Jump to content




Advertisements




ĐỊNH DANH MẬT TÔNG TÂY TẠNG


16 replies to this topic

#16

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 10/07/2013 - 11:37

16. Giáo phái Sakya

Vị tổ sư khai sáng giáo phái Sakya là Ngài Khon Koncho Gyalpo, được tôn vinh là "ánh sáng rạng ngời Tây Tạng". Khởi đầu vào hậu bán thế kỷ XI tại vùng tây bắc Tây Tạng; sau phát triển sâu rộng khắp nơi, đến cả vùng Buttan, Kashmir và Trung Hoa. Nguyên tắc căn bản của giáo phái nầy gồm có những điểm chính sau đây:

Về giáo lý: Quán triệt tất cả giáo lý Mật Tông nguyên ủy. Tu sĩ ổ cấp bậc nào thì học hỏi những mật ngữ ở cấp bậc đó.

Tăng đoàn: Phân chia ra làm 12 cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp bậc phải theo đúng giáo quy. Từ cấp nầy sang cấp cao hơn, phải qua những thử thách khó khăn. Tăng sĩ phải theo 312 giới luật.

Đàn pháp Mandala được thiết trí do những cao tăng thiền đức đã đốn ngộ. Tôn thờ các Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara)Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri), Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani). Những vị đại sư nổi tiếng về kinh điển và hạnh nguyên trong giáo phái nầy, phải kể đến Ngài Kunga Gyaltsen 1182 - 1251, và NgàiPhagpa Lodro Gyaltsen 1235 - 1280. Cho đến nay, nhiều vị Lạt Ma nổi tiếng ở trong giáo phái nầy.

Giáo phái Kagyu Pa Trong Phạn kinh, từ "Kagyu" có nghĩa là: giáo lý được truyền thụ bằng mật ngữ từ vị Kim Cang Sư. Đây cũng là điểm quan trọng trong Mật Tông, nhưng trong giáo phái Kagyu Pa, những vị danh sư thường tu tại mật thất và trong hai ba năm mới tạm trở ra, và truyền thụ những mật ngữ (chơn ngôn).

Những kinh điển của giáo phái rất nhiều tuy nhiên, các giới tử phải trải qua những thực chứng khó khăn mới được truyền ý nhiếp tâm. Vị đệ nhất sư tổ của Kagyu Pa là Ngài Tipola 988 - 1069. Ngài vốn là người Ấn, nổi tiếng chân tu vào đạo hạnh. Theo truyền thuyết, Ngài là hoá thân của Kim Cang Phật, trải qua 42 lần chuyển hoá.

Đạo hạnh của Ngài rất uy nghiêm và thận trọng trong cách chọn đệ tử và tổ chức Điểm Đạo. Những vị chân sư của giáo phái nầy phải kể đến: Ngài Naropa 1016 - 1100, Ngài Marpa 1012 - 1098, Ngài Milarepa 1040 - 1123.

Giáo phái Gelug Pa (mũ vàng): Được sáng lập vào năm 1409, do Ngài Tsong Khapa. Đến nay những vị Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo Tây Tạng đều xuất thân từ giáo phái nầy. Ngài Tsong Khapa nổi tiếng về thuyết pháp và đàm luận, đồng thời cũng có những tư tưởng canh tân Phật Giáo Tây Tạng để thích nghi tùy theo hoàn cảnh xã hội.

Cũng nhờ những biến đổi trong tổ chức và hoạt động văn hoá, xã hội, giáo dục cho nên giáo phái nầy trở nên hưng thịnh và ảnh hưởng lớn nhất. Những luật tắc của giáo phái nầy rất nghiêm minh, cho nên trong những Tu viện của giáo phái đã đào tạo nhiều cao tăng nổi tiếng về nhiều phương diện.

#17

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 10/07/2013 - 11:42

17. Giáo phái Rime

Vào thế kỷ thứ XIX, có một số biến chuyển trong Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, điều mà những nhà nghiên cứu gọi là "cải cách Phật Giáo". Vị chủ trương nầy là Ngài Jampon Kongtrui, khai sinh ra giáo phái Rime.

Theo nguyên nghĩa Rime là "không thành kiến". Có người dịch là "chủ nghĩa đại đồng". Cả hai cùng trong một nhận định chung: các giáo phái thường có những tranh luận. Cần phải hoà hợp thì Mật Tông có thể đi xa hơn. Như đã nói, Ngài JampongKongtrui đã nhận lễ Điểm Đạo của 135 đại sư các giáo phái.

Vị nầy chủ trương thu thập những tinh hoa của các giáo phái, để rồi từ đó tạo cho phái Rime có sắc thái phong phú hơn. Tuy nhiên, giáo phái nầy nhấn mạnh nhiều đến "Thiền quán" hơn là "Mật". Theo Ngài Jampon Kongtrui, cần phải học hỏi lẫn nhau, mới có thể theo kịp trào lưu tiến hoá. Vị nầy cũng than phiền Tây Tạng thường bị những nước xâm lăng, vì đã không chú trọng về mặt nầy để bảo vệ quốc gia, vì Hội đồng Chánh Trị Tây Tạng đều là những nhà sư.

Về phương diện "Mật" và Điểm Đạo, Ngài Jampon Kongtrui nhấn mạnh:

"Những hạn chế và bí mật truyền thừa gây trở ngại. Tại sao chúng ta không tiếp tục "mua" lễ Điểm Đạo, như cho đến nay chúng ta vẫn làm? Phải xét lại 2 vấn đề chính của Mật Tông: Hành trì và truyền thống. Hành trì nghiêm ngặt đã khiến cho nhiều người ngại ngùng trong khi mỗi một chúng sanh đều có Phật Tánh và cần khai mở Phật tánh đó. Truyền thống của Tây Tạng có những hủ tục, cần sửa đổi...".

Trong nhận thức Điểm Đạo đang thực hiện khắp nơi, Ngài viết:

"Người ta đã tìm đến lễ nầy như những người thích sưu tầm những đồ lạ. Kỳ thực, Điểm Đạo chỉ là bước dẫn nhập. Còn bao nhiêu điều cần học hỏi và hành trì sau nầy".

Theo Ngài, việc tập hợp 8 hệ phái lớn của Mật Tông là điều quan trọng. Những Giáo phái lớn như phái Gelupsa (mũ vàng), Sakya Pa (áo vải), Kagyu Pa (mũ đen), Nyingma Pa (Cổ Mật) cần dấn thân trong việc hoà hợp nầy.

Ngài kêu gọi:

- Các vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng nên cùng nhau họp lại. Hãy cùng nhau thực hành pháp môn thiền định! hãy tỉnh thức trong sự truyền thừa, thay vì việc mời hàng trăm người về xây lên những ngôi đền tráng lệ. Không nên quá chuộng hình thức như thế. Hãy cảm nhận sảng khoái khi ngồi trên toạ cụ, đi sâu vào việc chiêm nghiệm đạo lý và cuộc đời. Trở về hành trì chính là trọng điểm của cuộc cải cách tôn giáo Tây Tạng.

NHDT






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |