Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#31 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:44

Người đời hơi bất như ý thì sân nhuế tự nhiên liền sanh khởi ngay, từ đó cho thấy tập khí nghiệp chướng này sâu nặng. Trong kinh điển thường nói: “Một niệm tâm sân khởi, trăm vạn cửa chướng mở”. Tâm sân nhuế vừa khởi lên, trí tuệ liền không còn. Không những trí tuệ, mà chúng ta thường nói lý trí, lý trí liền bị che đậy rồi, thế là hoàn toàn dựa vào cảm tính để xử sự. Xử sự bằng cảm tính thì đâu có lý nào mà không sai lầm? Không những chỉ tổn hại cơ thể của mình, mà còn hữu ý hay vô ý đã kết oán thù với tất cả chúng sanh. Oán thù nếu không được hóa giải, khi nhân duyên chín mùi thì báo ứng liền hiện tiền, cái gọi là oan oan tương báo không bao giờ dứt. Hơn nữa, quả báo nhất định là mỗi lần một tàn khốc hơn. Nếu như quí vị đọc An Sĩ Toàn Thư, Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn, phần trước có một bài văn rất dài, Đế Quân nói, ông 17 đời là sĩ đại phu, những nghiệp đã tạo, những quả báo phải chịu vô cùng đáng để chúng ta cảnh giác. Cho nên oan gia nên giải, không nên kết.
Chúng ta không học Phật thì không cần phải nói nữa. Sau khi học Phật rồi, chúng ta phải luôn tin rằng nhân quả thông ba đời. Nhất định không phải chỉ có một đời này, nếu như chỉ có một đời này thì việc gì phải tu hành? Không cần tu nữa rồi. Tạo những phiền phức này để làm gì? Quả báo không phải một đời này. Quả đúng là có quá khứ, có hiện tại, có vị lai; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung. Quá khứ đã từng tạo không ít tội nghiệp, trở thành tập khí phiền não sâu nặng, cái này thì vô phương rồi. Chúng ta gặp được Phật pháp, gặp được sự chỉ dạy, giáo huấn của thánh hiền, chúng ta giác ngộ rồi. Sau khi giác ngộ rồi liền phải biết sửa chữa lỗi lầm. Sau khi giác ngộ rồi thì sẽ không vì một đời này mà lo nghĩ. Tầm nhìn của bạn mở rồi thì bạn có tiền hậu nhãn. Gọi là “tiền hậu nhãn” tức là bạn nhìn thấy quá khứ, bạn cũng nhìn thấy vị lai. Tiền hậu nhãn này là trí nhãn, là huệ nhãn. Chúng ta phải lo nghĩ vì đời sau, như vậy là đúng rồi. Đời này vô cùng ngắn ngủi, cho dù sống đến 100 tuổi cũng là một khảy móng tay. Người thông minh ở trong thời gian ngắn ngủi tạm bợ này tìm đường xuất ly, ra khỏi lục đạo luân hồi. (trích Thập Thiện Nghiện Đạo kinh đĩa 35)


#32 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:46

Nếu muốn có được tự tại, nếu muốn thật sự làm được tùy duyên thì thập ác nhất định phải xả bỏ. Xa lìa tham sân si mạn là tự tại rồi. Trong không phiền não thì cảnh giới bên ngoài sẽ không cách gì cám dỗ bạn được. Ngoại cảnh còn có thể cám dỗ bạn, tức là phiền não của bạn chưa có đoạn. Nó cám dỗ bạn gì vậy? Cám dỗ bạn phiền não, khiến phiền não của bạn khởi hiện hành. Cho nên, chúng ta đoạn phiền não bên trong rồi, vô tư vô ngã, không có tham sân si mạn thì cảnh giới bên ngoài có nhiều hơn và tinh vi hơn nữa cũng không động tâm mình. Như vậy mới có thể đươc tự tại, như vậy mới có thể tùy duyên.
Tùy duyên nhất định là tự tại. Ở trong tùy duyên mà đem lại phiền não thì đó là sai rồi, việc này chúng ta không nên tùy. Trong tùy duyên nhất định không có phiền não. Phiền não của thế gian phần lớn bắt nguồn từ được mất, tâm được mất quá nặng. Thật sự vô tư vô ngã, không có tham sân si mạn, quí vị biết tâm được mất không còn nữa, lúc này có thể tùy duyên rồi. Có duyên thì rộng lợi chúng sanh, không phải vì bản thân, mà vì lợi ích chúng sanh. Khi không có duyên, việc lợi ích chúng sanh tâm hạnh cũng hoàn toàn không gián đoạn, phương pháp làm không giống nhau. Cổ đức thường nói, có duyên phận chúng ta hết lòng hết sức giúp đỡ người khác, giúp đỡ xã hội; không có cái duyên phận này, vậy thì tự hoàn thiện bản thân, cho nên không có ngừng nghỉ. Đây chính là cổ nhân gọi là “có duyên thì chúng ta làm lợi ích thiên hạ, vô duyên thì tự hoàn thiện bản thân”. Tự hoàn thiện bản thân chính là chuẩn bị cho tương lai khi gặp duyên, vì đại chúng phục vụ, niệm niệm không quên, tâm này chính là tâm đại Bồ-đề, chính là tâm độ chúng sanh.
Có một số đệ tử nhà Phật, tại gia xuất gia tôi đều đã gặp, tâm từ bi rất nặng, niệm niệm không bỏ vì chúng sanh phục vụ, nghĩ mọi phương pháp để tìm cơ hội, chuốc lấy phiền não vào trong người. Đây là sai lầm, đây chính là phan duyên chứ không phải tùy duyên. Tự mình để tâm vào trong kế hoạch đó, cần phải làm thế này thế nọ thì sai rồi! Người hiểu rõ sẽ không làm như vậy, mà có một cách làm khác, đó là cầu Phật lực gia trì, vậy là chính xác. Cầu Phật lực gia trì không phải mỗi ngày đứng trước hình tượng Phật Bồ-tát cầu xin, đó cũng là thuộc về phan duyên, ở chỗ này chân thật là sai một li là đi một ngàn dặm. Nỗ lực hoàn thiện chính mình, niệm niệm không bỏ tâm nguyện vì chúng sanh phục vụ, đây chính là cầu Phật Bồ-tát gia trì. Từ đó cho thấy, chư Phật Bồ-tát gia trì chắc chắn không bỏ thời tiết nhân duyên. Thời tiết nhân duyên chưa chín mùi thì cơ hội này sẽ không gặp được


#33 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:48

Phương pháp dụng công rất nhiều, nhà Phật thường nói tám vạn bốn ngàn pháp môn. Nhiều pháp môn như vậy, pháp môn nào đối với mình có lợi ích thì tự mình phải biết. Nếu không biết thì tự mình có thể thử nghiệm, thăm dò thử. Sao gọi là có lợi vậy? Dứt khoát không khiến mình đọa lạc, đây là một điều kiện tối quan trọng, từng giây từng phút phải đề phòng. Nếu như thật sự không khiến mình đọa lạc, chúng ta là phần tử trí thức, phương pháp hiệu quả nhất là gần gũi thiện tri thức. Thiện tri thức ở đâu vậy? Kinh điển. Kinh điển là do Phật nói, ta mỗi ngày đọc kinh, gần gũi Phật Đà. Mỗi ngày nghiên cứu chú giải là gần gũi thiện hữu xưa nay, các Ngài giúp chúng ta giải thích kinh điển. Chúng ta xem nhiều nghe nhiều thì sẽ mở trí tuệ của mình, mỗi ngày tăng trưởng trí tuệ, vậy là không dễ dàng đọa lạc rồi. Cổ nhân có nói: “Ba ngày không đọc sách thánh hiền, mặt mũi hoàn toàn khác”. Lời nói này chúng ta hiện nay nghe qua cảm giác thấy một chút cũng không quá đáng. Nếu như ba ngày chúng ta không đọc kinh, không đọc chú giải, đem Phật pháp để qua một bên thì tập khí phiền não liền hiện hành. Chúng ta chắc chắn không có năng lực chống đỡ biết bao nhiêu sự cám dỗ ở trong xã hội này. Chúng ta không có biện pháp điều phục tập khí phiền não của mình, vậy là đọa lạc rồi. Biết bao người hằng ngày đang đọa lạc mà tự mình không biết. Người sáng mắt thấy rất rõ ràng, muốn giúp đỡ, nhưng sự giúp đỡ cũng phải dựa vào thời tiết nhân duyên. Đây chính là nhà Phật thường nói: “Phật không độ người không có duyên”. Sao gọi là có duyên vậy? Thật sự tin được, hiểu được, hành được, thật sự có năng lực biện biệt tốt xấu, có năng lực biện biệt đúng sai tà chánh, đây là cơ duyên chín mùi, Phật Bồ-tát đặc biệt quan tâm. Duyên chưa chín mùi quan tâm họ cũng vô ích, vì họ không thể tiếp nhận. “Ở trong cửa Phật không bỏ người nào”, lời nói này đều là sự thật, cũng là chỗ mà chúng ta cần phải học tập. Cho nên từng giây từng phút kiểm điểm chúng ta có còn tâm sân hận hay không? Nếu như còn tâm sân hận là chưa có lìa phiền não, chưa có lìa sân hận. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 35)

#34 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:49

Người thế gian tranh danh, tranh tài, tranh lợi. Nếu như là Phật Bồ-tát, anh cần thì tôi đưa cho anh toàn bộ. Anh thọ dụng hay tôi thọ dụng, có gì khác nhau đâu? Đều giống nhau cả! Anh cảm thấy cái này có lợi ích với anh, tôi đều có thể nhường cho anh. Sự biểu hiện của Phật Bồ-tát cho chúng ta thấy, chính mình nhất định trải qua đời sống vật chất ở mức thấp nhất. Đây là dạy điều gì vậy? Dạy người không tranh, hằng ngày vì xã hội, vì chúng sanh tu phước, bồi phước, tạo phước, phước báo nhường mọi người hưởng. Xã hội ổn định hài hòa, phồn vinh hưng vượng, đây là sự hưởng thụ của chư Phật Bồ-tát, nhìn thấy mọi người đều tốt thì các Ngài hoan hỷ, đây là sự hưởng thụ của các Ngài. Cả xã hội động loạn bất an, tất cả chúng sanh chung sống không hài hòa thì Phật Bồ-tát nhìn thấy áy náy, lo lắng, giống như cha hiền lo cho con cháu. Đối với người ở tuổi 80, tuổi 90, họ hưởng thụ cái gì là cao nhất vậy? Người một nhà hòa mục, tương thân tương ái, tôn trọng lẫn nhau, hỗ trợ hợp tác thì trong tâm người già hoan hỷ, họ hưởng thụ việc này. Họ hoàn toàn không mong cầu được cúng dường vật chất để thọ dụng, họ không cầu những thứ này, chẳng cần thứ gì cả. Chư Phật Bồ-tát, người thật sự giác ngộ đều là có tâm thái như vậy. Chúng ta chưa giác ngộ thì rất khó lý giải, tưởng tượng không ra, đến sau khi bạn giác ngộ thì bạn liền hiểu rõ. Giống như người tuổi trẻ không có cách gì lý giải quan niệm, cách nghĩ, cách nhìn của người già, đến khi chính họ già rồi thì họ mới hiểu rõ người già trước đây tại vì sao đối đãi với con cháu đời sau như vậy (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 35)

#35 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:52

Tất cả thánh hiền, tất cả tôn giáo đều nói với chúng ta, tham sân si là không tốt. Không có tôn giáo nào nói tham sân si là tốt, chúng ta không hề xem thấy. Rất nhiều kinh điển tôn giáo, chúng ta đều không hề thấy nói tham sân si là tốt. Hôm qua tôi mới nghe người ta nói, gần đây trên báo đã đăng một bài văn khá dài, nói: “Tham là vô tội”. Không biết các bạn có xem qua hay chưa, hy vọng các bạn tìm đến cho tôi xem thử. Chúng ta thường nghe người phương Tây nói, tham lam là nguồn động lực của xã hội tiến bộ, cổ vũ người tham không biết chán. Từ trong lời giáo huấn thánh nhân của tất cả tôn giáo mà xem, cái “tham không biết chán” này. Nếu các bạn nói nó là nguồn động lực của xã hội tiến bộ, điều này không sai! Đúng vậy! Đây là xã hội gì vậy? Xã hội của cõi quỷ, xã hội của cõi địa ngục, xã hội của cõi súc sanh, xã hội của ba đường ác, tuyệt đối không phải trời, người. Từ chỗ này chúng ta cũng thật sự tỉnh ngộ ra. Trong kinh Lăng Nghiêm, Thế Tôn nói với chúng ta: “Tà sư thuyết pháp như hằng hà sa”. Ai là tà sư vậy? Cách nói trái ngược với tự tánh đều là tà sư, phải ương ưng với tự tánh. Tham sân si gọi là tam độc phiền não. Tam độc nếu tăng lên rồi thì trời, người không có, ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh liền hiện tiền ngay, chúng ta cần suy nghĩ nhiều. Cho nên, tôn giáo phương Tây nhấn mạnh phải tin có ngày tận thế. Trong kinh Co-ran tin đức A-la, tin ngày diệt vong. Chúng ta thử xem, hiện tượng xã hội ngày nay cách ngày diệt vong rất gần, rất gần rồi. Đây là điềm báo trước của ngày tận thế, là điềm báo vô cùng không tốt, sao chúng ta có thể không cảnh giác? Người ta tranh, chúng ta nhường; “không tranh với người, không cầu gì ở đời”, cho dù chúng ta chết rồi cũng có nơi tốt mà đi, dứt khoát không đọa ba đường ác. Chúng ta cần phải có năng lực biện biệt tà chánh, biện biệt thị phi, biện biệt lợi hại. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 35)

#36 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:53

Người tu hành sở dĩ không cách gì đoạn mười điều ác, tu mười điều thiện, nguyên nhân tuy là nhiều, nhưng không ngoài năm dục sáu trần của thế gian mê được quá sâu, mê được quá nặng, chấp trước sâu nặng không thể buông xả, nguyên nhân chính ngay chỗ này. Không luận làm bất cứ việc gì, làm được một chút việc tốt thì nhất định thấy có công, điều này không những gặp người đố kỵ, mà còn kết oán thù với người, tổn tánh đức của chính mình. Tổn tánh đức là gì? Chướng ngại trí tuệ đức năng của tự tánh, nhà Phật gọi là đức tướng, phạm vi còn rộng hơn so với đức tướng. Chúng ta đối với đạo lý này không thể nào lý giải thấu triệt. Không chỉ là công đức không thể bảo toàn, thực tế mà nói là công đức không thể thành tựu, tạo thành chướng ngại nghiêm trọng đối với sự tu học trên đạo Bồ-đề. Hiện tại chúng ta xem là biết rồi, có phải là thật biết hay không? Không phải! Tận hết sức chỉ có thể nói, hiện tại chúng ta nghe nói rồi, tuyệt nhiên không thể thật tin. Nếu như nghe nói mà thật tin thì chúng ta đã hồi đầu rồi, hay nói cách khác, nhất định lìa được tham sân si, vậy mới là thật tin.
Nếu như không lìa mười ác, chỉ có thể nghe nói, nghe Phật Bồ Tát có cách nói như vậy, vẫn không thể hoàn toàn tin tưởng. Đại kinh đại luận đều nói: "Tin là mẹ đẻ của công đức", rất không dễ dàng gì xây dựng lòng tin. Vạn nhất không nên cho rằng, chúng ta là tín đồ Phật giáo là chúng ta đã tin Phật; chúng ta xuất gia rồi, đã thọ đại giới rồi là tin Phật rồi, không hề thấy! Trong lúc giảng dạy, tôi cũng đã từng nói qua với mọi người mấy lần, tôi ở Đài Loan xuất gia được hai năm mới thọ giới. Sau khi thọ giới, tôi trở về Đài Trung để thăm lão sư Lý, đây là lễ tiết rất thông thường, lễ tạ lão sư. Lão sư nhìn thấy tôi từ xa đến, liền đưa tay vẫy tôi lại, lớn tiếng nói rằng: "Ông phải tin Phật", Ngài đã nói qua mấy lần. Tôi đi đến phía trước và cũng ngẩn người ra. Sau đó ông giải thích cho tôi nghe, không nên cho là xuất gia, thọ giới rồi thì ông đã tin Phật. Có rất nhiều lão Hòa thượng đến 80 tuổi, 90 tuổi, đến chết vẫn chưa tin Phật, tại vì sao không tin? Họ không hề làm được. Tin thì làm gì không làm được? Tin thì chắc chắn làm đến được. Không làm được thì chứng minh bạn không tin, chỉ có thể nói, bạn nghe nói mà thôi. Đến lúc này tôi mới thoát nhiên đại ngộ. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 36
)


#37 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:54

Nếu bạn đọc kỹ Liễu Phàm Tứ Huấn thì bạn liền hiểu rõ, đích thực là "một bữa ăn, một ngụm nước đều do tiền định". Vận mạng của một người là đã định sẳn, gia vận của một gia đình là đã định sẳn, quốc vận của một quốc gia cũng là đã định sẳn, cả thế giới vẫn có vận thế, vẫn cứ là đã định sẳn. Ai định sẳn vậy? Tuyệt đối không phải là Thượng đế, không phải là vua Diêm Vương, cũng không phải là Phật Bồ Tát, mà là nghiệp lực định sẳn. Cá nhân là biệt nghiệp chính mình định sẳn; gia đình và thế giới là cộng nghiệp của mỗi người định sẳn. Vận mạng của gia đình là cộng nghiệp của người cả nhà bạn định sẳn. Quốc vận của một nước là cộng nghiệp của người cả một nước định sẳn. Cái thế giới này có thế vận, là cộng nghiệp của những người ở trên thế giới này định sẳn. Rất có đạo lý.
Trên kinh vừa mở đầu, Phật liền nói với chúng ta: "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh". Tâm tưởng đang tạo nghiệp, nghiệp nhân gặp được duyên thì quả báo liền hiện tiền. Nghiệp mà tất cả chúng sanh tạo ra, thiện ác lẫn lộn. Vào thời xưa, người thông thường đều có thể tiếp nhận giáo huấn của thánh hiền nhân, do đó khởi tâm động niệm tất cả tạo tác thì thiện tương đối nhiều, ác tương đối ít, nên quả báo rất thù thắng. Xã hội hiện đại, chúng ta tỉ mỉ mà quán sát, tất cả chúng sanh tạo tác ra ác nghiệp nhiều, thiện nghiệp ít. Những năm gần đây, tất cả chúng sanh tạo tác ác nghiệp mức độ càng ngày càng thêm lớn. Không cần nói thiện hạnh, mà thiện niệm, ý niệm thiện dần dần đều tan nhạt. Việc này rất đáng sợ, đây không phải là hiện tượng tốt. Cho nên, người giác ngộ nhất định phải phát tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề nếu chân thật không thể phát ra được, thì chí ít tâm Bồ-đề tương tợ phải đầy đủ. Chỗ này nói, "nhu hòa chất trực tâm", "đắc thánh giả từ tâm", "thường tác lợi ích an lạc chúng sanh tâm", chí ít ba loại tâm này chúng ta phải có. Mỗi giờ mỗi phút phải ghi nhớ, nhất là câu thứ sáu, chính là phải làm tấm gương tốt cho xã hội đại chúng. Chúng ta nhìn qua xã hội đại chúng, xem bệnh của họ ở chỗ nào? Chúng ta cần phải tự mình làm để khải thị cho họ, giúp đỡ họ giác ngộ, giúp đỡ họ quay đầu, vậy thì đúng. Cho nên đoạn ác là tích cực, không phải tiêu cực. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 36)


#38 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:54

Chúng ta rất bất hạnh là năm xưa không có người dạy bảo. Sống trong cái lò ô nhiễm của xã hội, chúng ta đã bị ô nhiễm rồi. Hiện tại muốn đem ô nhiễm này trừ bỏ đi, đương nhiên không dễ dàng. Thế nhưng chính mình phải nên biết, không trừ bỏcái ô nhiễm này thì chắc chắn phải sanh tử luân hồi, không thể thoát ra. Nếu như chúng ta chân thật mong cầu ngay trong một đời này ra khỏi ba cõi, liễu thoát sanh tử, không còn phải sanh tử luân hồi nữa, thì cần phải đoạn dứt đi ô nhiễm này. Phương pháp duy nhất có thể giúp chúng ta đoạn những ô nhiễm này chính là "đọc tụng đại thừa, vì người diễn nói". "Đọc tụng" là nghe giáo huấn của Phật Bồ Tát, sau khi nghe rồi nhất định phải chăm chỉ nỗ lực mà làm. Đem cái tâm yêu thương viên mãn chân thật trong tự tánh khai quật, làm mới lại. Cái đại từ đại bi này là trong tự tánh vốn dĩ đầy đủ, không phải học được từ bên ngoài. Chúng ta bị phiền não tập khí, những thứ ô nhiễm này che mất, cho nên tự tánh không thể hiển lộ, mà khi lộ ra thì đều là tự tư tự lợi, đều là tổn người lợi mình, đây là chắc chắn sai lầm. Ngay trong lúc giảng giải, tôi hay nhắc nhở mọi người là tổn người nhất định không lợi mình, chỉ có lợi người mới là lợi mình. Tổn mình, lợi người thì đó là chân thật lợi mình, đạo lý này sâu, người thông thường không hiểu được. Nguyên nhân không hiểu được vẫn là phiền não tập khí quá nặng. Bởi vì đây là tánh đức, đây không phải do tu mà có, mà là từ trong tự tánh vốn sẳn có. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 36)

#39 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:57

Nói pháp không nhất định là ngồi ở trên bụt giảng nói pháp, nếu bạn biết học thì từ sáng đến chiều đều là nói pháp. Gặp người nào liền đem chỗ ngộ của bạn, đem cái tâm đắc của bạn, bạn cái ưa thích Phật pháp của bạn, ưa thích kinh Vô Lượng Thọ, ưa thích thế giới Tây Phương Cực Lạc, những chỗ tốt mà bạn có được này hoan hỉ nói với người khác, cùng chia xẻ với tất cả đại chúng, đây gọi là nói pháp. Người ta nói bạn là mê tín. Mê được tốt, càng mê càng tốt, không sợ người ta nói chúng ta mê tín, nơi nơi làm tấm gương tốt cho mọi người. Bạn thấy trong tôn giáo nói “truyền phước âm”, chúng ta đang chân thật truyền phước âm. Một câu danh hiệu “A Di Đà Phật” này chính là phước âm vô thượng. Không luận ở bất cứ chỗ nào, không luận ở bất cứ trường hợp nào, khi chào hỏi với người, chắp tay niệm “A Di Đà Phật”. Bạn phải nên biết, cử động nhỏ này của chúng ta đã độ được rất nhiều chúng sanh. Những người chung quanh xem thấy, rất nhiều người không học Phật vừa xem thấy kiểu dáng như vậy, hình tượng này rơi vào trong A Lại Da Thức của họ. Hình tượng của Bồ Tát, câu danh hiệu A Di Đà Phật này cũng rơi vào trong A Lại Da Thức là đã gieo vào hạt giống Kim Cang, đây chính là được đại lợi ích. Bạn xem, chúng ta gọi là bao nhiêu người được đại thiện lợi. (Trích kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, đĩa 100)

#40 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 13:10

Chúng ta nhất định phải hiểu rõ, mạng sống là vĩnh hằng, tuyệt đối không phải chết rồi là xong. Chết rồi là hết thì sự việc này dễ làm. Tôi thường nói, chết rồi thì khủng khiếp, đây là nói lời thật với bạn. Người học Phật biết là “không có sinh tử”. Sinh tử là sự chuyển đổi không gian, thời gian sống của chúng ta. Hiện nay nhà khoa học đã chứng thực, thế gian này có vô số chiều tần số (đây là nhà khoa học chứng minh). Thật sự họ có thể khẳng định, chí ít có mười một loại tần số khác nhau, cái gọi là không gian ba chiều, không gian bốn chiều, không gian năm chiều đến không gian mười một chiều (cũng gọi là không gian mười một độ), đây là điều đã được chứng thực. Trên lý luận mà nói, tần số không gian là vô hạn, cách nói này cùng với điều mà nhà Phật nói là tương đồng. Nhà Phật không nói tần số mà nói pháp giới, pháp giới là vô lượng vô biên. Mười pháp giới là loại lớn, đại sư Thiên Thai nói, ở trong mỗi một pháp giới lại có mười pháp giới, cho nên thành ra là 100 pháp giới. Tông Thiên Thai nói “Bách giới thiên như”, trong 100 pháp giới này, mỗi một pháp giới lại có 100 pháp giới, trùng trùng vô tận. Ý nghĩa này hoàn toàn tương đồng với nhà khoa học nói tần số là vô hạn.
Nhà khoa học vẫn chưa thể hoàn toàn chứng thực, nhưng nhà Phật hoàn toàn khẳng định, sinh tử chỉ là sự thay đổi tần số không gian sống của chúng ta. Nếu bạn hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ sự thật này thì bạn sẽ không hề sợ hãi đối với sinh tử, bạn sẽ rất tự tại. Nhưng sự thay đổi tần số, có khi thay đổi rất tốt, có khi thay đổi còn kém xa so với đời sống hiện nay, bạn không thể không biết. Người có tu hành, người có tu dưỡng, người tâm thiện càng chuyển thì càng tốt. Người thế gian chúng ta thường nói đời sau được sanh về cõi trời, thoát khỏi thân người, sanh về cõi trời, vậy là chuyển tốt rồi. Người thế gian đối với cõi trời mơ hồ chung chung. Nhà Phật biết rõ ràng, trời có 28 tầng trời: Dục Giới có sáu tầng trời, Sắc Giới có mười tám tầng trời, Vô Sắc Giới có bốn tầng trời, bạn chuyển đến tầng trời nào thì vẫn thuộc trong tam giới. Ngoài tam giới còn có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, càng chuyển càng thù thắng. Nếu như bạn tham sống sợ chết, bạn sợ hãi đối với cái chết thì việc này phiền phức rồi, cái chuyển này càng chuyển càng tệ, bạn sẽ chuyển đến đường súc sanh, chuyển đến đường ngạ quỷ. Nếu như bạn tạo nghiệp ác rất nặng thì sẽ chuyển đến đường địa ngục. Cho nên không có sinh tử là lời chân thật, chỉ là sự chuyển đổi không gian, thời gian sống. Trong kinh luận, những đạo lý chân tướng sự thật này Phật đã nói quá nhiều, quá nhiều rồi. Chúng ta cần thể hội thật kỹ, phải nghiêm túc nỗ lực, hy vọng có thể đạt được một cuộc chuyển biến tự tại.
(Trích Cảm Ứng Thiên tập 20)


#41 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 16:45


Người niệm Phật chúng ta, nói lời thành thật, nếu như có được công phu sơ thiền thì chắc chắn vãng sanh, cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc nhất định không có vấn đề. Bạn có công phu sơ thiền, trong pháp môn niệm Phật gọi là niệm Phật tam muội, công phu thành khối rồi thì quyết định được sanh. Công phu chúng ta chưa đạt đến sơ thiền, cũng có một chút công phu gọi là “vị đáo định”. Được “vị đáo định” này, vậy cần phải xem duyên phận của bạn, nếu duyên của bạn thù thắng thì có thể vãng sanh, còn duyên không thù thắng, lúc sắp mạng chung có oan gia trái chủ đến quấy nhiễu, đến chướng ngại là bạn không thể vãng sanh. Chúng ta tự mình thử nghĩ, lúc sắp lâm chung không biết có những oan gia trái chủ này đến kiếm chuyện hay không? Rất khó nói! Người tại gia có gia đình quyến thuộc, có con cháu đứng trước mặt bạn kêu gào khóc lóc, rên la inh ỏi khiến bạn không còn giữ chánh niệm. Người xuất gia còn đáng sợ hơn, tại sao vậy? Tín đồ còn nhiều hơn con cháu. Người này phải như thế này, người kia phải như thế nọ, thế là nguy to rồi. Đây là việc chúng ta hay nhìn thấy. Có rất nhiều lão Hòa thượng khi vãng sanh, tín đồ này nói: “Phải thế này đối với sư phụ”. Người kia lại nói: “Không được! Anh thế này là sai rồi, phải như thế này đối với sư phụ”. Mọi người hai bên tranh nhau, khiến cho sư phụ chết tươi rồi. Không phải họ có tâm xấu, đều là tâm tốt, tâm tốt thiện ý làm chết sư phụ rồi! Tại gia, xuất gia, cái ngưỡng cửa lớn nhất chính là chết. (Trích Hập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 37)


#42 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 16:46

Chúng ta phải biết rằng, ngu si là gốc rễ của mọi phiền não. Tại sao lại có tham, tại sao lại có sân? Là vì ngu si. Tại sao thân tạo ra sát-đạo-dâm; khẩu tạo ra vọng ngữ, lưỡng thiệt? Đều là do ngu si. Từ đó cho thấy, khai trí tuệ là quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của tu học Phật pháp là ở khai trí tuệ. Khai trí tuệ mới đoạn được gốc rễ ngu si phiền não. Cách khai trí tuệ như thế nào vậy? Nhất định phải nương giới để được định, do định khai tuệ. Phật đã nói với chúng ta cái thứ lớp này. Đây là quá trình mà tất cả chư Phật mười phương ba đời phải tu học, chúng ta muốn tu cũng không ngoại lệ.
Biết bao nhiêu người muốn tu, mà tu cả đời cũng không thể khai trí tuệ. Nguyên nhân do đâu vậy? Giới không thanh tịnh thì định cũng không đạt được, vậy làm sao có trí tuệ? Cái trí tuệ không có giới định, trong Phật pháp gọi là “thế trí biện thông”, nhà Nho gọi là “cái học nhồi nhét”, không phải trí tuệ. Bạn nghe nhiều, thấy nhiều, nhớ rất nhiều, đây không phải từ trong tự tánh mà toàn là đến từ bên ngoài, đây là “cái học nhồi nhét”. Nhà Nho đối với sự việc này nói rất hay: “Cái học nhồi nhét không đủ để làm thầy người khác vậy”. Qua đó có thể thấy, thời xưa lựa chọn thầy sẽ không chọn người học nhồi nhét, mà chọn thầy thật sự có tu, có chứng. Gọi là “có tu” chính là phải đem những thứ đã học được hoàn toàn thực hiện. Nếu không thể thực hiện thì đó là giả, chứ không phải thật. Người chân tu nhất định thực hiện, điểm này vô cùng quan trọng. Thực hiện chính là ở trong Phật pháp gọi là “trì giới”. Trì giới mới có thể được định. Thiền định sâu mới khai trí tuệ, định cạn vẫn không có trí tuệ. Nhà Phật nói “Tứ thiền bát định” đều không có trí tuệ, cho nên không ra khỏi tam giới. Vì vậy, cái định công này phải sâu thì mới khai trí tuệ. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 37)


#43 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 01/08/2013 - 14:58

“Thâm tín nhân quả” là việc không dễ dàng. Đối với sự và lý của nhân quả, chúng ta quả thật hiểu rõ hơn rất nhiều so với người bình thường. Hiện nay, người bình thường trong xã hội rất ít nói đến nhân quả. Người học Phật thì thường hay nghe nói về nhân quả. Chúng ta nghe quen tai rồi, biết được gieo nhân thiện thì được quả thiện; tạo nhân ác thì nhất định có ác báo, nhưng tại sao vẫn không chịu tu thiện mà còn muốn đi tạo ác vậy? Nguyên nhân chính là tin nhân quả không sâu. Tin sâu là đối với đạo lý thông đạt, chân tướng sự thật hiểu rõ. Ví dụ, một con muỗi, một con kiến, chúng ta người học Phật thông thường, người học Phật nhiều năm luôn luôn vẫn còn có tâm sát. Khi muỗi đến chích bạn, bạn đập một cái làm chết nó, đây là tập khí xấu ác. Chúng ta biết nhân quả hay không vậy? Biết, nhưng biết không đủ sâu. Chúng ta hữu ý hay vô ý giết hại nó, tương lai quả báo không tránh khỏi.
Trước đây chúng tôi đọc truyện ký của An Thế Cao, ông là người tu hành chân chánh, đắc đạo, chứng quả. Ông đã từng đến Trung Quốc để trả nợ mạng hai lần, vì trong đời quá khứ ngộ sát người khác, quả báo này ông vẫn phải tự chịu. Ông trả nợ mạng, ông biết và hiểu rõ, nhưng mà người tổn hại ông là ngộ sát. Trong đời quá khứ ông đã ngộ sát người khác thế nào thì đời này cũng bị người khác ngộ sát. “Nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định”. Người thế gian không hề nói là sự việc phát sinh không có nhân, không có đạo lý này. Quả báo nhất định là có nhân, có duyên. Bồ-tát làm thị hiện ấy là nói cho chúng ta biết, nhân mà bạn tạo tác nhất định có quả báo, quả báo nhất định phải tự mình gánh chịu. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 38)


#44 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 01/08/2013 - 14:59

Chúng ta không ưa một người, người ta cũng không ưa chúng ta, hay chúng ta ưa thích một người, người ta cũng ưa thích chúng ta, đây là quả báo. Nhà Nho cũng nói: “Ái nhân giả, nhân hằng ái chi”. Bạn yêu người khác, đây là bạn tu nhân; đại chúng xã hội đều tôn kính bạn, yêu thương bạn, đây là quả báo của bạn. Bạn hận người khác, chán ghét người khác thì đại chúng xã hội cũng hận bạn, cũng chán ghét bạn giống như vậy. Nếu như bạn thật sự sáng tỏ đạo lý này, thì câu nói “Thà bỏ thân mạng của mình chứ không chịu tạo ác” là bạn có thể làm được. Cổ đức ví dụ rất hay, hiện nay trong xã hội có vị trí rất cao mời bạn đi làm, mời bạn đi làm vua chẳng hạn, chỉ cần bạn giết một người vô tội thì bạn có thể có được vương vị này. Người tin sâu nhân quả thì không làm việc này, bảo ta giết một chúng sanh vô tội, được lợi ích như thế nào ta cũng không chịu làm. Người tin sâu nhân quả mới có thể làm được, điều này cần phải lìa tà kiến mới được.
Tà kiến là ngu si. Người hồ đồ không tin nhân quả, hay nói cách khác, người không tin sâu nhân quả vẫn là người hồ đồ, không thể xem là người sáng tỏ. Người sáng tỏ đâu chịu làm loại việc khờ dại này? Phải biết rằng muỗi, kiến cũng là một mạng sống. Tại sao nó lại đi làm muỗi, làm kiến vậy? Quá khứ khi nó làm người, ác nghiệp tạo quá nhiều nên đọa vào trong đường này. Khi tội của nó báo hết rồi, thì nó cũng sẽ chuyển thành thân người. Bản thân chúng ta tạo tội nghiệp nhiều thì cũng sẽ biến thành kiến, biến thành muỗi. Quả thật mà nói, vô lượng kiếp đến nay chúng ta ở trong lục đạo mang đủ dạng thân tướng, chúng ta đều đã từng trải qua rồi. Hiện nay đời này được thân người, nhà Phật thường nói “mê do cách ấm”, nên những việc của đời quá khứ đã quên hết. Tuy quên hết (cái quên hết này là mê hoặc), nhưng chủng tử nghiệp nhân ở trong A Lại Da thức vĩnh viễn không bị mất đi, vì vậy chúng ta không được nói làm rồi sau này sẽ không có chuyện gì. Đây là tà kiến, là kiến giải hoàn toàn sai lầm. Từ đó cho thấy, không cần nói là ngôn ngữ, hành vi, ngay cả khởi tâm động niệm, tự mình phải chịu trách nhiệm đối với chính mình.
Nhân quả rất đáng sợ, lời nói này là sự thật. Ai biết vậy? Chư Phật Bồ-tát biết, Thanh Văn, Duyên Giác biết. Trong kinh ghi chép, A La Hán nghe Phật giảng kinh, khi Phật giảng đến địa ngục thì những vị A La Hán này tâm vẫn còn run sợ, vừa nghe thấy thì trên thân đều xuất mồ hôi máu, vì quá khứ đã từng trải qua rồi. Phật vừa nói, nghĩ lại tình trạng trước đây ở trong địa ngục, nỗi sợ hãi vẫn hiện tiền như xưa. Chúng ta thì không biết điều này. Khi nào chúng ta thoát khỏi ngu si, đoạn tham sân si liền chứng quả A La Hán, thì những việc đời đời kiếp kiếp trong đời quá khứ đều có thể nhớ hết. Khi chúng ta đã hồi phục trí nhớ, nghĩ đến tình trạng ở trong lục đạo trước đây, bạn đã từng làm vua trời, làm súc sanh, làm ngạ quỷ, cũng đọa địa ngục, đường nào cũng đều trải qua rồi. Chúng sanh ở trong đường nào cũng đều có quan hệ mật thiết với ta, ngày nay chúng ta gọi là quan hệ thân thuộc. Nếu như chúng ta giết hại chúng sanh, ngược đãi chúng sanh, coi thường chúng sanh, Phật nói rất hay, là giống như đối xử với chư Phật, cha mẹ của mình vậy. Chúng ta với tất cả chúng sanh, với chư Phật Như Lai, trong quá khứ vô lượng kiếp đều có quan hệ thân thuộc, làm cha con lẫn nhau. Những lời này chắc chắn không phải hoang đường, đích thực là lời chân thật. Thật sự không làm ác, ngay cả niệm ác cũng không sanh thì A La Hán mới làm được, chúng ta phải cố gắng nỗ lực học tập. Nếu như bạn có thể làm được thì bạn liền chứng quả A La Hán, mười nghiệp ác hoàn toàn đoạn rồi. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 38)


#45 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 01/08/2013 - 15:00

Ý nghĩa của “quy y” chính là lấy Phật làm thầy. Chư thiên thiện thần, trí tuệ của họ cao hơn chúng ta nên họ cũng có thể chỉ dạy cho chúng ta, chúng ta đối với họ phải tôn kính. Chư thiên thiện thần phần lớn cũng là quy y Phật, cũng đều là học trò của Phật. Trong kinh điển chúng ta thường đọc thấy, vua trời Đại Phạm, vua trời Đao Lợi thường hay thỉnh chư Phật Bồ-tát đến thiên cung để giảng kinh thuyết pháp, cho nên chúng ta biết, chư thiên thiện thần cũng là học trò của Phật. Chúng ta nhất định phải lấy Phật làm thầy, tùy thuận theo giáo giới của Phật Đà để tu học, vậy là đúng rồi. Cõi trời tuy tốt, nhưng kiến tư phiền não của họ chưa đoạn hết, chỉ có thể nói phiền não của họ nhẹ hơn của chúng ta, phước báo của họ lớn hơn phước báo của chúng ta, quả vị đạt được không phải cứu cánh, không phải viên mãn. Chúng ta phải tìm một vị thầy thật sự có công đức, trí tuệ viên mãn là tốt. Chúng ta chọn Phật làm thầy, thì những chư thiên thiện thần này có trách chúng ta không? Không trách. Nếu chúng ta cho rằng, “trước đây tôi thờ thần, bây giờ tôi quy Phật rồi, không thờ thần nữa, thì vị thần này nhất định rất giận, nhất định muốn kiếm chuyện với tôi”. Chúng ta nghĩ như vậy là sai rồi! Không ngờ rằng, nếu như vị thần đó nhìn thấy bạn quy y Phật, chọn Phật làm thầy, thần rất vui mừng, vô cùng hoan hỷ tán thán, bạn làm rất đúng, bạn không hề làm sai, những thần này đều biến thành hộ pháp của bạn. Thần thông minh hơn chúng ta, chánh trực hơn chúng ta. Nếu như vị thần này nhìn thấy bạn quy y Phật, họ còn kiếm chuyện với bạn, không hoan hỷ mà còn trả thù bạn, thì đây không phải chánh thần, đó là yêu ma quỷ quái. Yêu ma quỷ quái sẽ hại người, chánh thần sẽ phù hộ người. Chúng ta chọn Phật làm thầy là quyết định chính xác, nhưng đối với thiên thần khác nhất định phải tôn kính, tôn trọng và tán thán. (Trích Thập Thiện Nghiệ Đạo kinh đĩa 38)






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |