……………….6…………
Ất……..……………2…………
Bính….……………8…………
Đinh….……………7…………
Mậu…….………….1…………
Kỷ……….….……..9…………
Canh……...…….3…………
Tân……….……….4…………
Nhâm…………….6…………
Quý……………….2…………

Bảng Mã số Chi (tương ứng các số trong Hà Đồ)
Chi……… ….Mã số Chi
Hợi……………….1-6
Tý………………..1-6
Tỵ………………..2-7
Ngọ………………2-7
Dần………………3-8
Mão………………3-8
Thân…………….4-9
Dậu…………..…4-9
Thìn……………..5-10
Tuất……………..5-10
Sửu……………..5-10
Mùi……………...5-10

Đổi Can Chi ra các “Mã số Can Chi” theo các bước như sau:

Căn cứ hai bảng Mã số nói trên, liệt kê các mã số tương ứng với tám chữ Can Chi: Theo ví dụ trên, ta sẽ có Ất: 2, Mùi: 5-10, Nhâm: 6, Ngọ: 2-7, Canh: 3, Tuất: 5-10, Canh: 3, Thìn: 5-10.

Sắp xếp các số trên thành hệ số chẵn, lẻ. Ta sẽ có các số chẵn: 2, 10, 6, 2, 10, 10. Các số lẻ: 5, 7, 3, 5, 3, 5. Kiểm tra: Xem lại cho đủ 12 con số.

3- Tính Trị số Âm Dương.
Trị số Âm Dương là hai con số quy tụ của Tám chữ Hà Lạc mở đầu cho toàn bộ hành lang số mệnh của một đời người. Từ đây mà tìm ra Cấu trúc Hà Lạc của mỗi chủ thể. Bản thân trị số này đã có vai trò trong dự đoán.

Quy tắc:
3a- Đối với người Nam tuổi Dương (Năm sinh có Can Chi Dương), gọi tắt là Dương Nam, Nữ tuổi Âm (Năm sinh có Can Chi âm), gọi tắt là Âm Nữ: Xếp hệ số lẻ, còn gọi số Dương, ở hàng trên; hệ số chẵn, còn gọi số Âm, ở hàng dưới. Ký hiệu: Dương/Âm.

3b- Đối với người Âm Nam, Dương Nữ: Xếp hệ số Âm ở hàng trên, hệ số Dương ở hàng dưới. Ký hiệu: Âm/ Dương.

3c- Lần lượt cộng các hằng số Âm, Dương, ta sẽ có hai Trị số Âm, Dương quan trọng.

Trong ví dụ trên, Trị số Âm, Dương của Hoàng Hoa Cúc như sau: Âm nữ, Dương/Âm.

Số Dương: 5 + 7 + 3 + 5 + 3 + 5 = 28

Số Âm: 2 + 10 + 6 + 2 + 10 + 10 = 40

4- Tìm Mã số quẻ và xác định Quẻ Tiên Thiên.
Mã số quẻ là mã số của một trong 8 quẻ Dịch đơn.

Mã số ……....….Quẻ Dịch đơn
…….1………………..……Khảm
.……2……………………..Khôn
…….3……………………..Chấn
…….4……………………..Tốn
..….6……………………..Càn
….…7………………………Đoài
….…8………………………Cấn
.…..9….……………………Ly

Nhận xét 1: Không có mã số 5.
Nhận xét 2: Mã số quẻ Dịch đơn tương ứng với Mã số Can.

Quy tắc:
4a- Xử lý Trị số Âm (hoặc Dương) ở hàng trên trước, kết quả sẽ cho ta Mã số của quẻ Thượng (tức quẻ Ngoại) trong quẻ kép 6 hào.

4b- Cách xử lý như sau: Nếu đó là trị số Dương lớn hơn 25, thì thực hiện mô-đuyn-lơ 25 (có nghĩa là trừ 25, trừ một lần) ký hiệu là M25. Nếu đó là trị số Âm lớn hơn 30, thì thực hiện mô-đuyn-lơ 30 (có nghĩa là trừ 30, trừ một lần) ký hiệu là M30. (Module: số đo chuẩn, thuật ngữ toán học, phiên âm Việt là mô-đuyn-lơ).

4c- Kết quả mô-đuyn-lơ tiếp tục xử lý như sau:

4c1- Nếu đó là con số dưới 10, thì đó chính là Mã số quẻ Thượng.

4c2- Nếu đó là 10 hoặc bội số của 10, thì bỏ số không, giữ lại con số hàng chục, tức con số không phải số không. Ví dụ 10 lấy 1, 20 lấy 2, 30 lấy 3.

4c3- Nếu đó là con số trên hàng chục, thì bỏ số hàng chục, giữ lại số lẻ. Ví dụ, 17 bỏ 10 lấy 7; 22 bỏ 20 lấy 2; 36 bỏ 30 lấy 6.

4c4- Nếu trị số dương từ 10 đến 25, thì không phải trừ 25, mà xử lý như các trường hợp c2, c3 trên đây. Cũng như vậy, nếu trị số âm từ 10 đến 30, thì không phải trừ 30, mà xử lý như các trường hợp c2, c3.

4c5- Riêng hai số dương 25 và âm 30 xử lý như sau: số dương 25 bỏ 2 lấy 5 (như trường hợp c3); số âm 30 bỏ 0 lấy 3 (như trường hợp c2).

Những con số giữ lại (tất cả đều dưới 10) chính là mã số quẻ Thượng. Bạn chỉ việc đối chiếu với bảng Mã số 8 quẻ là tìm ra tên quẻ Thượng.

Ghi chú:
Về công thức Tìm mã số 8 quẻ, giáo sư Hoàng Tuấn, tác giả cuốn "Kinh Dịch và Hệ nhị phân" (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002) có ý kiến nên thống nhất cách tìm mã số quẻ là trừ đi số 9 hoặc bội số của 9 (trang 555 sách trên), nhưng chúng tôi qua trắc nghiệm, thấy cách tìm mã số quẻ theo hướng dẫn của nhà nghiên cứu lâu năm Học Năng – trong sách này, các điểm 4c1, 4c2, 4c3, 4c4 trên đây - vẫn thấy ứng nghiệm hơn so với thực tế. Có thể là cổ nhân đã dùng Chu kỳ 60 của Can Chi và các ước số của 60 (2, 5, 6, 10, 12, xem tiết 1 Khái quát về lịch Can Chi Chương I Phần Một sách này) để xử lý các mã số Hà Lạc. Mong bạn đọc cho ý kiến thêm.

4c6- Riêng đối với số 5, sẽ xử lý theo Luật Tam nguyên dưới đây.

Nếu chủ thể sinh vào Thượng nguyên, thì không kể tuổi Âm hay Dương, cứ Nam là quẻ Cấn, nữ là Khôn.
Sinh vào Hạ nguyên, không kể tuổi Âm Dương, Nam là Ly, Nữ là Đoài.
Sinh vào Trung nguyên: Dương Nam, Âm Nữ là Cấn; Dương Nữ, Âm Nam là Khôn.

4d- Tiếp tục xử lý trị số Âm (hoặc Dương) ở hàng dưới, theo cách như trên, kết quả sẽ cho ta mã số quẻ Hạ (tức quẻ Nội), đối chiếu với bảng Mã số quẻ, tìm ra tên quẻ Hạ.

4đ- Sắp xếp hai quẻ Ngoại (Thượng) và Nội (Hạ), ta sẽ được quẻ Kép. Quẻ đó trong cấu trúc toán Hà Lạc gọi là Quẻ Tiên Thiên, thuộc tiền vận của đời người.

Ví dụ, đối với chủ thể Hoàng Hoa Cúc: Âm Nữ: Dương/ Âm

Trị số Dương: 5+7+3+5+3+5= 28 Modulo 25 = 3. Mã số Quẻ: 3: Chấn (Lôi)

Trị số Âm: 2+10+6+2+10+10= 40 Modulo 30 = 10 Mã số Quẻ: 1: Khảm (Thủy)

Đối chiếu với bảng sắp xếp 64 quẻ kép (Bảng 9 – Phụ lục) ta sẽ thấy Chấn (Lôi – quẻ Thượng) ghép với Khảm (Thủy – quẻ Hạ) thành quẻ Lôi Thủy Giải. (Lôi là Sấm, tượng của quẻ Chấn; Thủy là Nước, tượng của quẻ Khảm; Giải là ý nghĩa quẻ).

Vậy, quẻ Tiên thiên là Lôi Thủy Giải.

........ Xuân Cang


Thanked by 3 Members:

#2 appsmart

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 2 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 11/06/2016 - 20:50

, cái này có ý nghĩa nhiều thế,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thật đó


Sửa bởi appsmart: 11/06/2016 - 21:05







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |