Jump to content

Advertisements




Bằng cấp và việc làm


59 replies to this topic

#31 Lạc Thư

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 536 Bài viết:
  • 716 thanks

Gửi vào 16/05/2013 - 06:37

Trích dẫn

có 1 tay ko đậu nổi ĐH Y, bèn học Trung cấp rồi cứ liên thông dần lấy được bằng ĐH, rồi từ đó học tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đó là ví dụ ở ngành Y. Còn các ngành khác chẳng khác gì. Chưa kể hệ tại chức đào tạo ra xong,
Những người dám thi vào ĐH Y là sức học còn khá, nhiều cán bộ các ngành khác, thi tốt nghiệp PTTH còn sợ không tốt nghiệp, thế rồi cũng được bằng tiến sỹ, rôi lên vụ phó của Bộ, khi đi xuống cơ quan trực thuộc, phát biểu chỉ đạo theo kiểu "phương phưởng" ở dưới chỉ biết cười thầm với nhau.

Thanked by 2 Members:

#32 TPVTLS

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 816 Bài viết:
  • 1397 thanks

Gửi vào 16/05/2013 - 08:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sinhnham, on 16/05/2013 - 06:37, said:

Những người dám thi vào ĐH Y là sức học còn khá, nhiều cán bộ các ngành khác, thi tốt nghiệp PTTH còn sợ không tốt nghiệp, thế rồi cũng được bằng tiến sỹ, rôi lên vụ phó của Bộ, khi đi xuống cơ quan trực thuộc, phát biểu chỉ đạo theo kiểu "phương phưởng" ở dưới chỉ biết cười thầm với nhau.

"dám thi ĐH Y là sức học còn khá" là câu nói vô căn cứ.

Thanked by 3 Members:

#33 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3024 thanks

Gửi vào 16/05/2013 - 16:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

badboy, on 15/05/2013 - 20:39, said:

Rồi sẽ đến lúc thế giới xảy ra chiến tranh thì đám thất nghiệp đó sẽ có việc làm, như gia nhập quân đội, dân công tải đạn, tải thương ...

Theo dự đoán của tôi năm 2014 sẽ có nhiều việc làm cho mọi người đó.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay chỉ có chiến tranh giữa các quốc gia mới giải quyết được vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên... nhằm tái cân bằng dân số, thay đổi thể chế của 1 số quốc gia chậm phát triển. Nếu cần thiết dân tộc nào hiếu chiến, mọi rợ có thể xoá sổ dân tộc đó luôn.
Nếu thế bạn chỉ cần đọc quan điểm kinh tế học của François Quesnay là xong. Ông cũng có quan điểm như bạn và bị phê phán rất nhiều

Thanked by 1 Member:

#34 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3024 thanks

Gửi vào 16/05/2013 - 16:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TPVTLS, on 16/05/2013 - 08:48, said:

"dám thi ĐH Y là sức học còn khá" là câu nói vô căn cứ.
Đã thi đại học y, dược, ngoại thương thì sức học phải hơn người chị nhỉ?

Thanked by 1 Member:

#35 TPVTLS

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 816 Bài viết:
  • 1397 thanks

Gửi vào 16/05/2013 - 16:39

Thượng vàng hạ cám, có thể là vàng nhiều cám ít, chứ ko thể nói tất cả đều là vàng khi thi "Y, dược, ngoại thương"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mà hình như anh quangdct đang nhầm em với chị TPVT thì phải

Sửa bởi TPVTLS: 16/05/2013 - 16:39


Thanked by 2 Members:

#36 TheGodfather

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 47 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 16/05/2013 - 20:50

Khi sinh viên phải rèn luyện các kỹ năng cho cuộc sống, công việc, nhất là kinh tế khó khăn thì thất nghiệp sẽ gia tăng

Thanked by 1 Member:

#37 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 8156 Bài viết:
  • 18378 thanks

Gửi vào 16/05/2013 - 21:22

Các cụ dạy rồi nhất hậu duệ , nhì quan hệ , tam tiền tệ , tứ trí tuệ còn ngũ thì mặc kệ

Nhất hậu duệ phải là con ông nầy cháu ông kia không ?

#38 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 18/05/2013 - 19:05

lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi


>> Bêu danh trên TV công chức ăn cắp giờ công
Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi …Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?


Một bộ phận công chức đang tha hóa. (Ảnh minh họa)

Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Nói cách khác, cái số 30 % công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.

Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor…Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…

Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng ( 2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.

Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng. Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào? Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012; nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận; nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô; nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng. Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông. Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn. Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.

Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai hoạ của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc? Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày...

Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác. Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng…đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách…biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.

Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.

Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ. Liệu có khác gì một thứ quốc nạn?

Sửa bởi tigerstock68: 18/05/2013 - 19:23


Thanked by 6 Members:

#39 tvn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 175 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 22/05/2013 - 18:01

Có cách nào hóa giải về vấn đề này không bác ?

Thanked by 1 Member:

#40 Việt Mão

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 911 Bài viết:
  • 2176 thanks

Gửi vào 23/05/2013 - 03:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienCo_TuanTriet, on 14/05/2013 - 23:26, said:

Dù sao có học vẫn hơn dù đôi lúc cái sự học không đi đôi với thành công trên đường đời.Trong trường các thầy chỉ dạy những điều cơ bản còn muốn làm được việc thì phải học tập thêm rất nhiều.Cá nhân TC cũng lên voi xuống chó đây này, cứ cố gắng thôi nếu cuối cùng mà không được cái gì thì phải đổi cho số vậy.
Bán nước cũng cần có kỹ năng đấy bác ạ hehe.

Đọc câu : " Bán nước cũng cần có kỹ năng đấy..." của Bạn, Tôi nhớ lại câu chuyện của Tôi - xin kể hầu mọi người nghe:

Năm 2003 doanh nghiệp của Tôi có thuê được một diện tích khá rộng tại một khu Đô thị lớn (lúc đó mới có khu đô thị) tại Hà nội. Vì có mối quan hệ nên Tôi được thuê với giá đúng quy định của Công ty kinh doanh của Hà nội khá rẻ. Diện tích còn thừa khá nhiều, Tôi nghĩ tạo việc cho một số người dân tái định cư tại đó và một số người nhà của bạn bè đưa lên HN từ vài Tỉnh để có thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo........Tôi nghĩ một phần là làm từ thiện bởi ngại quản lý lĩnh vực này khá lắt nhắt.

Tôi đã đầu tư vào 2 loại hình kinh doanh cho mọi người khi thấy xung quanh rất nhiều Văn phòng cao cấp các Công ty hoạt động rất nhiều nhân viên văn phòng, ngoài ra là khu Đô thị mới nên chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống nước sinh hoạt.......đó là: Mở bán cơm trưa văn phòng và bán đại lý nước tinh khiết cho một nhà sản xuất.

Mọi người có hình dung cửa hàng bán cơm trưa văn phòng khách đến xếp hàng mua và hôm nào cũng có khách tự nguyện vào bếp tự rửa chén đĩa để có cái đựng xuất cơm của mình, hôm nào cũng phải nấu thêm cơm và làm thêm đồ ăn dự phòng - tóm lại cửa hàng làm ăn rất đông khách và có nhiều lợi nhuận.
Việc bán nước tinh khiết cũng vậy - nhân viên phải đưa nước đến tận văn phòng và nhà người dân cần mua khi cần, doanh số bán rất lớn - hầu như xưởng sản xuất đó (xưởng tư nhân) chỉ kịp làm để bán riêng cho chúng tôi bởi thị phần rất tiềm năng.

Mọi người thử làm một bài tính: 1 bình 20 lít nước tinh khiết giao 9.000 VND, chúng tôi bán cho văn phòng giá 25.000 VND (trả lại vỏ bình) sau khi trừ thuế, tiền khấu hao đầu tư mua bình, tiền lương, tiền thuê VP và tiền khuyến mại và phát sinh..... vẫn còn lãi khoảng 9.000 VND/1 bình.
Cửa hàng cơm lãi khoảng 30% sau khi trừ các chi phí.
Nhân viên lương cất đi hàng tháng trung bình 3.000.000 VND (Ba triệu đồng/1 người), có nơi ở ngay tại khu đó, ăn uống sinh hoạt thoải mái, liên tục có một Chú lớn tuổi thích tổ chức thay đổi các đặc sản tự Chú đạo diễn nấu và Tôi chi tiền.

