

Thiên bàn Thái Ất
#76
Gửi vào 16/07/2013 - 04:56
#77
Gửi vào 16/07/2013 - 10:41
TuBinhTuTru, on 16/07/2013 - 03:01, said:
Chào chú TBTT,
Chắc là chú muốn nói tới phương pháp tính Nạp Âm của chú Vô Danh Thiên Địa?
Củng là một phát kiến dựa vào phương pháp của số Thái Huyền.
Hôm nay mới biết các cao thủ đã bàn luận về vấn đề này trong mục Lục Thập Hoa Giáp. Hihihihihihihihi
Thật ra thì số Huyền Tẩn của chú sáng chế theo quy luật Nạp Âm thì VinhL củng đã khám phá ra nó 5 năm trước! Hihihihihihi
Nhưng dừng bước tại cách tính nạp âm thôi, không phát triển thành lý số như chú.
Nói đến nạp âm thì VinhL thấy mọi người đều căn cứ vào số Thái Huyền, nhưng thật chất thì nó chỉ là một phương thức tính nạp âm rất rồm rà. VinhL có viết mấy bài bên Thế Giới Vô Hình về cách tính Nạp Âm trong vòng 10 giây (theo Địa Chi), và 5 giây (theo Can).
Thật ra không có phương pháp tính nạp âm nào mà nhanh hơn đếm Giáp Mậu Kỷ Canh Nhâm (hoặc Ất Đinh Kỷ Tân Quý) cả. Vừa đếm xong, 5 can thì củng đã biết được nạp âm của Ngũ Tý!!!
Ngoài ra thì củng có quy tắc đếm Chi theo Lục Giáp, Tý Ngọ nhảy một hành. Phương pháp này cần 10 giây (để đếm 1 con Giáp).
Hihihihihihihihi
Mấy tháng trước dạo chơi trên các mạng lý số Hán, thì có người đã tiết lộ phương pháp nạp âm tính theo can chi 6 hào của quẻ trùng. Phương pháp này đã được Không Tử nói đến trong bộ "Nhạc Vĩ - 乐纬" Khổng tử viết: khâu xuy luật định tính nhất ngôn đắc chi viết cung, tam ngôn đắc hỏa viết trưng, ngũ ngôn đắc thủy viết vũ, thất ngôn đắc kim viết thương, cửu ngôn đắc mộc viết giác, thử tịnh thị dương sổ" Đây chính là phương pháp nạp âm từ can chi hào của trùng quái!!!
Kinh Thái Huyền của Dương Hùng thì ở vào thời Tây Hán, Không Tử thì người nước Lổ tức ở thời Đông Chu Liệt Quốc. Như vậy phương pháp nạp âm mà Không Tử nói đến là cổ hơn của Dương Hùng gần 4, 5 trăm năm.
Sửa bởi VinhL: 16/07/2013 - 10:44
Thanked by 3 Members:
|
|
#78
Gửi vào 16/07/2013 - 11:13
Nạp-âm cùng phép với Nạp-giáp của Dịch (Xem Phần IV, bên trên). Kiền nạp Giáp, Khôn nạp Quý. Bắt đầu từ Kiền và kết-thúc nơi Khôn. Nạp-âm bắt đầu từ Kim, Kim tức là Kiền. Trong ngũ-hành chỉ mình Kim là đúc nên đồ vật, cho nên mới phát ra âm-thanh chương-mỹ. Vì vậy nên nạp-âm mới bắt đầu từ Kim. Bạch-Hổ-Thông mệnh danh Kim là tiếng chuông vui.
VII NẠP-ÂM
Giáp......Ất.......Bính......Đinh.....Mậu.........Kỷ.......Canh......Tân......Nhâm.....Quý
mộc.......mộc.....hoả.......hoả......thổ..........thổ.......kim.........kim......thủy.......thủy
dương....âm......dương....âm......dương.....âm......dương.....âm......dương....âm
Bảng 5.24 Thập Can
Dòng 1 cho can, dòng 2 cho hành (liệt-kê theo thứ-tự tương-sinh), dòng 3 cho âm-dương (dương lẻ, âm chẵn).Tí........Sửu......Dần......Mão......Thìn......Tị........Ngọ........Mùi......Thân......Dậu......Tuất......Hợi
Thủy....Thổ......Mộc......Mộc......Thổ.......Hoả......Hoả......Thổ......Kim........Kim......Thổ......Thủy
+...........-..........+............-..........+............-..........+............-..........+............-..........+............-
Bảng 5.25 Thập Nhị Chi
Dòng 1 cho chi, dòng 2 cho hành, dòng 3 cho âm-dương (dương lẻ, âm chẵn).Trong phép Nạp-âm, đồng-loại lấy nhau, cách 8 sinh con (Hán-thư Nghệ-văn-chí). Theo phép luật-lã tương-sinh thì Giáp-tí là kim cuả trọng-lã (hoàng-chung cuả thương), đồng-vị lấy vợ ất-sửu (thương cuả đại-lã đồng-vị). Bảo là giáp với ất đồng-loại, bính với đinh đồng-loại v.v. Xin nhắc lại mạnh = thứ nhất, trọng = thứ nhi, qúi = thứ ba. Cách 8 hạ-sinh nhâm-thân là mạnh cuả kim (thương cuả di-tắc, cách 8 tức thị đại-lã hạ-sinh di-tắc v.v.). Nhâm-thân đồng-vị lấy vợ quý-dậu (thương cuả nam-lã), cách 8 thượng-sinh canh-thìn là quí cuả kim (thương cuả cô-tẩy, kim này kết-thúc tam-nguyên ; nếu chỉ nói đến dương thìn, ắt theo phép độn-giáp mà nghịch-chuyển : trọng, mạnh, quý ; nếu nói về lấy vợ, ắt thuận-chuyển : mạnh, trọng, quý). Canh-thìn đồng-vị lấy vợ tân-tỵ (thương cuả trọng-lã), cách 8 hạ sinh mậu-tí, trọng cuả hoả (chủy cuả hoàng-chung, kim tam-nguyên chấm dứt, ắt tả-hành truyền cho nam-phương hoả). Mậu-tý lấy vợ kỷ-sửu (chủy cuả đại-lã) sinh bính-thân, mạnh cuả hoả. (Chủy cuả di-tắc), bính-thân lấy vợ đinh-dậu sinh giáp-thìn, quý cuả hoả. (Chủy cuả cô-tẩy) giáp-thìn lấy vợ tân-tỵ (Chủy cuả trọng-lã) sinh nhâm-tý, trọng cuả mộc. (Giốc cuả hoàng-chung, hoả tam-nguyên chấm dứt, ắt tả-hành truyền đến đông-phương mộc). Cứ tả-hành như thế cho đến đinh-tị. Cung ở trung-cung, ngũ-âm kết-thúc lần thứ nhất. Lại bắt đầu từ giáp-ngọ, trọng cuả kim lấy vợ ất-mùi. Cách 8 sinh nhâm-dần, như phép giáp-tí, kết-thúc ở quý-hợi. [Bảo là nhuy-tân lấy vợ lâm-chung trên chủy cuả thái-thốc. Từ tí đến tỵ là dương, cho nên từ hoàng–chung cho đến trung-cung đều hạ-sinh. Từ ngọ đến hợi là âm, nên từ lâm-chung đến ứng-chung đều thượng-sinh. [Giáp-ti, ất-sửu là dương-luật, dương-luật đều hạ-sinh. Giáp-ngọ, ất-mùi là âm-lã, âm-lã đều thượng-sinh. Sáu luật-lã tương-phản nhau. Sở dĩ phân thành một kỷ. Ngũ-âm biến mà giáp vòng. Nên chi mỗi con giáp đều hàm 5 âm, ắt thành 30 vị-trí mà biến thành 60 hoa-giáp.] Phàm nói thượng-hạ-sinh chính là bảo thiên-khí giáng xuống, điạ-khí bốc lên. Dịch nói : "Trời đất giao thái : quẻ Kiền Avà quẻ Khôn B giao nhau thành quẻ Thái K". Cho nên sinh ngừng ở 3 cũng là nghiã cuả tam-nguyên đó. Nên Kinh nói : "3 mà thành thiên, 3 mà thành điạ, 3 mà thành nhân. Hào cuả Dịch cũng lấy 3." Lão-tử nói : "Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn-vật." Cho nên mới có đầu, có giữa, có cuối, đầy đủ hết. Lại nữa xem Lộ-sử nói: "Giáp ất mộc, sửu mùi thổ. Tí thủy mà ngọ hoả trong 6 con giáp không có một kim nào mà phong-hậu phối-hợp. Bèn lấy giáp-ti, ất-sửu, giáp-ngọ, ất-mùi gọi là kim. Âu cũng là do số hợp nhau mà ra cả [Xem Bài Kỳ 31, nút 27, tiểu-đoạn nói về cách tính hành tổng-hợp cuả một cặp can chi lẻ chẵn như giáp-tý, ất-sửu là hải-trung-kim]. Đức là cha, hồng là mẹ, phiên-thiết thành đông. Can là vua, chi là tôi. Can chi hợp với nhau mà sinh ra nạp-âm, thành xã-tắc." Cho nên giáp-ất là vua, tí-sửu là tôi. Tí-sửu họp lại thành ra kim biểu-trưng cho xã-tắc. Cho nên trong trời đất hành nào cũng có khí-tính, có tài-vị. Hoặc giúp nhau, hoặc khắc nhau. Hoặc thành đồ vật, hoặc chưa thành đồ vật. Trong vượng có tuyệt, trong tuyệt thụ-khí. Duy tương-phối mà thu-dụng tuy có khác nhau về trị-số: do đó mà có khác biệt giữa hải-trung-kim và sa-trung-kim.
Hoặc nói: giáp-ất dùng tương-khắc mà lấy. Giáp lấy ất, canh lấy tân. Giáp-ất có khí kim. Phàm mộc thụ thai cuả kim. Dương sinh nơi cung tý, là đất thủy vượng. Nên giáp-tí, ất-sửu là dương-kim trong biển. Âm sinh nơi cung ngọ. Ngọ là đất hoả vượng.
Cho nên giáp-ngọ, ất-mùi là âm-kim trong cát (cát sa-mạc chính-ngọ nóng lắm). Dương bắt đầu nơi tý, âm bắt đầu nơi ngọ. Lấy giáp thêm vào tý, ất thêm vào sửu, đếm đến ngọ được được canh, đến mùi được tân. Là dương bức-sách âm. Lấy giáp thêm vào ngọ, ất thêm vào mùi, đếm đến tý, sửu cũng được canh, tân. Đó là âm sánh vai dương. Đó chính là phép Tuyền-cung vậy. Vợ chồng, mẹ con hoặc giúp nhau, hoặc khắc nhau, hoặc chơi cao thấp với nhau nên mới sinh ra lành dữ. Thử xem cỏ tân và dây sắn (cát-lũy), ăn riêng rẽ cũng có khi ngộ-độc vì mắt sắn nhiều khi nhiễm nọc rắn, nhưng hợp lại sẽ giúp ta tăng tuổi thọ ! Vàng, thiếc đều mềm nhưng sau khi hợp kim lại trở thành cứng. Lý là như thế. Lục-vi Chỉ-luận nói : "Nạp-âm là đếm từ tý-ngọ đến canh, đếm từ sửu-mùi đến tân, đếm từ dần-thân đến mậu, đếm từ mão-dậu đến kỷ, đếm từ thìn-tuất đến bính, đếm từ tỵ-hợi đến đinh, được 7 là khí tố-hoàng cuả cuả phương tây, nạp-âm thuộc kim ; được3 là khí đan-thiên cuả phương nam, nạp-âm thuộc hoả ; được 9 là khí dương-cửu cuả phương đông, nạp-âm thuộc mộc ; được 1 là khí khí tổng-thống cuả trung-ương, nạp-âm thuộc thổ ; được 5 là khí huyền-cực cuả phương bắc, nạp-âm thuộc thủy."
Bài Tập
Dùng phương-thức tương-tự như phương-thức tính hành tổng-hợp cuả một cặp can-chi chẵn lẻ cắt nghiã tại sao lại như vậy.Nguồn Gốc Hành Tổng-Hợp cuả Can-Chi
Trước khi đọc tiếp, xin đọc lại tiểu-đoạn 2. Vòng Trường-sinh của Ngũ-hành: nơi (nút 27).Sau đây là bốn bảng Trường-sinh cho ngũ-hành trong môi-trường Điạ-bàn có chứa 10 can và ngũ-hành cuả chúng:
Bảng VTS Hành KIM
Bảng VTS Hành MỘC
Xin nhắc lại là KIM sinh THỦY, THỦY sinh MỘC, MỘC sinh HOẢ. HOẢ sinh THỔ, THỔ lại sinh KIM. Còn KIM khắc MỘC, MỘC khắc THỔ, THỔ khắc THỦY, THỦY khắc HOẢ, HOẢ khắc KIM. Một mặt, THỦY khắc HOẢ, mặt khác "THỦY HOẢ bất tương dịch 水火不相射THỦY HOẢ không nhàm chán nhau", nghiã là THỦY HOẢ chờ mongnhau như sáng chờ chiều, như nắng chờ mưa, như con mong mẹ về chợ.
Bảng VTS Hal Hành THỦY & THỔ
Bảng VTS Hành HOẢ
Sách Chuyết Canh Lục (3C, Q. 2, tr. 283-6) cuả Đào-Tông-Nghi nói:
1.Giáp-tý, Ất-sửu Hải-trung Kim bởi vì: Tý thuộc Thủy và lại là hồ mà cũng là chỗ Thủy vượng. Lại thêm Kim tử ở Tý, mộ ở sửu. Thủy vượng mà Kim tử, mộ nên mới hoá thành Kim chôn vùi dưới biển cả.
2.Bính-dần, Đinh-mão Lô-trung Hoả bởi vì: dần là tam dương khai Thái (Thái-thốc), mão là tứ dương. Hoả đã đắc-điạ, lại được dần, mão Mộc sinh nữa. Đó là thời trời đất khai-lô, vạn-vật bừng sống lại, nên mới gọi là Hoả trong lò.
3.Mậu-thìn, Kỷ-tỵ Đại-lâm Mộc bởi vì: thìn là nguyên-dã, tị là lục dương. Ắt cành lá tốt tươi. Lấy thịnh-vượng cuả Mộc nơi nguyên-dã nên gọi là Mộc rừng già.
4.Canh-ngọ, Tân-mùi Lộ-bàng Thổ bởi vì: Mộc trong mùi mà sinh Hoả vượng ở ngọ nên Thổ nơi đó thụ-hình, Thổ mới sinh chưa thể dưỡng vật được nên mới gọi là Thổ ven đường.
5.Nhâm-thân, Quý-dậu Kiếm-phong Kim bởi vì: thân, dậu là chính-vị cuả Kim, kiêm làm lâm-quan, đế-vượng cuả Kim. Kim đã sinh-vượng, ắt thành cứng-dắn, cứng-dắn không gì bằng mũi kiếm nên mới gọi là Kim mũi kiếm.
6.Giáp-tuất, Ất-hợi Sơn-đầu Hoả bởi vì: tuất, hợi là thiên-môn (Quẻ Kiền hậu-thiên !), Hoả chiếu lên cửa trời ánh sáng cuả nó ắt cao vượt đầu núi, nên mới gọi là Hoả đầu núi.
7.Bính-tý, Đinh-sửu Giản-hạ Thủy bởi vì: Thủy vượng ở tý, suy ở sửu, vượng rồi suy liền, không thể thành sông được, nên mới gọi là Thủy dưới khe núi.
8.Mậu-dần, Kỷ-mão Thành-đầu Thổ bởi vì: mậu, kỷ thuộc Thổ. Dần là Cấn hậu-thiên (núi), cũng là thổ. Thổ chất lên thành núi, nên mới gọi là Thổ đầu thành.
9.Canh-thìn, Tân-tỵ Bạch-lạp Kim bởi vì: Kim dưỡng ở thìn, sinh ở tỵ, hình-chất mới thành chưa thể kiên-lợi được nên mới gọi là Kim chân sáp, nến.
10.Nhâm-ngọ, Quý-mùi Dương-liễu Mộc bởi vì: Mộc tử ở ngọ, mộ ở mùi, tuy được Thủy cuả thiên-can nhâm, quý sinh, rút cục vẫn mềm yếu, nên mới đành cam phận Mộc cây dương-liễu yếu mềm.
11.Giáp-thân, Ất-dậu Tuyền-trung Thủy bởi vì: Kim lâm-quan ở thân, đế-vượng ở dậu, Kim đã sinh vượng ắt Thủy theo đà sinh ra, nhưng mới sinh nên lực-lượng chưa mạnh nên mới chỉ là Thủy suối, giếng.
12.Bính-tuất, Đinh-hợi Ốc-thượng Thổ bởi vì: bính, đinh thuộc Hoả, tuất, hợi là thiên-môn (Quẻ Kiền hậu-thiên !). Hoả đã sang chói lên đến tận cửa trời, Thổ bên dưới làm sao mà sinh ra được vì còn vương lại nóc nhà, nên gọi là Thổ trên nóc nhà.
13.Mậu-tý, Kỷ-sửu Tích-lịch Hoả bởi vì: Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy đang ở chính-vị, nạp-âm ra Hoả, không phải là long-thần ắt vô-kế khả thi, nên mới gọi là Hoả sấm-sét.
14.Canh-dần, Tân-mão Tùng-bách Mộc bởi vì: Mộc lâm-quan ở dần, đế-vượng ở mão, Mộc đã sinh vượng ắt không còn yếu mềm nữa, nên gọi Mộc cây tùng, cây bách, cứng cáp vô cùng.
15.Nhâm-thìn, Quý-tỵ Trường-lưu Thủy bởi vì: thìn là mộ-khố cuả Thủy, tỵ là đất trường-sinh cuả Kim. Kim sinh ắt tính Thủy hẵng còn. Thủy-khố mà gặp Kim sinh ắt suối nguồn không bao giờ cạn, nên mới gọi là Thủy sông dài.
16.Giáp-ngọ, Ất-mùi Sa-trung Kim bởi vì: ngọ là đất Hoả vượng, Hoả vượng ắt Kim bại. Mùi là đất Hoả suy, Hoả suy ắt Kim quan-đới, bại mà còn quan-đới được, chưa thể nào sát-phạt được, nên gọi là Kim trong cát.
17.Bính-thân, Đinh-dậu Sơn-hạ Hoả bởi vì: thân là điạ-hộ (khôn /hậu-thiên), dậu là giờ Mặt Trời lặn, ánh sáng tắt, nên gọi là Hoả sau (dưới) núi, tương-tự như ý-nghiã cuả quẻ điạ-hoả Minh-di dmà Đại-tượng-từ là: "Minh nhập điạ trung: Minh-di. Quân-tử dĩ lị chúng dụng hối nhi minh 明入地中﹕明夷。君子以蒞眾。明晦而明。Mặt Trời vào trong đất, tượng-trưng cho ánh sáng bị tổn-thương. Quân-tử coi đó, xử-thế kín-đáo mà sáng tỏ."
18.Mậu-tuất, Kỷ-hợi Bình-điạ Mộc bởi vì: tuất là nguyên-dã, hợi là đất mộc sinh. Phàm Mộc sinh nơi nguyên-dã, không phải chỉ là một cỗi, một cành, mà là mọc đại-quy-mô, nên gọi là Mộc đất đồng bằng.
19.Canh-tý, Tân-sửu Bích-thượng Thổ bởi vì: sửu tuy là nhà, là chính-vị cuả Thổ, nhưng tý ắt là nơi Thủy vượng, Thổ bị Thủy nhiều nên hoá ra bùn, nên gọi là Thổ vách đất (Ta hay nói nhà gianh, vách đất).
20.Nhâm-dần, Quý-mão Kim-bạc Kim bởi vì: dần, mão là đất Mộc vượng, Mộc vượng ắt Kim yếu-đuối. Huống hồ Kim tuyệt ở dần, thai ở Mão. Kim đã vô-lực nên gọi là Kim vàng thếp.
21.Giáp-thìn, Ất-tỵ Phú-đăng Hoả bởi vì: thìn là thực-thời, ngọ là ngung-thiên mặt Trời sắp trung-thiên, sang chói giữa trời như đèn măng-sông (Đèn manchon) nên mới gọi là Hoả đèn bão.
22.Bính-ngọ, Đinh-mùi Thiên-hà Thủy bởi vì: bính, đinh thuộc Hoả, ngọ là đất Hoả vượng mà nạp-âm lại gặp Thủy, Thủy từ Hoả ra, tất phải là Ngân-hà nên mới gọi là Thủy sông Ngân.
23.Mậu-thân, Kỷ-dậu Đại-dịch Thổ bởi vì: thân là quẻ Khôn /hậu-thiên, Khôn là đất; dậu là Đoài # hậu-thiên, Đoài là chằm. Thổ cuả mậu, kỷ thêm vào Thổ cuả đất, chằm, không phải Thổ phù-bạc thì còn là gì nữa ? Nên gọi là Thổ đất trạm.
24.Canh-tuất, Tân-hợi Thoa-xuyến Kim bởi vì: Kim đến tuất suy, đến hợi bệnh. Kim đã suy, bệnh ắt thành-thật, nhu-mì nên gọi là Kim trang sức.
25.Nhâm-tý, Quý-sửu Tang-chá Mộc bởi vì: Chá là một loại cây dâu. Tý thuộc Thủy, sửu thuộc Thổ sinh Kim. Thủy mới sinh Mộc đã bị Kim sát-phạt, giống như các loại cây dâu mới mọc đã bị người ta hái lá nuôi tầm nên mới gọi là Mộc cây dâu.
26.Giáp-dần, Ất-mão Đại-khê Thủy bởi vì: dần là góc đông-bắc, mão là chính-đông, mà ta biết "thủy lưu xu đông" tức "chúng thủy triều đông" cuả Tử-vi, nước đã chẩy về phương đông hết cả, ắt tính thuận, mà sông, lạch, ao, hồ đều xuôi đông cả nên mới gọi là Thủy khe lớn.
27.Bính-thìn, Đinh-tỵ Sa-trung Thổ bởi vì: Thổ mộ-khố ở thìn, tuyệt ở tỵ mà thiên-can bính, đinh đều là Hoả, chúng đến thìn quan-đới, đến tỵ lâm-quan, mà Hoả còn sinh ra Thổ mộ-tuyệt đang hưng-vượng nữa (cát nóng bỏng) nên mới gọi là Thổ trong cát.
28.Mậu-ngọ, Kỷ-mùi Thiên-thượng Hoả bởi vì: Ngọ là đất Hoả vượng, mà Mộc trong Mùi là sinh Hoả. Hoả vốn viêm thượng (bốc lên trời), lại gặp sinh-điạ nên mới gọi là Hoả trên trời.
29.Canh-thân, Tân-dậu Thạch-lựu Mộc bởi vì: tháng thân là tháng 7, tháng dậu là tháng 8, Mộc đang ở tuyệt-điạ, duy có cây thạch-lựu là kết quả nên gọi là Mộc thạch-lựu. Kiều có câu:
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
GiÁO SƯ QUANG!
Sửa bởi huygen: 17/07/2013 - 09:04
format
#79
Gửi vào 16/07/2013 - 11:34
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Chắc là chú muốn nói tới phương pháp tính Nạp Âm của chú Vô Danh Thiên Địa?
Củng là một phát kiến dựa vào phương pháp của số Thái Huyền.
Hôm nay mới biết các cao thủ đã bàn luận về vấn đề này trong mục Lục Thập Hoa Giáp. Hihihihihihihihi
Thật ra thì số Huyền Tẩn của chú sáng chế theo quy luật Nạp Âm thì VinhL củng đã khám phá ra nó 5 năm trước! Hihihihihihi
Nhưng dừng bước tại cách tính nạp âm thôi, không phát triển thành lý số như chú.
Nói đến nạp âm thì VinhL thấy mọi người đều căn cứ vào số Thái Huyền, nhưng thật chất thì nó chỉ là một phương thức tính nạp âm rất rồm rà. VinhL có viết mấy bài bên Thế Giới Vô Hình về cách tính Nạp Âm trong vòng 10 giây (theo Địa Chi), và 5 giây (theo Can).
Thật ra không có phương pháp tính nạp âm nào mà nhanh hơn đếm Giáp Mậu Kỷ Canh Nhâm (hoặc Ất Đinh Kỷ Tân Quý) cả. Vừa đếm xong, 5 can thì củng đã biết được nạp âm của Ngũ Tý!!!
Ngoài ra thì củng có quy tắc đếm Chi theo Lục Giáp, Tý Ngọ nhảy một hành. Phương pháp này cần 10 giây (để đếm 1 con Giáp).
Hihihihihihihihi
Mấy tháng trước dạo chơi trên các mạng lý số Hán, thì có người đã tiết lộ phương pháp nạp âm tính theo can chi 6 hào của quẻ trùng. Phương pháp này đã được Không Tử nói đến trong bộ "Nhạc Vĩ - 乐纬" Khổng tử viết: khâu xuy luật định tính nhất ngôn đắc chi viết cung, tam ngôn đắc hỏa viết trưng, ngũ ngôn đắc thủy viết vũ, thất ngôn đắc kim viết thương, cửu ngôn đắc mộc viết giác, thử tịnh thị dương sổ" Đây chính là phương pháp nạp âm từ can chi hào của trùng quái!!!
Kinh Thái Huyền của Dương Hùng thì ở vào thời Tây Hán, Không Tử thì người nước Lổ tức ở thời Đông Chu Liệt Quốc. Như vậy phương pháp nạp âm mà Không Tử nói đến là cổ hơn của Dương Hùng gần 4, 5 trăm năm.
Chào anh VinhL
Lây nay Kim Ca vẫn dùng số Thái Huyền để tính Ngũ Hành nạp Âm, dùng theo số Đại diễn. chỉ nhớ mỗi cách đó thôi, không nạp thêm cách nào khác. nhưng Kim Ca vẫn chưa hiểu được bản chất thật sự của NHNA. Trong HKBPT thì Thẩm Quát có đưa ra cách luân và bản chất của nó là Âm Thanh Cung Thương Giốc Chủy Vũ, phối Luật Lữ. anh có nói đến Nạp Âm vốn bản chất là Sóng, nhưng cái Sóng này có đặc tính gì? Dù vẫn biết rằng Nạp Âm là Thiên Can + Địa chi ---> Nhân.
Nhưng mối quan tâm chính của nhiều người học và nghiên cứu Tử vi chắc không phải chỉ có cách tính mà quan trọng là hiểu đúng bản chất của nó để ứng dụng và đi sâu vào Lý học.
về nạp âm có cách tính bằng số Thái Huyền và theo Âm Luật như Thẩm Quát đã nói, nhưng 2 cách tính đều cho cùng 1 kết quả, vậy thì có sự liên hệ giữa số Thái Huyền và Âm luật hay không? nó liên hệ thông qua cái gì? theo Kim Ca nghỉ là đã là lý thuyết mang tính hệ thống thì cũng có 1 sự liên quan nào đó, mà ta vẫn chưa hiểu hết. cho dù Nạp Âm theo Âm thanh có trước mới dến sự xuất hiện của số Thái Huyền, nhưng bản chất 2 phương pháp này khác nhau nhưng cùng một nguồn như nhau. ví dụ ta giải 1 bài toán nhưng có 2 phương pháp giải khác nhau và vẫn có quả như nhau, 2 phương pháp này là chính xác. Cùng nằm trong kiến thức nền tảng về Toán, không thể sai lệch được. vậy thì cách tính Nạp Âm có trước và sau thì hẳn cũng là đúng nếu nó logic mà đúng phương pháp. có thể nó có chung 1 nền tảng của lý học Phương Đông.
trong chủ để bác TBTT đã giải quyết về chổ an Tử vi, nhưng vẫn còn câu hỏi đó vì sao Nạp Âm lại được dùng để an sao Tử vi? nhiều cái đã thất truyền nên nhiều khi kiến thức rời rạc mà khó liên kết thành một hệ thống hoàn chỉnh. dù rằng Nạp Âm có là Sóng, nó có bước nhảy của Sóng, nhưng có lẽ nên tìm hiểu bản chất thật sự của sao Tử vi từ đâu? lại là nguồn gốc. Nạp Âm thì có liên quan gì đến nó?
Nếu biện chứng mối quan hệ của Số Thái Huyền và Âm luật thì sẽ có nhiều thứ mới để nghiên cứu, Kim Ca không tìm thấy tài liệu về vấn đề này.
#80
Gửi vào 16/07/2013 - 14:17
KimCa, on 16/07/2013 - 11:34, said:
Lây nay Kim Ca vẫn dùng số Thái Huyền để tính Ngũ Hành nạp Âm, dùng theo số Đại diễn. chỉ nhớ mỗi cách đó thôi, không nạp thêm cách nào khác. nhưng Kim Ca vẫn chưa hiểu được bản chất thật sự của NHNA. Trong HKBPT thì Thẩm Quát có đưa ra cách luân và bản chất của nó là Âm Thanh Cung Thương Giốc Chủy Vũ, phối Luật Lữ. anh có nói đến Nạp Âm vốn bản chất là Sóng, nhưng cái Sóng này có đặc tính gì? Dù vẫn biết rằng Nạp Âm là Thiên Can + Địa chi ---> Nhân.
Nhưng mối quan tâm chính của nhiều người học và nghiên cứu Tử vi chắc không phải chỉ có cách tính mà quan trọng là hiểu đúng bản chất của nó để ứng dụng và đi sâu vào Lý học.
về nạp âm có cách tính bằng số Thái Huyền và theo Âm Luật như Thẩm Quát đã nói, nhưng 2 cách tính đều cho cùng 1 kết quả, vậy thì có sự liên hệ giữa số Thái Huyền và Âm luật hay không? nó liên hệ thông qua cái gì? theo Kim Ca nghỉ là đã là lý thuyết mang tính hệ thống thì cũng có 1 sự liên quan nào đó, mà ta vẫn chưa hiểu hết. cho dù Nạp Âm theo Âm thanh có trước mới dến sự xuất hiện của số Thái Huyền, nhưng bản chất 2 phương pháp này khác nhau nhưng cùng một nguồn như nhau. ví dụ ta giải 1 bài toán nhưng có 2 phương pháp giải khác nhau và vẫn có quả như nhau, 2 phương pháp này là chính xác. Cùng nằm trong kiến thức nền tảng về Toán, không thể sai lệch được. vậy thì cách tính Nạp Âm có trước và sau thì hẳn cũng là đúng nếu nó logic mà đúng phương pháp. có thể nó có chung 1 nền tảng của lý học Phương Đông.
trong chủ để bác TBTT đã giải quyết về chổ an Tử vi, nhưng vẫn còn câu hỏi đó vì sao Nạp Âm lại được dùng để an sao Tử vi? nhiều cái đã thất truyền nên nhiều khi kiến thức rời rạc mà khó liên kết thành một hệ thống hoàn chỉnh. dù rằng Nạp Âm có là Sóng, nó có bước nhảy của Sóng, nhưng có lẽ nên tìm hiểu bản chất thật sự của sao Tử vi từ đâu? lại là nguồn gốc. Nạp Âm thì có liên quan gì đến nó?
Nếu biện chứng mối quan hệ của Số Thái Huyền và Âm luật thì sẽ có nhiều thứ mới để nghiên cứu, Kim Ca không tìm thấy tài liệu về vấn đề này.
Chào bạn KimCa,
Mấy bài trên VinhL đã liệt ra các vị trí của Tử Vi theo cung và link để các bạn xem vị trí của chòm Bắc Đẩu, không biết bạn có kiểm nghiệm và kết luận như thế nào?
Theo VinhL thì cách an Tử Vi không theo đúng sự di chuyển của sao Bắc Đẩu trên bầu trời, bỡi chòm Bắc Đẩu vốn là định tinh (fixed stars) không thể nào nhảy theo bước zigzag được.
Nạp âm có nhiều phương pháp tính, nhưng cách tính có thể dẫn đến sử phá giải nguồn gốc của nó. Thẩm quát giải thích phương pháp cách 8 sinh con, vậy hỏi tại sao lại hết 8 rồi mới sinh? Tới 5 không sinh được sao?
Phương pháp của số Thái Huyền, cộng lại chỉ cho ra số của hành sinh ra hành nạp âm. Tại sao không tính luôn là số của hành nạp âm?
Chắc chắn hai câu hỏi này khó mà giải thích xuyên suốt được!!!
Con số 5 và 6, đều là số của Can và Chi chia 2, củng trùng hợp với Ngũ Tý và Lục Giáp, ấy thế cả hai củng đều có thể dùng để tính ra nạp âm, không cần tới số Thái Huyền hay Cách 8 sinh con.
Cổ nhân nhìn các hiện tượng thiên nhiên mà lập thuyết, bạn có bao giờ nghỉ tại sao nạp âm lại hết 30 can chi rồi lập lại không?
Mà chu kỳ sao Thổ là khoảng 30 năm. Chu kỳ sao Mộc là 12.
Theo hình zigzag của chú TBTT, thì ta thấy rằng nó tuân theo các bước 1,3,5,7,9, một tiến một lùi.
Khổng Tử củng nói 1,3,5,7,9 như sau: nhất ngôn đắc chi viết cung, tam ngôn đắc hỏa viết trưng, ngũ ngôn đắc thủy viết vũ, thất ngôn đắc kim viết thương, cửu ngôn đắc mộc viết giác, thử tịnh thị dương sổ"
Bạn thử dùng 64 quẻ dịch nạp Can Chi và nạp âm, tính từ sơ hào của lục tử (Cấn Đoài, Chấn Tốn, Khãm Ly), xem có như lời của Khổng tử nói không?
Sự trùng giữa các bước an Tử Vi và các bước nạp Âm của hào, gợi lên sự liên hệ của Dịch và các an Tử Vi chăng?
Đây là chổ mà VinhL đã nêu ở trên, biết đâu chúng ta có thể khám phá điều thú vị mới!!!
Hihihihihihihihihihihi
Sửa bởi VinhL: 16/07/2013 - 14:23
Thanked by 3 Members:
|
|
#81
Gửi vào 17/07/2013 - 08:20
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Mấy tháng trước dạo chơi trên các mạng lý số Hán, thì có người đã tiết lộ phương pháp nạp âm tính theo can chi 6 hào của quẻ trùng. Phương pháp này đã được Không Tử nói đến trong bộ "Nhạc Vĩ - 乐纬"
Khổng tử viết: "khâu xuy luật định tính nhất ngôn đắc chi viết cung, tam ngôn đắc hỏa viết trưng, ngũ ngôn đắc thủy viết vũ, thất ngôn đắc kim viết thương, cửu ngôn đắc mộc viết giác, thử tịnh thị dương sổ"
Đây chính là phương pháp nạp âm từ can chi hào của trùng quái!!!
Kinh Thái Huyền của Dương Hùng thì ở vào thời Tây Hán, Không Tử thì người nước Lổ tức ở thời Đông Chu Liệt Quốc. Như vậy phương pháp nạp âm mà Không Tử nói đến là cổ hơn của Dương Hùng gần 4, 5 trăm năm.
#82
Gửi vào 19/07/2013 - 04:17
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Chắc là chú muốn nói tới phương pháp tính Nạp Âm của chú Vô Danh Thiên Địa?
Củng là một phát kiến dựa vào phương pháp của số Thái Huyền.
Hôm nay mới biết các cao thủ đã bàn luận về vấn đề này trong mục Lục Thập Hoa Giáp. Hihihihihihihihi
Hello VinhL,
Ồ! Tôi hiểu ý lão ấy nói rồi ...
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Nhưng dừng bước tại cách tính nạp âm thôi, không phát triển thành lý số như chú.
Chỉ là toán số hóa nó thôi - chứ có gì cao siêu nhưng người ta thích huyền bí tâng bốc nó là Thái Huyền nên tôi kêu nó là Huyền Tẫn (tựu chung cũng chỉ là cơ ngẫu mà thôi)
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Chứ gì nữa, làm như chỉ có số Thái Huyền mới toán ra phương thức tính nạp âm không bằng .. hì hì hì
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Thật ra không có phương pháp tính nạp âm nào mà nhanh hơn đếm Giáp Mậu Kỷ Canh Nhâm (hoặc Ất Đinh Kỷ Tân Quý) cả. Vừa đếm xong, 5 can thì củng đã biết được nạp âm của Ngũ Tý!!!
Ngoài ra thì củng có quy tắc đếm Chi theo Lục Giáp, Tý Ngọ nhảy một hành. Phương pháp này cần 10 giây (để đếm 1 con Giáp).
Hihihihihihihihi
Thật ra, cần thiết là nhớ được một số nạp âm xung quanh năm sinh của mình và người nhà thì cũng đủ quy ra các nạp âm khác không khó và còn lẹ hơn 10, 11 giây theo phương pháp của VinhL rồi.
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
VinhL đã có toán thử qua chưa? Có thể trình bày lại xem có lô-gích không?
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Sau ngài Khổng Tử 4,5 trăm năm rồi có số Thái Huyền của Dương Hùng (cao siêu hơn) và sau ngài Dương Hùng hơn 2000 năm có số Huyền Tẫn thì chắc chắn (siêu siêu đẳng) hơn nhiều hén VinhL hahahaa ...
#83
Gửi vào 19/07/2013 - 04:32
KimCa, on 16/07/2013 - 11:34, said:
Trước tiên, ta nên rõ Tử Vi Đẩu Số - thì Đẩu (sao) có phải là tinh tú ở trên trời không và Số - có phải là mã số hóa cách an lâp lá số Tử Vi hay không?
Nếu như tinh Đẩu không phải nền tảng của Tử Vi sau khi không thể kiểm chứng bằng Thiên văn hiện đại hay cổ đại thì - Đẩu - là gì vì chữ 斗 (đẩu, đấu) có nghĩa là đo/đong lường.
Về phương pháp nạp-âm, đã có phương pháp cách bát và nghịch hành của Hà Đồ rồi thì Kim Ca cứ vẽ ra sẽ thấy nhiều điều mới lạ để kiểm nghiệm lại những điều tự vấn sau đây:
KimCa, on 16/07/2013 - 11:34, said:
Còn nói về số Thái Huyền ...
KimCa, on 16/07/2013 - 11:34, said:
Nên để yên cho nó sự Huyền mà không nên đòi nó ra ánh sáng lô-gích vì như ta đã thấy hì .. hì hì ...
Sửa bởi TuBinhTuTru: 19/07/2013 - 04:33
Thanked by 1 Member:
|
|
#84
Gửi vào 19/07/2013 - 04:42
VinhL, on 16/07/2013 - 14:17, said:
Mấy bài trên VinhL đã liệt ra các vị trí của Tử Vi theo cung và link để các bạn xem vị trí của chòm Bắc Đẩu, không biết bạn có kiểm nghiệm và kết luận như thế nào?
Theo VinhL thì cách an Tử Vi không theo đúng sự di chuyển của sao Bắc Đẩu trên bầu trời, bỡi chòm Bắc Đẩu vốn là định tinh (fixed stars) không thể nào nhảy theo bước zigzag được.
Nạp âm có nhiều phương pháp tính, nhưng cách tính có thể dẫn đến sử phá giải nguồn gốc của nó. Thẩm quát giải thích phương pháp cách 8 sinh con, vậy hỏi tại sao lại hết 8 rồi mới sinh? Tới 5 không sinh được sao?
Phương pháp của số Thái Huyền, cộng lại chỉ cho ra số của hành sinh ra hành nạp âm. Tại sao không tính luôn là số của hành nạp âm?
Chắc chắn hai câu hỏi này khó mà giải thích xuyên suốt được!!!
Con số 5 và 6, đều là số của Can và Chi chia 2, củng trùng hợp với Ngũ Tý và Lục Giáp, ấy thế cả hai củng đều có thể dùng để tính ra nạp âm, không cần tới số Thái Huyền hay Cách 8 sinh con.
Cổ nhân nhìn các hiện tượng thiên nhiên mà lập thuyết, bạn có bao giờ nghỉ tại sao nạp âm lại hết 30 can chi rồi lập lại không?
Mà chu kỳ sao Thổ là khoảng 30 năm. Chu kỳ sao Mộc là 12.
Theo hình zigzag của chú TBTT, thì ta thấy rằng nó tuân theo các bước 1,3,5,7,9, một tiến một lùi.
Hình zigzag của tôi không tuân thủ theo các bước 1,3,5,7,9 đâu nha
VinhL xét lại đã ...
VinhL, on 16/07/2013 - 14:17, said:
Bạn thử dùng 64 quẻ dịch nạp Can Chi và nạp âm, tính từ sơ hào của lục tử (Cấn Đoài, Chấn Tốn, Khãm Ly), xem có như lời của Khổng tử nói không?
Sự trùng giữa các bước an Tử Vi và các bước nạp Âm của hào, gợi lên sự liên hệ của Dịch và các an Tử Vi chăng?
Các bước an Tử Vi thông qua biểu đồ tôi trình bày cũng không theo quy luật 1,3,5,7,9 gì hết và như có thể VinhL thử trình bày phương pháp " tính từ sơ hào của lục tử (Cấn Đoài, Chấn Tốn, Khãm Ly)" xem ...
VinhL, on 16/07/2013 - 14:17, said:
Hihihihihihihihihihihi
Thú vị ở điểm nào ?
#85
Gửi vào 19/07/2013 - 06:29
TuBinhTuTru, on 19/07/2013 - 04:42, said:
VinhL xét lại đã ...
Các bước an Tử Vi thông qua biểu đồ tôi trình bày cũng không theo quy luật 1,3,5,7,9 gì hết và như có thể VinhL thử trình bày phương pháp " tính từ sơ hào của lục tử (Cấn Đoài, Chấn Tốn, Khãm Ly)" xem ...
Thú vị ở điểm nào ?
Chào chú TBTT,
Thì đây là mấy cái hình của chú đây:
TuBinhTuTru, on 11/07/2013 - 05:53, said:
Có bài tập làm liền kìa:
lá số tháng nhuần
Tháng nhuần âm lịch nào hầu như đều thiếu cả - có nghĩa là chỉ có 29 ngày nên tôi bắt đầu là ngày rằm (15) của tháng nhuần làm chuẩn (đếm 1 ...) mà toán cho tháng sau đó.
Từ 1 đến 2 nghịch hành 1 cung
Từ 2 đến 3 thuận hành 3 cung
Từ 3 đến 4 nghịch hành 5 cung
Từ 4 đến 5 thuận hành 7 cung
Từ 5 đến 6 nghịch hành 9 cung!!!
Thanked by 1 Member:
|
|
#86
Gửi vào 19/07/2013 - 07:17
VinhL, on 19/07/2013 - 06:29, said:
Thì đây là mấy cái hình của chú đây:
Từ 1 đến 2 nghịch hành 1 cung
Từ 2 đến 3 thuận hành 3 cung
Từ 3 đến 4 nghịch hành 5 cung
Từ 4 đến 5 thuận hành 7 cung
Từ 5 đến 6 nghịch hành 9 cung!!!
Thì ra vậy, nhưng đó không phải là Số-Cục nữa vì rằng tôi lấy điểm mốc ở Dần cung là 1, để ra:
Thủy-2-Cục
Mộc-3-Cục
Kim-4-Cục
Thổ-5-Cục
Hỏa-6-Cục
như không thì là:
Thủy-1-Cục
Mộc-3-Cục
Kim-5-Cục
Thổ-7-Cục
Hỏa-9-Cục
ư!?
Và ngài,
Khổng Tử củng nói 1,3,5,7,9 như sau: nhất ngôn đắc chi ( 1 ) viết cung, tam ( 3 ) ngôn đắc hỏa viết trưng, ngũ ( 5 ) ngôn đắc thủy viết vũ, thất ( 7 ) ngôn đắc kim viết thương, cửu ( 9 ) ngôn đắc mộc viết giác, thử tịnh thị dương sổ"
cũng đâu giống tôi đâu! hihihi
Sửa bởi TuBinhTuTru: 19/07/2013 - 07:20
#87
Gửi vào 19/07/2013 - 08:01
VinhL, on 16/07/2013 - 10:41, said:
Chắc là chú muốn nói tới phương pháp tính Nạp Âm của chú Vô Danh Thiên Địa?
Củng là một phát kiến dựa vào phương pháp của số Thái Huyền.
Hôm nay mới biết các cao thủ đã bàn luận về vấn đề này trong mục Lục Thập Hoa Giáp. Hihihihihihihihi
@VinhL,
To^i du*a. va`o Tie^n Thie^n Bat' Quai' Di.ch đo^` đê? suy ra va` đa~ tri`nh ba`y vo*i' cu. HU trong diê?n đa`n TVLS cu~ . So^' Thai' Huye^`n hay Huye^`n Tâ?n đe^`u thuo^.c ve^` So^' Tu*. Nhie^n ne^n cu~ng co' cu`ng đa(.c ti'nh na`y ma` tho^i. Theo to^i Thie^.u Khang Tie^'t hay ngu8o*`i nghi~ ta Tie^n Thie^n Di.ch So^' đo^`va` Du*o*ng Hu`ng đê`u tha^'y đa(.c ti'nh na`y cua? So^' Tu*. Nhiên khi thiê't la^.p nên hê. tho^'ng so^'cua? Tiên Thie^n Di.ch So^' va` so^' Thai' Huye^`n cu~ng nhu* so^' đu*o*.c xe^'p trong ca'c ma phu*o*ng .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 19/07/2013 - 08:04
#88
Gửi vào 20/07/2013 - 03:45
TuBinhTuTru, on 19/07/2013 - 04:42, said:
Thú vị ở điểm nào ?
Chào chú TBTT,
Khổng Tử nói:
Nhất ngôn đắc chi Thổ Cung (nốt Do C)
Tam ngôn đắc Hỏa Chủy (nốt Sol G)
Ngũ ngôn đắc Thủy Vũ (nốt La A)
Thất ngôn đắc Kim Thương (nốt Re D)
Cửu ngôn đắc Mộc Giốc (nốt Mi E)
Lục tử Cấn Đoài Chấn Tốn Khãm Ly hào Sơ hào Tứ đều là Thổ.
1 Cung Thổ: Hào Sơ
Chấn Canh Tý Canh Ngọ,
Tốn Tân Sửu Tân Mùi,
Khãm Mậu Dần Mậu Thân,
Ly Kỷ Mão Kỷ Dậu,
Cấn Bính Thìn Bính Tuất,
Đoài Đinh Tỵ Đinh Hợi.
Như vậy ta có:
Tý Ngọ là Canh
Sửu Mùi là Tân
Dần Thân là Mậu
Mão Dậu là Kỷ
Thìn Tuất là Bính
Tỵ Hợi là Đinh
Và các Ngôn hay bước như sau:
1 Cung Thổ, 3 Chủy Hỏa, 5 Vũ Thủy, 7 Thương Kim, 9 Giốc Mộc
Lấy sơ hào và tứ hào của 6 tử quái (Khãm Ly Chấn Tốn Cấn Đoài tức là 12 can chi) làm ngọn, từ Can nạp cho hào mà đến tới Can gốc của sơ tứ hào được bao nhiêu tức là bấy nhiêu ngôn vậy.
Càn:
Sơ: Giáp Tý, Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh đắc 7 số từ Canh Tý, nên Thương Kim vậy
Nhị: Giáp Dần, Giáp Ất Bính Đinh Mậu đắc 5 số từ Mậu Dần, nên là Vũ Thủy
Tam: Giáp Thìn, Giáp Ất Bính đắc 3 số từ Bính Thìn, nên là Chủy Hỏa.
Tứ: Nhâm Ngọ, Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh đắc 9 số từ Canh Ngọ, nên Giốc Mộc
Ngũ: Nhâm Thân, Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu đắc 7 số từ Mậu Thân, nên là Thương Kim
Lục: Nhâm Tuất, Nhâm Quý Giáp Ất Bính đắc 5 số từ Bính Tuất, nên là Vũ Thủy.
Khôn:
Sơ: Ất Mùi, Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân, đắc 7 tức Thương Kim
Nhị: Ất Tỵ, Ất Bính Đinh đắc 3 tức Chủy Hỏa vậy.
Tam: Ất Mão, Ất Bính Đinh Mậu Kỷ, đắc 5 tức Vũ Thủy
Tứ: Quý Sửu, Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân, đắc 9 tức Giốc Mộc
Ngũ: Quý Hợi, Quý Giáp Ất Bính Đinh đắc 5 tức Vũ Thủy
Lục: Quý Dậu, Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ đắc 7 tức Thương Kim
Chấn:
Sơ: Canh Tý, Canh đắc 1 Cung Thổ
Nhị: Canh Dần, Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu đắc 9 tức Giốc Mộc
Tam: Canh Thìn, Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính đắc 7 tức Thương Kim
Tứ: Canh Ngọ, Canh đắc 1 Cung Thổ
Ngũ: Canh Thân, Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu đắc 9 tức Giốc Mộc
Lục: Canh Tuất, Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính đắc 7 tức Thương Kim
Tốn:
Sơ: Tân Sửu, Tân đến Tân đắc 1 nên Cung Thổ
Nhị: Tân Hợi, Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh đắc 7 tức Thương Kim
Tam: Tân Dậu, Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ đắc 9 tức Giốc Mộc
Tứ: Tân Mùi, Tân đến Tân đắc 1 nên Cung Thổ
Ngũ: Tân Tỵ, Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh đắc 7 tức Thương Kim
Lục: Tân Mão, Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ đắc 9 tức Giốc Mộc
Khãm:
Sơ: Mậu Dần, Mậu đắc 1 Cung Thổ
Nhị: Mậu Thìn, Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính đắc 9 Giốc Mộc
Tam: Mậu Ngọ, Mậu Kỷ Canh đắc 3 Chủy Hỏa
Tứ: Mậu Thân, Mậu đắc 1 Cung Thổ
Ngũ: Mậu Tuất, Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính đắc 9 Giốc Mộc
Lục: Mậu Tý, Mậu Kỷ Canh đắc 3 Chủy Hỏa
Ly:
Sơ: Kỷ Mão, Kỷ đắc 1 Cung Thổ
Nhị: Kỷ Sửu, Kỷ Canh Tân đắc 3 Chủy Hỏa
Tam: Kỷ Hợi, Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh đắc 9 Giốc Mộc
Tứ: Kỷ Dậu, Kỷ đắc 1 Cung Thổ
Ngũ: Kỷ Mùi, Kỷ Canh Tân đắc 3 Chủy Hỏa
Lục: Kỷ Tỵ, Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh đắc 9 Giốc Mộc
Cấn:
Sơ: Bính Thìn, Bính tới Bính đắc 1 Cung Thổ
Nhị: Bính Ngọ, Bính Đinh Mậu Kỷ Canh đắc 5 Vũ Thủy
Tam: Bính Thân, Bính Đinh Mậu đắc 3 Chủy Hỏa
Tứ: Bính Tuất, Bính tới Bính đắc 1 Cung Thổ
Ngũ: Bính Tý, Bính Đinh Mậu Kỷ Canh đắc 5 Vũ Thủy
Lục: Bính Dần, Bính Đinh Mậu đắc 3 Chủy Hỏa
Đoài:
Sơ: Đinh Tỵ, Đinh tới Đinh đắc 1 Cung Thổ
Nhị: Đinh Mão, Đinh Mậu Kỷ đắc 3 Chủy Hỏa
Tam: Đinh Sửu, Đinh Mậu Kỷ Canh Tân đắc 5 Vũ Thủy
Tứ: Đinh Hợi, Đinh tới Đinh đắc 1 Cung Thổ
Ngủ: Đinh Dậu, Đinh Mậu Kỷ đắc 3 Chủy Hỏa
Lục: Đinh Mùi, Đinh Mậu Kỷ Canh Tân đắc 5 Vũ Thủy
Nay sắp xết lại theo các bước thì ta có
1 Ngôn Cung Thổ:
Canh Tý, Tân Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ
Canh Ngọ, Tân Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Binh Tuất, Đinh Hợi
Phối vào vòng Trường Sinh ta có
Canh Tý Vượng, Tân Sửu Suy, Mậu Dần Bệnh, Kỷ Mão Tử, Bính Thìn Mộ, Đinh Tỵ Tuyệt
Canh Ngọ Thai, Tân Mùi Dưỡng, Mậu Thân Sinh, Kỷ Dậu Dục, Bính Tuất Đới, Đinh Hợi Quan
3 Ngôn Chủy Hỏa:
Mậu Tý, Kỷ Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi
Phối vào vòng Trường Sinh ta có
Mậu Tý Thai, Kỷ Sửu Dưỡng, Bính Dần Sinh, Đinh Mão Dục, Giáp Thìn Đới, Ất Tỵ Quan
Mậu Ngọ Vượng, Kỷ Mùi Suy, Bính Thân Bệnh, Đinh Dậu Tử, Giáp Tuất Mộ, Ất Hợi Tuyệt
5 Ngôn Vũ Thủy:
Bính Tý, Đinh Sửu, Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ
Bính Ngọ, Đinh Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi
Phối vào vòng Trường Sinh ta có
Bính Tý Vượng, Đinh Sửu Suy, Giáp Dần Bệnh, Ất Mão Tử, Nhâm Thìn Mộ, Quý Tỵ Tuyệt
Bính Ngọ Thai, Đinh Mùi Dưỡng, Giáp Thân Sinh, Ất Dậu Dục, Nhâm Tuất Đới, Quý Hợi Quan
7 Ngôn Thương Kim:
Giáp Tý, Ất Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ
Giáp Ngọ, Ất Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi
Phối vào vòng Trường Sinh ta có
Giáp Tý Tử, Ất Sửu Mộ, Nhâm Dần Tuyệt, Quý Mão Thai, Canh Thìn Dưỡng , Tân Tỵ Sinh
Giáp Ngọ Dục, Ất Mùi Đới, Nhâm Thân Quan, Quý Dậu Vượng, Canh Tuất Suy, Tân Hợi Bệnh
9 Ngôn Giốc Mộc:
Nhâm Tý, Quý Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ
Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi
Phối vào vòng Trường Sinh ta có
Nhâm Tý Dục, Quý Sửu Đới, Canh Dần Quan, Tân Mão Vượng, Mậu Thìn Suy, Kỷ Tỵ Bệnh
Nhâm Ngọ Tử, Quý Mùi Mộ, Canh Thân Tuyệt, Tân Dậu Thai, Mậu Tuất Dưỡng, Kỷ Hợi Sinh
Để thấy hiểu được nguyên nhân của các tên đặt cho Nạp Âm Ngũ Hành thì ta phải sắp xếp 5 vòng Trường Sinh cho 5 hành, từ đó ý nghĩa của nó sẻ hiển thị. Tên của Nạp Âm Ngũ Hành được lấy từ Huyền Nử Thanh Nang Hãi Giác Kinh.
Tý: Kim Tử, Thủy Vượng, Hỏa Thai, Thổ Vượng, Mộc Dục
Sửu: Kim Mộ, Thủy Suy, Hỏa Dưỡng, Thổ Suy, Mộc Đới
Dần: Kim Tuyệt, Thủy Bệnh, Hỏa Sinh, Thổ Bệnh, Mộc Quan
Mão: Kim Thai, Thủy Tử, Hỏa Dục, Thổ Tử, Mộc Vượng
Thìn: Kim Dưỡng, Thủy Mộ, Hỏa Đới, Thổ Mộ, Mộc Suy
Tỵ: Kim Sinh, Thủy Tuyệt, Hỏa Quan, Thổ Tuyệt, Mộc Bệnh
Ngọ: Kim Dục, Thủy Thai, Hỏa Vượng, Thổ Thai, Mộc Tử
Mùi: Kim Đới, Thủy Dưỡng, Hỏa Suy, Thổ Dưỡng, Mộc Mộ
Thân: Kim Quan, Thủy Sinh, Hỏa Bệnh, Thổ Sinh, Mộc Tuyệt
Dậu: Kim Vượng, Thủy Dục, Hỏa Tử, Thổ Dục, Mộc Thai
Tuất: Kim Suy, Thủy Đới, Hỏa Mộ, Thổ Đới, Mộc Dưỡng
Hợi: Kim Bệnh, Thủy Quan, Hỏa Tuyệt, Thổ Quan, Mộc Sinh
Cho nên ta có
Tý: Kim Tử, Thủy Vượng, Hỏa Thai, Thổ Vượng, Mộc Dục
Sửu: Kim Mộ, Thủy Suy, Hỏa Dưỡng, Thổ Suy, Mộc Đới
水旺金藏曰海中
Thủy vượng kim tàng viết Hải Trung (Kim Tử, Mộ), Giáp Tý, Ất Sửu
水中有源曰澗下
Thủy trung hữu nguyên viết Giản Hạ (Thủy Vượng, Suy), Bính Tý, Đinh Sửu
陰內含陽曰霹靂
Âm nội hàm dương viết Phích Lịch (Hỏa Thai, Dưỡng), Mậu Tý, Kỷ Sửu
水土相須曰壁上
Thủy thổ tương tu viết Bích Thượng (Thổ Vượng, Suy), Canh Tý, Tân Sửu
一陽始動曰扶桑
Nhất dương thủy động viết Phù Tang (Mộc Dục, Đới), Nhâm Tý, Quý Sửu
Dần: Kim Tuyệt, Thủy Bệnh, Hỏa Sinh, Thổ Bệnh, Mộc Quan
Mão: Kim Thai, Thủy Tử, Hỏa Dục, Thổ Tử, Mộc Vượng
木盛金絕曰金箔
Mộc thịnh kim tuyệt viết Kim Bạc (Kim Tuyệt, Thai), Nhâm Dần, Quý Mão
乙卯長生曰大溪
Ất mão trường sinh viết Đại Khê (Thủy Bệnh, Tử), Giáp Dần, Ất Mão
木旺火生曰爐中
Mộc vượng hỏa sinh viết Lô Trung (Hỏa Sinh, Dục), Bính Dần, Đinh Mão
水上生病曰城頭
Thủy thượng sinh bệnh viết Thành Đầu (Thổ Bệnh, Tử), Mậu Dần, Kỷ Mão
庚辛臨官曰松柏
Canh tân lâm quan viết Tùng Bách (Mộc Quan, Vượng), Canh Dần, Tân Mão
Thìn: Kim Dưỡng, Thủy Mộ, Hỏa Đới, Thổ Mộ, Mộc Suy
Tỵ: Kim Sinh, Thủy Tuyệt, Hỏa Quan, Thổ Tuyệt, Mộc Bệnh
金養色明曰白蠟
Kim dưỡng sắc minh viết Bạch Lạp (Kim Dưỡng, Sinh), Canh Thìn, Tân Tỵ
墓胎東歸曰長流
Mộ thai đông quy viết Trường Lưu (Thủy Mộ, Tuyệt), Nhâm Thìn, Quý Tỵ
土之掩覆曰覆燈
Thổ chi yểm phúc viết Phúc Đăng (Hỏa Đới, Quan), Giáp Thìn, Ất Tỵ
土墓不厚曰沙中
Thổ mộ bất hậu viết Sa Trung (Thổ Mộ, Tuyệt), Bính Thìn, Đinh Tỵ
土墓木盛曰大林
Thổ mộ mộc thịnh viết Đại Lâm (Mộc Suy, Bệnh), Mậu Thìn, Kỷ Tỵ
Ngọ: Kim Dục, Thủy Thai, Hỏa Vượng, Thổ Thai, Mộc Tử
Mùi: Kim Đới, Thủy Dưỡng, Hỏa Suy, Thổ Dưỡng, Mộc Mộ
火盛金潛曰沙石
Hỏa thịnh kim tiềm viết Sa Thạch (Kim Dục, Đới), Giáp Ngọ, Ất Mùi
水臨其上曰天河
Thủy lâm kỳ thượng viết Thiên Hà (Thủy Thai, Dưỡng), Bính Ngọ, Đinh Mùi
火旺上炎曰天上
Hỏa vượng thượng viêm viết Thiên Thượng (Hỏa Vượng, Suy), Mậu Ngọ, Kỷ Mùi
庚午土胎曰路旁
Canh ngọ thổ thai viết Lộ Bàng (Thổ Thai, Dưỡng), Canh Ngọ, Tân Mùi
木當茂盛曰楊柳
Mộc đương mậu thịnh viết Dương Liễu (Mộc Tử, Mộ), Nhâm Ngọ, Quý Mùi
Thân: Kim Quan, Thủy Sinh, Hỏa Bệnh, Thổ Sinh, Mộc Tuyệt
Dậu: Kim Vượng, Thủy Dục, Hỏa Tử, Thổ Dục, Mộc Thai
壬申金旺曰劍鋒
Nhâm thân kim vượng viết Kiếm Phong (Kim Quan, Vượng), Nhâm Thân Quý Dậu
秋金生水曰井泉
Thu kim sinh thủy viết Tỉnh Tuyền (Thủy Sinh, Dục), Giáp Thân, Ất Dậu
丙丁火病曰山下
Bính đinh hỏa bệnh viết Sơn Hạ (Hỏa Bệnh, Tử), Bính Thân, Đinh Dậu
戊己土病曰大驛
Mậu kỷ thổ bệnh viết Đại Dịch (Thổ Sinh, Dục), Mậu Thân, Kỷ Dậu
秋旺木絕曰石榴
Thu vượng mộc tuyệt viết Thạch Lựu (Mộc Tuyệt, Thai), Canh Thân, Tân Dậu
Tuất: Kim Suy, Thủy Đới, Hỏa Mộ, Thổ Đới, Mộc Dưỡng
Hợi: Kim Bệnh, Thủy Quan, Hỏa Tuyệt, Thổ Quan, Mộc Sinh
庚辛衰木曰釵釧
Canh tân suy mộc viết Thoa Xuyến (Kim Suy, Bệnh), Canh Tuất, Tân Hợi
壬癸帶旺曰大海
Nhâm quý đái vượng viết Đại Hải (Thủy Đới, Quan), Nhâm Tuất, Quý Hợi
甲戊火透曰山頭
Giáp mậu hỏa thấu viết Sơn Đầu (Hỏa Mộ, Tuyệt), Giáp Tuất, Ất Hợi
墓胎土燥曰屋上
Mộ thai thổ táo viết Ốc Thượng (Thổ Đới, Quan), Bính Tuất, Đinh Hợi
戊己木養曰平地
Mậu kỷ mộc dưỡng viết Bình Địa (Mộc Dưỡng, Sinh), Mậu Tuất, Kỷ Hợi
Như vậy cho thấy rằng phương pháp nạp âm lại có nguồn gốc từ Dịch và Can Chi của Trùng Quái.
Phương pháp này củng cho thấy rằng, Can Chi nạp vào các quẻ trùng đã có trước thời Kinh Phòng (vì Khổng Tử ở vào đời Đông Chu, trước nhà Hán), Kinh Phòng chỉ ghi lại cách nạp Can Chi vào trùng quái thôi!!!
Bói Dịch thường lấy Hành của Chi nạp ở Hào mà luận đoán, có lẻ đã bỏ sót một thông tin quan trọng của Nạp Âm!!!
Phương pháp trên củng cho ta thấy rằng cách giải thích của số Thái Huyền, và Cách 8 Sinh Con thật quá gượng ép!!!
Từ đó có thể khẳng định rằng Nạp Âm của Tháng Mệnh sẻ cho ta sự tương quan của hào trong 8 trùng quái gốc. Đó là điều thú vị mà VinhL nói đến.
Sửa bởi VinhL: 20/07/2013 - 04:00
Thanked by 2 Members:
|
|
#89
Gửi vào 20/07/2013 - 06:39
VinhL, on 20/07/2013 - 03:45, said:
Từ đó có thể khẳng định rằng Nạp Âm của Tháng Mệnh sẻ cho ta sự tương quan của hào trong 8 trùng quái gốc. Đó là điều thú vị mà VinhL nói đến.
Cám ơn VinhL giải thích tường tận, nhưng đó chẳng qua là lấy hành Thổ làm mốc rồi đếm từ Can X tìm đến Can-Chi là hành Thổ để định: 1,3,5,7,9 ... Qua đó, ta có thể cho là từ một Can-Chi định lệ nào đó là hành Z hoặc từ hệ thống ngũ hành của 60 hoa giáp có sẵn rồi nhìn ra các bước (Ngôn) kia ??
Cho nên, VinhL khoang hãy phủ quyết rằng Cách 8 là gượng ép và hãy nhìn cái hình tôi vẽ về ngũ-hành-nạp-âm như sau:
(1.. 60) = ( Giáp Tí ... Quý Hợi) respectively
Các nhóm số (từ giờ Tí [1] đến Hợi [12] ) màu tím là (sao Tử Vi) lưu trú tại cung có Can-Chi và ngũ-hành-nạp-âm cho ngày đầu tiên (mùng 1, tháng 1 năm Giáp Tí)
VinhL tham khảo xem có điều gì thú vị chăng?
#90
Gửi vào 20/07/2013 - 06:46
Ke^'t lua^.n nhu* thê' la` vo^i đo' VinhL. Ta chi? co' thê? noi' :Như vậy cho thấy rằng nạp âm va` na.p Gia'p cua? ca'c que? Dịch đe^`u cu`ng ke^'t qua? gio^'ng nhau . Vi` kho^ng co' su*? lie^.u na`o ghi nguo^`n go^'c na.p a^m , na.p giap' ro~ ra`ng tu*` ai nghi~ ra nên va^?n co' kha? na(ng na.p a^m hoa`n toa`n phat' triê?n kho^ng tu*` Di.ch nhu*ng sau đo' co' ngu8O*`i nghi~ ra phe''p na.p gia'p va`o Di.ch đê? diê?n ta? na.p a^m . To^i co' thê? du`ng dda(.c ti'nh complement tu*` pha'p tre^n đê? suy ra theo phu*o*ng pha'p ma` Du*o*ng Hu`ng du`ng .
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() THIÊN KHÔNG CHO, TA TỰ ĐI LẤY (chọn năm/ tháng sinh tối ưu cho con) |
Linh Tinh | ThienKhoi999 |
|
![]() |
|
![]() Những lá số mệnh Thiên Lương cư ngọSưu tập và nghiệm lý |
Tử Vi | Transporter |
|
![]() |
|
![]() Bàn về Địa Kiếp Thiên Di |
Tử Vi | ch8484 |
|
![]() |
|
![]() Trích Thiên Tủy![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtuvi |
|
![]() |
|
![]() Khâm thiên tứ hóa |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtuvi |
|
![]() |
|
![]() Cách cục được cho tiền- bác thienlong24 |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












