

PHẬT GIÁO
Viết bởi tigerstock68, 31/07/13 11:10
215 replies to this topic
#166
Gửi vào 25/08/2013 - 14:10
Tâm điều khiển ý muốn và hành động của con người. Canh phòng và kiểm soát tâm là điều cần thiết, nhưng không phải là điều dễ thực hiện, vì tâm con người còn khó dò hơn lòng đại dương.
Người ta không cần phải tìm đến địa ngục mới gặp được quỷ dữ, mà chính bản tâm mình, nếu không kiềm chế, không được sự hướng dẫn theo con đường chánh đạo thì nó sẽ trở thành đồng lõa của ma vương. Vì nó rất dễ động, luôn biến đổi, rất nhanh nhẹn, khó kiềm chế và kiểm soát, lại sẵn sàng chạy theo sở thích của dục vọng, kiêu mạn và lòng tham của con người.
Vì thế, Đức Phật đã dạy rằng: “Người mà tâm không vững, trí không thanh thản, không biết Chánh pháp và niềm tin bị dao động, thì không thể đạt đến mức trí tuệ toàn hảo”. Lại nữa, “Người mà tâm thanh thản, không bị lòng tham ái thúc giục, không bị sân hận thâm nhiễm và đã vượt lên trên những nghiệp thiện ác thông thường, là người đã giác ngộ, không còn phải e sợ điều gì”. Bởi “Đây là con cái của ta! Đây là tài sản của ta!” - kẻ cuồng si cứ lo nghĩ như thế mãi, nhưng không biết rằng chính họ cũng không phải là của họ nữa, huống chi là con cái hay tài sản của họ.
Người ta không cần phải tìm đến địa ngục mới gặp được quỷ dữ, mà chính bản tâm mình, nếu không kiềm chế, không được sự hướng dẫn theo con đường chánh đạo thì nó sẽ trở thành đồng lõa của ma vương. Vì nó rất dễ động, luôn biến đổi, rất nhanh nhẹn, khó kiềm chế và kiểm soát, lại sẵn sàng chạy theo sở thích của dục vọng, kiêu mạn và lòng tham của con người.
Vì thế, Đức Phật đã dạy rằng: “Người mà tâm không vững, trí không thanh thản, không biết Chánh pháp và niềm tin bị dao động, thì không thể đạt đến mức trí tuệ toàn hảo”. Lại nữa, “Người mà tâm thanh thản, không bị lòng tham ái thúc giục, không bị sân hận thâm nhiễm và đã vượt lên trên những nghiệp thiện ác thông thường, là người đã giác ngộ, không còn phải e sợ điều gì”. Bởi “Đây là con cái của ta! Đây là tài sản của ta!” - kẻ cuồng si cứ lo nghĩ như thế mãi, nhưng không biết rằng chính họ cũng không phải là của họ nữa, huống chi là con cái hay tài sản của họ.
#167
Gửi vào 28/08/2013 - 13:04
PHƯƠNG THỨC TU HÀNH CỦA TỊNH ĐỘ
Phương thức tu hành của Tịnh Độ chính là khi căn - trần tiếp xúc nhau, tâm vừa động, cho dù niệm thiện hay niệm ác, lập tức liền đề khởi Phật hiệu đánh bạt đi ý niệm này. Đây là phương pháp công phu của Tịnh Độ. Đến khi bạn không khởi lên ý niệm nữa thì bạn thành công, bạn không còn là phàm phu nữa, bạn đã là Phật Bồ Tát rồi, phàm phu chắc chắn khởi niệm. Khi ý niệm vừa khởi lên, liền đề khởi câu Phật hiệu, đây chính là chánh giác. Người xưa nói: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Phật hiệu chính là giác, đem vọng niệm này đổi đi. Trong thuận cảnh, khởi tâm hoan hỉ, đem cái tâm hoan hỉ này đổi đi; trong nghịch cảnh, khởi tâm sân hận, thì đem ý niệm sân hận này đổi đi, thảy đều đổi thành một câu Phật hiệu. Đây gọi là thật niệm Phật, biết niệm Phật. Công phu dùng vào chỗ nào? Ở nơi khởi tâm động niệm mà dùng. Dùng đến lúc nào mà tất cả vọng niệm đều không khởi, đây chính là “Phát Chư Tam Muội thời”. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 70)
Phương thức tu hành của Tịnh Độ chính là khi căn - trần tiếp xúc nhau, tâm vừa động, cho dù niệm thiện hay niệm ác, lập tức liền đề khởi Phật hiệu đánh bạt đi ý niệm này. Đây là phương pháp công phu của Tịnh Độ. Đến khi bạn không khởi lên ý niệm nữa thì bạn thành công, bạn không còn là phàm phu nữa, bạn đã là Phật Bồ Tát rồi, phàm phu chắc chắn khởi niệm. Khi ý niệm vừa khởi lên, liền đề khởi câu Phật hiệu, đây chính là chánh giác. Người xưa nói: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Phật hiệu chính là giác, đem vọng niệm này đổi đi. Trong thuận cảnh, khởi tâm hoan hỉ, đem cái tâm hoan hỉ này đổi đi; trong nghịch cảnh, khởi tâm sân hận, thì đem ý niệm sân hận này đổi đi, thảy đều đổi thành một câu Phật hiệu. Đây gọi là thật niệm Phật, biết niệm Phật. Công phu dùng vào chỗ nào? Ở nơi khởi tâm động niệm mà dùng. Dùng đến lúc nào mà tất cả vọng niệm đều không khởi, đây chính là “Phát Chư Tam Muội thời”. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 70)
#168
Gửi vào 28/08/2013 - 13:05
PHẠT CHẾ GIỚI CẤM VÌ TÂM CHÚNG TA KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC CẢNH GIỚI
Phật chế định cho chúng ta giới cấm, cấm chỉ không cho phép làm, như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, thêm vào chữ “không”, đó chính là từ trên sự mà buông bỏ. Vì sao vậy? Vì tâm của bạn không làm chủ được cảnh giới, bạn sẽ bị cảnh giới xoay chuyển, vậy thì phải buông bỏ. Nếu như chính mình có công phu tương đối, chúng ta thông thường nói “thiền định”, bạn có định lực tương đối, bạn sẽ không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, thì những giới luật này sẽ không có. Không phải không có giới luật, mà là giới luật viên mãn rồi. Cảnh giới viên mãn là “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Vì sao vậy? Bạn không bị cảnh chuyển, cảnh không ngại tâm, tâm cũng không ngại cảnh. Đây là trình độ gì? Trên kinh Đại thừa nói đây là cảnh giới của Pháp Thân Bồ Tát, cảnh giới không chướng ngại. Đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu, sau đó bạn mới biết được phải nên học Phật thế nào, phải nên làm thế nào trì giới, trong tâm của chính mình liền tường tận. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 70)
Phật chế định cho chúng ta giới cấm, cấm chỉ không cho phép làm, như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, thêm vào chữ “không”, đó chính là từ trên sự mà buông bỏ. Vì sao vậy? Vì tâm của bạn không làm chủ được cảnh giới, bạn sẽ bị cảnh giới xoay chuyển, vậy thì phải buông bỏ. Nếu như chính mình có công phu tương đối, chúng ta thông thường nói “thiền định”, bạn có định lực tương đối, bạn sẽ không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, thì những giới luật này sẽ không có. Không phải không có giới luật, mà là giới luật viên mãn rồi. Cảnh giới viên mãn là “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Vì sao vậy? Bạn không bị cảnh chuyển, cảnh không ngại tâm, tâm cũng không ngại cảnh. Đây là trình độ gì? Trên kinh Đại thừa nói đây là cảnh giới của Pháp Thân Bồ Tát, cảnh giới không chướng ngại. Đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu, sau đó bạn mới biết được phải nên học Phật thế nào, phải nên làm thế nào trì giới, trong tâm của chính mình liền tường tận. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 70)
#169
Gửi vào 29/08/2013 - 11:10
TIN SÂU NHÂN QUẢ
Hiện nay thế gian này tại sao loạn như vậy? Tại sao có nhiều người dám làm càn làm bậy như vậy? Vì họ không tin nhân quả, cho nên họ mới dám làm. Nhân quả không phải “tin thì có, không tin thì không có”, không phải vậy. Nhân quả là chân lý, bất kể bạn tin hay không tin. Bạn tin, nó có; bạn không tin thì nó vẫn có. Toàn bộ Phật pháp cũng không thể rời khỏi nhân quả. Trong kinh Hoa Nghiêm, đại đức xưa phân chia giáo, Ngũ chu nhân quả. Cái mà “Hoa Nghiêm” nói là gì vậy? Là Ngũ chu nhân quả. Cái mà “Pháp Hoa” nói là gì? Nhân quả nhất thừa, đây là vua trong các kinh. Tất cả pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong 49 năm, chỉ là nói rõ nhân quả thế xuất thế gian mà thôi. Cho nên, bạn hãy xem từ điều thứ nhất, bạn có thể tin sâu nhân quả thì kiến giải của bạn là chính xác. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 71)
Hiện nay thế gian này tại sao loạn như vậy? Tại sao có nhiều người dám làm càn làm bậy như vậy? Vì họ không tin nhân quả, cho nên họ mới dám làm. Nhân quả không phải “tin thì có, không tin thì không có”, không phải vậy. Nhân quả là chân lý, bất kể bạn tin hay không tin. Bạn tin, nó có; bạn không tin thì nó vẫn có. Toàn bộ Phật pháp cũng không thể rời khỏi nhân quả. Trong kinh Hoa Nghiêm, đại đức xưa phân chia giáo, Ngũ chu nhân quả. Cái mà “Hoa Nghiêm” nói là gì vậy? Là Ngũ chu nhân quả. Cái mà “Pháp Hoa” nói là gì? Nhân quả nhất thừa, đây là vua trong các kinh. Tất cả pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong 49 năm, chỉ là nói rõ nhân quả thế xuất thế gian mà thôi. Cho nên, bạn hãy xem từ điều thứ nhất, bạn có thể tin sâu nhân quả thì kiến giải của bạn là chính xác. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 71)
#170
Gửi vào 29/08/2013 - 11:10
Chúng ta ngày nay nương vào kinh Vô Lượng Thọ, do đó kinh Vô Lượng Thọ nhất định phải thuộc. Điều trong kinh dạy chúng ta làm, hãy cố gắng nỗ lực học tập; dạy chúng ta không được làm, chúng ta nhất định không được phép vi phạm; tùy thuận thánh giáo. Đây chính là chánh kiến. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 71) —
#171
Gửi vào 29/08/2013 - 11:11
NGƯỜI THIỆN NIỆM PHẬT MỘT NIỆM ĐẾN MƯỜI NIỆM LÀ VÃNG SANH
Chúng ta thường hay tư duy thập thiện nghiệp chính là chánh tư duy, cái này rất quan trọng. Thường xuyên nghĩ đến điều Phật ở trong kinh dạy chúng ta, “Ngày đêm thường niệm thiện pháp” chính là pháp thập thiện. “Tư duy thập thiện, quan sát thập thiện”, ở mọi lúc, mọi nơi, niệm niệm không lìa thập thiện, thì chúng ta đã biến thành người thiện rồi. Người thiện niệm A Di Đà Phật thì chắc chắn vãng sanh. Thế giới Tây Phương Cực Lạc các bậc thượng thiện đều hội tụ về một chỗ. Chúng ta giữ tâm thiện, tư tưởng thiện, ngôn hạnh thiện, thì đâu có lý nào không vãng sanh? Vãng sanh, nói thật ra, chỉ cần phát nguyện, con nguyện sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, niệm Phật một niệm, mười niệm là có thể vãng sanh; không cần niệm một ngày mười vạn tiếng, hai mươi vạn tiếng, không cần thiết như vậy. Bạn muốn niệm nhiều cũng chẳng sao cả, bạn niệm ít cũng không sao cả, chắc chắn vãng sanh. Tại sao vậy? Vì bạn là người thiện.
Từ “thiện” thăng cấp đến “tịnh”, tịnh niệm tương tục, phẩm vị của bạn đã cao rồi. Tâm thiện vãng sanh đến Phàm Thánh Đồng Cư Độ. Tịnh niệm vãng sanh đến Phương Tiện Hữu Dư Độ với Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Nhưng quí vị phải biết, gốc của tịnh niệm là thiện niệm. Tâm nếu là bất thiện thì làm sao thanh tịnh được? Đây là điều không thể. Cho nên nhất định phải đoạn ác tu thiện, đạo lý này rất quan trọng.
—
Chúng ta thường hay tư duy thập thiện nghiệp chính là chánh tư duy, cái này rất quan trọng. Thường xuyên nghĩ đến điều Phật ở trong kinh dạy chúng ta, “Ngày đêm thường niệm thiện pháp” chính là pháp thập thiện. “Tư duy thập thiện, quan sát thập thiện”, ở mọi lúc, mọi nơi, niệm niệm không lìa thập thiện, thì chúng ta đã biến thành người thiện rồi. Người thiện niệm A Di Đà Phật thì chắc chắn vãng sanh. Thế giới Tây Phương Cực Lạc các bậc thượng thiện đều hội tụ về một chỗ. Chúng ta giữ tâm thiện, tư tưởng thiện, ngôn hạnh thiện, thì đâu có lý nào không vãng sanh? Vãng sanh, nói thật ra, chỉ cần phát nguyện, con nguyện sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, niệm Phật một niệm, mười niệm là có thể vãng sanh; không cần niệm một ngày mười vạn tiếng, hai mươi vạn tiếng, không cần thiết như vậy. Bạn muốn niệm nhiều cũng chẳng sao cả, bạn niệm ít cũng không sao cả, chắc chắn vãng sanh. Tại sao vậy? Vì bạn là người thiện.
Từ “thiện” thăng cấp đến “tịnh”, tịnh niệm tương tục, phẩm vị của bạn đã cao rồi. Tâm thiện vãng sanh đến Phàm Thánh Đồng Cư Độ. Tịnh niệm vãng sanh đến Phương Tiện Hữu Dư Độ với Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Nhưng quí vị phải biết, gốc của tịnh niệm là thiện niệm. Tâm nếu là bất thiện thì làm sao thanh tịnh được? Đây là điều không thể. Cho nên nhất định phải đoạn ác tu thiện, đạo lý này rất quan trọng.
—
#172
Gửi vào 29/08/2013 - 11:12
CÁCH ĐOẠN ÁC TU THIỆN
Cách đoạn ác tu thiện như thế nào? Từng giây từng phút phải soi lại mình. Nếu như từng giây từng phút không thể làm được, thì ít nhất là mỗi tối phải soi lại một lần. Buổi tối công việc đều buông xả rồi, trước khi đi ngủ, nghĩ kỹ lại một chút, ngày hôm nay đối với người, với việc, với vật, chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, dùng thập thiện nghiệp làm tiêu chuẩn, xem ta có lỗi lầm gì không? Có lỗi thì phải sửa. Cho nên, cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, đại đức ở trong cửa Phật, bất kể là xuất gia hay tại gia, họ đều dùng bảng công tội để phản tỉnh. Đây là việc tốt, các bạn đã xem tiên sinh Liễu Phàm (Viên Liễu Phàm là người ở vào thời cuối năm triều Minh).
Cách đoạn ác tu thiện như thế nào? Từng giây từng phút phải soi lại mình. Nếu như từng giây từng phút không thể làm được, thì ít nhất là mỗi tối phải soi lại một lần. Buổi tối công việc đều buông xả rồi, trước khi đi ngủ, nghĩ kỹ lại một chút, ngày hôm nay đối với người, với việc, với vật, chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, dùng thập thiện nghiệp làm tiêu chuẩn, xem ta có lỗi lầm gì không? Có lỗi thì phải sửa. Cho nên, cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, đại đức ở trong cửa Phật, bất kể là xuất gia hay tại gia, họ đều dùng bảng công tội để phản tỉnh. Đây là việc tốt, các bạn đã xem tiên sinh Liễu Phàm (Viên Liễu Phàm là người ở vào thời cuối năm triều Minh).
#173
Gửi vào 29/08/2013 - 11:12
ĐOẠN ÁC TU THIỆN CHÍNH LÀ CẢI TẠO VẬN MỆNH
Vận mệnh là thuộc về quả báo. Vận mệnh từ đâu mà có vậy? Từ nghiệp thiện - ác mà có. Cho nên cải tạo vận mệnh không có gì khác, chính là đoạn ác, tu thiện, làm nhiều việc tốt. Tiêu chuẩn của việc tốt chúng ta phải biết, phàm là việc lợi ích người khác, lợi ích xã hội thì đây là việc tốt; phàm là việc lợi ích cho bản thân mà bất lợi đối với người khác, bất lợi đối với xã hội thì đây là việc ác. Có một số người, đặc biệt là người sơ học không biết đạo lý này.
Xã hội có quan niệm sai lầm phổ biến, họ nói: “Người không vì mình thì trời tru đất diệt”. Có người nào không vì mình đâu? Vì mình có gì là lỗi lầm chứ? Có gì sai lầm? Phật thì không nói như vậy, Phật nhất định không cho phép đệ tử vì bản thân. Tại sao vậy? Chỉ cần có ý nghĩ vì bản thân, thì liền tăng trưởng chấp ngã, đạo lý là ở chỗ này. Quả báo của tăng trưởng chấp ngã chính là lục đạo luân hồi. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 71)
Vận mệnh là thuộc về quả báo. Vận mệnh từ đâu mà có vậy? Từ nghiệp thiện - ác mà có. Cho nên cải tạo vận mệnh không có gì khác, chính là đoạn ác, tu thiện, làm nhiều việc tốt. Tiêu chuẩn của việc tốt chúng ta phải biết, phàm là việc lợi ích người khác, lợi ích xã hội thì đây là việc tốt; phàm là việc lợi ích cho bản thân mà bất lợi đối với người khác, bất lợi đối với xã hội thì đây là việc ác. Có một số người, đặc biệt là người sơ học không biết đạo lý này.
Xã hội có quan niệm sai lầm phổ biến, họ nói: “Người không vì mình thì trời tru đất diệt”. Có người nào không vì mình đâu? Vì mình có gì là lỗi lầm chứ? Có gì sai lầm? Phật thì không nói như vậy, Phật nhất định không cho phép đệ tử vì bản thân. Tại sao vậy? Chỉ cần có ý nghĩ vì bản thân, thì liền tăng trưởng chấp ngã, đạo lý là ở chỗ này. Quả báo của tăng trưởng chấp ngã chính là lục đạo luân hồi. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 71)
#174
Gửi vào 29/08/2013 - 11:14
ĐỌC KINH LÀ PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT TU CHÁNH TƯ DUY
Đại đức xưa thường nói: “Tu từ căn bản”. Tu từ căn bản chính là tu từ tâm địa. Nói thật ra, tâm địa chính là từ khởi tâm động niệm, mà khởi tâm động niệm thật sự chính là tư duy. Khởi tâm động niệm tùy thuận theo lời giáo huấn của kinh điển chính là chánh tư duy hiện nay của chúng ta. Đạo lý này nhất định phải biết, hơn nữa, nhất định phải tha thiết mà làm.
Chúng ta đề xướng đọc kinh. Đọc kinh là phương pháp tốt nhất tu chánh tư duy của chúng ta, đặc biệt là đối với người căn tánh trung hạ, nên bắt tay từ đọc tụng, thọ trì. Sau khi đọc rồi, phải hiểu rõ ý nghĩa ở trong kinh. Không có người giảng, không sao cả, người xưa thường nói: “Đọc sách ngàn lần, sẽ tự thấy nghĩa”. Hằng ngày niệm, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, chúng ta gọi là chuyên tâm niệm kinh, niệm lâu rồi trí tuệ sẽ mở thôi. Tại sao vậy? Niệm lâu rồi thì tâm sẽ được định, tâm đã thanh tịnh rồi. Bởi vì bạn chuyên tâm tụng kinh, ở trong đây không xen tạp vọng tưởng, không xen tạp phân biệt, chấp trước, tụng kinh sẽ được định. Đây là một phương pháp tu định. Sau khi tâm thanh tịnh rồi thì ý nghĩa ở trong kinh dần dần sẽ sáng tỏ, chúng ta “sẽ tự thấy nghĩa”. Sau khi sáng tỏ, chúng ta nhất định phải làm theo, nhất định phải kiên trì y giáo phụng hành, đây gọi là “thọ trì”.
Thọ trì là tự lợi, bản thân chúng ta có được lợi ích. Sau khi bản thân có được lợi ích rồi, nhất định phải đem lợi ích này hưởng chung với người khác, đó chính là “vì người diễn thuyết”. Ở trong “diễn thuyết”, quan trọng nhất là diễn. Diễn là gì vậy? Bản thân ta làm được rồi thì biểu diễn cho người khác thấy. Sau khi làm được rồi thì mới nói. Phật đem “diễn” để ở phía trước, “nói” để ở phía sau. Ngài không hề nói là “thuyết diễn”, mà nói là “diễn thuyết”. Vì người diễn thuyết, đây chính là tự lợi lợi tha, công đức vô lượng vô biên.
Học Phật, nếu như kiến giải, tư duy của chúng ta bất chánh, thì toàn bộ phía sau đều không có. Tại sao vậy? Vì không có căn, cho nên bất kể tinh tấn dụng công tu trì như thế nào cũng đều rơi vào đường ma, chứ không phải Phật đạo. Tâm bất chánh, trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhân địa không thật, chiêu quả khúc khuỷu”, rơi vào ma đạo, không phải Phật đạo. Điều quan trọng nhất là nhân phải chánh. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 71)
Đại đức xưa thường nói: “Tu từ căn bản”. Tu từ căn bản chính là tu từ tâm địa. Nói thật ra, tâm địa chính là từ khởi tâm động niệm, mà khởi tâm động niệm thật sự chính là tư duy. Khởi tâm động niệm tùy thuận theo lời giáo huấn của kinh điển chính là chánh tư duy hiện nay của chúng ta. Đạo lý này nhất định phải biết, hơn nữa, nhất định phải tha thiết mà làm.
Chúng ta đề xướng đọc kinh. Đọc kinh là phương pháp tốt nhất tu chánh tư duy của chúng ta, đặc biệt là đối với người căn tánh trung hạ, nên bắt tay từ đọc tụng, thọ trì. Sau khi đọc rồi, phải hiểu rõ ý nghĩa ở trong kinh. Không có người giảng, không sao cả, người xưa thường nói: “Đọc sách ngàn lần, sẽ tự thấy nghĩa”. Hằng ngày niệm, không có vọng tưởng, không có tạp niệm, chúng ta gọi là chuyên tâm niệm kinh, niệm lâu rồi trí tuệ sẽ mở thôi. Tại sao vậy? Niệm lâu rồi thì tâm sẽ được định, tâm đã thanh tịnh rồi. Bởi vì bạn chuyên tâm tụng kinh, ở trong đây không xen tạp vọng tưởng, không xen tạp phân biệt, chấp trước, tụng kinh sẽ được định. Đây là một phương pháp tu định. Sau khi tâm thanh tịnh rồi thì ý nghĩa ở trong kinh dần dần sẽ sáng tỏ, chúng ta “sẽ tự thấy nghĩa”. Sau khi sáng tỏ, chúng ta nhất định phải làm theo, nhất định phải kiên trì y giáo phụng hành, đây gọi là “thọ trì”.
Thọ trì là tự lợi, bản thân chúng ta có được lợi ích. Sau khi bản thân có được lợi ích rồi, nhất định phải đem lợi ích này hưởng chung với người khác, đó chính là “vì người diễn thuyết”. Ở trong “diễn thuyết”, quan trọng nhất là diễn. Diễn là gì vậy? Bản thân ta làm được rồi thì biểu diễn cho người khác thấy. Sau khi làm được rồi thì mới nói. Phật đem “diễn” để ở phía trước, “nói” để ở phía sau. Ngài không hề nói là “thuyết diễn”, mà nói là “diễn thuyết”. Vì người diễn thuyết, đây chính là tự lợi lợi tha, công đức vô lượng vô biên.
Học Phật, nếu như kiến giải, tư duy của chúng ta bất chánh, thì toàn bộ phía sau đều không có. Tại sao vậy? Vì không có căn, cho nên bất kể tinh tấn dụng công tu trì như thế nào cũng đều rơi vào đường ma, chứ không phải Phật đạo. Tâm bất chánh, trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhân địa không thật, chiêu quả khúc khuỷu”, rơi vào ma đạo, không phải Phật đạo. Điều quan trọng nhất là nhân phải chánh. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 71)
#175
Gửi vào 31/08/2013 - 09:31
NIỆM PHẬT PHẢI TU MƯỜI NGHIỆP THIỆN
Lão Cư Sĩ Lý Bĩnh Nam, trước một ngày vãng sanh đã nói với các đồng tu: “Thế giới này loạn rồi, Phật Bồ Tát, thần tiên dù có đến cũng không thể cứu được. Chúng ta chỉ có con đường sanh lộ duy nhất là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ”. Đây là di ngôn sau cùng của Ngài, dạy bảo chúng ta lão thật niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ngài rời xa chúng ta đã mười năm rồi. Ngay trong mười năm, lời của Ngài nói đã ứng nghiệm. Đặc biệt là vào hiện tại, chúng ta đã xem thấy trong xã hội này, trong nước, ngoài nước, toàn thế giới, mỗi một khu vực đều loạn, loạn thành một mảng. Làm thế nào cứu chính mình? Tu mười nghiệp thiện. Nếu như người niệm Phật vẫn tạo mười nghiệp ác thì không thể vãng sanh. Niệm Phật chắc chắn phải tu “Thập Thiện Nghiệp Đạo” như vậy thì mới tự cứu mình, mới có thể giúp đỡ người khác. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 72)
Lão Cư Sĩ Lý Bĩnh Nam, trước một ngày vãng sanh đã nói với các đồng tu: “Thế giới này loạn rồi, Phật Bồ Tát, thần tiên dù có đến cũng không thể cứu được. Chúng ta chỉ có con đường sanh lộ duy nhất là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ”. Đây là di ngôn sau cùng của Ngài, dạy bảo chúng ta lão thật niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ngài rời xa chúng ta đã mười năm rồi. Ngay trong mười năm, lời của Ngài nói đã ứng nghiệm. Đặc biệt là vào hiện tại, chúng ta đã xem thấy trong xã hội này, trong nước, ngoài nước, toàn thế giới, mỗi một khu vực đều loạn, loạn thành một mảng. Làm thế nào cứu chính mình? Tu mười nghiệp thiện. Nếu như người niệm Phật vẫn tạo mười nghiệp ác thì không thể vãng sanh. Niệm Phật chắc chắn phải tu “Thập Thiện Nghiệp Đạo” như vậy thì mới tự cứu mình, mới có thể giúp đỡ người khác. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 72)
#176
Gửi vào 31/08/2013 - 09:32
PHẢI NÊN KHẨN CẤP ĐỘ CHÍNH MÌNH TRƯỚC, KHÔNG CẦN PHẢI NÓNG VỘI MUỐN ĐỘ NGƯỜI KHÁC
Hiện tại chúng ta nói dân chủ tự do, mở rộng, chúng ta không có quyền can thiệp người khác, chúng ta cũng không có quyền nghị luận người khác, không bằng gomtâm trở lại, cố gắng chính mình tu, vậy thì chính xác. Người khác có thể tiếp nhận, chúng ta khuyên bảo họ, còn nếu họ không thể tiếp nhận thì chính mình cố gắng niệm Phật, thành tựu chính mình. Chân thật phát tâm đại từ bi, sau khi vãng sanh thừa nguyện tái lai; xem chúng sanh đến lúc nào có ý quay đầu thì trở lại độ, không cần phải nóng vội muốn độ người khác. Phải nên khẩn cấp độ chính mình trước, đây là quan trọng. Chính mình chưa độ được mình thì làm sao có thể độ người khác? Phật nói, “không hề có việc này”, không có đạo lý này. Nhất định phải độ chính mình trước, giúp đỡ chính mình trước, thành tựu chính mình trước, sau đó lại giúp đỡ người khác, như vậy thì đúng, vậy thì chính xác. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 72)
Hiện tại chúng ta nói dân chủ tự do, mở rộng, chúng ta không có quyền can thiệp người khác, chúng ta cũng không có quyền nghị luận người khác, không bằng gomtâm trở lại, cố gắng chính mình tu, vậy thì chính xác. Người khác có thể tiếp nhận, chúng ta khuyên bảo họ, còn nếu họ không thể tiếp nhận thì chính mình cố gắng niệm Phật, thành tựu chính mình. Chân thật phát tâm đại từ bi, sau khi vãng sanh thừa nguyện tái lai; xem chúng sanh đến lúc nào có ý quay đầu thì trở lại độ, không cần phải nóng vội muốn độ người khác. Phải nên khẩn cấp độ chính mình trước, đây là quan trọng. Chính mình chưa độ được mình thì làm sao có thể độ người khác? Phật nói, “không hề có việc này”, không có đạo lý này. Nhất định phải độ chính mình trước, giúp đỡ chính mình trước, thành tựu chính mình trước, sau đó lại giúp đỡ người khác, như vậy thì đúng, vậy thì chính xác. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 72)
#177
Gửi vào 31/08/2013 - 09:33
TƯỞNG NHỚ VÀ NGHIỆP LUÂN HỒI.
Đời này chúng ta chỉ có một mục tiêu: Muốn gặp A Di Đà Phật, muốn đến thế giới Cực Lạc. Làm cách nào để đi? Trong kinh dạy chúng ta " chấp trì danh hiệu" thì có thể đi. Vậy thì các vị không thể lơi lỏng danh hiệu A Di Đà Phật này, những thứ khác đều có thể buông xuống, vì "phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" cái gì có hình tướng đều là giả, mọi thứ đều không thể mang theo, không thứ nào hữu dụng cả.
Chúng ta nhớ thật kỹ, tưởng nhớ những thứ khác đều là tạo nghiệp luân hồi, còn cái gì không tưởng không nghĩ cũng là nghiệp lục đạo luân hồi, đọa đến vô minh. Chúng ta không đọa đến vô minh thì đọa đến tà niệm. Vô minh và tà niệm đều không ra khỏi luân hồi. Chúng ta không muốn đọa vào những con đường này thì còn cách: Tưởng nhớ A Di Đà Phật, ắt sẽ siêu vượt vô minh, sẽ siêu vượt tà niệm. Phương pháp này đơn giản, dễ dàng, thật tuyệt diệu. Ngoài A Di Đà Phật ra cái gì cũng không có, phải luôn ở trong tâm.
Ngày trước tôi còn mẹ già ở Thượng Hải. Có người đến thăm bà, nói bà luôn nhớ tôi. Ý niệm thế gian là thường tình, nhưng với người niệm Phật, cầu sanh Tây Phương là sai rồi. Tôi về gặp bà và khuyên không nên nhớ tôi nữa, phải nhớ A Di Đà Phật. Đem ý niệm chuyển đổi lại, chuyển thành tưởng nhớ A Di Đà Phật. Nhớ A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật thì mới vĩnh hằng, là đại trí tuệ chân thật. Vì sao? Tương lai chúng ta đều đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, hàng ngày cùng nhau ở một nơi mà. Còn ở đây, con nhớ mẹ, mẹ nhớ con, là tạo nghịệp ái, nghiệp luân hồi, tương lai mạnh ai nấy tạo luân hồi, không có thể gặp mặt lại nhau, dù có gặp mặt cũng không nhận ra được vì thay hình đổi dạng rồi. Cho nên muốn mãi mãi ở cùng một nơi, chỉ còn một cách, mọi ngừơi phải niệm nhớ A Di Đà Phật. Vãng sanh về Tây Phương rồi, vĩnh viễn sống cùng với nhau.
Đời này chúng ta chỉ có một mục tiêu: Muốn gặp A Di Đà Phật, muốn đến thế giới Cực Lạc. Làm cách nào để đi? Trong kinh dạy chúng ta " chấp trì danh hiệu" thì có thể đi. Vậy thì các vị không thể lơi lỏng danh hiệu A Di Đà Phật này, những thứ khác đều có thể buông xuống, vì "phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" cái gì có hình tướng đều là giả, mọi thứ đều không thể mang theo, không thứ nào hữu dụng cả.
Chúng ta nhớ thật kỹ, tưởng nhớ những thứ khác đều là tạo nghiệp luân hồi, còn cái gì không tưởng không nghĩ cũng là nghiệp lục đạo luân hồi, đọa đến vô minh. Chúng ta không đọa đến vô minh thì đọa đến tà niệm. Vô minh và tà niệm đều không ra khỏi luân hồi. Chúng ta không muốn đọa vào những con đường này thì còn cách: Tưởng nhớ A Di Đà Phật, ắt sẽ siêu vượt vô minh, sẽ siêu vượt tà niệm. Phương pháp này đơn giản, dễ dàng, thật tuyệt diệu. Ngoài A Di Đà Phật ra cái gì cũng không có, phải luôn ở trong tâm.
Ngày trước tôi còn mẹ già ở Thượng Hải. Có người đến thăm bà, nói bà luôn nhớ tôi. Ý niệm thế gian là thường tình, nhưng với người niệm Phật, cầu sanh Tây Phương là sai rồi. Tôi về gặp bà và khuyên không nên nhớ tôi nữa, phải nhớ A Di Đà Phật. Đem ý niệm chuyển đổi lại, chuyển thành tưởng nhớ A Di Đà Phật. Nhớ A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật thì mới vĩnh hằng, là đại trí tuệ chân thật. Vì sao? Tương lai chúng ta đều đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, hàng ngày cùng nhau ở một nơi mà. Còn ở đây, con nhớ mẹ, mẹ nhớ con, là tạo nghịệp ái, nghiệp luân hồi, tương lai mạnh ai nấy tạo luân hồi, không có thể gặp mặt lại nhau, dù có gặp mặt cũng không nhận ra được vì thay hình đổi dạng rồi. Cho nên muốn mãi mãi ở cùng một nơi, chỉ còn một cách, mọi ngừơi phải niệm nhớ A Di Đà Phật. Vãng sanh về Tây Phương rồi, vĩnh viễn sống cùng với nhau.
#178
Gửi vào 31/08/2013 - 09:33
TRONG TÂM LUÔN CÓ PHẬT.
Pháp môn niệm Phật thù thắng ở chỗ không yêu cầu ở hình thức. Ở nhà hay đang làm việc đều có thể niệm Phật. Niệm trong tâm không ra tiếng. Bất luận làm việc gì, Phật hiệu cũng có thể không gián đoạn. Nếu lúc đang làm việc cần phải suy nghĩ, thì tạm thời buông xuống câu Phật hiệu. Sau khi làm xong việc, việc làm buông xuống, lại khởi tiếp câu Phật hiệu. Pháp môn này thật thù thắng và tiện lợi, bất luận là đang ở hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được, đều công phu không thể gián đoạn. Đây là điều mà những pháp môn khác không thể làm được.
Nếu công việc cần sử dụng thể lực, có thể một mặt làm việc một mặt niệm Phật, không cản trở gì. Đi, đứng, nằm ngồi đều có thể niệm Phật mọi nơi, mọi lúc. Thật sự niệm quên hết phiền não, đem vô minh niệm bỏ. Đây là vật báu, Chúng ta được pháp tạng, được kho báu về công đức, có thể hồi hướng cho người khác.
Pháp môn niệm Phật không ai ở bên ngoài có thể chướng ngại bạn được, ví dụ niệm Phật, có ai ghét ta niệm Phật, thì ta niệm ở trong lòng, không ra tiếng, công phu vẫn không gián đoạn. Người niệm Phật gặp người phỉ báng Phật chỉ nên chắp tay mỉm cười, chứ đừng đi tranh chấp với họ. Họ không hiểu được, còn mình thì hiểu rõ. Tương lai sau khi họ thọ xong ác báo, vẫn sẽ theo chúng ta niệm Phật để vãng sanh. Đây là pháp môn: thượng, trung, hạ căn đều có thể tu, đều có thể về.
Pháp môn niệm Phật thù thắng ở chỗ không yêu cầu ở hình thức. Ở nhà hay đang làm việc đều có thể niệm Phật. Niệm trong tâm không ra tiếng. Bất luận làm việc gì, Phật hiệu cũng có thể không gián đoạn. Nếu lúc đang làm việc cần phải suy nghĩ, thì tạm thời buông xuống câu Phật hiệu. Sau khi làm xong việc, việc làm buông xuống, lại khởi tiếp câu Phật hiệu. Pháp môn này thật thù thắng và tiện lợi, bất luận là đang ở hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được, đều công phu không thể gián đoạn. Đây là điều mà những pháp môn khác không thể làm được.
Nếu công việc cần sử dụng thể lực, có thể một mặt làm việc một mặt niệm Phật, không cản trở gì. Đi, đứng, nằm ngồi đều có thể niệm Phật mọi nơi, mọi lúc. Thật sự niệm quên hết phiền não, đem vô minh niệm bỏ. Đây là vật báu, Chúng ta được pháp tạng, được kho báu về công đức, có thể hồi hướng cho người khác.
Pháp môn niệm Phật không ai ở bên ngoài có thể chướng ngại bạn được, ví dụ niệm Phật, có ai ghét ta niệm Phật, thì ta niệm ở trong lòng, không ra tiếng, công phu vẫn không gián đoạn. Người niệm Phật gặp người phỉ báng Phật chỉ nên chắp tay mỉm cười, chứ đừng đi tranh chấp với họ. Họ không hiểu được, còn mình thì hiểu rõ. Tương lai sau khi họ thọ xong ác báo, vẫn sẽ theo chúng ta niệm Phật để vãng sanh. Đây là pháp môn: thượng, trung, hạ căn đều có thể tu, đều có thể về.
#179
Gửi vào 31/08/2013 - 09:34
TÂM ĐỊA KHÔNG THANH TỊNH THÌ CẢM ỨNG VỚI MA QUỶ
Người học Phật, thiết yếu nhất là tu tâm thanh tịnh. Tâm địa thật sự thanh tịnh rồi, quang minh của chúng ta là kim sắc, kim sắc quang minh. Tâm địa thanh tịnh, ma sẽ không thể phạm. Bản thân đầy đủ công đức, phước huệ. lại có chư Phật hộ niệm, oai thần gia trì. Tâm thanh tịnh thì cầu Phật phù hộ, cầu Phật gia trì sẽ cảm ứng đạo giao.
Hiện nay xã hội không được tốt, yêu ma quỉ quái rất nhiều, thường hay làm những việc kỳ quái, vậy thì làm thế nào mới được bình an? Trong nhà có bộ kinh điển này, có thờ cúng Thánh tượng A Di Đà Phật, chúng ta đối với pháp môn Tịnh Độ, với kinh điển, với pháp tin sâu không nghi, yêu ma quỉ quái tự nhiên sẽ lánh xa. Tuy chúng ta có thờ cúng nhưng còn hoài nghi, yêu ma quỉ quái sẽ không sợ chúng ta. Trong nhà có cúng dường hình Phật, phải chân thật tu trì mới được cảm ứng. Khi một niệm tâm thanh tịnh, lập tức được cảm ứng đạo giao. Trong nhà cúng dường hình Phật linh hay không, phải xem tâm của chúng ta có thành kính hay không. "Thành" không phải là "Thành" thông thường mà phải thật tin Phật, thật tin Pháp thì mới linh ứng.
Trong tâm chúng ta có một chút không thanh tịnh, ma quỷ sẽ nhập vào xác thân bởi vì tương ứng với họ. Tâm yêu ma quỉ quái không thanh tịnh, tâm người không thanh tịnh, nó sẽ dễ dàng nhập vào thân xác. Nếu chúng ta là người thật sự niệm Phật, những thứ yêu ma quỉ quái này không những không dám đến quấy nhiễu, trái lại rất tôn kính đối với chúng ta. Cho dù nó không đến bảo hộ chúng ta, cũng phải lánh xa ra một chút, không dám trêu chọc vì chúng ta là người niệm Phật. Người niệm Phật được mười phương ba đời tất cả chư Phật hộ niệm, tất cả hộ pháo thiện thần phù hộ. Đây là đạo lý nhất định.
Càng là người thật sự tu hành, càng trở nên giản dị, bình thường, tìm không ra có chỗ nào đặc biệt. Phàm là người có ngôn ngữ, hành vi khác thường, kỳ kỳ quái quái, thì đều có vần đề. Mỗi ngày thấy ma, thấy Phật, hay là cảm ứng thoại tướng, tự nhận rất tài giỏi thì đều có vấn đề. Chúng ta đặc biệt nên lưu ý.
Người học Phật, thiết yếu nhất là tu tâm thanh tịnh. Tâm địa thật sự thanh tịnh rồi, quang minh của chúng ta là kim sắc, kim sắc quang minh. Tâm địa thanh tịnh, ma sẽ không thể phạm. Bản thân đầy đủ công đức, phước huệ. lại có chư Phật hộ niệm, oai thần gia trì. Tâm thanh tịnh thì cầu Phật phù hộ, cầu Phật gia trì sẽ cảm ứng đạo giao.
Hiện nay xã hội không được tốt, yêu ma quỉ quái rất nhiều, thường hay làm những việc kỳ quái, vậy thì làm thế nào mới được bình an? Trong nhà có bộ kinh điển này, có thờ cúng Thánh tượng A Di Đà Phật, chúng ta đối với pháp môn Tịnh Độ, với kinh điển, với pháp tin sâu không nghi, yêu ma quỉ quái tự nhiên sẽ lánh xa. Tuy chúng ta có thờ cúng nhưng còn hoài nghi, yêu ma quỉ quái sẽ không sợ chúng ta. Trong nhà có cúng dường hình Phật, phải chân thật tu trì mới được cảm ứng. Khi một niệm tâm thanh tịnh, lập tức được cảm ứng đạo giao. Trong nhà cúng dường hình Phật linh hay không, phải xem tâm của chúng ta có thành kính hay không. "Thành" không phải là "Thành" thông thường mà phải thật tin Phật, thật tin Pháp thì mới linh ứng.
Trong tâm chúng ta có một chút không thanh tịnh, ma quỷ sẽ nhập vào xác thân bởi vì tương ứng với họ. Tâm yêu ma quỉ quái không thanh tịnh, tâm người không thanh tịnh, nó sẽ dễ dàng nhập vào thân xác. Nếu chúng ta là người thật sự niệm Phật, những thứ yêu ma quỉ quái này không những không dám đến quấy nhiễu, trái lại rất tôn kính đối với chúng ta. Cho dù nó không đến bảo hộ chúng ta, cũng phải lánh xa ra một chút, không dám trêu chọc vì chúng ta là người niệm Phật. Người niệm Phật được mười phương ba đời tất cả chư Phật hộ niệm, tất cả hộ pháo thiện thần phù hộ. Đây là đạo lý nhất định.
Càng là người thật sự tu hành, càng trở nên giản dị, bình thường, tìm không ra có chỗ nào đặc biệt. Phàm là người có ngôn ngữ, hành vi khác thường, kỳ kỳ quái quái, thì đều có vần đề. Mỗi ngày thấy ma, thấy Phật, hay là cảm ứng thoại tướng, tự nhận rất tài giỏi thì đều có vấn đề. Chúng ta đặc biệt nên lưu ý.
#180
Gửi vào 31/08/2013 - 09:34
SỰ TRƯỜNG THỌ VÀ SỨC KHỎE ,TỪ ĐÂU MÀ CÓ ???
Thường giúp đỡ người bệnh thì mình không sinh bệnh, thường giúp đỡ người già thì tự mình sẽ không yếu bệnh khi về già. Tuổi tác tuy lớn nhưng thể lực giống như người trẻ tuổi. Không ít người cũng đã gặp qua cư sỹ Lý Bĩnh Nam. Lão cư sĩ 95 tuổi mà vẫn không cần người khác hầu hạ, đi bộ cũng không cần chống gậy. Ông khỏe mạnh trường thọ là quả báo của bố thí Vô úy. Ông dùng Phật pháp, y thuật giúp đỡ nhiều người bệnh tật già yếu, do đó bản thân ông được quả báo thù thắng như vậy.
Tuyệt đối không thể chê bai bỏ rơi người già, người già cả bị bệnh, vì tương lai chúng ta cũng sẽ bệnh, tuổi cũng già thì người trẻ cũng sẽ chê bai bỏ rơi chúng ta như vậy. Trồng nhân gì thì được quả đó. Nhân duyên quả báo một chút cũng không sai.
Vui vẻ trường thọ, sức khỏe từ đâu đến? Từ lòng thanh tịnh mà đến. Tâm lý khỏe mạnh, thân thể tự nhiên liền khỏe mạnh. Do đó, tâm địa thanh tịnh, trăm bệnh không thể sanh. Không những không bị bệnh, tôi thường nói không chết nữa, là thật đấy. Các vị hỏi tôi: Tôi có chết không? Tôi sẽ nói với các vị: Tôi nhất định không chết. Đây là thật. Không sanh bệnh, không phải chết, là sống mà vãng sanh Tịnh Độ theo A DI ĐÀ PHẬT. Thế thì dùng phương pháp gì? Tu Tâm thanh tịnh, dùng phương pháp trì tụng kinh Vô Lượng Thọ, phương pháp niệm A DI ĐÀ PHẬT. Đây là thật, không phải mê tín.
Thường giúp đỡ người bệnh thì mình không sinh bệnh, thường giúp đỡ người già thì tự mình sẽ không yếu bệnh khi về già. Tuổi tác tuy lớn nhưng thể lực giống như người trẻ tuổi. Không ít người cũng đã gặp qua cư sỹ Lý Bĩnh Nam. Lão cư sĩ 95 tuổi mà vẫn không cần người khác hầu hạ, đi bộ cũng không cần chống gậy. Ông khỏe mạnh trường thọ là quả báo của bố thí Vô úy. Ông dùng Phật pháp, y thuật giúp đỡ nhiều người bệnh tật già yếu, do đó bản thân ông được quả báo thù thắng như vậy.
Tuyệt đối không thể chê bai bỏ rơi người già, người già cả bị bệnh, vì tương lai chúng ta cũng sẽ bệnh, tuổi cũng già thì người trẻ cũng sẽ chê bai bỏ rơi chúng ta như vậy. Trồng nhân gì thì được quả đó. Nhân duyên quả báo một chút cũng không sai.
Vui vẻ trường thọ, sức khỏe từ đâu đến? Từ lòng thanh tịnh mà đến. Tâm lý khỏe mạnh, thân thể tự nhiên liền khỏe mạnh. Do đó, tâm địa thanh tịnh, trăm bệnh không thể sanh. Không những không bị bệnh, tôi thường nói không chết nữa, là thật đấy. Các vị hỏi tôi: Tôi có chết không? Tôi sẽ nói với các vị: Tôi nhất định không chết. Đây là thật. Không sanh bệnh, không phải chết, là sống mà vãng sanh Tịnh Độ theo A DI ĐÀ PHẬT. Thế thì dùng phương pháp gì? Tu Tâm thanh tịnh, dùng phương pháp trì tụng kinh Vô Lượng Thọ, phương pháp niệm A DI ĐÀ PHẬT. Đây là thật, không phải mê tín.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