Vậy mà, thói đời thường luôn mong ước hưởng nhiều hơn.......nên sau 1 năm đã xảy ra chuyện trộm cắp bằng nhiều hình thức. Tôi đã cảnh báo nhưng vẫn bị xảy ra thất thoát - vì vậy Tôi đã giải tán.
Đến bây giờ nếu có dịp về lại đó - cái danh: " Sếp bán nước" vẫn còn ......hi hi

Câu chuyện Tôi kể trên - nhằm để người đọc hiểu thêm về :"Công việc làm" của người lao động không cần bằng cấp nhưng thu nhập khá cao so với thời điểm đó, sinh hoạt khá vui vẻ thoải mái - vậy mà sao vẫn còn nhiều người thất nghiệp: phải chăng ý thức của người lao động là yếu tố xác định và quyết định chính bản thân người lao động !!!!!!!!!!!!!!!!!

Chia sẻ cùng mọi người.

Thanked by 4 Members:

#41 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 23/05/2013 - 09:15

840 ngàn “quả mìn” mang tên… “công chức”!


Muốn xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” theo tinh thần dự án cải cách chế độ công vụ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì việc cực kỳ quan trọng là kiên quyết đưa số “

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

” ra khỏi cơ quan công quyền.



"Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào". Đó là lời phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức mới đây.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên có người nói tới con số 30% công chức không được việc. Có điều, ông Phúc là quan chức cao cấp nhất đề cập tới tỷ lệ này.

Theo số liệu, hiện cả nước có khoảng 2,8 triệu công chức. Nếu lấy tỉ lệ 30% của 2,8 triệu thì con số này là khoảng 840 ngàn người. Tuy nhiên, nhiều người còn cho rằng đó vẫn là con số khiêm tốn bởi trong thực tế, nó có thể là 40%, 50%...

Xin làm một phép tính đơn giản. Nếu lương cộng với các khoản chi khác như lễ, tết, điện nước, văn phòng… tính bình quân mỗi người 5 triệu đồng/tháng thì mỗi năm, ngân sách nhà nước chi cho số người “sáng cắp ô đi, tối cắp về” khoảng 50.000 tỉ đồng (2,5 tỉ USD). Giả sử đem số tiền này dành tăng lương, có lẽ sẽ tăng gấp đôi hiện nay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




(Minh họa: Ngọc Diệp)

Một khoản tiền khổng lồ được chi tiêu lãng phí từ nguồn đóng thuế của người dân.

Thế nhưng, cái nguy hại từ con số 840 ngàn này không chỉ là tiền bởi họ không chỉ “sáng cắp ô đi, tối cắp về, làm việc không hiệu quả” mà còn là những vật cản, thậm chí những “quả bom mìn” tiềm ẩn.

Lý do không khó để chỉ ra bởi trong số 840 ngàn người này nếu không bất tài thì họ cũng là kẻ lười biếng. Mà gần như một qui luật, trong một tập thể những kẻ lười biếng luôn ghen ghét với người chăm chỉ. Nguyên nhân, bởi chính những người chăm chỉ là những “tấm gương” phản chiếu làm lộ rõ chân tướng của kẻ lười biếng.

Tương tự như vậy, kẻ bất tài luôn kèn cựa, ghen ghét với người có năng lực bởi chính những người có năng lực làm lộ rõ cái sự bất tài của họ.

Đã vậy, kẻ bất tài thường hay nhòm ngó, bới lông tìm vết những người có năng lực. Họ còn hay tỏ vẻ ta đây là “ông quan trọng”, từ đó dẫn tới quan liêu, hách dịch.

Kẻ bất tài và lười biếng lại thường khéo nịnh cấp trên, giỏi “tô vẽ” nên gặp những vị sếp quan liêu, khó có thể nhận biết và điều này gây ức chế cho tập thể.

Kẻ bất tài, lười biếng còn là “động lực” làm thui chột những người chăm chỉ và có năng lực. Không ai muốn chăm chỉ, phát huy hết năng lực khi mà bên cạnh mình có những kẻ bất tài, lười biếng làm ít lại được hưởng nhiều.

Trong một cơ quan, những ai lười biếng và bất tài thường là những người hay kêu ca, đòi hỏi và yêu sách.

Nghiêm trọng hơn, trong đó là lũ “Lý Thông” luôn luôn rình rập tranh công lao, cướp thành quả của các bậc hiền tài.

Vì vậy, 840 ngàn nhân tố “sáng cắp ô đi, tối cắp về” không chỉ là những kẻ ăn bám mà còn là những “quả mìn” thật sự. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nền hành chính quốc gia trì trệ, “hành dân là chính”?

Do đó, muốn xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” theo tinh thần dự án cải cách chế độ công vụ, công chức thì việc cực kỳ quan trọng là kiên quyết đưa số “sáng cắp ô đi, tối cắp về” ra khỏi cơ quan công quyền.



Thanked by 2 Members:

#42 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 23/05/2013 - 09:17

Công chức “ăn cắp” giờ làm, quan nhận người ồ ạt


“Theo tôi, huyện nào nhận người thì trả lại huyện xử lý. Ai có năng lực giỏi, bằng cấp chuẩn thì xem xét cho tiếp tục làm việc, ai không đạt yêu cầu buộc phải loại ra…”

“Theo tôi, huyện nào nhận người thì trả lại huyện xử lý. Ai có năng lực giỏi, bằng cấp chuẩn thì xem xét cho tiếp tục làm việc, ai không đạt yêu cầu buộc phải loại ra. Trường hợp đã hợp đồng lâu năm có thể cho đi học tiếp để có đủ khả năng tuyển dụng, nếu năng lực quá yếu phải chấm dứt hợp đồng luôn” Bà Cao Thị Hiền, giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An cho biết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chủ tịch UBND huyện nhận người ồ ạt? (Ảnh minh họa)

Theo nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, mới đây, tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, làm rõ trường hợp nguyên là chủ tịch UBND huyện đã ký các quyết định được cho là bất bình thường.
Trường hợp ông Lê Cao Bính - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, nguyên chủ tịch UBND huyện Thanh Chương (2006-2010). Lúc đang làm chủ tịch UBND huyện này, ông Bính ký nhận 127 giáo viên hợp đồng từ mầm non, tiểu học đến THCS. Phó bí thư Huyện ủy Thanh Chương Đặng Anh Dũng xác nhận: “Việc ký nhận này sai quy định, các trường đã đủ biên chế nhưng huyện vẫn ký nhận hợp đồng thêm khiến huyện phải nai lưng trả tiền lương từ nguồn kinh phí của phòng giáo dục”. Sau khi Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu kiểm điểm, ông Bính cho biết số giáo viên hợp đồng nêu trên không phải riêng ông nhận mà do một số chủ tịch UBND huyện trước đó nhận, tồn đọng lại. Theo ông Bính, sở dĩ ông nhận là do phòng giáo dục - đào tạo đề nghị.

Trường hợp ông Trần Đình Hường - nguyên chủ tịch UBND huyện, nguyên bí thư Huyện ủy Nam Đàn, nay chuyển về làm phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh - cũng bị dư luận xôn xao về việc nhận người ồ ạt. Cụ thể, năm 2009 nhận tổng cộng 310 người, bao gồm người mới và cả số hợp đồng lẫn nhân viên phục vụ đang dôi dư. Việc này được thanh tra Sở Nội vụ kết luận “một số trường hợp tuyển dụng không đúng quy trình”.

Trường hợp ông Nguyễn Đình Yên - nguyên chủ tịch UBND huyện Quế Phong (2004-2009), hiện làm phó Ban dân tộc và miền núi tỉnh Nghệ An - lại rơi vào tình huống khác. Ông Hương được thông báo điều chuyển vào năm 2009. Khi đang chờ quyết định chính thức, ông Yên tranh thủ ký chỉ định thầu 41 dự án xây dựng kiên cố hóa trường học trị giá hàng chục tỉ đồng và cấp sai 1.000m2 đất ở thị trấn Kim Sơn cho người thân. Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Lữ Đình Thi cho biết: “Sau khi kiểm tra 41 dự án do ông Yên chỉ định thầu không đúng quy trình, UBND huyện đã hủy bỏ quyết định này”.

Chấn chỉnh việc “ăn cắp” giờ hành chính?

Tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, công chức “ăn cắp” giờ hành chính để làm việc riêng diễn ra khá phổ biến. Như tại UBND quận Thanh Xuân, những cán bộ, nhân viên làm việc trong UBND quận vẫn thường tụ tập quán

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tre nằm bên hông và đối diện cổng phụ của trụ sở UBND để “buôn chuyện” và đến tận 14h mới vào làm việc, trong khi quy định là 13h.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rất nhiều công chức Nhà nước đang "ăn cắp" giờ hành chính để làm việc riêng (Ảnh minh họa)

Hay tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội, theo báo Tuổi trẻ ghi nhận, vào 10h ngày 27/12 tại quán cà phê trong khuôn viên Sở có ba người gồm một nam (nhân viên làm việc trong sở) và hai nữ say sưa buôn chuyện. Khoảng 20 phút sau, một người khác - cũng là nhân viên của Sở Giao thông vận tải - bước vào gọi đồ uống và cùng buôn chuyện. Cũng tại quán này, từ 10g-11g còn có nhiều người khác từ các phòng làm việc của sở vào gọi nước uống, đồ ăn, đọc báo hoặc điện thoại tán gẫu... Theo nhân viên của quán, khách quen ở quán này hầu hết là người làm việc trong Sở Tư pháp và Sở Giao thông vận tải Hà Nội. “Khoảng thời gian đông nhất là từ 8g-9g và 11g-13g”- nhân viên này cho biết.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đã thừa thừa nhận có hiện tượng nhân viên ngồi trong quán cà phê trong khuôn viên của Sở, tuy nhiên chủ yếu là ăn sáng, ăn trưa hoặc tiếp khách hàng. Khi PV nói có ghi nhận được một số trường hợp “ăn cắp” giờ làm việc để vào quán, giám đốc mới nói “sẽ kiểm tra, nhắc nhở”.

Còn tại TP. Cần Thơ, với 12.000 phiếu thăm dò từ người dân, với bốn mức độ: rất hài lòng, hài lòng, không hài lòng và chán nản thì kết quả thu được là 15,02% “không hài lòng” và 0,34% chán nản.

“Con số 15,02% người dân chưa hài lòng có thể chưa phản ảnh đúng thực tế, bởi có không ít người dân được hỏi không dám nói thật” - Ông Trần Thành Nghiệp - chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Cần Thơ cho biết.

Ngay sau khi có kết quả khảo sát, UBND TP Cần Thơ cũng chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ công chức. Qua kiểm tra đã phát hiện một số trường hợp chưa đảm bảo giờ giấc, hướng dẫn dân làm thủ tục không tới nơi tới chốn, dân tới làm hồ sơ thì hẹn nhiều lần... “Tổ kiểm tra đã phê bình, chỉ ra sai sót ngay tại chỗ, đồng thời nhắc nhở thủ trưởng cơ quan ngay. Đến nay 46/85 xã phường đã có một cửa điện tử, tình trạng cán bộ công chức vi phạm có chuyển biến rõ nét” - Ông Nguyễn Thanh Sơn - chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết.


Trước đó, Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận cũng mở đợt kiểm tra đột xuất về giờ giấc làm việc ở 7 sở, ngành, 4 huyện, thành phố, 4 xã, phường, đã cho thấy có tới 224 công chức ăn gian giờ làm việc từ 30 phút đến 105 phút/ngày. Có nơi hàng chục người không đi làm, phòng tiếp dân không có người trực.



“Việc kiểm tra của Sở Nội vụ vừa qua cho kết quả là có 21 người ở Sở Tài nguyên - môi trường Ninh Thuận đi làm trễ là chưa chuẩn, bởi lẽ trong trụ sở chúng tôi có đến sáu cơ quan liên quan nhau chứ không riêng gì cán bộ, công chức của sở. Việc cán bộ thanh tra Sở Nội vụ ngồi ở cổng cơ quan rồi ghi nhận người ra vào và sau đó cho rằng người này người khác đến trễ cũng chưa hẳn đúng, có thể có trường hợp được phân công đi làm việc khác rồi mới đến cơ quan sau thì sao?



Tôi nghĩ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải dựa trên kết quả công tác chứ không nên đánh giá hành vi. Một người đến cơ quan làm việc đúng 8 giờ nhưng chỉ chơi game thì có tốt hơn một người đến trễ mươi, mười lăm phút nhưng làm đến trưa, đến tối?” - Ông Hồ Văn Hùng (giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Ninh Thuận) giãi bày sau khi kết quả kiểm trả được công bố.



Thanked by 3 Members:

#43 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1691 thanks

Gửi vào 23/05/2013 - 09:25

PMK cũng đồng ý kiến với chị Việt Mão. Đa phần người Việt Nam rất hay kêu ca than thở và rất giỏi tìm ra cớ để biện hộ cho mình. Nhưng mọi người thử nhìn vào thực tế mà xem. Trên thế giới có nhiều công ty được thành lập từ thế kỷ 19 vẫn còn tồn tại đến nay và chất lượng sản phẩm ổn định, trong khi đó Việt Nam thì sao?

Bao giờ cũng thế, những công ty mới thành lập, những loạt hàng mới ra lần đầu luôn cố gắng đầu tư cho chất lượng để chiêu dụ khách hàng, nhưng đến lúc chiêu dụ được rồi thì lập tức không còn quan tâm đến chất lượng nữa. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm đến việc giữ uy tín, không quan tâm đến giữ gìn thương hiệu, chỉ quan tâm đến đồng tiền đút túi càng nhiều càng tốt, thấy vịt đẻ được trứng vàng là quyết mổ luôn bụng vịt với lối suy nghĩ ngu ngốc thiển cận rằng trong bụng nó chứa cả đống trứng... Thế thì bị khách hàng quay lưng lại, từ đó kinh doanh lụn bại, phá sản là quá đúng quy luật tự nhiên rồi, oan ức nỗi gì?

Về nhân công Việt Nam thì chỉ được cái số lượng nhiều và giá rẻ, còn chất lượng thì rất ngao ngán. Năng lực chuyên môn hay tài năng này kia nọ thì còn đổ cho tại ông Trời sinh ra thế, nhưng còn cái tính lười biếng, vô kỷ luật, hay bè phái bênh vực nhau bất chấp đúng sai thì đổ cho ai?

Nói chung, những người siêng năng và thật thà thì đi đến đâu cũng được người ta thương mến. Nếu anh/chị siêng năng và thật thà thì anh/chị bán rau hay bán nước mía hay chạy xe ôm....chắc chắn đều sẽ được khách hàng ủng hộ.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

Thanked by 4 Members:

#44 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3868 Bài viết:
  • 24437 thanks

Gửi vào 23/05/2013 - 09:30

GIAN
THAM
DỐI
LƯỜI

Thanked by 6 Members:

#45 TPVTLS

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 816 Bài viết:
  • 1397 thanks

Gửi vào 23/05/2013 - 10:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Việt Mão, on 23/05/2013 - 03:08, said:

Câu chuyện Tôi kể trên - nhằm để người đọc hiểu thêm về :"Công việc làm" của người lao động không cần bằng cấp nhưng thu nhập khá cao so với thời điểm đó, sinh hoạt khá vui vẻ thoải mái - vậy mà sao vẫn còn nhiều người thất nghiệp: phải chăng ý thức của người lao động là yếu tố xác định và quyết định chính bản thân người lao động !!!!!!!!!!!!!!!!!

Chia sẻ cùng mọi người.

Đúng là ý thức của người VN mình kém lắm (như bác MM nói: GIAN THAM DỐI LƯỜI), gây nên cái nghiệp của từng người (thất nghiệp, nghèo đói), và của đất nước (ngày càng suy yếu).

Năm ngoái em cũng bỏ vốn ra làm 1 quán ăn, cho vợ chồng người anh vợ mượn 50% số vốn đó (nghĩa là ko bỏ tiền nhưng vẫn được hưởng cổ phần 50%). Em cho 2 người này đứng chính quản lý, được hưởng 50% lợi nhuận và được hưởng thêm lương như người làm (cả gia đình họ 3 người ăn uống no nê ở quán ko tốn tiền, hút thuốc, cafe cũng dùng tiền quán). Vậy mà họ còn gian tham, gian lận, lấy giấu riêng tiền lãi của quán, báo doanh thu thấp, chi phí cao... đến nỗi người làm trong quán là họ hàng còn bức xúc phản ánh với em. Em cũng biết điều này vì chỉ cần kiểm tra sổ sách và tham gia vài ngày là biết. Cũng nhắc nhở tế nhị nhưng họ vẫn tham. Sau đó em phải giải tán luôn cái quán, vì doanh thu tăng gấp đôi mà lợi nhuận họ báo thì ngày càng giảm...

Bây giờ gặp lại, họ cứ tiếc rẻ than với em rằng số họ không có thời. Bây giờ 2 người đó, chồng thì đi làm bị nợ lương dù trước đó công ty này trả lương rất khá, vợ thì đi làm công nhân ở khu công nghiệp. Em chỉ cười thầm trong bụng, đó là nghiệp quả mà thôi, ăn ở thất đức như vậy thì tiêu tán tất cả phúc đức gia tiên rồi, 2 người này đừng hòng sau này khá giả được.

Đến anh em trong nhà (anh vợ), mà họ còn tham lam như vậy. Nhìn rộng ra XH thì hiện trạng thất nghiệp (XH khủng hoảng kinh tế, suy đạo đức) như bây giờ cũng ko có gì lạ lùng.

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |