1
Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#1051
Gửi vào 28/12/2014 - 07:31
PHÉP PHÁ ẾM SẤM SÉT
2. Thời gian sau đó, có rất nhiều người tìm đến và xin được chữa trị bệnh cho mình với những bệnh như đau chân tay, nhức đầu, ngủ mơ thấy ác mộng. Sở dĩ có sức ảnh hưởng lớn như trên là vì một số người, chứng kiến thấy vị sư được chữa chứng đau răng khỏi trong tích tắc. Một số người nghe theo lời đồn đãi hoặc do vị sư ấy giới thiệu đến.
Ai đến tôi cũng đều nói với họ rằng:
- Bệnh tật là do nghiệp lực của mỗi cá nhân. Nếu chúng ta có bệnh tức là đã có tạo và trả nghiệp. Như vậy, muốn khỏi nghiệp, nhẹ nghiệp, muốn giúp cho thân tâm mình được nhẹ nhàng thanh thoát bệnh tật giảm dần, thì các bạn hãy tu học mà tự cứu lấy mình.
Phương pháp tu trì phải được truyền dạy từ Thầy Tổ, phải được ấn chứng qua từng giai đoạn thời gian. Trong quá trình tu tập của riêng tôi, không mấy gì đạt được kết quả cao và tất cả những năng lực mà tôi có được, là nhờ có sự truyền thừa từ Đức tôn sư Triệu Phước và sự chỉ dạy của thầy Nguyễn Mai.
Một điều nữa là tôi đã có những phước báu cao cả, tôi được được thọ nhận thần chú, tâm chú của Chư Phật, để được lợi ích cho bản thân và cho mọi người. Nếu ai có lòng mong muốn cùng tôi chia sẻ những vấn đề trên, thì hãy nhận Lễ điểm đạo và thọ trì Ngũ Bộ Chú hoặc Uế Tích Kim Cang Thần chú.
Lúc đó, có rất nhiều người xin điểm đạo và thọ nhận Ngũ Bộ Chú, hoặc Uế Tích Kim Cang chú để tu học. Sau buổi đó, tôi ở lại và trị bệnh cho rất nhiều người và họ đã được khỏi bệnh. Đây cũng là một cơ duyên lành.
Trong số người đến xin trị bệnh, có một người tên Dương Văn Huệ, lúc này ông ta khoảng bốn mươi bảy tuổi, là một sĩ quan trong Quân đội cũ. Sau năm 1975, anh ấy không đi định cư ở Mỹ mà quyết định ở lại Việt Nam, sống với gia đình.
Lúc đó, gia đình anh rất nghèo, sống bằng nghề làm ruộng. Trông anh ấy lúc đó rất nông dân, ăn mặc đơn giản, ít nói chuyện. Anh ấy có một đôi mắt rất sáng và có thần, nhìn rất uy nghi. Anh ấy chọn một đời sống cũng lạ hơn người, đất nước không còn chiến tranh, những người Sĩ quan cũ như anh ta đều chọn con đường đi định cư ở Mỹ, còn anh ấy lại chọn cuộc sống an ổn ở Việt Nam, chăn nuôi một bầy vịt.
Hỏi tại sao anh ta lại có những tư tưởng và hành động như vậy? Chính là vì anh ấy đã có lời nguyện gửi hết tấm thân cho Phật pháp, không còn tham lấn với đời. Hằng ngày, anh ấy lùa vịt đi qua những cánh đồng. Vừa cho vịt ăn và vừa niệm chú, xem kinh sách tu hành. Cuộc sống của anh ấy cứ trôi đi như vậy. Cơm bạc, canh đạm qua ngày. Thật là một con người đáng quí. Họ đã quay lại với chính họ, Lạc đạo an bần.
2. Thời gian sau đó, có rất nhiều người tìm đến và xin được chữa trị bệnh cho mình với những bệnh như đau chân tay, nhức đầu, ngủ mơ thấy ác mộng. Sở dĩ có sức ảnh hưởng lớn như trên là vì một số người, chứng kiến thấy vị sư được chữa chứng đau răng khỏi trong tích tắc. Một số người nghe theo lời đồn đãi hoặc do vị sư ấy giới thiệu đến.
Ai đến tôi cũng đều nói với họ rằng:
- Bệnh tật là do nghiệp lực của mỗi cá nhân. Nếu chúng ta có bệnh tức là đã có tạo và trả nghiệp. Như vậy, muốn khỏi nghiệp, nhẹ nghiệp, muốn giúp cho thân tâm mình được nhẹ nhàng thanh thoát bệnh tật giảm dần, thì các bạn hãy tu học mà tự cứu lấy mình.
Phương pháp tu trì phải được truyền dạy từ Thầy Tổ, phải được ấn chứng qua từng giai đoạn thời gian. Trong quá trình tu tập của riêng tôi, không mấy gì đạt được kết quả cao và tất cả những năng lực mà tôi có được, là nhờ có sự truyền thừa từ Đức tôn sư Triệu Phước và sự chỉ dạy của thầy Nguyễn Mai.
Một điều nữa là tôi đã có những phước báu cao cả, tôi được được thọ nhận thần chú, tâm chú của Chư Phật, để được lợi ích cho bản thân và cho mọi người. Nếu ai có lòng mong muốn cùng tôi chia sẻ những vấn đề trên, thì hãy nhận Lễ điểm đạo và thọ trì Ngũ Bộ Chú hoặc Uế Tích Kim Cang Thần chú.
Lúc đó, có rất nhiều người xin điểm đạo và thọ nhận Ngũ Bộ Chú, hoặc Uế Tích Kim Cang chú để tu học. Sau buổi đó, tôi ở lại và trị bệnh cho rất nhiều người và họ đã được khỏi bệnh. Đây cũng là một cơ duyên lành.
Trong số người đến xin trị bệnh, có một người tên Dương Văn Huệ, lúc này ông ta khoảng bốn mươi bảy tuổi, là một sĩ quan trong Quân đội cũ. Sau năm 1975, anh ấy không đi định cư ở Mỹ mà quyết định ở lại Việt Nam, sống với gia đình.
Lúc đó, gia đình anh rất nghèo, sống bằng nghề làm ruộng. Trông anh ấy lúc đó rất nông dân, ăn mặc đơn giản, ít nói chuyện. Anh ấy có một đôi mắt rất sáng và có thần, nhìn rất uy nghi. Anh ấy chọn một đời sống cũng lạ hơn người, đất nước không còn chiến tranh, những người Sĩ quan cũ như anh ta đều chọn con đường đi định cư ở Mỹ, còn anh ấy lại chọn cuộc sống an ổn ở Việt Nam, chăn nuôi một bầy vịt.
Hỏi tại sao anh ta lại có những tư tưởng và hành động như vậy? Chính là vì anh ấy đã có lời nguyện gửi hết tấm thân cho Phật pháp, không còn tham lấn với đời. Hằng ngày, anh ấy lùa vịt đi qua những cánh đồng. Vừa cho vịt ăn và vừa niệm chú, xem kinh sách tu hành. Cuộc sống của anh ấy cứ trôi đi như vậy. Cơm bạc, canh đạm qua ngày. Thật là một con người đáng quí. Họ đã quay lại với chính họ, Lạc đạo an bần.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1052
Gửi vào 31/12/2014 - 12:27
PHÉP PHÁ ẾM SẤM SÉT
3. Chúng tôi gặp nhau, nói chuyện rất nhiều, trao đổi với nhau về một số kinh nghiệm tu học. Cuối cùng, anh ta xin tôi điểm đạo. Khi anh ấy đến nhận lễ điểm đạo, anh ấy mang theo một đĩa trái cây ở quê nhà để đem lên dâng cúng Phật. Sau khi tôi hướng dẫn anh ta nguyện đảnh lễ Phật và Tổ, Thầy xong, thần lực chuyển anh ấy cúi rạp xuống và lễ lạy rất nhiều.
Sau đó, thần lực chuyển anh ta dùng hai tay của mình nâng đĩa trái cây lên đầu và đi lên bàn thờ bằng hai đầu gối phủ phục dâng cúng. Đặt đĩa trái cây lên bàn thờ xong, anh ta kiết ấn rất nhiều, miệng tuôn ra nhiều tràn tiếng phạn. Từ trước đến giờ, anh ta hoàn toàn không biết tiếng âm phạn và kiết ấn là gì. Đến hôm nay, anh ta kiết ấn và đọc âm phạn như là đã quen thuộc từ rất lâu đời. Thật là mầu nhiệm.
Tôi viết câu chú Uế tích kim cang và để lên bàn thờ. Thần lực chuyển anh ấy lên bàn thờ nhận câu chú này. Khi nhận xong, tay anh ấy run run, nước mắt tuôn trào xuống. Anh ta khóc rất lớn làm cho tôi giật mình và kinh ngạc. Khóc một hồi rất lâu, anh ấy lấy một tờ giấy và vẽ lên đó những đạo linh phù của Kim cang. Đây là một điều không thể tưởng tượng nổi. Anh ấy hoàn toàn không biết gì về linh phù, chú ấn cả mà anh ấy đã thực hiện nó rất ngọan mục.
Sau lần gặp mặt đó, chúng tôi chia tay nhau. Một thời gian khá lâu sau khi tôi trở về lại quê nhà, anh ta tìm đến nhà tôi và kể cho tôi nghe một câu chuyện mang tính chất vô hình. Sau ngày anh ta được điểm đạo, anh ta tu hành rất tăng tiến. Anh ta điểm đạo được mấy chục người. Anh ta thường đi lui tới chùa và dùng Thần chú Uế tích kim cang trị được nhiều bệnh.
Hôm nay, anh ta tìm đến vì đang thật sự gặp khó khăn khi gặp một trường hợp siêu hình kỳ lạ.
Anh ta kể:
- Hôm đó, có một cặp vợ chồng đến xin nhờ tôi giúp đỡ dùm vì trong gia đình gặp nhiều chuyện u ám. Gia đình của họ trước đây rất hạnh phúc, bình an và vui vẻ. Nhưng từ lúc xảy ra sự việc gia đình họ tranh chấp đất đai với người hàng xóm thì mọi việc trong gia đình bị đảo lộn. Khi bố mẹ của họ còn sống, có cho người hàng xóm mượn bảy công đất. Không biết thỏa thuận như thế nào mà khi cha mẹ của họ qua đời, theo tờ di chúc, họ đòi lại đất thì người hàng xóm đó không trả.
Vì thế cho nên họ thưa ông hàng xóm đó ra chính quyền. Nhiều lần xét xử nhưng kết quả vẫn không thỏa đáng. Trong thời gian chờ đợi để đưa lên tòa án cao hơn để xét xử tiếp, ông hàng xóm đó đi sang Trà vinh hay nơi nào đó thỉnh bùa ngãi để về trấn ấp gia đình họ. Hành động đó ông ta làm ra mặt và cố ý cho gia đình đó biết để cho họ sợ mà không thưa kiện nữa.
Cuộc sống của hai vợ chồng đang bình yên thì bỗng dưng cô vợ nổi chứng chửi bới, đánh đập con cái gây xào xáo trong gia đình. Cô ta đập phá nhà, đập bàn thờ rất dữ tợn và như không còn tính người, cứ vài ba ngày là kêu người chồng mang một con gà còn sống ra cái miếu gần nhà để cúng vào đến lúc giữa trưa. Cô ta dùng miệng cắn vào cổ con gà còn sống, ngấu nghiến cắn xé. Và còn rất nhiều chuyện ghê gớm khác.
3. Chúng tôi gặp nhau, nói chuyện rất nhiều, trao đổi với nhau về một số kinh nghiệm tu học. Cuối cùng, anh ta xin tôi điểm đạo. Khi anh ấy đến nhận lễ điểm đạo, anh ấy mang theo một đĩa trái cây ở quê nhà để đem lên dâng cúng Phật. Sau khi tôi hướng dẫn anh ta nguyện đảnh lễ Phật và Tổ, Thầy xong, thần lực chuyển anh ấy cúi rạp xuống và lễ lạy rất nhiều.
Sau đó, thần lực chuyển anh ta dùng hai tay của mình nâng đĩa trái cây lên đầu và đi lên bàn thờ bằng hai đầu gối phủ phục dâng cúng. Đặt đĩa trái cây lên bàn thờ xong, anh ta kiết ấn rất nhiều, miệng tuôn ra nhiều tràn tiếng phạn. Từ trước đến giờ, anh ta hoàn toàn không biết tiếng âm phạn và kiết ấn là gì. Đến hôm nay, anh ta kiết ấn và đọc âm phạn như là đã quen thuộc từ rất lâu đời. Thật là mầu nhiệm.
Tôi viết câu chú Uế tích kim cang và để lên bàn thờ. Thần lực chuyển anh ấy lên bàn thờ nhận câu chú này. Khi nhận xong, tay anh ấy run run, nước mắt tuôn trào xuống. Anh ta khóc rất lớn làm cho tôi giật mình và kinh ngạc. Khóc một hồi rất lâu, anh ấy lấy một tờ giấy và vẽ lên đó những đạo linh phù của Kim cang. Đây là một điều không thể tưởng tượng nổi. Anh ấy hoàn toàn không biết gì về linh phù, chú ấn cả mà anh ấy đã thực hiện nó rất ngọan mục.
Sau lần gặp mặt đó, chúng tôi chia tay nhau. Một thời gian khá lâu sau khi tôi trở về lại quê nhà, anh ta tìm đến nhà tôi và kể cho tôi nghe một câu chuyện mang tính chất vô hình. Sau ngày anh ta được điểm đạo, anh ta tu hành rất tăng tiến. Anh ta điểm đạo được mấy chục người. Anh ta thường đi lui tới chùa và dùng Thần chú Uế tích kim cang trị được nhiều bệnh.
Hôm nay, anh ta tìm đến vì đang thật sự gặp khó khăn khi gặp một trường hợp siêu hình kỳ lạ.
Anh ta kể:
- Hôm đó, có một cặp vợ chồng đến xin nhờ tôi giúp đỡ dùm vì trong gia đình gặp nhiều chuyện u ám. Gia đình của họ trước đây rất hạnh phúc, bình an và vui vẻ. Nhưng từ lúc xảy ra sự việc gia đình họ tranh chấp đất đai với người hàng xóm thì mọi việc trong gia đình bị đảo lộn. Khi bố mẹ của họ còn sống, có cho người hàng xóm mượn bảy công đất. Không biết thỏa thuận như thế nào mà khi cha mẹ của họ qua đời, theo tờ di chúc, họ đòi lại đất thì người hàng xóm đó không trả.
Vì thế cho nên họ thưa ông hàng xóm đó ra chính quyền. Nhiều lần xét xử nhưng kết quả vẫn không thỏa đáng. Trong thời gian chờ đợi để đưa lên tòa án cao hơn để xét xử tiếp, ông hàng xóm đó đi sang Trà vinh hay nơi nào đó thỉnh bùa ngãi để về trấn ấp gia đình họ. Hành động đó ông ta làm ra mặt và cố ý cho gia đình đó biết để cho họ sợ mà không thưa kiện nữa.
Cuộc sống của hai vợ chồng đang bình yên thì bỗng dưng cô vợ nổi chứng chửi bới, đánh đập con cái gây xào xáo trong gia đình. Cô ta đập phá nhà, đập bàn thờ rất dữ tợn và như không còn tính người, cứ vài ba ngày là kêu người chồng mang một con gà còn sống ra cái miếu gần nhà để cúng vào đến lúc giữa trưa. Cô ta dùng miệng cắn vào cổ con gà còn sống, ngấu nghiến cắn xé. Và còn rất nhiều chuyện ghê gớm khác.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1053
Gửi vào 31/12/2014 - 12:41
PHÉP PHÁ ẾM SẤM SÉT
4. Người chồng than vãn với tôi và nhờ tôi giúp dùm. Tôi đồng ý và đến nhà. Tôi theo cách của Thanh Hùng là điểm đạo và trao thần chú để tu hành tự giải nghiệp. Tôi điểm đạo cho người chồng và trao Uế Tích Kim Cang thần chú, và nói ngày mai tôi sẽ cầu nguyện cho những Chư vị vô hình nào đi theo người vợ của ông và sẽ làm lễ điểm đạo cho người vợ.
Tôi nói với người chồng vừa dứt lời thì cô vợ xuất hiện trước cửa và buông ra lời nói đầy mỉa mai:
- Có làm được không? Tôi thách đó.
Nói xong, cô vợ đi đâu mất tiêu. Tôi biết những Chư vị đi theo vợ anh ta không muốn tôi làm việc nầy nên thách thức tôi. Tôi ra về và dự định đến trưa ngày mai sẽ quay trở lại đó làm lễ điểm đạo cho cô vợ.
Khoảng chín giờ sáng hôm sau, người con gái của họ đến khóc lóc và thông báo cho tôi một tin rất kinh khủng: đó là cô vợ đã tự tử chết hồi sáu giờ sáng này. Nghe vậy, tôi thất kinh hồn vía, tay chân bủn rủn một hồi lâu mới đứng vững và nói được. Tôi hỏi thăm câu chuyện tự tử ra sao, thì được biết đêm hôm đó cô vợ bị nhập xác vô la nói lớn tiếng:
- Nếu còn đụng chạm đến đây ta sẽ dẹp hết, giết hết.
Và sau đó uống thuốc sâu tự sát. Tôi thấy vậy nên mới kêu đứa con gái ra bàn thờ và điểm đạo cho nó mục tiêu là để giữ mạng cho cô con gái. Sau khi điểm đạo xong, tôi kêu cô con gái ra về và cố gắng hành trì chú liên tục và nhớ nhắc ba cô cũng niệm chú như vậy. Tôi an ủi cháu và bảo với cháu quay trở về nhà để lo đám tang cho mẹ.
Đến tám giờ tối hôm đó, lại xảy ra một chuyện kinh khủng khác xảy ra, người chị ruột của cô vợ lại đi ra phía sau vườn và uống thuốc sâu tự tử tiếp tục. Một chuyện hết sức thương tâm và có tính chất quá ư tàn nhẫn. Chuyện xảy ra rất phức tạp và càng ngày càng khó xử. Anh Huệ đã không bỏ qua và tìm đến tôi nhờ tôi giúp đỡ. Tôi nhận lời và cùng anh Huệ đi đến nơi.
Thấy chúng tôi đến, người chồng và cô con gái rất vui mừng và tiếp đãi chúng tôi rất ân cần. Sau khi nói chuyện với gia đình thì thấy mọi người trong gia đình ai nấy đều kinh sợ và không muốn nhắc đến chuyện có liên quan đến việc bị yếm đối, chết chóc nữa. Tôi thấy như vậy cũng rất buồn. Sợ cho người bạn mất uy tín cho nên quyết định nhúng tay vào chuyện này.
4. Người chồng than vãn với tôi và nhờ tôi giúp dùm. Tôi đồng ý và đến nhà. Tôi theo cách của Thanh Hùng là điểm đạo và trao thần chú để tu hành tự giải nghiệp. Tôi điểm đạo cho người chồng và trao Uế Tích Kim Cang thần chú, và nói ngày mai tôi sẽ cầu nguyện cho những Chư vị vô hình nào đi theo người vợ của ông và sẽ làm lễ điểm đạo cho người vợ.
Tôi nói với người chồng vừa dứt lời thì cô vợ xuất hiện trước cửa và buông ra lời nói đầy mỉa mai:
- Có làm được không? Tôi thách đó.
Nói xong, cô vợ đi đâu mất tiêu. Tôi biết những Chư vị đi theo vợ anh ta không muốn tôi làm việc nầy nên thách thức tôi. Tôi ra về và dự định đến trưa ngày mai sẽ quay trở lại đó làm lễ điểm đạo cho cô vợ.
Khoảng chín giờ sáng hôm sau, người con gái của họ đến khóc lóc và thông báo cho tôi một tin rất kinh khủng: đó là cô vợ đã tự tử chết hồi sáu giờ sáng này. Nghe vậy, tôi thất kinh hồn vía, tay chân bủn rủn một hồi lâu mới đứng vững và nói được. Tôi hỏi thăm câu chuyện tự tử ra sao, thì được biết đêm hôm đó cô vợ bị nhập xác vô la nói lớn tiếng:
- Nếu còn đụng chạm đến đây ta sẽ dẹp hết, giết hết.
Và sau đó uống thuốc sâu tự sát. Tôi thấy vậy nên mới kêu đứa con gái ra bàn thờ và điểm đạo cho nó mục tiêu là để giữ mạng cho cô con gái. Sau khi điểm đạo xong, tôi kêu cô con gái ra về và cố gắng hành trì chú liên tục và nhớ nhắc ba cô cũng niệm chú như vậy. Tôi an ủi cháu và bảo với cháu quay trở về nhà để lo đám tang cho mẹ.
Đến tám giờ tối hôm đó, lại xảy ra một chuyện kinh khủng khác xảy ra, người chị ruột của cô vợ lại đi ra phía sau vườn và uống thuốc sâu tự tử tiếp tục. Một chuyện hết sức thương tâm và có tính chất quá ư tàn nhẫn. Chuyện xảy ra rất phức tạp và càng ngày càng khó xử. Anh Huệ đã không bỏ qua và tìm đến tôi nhờ tôi giúp đỡ. Tôi nhận lời và cùng anh Huệ đi đến nơi.
Thấy chúng tôi đến, người chồng và cô con gái rất vui mừng và tiếp đãi chúng tôi rất ân cần. Sau khi nói chuyện với gia đình thì thấy mọi người trong gia đình ai nấy đều kinh sợ và không muốn nhắc đến chuyện có liên quan đến việc bị yếm đối, chết chóc nữa. Tôi thấy như vậy cũng rất buồn. Sợ cho người bạn mất uy tín cho nên quyết định nhúng tay vào chuyện này.
#1054
Gửi vào 31/12/2014 - 12:56
PHÉP PHÁ ẾM SẤM SÉT
5. Sau khi khách viếng cũng thưa thớt, tôi cùng chưng dọn bàn thờ Phật lại. Đem trái cây lên cúng dường Chư Phật, Thánh Thần. Đêm đó, tôi ngồi trước bàn thờ Phật và trì niệm 1,080 lần chú Chuẩn Đề, kiết ấn cung thỉnh Chư vị Hộ Pháp cầu giúp đỡ. Sau khi cung thỉnh bảy lần như vậy, thì người chồng đang đốt nhang bên quan tài người vợ bị nhập vào la lên, múa võ, đánh đấm lung tung bước đến chỗ tôi ngồi trì chú, la lớn lên:
- Tôi đã nói rồi đừng đụng vào chúng tôi mà còn cả gan tái phạm. Ta đã bắt hai người rồi. Nếu còn đụng vào nữa ta sẽ bắt hai cha con đi luôn.
Tôi thấy vong linh nhập vào rất dữ tợn hăm he đủ điều. Nhưng tôi không sợ hai cha con ông chủ nhà bị hại, vì hai người này đã được điểm đạo và đã thọ trì Thần chú. Tôi bèn nói với người vô xác kia:
- Tôi cũng rất mong quí vị hãy mở lòng từ bi, đừng lạm dụng huyền năng của mình mà xâm hại đến người khác. Hãy giúp mọi người an ổn, cũng như mình được an ổn.
Tôi nói đi nói lại rất nhiều lần, nhiều cách nhưng vị đó vẫn hung hăng dữ tợn, thách đố đủ điều và nói:
- Mấy ông có Thần chú, ta cũng có Thần chú ở cung cõi ta. Cứ đấu xem sao.
Nói xong rồi bỏ xác xuất đi. Tôi thấy vị đó rất là cố chấp, hành động qúa hung hăng, không thể nào cải sửa được. Tôi bèn dùng Thần chú Lục Tự Vương Kinh để làm phép phá ếm.
Pháp môn này tôi đã học được qua lời kể của một Vị được Sư Tổ, Cư Sĩ Triệu Phước, truyền dạy. Lúc Sư Tổ còn ở Việt Nam, có lần đến giúp cúng dựng nhà cho một người thân ở Trà Vinh. Khi Sư Tổ khấn nguyện cho chủ gia trên, và trong lúc Sư Tổ đang đọc Lục Tự Vương Kinh, thì nghe một tiếng sét giáng xuống cái đùng.
Từ trên sườn nhà (lúc đó đang gác đòn dong), người thợ mộc (là một vị Thầy Bùa Lỗ ban đã họa phù viết giấy bùa, mục đích là sẽ dán lên cây đòn dong đó để hại người chủ nhà) bị sét đánh văng xuống nền nhà. Từ trong túi của người thợ mộc đó văng ra là bùa chữ vàng trên.
Khi nghe kể lại câu chuyện của Sư Tổ, tôi đã học được pháp môn này. Tôi dùng pháp môn này và đứng trước bàn thờ khấn nguyện với mười phương chư phật:
- Con nguyện mười phương thế giới Chư Phật, Chư Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng, Chư hộ Pháp. Hôm nay, con làm pháp môn này với lòng từ bi muốn giúp đỡ mọi người bình an tu học, muốn đem lòng từ bi của Chư Phật gội rửa những sự nóng nảy, thù hằn, cố chấp. Con cuối mong chư vị hộ pháp giúp con thực hiện pháp môn này.
5. Sau khi khách viếng cũng thưa thớt, tôi cùng chưng dọn bàn thờ Phật lại. Đem trái cây lên cúng dường Chư Phật, Thánh Thần. Đêm đó, tôi ngồi trước bàn thờ Phật và trì niệm 1,080 lần chú Chuẩn Đề, kiết ấn cung thỉnh Chư vị Hộ Pháp cầu giúp đỡ. Sau khi cung thỉnh bảy lần như vậy, thì người chồng đang đốt nhang bên quan tài người vợ bị nhập vào la lên, múa võ, đánh đấm lung tung bước đến chỗ tôi ngồi trì chú, la lớn lên:
- Tôi đã nói rồi đừng đụng vào chúng tôi mà còn cả gan tái phạm. Ta đã bắt hai người rồi. Nếu còn đụng vào nữa ta sẽ bắt hai cha con đi luôn.
Tôi thấy vong linh nhập vào rất dữ tợn hăm he đủ điều. Nhưng tôi không sợ hai cha con ông chủ nhà bị hại, vì hai người này đã được điểm đạo và đã thọ trì Thần chú. Tôi bèn nói với người vô xác kia:
- Tôi cũng rất mong quí vị hãy mở lòng từ bi, đừng lạm dụng huyền năng của mình mà xâm hại đến người khác. Hãy giúp mọi người an ổn, cũng như mình được an ổn.
Tôi nói đi nói lại rất nhiều lần, nhiều cách nhưng vị đó vẫn hung hăng dữ tợn, thách đố đủ điều và nói:
- Mấy ông có Thần chú, ta cũng có Thần chú ở cung cõi ta. Cứ đấu xem sao.
Nói xong rồi bỏ xác xuất đi. Tôi thấy vị đó rất là cố chấp, hành động qúa hung hăng, không thể nào cải sửa được. Tôi bèn dùng Thần chú Lục Tự Vương Kinh để làm phép phá ếm.
Pháp môn này tôi đã học được qua lời kể của một Vị được Sư Tổ, Cư Sĩ Triệu Phước, truyền dạy. Lúc Sư Tổ còn ở Việt Nam, có lần đến giúp cúng dựng nhà cho một người thân ở Trà Vinh. Khi Sư Tổ khấn nguyện cho chủ gia trên, và trong lúc Sư Tổ đang đọc Lục Tự Vương Kinh, thì nghe một tiếng sét giáng xuống cái đùng.
Từ trên sườn nhà (lúc đó đang gác đòn dong), người thợ mộc (là một vị Thầy Bùa Lỗ ban đã họa phù viết giấy bùa, mục đích là sẽ dán lên cây đòn dong đó để hại người chủ nhà) bị sét đánh văng xuống nền nhà. Từ trong túi của người thợ mộc đó văng ra là bùa chữ vàng trên.
Khi nghe kể lại câu chuyện của Sư Tổ, tôi đã học được pháp môn này. Tôi dùng pháp môn này và đứng trước bàn thờ khấn nguyện với mười phương chư phật:
- Con nguyện mười phương thế giới Chư Phật, Chư Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng, Chư hộ Pháp. Hôm nay, con làm pháp môn này với lòng từ bi muốn giúp đỡ mọi người bình an tu học, muốn đem lòng từ bi của Chư Phật gội rửa những sự nóng nảy, thù hằn, cố chấp. Con cuối mong chư vị hộ pháp giúp con thực hiện pháp môn này.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1055
Gửi vào 31/12/2014 - 13:14
PHÉP PHÁ ẾM SẤM SÉT
6. Khấn nguyện xong tôi lấy một ly nước, tụng bốn mươi chín biến Lục tự Đại Vương kinh. Trong thời gian trì niệm, tôi thấy rất nhiều Chư vị Hộ Pháp về hổ trợ. Tay tôi kiết rất nhiều ấn, miệng đọc thần chú.
Bất chợt, tôi thấy lưỡi của mình nóng lên và thấy lưỡi của mình hóa thành một cái chày kim cang rất lớn, dùng chày kim cang họa ra nhiều đạo linh phù vào trong nước. Tôi thấy ly nước đổi rất nhiều màu và phát sáng bốc khói lên. Khói bay khắp mọi nơi trong hư không, trong khắp cây cỏ, làn khói đi đến đâu đều mang tiếng sấm sét dữ tợn đến đó. Sét đánh cháy mọi nơi âm u, những vị (vô hình) ở nơi đó chạy tán loạn.
Công năng của Thần chú này rất lớn, rất mầu nhiệm. Ở đây, trong bài viết nhỏ này không đủ nói lên công năng đó. Rất mong được chia sẻ với mọi người có lòng hướng về sự nhiệm mầu của đạo. Sau khi đọc xong bốn mươi chín biến chú, tôi rải ly nước xuống đất xung quanh nhà. Sau đó, tôi cùng anh Huệ trở về nhà của anh Huệ ngủ qua đêm.
Tối hôm đó, có mưa rất lớn. Đám mưa kéo dài cả một tiếng mấy đồng hồ. Chúng tôi ngủ quên không hay biết gì cả. Sáng ra ngồi uống nước trà ăn sáng. Định ăn sáng xong sẽ đến nhà anh Lợi, gia chủ bị ếm xem sao, thì anh Lợi đã chạy đến và báo tin:
- Đêm hôm qua lúc mười hai giờ đêm, trong cơn mưa giông gió dữ tợn, một tiếng sét nổ lớn đánh vào cây đa, làm nó tét ra làm hai và gãy đổ xuống, trúng ngay ngôi miếu gần nhà, ngôi miếu đó nằm dưới cây đa cũng bị chẻ làm đôi. Từ trong ngôi miếu đó văng ra một tờ giấy bùa, có ghi tên họ của những người trong gia đình anh Lợi và có cả tên của người chị đã tự tử. Sau tiếng sét làm nổ tung sập miếu thờ, gia đình anh Lợi từ đó trở về sau đã đi vào Đạo tâm.
Hằng ngày cha con chuyên cần tu hành. Họ rất thành kính và mang trong lòng một thệ nguyện kính mộ pháp môn tu trì Mật tông. Họ gắng sức tu tập và chia sẻ cùng với mọi người tu tập. Họ đã điểm đạo hơn bảy mươi người.
Hai cha con của họ khẩn nguyện đem những công đức tu trì và làm đạo đó để hồi hướng về cho người vợ, mẹ thân yêu của họ cùng với người chị vợ để tất cả được siêu thăng về cảnh giới cực lạc. Hiện giờ anh Lợi, anh Huệ và cô con gái đều có cuộc sống thật an bình. Họ hay lui tới với nhau và xây dựng đời sống tâm linh cao cả, đi vào con đường đạo và gạt bỏ những danh lợi. Tâm hồn của họ được lắng động và an lạc.
Trong bài viết này, họ chân thành gửi đến Thầy Tổ lời nguyện hiến dâng tấm lòng đến với đạo pháp. Nguyện thành những hữu dụng, kiến tạo công đức, đạo mầu để hầu đền ơn cao rộng sâu dày của Chư Phật, Tổ Thầy. Họ đang là những con người sống thực, hằng ngày cuốc đất, đan may. Những mảnh đất do họ cuốc trồng lên những cây hoa màu, những chiếc quần áo do đường kim mũi chỉ họ tạo ra mang đầy những câu thần chú. Vì trong lúc họ lao động để tạo ra những sản phẩm đó, họ niệm thần chú và gửi gấm nhiều tâm tư của mình vào đó.
Hằng ngày họ trì niệm Úm Lam, Úm Sỉ Lâm, Úm Mani Pad Me Hum, Úm Chiếc Lệ, Chủ Lệ, Chuẩn Đề, Ta Bà Ha, Bộ Lâm. Những câu thần chú của Uế tích kim cang cũng đã ăn sâu vào trong tâm thức của họ. Tôi hâm mộ những những tấm lòng đó, những tấm lòng đang nở hoa trong vườn hoa Mật Tông.
Còn gia đình đã dùng những phép ếm đối, họ đã bị trả nghiệp quả do họ gieo trồng. Gia đình con cái ly tán, bệnh tật và nghèo túng cùng ập đến cho họ. Con cái của họ sống trong âm u, điên dại. Thật khốn khổ. Nhân quả trả vay, gieo nhân nào gặt quả đó.
ĐẠO THIỀN GIÓ THOẢNG MÂY BAY
XUÂN THU VẠN DẶM, DẤU GIÀY NÀO IN.
Thanh Hùng
6. Khấn nguyện xong tôi lấy một ly nước, tụng bốn mươi chín biến Lục tự Đại Vương kinh. Trong thời gian trì niệm, tôi thấy rất nhiều Chư vị Hộ Pháp về hổ trợ. Tay tôi kiết rất nhiều ấn, miệng đọc thần chú.
Bất chợt, tôi thấy lưỡi của mình nóng lên và thấy lưỡi của mình hóa thành một cái chày kim cang rất lớn, dùng chày kim cang họa ra nhiều đạo linh phù vào trong nước. Tôi thấy ly nước đổi rất nhiều màu và phát sáng bốc khói lên. Khói bay khắp mọi nơi trong hư không, trong khắp cây cỏ, làn khói đi đến đâu đều mang tiếng sấm sét dữ tợn đến đó. Sét đánh cháy mọi nơi âm u, những vị (vô hình) ở nơi đó chạy tán loạn.
Công năng của Thần chú này rất lớn, rất mầu nhiệm. Ở đây, trong bài viết nhỏ này không đủ nói lên công năng đó. Rất mong được chia sẻ với mọi người có lòng hướng về sự nhiệm mầu của đạo. Sau khi đọc xong bốn mươi chín biến chú, tôi rải ly nước xuống đất xung quanh nhà. Sau đó, tôi cùng anh Huệ trở về nhà của anh Huệ ngủ qua đêm.
Tối hôm đó, có mưa rất lớn. Đám mưa kéo dài cả một tiếng mấy đồng hồ. Chúng tôi ngủ quên không hay biết gì cả. Sáng ra ngồi uống nước trà ăn sáng. Định ăn sáng xong sẽ đến nhà anh Lợi, gia chủ bị ếm xem sao, thì anh Lợi đã chạy đến và báo tin:
- Đêm hôm qua lúc mười hai giờ đêm, trong cơn mưa giông gió dữ tợn, một tiếng sét nổ lớn đánh vào cây đa, làm nó tét ra làm hai và gãy đổ xuống, trúng ngay ngôi miếu gần nhà, ngôi miếu đó nằm dưới cây đa cũng bị chẻ làm đôi. Từ trong ngôi miếu đó văng ra một tờ giấy bùa, có ghi tên họ của những người trong gia đình anh Lợi và có cả tên của người chị đã tự tử. Sau tiếng sét làm nổ tung sập miếu thờ, gia đình anh Lợi từ đó trở về sau đã đi vào Đạo tâm.
Hằng ngày cha con chuyên cần tu hành. Họ rất thành kính và mang trong lòng một thệ nguyện kính mộ pháp môn tu trì Mật tông. Họ gắng sức tu tập và chia sẻ cùng với mọi người tu tập. Họ đã điểm đạo hơn bảy mươi người.
Hai cha con của họ khẩn nguyện đem những công đức tu trì và làm đạo đó để hồi hướng về cho người vợ, mẹ thân yêu của họ cùng với người chị vợ để tất cả được siêu thăng về cảnh giới cực lạc. Hiện giờ anh Lợi, anh Huệ và cô con gái đều có cuộc sống thật an bình. Họ hay lui tới với nhau và xây dựng đời sống tâm linh cao cả, đi vào con đường đạo và gạt bỏ những danh lợi. Tâm hồn của họ được lắng động và an lạc.
Trong bài viết này, họ chân thành gửi đến Thầy Tổ lời nguyện hiến dâng tấm lòng đến với đạo pháp. Nguyện thành những hữu dụng, kiến tạo công đức, đạo mầu để hầu đền ơn cao rộng sâu dày của Chư Phật, Tổ Thầy. Họ đang là những con người sống thực, hằng ngày cuốc đất, đan may. Những mảnh đất do họ cuốc trồng lên những cây hoa màu, những chiếc quần áo do đường kim mũi chỉ họ tạo ra mang đầy những câu thần chú. Vì trong lúc họ lao động để tạo ra những sản phẩm đó, họ niệm thần chú và gửi gấm nhiều tâm tư của mình vào đó.
Hằng ngày họ trì niệm Úm Lam, Úm Sỉ Lâm, Úm Mani Pad Me Hum, Úm Chiếc Lệ, Chủ Lệ, Chuẩn Đề, Ta Bà Ha, Bộ Lâm. Những câu thần chú của Uế tích kim cang cũng đã ăn sâu vào trong tâm thức của họ. Tôi hâm mộ những những tấm lòng đó, những tấm lòng đang nở hoa trong vườn hoa Mật Tông.
Còn gia đình đã dùng những phép ếm đối, họ đã bị trả nghiệp quả do họ gieo trồng. Gia đình con cái ly tán, bệnh tật và nghèo túng cùng ập đến cho họ. Con cái của họ sống trong âm u, điên dại. Thật khốn khổ. Nhân quả trả vay, gieo nhân nào gặt quả đó.
ĐẠO THIỀN GIÓ THOẢNG MÂY BAY
XUÂN THU VẠN DẶM, DẤU GIÀY NÀO IN.
Thanh Hùng
Thanked by 3 Members:
|
|
#1056
Gửi vào 22/01/2015 - 00:12
CÂU CHUYỆN TÁI SINH CỦA CHUEY PUANG PEI - AMPAN PETCHERAT TẠI THÁI LAN
1. CHUEY PUANG PEI CHẾT ĐUỐI.
Cậu bé Chuey Puang Pei sinh năm 1946 tại Thái Lan. Người cha của Chuey tên là Tai Puang Pei và mẹ tên là Tong Bai Puang Pei. Chuey có một người anh tên là Chuan và một người chị tên là Khao.
Gia đình này sống trên một kinh lạch tại Thái Lan. Chuey sống tại làng Bang Chan có kinh lạch mang tên là Klong Bang Chan. Tuy sống trên sông nước, ấy vậy mà cu cậu này lại không hề biết bơi. Năm 1950 khi được bốn tuổi, Chuey đứng trong bờ lạch nước Klong Bang Chan với người chú tên là Klah Puang Pei, và anh trai Chuan lúc bấy giờ mới tám tuổi.
Hai anh em Chuey và Chuan đứng chơi dưới nước ở bờ lạch. Thế rồi người chú và anh trai chẳng thấy Chuey đâu. Mới vừa rồi Chuey vẫn còn đang đứng chơi ở ven bờ, mà sao bây giờ lại không thấy hắn đâu. Bỗng nhiên một người nhìn thấy xác của Chuey nổi trên mặt nước. Khi được mang lên bờ thì Chuey đã tắt thở. Chuyện chết đuối này thường hay xẩy ra cho con nít ở nhiều vùng kinh lạch tại Thái Lan.
Người chú (Klah Puang Pei) cho biết Chuan (anh trai của Chuey) thường hay đùa rỡn với em trai dưới nước. Gia đình mang xác Chuey tới một chùa tại Klong Bang Plee Noi để hỏa thiêu, lúc đó Chuey mới bốn tuổi (chết năm 1950), anh trai Chuan sau đó trở thành một nhà sư.
2. CHUEY TÁI SINH TRỞ THÀNH CON GÁI MANG TÊN LÀ AMPAN.
Ampan Petcherat là một bé gái sinh năm 1954, tại làng Song Klong bên bờ lạch mang tên Song Klong. Làng Song Klong cách xa làng Bang Chan (nơi mà Chuey đã sinh sống) khoảng 15km. Dân chúng phải di chuyển bằng thuyền giữa hai làng này. Làng Song Klong cách Bang Kok chừng 37km.
Cha của Ampan tên là Yod, mẹ là Kim Saum. Khi bé Ampan biết nói, Ampan cho biết Yod không phải là cha của bé, và Kim Saum cũng không phải là mẹ của bé. Bé có cha mẹ khác. Ampan còn cho biết, bé đã có một người anh trai trong kiếp trước, nay sắp trở thành một nhà sư.
Cha mẹ của Ampan ly hôn lúc bé hãy còn nhỏ. Ampan và mẹ Kim Saum, rời chỗ ở đến làng Klong Darn cách làng cũ 7km. Khi bé Ampan được hơn một tuổi, bé cho mẹ Kim Saum biết, bé đã có cha mẹ sinh sống tại làng Klong Bang Chan. Bé cho biết kiếp trước bé là con trai và bé tả cho mẹ biết nhà cũ trong kiếp trước của bé.
Bé đã khóc khi kể với mẹ Kim Saum về căn nhà cũ, và bé rất muốn về thăm căn nhà đó. Ampan cho biết kiếp trước đã chết đuối sau khi bị rắn cắn. Ampan cứ lâu lâu lại kể về kiếp trước của mình. Bé còn nói tên kiếp trước của bé là Chuey nữa.
1. CHUEY PUANG PEI CHẾT ĐUỐI.
Cậu bé Chuey Puang Pei sinh năm 1946 tại Thái Lan. Người cha của Chuey tên là Tai Puang Pei và mẹ tên là Tong Bai Puang Pei. Chuey có một người anh tên là Chuan và một người chị tên là Khao.
Gia đình này sống trên một kinh lạch tại Thái Lan. Chuey sống tại làng Bang Chan có kinh lạch mang tên là Klong Bang Chan. Tuy sống trên sông nước, ấy vậy mà cu cậu này lại không hề biết bơi. Năm 1950 khi được bốn tuổi, Chuey đứng trong bờ lạch nước Klong Bang Chan với người chú tên là Klah Puang Pei, và anh trai Chuan lúc bấy giờ mới tám tuổi.
Hai anh em Chuey và Chuan đứng chơi dưới nước ở bờ lạch. Thế rồi người chú và anh trai chẳng thấy Chuey đâu. Mới vừa rồi Chuey vẫn còn đang đứng chơi ở ven bờ, mà sao bây giờ lại không thấy hắn đâu. Bỗng nhiên một người nhìn thấy xác của Chuey nổi trên mặt nước. Khi được mang lên bờ thì Chuey đã tắt thở. Chuyện chết đuối này thường hay xẩy ra cho con nít ở nhiều vùng kinh lạch tại Thái Lan.
Người chú (Klah Puang Pei) cho biết Chuan (anh trai của Chuey) thường hay đùa rỡn với em trai dưới nước. Gia đình mang xác Chuey tới một chùa tại Klong Bang Plee Noi để hỏa thiêu, lúc đó Chuey mới bốn tuổi (chết năm 1950), anh trai Chuan sau đó trở thành một nhà sư.
2. CHUEY TÁI SINH TRỞ THÀNH CON GÁI MANG TÊN LÀ AMPAN.
Ampan Petcherat là một bé gái sinh năm 1954, tại làng Song Klong bên bờ lạch mang tên Song Klong. Làng Song Klong cách xa làng Bang Chan (nơi mà Chuey đã sinh sống) khoảng 15km. Dân chúng phải di chuyển bằng thuyền giữa hai làng này. Làng Song Klong cách Bang Kok chừng 37km.
Cha của Ampan tên là Yod, mẹ là Kim Saum. Khi bé Ampan biết nói, Ampan cho biết Yod không phải là cha của bé, và Kim Saum cũng không phải là mẹ của bé. Bé có cha mẹ khác. Ampan còn cho biết, bé đã có một người anh trai trong kiếp trước, nay sắp trở thành một nhà sư.
Cha mẹ của Ampan ly hôn lúc bé hãy còn nhỏ. Ampan và mẹ Kim Saum, rời chỗ ở đến làng Klong Darn cách làng cũ 7km. Khi bé Ampan được hơn một tuổi, bé cho mẹ Kim Saum biết, bé đã có cha mẹ sinh sống tại làng Klong Bang Chan. Bé cho biết kiếp trước bé là con trai và bé tả cho mẹ biết nhà cũ trong kiếp trước của bé.
Bé đã khóc khi kể với mẹ Kim Saum về căn nhà cũ, và bé rất muốn về thăm căn nhà đó. Ampan cho biết kiếp trước đã chết đuối sau khi bị rắn cắn. Ampan cứ lâu lâu lại kể về kiếp trước của mình. Bé còn nói tên kiếp trước của bé là Chuey nữa.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1057
Gửi vào 22/01/2015 - 00:36
CÂU CHUYỆN TÁI SINH CỦA CHUEY PUANG PEI - AMPAN PETCHERAT TẠI THÁI LAN
3. AMPAN NHẬN DIỆN ĐƯỢC LÀNG CŨ VÀ NGƯỜI CÔ RUỘT.
Hàng năm, sau mỗi vụ mùa màng, Kim Saum thường chèo thuyền chở hàng đi bán rong trong vùng Klong Bang Chan. Khi Ampan được mười tám tháng, Kim Saum đem con đi theo mỗi khi đi bán hàng.
Ampan nhận diện được khu này, và nói với mẹ là bé đã biết khu vực này, khi còn là con trai trong kiếp trước. Khi Ampan được bảy tuổi, cô nàng nhận diện được người đàn bà đang đi trên đường làng Klong Darn, mà khi xưa hai mẹ con đã sống. Ampan gọi người đàn bà này bằng “Dì”. Bà ta chưa bao giờ gặp mẹ con của Ampan, nên chẳng nói gì với Ampan hết.
Lần sau khi Ampan gặp lại người đàn bà này, cô nàng lại “chào Dì ạ!” với bà ta. Lần này bà ta dừng chân và hỏi tại sao cô nàng lại biết bà ta.
Ampan trả lời:
- Dì là chị ruột của mẹ con!
Ampan ôm dì và xin dì mang cô bé đến thăm gia đình cũ của bé. Bà này tên là Joy Ruang Gun và đích thực là dì ruột của cu cậu Chuey ngày xưa.
4. AMPAN NHỚ ĐƯỢC TÊN CỦA CHA MẸ, NHÀ CŨ VÀ NƠI HỎA TÁNG TRONG KIẾP TRƯỚC.
Bà Joy vặn hỏi:
- Thế thì tên cha mẹ con là gì?
Ampan trả lời:
- Tên cha con là Tai, mẹ con tên là Bai.
Ampan còn cho biết tại căn nhà tiền kiếp của bé, cũng có bụi tre xanh ở trước nhà với hai cái chum mầu gạch đỏ nữa. Ngày xưa còn có hai con chó mầu đỏ và ba con trâu tại căn nhà trong tiền kiếp.
Ampan cho biết khi đang chơi dưới nước trong tiền kiếp, Ampan - Chuey đã ngã xuống nước rồi chết đuối. Bé cho biết người cha đã mang xác của Chuey tới chùa Wat Bang Plee để hỏa thiêu. Bà Joy thấy đúng quá, bèn mang hai mẹ con Ampan tới gặp gia đình của Chuey.
3. AMPAN NHẬN DIỆN ĐƯỢC LÀNG CŨ VÀ NGƯỜI CÔ RUỘT.
Hàng năm, sau mỗi vụ mùa màng, Kim Saum thường chèo thuyền chở hàng đi bán rong trong vùng Klong Bang Chan. Khi Ampan được mười tám tháng, Kim Saum đem con đi theo mỗi khi đi bán hàng.
Ampan nhận diện được khu này, và nói với mẹ là bé đã biết khu vực này, khi còn là con trai trong kiếp trước. Khi Ampan được bảy tuổi, cô nàng nhận diện được người đàn bà đang đi trên đường làng Klong Darn, mà khi xưa hai mẹ con đã sống. Ampan gọi người đàn bà này bằng “Dì”. Bà ta chưa bao giờ gặp mẹ con của Ampan, nên chẳng nói gì với Ampan hết.
Lần sau khi Ampan gặp lại người đàn bà này, cô nàng lại “chào Dì ạ!” với bà ta. Lần này bà ta dừng chân và hỏi tại sao cô nàng lại biết bà ta.
Ampan trả lời:
- Dì là chị ruột của mẹ con!
Ampan ôm dì và xin dì mang cô bé đến thăm gia đình cũ của bé. Bà này tên là Joy Ruang Gun và đích thực là dì ruột của cu cậu Chuey ngày xưa.
4. AMPAN NHỚ ĐƯỢC TÊN CỦA CHA MẸ, NHÀ CŨ VÀ NƠI HỎA TÁNG TRONG KIẾP TRƯỚC.
Bà Joy vặn hỏi:
- Thế thì tên cha mẹ con là gì?
Ampan trả lời:
- Tên cha con là Tai, mẹ con tên là Bai.
Ampan còn cho biết tại căn nhà tiền kiếp của bé, cũng có bụi tre xanh ở trước nhà với hai cái chum mầu gạch đỏ nữa. Ngày xưa còn có hai con chó mầu đỏ và ba con trâu tại căn nhà trong tiền kiếp.
Ampan cho biết khi đang chơi dưới nước trong tiền kiếp, Ampan - Chuey đã ngã xuống nước rồi chết đuối. Bé cho biết người cha đã mang xác của Chuey tới chùa Wat Bang Plee để hỏa thiêu. Bà Joy thấy đúng quá, bèn mang hai mẹ con Ampan tới gặp gia đình của Chuey.
#1058
Gửi vào 22/01/2015 - 00:56
CÂU CHUYỆN TÁI SINH CỦA CHUEY PUANG PEI - AMPAN PETCHERAT TẠI THÁI LAN
5. AMPAN NHẬN DIỆN CHA MẸ, ANH TRAI VÀ NƠI CHẾT ĐUỐI TRONG TIỀN KIẾP.
Khi Ampan được đẫn tới Klong Bang Chan và căn nhà trong tiền kiếp, cô bé Ampan chạy ngay tới bà Tong Bai (mẹ của Chuey), ôm chặt lấy bà và gọi:
- Mẹ!
Lúc đó cha của Chuey chưa có nhà. Ngay sau đó, Tai (cha của Chuey) vừa chèo thuyền đến bến cùng với hai người đàn ông khác. Mọi người bắt Ampan cho biết cha (trong kiếp trước) của bé là ai. Mặc dù rằng mọi người cố tình muốn đánh lừa Ampan, nhưng mà cô bé đã nhận ngay ra được người cha trong tiền kiếp của cô bé.
Khi Ampan nhìn thấy Khao, cô bé chỉ tay vào Khao và reo lên:
- Chị ơi!
Khi xem cảnh vật xung quanh nhà, Ampan cho biết ngày xưa có nhiều cây chuối, cây dừa nữa. Ampan còn nói rằng ngày xưa có hai căn nhà, thay vì một căn. Ampan nói rất đúng, lúc Chuey còn sống trong vườn có nhiều cây chuối và cây dừa, nhưng sau khi Chuey đã mất, gia đình chặt hết.
Ngoài ra, một căn nhà cũng đã bị dỡ đi sau khi Chuey đã chết. BS. Ian Stevenson (GiáoSư Y Khoa Hoa Kỳ chuyên môn nghiên cứu về Tái Sinh, Luân Hồi tại nhiều nơi trên thế giới) lấy làm ngạc nhiên khi thấy Ampan đã nhận xét rất đúng nhiều chi tiết về căn nhà đó. Ampan còn chỉ rõ nơi nào khi cô nàng còn là Chuey đã chết đuối nữa.
6. TẠI NHÀ CHÙA AMPAN ĐÃ NHẬN RA NGƯỜI ANH, HỌ HÀNG & BẠN BÈ TRONG TIỀN KIẾP.
Rời căn nhà cũ, Ampan được dẫn tới chùa tại Bang Plee Noi, và đi thăm người anh của Chuey nay đang là một nhà sư. Tại chùa, trong số các vị sư đang tu hành, Ampan nhận ra được Chuan (người anh trong tiền kiếp). Cả Chuan lẫn Ampan đều cùng khóc trong lúc hội ngộ này.
Trong đám các vị sư này còn có một người bà con của Chuey, tên là Sa Ing mà Ampan đã nhận diện được. Ampan chỉ tay về phía một nhà sư trẻ tên là Sak và cô nàng nói:
- Nhà sư này là con trai của bác Nang Pad.
Ngày xưa Chuey đã quen với Sak; Sak đích thực là con trai của bác Nang Pad.
5. AMPAN NHẬN DIỆN CHA MẸ, ANH TRAI VÀ NƠI CHẾT ĐUỐI TRONG TIỀN KIẾP.
Khi Ampan được đẫn tới Klong Bang Chan và căn nhà trong tiền kiếp, cô bé Ampan chạy ngay tới bà Tong Bai (mẹ của Chuey), ôm chặt lấy bà và gọi:
- Mẹ!
Lúc đó cha của Chuey chưa có nhà. Ngay sau đó, Tai (cha của Chuey) vừa chèo thuyền đến bến cùng với hai người đàn ông khác. Mọi người bắt Ampan cho biết cha (trong kiếp trước) của bé là ai. Mặc dù rằng mọi người cố tình muốn đánh lừa Ampan, nhưng mà cô bé đã nhận ngay ra được người cha trong tiền kiếp của cô bé.
Khi Ampan nhìn thấy Khao, cô bé chỉ tay vào Khao và reo lên:
- Chị ơi!
Khi xem cảnh vật xung quanh nhà, Ampan cho biết ngày xưa có nhiều cây chuối, cây dừa nữa. Ampan còn nói rằng ngày xưa có hai căn nhà, thay vì một căn. Ampan nói rất đúng, lúc Chuey còn sống trong vườn có nhiều cây chuối và cây dừa, nhưng sau khi Chuey đã mất, gia đình chặt hết.
Ngoài ra, một căn nhà cũng đã bị dỡ đi sau khi Chuey đã chết. BS. Ian Stevenson (GiáoSư Y Khoa Hoa Kỳ chuyên môn nghiên cứu về Tái Sinh, Luân Hồi tại nhiều nơi trên thế giới) lấy làm ngạc nhiên khi thấy Ampan đã nhận xét rất đúng nhiều chi tiết về căn nhà đó. Ampan còn chỉ rõ nơi nào khi cô nàng còn là Chuey đã chết đuối nữa.
6. TẠI NHÀ CHÙA AMPAN ĐÃ NHẬN RA NGƯỜI ANH, HỌ HÀNG & BẠN BÈ TRONG TIỀN KIẾP.
Rời căn nhà cũ, Ampan được dẫn tới chùa tại Bang Plee Noi, và đi thăm người anh của Chuey nay đang là một nhà sư. Tại chùa, trong số các vị sư đang tu hành, Ampan nhận ra được Chuan (người anh trong tiền kiếp). Cả Chuan lẫn Ampan đều cùng khóc trong lúc hội ngộ này.
Trong đám các vị sư này còn có một người bà con của Chuey, tên là Sa Ing mà Ampan đã nhận diện được. Ampan chỉ tay về phía một nhà sư trẻ tên là Sak và cô nàng nói:
- Nhà sư này là con trai của bác Nang Pad.
Ngày xưa Chuey đã quen với Sak; Sak đích thực là con trai của bác Nang Pad.
#1059
Gửi vào 22/01/2015 - 01:15
CÂU CHUYỆN TÁI SINH CỦA CHUEY PUANG PEI - AMPAN PETCHERAT TẠI THÁI LAN
7. CÂU CHUYỆN VỀ CHẾT ĐUỐT VÀ SỢ RẮN CỦA AMPAN.
Có một điều hơi trái cựa về cái chết của Ampan trong tiền kiếp, theo lời kể của Ampan và lời mô tả của cha mẹ cậu bé Chuey.
Theo trí nhớ của Ampan, Chuey đã đứng chơi trong nước không sâu, gần bờ lạch, Chuan tới kéo chân Chuey. Thế rồi, cũng theo lời kể của Ampan, Chuey đã bị rắn nước cắn ở phía chân phải, nên đã ngã xuống nước rồi chết chìm. Điều này gia đình Chuey không hề biết.
Theo sự nhận xét của Bác Sĩ Ian Stevenson: có rất nhiều rắn nước sống trong các kinh lạch ở Thái Lan và chúng cắn người mà không hề để lại một vết sưng nào hết. Theo cách suy đoán của Bác Sĩ Stevenson, rất có thể Chuey đã bị rắn cắn mà người anh và chú của Chuey không hề hay biết, nhất là vết rắn cắn.
Bác Sĩ Stevenson tự hỏi: “Liệu có đủ thì giờ, để mà nọc độc của rắn đã làm cho Chuey chết một cách quá nhanh? Nên nhớ rằng Chuey vừa mới ở bên bờ lạch nước, mà tại sao tự dưng biến đâu mất, để rồi một người kiếm thấy xác đã bị chết chìm?”
Bác Sĩ Stevenson cho rằng có thể Chuey đã quá sợ khi nhìn thấy một con rắn, và trong lúc chạy trốn bị trượt chân dưới nước, ngã xuống rồi chết đuối? Ampan rất sợ rắn, nguyên nhân chính có lẽ là đã bị ám ảnh bởi vụ rắn cắn trong nước, để rồi thiệt mạng trong vụ chết chìm khi còn là cậu bé Chuey?
8. AMPAN LA MẮNG ANH CHUAN ĐÃ LÀM EM CHUEY THIỆT MẠNG.
Ampan khư khư cho rằng vì Chuey bị Chuan kéo chân trong nước, mà đâm ra bị chết chìm. Người chú (tên Klah Puang Pei) cũng cho biết Chuan đã khoèo chân Chuey. Chuan lúc đó tám tuổi, phủ nhận việc kéo chân em.
Điều đáng chú ý nhất, khi Ampan đã nhận diện được nhà sư Chuan ở chùa, hai anh em đã ôm nhau mà khóc, sau đó Ampan đã đay nghiến Chuan về vụ anh Chuan đã làm cho em Chuey chết đuối.
Một điều đáng được chú ý nữa, Ampan đã rất sợ rắn nhưng mà cô nàng lại không hề sợ nước.
9. KINH NGHIỆM VỀ THIÊN ĐÀNG CỦA AMPAN.
Khi Bác Sĩ Ian Stevenson gặp Ampan vào năm 1966, ông ta đã hỏi Ampan nhớ được những gì trong khoảng thời gian từ năm 1950 (khi Chuey chết) đến năm 1954 (khi Ampan sinh ra).
Ampan cho biết sau khi xác của Chuey đã được hỏa táng, một người đàn ông, tạm gọi là người thứ nhất, đã mang cu cậu Chuey đến một nơi có rất nhiều người chết và được giới thiệu với “ông Trùm”.
Rồi Chuey đi với người thứ hai tới Thiên Đàng. Ở Thiên Đàng, Chuey gặp người thứ ba, to con, sắc diện mầu đen, mặc quần áo mầu trắng trông hiền từ. Rồi người thứ hai mang Chuey về với người thứ nhất.
Ampan cho biết, Chuey - Ampan được cho ăn một trái cây. Sau khi ăn xong trái cây, Ampan sinh ra đời.
Giáo Sư Đàm Trung Phán
7. CÂU CHUYỆN VỀ CHẾT ĐUỐT VÀ SỢ RẮN CỦA AMPAN.
Có một điều hơi trái cựa về cái chết của Ampan trong tiền kiếp, theo lời kể của Ampan và lời mô tả của cha mẹ cậu bé Chuey.
Theo trí nhớ của Ampan, Chuey đã đứng chơi trong nước không sâu, gần bờ lạch, Chuan tới kéo chân Chuey. Thế rồi, cũng theo lời kể của Ampan, Chuey đã bị rắn nước cắn ở phía chân phải, nên đã ngã xuống nước rồi chết chìm. Điều này gia đình Chuey không hề biết.
Theo sự nhận xét của Bác Sĩ Ian Stevenson: có rất nhiều rắn nước sống trong các kinh lạch ở Thái Lan và chúng cắn người mà không hề để lại một vết sưng nào hết. Theo cách suy đoán của Bác Sĩ Stevenson, rất có thể Chuey đã bị rắn cắn mà người anh và chú của Chuey không hề hay biết, nhất là vết rắn cắn.
Bác Sĩ Stevenson tự hỏi: “Liệu có đủ thì giờ, để mà nọc độc của rắn đã làm cho Chuey chết một cách quá nhanh? Nên nhớ rằng Chuey vừa mới ở bên bờ lạch nước, mà tại sao tự dưng biến đâu mất, để rồi một người kiếm thấy xác đã bị chết chìm?”
Bác Sĩ Stevenson cho rằng có thể Chuey đã quá sợ khi nhìn thấy một con rắn, và trong lúc chạy trốn bị trượt chân dưới nước, ngã xuống rồi chết đuối? Ampan rất sợ rắn, nguyên nhân chính có lẽ là đã bị ám ảnh bởi vụ rắn cắn trong nước, để rồi thiệt mạng trong vụ chết chìm khi còn là cậu bé Chuey?
8. AMPAN LA MẮNG ANH CHUAN ĐÃ LÀM EM CHUEY THIỆT MẠNG.
Ampan khư khư cho rằng vì Chuey bị Chuan kéo chân trong nước, mà đâm ra bị chết chìm. Người chú (tên Klah Puang Pei) cũng cho biết Chuan đã khoèo chân Chuey. Chuan lúc đó tám tuổi, phủ nhận việc kéo chân em.
Điều đáng chú ý nhất, khi Ampan đã nhận diện được nhà sư Chuan ở chùa, hai anh em đã ôm nhau mà khóc, sau đó Ampan đã đay nghiến Chuan về vụ anh Chuan đã làm cho em Chuey chết đuối.
Một điều đáng được chú ý nữa, Ampan đã rất sợ rắn nhưng mà cô nàng lại không hề sợ nước.
9. KINH NGHIỆM VỀ THIÊN ĐÀNG CỦA AMPAN.
Khi Bác Sĩ Ian Stevenson gặp Ampan vào năm 1966, ông ta đã hỏi Ampan nhớ được những gì trong khoảng thời gian từ năm 1950 (khi Chuey chết) đến năm 1954 (khi Ampan sinh ra).
Ampan cho biết sau khi xác của Chuey đã được hỏa táng, một người đàn ông, tạm gọi là người thứ nhất, đã mang cu cậu Chuey đến một nơi có rất nhiều người chết và được giới thiệu với “ông Trùm”.
Rồi Chuey đi với người thứ hai tới Thiên Đàng. Ở Thiên Đàng, Chuey gặp người thứ ba, to con, sắc diện mầu đen, mặc quần áo mầu trắng trông hiền từ. Rồi người thứ hai mang Chuey về với người thứ nhất.
Ampan cho biết, Chuey - Ampan được cho ăn một trái cây. Sau khi ăn xong trái cây, Ampan sinh ra đời.
Giáo Sư Đàm Trung Phán
#1060
Gửi vào 31/01/2015 - 10:48
ĐỨNG TIM VỚI NGÔI NHÀ MA ÁM ĐÁNG SỢ NHẤT THẾ GIỚI
Bệnh viện ma ám Fujikyu ở Nhật Bản, đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness, là ngôi nhà ma ám đáng sợ nhất thế giới.
Thực chất, ngôi nhà ma ám này là một bệnh viện lớn cũ kỹ và đổ nát nằm dưới chân núi Phú Sĩ, phía Tây Nam thủ đô Tokyo. Trước kia, bệnh viện này từng tuyển rất nhiều chuyên gia bác sỹ tài năng và trang bị đầy đủ thiết bị y tế tiện nghi.
Sau đó, giám đốc bệnh viện và một số nhân viên bắt đầu lấy nội tạng của các bệnh nhân, những người tới đây thực hiện cuộc phẫu thuật. Nội tạng được bảo quản bằng các hóa chất và đem đi bán trái phép, và những thi thể được giấu trong những chiếc kìm kẹp bằng gỗ lớn. Cuối cùng, cả bệnh viện bị bỏ hoang. Sau đó người ta đã biến nơi đây thành một ngôi nhà ma và mở của cho khách tham quan.
Khác với các ngôi nhà ma khác, ở đây, du khách không đi theo một lối đi cố định, mà có thể đi lại tự do khám phá. Mỗi lần vào, chỉ ba người được phép vào đồng thời. Cho dù, khách tham quan không bị lạc, mọi người vẫn cần tối thiểu năm chục phút, để kết thúc hành trình khám phá bệnh viện ma ám này.
Bệnh viện gồm hai tầng và không có một lối đi cố định, khách tham quan phải luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, vì ở đâu cũng có những nhân viên hóa trang rất đáng sợ và khủng khiếp, sẵn chờ để dọa ma bạn.
Để trải nghiệm mang đậm chất thực tế, và chuyên gia thiết kế thực sự đã dồn hết tâm sức của mình để tạo nên các ngục tối, căn hầm và cạm bẫy đáng sợ, nhằm mục tiêu "dọa người tới chết". Những hiệu ứng bóng ma lởn vởn kết hợp với ánh sáng mập mờ được tạo ra, để tăng thêm cường độ siêu rùng rợn và cảm giác kinh hãi.
Nhiều cạm bẫy và các cánh cửa sổ được thiết kế riêng cho khách tham quan tự tay mở, để họ có thể trải nghiệm được cái tối tăm và ma quỷ kinh dị. Nhiều nhân viên đóng vai những bóng ma và thây ma, sẽ thực hiện vài động tác di chuyển nhẹ ở những phía góc tường. Hóa trang và trang phục cho nhân viên ở bệnh viện ma ám này, đủ đạt yêu cầu của một bộ phim kinh dị.
Ngôi nhà này đã mang đến cho những khách tham quan một nỗi sợ hãi không giới hạn, từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc. Trong ánh đèn mờ mịt, hình ảnh các cô y tá hóa trang đáng sợ chắc chắn đã đủ dọa những du khách yếu bóng vía, đó là chưa kể những bóng ma có thể xuất hiện một cách bất ngờ và khó tin.
Tuy có ba con đường khác nhau để khám phá bệnh viện, nhưng có lẽ ai cũng sẽ có chung một trải nghiệm và số phận, đó là ra khỏi bệnh viện sau khi đã bị dọa đến gào thét khổ sở và thảm thiết. Ngôi nhà ma này thực sự là một khu vực đầy rùng rợn và ly kỳ, để thử mức độ dũng cảm và sức chịu đựng của khách tham quan.
Chính vì độ đáng sợ lớn lao đó, mà trong bệnh viện luôn có các quầy trợ giúp dành cho những ai không còn sức đứng lên nổi hoặc bị lạc đường, các nhân viên phụ trách sẽ giúp đỡ họ ra khỏi bệnh viện.
Địa điểm bệnh viện ma ám Fujikyu này hoàn toàn là lựa chọn phù hợp để thử cảm giác mạnh. Một người Nhật sau khi tham quan khám phá ngôi nhà, đã chia sẻ rằng bạn của anh ta chỉ cầm cự được ba phút, từ khi bắt đầu bước vào ngôi nhà ma ám này.
Sưu Tầm
Bệnh viện ma ám Fujikyu ở Nhật Bản, đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness, là ngôi nhà ma ám đáng sợ nhất thế giới.
Thực chất, ngôi nhà ma ám này là một bệnh viện lớn cũ kỹ và đổ nát nằm dưới chân núi Phú Sĩ, phía Tây Nam thủ đô Tokyo. Trước kia, bệnh viện này từng tuyển rất nhiều chuyên gia bác sỹ tài năng và trang bị đầy đủ thiết bị y tế tiện nghi.
Sau đó, giám đốc bệnh viện và một số nhân viên bắt đầu lấy nội tạng của các bệnh nhân, những người tới đây thực hiện cuộc phẫu thuật. Nội tạng được bảo quản bằng các hóa chất và đem đi bán trái phép, và những thi thể được giấu trong những chiếc kìm kẹp bằng gỗ lớn. Cuối cùng, cả bệnh viện bị bỏ hoang. Sau đó người ta đã biến nơi đây thành một ngôi nhà ma và mở của cho khách tham quan.
Khác với các ngôi nhà ma khác, ở đây, du khách không đi theo một lối đi cố định, mà có thể đi lại tự do khám phá. Mỗi lần vào, chỉ ba người được phép vào đồng thời. Cho dù, khách tham quan không bị lạc, mọi người vẫn cần tối thiểu năm chục phút, để kết thúc hành trình khám phá bệnh viện ma ám này.
Bệnh viện gồm hai tầng và không có một lối đi cố định, khách tham quan phải luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, vì ở đâu cũng có những nhân viên hóa trang rất đáng sợ và khủng khiếp, sẵn chờ để dọa ma bạn.
Để trải nghiệm mang đậm chất thực tế, và chuyên gia thiết kế thực sự đã dồn hết tâm sức của mình để tạo nên các ngục tối, căn hầm và cạm bẫy đáng sợ, nhằm mục tiêu "dọa người tới chết". Những hiệu ứng bóng ma lởn vởn kết hợp với ánh sáng mập mờ được tạo ra, để tăng thêm cường độ siêu rùng rợn và cảm giác kinh hãi.
Nhiều cạm bẫy và các cánh cửa sổ được thiết kế riêng cho khách tham quan tự tay mở, để họ có thể trải nghiệm được cái tối tăm và ma quỷ kinh dị. Nhiều nhân viên đóng vai những bóng ma và thây ma, sẽ thực hiện vài động tác di chuyển nhẹ ở những phía góc tường. Hóa trang và trang phục cho nhân viên ở bệnh viện ma ám này, đủ đạt yêu cầu của một bộ phim kinh dị.
Ngôi nhà này đã mang đến cho những khách tham quan một nỗi sợ hãi không giới hạn, từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc. Trong ánh đèn mờ mịt, hình ảnh các cô y tá hóa trang đáng sợ chắc chắn đã đủ dọa những du khách yếu bóng vía, đó là chưa kể những bóng ma có thể xuất hiện một cách bất ngờ và khó tin.
Tuy có ba con đường khác nhau để khám phá bệnh viện, nhưng có lẽ ai cũng sẽ có chung một trải nghiệm và số phận, đó là ra khỏi bệnh viện sau khi đã bị dọa đến gào thét khổ sở và thảm thiết. Ngôi nhà ma này thực sự là một khu vực đầy rùng rợn và ly kỳ, để thử mức độ dũng cảm và sức chịu đựng của khách tham quan.
Chính vì độ đáng sợ lớn lao đó, mà trong bệnh viện luôn có các quầy trợ giúp dành cho những ai không còn sức đứng lên nổi hoặc bị lạc đường, các nhân viên phụ trách sẽ giúp đỡ họ ra khỏi bệnh viện.
Địa điểm bệnh viện ma ám Fujikyu này hoàn toàn là lựa chọn phù hợp để thử cảm giác mạnh. Một người Nhật sau khi tham quan khám phá ngôi nhà, đã chia sẻ rằng bạn của anh ta chỉ cầm cự được ba phút, từ khi bắt đầu bước vào ngôi nhà ma ám này.
Sưu Tầm
#1061
Gửi vào 23/02/2015 - 05:50
KỲ LẠ CÁCH CHÍCH TAY TÌM KẺ GIAN CUẢ NGƯỜI XÊ ĐĂNG
Không cần điều tra, xét hỏi, không cần áp bức nhục hình, người dân tộc Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh ở Nam Trà My, Quảng Nam, từ xa xưa có tục tìm người xấu, kẻ gian rất độc đáo và kỳ lạ: Chích bàn tay.
Nếu tay ai máu chảy người đó có tội. Đến nay, không ai giải thích được lý do, nhưng với người dân, đây là cách để họ giữ cho bản làng luôn yên ấm.
Sống giữa bát ngát núi rừng, người dân Xê Đăng ở vùng chân núi Ngọc Linh còn giữ trong mình những tập tục, nét văn hóa kỳ lạ người ngoài chưa khám phá hết.
Trong số đó có luật tục tìm kẻ gian từ xa xưa, thỉnh thoảng đâu đó trong những bản làng vẫn còn áp dụng.
Anh Hồ Văn Thơm, cán bộ xã Trà Cang, là một người Xê Đăng từng nhiều lần chứng kiến tục chích tay tìm kẻ gian của dân làng mình.
Anh Thơm cho biết:
- Thỉnh thoảng vẫn nghe chuyện dân làng chích tay.
Chích tay là luật tục dân làng áp dụng để giải quyết mâu thuẫn, nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của người dân khi lâm vào bế tắc, không lối thoát. Hoặc khi truy tìm kẻ gian, người có tội để phân định đúng sai, trắng đen. Các già làng trong thôn chính là người đứng ra áp dụng luật tục này.
Và thường rất ít khi người dân tiết lộ cho người ngoài biết, chỉ người dân trong làng, trong gia đình biết với nhau mà thôi. Đây là cách mà dân làng giữ cho nhau, không để lộ chuyện ra bên ngoài xấu mặt nhau.
Việc thực hiện nghi lễ này phải được thực hiện vào buổi sáng sớm. Những người có liên quan sẽ được các già làng tập trung ở cuối thôn. Các thanh nứa được các già làng vót thật nhọn, thật sắc và phát cho mọi người.
Vị già làng uy tín nhất sẽ đứng ra chủ trì lễ cúng, xin trời đất thần linh núi rừng chứng kiến, giúp dân làng tìm ra được người xấu, phân minh được trắng đen, đúng sai để dân làng được yên ổn.
Xong phần cúng tế, những người tham gia sẽ xếp vòng, dùng thanh nứa chích mạnh và sâu vào bàn tay trái của người khác. Khi già làng yêu cầu dừng, mọi người đồng loạt rút que ra để kiểm tra. Theo quy định bất thành văn của dân làng, người bị chảy máu là người có tội, sẽ bị dân làng xử phạt trâu bò, lợn gà… tùy theo mức độ. Ai cũng răm rắp nghe theo.
- Rất kỳ lạ bởi cùng chích vào tay như nhau nhưng người chảy máu, người không. Anh Thơm nói.
Thôn ba, xã Trà Cang, nép mình dưới chân núi Ngọc Linh, cuộc sống người dân ở đây còn hoang sơ như núi rừng. Hỏi về luật tục chích tay, già làng Hồ Văn Deo cho biết:
- Đây là cách tìm kẻ gian từ xa xưa của người dân nơi đây. Người dân tin rằng có thần linh chứng giám, người nào có tội sẽ bị phơi bày, không thể trốn được.
Già Deo kể:
- Cách đây khoảng hai năm, dân làng cũng thực hiện một nghi lễ chích tay. Lần đó, anh Hồ Văn Pong mất chiếc điện thoại mới mua, nghi ngờ anh Hồ Văn Xoa người trong thôn lấy. Anh Xoa chối, hai bên mâu thuẫn rồi gây sự nhau.
Để giải hòa, già Deo cùng các già làng quyết định áp dụng việc chích máu thanh niên trong làng, để truy tìm hung thủ. Kết quả, tay anh Xoa không chảy máu, nhưng trong số những người tham gia có anh Hồ Văn Dếc lại chảy máu. Kết quả anh Dếc cúi đầu nhận lỗi, rồi chạy về nhà lấy chiếc điện thoại trả lại anh Pong và phải nộp phạt một con heo cho làng.
Riêng anh Pong phải xin lỗi anh Xoa và nộp phạt cho làng ba con gà. Sau lễ, lợn và gà được giết mổ đãi cả dân làng, ai cũng vui, hiềm khích xí xóa. Theo già Deo, tục chích máu còn được áp dụng khi trong làng có gái chưa chồng mà có thai. Việc chích máu lúc này để xác định ai là bố của đứa bé. Và cô gái cũng phải chích để xác định người có tội trong hay ngoài làng. Khi chích máu tìm được thủ phạm, đôi trai gái phải nộp phạt heo, gà, vịt… cho làng cúng.
Không ai giải thích được lý do vì sao khi thực hiện luật tục này, người gian, kẻ xấu lại chảy máu. Nhiều cán bộ của xã và huyện ở Nam Trà My từ dưới xuôi lên chứng kiến việc chích máu này, cũng không giải thích được. Tất cả đều thừa nhận rằng, kết quả là đúng. Và người dân coi đó như là một phiên xét xử, là cách đúng nhất để giải quyết tranh chấp trong làng.
Tuy chỉ cam kết bằng lời nói, nhưng tính hiệu lực của tục chích máu rất lớn. Khi chích xong người dân nghiêm chỉnh chấp hành việc bồi thường, chưa có ai chối bỏ trách nhiệm. Vì việc xử phạt của làng rất nặng, nên hầu hết người dân rất sợ luật tục.
Đây là một cách răn đe nghiêm khắc, nhất là đối với các thanh niên trong làng, không được làm việc xấu.
Nguyễn Thành
Không cần điều tra, xét hỏi, không cần áp bức nhục hình, người dân tộc Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh ở Nam Trà My, Quảng Nam, từ xa xưa có tục tìm người xấu, kẻ gian rất độc đáo và kỳ lạ: Chích bàn tay.
Nếu tay ai máu chảy người đó có tội. Đến nay, không ai giải thích được lý do, nhưng với người dân, đây là cách để họ giữ cho bản làng luôn yên ấm.
Sống giữa bát ngát núi rừng, người dân Xê Đăng ở vùng chân núi Ngọc Linh còn giữ trong mình những tập tục, nét văn hóa kỳ lạ người ngoài chưa khám phá hết.
Trong số đó có luật tục tìm kẻ gian từ xa xưa, thỉnh thoảng đâu đó trong những bản làng vẫn còn áp dụng.
Anh Hồ Văn Thơm, cán bộ xã Trà Cang, là một người Xê Đăng từng nhiều lần chứng kiến tục chích tay tìm kẻ gian của dân làng mình.
Anh Thơm cho biết:
- Thỉnh thoảng vẫn nghe chuyện dân làng chích tay.
Chích tay là luật tục dân làng áp dụng để giải quyết mâu thuẫn, nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của người dân khi lâm vào bế tắc, không lối thoát. Hoặc khi truy tìm kẻ gian, người có tội để phân định đúng sai, trắng đen. Các già làng trong thôn chính là người đứng ra áp dụng luật tục này.
Và thường rất ít khi người dân tiết lộ cho người ngoài biết, chỉ người dân trong làng, trong gia đình biết với nhau mà thôi. Đây là cách mà dân làng giữ cho nhau, không để lộ chuyện ra bên ngoài xấu mặt nhau.
Việc thực hiện nghi lễ này phải được thực hiện vào buổi sáng sớm. Những người có liên quan sẽ được các già làng tập trung ở cuối thôn. Các thanh nứa được các già làng vót thật nhọn, thật sắc và phát cho mọi người.
Vị già làng uy tín nhất sẽ đứng ra chủ trì lễ cúng, xin trời đất thần linh núi rừng chứng kiến, giúp dân làng tìm ra được người xấu, phân minh được trắng đen, đúng sai để dân làng được yên ổn.
Xong phần cúng tế, những người tham gia sẽ xếp vòng, dùng thanh nứa chích mạnh và sâu vào bàn tay trái của người khác. Khi già làng yêu cầu dừng, mọi người đồng loạt rút que ra để kiểm tra. Theo quy định bất thành văn của dân làng, người bị chảy máu là người có tội, sẽ bị dân làng xử phạt trâu bò, lợn gà… tùy theo mức độ. Ai cũng răm rắp nghe theo.
- Rất kỳ lạ bởi cùng chích vào tay như nhau nhưng người chảy máu, người không. Anh Thơm nói.
Thôn ba, xã Trà Cang, nép mình dưới chân núi Ngọc Linh, cuộc sống người dân ở đây còn hoang sơ như núi rừng. Hỏi về luật tục chích tay, già làng Hồ Văn Deo cho biết:
- Đây là cách tìm kẻ gian từ xa xưa của người dân nơi đây. Người dân tin rằng có thần linh chứng giám, người nào có tội sẽ bị phơi bày, không thể trốn được.
Già Deo kể:
- Cách đây khoảng hai năm, dân làng cũng thực hiện một nghi lễ chích tay. Lần đó, anh Hồ Văn Pong mất chiếc điện thoại mới mua, nghi ngờ anh Hồ Văn Xoa người trong thôn lấy. Anh Xoa chối, hai bên mâu thuẫn rồi gây sự nhau.
Để giải hòa, già Deo cùng các già làng quyết định áp dụng việc chích máu thanh niên trong làng, để truy tìm hung thủ. Kết quả, tay anh Xoa không chảy máu, nhưng trong số những người tham gia có anh Hồ Văn Dếc lại chảy máu. Kết quả anh Dếc cúi đầu nhận lỗi, rồi chạy về nhà lấy chiếc điện thoại trả lại anh Pong và phải nộp phạt một con heo cho làng.
Riêng anh Pong phải xin lỗi anh Xoa và nộp phạt cho làng ba con gà. Sau lễ, lợn và gà được giết mổ đãi cả dân làng, ai cũng vui, hiềm khích xí xóa. Theo già Deo, tục chích máu còn được áp dụng khi trong làng có gái chưa chồng mà có thai. Việc chích máu lúc này để xác định ai là bố của đứa bé. Và cô gái cũng phải chích để xác định người có tội trong hay ngoài làng. Khi chích máu tìm được thủ phạm, đôi trai gái phải nộp phạt heo, gà, vịt… cho làng cúng.
Không ai giải thích được lý do vì sao khi thực hiện luật tục này, người gian, kẻ xấu lại chảy máu. Nhiều cán bộ của xã và huyện ở Nam Trà My từ dưới xuôi lên chứng kiến việc chích máu này, cũng không giải thích được. Tất cả đều thừa nhận rằng, kết quả là đúng. Và người dân coi đó như là một phiên xét xử, là cách đúng nhất để giải quyết tranh chấp trong làng.
Tuy chỉ cam kết bằng lời nói, nhưng tính hiệu lực của tục chích máu rất lớn. Khi chích xong người dân nghiêm chỉnh chấp hành việc bồi thường, chưa có ai chối bỏ trách nhiệm. Vì việc xử phạt của làng rất nặng, nên hầu hết người dân rất sợ luật tục.
Đây là một cách răn đe nghiêm khắc, nhất là đối với các thanh niên trong làng, không được làm việc xấu.
Nguyễn Thành
#1062
Gửi vào 23/02/2015 - 17:15
hiendde, on 23/02/2015 - 05:50, said:
KỲ LẠ CÁCH CHÍCH TAY TÌM KẺ GIAN CUẢ NGƯỜI XÊ ĐĂNG
Không cần điều tra, xét hỏi, không cần áp bức nhục hình, người dân tộc Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh ở Nam Trà My, Quảng Nam, từ xa xưa có tục tìm người xấu, kẻ gian rất độc đáo và kỳ lạ: Chích bàn tay.
Không cần điều tra, xét hỏi, không cần áp bức nhục hình, người dân tộc Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh ở Nam Trà My, Quảng Nam, từ xa xưa có tục tìm người xấu, kẻ gian rất độc đáo và kỳ lạ: Chích bàn tay.
Tôi nhớ câu chuyện một vị nào đó (không nhớ tên)cho những người vào diện nghi ăn cắp mỗi người cầm một hạt đậu trong lòng bàn tay chạy vòng quanh ,ai ăn cắp thì hạt đậu sẽ nở mầm .Kết quả có một anh chàng thỉnh thoảng liếc nhìn bàn tay mình và không thể nào thoát khỏi đôi mắt tinh anh của vị ấy !
#1063
Gửi vào 02/03/2015 - 04:52
KỲ BÍ CHUYỆN CẶP VỢ CHỒNG ĐÀO HÁT BỊ TẾ SỐNG Ở THÁI BÌNH
1. Những trận vỡ đê kinh hoàng
Tục hiến tế vốn có trong lịch sử loài người, nhưng chuyện hiến tế người sống dường như là một hủ tục mang màu sắc truyền thuyết, huyễn hoặc, xảy ra ở một vùng đất xa xăm, kỳ bí nào đó. Lịch sử Việt Nam chưa từng ghi nhận tục hiến tế.
Thế nhưng, thật kinh ngạc, khi ở Thái Bình, đã từng diễn ra một cuộc hiến tế người rùng rợn. Cặp vợ chồng đào hát đã bị người dân một làng tế sống cho thủy thần. Câu chuyện ấy dù đã trôi qua hàng trăm năm trước, nhưng với người dân trong vùng, nó vẫn tồn tại rành rành trong ký ức và những câu chuyện kể của các bậc cao niên.
Người dân hãi hùng về một tục lệ rợn tóc gáy, đã dựng ngôi miếu thờ tự, những mong oan hồn người bị giết hại oan ức được siêu thoát.
Mới đây, nhà sử học Đặng Hùng gọi điện bảo:
- Tôi mới có một phát hiện khá độc đáo, đó là tục hiến tế người sống tồn tại ở Thái Bình. Chuyện này không phải huyền thoại, hư cấu đâu, mà là sự thật lịch sử. Tôi đã điền dã, nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều năm nay rồi. Chuyện này mà công bố, thì quả thực là đáng kinh ngạc.
Theo chỉ dẫn của nhà sử học Đặng Hùng, tôi tìm về vùng đất ven biển của tỉnh Thái Bình. Con đê sông Hóa toàn ổ voi, ổ gà dẫn ra vùng ven biển xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy. Thôn Đầm Sen chỉ có lác đác vài nóc nhà, ẩn hiện trong những bụi tre pheo rậm rạp hai bên đê. Ngay triền đê, là ngôi miếu nhỏ, nhưng còn mới, không có cổng rả, nhưng cửa khóa im ỉm.
Thấy tôi loay hoay chụp hình ngôi miếu, một người đàn ông dáng cao dỏng dỏng ghé vào hỏi chuyện. Hóa ra, ông là người được dân làng giao cho trọng trách trông nom ngôi miếu. Ông là Nguyễn Văn Dương, nhà ở thôn Đầm Sen, cách ngôi miếu một đoạn.
Hỏi chuyện về cuộc tế sống năm xưa, ông Dương phóng ánh mắt ra dòng sông Hóa, rồi con đê uốn lượn như dải lụa chạy qua miếu, như hồi tưởng sắp xếp lại câu chuyện, mà theo ông, khiến cả làng còn đau lòng đến ngày nay.
Ông Dương bảo:
- Chuyện tế sống vợ chồng đào hát là có thật, chuyện ấy từ người già đến trẻ con ở làng Phương Man và nhân dân quanh vùng đều biết và kể rành rẽ. Chuyện ấy xảy ra cũng không phải là lâu lắm đâu, nên các cụ già vẫn nắm được rõ chi tiết.
Sông Hóa vốn là dòng sông lớn, là nơi từng diễn ra nhiều trận đánh thời Trần. Sông Hóa bắt nguồn từ ngã ba Tranh, chỗ giáp ranh ba tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, nơi giao lưu với dòng sông Luộc, đổ ra cửa biển Đại Bàng.
Sông Hóa đoạn cửa biển là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thái Bình và Hải Phòng. Giờ đây, đất phù sa bồi lấp, bãi sông rộng mênh mông, lòng sông thu hẹp lại. Nhưng, trong sử sách vẫn chép rằng, sông Hóa rộng mênh mông, nước chảy hung hãn, đe dọa sự sống của nhân dân hai bờ sông.
Xưa kia, tại thôn Đầm Sen bây giờ, thuộc đất Phương Man xưa, liên tục xảy ra những cuộc vỡ đê thảm khốc. Con đê sông Hóa được đắp từ cả ngàn năm trước, rất vững chãi, nhưng không hiểu sao, thời điểm đó liên tục vỡ, mà điều kỳ lạ, là toàn vỡ ở đoạn đê thuộc làng Phương Man.
Mỗi lần vỡ đê, cánh đồng lúa, hoa màu ngập nước, mùa màng mất trắng, người lóp ngóp như chuột. Không biết bao nhiêu người mất mạng vì những trận vỡ đê liên tiếp xảy ra. Trận vỡ đê khủng khiếp nhất xảy ra vào năm Kỷ Tỵ, đời vua Lê Hiển Tông, cách nay hơn hai trăm năm.
Khi đó, trời mưa tầm tã kéo dài nửa tháng. Đê sông Hóa đoạn qua làng Phương Man lại sạt vỡ một đoạn dài mấy trăm mét. Nước chảy cuồn cuộn, xô đẩy một chiếc thuyền Đinh, từ sông Hóa lao qua chỗ đê bị vỡ bắn vào sát cây đề ở quán Gò Sành. Hiện cây đề vẫn còn, to mấy người ôm.
Theo lời các cụ, thì chiếc thuyền lớn bị vỡ nát, chìm nghỉm và bị cát vùi lấp. Đất Gò Sành nay là cánh đồng Láng Chùa thuộc làng Phương Man, cách đê sông Hóa khoảng một km. Đê vỡ, mưa lớn tiếp tục kéo dài, rồi nước biển dâng, khiến chỗ vỡ ngày một rộng. Dòng nước như tên bắn lao thẳng vào chỗ vỡ, nhấn chìm hoàn toàn làng Phương Man và vùng đất rộng lớn xung quanh.
Cả quân lính triều đình, dân binh trong huyện tổ chức đắp lại đê, nhưng cả ba lần tổ chức hạp long (gắn đê), kéo dài cả năm trời, thì cả ba lần đê lại bị vỡ. Nghĩ rằng có chuyện liên quan đến tâm linh, nên các cụ trong làng đã mời nhiều thầy pháp giỏi về cúng bái, trấn yểm.
Chuyện rằng, một thầy pháp giỏi của triều đình đã mời Hà Bá lên nói chuyện, hỏi han nguyên do. Hôm thầy pháp cúng tế ở đê, thì giông gió nổi lên, mây đen kéo đến, sấm sét sáng rực bầu trời. Hà Bá đã báo lại cho thầy pháp rằng, muốn gắn được đê, thì phải hiến tế cho Long Vương một cặp vợ chồng nhà tơ trò (người làm nghề đào hát xưa), thì công việc mới hoàn.
1. Những trận vỡ đê kinh hoàng
Tục hiến tế vốn có trong lịch sử loài người, nhưng chuyện hiến tế người sống dường như là một hủ tục mang màu sắc truyền thuyết, huyễn hoặc, xảy ra ở một vùng đất xa xăm, kỳ bí nào đó. Lịch sử Việt Nam chưa từng ghi nhận tục hiến tế.
Thế nhưng, thật kinh ngạc, khi ở Thái Bình, đã từng diễn ra một cuộc hiến tế người rùng rợn. Cặp vợ chồng đào hát đã bị người dân một làng tế sống cho thủy thần. Câu chuyện ấy dù đã trôi qua hàng trăm năm trước, nhưng với người dân trong vùng, nó vẫn tồn tại rành rành trong ký ức và những câu chuyện kể của các bậc cao niên.
Người dân hãi hùng về một tục lệ rợn tóc gáy, đã dựng ngôi miếu thờ tự, những mong oan hồn người bị giết hại oan ức được siêu thoát.
Mới đây, nhà sử học Đặng Hùng gọi điện bảo:
- Tôi mới có một phát hiện khá độc đáo, đó là tục hiến tế người sống tồn tại ở Thái Bình. Chuyện này không phải huyền thoại, hư cấu đâu, mà là sự thật lịch sử. Tôi đã điền dã, nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều năm nay rồi. Chuyện này mà công bố, thì quả thực là đáng kinh ngạc.
Theo chỉ dẫn của nhà sử học Đặng Hùng, tôi tìm về vùng đất ven biển của tỉnh Thái Bình. Con đê sông Hóa toàn ổ voi, ổ gà dẫn ra vùng ven biển xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy. Thôn Đầm Sen chỉ có lác đác vài nóc nhà, ẩn hiện trong những bụi tre pheo rậm rạp hai bên đê. Ngay triền đê, là ngôi miếu nhỏ, nhưng còn mới, không có cổng rả, nhưng cửa khóa im ỉm.
Thấy tôi loay hoay chụp hình ngôi miếu, một người đàn ông dáng cao dỏng dỏng ghé vào hỏi chuyện. Hóa ra, ông là người được dân làng giao cho trọng trách trông nom ngôi miếu. Ông là Nguyễn Văn Dương, nhà ở thôn Đầm Sen, cách ngôi miếu một đoạn.
Hỏi chuyện về cuộc tế sống năm xưa, ông Dương phóng ánh mắt ra dòng sông Hóa, rồi con đê uốn lượn như dải lụa chạy qua miếu, như hồi tưởng sắp xếp lại câu chuyện, mà theo ông, khiến cả làng còn đau lòng đến ngày nay.
Ông Dương bảo:
- Chuyện tế sống vợ chồng đào hát là có thật, chuyện ấy từ người già đến trẻ con ở làng Phương Man và nhân dân quanh vùng đều biết và kể rành rẽ. Chuyện ấy xảy ra cũng không phải là lâu lắm đâu, nên các cụ già vẫn nắm được rõ chi tiết.
Sông Hóa vốn là dòng sông lớn, là nơi từng diễn ra nhiều trận đánh thời Trần. Sông Hóa bắt nguồn từ ngã ba Tranh, chỗ giáp ranh ba tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, nơi giao lưu với dòng sông Luộc, đổ ra cửa biển Đại Bàng.
Sông Hóa đoạn cửa biển là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thái Bình và Hải Phòng. Giờ đây, đất phù sa bồi lấp, bãi sông rộng mênh mông, lòng sông thu hẹp lại. Nhưng, trong sử sách vẫn chép rằng, sông Hóa rộng mênh mông, nước chảy hung hãn, đe dọa sự sống của nhân dân hai bờ sông.
Xưa kia, tại thôn Đầm Sen bây giờ, thuộc đất Phương Man xưa, liên tục xảy ra những cuộc vỡ đê thảm khốc. Con đê sông Hóa được đắp từ cả ngàn năm trước, rất vững chãi, nhưng không hiểu sao, thời điểm đó liên tục vỡ, mà điều kỳ lạ, là toàn vỡ ở đoạn đê thuộc làng Phương Man.
Mỗi lần vỡ đê, cánh đồng lúa, hoa màu ngập nước, mùa màng mất trắng, người lóp ngóp như chuột. Không biết bao nhiêu người mất mạng vì những trận vỡ đê liên tiếp xảy ra. Trận vỡ đê khủng khiếp nhất xảy ra vào năm Kỷ Tỵ, đời vua Lê Hiển Tông, cách nay hơn hai trăm năm.
Khi đó, trời mưa tầm tã kéo dài nửa tháng. Đê sông Hóa đoạn qua làng Phương Man lại sạt vỡ một đoạn dài mấy trăm mét. Nước chảy cuồn cuộn, xô đẩy một chiếc thuyền Đinh, từ sông Hóa lao qua chỗ đê bị vỡ bắn vào sát cây đề ở quán Gò Sành. Hiện cây đề vẫn còn, to mấy người ôm.
Theo lời các cụ, thì chiếc thuyền lớn bị vỡ nát, chìm nghỉm và bị cát vùi lấp. Đất Gò Sành nay là cánh đồng Láng Chùa thuộc làng Phương Man, cách đê sông Hóa khoảng một km. Đê vỡ, mưa lớn tiếp tục kéo dài, rồi nước biển dâng, khiến chỗ vỡ ngày một rộng. Dòng nước như tên bắn lao thẳng vào chỗ vỡ, nhấn chìm hoàn toàn làng Phương Man và vùng đất rộng lớn xung quanh.
Cả quân lính triều đình, dân binh trong huyện tổ chức đắp lại đê, nhưng cả ba lần tổ chức hạp long (gắn đê), kéo dài cả năm trời, thì cả ba lần đê lại bị vỡ. Nghĩ rằng có chuyện liên quan đến tâm linh, nên các cụ trong làng đã mời nhiều thầy pháp giỏi về cúng bái, trấn yểm.
Chuyện rằng, một thầy pháp giỏi của triều đình đã mời Hà Bá lên nói chuyện, hỏi han nguyên do. Hôm thầy pháp cúng tế ở đê, thì giông gió nổi lên, mây đen kéo đến, sấm sét sáng rực bầu trời. Hà Bá đã báo lại cho thầy pháp rằng, muốn gắn được đê, thì phải hiến tế cho Long Vương một cặp vợ chồng nhà tơ trò (người làm nghề đào hát xưa), thì công việc mới hoàn.
#1064
Gửi vào 02/03/2015 - 05:17
KỲ BÍ CHUYỆN CẶP VỢ CHỒNG ĐÀO HÁT BỊ TẾ SỐNG Ở THÁI BÌNH
2. Cuộc hiến tế kinh dị
Sau nhiều lần đoạn đê sông Hóa qua làng Phương Man, hiện thuộc xã Thụy Dũng, Thái Thụy, Thái Bình bị vỡ, các cụ trong làng đã mời thầy pháp đến tìm hiểu. Thầy pháp đã mời Hà Bá lên hỏi nguyên do. Tương truyền, Hà Bá muốn được hiến tế cặp vợ chồng tơ trò, tức là nghề ca kỹ, còn gọi là đào hát.
Thầy pháp truyền lại ý chỉ của Hà Bá cho các cụ già. Nhiều cuộc họp trong làng Phương Man đã diễn ra. Hầu hết các ý kiến đều phản bác chuyện hiến tế người sống, bởi đây là việc thất đức, gieo họa chết chóc.
Thế nhưng, những lần hạp long sau đó đều thất bại, nên các cụ già đã quyết định đưa thông tin ra cho cả làng bàn bạc.
Mọi người trong làng đã quyết định mời thầy cúng đến gieo quẻ. Thầy cúng gieo quẻ nhiều lần đều được. Không còn cách nào khác, chức dịch làng đành làm theo lời nhắc bảo của thủy thần.
Sau khi quyết định phương án đó, thì tại làng Phương Man diễn ra chuyện nội bất xuất, ngoại bất nhập, nhằm đảm bảo thông tin được tuyệt mật. Mấy người trong làng được phân công đến các địa phương cách xa Phương Man tìm kiếm những người làm nghề đào hát.
Ngày mười lăm, tháng chạp, đúng ngày nước rút cạn nhất, một cặp vợ chồng đào hát ở tỉnh ngoài đã được mời đến Phương Man biểu diễn.
Đêm đó, toàn bộ dân làng, từ già, trẻ, gái trai đều có mặt ở bờ đê sông Hóa. Dân làng đã bắc sẵn sân khấu bằng dàn tre trên miệng vực. Trên mặt sân khấu được rải nhiều chiếu cói. Phía dưới sân khấu là vực sâu do nước xoáy tạo thành.
Trước khi cặp vợ chồng đào hát biểu diễn, thì thầy phù thủy cúng bái, làm lễ hiến tế. Dân làng đã sẵn tre nứa, gỗ đá, sọt đất, chỉ đợi lệnh là hạp long. Khoảng tám, chín giờ tối hôm đó, trong khi vợ chồng nhà tơ trò đang say sưa đàn hát, theo lệnh của thầy phù thủy, người ta giật dây cho sạp tre đổ xuống vực, kéo theo cả vợ chồng người đào hát rơi xuống đó. Ngay đêm đó cho tới mấy ngày sau đoạn đê vỡ đã được hạp long thành công.
Từ đó, mặc cho mưa to, gió lớn nước sông dâng cao, đoạn đê sông Hóa chảy qua làng Phương Man vẫn bình yên vô sự. Điều kỳ lạ, là nước sông Hóa không phóng thẳng vào đoạn đê làng Phương Man nữa.
Từ điểm xói lở, đoạn đê làng Phương Man biến thành nơi bồi lấp. Dòng sông Hóa cứ lùi xa dần, tạo ra bãi bồi rộng mênh mông ở ngôi làng này.
Ông Nguyễn Hữu Thanh, bảy mươi lăm tuổi, người nắm rõ nhất cuộc hiến tế người ở làng Phương Man cho biết, theo lời các cụ kể lại và thư tịch ghi chép của làng, hồi mới hàn gắn xong đê, vào những ngày trở trời, dân làng vẫn thấy cặp vợ chồng tơ trò hát ở đê sông Hóa.
Những hôm diễn ra hội hè, tế lễ, cặp vợ chồng này lại hiện về khóc lóc kêu oan thảm thiết.
Thấy việc hiến tế vợ chồng đào hát tàn nhẫn quá, nên dân làng đã mời thầy về cúng tế nhiều ngày, giúp cặp vợ chồng đào hát được siêu sinh. Sau đó, dân làng đã góp công, góp của xây dựng ngôi miếu, lấy tên là miếu Tơ Trò. Sau này, có người gọi là miếu Tơ Trò, có người gọi là miếu Đào Hát. Ngôi miếu ấy được đặt trên đê, đúng chỗ hiến tế cặp vợ chồng đào hát. Miếu xây xong, dân làng tổ chức cúng tế ba ngày để tạ lỗi với vợ chồng nhà tơ trò. Sau ngày đó, không thấy tiếng hát, tiếng kêu oan của họ nữa.
Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng 12 (tháng Chạp) dân làng Phương Man lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới vợ chồng người đào hát đã chết oan uổng vì sự bình yên của dân làng.
Theo lời ông Nguyễn Văn Dương, ngôi miếu cũ vốn rất lớn, nhưng chiến tranh loạn lạc, nên có thời kỳ bị phá tan tành. Năm 1995, một số hộ dân di cư ra cánh đồng lập nên ngôi làng Đầm Sen sinh sống.
Nhiều người bảo rằng, đêm đêm nghe thấy tiếng hát ở đâu vọng lại. Nghĩ đến chuyện các cụ kể, dân làng đã dựng lại ngôi miếu nhỏ bằng gạch trên nền móng cũ, chỉ rộng độ hơn mét vuông.
Mấy năm trước, theo lời ông Dương, chỗ ngôi miếu thường xuyên xuất hiện một cặp rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, khiến dân làng hoang mang, sợ hãi.
Gần đây nhất, là vụ anh Nguyễn Văn Nghĩa, là lái xe cho một đại lý vật liệu xây dựng, khi đi qua miếu, đã phanh gấp xe, vì trước mặt là hai con rắn khổng lồ, to bằng cái phích, vắt ngang đê. Anh Nghĩa sợ hãi, đóng chặt cửa xe, chờ đến mấy phút sau, hai con rắn bò qua đường, mới dám đi tiếp.
Ngay đêm đó, sự việc náo loạn cả làng. Anh Hoàng đã dẫn một nhóm người dùng đèn pin đi tìm, nhưng không thấy cặp rắn đâu cả. Tin rằng cặp vợ chồng đào hát hiển linh, nên năm ngoái, dân làng đã dựng lại ngôi miếu khang trang, ở gần địa điểm có ngôi miếu cổ.
Dương Phạm Ngọc - Kỳ Hà
2. Cuộc hiến tế kinh dị
Sau nhiều lần đoạn đê sông Hóa qua làng Phương Man, hiện thuộc xã Thụy Dũng, Thái Thụy, Thái Bình bị vỡ, các cụ trong làng đã mời thầy pháp đến tìm hiểu. Thầy pháp đã mời Hà Bá lên hỏi nguyên do. Tương truyền, Hà Bá muốn được hiến tế cặp vợ chồng tơ trò, tức là nghề ca kỹ, còn gọi là đào hát.
Thầy pháp truyền lại ý chỉ của Hà Bá cho các cụ già. Nhiều cuộc họp trong làng Phương Man đã diễn ra. Hầu hết các ý kiến đều phản bác chuyện hiến tế người sống, bởi đây là việc thất đức, gieo họa chết chóc.
Thế nhưng, những lần hạp long sau đó đều thất bại, nên các cụ già đã quyết định đưa thông tin ra cho cả làng bàn bạc.
Mọi người trong làng đã quyết định mời thầy cúng đến gieo quẻ. Thầy cúng gieo quẻ nhiều lần đều được. Không còn cách nào khác, chức dịch làng đành làm theo lời nhắc bảo của thủy thần.
Sau khi quyết định phương án đó, thì tại làng Phương Man diễn ra chuyện nội bất xuất, ngoại bất nhập, nhằm đảm bảo thông tin được tuyệt mật. Mấy người trong làng được phân công đến các địa phương cách xa Phương Man tìm kiếm những người làm nghề đào hát.
Ngày mười lăm, tháng chạp, đúng ngày nước rút cạn nhất, một cặp vợ chồng đào hát ở tỉnh ngoài đã được mời đến Phương Man biểu diễn.
Đêm đó, toàn bộ dân làng, từ già, trẻ, gái trai đều có mặt ở bờ đê sông Hóa. Dân làng đã bắc sẵn sân khấu bằng dàn tre trên miệng vực. Trên mặt sân khấu được rải nhiều chiếu cói. Phía dưới sân khấu là vực sâu do nước xoáy tạo thành.
Trước khi cặp vợ chồng đào hát biểu diễn, thì thầy phù thủy cúng bái, làm lễ hiến tế. Dân làng đã sẵn tre nứa, gỗ đá, sọt đất, chỉ đợi lệnh là hạp long. Khoảng tám, chín giờ tối hôm đó, trong khi vợ chồng nhà tơ trò đang say sưa đàn hát, theo lệnh của thầy phù thủy, người ta giật dây cho sạp tre đổ xuống vực, kéo theo cả vợ chồng người đào hát rơi xuống đó. Ngay đêm đó cho tới mấy ngày sau đoạn đê vỡ đã được hạp long thành công.
Từ đó, mặc cho mưa to, gió lớn nước sông dâng cao, đoạn đê sông Hóa chảy qua làng Phương Man vẫn bình yên vô sự. Điều kỳ lạ, là nước sông Hóa không phóng thẳng vào đoạn đê làng Phương Man nữa.
Từ điểm xói lở, đoạn đê làng Phương Man biến thành nơi bồi lấp. Dòng sông Hóa cứ lùi xa dần, tạo ra bãi bồi rộng mênh mông ở ngôi làng này.
Ông Nguyễn Hữu Thanh, bảy mươi lăm tuổi, người nắm rõ nhất cuộc hiến tế người ở làng Phương Man cho biết, theo lời các cụ kể lại và thư tịch ghi chép của làng, hồi mới hàn gắn xong đê, vào những ngày trở trời, dân làng vẫn thấy cặp vợ chồng tơ trò hát ở đê sông Hóa.
Những hôm diễn ra hội hè, tế lễ, cặp vợ chồng này lại hiện về khóc lóc kêu oan thảm thiết.
Thấy việc hiến tế vợ chồng đào hát tàn nhẫn quá, nên dân làng đã mời thầy về cúng tế nhiều ngày, giúp cặp vợ chồng đào hát được siêu sinh. Sau đó, dân làng đã góp công, góp của xây dựng ngôi miếu, lấy tên là miếu Tơ Trò. Sau này, có người gọi là miếu Tơ Trò, có người gọi là miếu Đào Hát. Ngôi miếu ấy được đặt trên đê, đúng chỗ hiến tế cặp vợ chồng đào hát. Miếu xây xong, dân làng tổ chức cúng tế ba ngày để tạ lỗi với vợ chồng nhà tơ trò. Sau ngày đó, không thấy tiếng hát, tiếng kêu oan của họ nữa.
Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng 12 (tháng Chạp) dân làng Phương Man lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới vợ chồng người đào hát đã chết oan uổng vì sự bình yên của dân làng.
Theo lời ông Nguyễn Văn Dương, ngôi miếu cũ vốn rất lớn, nhưng chiến tranh loạn lạc, nên có thời kỳ bị phá tan tành. Năm 1995, một số hộ dân di cư ra cánh đồng lập nên ngôi làng Đầm Sen sinh sống.
Nhiều người bảo rằng, đêm đêm nghe thấy tiếng hát ở đâu vọng lại. Nghĩ đến chuyện các cụ kể, dân làng đã dựng lại ngôi miếu nhỏ bằng gạch trên nền móng cũ, chỉ rộng độ hơn mét vuông.
Mấy năm trước, theo lời ông Dương, chỗ ngôi miếu thường xuyên xuất hiện một cặp rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, khiến dân làng hoang mang, sợ hãi.
Gần đây nhất, là vụ anh Nguyễn Văn Nghĩa, là lái xe cho một đại lý vật liệu xây dựng, khi đi qua miếu, đã phanh gấp xe, vì trước mặt là hai con rắn khổng lồ, to bằng cái phích, vắt ngang đê. Anh Nghĩa sợ hãi, đóng chặt cửa xe, chờ đến mấy phút sau, hai con rắn bò qua đường, mới dám đi tiếp.
Ngay đêm đó, sự việc náo loạn cả làng. Anh Hoàng đã dẫn một nhóm người dùng đèn pin đi tìm, nhưng không thấy cặp rắn đâu cả. Tin rằng cặp vợ chồng đào hát hiển linh, nên năm ngoái, dân làng đã dựng lại ngôi miếu khang trang, ở gần địa điểm có ngôi miếu cổ.
Dương Phạm Ngọc - Kỳ Hà
Thanked by 1 Member:
|
|
#1065
Gửi vào 08/03/2015 - 16:32
CHUYỆN KINH DỊ VỀ HÒN ĐÁ QUỶ ÁM
Hòn đá có tuổi cả trăm năm ở Bình Định với những câu chuyện rùng rợn bao quanh, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi nặng nề đến ngày nay.
1. Lời đồn về hòn đá kinh dị
Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn, đau thương. Nơi đây, từng xảy ra cuộc tàn sát đẫm máu của vua Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn.
Trước đó, là cuộc tương tàn của Vương triều Vijaya rực rỡ. Vậy nên, vùng đất này, từng gốc cây ngọn cỏ, cũng đều là chứng nhân của đổ máu.
Hòn đá bí ẩn, nơi mà theo lời kể của các cụ, là chỗ kê đầu nạn nhân cho voi dẫm, là một vật chứng đau thương kinh hoàng, không ai muốn nhớ. Nhưng, những câu chuyện rùng rợn quanh hòn đá, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi đến ngày nay.
Câu chuyện hàng ngàn người bị voi dẫm bẹp đầu trên hòn đá, rồi lời đồn hàng chục người mất mạng khi ngồi lên hòn đá này trong thời gian gần đây, vẫn là câu chuyện gây hãi hùng với vùng quê của vị anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Hiểu về Bình Định, hiểu về nền văn hóa Chăm ở đất Bình Định, không ai hơn được Nguyễn Vĩnh Hảo. Anh vốn là một võ sư khét tiếng, lại là một nhà sưu tầm cổ vật Chăm hàng đầu, cả đời mê mải với những món đồ, với văn hóa Chăm đất Bình Định.
Vậy nên, không chỉ giới nhà báo, cả giới nghiên cứu văn hóa, khi đến Bình Định, thường tìm gặp Nguyễn Vĩnh Hảo.
Nguyễn Vĩnh Hảo bảo:
- Ở Bình Định có hai hòn đá chất chứa oan hồn, mà Vĩnh Hảo là người nắm rõ nhất. Có hai thông tin đặc biệt, mà không ai biết. Đó là, hòn đá chặt đầu ở chùa Thập Pháp, mà mọi người đã biết, chính là viên bạch ngọc khổng lồ. Đó là viên ngọc, chứ không phải đá thường.
Dân chơi cổ vật và dân sành đá đều biết, nhưng trụ trì ngôi chùa cũng không biết đâu. Mình nói ra như thế, để nhà chùa, cũng như các cơ quan chức năng sớm biết, để có cách bảo vệ hòn đá, chứ để tơ hơ giữa trời, làm bậc thềm lên xuống như thế, e rằng không an toàn trước con mắt nhòm ngó của bọn trộm.
Còn hòn đá thứ hai, mới kinh khủng hơn nhiều. Hòn đá này là nơi kê đầu những nghĩa quân, những người thân thích nhà Tây Sơn để voi dẫm. Hòn đá ấy chứa chất nhiều oan hồn lắm, và các oan hồn đó còn giết thêm nhiều người nữa. Hiện hòn đá đang được cất giữ ở một ngôi chùa thuộc huyện Tây Sơn.
Theo chỉ dẫn của nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo, tôi nhằm hướng sân bay Phù Cát, rẽ tiếp gần chục km, thì đến thôn Bến Đức, xã Tây An, Tây Sơn, Bình Định.
Ngôi chùa Hương Quang nằm ở cuối làng. Ngôi chùa xây hai tầng, trông như tòa biệt thự, chứ không giống chùa ngoài Bắc. Tuy nhiên, ngôi chùa chưa trát gia, sơn màu, nên trông không được bắt mắt.
Ngôi chùa xây to, nhưng lại ở mảnh đất chật hẹp. Rất nhiều ô tô, xe máy đỗ dọc ven đường dẫn vào chùa. Đi nhiều chùa lớn, bé ở Bình Định, thấy chùa nào cũng vắng như chùa… Bà Đanh, nên tôi khá ngạc nhiên khi ngôi chùa chẳng có tí tiếng tăm nào, đặt ở ngôi làng heo hút, lại đông khách đến vậy.
Vào chùa, thấy mùi thuốc bắc lan tỏa, thấy đống thuốc lớn bé chất ngập trong mấy gian phòng lớn, mới biết rằng nhà chùa có thêm nghề bốc thuốc và khách phương xa tìm đến chùa chủ yếu là để bốc thuốc.
Nhiều khách tìm đến chùa, chưa vào chùa vội, mà họ thắp nhang trên chiếc bàn đá ngoài trời, đặt ngay trước chùa. Phía sau phiến đá nhỏ đặt bát nhang, là hồ nước nhỏ, cùng hòn giả sơn.
Giữa hồ nước nhân tạo, là tảng đá vuông vức, đặt trên bệ xây bằng những hòn cuội, nhô lên khỏi mặt nước. Nhìn hòn đá ấy, và trông khuôn mặt những người khói nhang, khấn vái thành kính, tôi tin rằng đây chính là hòn đá chất chứa oan hồn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể tôi nghe.
Đang hý hoáy chụp ảnh, thì một sư thầy, khuôn mặt hiền lành, trong bộ áo nâu sồng đi ra. Tôi giới thiệu là nhà báo và hỏi về hòn đá, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể, muốn tìm hiểu về hòn đá, sư thầy rất nhiệt tình, cởi mở. Sư thầy mời tôi lên tầng trên uống trà, chờ thầy bốc nốt thuốc cho bệnh nhân, rồi sẽ tiếp chuyện.
Tầng trên ngôi chùa là một gian phòng lớn, nơi có nhiều bàn ghế, như một lớp học. Có mấy đệ tử ngồi đọc kinh ở trên này. Tìm hiểu qua các đệ tử, mới biết thượng tọa Thích Hồng Phương theo phái Mật Tông. Ông theo Phật, nhưng nghiên cứu nhiều về lĩnh vực bùa ngải, nên không chỉ là một nhà sư ông còn là một thầy pháp.
Điều đặc biệt, ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Chẳng thế mà ngôi chùa hẻo lánh này rất đông bệnh nhân kéo đến và khắp tầng một ngôi chùa là những tải thuốc lớn bé chất ngất.
Bốc thuốc đến gần trưa, thì thượng tọa Thích Hồng Phương lên tầng trên tiếp khách. Ông thắp nén nhang ở ban thờ, ngồi trì chú một lát, rồi tiếp phóng viên.
Thượng tọa Hồng Phương nhấp ly trà nóng, suy tư như thể sắp xếp lại câu chuyện cho gọn ghẽ, rồi bắt đầu thuật lại những chuyện ly kỳ về hòn đá, mà đến bản thân ông, vốn là một pháp sư nổi tiếng, cũng có lúc phải táng đởm kinh hồn.
- Chuyện bắt đầu vào năm 2006, cách nay tám năm, tui về xã Nhơn Hậu, sau khi viếng chùa xong, thì sư Vạn Toàn hỏi tui:
- Ở đây có hòn đá ghê gớm lắm, thầy có biết không?
Vừa nghe thầy Vạn Toàn nói hai chữ hòn đá, tui đã có cảm giác ớn lạnh chạy dọc thân thể. Những câu chuyện như thế xảy đến quanh tui là chuyện bình thường, tui coi không ra gì, nên tui bảo với thầy Vạn Toàn:
- Tui biết, nhưng tui không quan tâm.
Tui chỉ nói vậy, rồi tui về. Không tiếp tục câu chuyện ấy với thầy Vạn Toàn nữa. Thượng tọa Thích Hồng Phương bắt đầu câu chuyện về hòn đá, đầy màu sắc kỳ bí.
Hòn đá có tuổi cả trăm năm ở Bình Định với những câu chuyện rùng rợn bao quanh, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi nặng nề đến ngày nay.
1. Lời đồn về hòn đá kinh dị
Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn, đau thương. Nơi đây, từng xảy ra cuộc tàn sát đẫm máu của vua Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn.
Trước đó, là cuộc tương tàn của Vương triều Vijaya rực rỡ. Vậy nên, vùng đất này, từng gốc cây ngọn cỏ, cũng đều là chứng nhân của đổ máu.
Hòn đá bí ẩn, nơi mà theo lời kể của các cụ, là chỗ kê đầu nạn nhân cho voi dẫm, là một vật chứng đau thương kinh hoàng, không ai muốn nhớ. Nhưng, những câu chuyện rùng rợn quanh hòn đá, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi đến ngày nay.
Câu chuyện hàng ngàn người bị voi dẫm bẹp đầu trên hòn đá, rồi lời đồn hàng chục người mất mạng khi ngồi lên hòn đá này trong thời gian gần đây, vẫn là câu chuyện gây hãi hùng với vùng quê của vị anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Hiểu về Bình Định, hiểu về nền văn hóa Chăm ở đất Bình Định, không ai hơn được Nguyễn Vĩnh Hảo. Anh vốn là một võ sư khét tiếng, lại là một nhà sưu tầm cổ vật Chăm hàng đầu, cả đời mê mải với những món đồ, với văn hóa Chăm đất Bình Định.
Vậy nên, không chỉ giới nhà báo, cả giới nghiên cứu văn hóa, khi đến Bình Định, thường tìm gặp Nguyễn Vĩnh Hảo.
Nguyễn Vĩnh Hảo bảo:
- Ở Bình Định có hai hòn đá chất chứa oan hồn, mà Vĩnh Hảo là người nắm rõ nhất. Có hai thông tin đặc biệt, mà không ai biết. Đó là, hòn đá chặt đầu ở chùa Thập Pháp, mà mọi người đã biết, chính là viên bạch ngọc khổng lồ. Đó là viên ngọc, chứ không phải đá thường.
Dân chơi cổ vật và dân sành đá đều biết, nhưng trụ trì ngôi chùa cũng không biết đâu. Mình nói ra như thế, để nhà chùa, cũng như các cơ quan chức năng sớm biết, để có cách bảo vệ hòn đá, chứ để tơ hơ giữa trời, làm bậc thềm lên xuống như thế, e rằng không an toàn trước con mắt nhòm ngó của bọn trộm.
Còn hòn đá thứ hai, mới kinh khủng hơn nhiều. Hòn đá này là nơi kê đầu những nghĩa quân, những người thân thích nhà Tây Sơn để voi dẫm. Hòn đá ấy chứa chất nhiều oan hồn lắm, và các oan hồn đó còn giết thêm nhiều người nữa. Hiện hòn đá đang được cất giữ ở một ngôi chùa thuộc huyện Tây Sơn.
Theo chỉ dẫn của nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo, tôi nhằm hướng sân bay Phù Cát, rẽ tiếp gần chục km, thì đến thôn Bến Đức, xã Tây An, Tây Sơn, Bình Định.
Ngôi chùa Hương Quang nằm ở cuối làng. Ngôi chùa xây hai tầng, trông như tòa biệt thự, chứ không giống chùa ngoài Bắc. Tuy nhiên, ngôi chùa chưa trát gia, sơn màu, nên trông không được bắt mắt.
Ngôi chùa xây to, nhưng lại ở mảnh đất chật hẹp. Rất nhiều ô tô, xe máy đỗ dọc ven đường dẫn vào chùa. Đi nhiều chùa lớn, bé ở Bình Định, thấy chùa nào cũng vắng như chùa… Bà Đanh, nên tôi khá ngạc nhiên khi ngôi chùa chẳng có tí tiếng tăm nào, đặt ở ngôi làng heo hút, lại đông khách đến vậy.
Vào chùa, thấy mùi thuốc bắc lan tỏa, thấy đống thuốc lớn bé chất ngập trong mấy gian phòng lớn, mới biết rằng nhà chùa có thêm nghề bốc thuốc và khách phương xa tìm đến chùa chủ yếu là để bốc thuốc.
Nhiều khách tìm đến chùa, chưa vào chùa vội, mà họ thắp nhang trên chiếc bàn đá ngoài trời, đặt ngay trước chùa. Phía sau phiến đá nhỏ đặt bát nhang, là hồ nước nhỏ, cùng hòn giả sơn.
Giữa hồ nước nhân tạo, là tảng đá vuông vức, đặt trên bệ xây bằng những hòn cuội, nhô lên khỏi mặt nước. Nhìn hòn đá ấy, và trông khuôn mặt những người khói nhang, khấn vái thành kính, tôi tin rằng đây chính là hòn đá chất chứa oan hồn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể tôi nghe.
Đang hý hoáy chụp ảnh, thì một sư thầy, khuôn mặt hiền lành, trong bộ áo nâu sồng đi ra. Tôi giới thiệu là nhà báo và hỏi về hòn đá, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể, muốn tìm hiểu về hòn đá, sư thầy rất nhiệt tình, cởi mở. Sư thầy mời tôi lên tầng trên uống trà, chờ thầy bốc nốt thuốc cho bệnh nhân, rồi sẽ tiếp chuyện.
Tầng trên ngôi chùa là một gian phòng lớn, nơi có nhiều bàn ghế, như một lớp học. Có mấy đệ tử ngồi đọc kinh ở trên này. Tìm hiểu qua các đệ tử, mới biết thượng tọa Thích Hồng Phương theo phái Mật Tông. Ông theo Phật, nhưng nghiên cứu nhiều về lĩnh vực bùa ngải, nên không chỉ là một nhà sư ông còn là một thầy pháp.
Điều đặc biệt, ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Chẳng thế mà ngôi chùa hẻo lánh này rất đông bệnh nhân kéo đến và khắp tầng một ngôi chùa là những tải thuốc lớn bé chất ngất.
Bốc thuốc đến gần trưa, thì thượng tọa Thích Hồng Phương lên tầng trên tiếp khách. Ông thắp nén nhang ở ban thờ, ngồi trì chú một lát, rồi tiếp phóng viên.
Thượng tọa Hồng Phương nhấp ly trà nóng, suy tư như thể sắp xếp lại câu chuyện cho gọn ghẽ, rồi bắt đầu thuật lại những chuyện ly kỳ về hòn đá, mà đến bản thân ông, vốn là một pháp sư nổi tiếng, cũng có lúc phải táng đởm kinh hồn.
- Chuyện bắt đầu vào năm 2006, cách nay tám năm, tui về xã Nhơn Hậu, sau khi viếng chùa xong, thì sư Vạn Toàn hỏi tui:
- Ở đây có hòn đá ghê gớm lắm, thầy có biết không?
Vừa nghe thầy Vạn Toàn nói hai chữ hòn đá, tui đã có cảm giác ớn lạnh chạy dọc thân thể. Những câu chuyện như thế xảy đến quanh tui là chuyện bình thường, tui coi không ra gì, nên tui bảo với thầy Vạn Toàn:
- Tui biết, nhưng tui không quan tâm.
Tui chỉ nói vậy, rồi tui về. Không tiếp tục câu chuyện ấy với thầy Vạn Toàn nữa. Thượng tọa Thích Hồng Phương bắt đầu câu chuyện về hòn đá, đầy màu sắc kỳ bí.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
||
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Xem Tử Vi - huyền "Học" - vọc phương pháp |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
||
Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Lưu Kim Tài chuyên đềLưu Kim Tài |
Tử Bình | Durobi |
|
||
Tặng trọn bộ sách huyền học cổ kim đồ thư tập thành |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
7 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |