Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#1 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:10

Các vị đồng tu quyết định phải ghi nhớ, chân thật muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì hưởng thụ danh vọng lợi dưỡng năm dục sáu trần của thế gian này như tài, sắc, danh, thực, thuỳ phải đoạn dứt từ nơi tâm địa của chính mình. Trong tâm của bạn vẫn còn những thứ này tồn tại thì chính là chướng ngại của bạn vãng sanh. Người niệm Phật nhiều, người vãng sanh thì ít, nguyên nhân chính ngay chỗ này. (Tịnh Không Lão Pháp Sư)

Thanked by 1 Member:

#2 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:10

Ngày nay chúng ta tu học, không luận tại gia xuất gia, nghiên giáo học kinh, niệm Phật dụng công, kém khuyết chính là chân thành cung kính. Tâm thành của chúng ta không đủ, cung kính của chúng ta không đủ, cho nên công phu niệm Phật không có lực. Ở Phật đường chúng ta nhìn thấy tượng Phật không hề xem tượng Phật là Phật thật, đây chính là không đủ thành kính. Người chân thật đầy đủ thành kính nhìn thấy tượng Phật giống như thấy Phật thật vậy, lễ kính thừa sự cúng dường.

Thanked by 1 Member:

#3 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:11

Có người không dùng tràng hạt, dùng tâm để đếm số cũng là biện pháp tốt, đây đều là xem thuận tiện của mỗi người. Dùng tràng hạt thì có lợi ích rất lớn. Không phải chúng ta niệm một câu Phật hiệu là lần một hạt, như vậy nhiếp tâm tương đối khó. Niệm bằng cách nào? Niệm ba danh hiệu thì lần một hạt thì dễ dàng nhiếp tâm, không phải niệm một câu Phật hiệu thì lần một hạt, mà niệm ba danh hiệu thì lần một hạt. Niệm được rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Không phải niệm A Di Đà Phật một, A Di Đà Phật hai, A Di Đà Phật ba, vậy thì sai rồi, trong đó liền có xen tạp. Số tự rất rõ ràng, đếm số niệm thì không. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, rất rõ ràng, ba danh hiệu lần một hạt, dễ dàng nhiếp tâm. Hiện tại rất nhiều đồng tu niệm Phật tâm này vẫn không thể nhiếp, tâm vẫn là tán loạn thì nên dùng cái phương pháp này

#4 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:12

Đồng tu tại gia chúng ta ăn cơm ở nhà ăn bên ngoài, trên tay đeo vòng chuỗi hạt để người ta xem thấy, có những lúc vòng chuỗi cũng nên đeo vào cổ. Người ta nói, người ta gia không nên đeo vòng chuỗi cổ. Tôi liền hỏi họ, người tại gia không thể đeo vòng chuỗi cổ là nói ở trong bộ kinh nào vậy, tìm ra cho tôi xem? Trên kinh không có mà. Trên kinh không có vậy thì người tại gia vì sao không thể đeo vòng chuỗi? Đeo chuỗi hạt không biết độ bao nhiêu người, người ta vừa nhìn thấy bạn đeo chuỗi hạt liền biết được đó là A Di Đà Phật, bạn có biết không? Trong A Lại Da Thức của họ ấn tượng A Di Đà Phật ghi lại được sâu hơn. Đây là độ chúng sanh. (Trích kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, đĩa 100)

Thanked by 1 Member:

#5 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:14

Nhà Phật thường nói: “Một hạt gạo thí chủ, nặng như núi tu di, đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng để trả”. Người ta cúng dường tôi, tôi đều cúng dường cho các vị, nếu tôi không liễu đạo thì các vị mọi người thay tôi trả, cho nên lập tức liền chuyển tặng cho người khác. Các vị cúng dường tiền cho tôi, ngay đến xem tôi cũng không xem, toàn bộ đem đi tặng cho thôn Di Đà. Chứng nhận của thôn Di Đà cho tôi đến hiện tại có thể đem đóng thành một quyển sách, một đống to. Vì vậy cần phải biết, phước báo chuyển tặng cho tất cả chúng sanh thì cái phước báo này là không có cùng tận, càng tích lũy càng nhiều, càng nhiều càng bố thí, cái phước này sẽ hưởng không cùng tận. Thế nhưng chính mình phải khắc khổ, quyết định không được lãng phí, dư ra thì nhất định cúng dường người thiếu kém, đây chính là “thay chúng sanh khổ cúng dường”. (trích kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, đĩa 80)

Thanked by 1 Member:

#6 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:15

Thời đại Vĩnh Minh Diên Thọ người tham thiền rất nhiều, Ngài thấy được rất rõ ràng là không thể có thành tựu, cho nên đề xướng Thiền Tịnh song tu: “Có Thiền có Tịnh, như hổ mọc thêm sừng”. Cái ý này là nói gì vậy? Xem thấy bạn tu thiền không thể có thành tựu, nếu bạn thêm phần Tịnh Độ này thì có thành tựu. Không phải Ngài khích lệ chúng ta Thiền Tịnh song tu, mà Ngài đối với người tu Thiền mà nói. Người tiên nhập vi chủ, có vấn đề thể diện, không thể buông bỏ được, cho nên tổ sư dùng phương pháp phương tiện khéo léo này, bạn thêm vào Tịnh Độ thì tốt hơn, họ liền sẽ tiếp nhận, cũng đã đủ thể diện, cũng có thể xuống được đài. (Trích kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, đĩa 83

#7 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:16

Tại sao chúng ta lại biến thành phàm phu vậy? Phật thường nói do tập khí phiền não của chúng ta quá nặng. Hiện tượng của tập khí phiền não là gì? Là không thể chung sống với người khác, đây là hình ảnh của tập khí phiền não. Tại sao Phật Bồ Tát có thể chung sống hòa mục với tất cả chúng sanh, còn chúng ta thì không làm được vậy? Vì chúng ta thấy cái này ưa thích, thấy cái kia chán ghét. Tại sao chư Phật Bồ Tát không sinh tâm này, không khởi lên loại ý niệm này? Xét cho cùng mà nói, không ngoài vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Chư Phật Bồ Tát, Pháp Thân Đại Sĩ phân biệt chấp trước hoàn toàn đoạn tận rồi, vọng tưởng còn sót lại cũng đang phá trừ từng phần, cho nên họ có thể làm được, chúng ta không làm được. Ở chỗ này nhất định phải chú ý đến, không làm được thì chắc chắn luân hồi, đã không thoát khỏi luân hồi thì nhất định đọa ba đường ác. Quí vị đọc kỹ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là biết ngay. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh tập 52)

#8 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:17



“Nhân giả vô địch”. “Nhân giả” trong Phật pháp là cách xưng hô đối với Bồ-tát, người nhân từ trong tâm không có oan gia, không có đối đầu, vậy mới là nhân từ. Bạn còn có người này làm khó với ta, người kia đối với ta không tốt, là chính bạn không có nhân từ. Chúng ta học Phật chí ít phải hiểu được điểm này, phải nghiêm túc học tập.

PS.TINH KHôNG





#9 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:18

Thân từ đâu mà có vậy? Là do tâm biến hiện ra. Mở đầu bộ kinh này Phật đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Thân của chúng ta là từ tâm tưởng sanh. Khi bạn đến đầu thai, bạn có tưởng, có tưởng mới biến thành thân. Tại sao bạn trở thành tướng mạo này? Tướng mạo này là bạn tưởng trước khi đầu thai, bạn ưa thích tướng mạo này, nó liền biến thành cái tướng mạo này, từ tâm tưởng sanh. Người thế gian nói di truyền, tướng mạo của con cái rất giống cha, giống mẹ, nó không phải di truyền. Trong Phật pháp nói bạn ưa thích cha, ưa thích mẹ, ưa thích cái tướng đó của họ, nên bạn liền biến thành cái tướng đó, không phải di truyền. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 54)

Thanked by 1 Member:

#10 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:18

Chúng ta muốn buông, bắt đầu buông từ đâu vậy? Trước hết buông “cái của tôi”. Đây là “vật ngoài thân” nên buông tương đối dễ dàng. Vật ngoài thân mọi thứ đều không chấp trước, tuyệt đối không để ở trong tâm. “Buông xả” tức là nói ở trong tâm không chấp trước nữa, không phân biệt nữa, đây mới là thật sự buông xả, trên sự không có trở ngại. Cho nên kinh Hoa Nghiêm, đến cuối cùng nói với chúng ta là “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Tại sao trên sự vô ngại vậy? Sự là cái giả, không phải thật, “phàm cái gì có tướng đều là hư vọng”, nó đâu có biết sinh ra chướng ngại? Chướng ngại là phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, những thứ này là chướng ngại. Bạn phải đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông xả, sau đó ở trong tất cả pháp thế gian bạn mới tùy duyên, bạn mới được tự tại. Công phu phải bắt đầu từ chỗ này. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo tập 55)

Thanked by 1 Member:

#11 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:20

Điều mà tôi nhìn thấy, tôi lo âu nhất, người bình thường vẫn không có cái cảnh giác này, đó là tỷ lệ ly hôn quá cao. Đây là việc đáng sợ. Xã hội ổn định, thế giới hòa bình là xây dựng ở gia đình hạnh phúc. Nếu như gia đình tan vỡ thì thế giới này sẽ có tai nạn lớn. Rất ít người biết được đạo lý này, đạo lý này cổ thánh tiên hiền thường hay nói đến. Cho nên gia đình có thể hòa hợp, “gia hòa vạn sự hưng”, cái “vạn sự hưng” đó bao gồm xã hội, bao gồm quốc gia, bao gồm thế giới. Nếu gia hòa thì thế giới đâu có chuyện không hòa bình, xã hội đâu có chuyện không ổn định? Tại sao gia đình bị tan vỡ? Chúng ta phải nghiên cứu nguyên nhân này. Điều rất rõ nhất là nền giáo dục luân lý đạo đức không có người dạy nữa. Ngày nay sự kết hợp nam nữ ở người trẻ tuổi là do tình cảm thúc đẩy, nó duy trì không bao lâu. Tôi còn nghe thấy ở Mỹ có câu chuyện cười, sáng kết hôn thì chiều đã ly hôn rồi, vậy thì còn ra cái gì? Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Chúng ta hãy thử xem giáo dục tôn giáo, thế gian bất kể bộ kinh điển của tôn giáo nào, không có bộ kinh nào mà không xem trọng giáo dục gia đình. “Kinh Tân Cựu Ước” của Cơ Đốc giáo, “Kinh Cô Ran” của Hồi giáo, các bạn hãy thử xem, tôn giáo đều là tốt cả, tôn giáo đều là hòa bình, tôn giáo đều là yêu người, yêu chúng sanh. Nếu như tín đồ tôn giáo không thâm nhập kinh điển, không hiểu rõ kinh điển, không thực tiễn lời giáo huấn ở trong kinh điển thì tôn giáo này là mê tín. Bản thân tôn giáo không có mê tín, người tín ngưỡng tôn giáo mê tín. Bản chất của tôn giáo là tốt đẹp, chân thật là cứu độ tất cả chúng sanh. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. (Trích Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 57)

Thanked by 1 Member:

#12 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:21

Ở thời đại hiện nay của chúng ta, phong khí xã hội không tốt, sức cám dỗ quá lớn mạnh rồi, chúng ta không có sức định tương đối, không có trí tuệ tương đối, nếu như nói không mê vào ngũ dục lục trần thì người này là Phật Bồ Tát tái lai, chắc chắn không phải phàm phu. Phàm phu là nhất định không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng mà đọa lạc. Dùng phương pháp gì để giúp chúng ta đây? Việc đầu tiên là giúp chính mình, hằng ngày nên nghe đạo thánh hiền. Người trước đây nói, ba ngày không đọc sách thánh hiền thì thấy vẻ mặt dễ ghét. Đó là vào thời xưa còn có thể duy trì được ba ngày, chúng ta ngày nay không duy trì nổi ba ngày, thậm chí là nói không duy trì nổi ba tiếng đồng hồ. Bạn có thể trong ba giờ không động tâm không? Vào thời xưa người có học có thể duy trì được ba ngày. Thế Tôn năm xưa khi còn tại thế, đệ tử thông thường có thể duy trì được nửa tháng, cho nên mới đặt ra nửa tháng tụng giới. Hiện nay không được rồi, hằng ngày phải nghe, hằng ngày phải đọc, nhất định không được gián đoạn, như vậy chúng ta qua ba năm, năm năm, tám năm, mười năm thì cái gốc này mới có chút căn cơ, hay nói cách khác, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần mới không bị cảnh giới xoay chuyển. Không có căn cơ tám năm, mười năm, muốn không bị ngoại cảnh làm lay động thì không có cái đạo lý này.
Ngày nay, bất kể đồng tu tại gia hay xuất gia, nếu bạn không có rễ của ngũ căn, ngũ lực thì đạo nghiệp chắc chắn không thể thành tựu, nói lời thành thật không khách sáo, tiền đồ chắc chắn là tam đồ, được thân người cũng không dễ dàng. Muốn giữ được thân người phải có đầy đủ ngũ giới, thập thiện, bạn có bản lĩnh này hay không? Cho nên chúng ta ngày nay không được phép lừa mình, dối người. Lừa gạt người khác thì tội rất nặng, lừa gạt chính mình đó là đại tội cực nặng. Dùng phương pháp gì để cứu chính mình chứ? Chúng tôi suy đi nghĩ lại, vẫn là biện pháp của Ấn Tổ là sáng suốt. Ngài chắc chắn là Bồ Tát Đại Thế Chí tái lai, Bồ Tát đẳng giác chỉ dẫn cho người hiện đại chúng ta sẽ không sai. “Liễu Phàm Tứ Huấn”, “Cảm Ứng Thiên”, “An Sĩ Toàn Thư”, lời giáo huấn cả đời của Ấn tổ, Ngài đặc biệt dùng ba tác phẩm này để chỉ dạy người hiện đại. Ba tác phẩm này, nếu có thể phát huy sức mạnh giáo hóa chúng sanh toàn thế giới, phương pháp tốt nhất là làm thành phim truyền hình. Chúng ta nỗ lực làm theo phương hướng này, đây chân thật là công đức vô lượng vô biên nhằm cứu vãn kiếp vận của thế giới. Việc thiên hạ, cổ nhân gọi là: “Người có chí, việc ắt thành”. Việc này tuyệt đối không phải vì mình, mà là vì chúng sanh khổ nạn thế gian. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 57)


#13 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:22

Đại đức xưa thường hay dạy chúng ta: “Không tranh với người, không cầu gì ở đời”. Hai câu nói này vô cùng quan trọng. Có lẽ có người hỏi, giả như tôi không tranh với người, ở thế gian này chẳng cầu gì cả thì cuộc sống có ý nghĩa gì? Dường như người sống ở thế gian là phải tranh, là phải cầu. Đây là cách nghĩ của người phương Tây. Cách nghĩ này, thật ra mà nói đã làm chúng sanh lạc lối, tạo nên vô lượng tai nạn cho thế gian này. Thiên tai nhân họa chính là bởi do người tranh, cầu mà chiêu cảm đến khổ báo. Thánh nhân dạy chúng ta là vô cùng có đạo lý. Tại sao vậy? Nếu như tranh, cầu mà thật sự có thể đạt được thì đó là sự việc tốt, cần nên đi tranh, cần nên đi cầu. Nhưng tranh thế nào, cầu thế nào cũng không đạt được, thì bạn việc gì phải tranh, việc gì phải cầu chứ? Tại sao không đạt được vậy? Vì ở trong số mạng của bạn không có. Quí vị phải biết, chúng ta ở trong đời này, đi tranh thế nào, đi cầu thế nào đều là duyên, có duyên mà không có nhân thì làm gì có quả?
Các bạn thử xem trên thế gian này có người nào không tranh, có người nào không cầu? Nhưng mấy người cầu được, mấy người tranh được? Tuyệt đối không phải nói, một trăm người tranh thì một trăm người đều đạt được; một trăm người cầu thì một trăm người cũng đều đạt được, vậy cái tranh với cầu này là có ý nghĩa, đáng được đề xướng. Một trăm người tranh mà chỉ có một vài người đạt được; một trăm người cầu cũng chỉ có một vài người có thể cầu được, chúng ta bèn nói đây là xác suất, đây không phải là chân thật. Phật dạy cho chúng ta, “Nhân” là cái gieo trong đời quá khứ. Bạn cầu giàu có, trong số mạng bạn có tiền của, trong số mạng bạn có bao nhiêu tiền của cũng là nhất định, bạn muốn nhiều hơn một chút cũng không có; bạn muốn ít hơn một chút cũng không thể được, có được bao nhiêu thì đến lúc tự nhiên sẽ hiện tiền. Hơn nữa, cái có được còn tùy thuộc vào thời tiết nhân duyên. Có người khi còn trẻ phát đạt, có người trung niên phát đạt, có người về già phát đạt, thời tiết nhân duyên của mỗi người không giống nhau. Cho nên cổ đức đã nói hai câu: “Quân tử vui mà làm quân tử, tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân”, đều là nói chân tướng sự thật. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 57)


#14 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:23

Nhà Phật thường nói: “Trong cửa Phật có cầu tất ứng”. Quí vị thử xem trong Liễu Phàm Tứ Huấn, khai thị của thiền sư Vân Cốc đối với tiên sinh Viên Liễu Phàm là đạo của thánh nhân. Tại sao nói “có cầu tất ứng”? Bởi vì Phật biết đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật. Bạn muốn cầu, hãy cầu như lý như pháp thì nhất định có thể đạt được. Bạn muốn có được một trái dưa mà bạn không đi trồng dưa, hằng ngày cứ ở đó cầu nguyện, trên trời sẽ thả dưa xuống cho bạn ăn sao? Đâu có loại đạo lý này, đây là việc không thể! Phật dạy bạn cầu như thế nào vậy? Bạn muốn được dưa, Phật dạy bạn trồng dưa, bạn mới có thể có dưa.
Nếu bạn cầu giàu có, Phật nói nhân của giàu có là bố thí tài, bạn bố thí tài thì bạn mới được giàu có.
Thông minh trí tuệ là quả báo, bố thí pháp là nhân.
Khỏe mạnh trường thọ là quả báo, bố thí vô úy là nhân.
Nếu bạn biết đạo lý này thì bạn sẽ tự tại ngay, sẽ như ý ngay. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 57)


#15 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:24

Cầu tiến bộ đặc biệt phải lưu ý đến cái tiến bộ gọi là “tinh tấn”. Chúng ta phải chú trọng ở “tinh”, tinh là thuần chứ không tạp. Chúng ta là sơ học, sơ học là vô cùng quan trọng, nếu như không tinh tấn thì bạn chắc chắn không thể thành tựu. Chúng ta nhìn thấy trong kinh, Pháp Thân Đại Sĩ quả thật học rộng nghe nhiều. Trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta xem thấy Thiện Tài Đồng Tử trong hội của Bồ Tát Văn Thù là chuyên tinh tấn, đó là sơ học, một môn thâm nhập. Một môn thâm nhập đến khi nào mới có thể học rộng nghe nhiều? Đến khi tam học giới - định - tuệ hoàn thành, trí tuệ mở rồi, phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân, đây là Bồ Tát sơ trụ viên giáo, đến lúc này đi vào 53 tham, học rộng nghe nhiều. Đây là rõ ràng dạy cho chúng ta, chưa đến trình độ phá một phẩm vô minh thì không có tư cách tham học, không có tư cách học rộng nghe nhiều.
Trong tứ hoằng thệ nguyện nói rõ ràng, điều đầu tiên dạy bạn phát nguyện: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”; điều thứ hai dạy bạn đoạn phiền não: “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Cái phiền não đó là kiến tư phiền não, trần sa phiền não, vô minh phiền não. Vô minh phiền não cũng phải phá mấy phần mới có thể bước vào giai đoạn thứ ba là “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Sắp xếp rõ ràng như vậy mà chúng ta không tin, chúng ta vừa mở đầu liền muốn học rộng nghe nhiều, điên đảo rồi! Cho nên chúng ta đã dùng hết tâm tư, đã dùng hết tinh lực mà cuối cùng chẳng thành việc nào cả. Đây là do không nghe lời giáo huấn của Phật Đà. Cuối cùng là “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Thiện Tài phỏng vấn Bồ Tát Phổ Hiền trong tham cuối cùng: “Phật đạo đó làm sao thành vậy?”. Bồ Tát Phổ Hiền đáp: “Thập đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”. Phật đạo vô thượng thành tựu rồi, bày ngay trước mắt chúng ta rõ ràng như vậy, minh bạch như vậy, nhưng chúng ta không thể y giáo phụng hành, bạn nói đáng tiếc biết bao! Cho nên phải biết tinh tấn không gián đoạn, chúng ta mới được tự tại. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 57)







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |