maphuong không phải quảng bá cho quyển sách này nhưng phần giới thiệu này của tác giả có nhắc đến nhân vật có mặt tại TVLS.
-------------------------------------------------------------------------
Cuốn sách Tám chữ Hà Lạc và Quỹ đạo đời người (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2000, tái bản năm 2004) đã được bạn đọc hoan nghênh.
Bên cạnh các phép toán Dự đoán học của phương Đông như Tử Vi, Tứ Trụ, Bốc Phệ, bạn đọc bắt đầu làm quen với Tám chữ Hà Lạc và tìm thấy ở đây một môn toán có khả năng kỳ diệu vạch ra và dự báo những bước đường đời của một con người và chỉ dẫn cho con người những cách xử thế tối ưu để thành đạt, hoặc ít ra biết chủ động trước những gian truân, những hiểm họa không tránh được trên một quỹ đạo đời người. Một thành tựu của nền văn hóa phương Đông mà nhiều người chúng ta còn chưa biết tới.
Tám chữ Hà Lạc, còn gọi Bát Tự Hà Lạc, là một thuật toán mà đề toán ra chỉ gồm có tám chữ, tính theo lịch Can Chi, của một con người cụ thể (gọi là chủ thể), cuối cùng cho lời giải về toàn bộ quỹ đạo cuộc đời của người đó, ở từng chặng đường đời, cho tới năm, tháng, ngày, giờ.
Thuật toán này dựa trên cơ sở những mã số Hà Lạc và 64 quẻ Kinh Dịch.
Số Hà Lạc là hai hệ thống số học phản ánh những quy luật của Trời và Đất giao hội với quy luật sự sống Con Người.
Hệ thống số Hà, còn gọi Hà Đồ, do được sắp xếp thành biểu đồ và các ký hiệu biểu diễn, tương truyền là của vua Phục Hy (4477-4363 trước Công nguyên) phát minh trong khi nghiên cứu trên sông Hoàng Hà.
Hệ thống số Lạc, còn gọi Lạc Thư, do được truyền lại bằng biểu đồ và các ký hiệu cùng ngôn ngữ cổ, tương truyền là của vua Hạ Vũ (2205-1766 trước Công nguyên) phát minh trong khi trị thủy trên sông Lạc.
Kinh Dịch là học thuyết về sự biến đổi của vũ trụ và cuộc sống con người. (Kinh là “văn sách”. Dịch là “dịch chuyển, biến đổi”). Hệ thống 64 quẻ Kinh Dịch khởi đầu do Phục Hy sáng tạo, 1.000 năm sau được Chu Văn Vương, trong khi bị giam ở ngục Dữu Lý, bổ sung phát triển và hoàn chỉnh, truyền lại cho đến nay. Vì vậy, Kinh Dịch còn được gọi là Chu Dịch. Hệ thống sắp xếp 64 quẻ của Phục Hy phản ánh sự vận động của Trời Đất. Hệ thống của Chu Văn Vương phản ánh sự vận động trên vào sự sống con người, kèm thêm lời bình cho từng quẻ. Con thứ của Chu Văn Vương tên là Chu Công Đán bổ sung thêm lời cho từng hào (hào là một vạch âm, dương trong một quẻ), tổng cộng có 64 quẻ x 6 hào = 384 hào phản ánh 384 tình huống tiêu biểu trong các thời của con người. Ngày nay, người ta gọi những lời quẻ, lời hào ấy là những lời của thánh nhân. Thoạt nghe thấy nó âm u, chất phác, huyền bí, nhưng đào sâu thì tính khái quát bao hàm cả vũ trụ và nhân thế.
Có một sự may mắn cho loài người là toàn bộ di sản nói trên còn nguyên vẹn cho đến nay - thời Tần Thuỷ Hoàng đã đốt toàn bộ sách, chỉ còn để lại bộ Kinh Dịch đó - chỉ vì nó được coi là sách Thánh. Cả nghìn năm sau, hàng trăm pho sách của các học giả đã ra công tìm hiểu, luận giải các hình tượng và chữ nghĩa của thánh nhân để lại. Cho đến nay, đến lượt các học giả phương Tây tiếp tục thay nhau khám phá, càng khám phá càng kinh ngạc về khả năng tiếp cận với bản chất của vũ trụ của người xưa.
Thuật toán Tám chữ Hà Lạc nguyên gốc lấy ở sách Hà Lạc Lý Số của tổ sư Trần Đoàn, tức Trần Hy Di tiên sinh, đời nhà Tống, được nhà nghiên cứu Học Năng ở nước ta lần đầu tiên biên soạn, phát hành tại Sài Gòn năm 1974.
Thuật toán bao gồm hai bước.
Bước một: áp dụng các công thức tính toán từ các mã số Can Chi của Năm, Tháng, Ngày, Giờ sinh, tìm ra mã số quẻ. Từ mã số này, tìm ra quẻ Kinh Dịch, phản ánh đường nét cơ bản của quỹ đạo đời người, đồng thời là Tiền vận của đời người, gọi là quẻ Tiên thiên. Từ quẻ Tiên thiên, căn cứ giờ sinh, tìm ra hào bản mệnh, gọi là hào Nguyên đường, phản ánh tính cách chủ đạo và hành lang vận mệnh của con người. Từ quẻ Tiên thiên và hào Nguyên đường, tìm ra quẻ Hậu thiên đồng thời là Hậu vận. Từ hai quẻ Tiên thiên và Hậu thiên, tìm ra hai quẻ Hỗ (trong nhóm từ hỗ trợ) phản ánh bổ sung cho hai quẻ nói trên, gọi là Hỗ Tiên thiên và Hỗ Hậu thiên. Từ các quẻ này, tìm ra các Đại vận của cả đời người, gồm hai loại Đại vận: 9 năm và 6 năm. Mỗi hào của quẻ Tiên thiên, hoặc Hậu thiên đại diện cho một Đại vận. Hào Nguyên đường Tiên Thiên là hào mở đầu cho Đại vận số 1, bắt đầu từ năm chủ thể lên 1 tuổi. Người ta xem Tượng và Lời hào để biết Thánh nhân đã “cho ý kiến thế nào” về Đại vận đó. Từ các Đại vận này, tìm ra Tiểu vận của từng năm. Mỗi Tiểu vận là một quẻ trong số 64 quẻ Kinh Dịch. Có thể một lần áp dụng công thức của thuật toán Hà Lạc tìm ra tất cả các quẻ, ứng với các năm của đời người, mỗi năm một quẻ (gọi là quẻ Năm). Lại từ quẻ Năm, tìm ra các quẻ Tháng. Từ các quẻ Tháng, tìm ra các quẻ Tuần Hà Lạc. Từ các quẻ Tuần, tìm ra các hào, ứng với từng ngày của đời người, cho ta biết trong ngày hôm đó, diễn biến chính của đời ta có nội dung gì, xấu tốt ra sao.
Trong sách này còn hướng dẫn cách tìm quẻ Hỗ Nhân-Quả, do Cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương khám phá và cho phép tôi công bố. Nhờ quẻ này mà ta có thể biết thêm, ngoài các quẻ Tiên thiên, Hậu thiên, các quẻ Năm, Tháng của đời ta là những diễn biến chính, là cái Nhân, còn cái Quả ẩn chứa trong đó là gì, biết (nguyên) nhân còn biết (kết) quả nữa, có khi nhân tốt mà quả xấu, hoặc ngược lại, nhờ vậy thông tin biết trước về cuộc đời càng thêm phong phú.
Sang bước hai: căn cứ vào Tượng và Lời của quẻ và hào, vận dụng lý luận và kinh nghiệm, làm Lời Giải, tìm ra những nét lớn của Quỹ đạo đời người, tìm ra sự chuyển dịch giữa Tiền vận và Hậu vận, tìm ra sự chuyển dịch của các chặng đường đời, cuối cùng, tìm ra lời giải về các tiểu vận cho từng Năm, cho đến từng Tháng và Ngày (còn có thể tìm ra đến từng Giờ, nhưng trong sách này chúng tôi dừng lại ở Hà Lạc Ngày).
Tìm lời giải cho các Tiểu vận đã diễn ra trong quá khứ là để đối chiếu với thực tế xem việc ghi chép năm, tháng, ngày, giờ sinh có đúng với sự thật không, hoặc việc tính toán có nhầm lẫn không. Một khi các dự đoán về quá khứ đã đúng với thực tế, thì có thể yên tâm tin vào các dự đoán cho những thời vận tương lai, và lắng nghe ý kiến của Thánh nhân, tự tìm lời giải về phép ứng xử tối ưu trong cuộc sống, và đây mới chính là đáp số cuối cùng của Thuật toán.
Tôi quan tâm đến thuật toán này, thoạt tiên chỉ là tò mò. Nhưng sau khi làm thử khoảng một trăm bài toán cho bản thân, gia đình và bạn bè, thì tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về khả năng ứng nghiệm kỳ diệu của nó. Sự ứng nghiệm đến mức nó có thể cho ta biết, ví dụ như trong địa hạt văn chương, tại sao nhà văn này lại nhậy cảm và có cảm xúc sâu sắc về các hiện tượng Đất, Nước, Cây rừng; một nhà văn khác lại luôn luôn có liên tưởng về Mây, Sấm, Giông bão... Và từ những tín hiệu đó, chúng ta có thể phác thảo chân dung văn học của một nhà văn chỉ bằng các quẻ Kinh Dịch và cho ta biết thiên mệnh văn chương của nhà văn đó là gì, mối quan hệ giữa đời riêng và sự nghiệp văn chương, thiên hướng văn chương, thời điểm tối ưu trong sáng tạo...
Trong các địa hạt khác như Công nghệ, Thương mại và mọi giới Người đều có thể biết về các thời vận thăng trầm, thái bĩ, phát triển hay bế tắc, hanh thông hay rủi ro của mỗi cá nhân và được khuyến cáo có thể làm gì để giành lấy sự tối ưu của Con Người trong quy luật chung của Trời Đất.
Tại sao Tám chữ Hà Lạc ứng nghiệm lạ lùng đến như thế?
Còn nhiều điều huyền bí chưa làm sáng tỏ được.
Chỉ biết rằng, trong thuật toán này có những đòi hỏi rất nghiêm như sau: Các yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh phải đúng, trong đó, phải tuân theo đúng tiêu chí về thời tiết. Ví dụ, tháng Tư của Hà Lạc phải là thời điểm sau tiết Đầu hè (Lập hạ), người nào sinh đầu tháng Tư chưa có ngày Đầu hè, thì phải lấy Can Chi tháng sinh là tháng Ba. Cũng như thế, một năm chỉ bắt đầu sau giờ Đầu xuân (Lập xuân), giờ đó dùng để tính năm sinh, chứ không phải giờ giao thừa.
Giờ sinh, như trình bày trên kia, tác động trực tiếp đến tính cách con người, bởi đó là thời điểm con người tiếp cận với Trời Đất, với khí tiết, ánh sáng, không gian, không khí... tất cả những yếu tố đó xâm nhập mạnh mẽ vào cơ thể con người, tạo nên thể chất người, khí chất người, tính cách người và những tính chất này sẽ đi với con người và chi phối con người đến tận cùng cuộc đời. Hà Lạc đã sử dụng giờ sinh để tính hào Nguyên đường, tức hào bản mệnh, hào này nói lên tính cách con người, và bắt đầu từ hào này mà tính các Đại vận cũng như Tiểu vận của con người. Đấy là những điều chúng ta có thể hiểu được và thấy rằng, như vậy là hợp lý.
Những năm gần đây, một nhà khoa học - Bác sĩ Máctin Scrônbơgiơ - đã phát hiện một khả năng mới: Các quẻ Kinh Dịch chính là mã của 20 a-xít a-min, mã di truyền của con người, mà khoa học đã biết được cho đến nay. Ông đã sắp xếp thành một bảng mã 20 a-xít a-min bằng 64 quẻ Kinh Dịch một cách tài tình.
Kế thừa phát kiến trên, Cố Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004), sử dụng Học thuyết Y dịch Lục khí làm cầu nối đã chứng minh rằng thuật toán Tám chữ Hà Lạc chính là một phương pháp đơn giản để biết được mã của a-xít a-min chủ đạo trong mỗi con người, đồng thời cho thấy sự dịch chuyển a-xít a-min đó trong từng năm. Tôi trong khi làm các bài toán Hà Lạc cho các cặp cha con, mẹ con, anh em, chị em ruột, cũng thấy có dấu vết di truyền học thể hiện trong các cấu trúc Hà Lạc của từng người. Đây mới là một giả thuyết, nhưng những gì dẫn đến giả thuyết đó cùng những ứng nghiệm trong đời sống thực tế, đã khiến ta kỳ vọng biết bao về khả năng huyền diệu của các quẻ Kinh Dịch, mà có lẽ, người xưa, khi khám phá ra chúng, cũng không tính trước được.
Thuật toán Hà Lạc có khả năng cao siêu, mà sở dĩ không được phổ biến ở nước ta, đơn giản chỉ vì trong nhiều năm qua, Kinh Dịch chưa có điều kiện phổ biến rộng rãi. 64 quẻ Dịch và các triết lý, các hình thức biểu hiện và cơ chế vận hành của chúng còn là một điều xa lạ với công chúng, mặt khác, còn bị những hình thức mê tín làm cho bị xuyên tạc. Nay trong thời kỳ Đổi mới, nhiều loại sách về khoa học Phương Đông, trong đó rất nhiều sách Kinh Dịch đã được giới thiệu với bạn đọc. Một bộ phận lớn công chúng đã làm quen với các quẻ Dịch và suy ngẫm về nội dung triết học, cũng như khả năng Dự đoán học của chúng.
Tôi không có tham vọng biên soạn một cuốn sách đầy đủ về Thuật toán này. Đây chỉ là những bài giảng thực hành tại một Câu lạc bộ nghiên cứu về Kinh Dịch. Do vậy, tôi xin phép lướt qua những yếu tố lịch sử, căn nguyên, mối quan hệ, ý nghĩa khoa học của các chi tiết, các công thức của thuật toán. Tôi coi cuốn sách này như một chiếc ăng-ten giương lên để tìm đến các chuyên gia Hà Lạc đang tản mát trên đất nước.
Quả nhiên, khi sách phát hành và tái bản, tôi nhận được nhiều bạn đọc góp cho rất nhiều ý kiến để đi đến những sửa đổi, bổ sung trong lần tái bản trước và đặc biệt trong ấn bản của NXB Văn học này, qua bốn năm trắc nghiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Đặc biệt trong sách này có những sửa đổi, bổ sung quan trọng từ những nguồn sau đây: Cố Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004) đã phát kiến ra công thức tìm quẻ Hỗ Nhân Quả, giao cho tôi làm trắc nghiệm và có kết quả. Giáo sư Hoàng Tuấn trong tác phẩm Kinh Dịch và Hệ Nhị phân có phần trình bày về Hà Lạc, giúp chúng tôi tự tin hơn và giúp cho cách biểu diễn cấu trúc Hà Lạc bằng hệ số nhị phân, thay thế cho cách biểu diễn bằng vạch đứt và vạch liền. Bạn Nghiêm Văn Tân (Hà Nội) phát hiện có sai lầm và giúp sửa chữa công thức tìm vận Năm đối với các Đại vận hào dương. Trong lần tái bản trước, nhà sư Thích Quảng Hiền (TP. Hồ Chí Minh) cung cấp cho cách tính Tiểu vận Tháng và Ngày, trích dẫn trong sách Hà Lạc lý số của Trần Hy Di – ông tổ Hà Lạc - sau đó nhà nghiên cứu Nguyễn Tu Tri, Lê Gia giúp thẩm định phần trình bày công thức này.
Sau đó đến lượt nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Phi lại góp ý bổ sung công thức tính vận tháng, vận ngày (do một chuyên gia Hà Lạc còn ẩn danh truyền thụ) qua trắc nghiệm, thấy ứng nghiệm kỳ diệu hơn so với sách tái bản năm 2004 và cho phép chúng tôi công bố trong lần tái bản này. Nhà nghiên cứu Đinh Văn Tân qua mạng máy tính, góp ý bổ sung công thức tìm quẻ Hậu thiên đối với ba quẻ Thuần Khảm, Thủy Lôi Truân, Thủy Sơn Kiển trong trường hợp hào nguyên đường là hào 5 và hào 6. Nhà Lịch học Lê Thành Lân qua cuốn sách Lịch và Niên biểu lịch sử 20 thế kỷ giúp sửa đổi cách tính Tiết lệnh theo dương lịch và Việt hóa tên gọi các Tiết lệnh. Ngoài ra, chúng tôi gia công biên soạn lại phần trình bày 64 quẻ và 384 hào, bổ sung cách biểu diễn các quẻ Dịch, cách diễn tả các khái niệm của người xưa, nhằm giúp bạn đọc trẻ thời nay dễ dàng tiếp cận với văn bản xưa, nhất là trong ứng dụng vào đời sống hiện nay. Bổ sung phần minh họa thơ của người xưa qua bản dịch của Học Năng, bản thân những câu thơ này có tính dự đoán rất cao.
Khám phá bao giờ cũng là một công trình sáng tạo, tiếp nối, giao lưu, mở rộng bao gồm nhiều thế hệ người, và không bao giờ dừng lại. Đặc biệt đối với các công trình khám phá nền văn hóa phương Đông, văn hóa Việt.
Khác với lần xuất bản và tái bản trước, cuốn sách này, bạn đang cầm trong tay, ngoài những đổi mới trong phần trình bày công thức thuật toán và nội dung giải đoán, còn soi ngọn đèn văn hóa phương Đông, thử khám phá một phương pháp phê bình văn học, phác thảo 32 chân dung nhà văn dưới ánh sáng Kinh Dịch.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cố Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đã cung cấp cho những tư liệu gốc ở nước ta về môn toán này, xin cảm ơn các nhà Dịch học Việt Nam và nước ngoài có tên tuổi nêu trong sách.
…………Xuân Cang
…………26.01.2009
0
KHÁM PHÁ MỘT TIA SÁNG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Viết bởi maphuong, 20/08/13 09:11
5 replies to this topic
#1
Gửi vào 20/08/2013 - 09:11
Thanked by 8 Members:
|
|
#2
Gửi vào 20/08/2013 - 10:20
cách sách đã bị ebook. mọi người tìm đọc để hiểu thêm về công thức tìm quẻ hậu thiên của bác Đinh Văn Tân.
#3
Gửi vào 15/02/2014 - 22:06
nhà cháu có sách này,
Đã từng thử lấy quẻ nhưng chưa có điều kiện nghiệm. lâu ngày đã quyên nay thấy bác Maphuong viết đưa tựa lên. lại có bác tên Đinh Văn Tân.
Không bit nhà văn Xuân Cang có nghiên cứu sâu huyền môn ko?
Đã từng thử lấy quẻ nhưng chưa có điều kiện nghiệm. lâu ngày đã quyên nay thấy bác Maphuong viết đưa tựa lên. lại có bác tên Đinh Văn Tân.
Không bit nhà văn Xuân Cang có nghiên cứu sâu huyền môn ko?
#4
Gửi vào 10/10/2015 - 23:00
xin cho link ebook với ạ
#5
Gửi vào 11/10/2015 - 04:01
KimCa, on 20/08/2013 - 10:20, said:
cách sách đã bị ebook. mọi người tìm đọc để hiểu thêm về công thức tìm quẻ hậu thiên của bác Đinh Văn Tân.
Cám ơn . Không phải là tìm quẻ Hậu thiên . Hình như trong mấy lần tái bản Tác giả có đề cập đến tên tôi trong 3 quẻ biến bất đồng của BTHL . Thật ra Đinh văn Tân không phải là tên tôi mà là Lê thứ Chi , đó là tên chữ . Trước tên chữ có tên hiệu là Dương đình . Dương đình là Cồn dương, một làng nổi tiếng có đến 2 website, 1 website của làng và 1 website của Huyện có làng này .
Thanked by 6 Members:
|
|
#6
Gửi vào 07/09/2022 - 00:04
Cho mình hỏi có bạn nào còn giữ cuốn này không ạ?
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Xem Tử Vi - huyền "Học" - vọc phương pháp |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
||
Biểu Tượng Âm Dương trong Mệnh Học Đông Phương |
Giải Trí | SongHongHa |
|
||
Cho cháu hỏi việc sắp xếp phương vị các vật trong 1 cục Kỳ Môn so với bùa chú thế nào ạ? |
Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | xamxixixo |
|
||
Trích sách: Các Phương Pháp Tính Vượng Độ Ngũ Hành |
Tử Bình | ThienKhanh |
|
||
Túc Kê Linh Quái (Phương pháp coi giò gà bí truyền) - Hồ Quang |
Tủ Sách | administrator |
|
||
Cổ vật lưu lạc phương Trời xa |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Tre |
|
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |