Jump to content

Advertisements




TIỀN MUA VÀNG MÃ NÊN ĐỂ PHÓNG SINH


5 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 12:48

Tục đốt vàng mã tuy không thuộc giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên, những ngày lễ Tết, đặc biệt là lễ Vu Lan, hàng mã lại được người dân đua nhau mua và mang vào chùa đốt một cách ồ ạt và lãng phí.

Trong ngày lễ Vu Lan, nhiều người cho rằng để báo hiếu cho cha mẹ hay người thân đã khuất phải mua và đốt nhiều vàng mã. Họ cho rằng việc làm này là vì quan niệm “Tá giả thành chân” (lấy giả để thay thật).

Những người này luôn nghĩ rằng: “trần sao âm vậy”. Do vậy khá nhiều gia đình nghĩ rằng: phải cúng Rằm tháng 7 thật hoành tráng, đốt nhiều vàng mã thì người dưới cõi âm mới không thiếu thốn. Từ đó không ít gia đình đã bỏ tiền triệu để sắm đồ vàng mã để gửi cho người thân đã khuất.

Những người kinh doanh mặt hàng này cho rằng, để tăng sức cạnh tranh, đồ vàng mã năm nay có nhiều đổi mới, đẹp và tinh xảo hơn. Ngoài những mặt hàng như quần áo, giày dép, ngựa... thì năm nay trị trường còn tràn ngập các loại ôtô siêu sang, nhà biệt thự, máy bay, tất cả đều được làm với kiểu dáng rất đẹp.

Chị Hoàng Thị Kiều Trang, phố Hàng Mã, chia sẻ:

- Để chuẩn bị cho mùa Vu Lan các chủ cửa hàng hầu hết đều nhập hàng nhiều gấp ba, bốn lần so với những tháng thông thường. Hàng được nhập chủ yếu từ Bắc Ninh và huyện Thường Tín, Hà Nội, vì giá rẻ và có nhiều kiểu dáng mới lạ hơn những địa phương khác.

Theo khảo sát của Phóng viên, giá các mặt hàng này được bán: Quần áo thường có giá 50.000 đồng/bộ, trang sức cao cấp dao động từ 120.000 – 140.000 đồng/bộ, còn đồ dùng gia đình như: giường, tủ, tivi, tủ lạnh, máy giặt, đồ gia dụng có giá từ 100.000 – 500.000 đồng/sản phẩm. Thậm chí có những mặt hàng được bán với giá lên tới hàng triệu đồng.

Anh Vũ Ngọc Mạnh, chủ cửa hàng vàng mã tại Phố Trung Kính khẳng định:

- Tuy kinh tế năm nay gặp nhiều khó khăn hơn những năm trước nhưng người dân vẫn chi tiêu thoáng lắm. Họ không ngần ngại khi bỏ ra tiền triệu để mua đồ cúng cho người ở cõi âm.

Theo Đại đức Thích Như Hải ở chùa Quan Âm, Quảng Trị, thì việc đốt vàng mã bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và được coi là một nét văn hoá tâm linh của nước ta. Nhưng thiết nghĩ mọi người cần có cái nhìn đúng hơn về bản chất của nét văn hoá này mà hạn chế sự lãng phí không cần thiết.

- Nhà Phật chỉ hướng dẫn, giải thích để Phật tử giác ngộ, bản chất đốt vãng mã mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường lẫn kinh tế. Chứ không khuyến khích người dân đốt nhiều vàng mã. Người dân thay vì bỏ tiền thật ra mua đốt giấy tiền vàng mã, thì nên làm những việc khác có lợi ích cụ thể thiết thực hơn như phóng sinh, làm từ thiện. Được như vậy, công đức sẽ vô lượng, phước duyên sẽ nhiều hơn. Đại đức Thích Như Hải chia sẻ thêm.

Trước đây, người ta chỉ đốt vàng mã vào ngày rằm, ngày giỗ. Bây giờ, người ta đốt hầu như quanh năm, đặc biệt là mùa Vu Lan và Tết Nguyên đán. Rất nhiều người không chỉ đốt vàng mã ở tư gia mà còn đốt cả ở những nơi thờ tự linh thiêng như đền, chùa, miếu, phủ.

Không phải nơi thờ tự nào cũng có lò hóa vàng. Do đó, ở những nơi không có lò đốt, người đi lễ tiện đâu đốt vàng mã ở đó. Điều này, làm tàn tro theo gió bay khắp nới gây ngột ngạt, khói bụi mù mịt, ảnh hưởng tới sinh hoạt cộng đồng và môi trường di tích.

- Trên thực tế, không có bất kỳ tôn giáo nào khuyến khích đốt vàng mã và việc coi đốt nhiều vàng mã là thể hiện tình cảm đối với người đã mất. Và với đạo Phật cũng vậy lại càng không có quan niệm này

Kinh Phật dạy con cái phải hiếu nghĩa và kính trọng với cha mẹ khi còn sống bằng những việc làm thiết thực. Nhưng nhiều người đã ngộ nhận và đặt nhầm niềm tin vào việc đốt thật nhiều vàng mã là đã báo hiếu cha mẹ. Việc làm này chỉ là sự khoe mẽ và gây ra nhiều lãng phí về tiền bạc mà thôi.

Người con Phật cần phải nhận thấy rõ việc đốt vàng mã chỉ là tín ngưỡng dân gian. Từ đó, có thái độ rõ ràng và đúng đắn đối với việc làm không chánh pháp này. Có như vậy mới tránh được việc lãng phí tiền bạc và ô nhiễm môi trường. Đại đức Thích Như Hải nhấn mạnh.

Bùi Hiền


Thanked by 4 Members:

#2 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 13:03

"Phật giáo chủ trương nhân quả luân hồi và tất cả đều do nơi lòng chí thành mà có cảm ứng, nếu như tâm nguyện chí thành rồi thì không cần phải dùng đến những việc như đốt sớ và giấy tiền vàng bạc. Nếu đem tiền của để phí phạm vào những việc này thì dù có đốt đi trăm ngàn tờ giấy bạc, nhà lầu, xe hơi cũng chỉ vô ích mà thôi. "
Thật ra, tập tục đốt giấy tiền vàng bạc chỉ bắt đầu từ triều đại nhà Hán trở về sau. Tiến sỹ Vương Dữ đời Đường từng nói: “Vào thời Hán, mỗi khi tang lễ người ta đều chôn theo tiền bạc, về sau họ dùng tiền mã để làm việc chôn cất”. Điều này cho ta thấy rằng: bắt đầu từ thời nhà Hán trở về sau, mỗi khi mai táng người chết đều chôn theo tiền giấy. Bởi vì, người Trung Quốc từ xưa đến nay đều cho rằng: con người sau khi chết đều trở thành quỷ “Nhân sở quy vi quỷ” (Thuyết Văn Giải Tự), người chết đã là quỷ, cho rằng thế giới của quỷ cũng giống trên dương gian, chỉ là vì âm dương cách biệt mà thôi. Vì vậy, họ cho rằng quỷ cũng cần phải sinh hoạt , và cũng cần phải dùng đến tiền, cho nên khi mai táng, họ đã chôn theo tài sản tiền bạc cho người đã tạ thế.
Về sau, có nhiều người cảm thấy dùng tiền thật để mai táng quả là đáng tiếc, nên đã dùng giấy giả làm như tiền thật, đốt cho ma quỷ dùng. Mãi đến ngày nay, việc đốt tiền mã đã trở nên phổ biến, “ngân hàng địa phủ” cũng đã phát hành rộng rãi khắp nơi.
Và những quan niệm mê tín, không lành mạnh này hầu như lại được bắt đầu từ những cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo, họ dùng giấy tiền vàng bạc, nhà lầu xe hơi và những vật quý giá giả tạo, thậm chí có những nơi rất dã man, dùng cả súc vật và con người đem đi hỏa thiêu để tế lễ, cúng kỵ.
Nói đến việc dùng lửa để thiêu đốt những đồ mã, có thể có liên quan đến tôn giáo thờ lửa, vì họ tin rằng thần lửa có thể đem những đồ đạc được thiêu đốt chyển đến quỷ thần. Thần lửa của phái A Kỳ Ni (Lê Câu Phệ Đà) - Ấn Độ giáo có công năng như thế.
Nhân gian Trung Quốc cho rằng: đem giấy tiền vàng bạc giả, các loại đồ mã như ngựa, xe, phòng ốc thậm chí những thứ hiện đại như xe hơi, máy bay, di động.v.v… thiêu đốt thì quỷ thần sẽ thọ dụng được.
Thực ra, Phật giáo không cho rằng mọi người sau khi chết đi đều trở thành quỷ, làm quỷ chỉ là một trong sáu nẻo luân hồi mà thôi. Phật giáo càng không tin việc quỷ thần có thể thọ dùng được những đồ mã của chúng ta đốt cho họ. Phật giáo chỉ tin rằng những người thân quyến của người chết nên thay họ làm việc bố thí, cúng dường, trai tăng, hồi hướng công đức cho vong linh được siêu thoát. Còn những việc mê tín trên không chút liên quan lợi ích cho người quá cố.
Phật giáo không những không tin việc đốt đồ mã, mà còn chủ trương khuyên tín đồ đối với người tạ thế, không nên dùng quan tài quý giá, không mặc cho họ những gấm vóc lụa là, không nên phí quá nhiều tiền của sức lực cho việc mai táng. Chỉ nên vì họ thay đổi y phục sạch sẽ thường ngày, đem những tài vật quý giá, những y phục đồ dùng còn tốt bố thí cho người nghèo, nếu như có tiền, nên tăng cường làm việc bố thí cúng dường để hồi hướng công đức cho họ, chỉ có như vậy, vong linh người chết mới nhận được lợi ích thiết thực. Ngược lại, nếu đem những đồ đạc quý giá chôn theo họ thì thật là luống phí mà chẳng lợi ích chi, đó chỉ là hành vi mê tín, càng không phải là việc mà một Phật tử chân chánh nên làm.
Đáng tiếc thay ngày nay, rất nhiều Phật tử không hiểu rõ điều này, thậm chí từ Trung Quốc đến Đài Loan, còn phát minh ra loại giấy tiền gọi là “tiền vãng sanh”, in chú Vãng Sanh bằng chữ Phạn lên trang giấy bạc nhỏ, đem đốt cho người chết dùng. Thật ra, công hiệu của việc tụng chú cùng với tác dụng của việc đốt tiền mã là hai vấn đề khác nhau. Nếu căn cứ kinh Phật mà nói, thì kinh sách được in ra là để truyền bá, để người người cùng nhờ công đức trì kinh mà được an vui giải thoát, nếu kinh in ra mà đem đốt đi là không được, đốt kinh là phải tội.
Hiện nay lại có những Tăng Ni vì cư sỹ tại gia mà tụng kinh, bái sám, cúng thí, làm pháp thủy lục .v.v.. đều phải viết văn sớ, sau khi đọc sớ xong đem đi đốt. Những việc làm đó đều là bắt chước theo phép phù lục của Đạo giáo, họ hướng đến các vị thần mà họ sùng bái tâu sớ, làm phù phép trừ tà đuổi quỷ. Riêng đối với Phật giáo, những việc làm này đều là mê tín, hoàn toàn không có căn cứ.
Phật giáo chủ trương nhân quả luân hồi và tất cả đều do nơi lòng chí thành mà có cảm ứng, nếu như tâm nguyện chí thành rồi thì không cần phải dùng đến những việc như đốt sớ và giấy tiền vàng bạc. Nếu đem tiền của để phí phạm vào những việc này thì dù có đốt đi trăm ngàn tờ giấy bạc, nhà lầu, xe hơi cũng chỉ vô ích mà thôi.
Trích: “Chánh Tín Phật pháp” - Pháp sư Thích Thánh Nghiêm


Thanked by 2 Members:

#3 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3868 Bài viết:
  • 24435 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 13:38

đạo Phật nguyên thủy khi truyền sang China thì đã bị lai phối với đạo lão < đạo giáo > , nó phát sinh ra một loại đạo Phật kiểu mơi
càng ngày càng đi vào mê tín dị đoan và mất tính nguyên thủy của Đưc Thích ca mâu ni .Rồi đạophật China lại truyền sang vn nên mới có tình trạng như ngày nay.

Thanked by 5 Members:

#4 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 14:54

Phóng sinh bây giờ thành 1 ngành nghề dịch vụ rồi, các cổng chùa ở SG có dịch vụ bán chim để phóng sinh, hàng chục hàng trăm con chim nhốt trong lồng bán cho người đi chùa, bán không kịp chết rất nhiều, chim thả ra chưa chắc đã sống được 100%. Thành ra phóng sinh là tiếp tay cho sát sinh.

Thanked by 2 Members:

#5 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 15:48

Phóng sinh có những công đức gì?

Công đức phóng sinh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm. Nay xin nói đại lược như sau:

1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát.
2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.
3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.
4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng.
5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.
6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi.
7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.
8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não.
9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.
10. Tái sinh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh độ thì được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.

Thanked by 1 Member:

#6 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 22/04/2013 - 13:12

Đốt vàng mã: Đừng xúc phạm cõi âm


GS Trần Lâm Biền cho rằng, con người thường mang
những ý nghĩ tiêu cực, xấu xa của mình để áp đặt cho người cõi âm.



Tục đốt mã không phải của người Việt
Trong ngày ông Công, ông Táo, đốt vàng mã được coi như một phong tục, người người đua nhau sắm mã to để đốt lấy lộc to. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, GS Trần Lâm Biền, tục đốt mã không phải của người Việt Nam.
GS Biền lý giải, tục đốt mã xuất phát từ Trung Hoa. Trước thế kỷ thứ 6, vua chúa chết đi thường chôn theo những người thân cận và vật sử dụng khi sống. Sau đó, người ta nghĩ ra người hình nhân thế mạng để chôn thay cho người sống. Vàng mã là đồ giả, người ta tin rằng, khi hóa đi nó sẽ trở thành đồ thật để người âm sử dụng. Như vậy, khởi đầu của vàng mã là sự tiến bộ của một thời kỳ lịch sử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GS Trần Lâm Biền: Đốt mã, đừng xúc phạm người cõi âm


Sau đó, tục đốt vàng mã lan dần sang nước ta. Ý nghĩa ban đầu, thể hiện văn hóa ứng xử của người sống với người đã khuất. Lan truyền sang nước ta, tục đốt mã dần thay đổi bởi tâm lý “ghen vợ, ghen chồng không bằng ghen đồng, ghen bóng”. Người này thấy người kia mã to hơn là khó chịu, không bằng anh bằng em nên mình cũng phải mua mã to hơn để đốt.
Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, người Việt còn có suy nghĩ “tốt lễ dễ kêu” khiến người ta đặt cược với thần linh, đua nhau làm nhiều vàng mã to lớn. Không những vậy, con đường ganh đua mang tính vô thức, kéo cõi bên kia về cõi thực tại theo kiểu “trần sao âm vậy”. Các loại ô tô, biệt thự, xe máy, điện thoại, máy tính... bằng giấy được người trần gửi xuống cho người cõi âm. Chính sự đố kỵ thúc đẩy cho vàng mã trở nên đa dạng, phong phú và nhiều hệ lụy sai trái.
Đừng xúc phạm người cõi âm
Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, người Việt có quan điểm chia vũ trụ thành 3 tầng. Tầng cao nhất dành cho thần linh (có thân xác khổng lồ). Tầng thứ hai dành cho nhân gian và cuối cùng là tầng cõi âm. Trong cổ tích người Việt, người âm phủ lên chơi dân gian rất nhỏ bé, có thể trèo cả lên cây ớt mà không gãy cành.
Do vậy, đồ hàng mã làm cho người cõi âm cũng phải nhỏ bé. Mục đích để người cõi âm không bị “át vía” bởi những con vật to lớn hơn mình. Tuy nhiên, hiện nay vì khoe mẽ với đời, vì tâm lý “mã to được lộc to” người trần gửi xuống âm những ông voi, ông ngựa to lớn.
“Người đã khuất nhỏ bé, tượng to đe dọa người đã khuất nên đấy là điều cấm kỵ, nhưng người trần chúng ta lại lấy đó làm oai. Đó là sự xúc phạm người cõi âm”, GS Trần Lâm Biền nói.
GS Trần lâm Biền ví dụ, con người vì “oai” nên gửi cho người đã khuất cả máy bay để người âm đi lại dễ dàng. Nhưng theo quan niệm dân gian, người cõi âm có năng lực “phân thân”, không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Chẳng hạn như có hai người con trai ở hai địa điểm khác nhau đều làm giỗ cha cùng một ngày. Những tấm lòng thành của họ đều được cha đón nhận cùng lúc. Việc di chuyển của linh hồn là tức thì. Vậy, gửi máy bay cho linh hồn có khác gì làm hạn chế khả năng di chuyển của họ?

“Gửi máy bay, ô tô, xe máy cho người đã khuất là có tội với họ, vậy mà nhiều người trần cứ tưởng có công. Chưa kể những thứ khác như máy giặt, điện thoại di động, ipad... hay quan niệm trần sao âm vậy, người sống phải gửi nhiều tiền vàng để các cụ dưới âm đi đút lót quan... là người trần áp đặt cái tiêu cực, xấu xa của mình vào một thế giới linh thiêng”, GS Trần Lâm Biền cho hay.
Theo vị GS này, đừng bằng vàng mã để áp đặt cho thế giới bên kia theo lối đời thường. Nếu sử dụng vàng mã vừa đủ sẽ biểu hiện sự thành kính, là văn hóa. Khi sử dụng quá lên sẽ thấy nó lòe loẹt và trở nên thiếu văn hóa.
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cũng cho rằng, nét đẹp của ngày ông Công, ông Táo là tục phóng sinh, không phải đốt mã. Chính vì vậy, ngày này, nhiều người mua cá chép sống về làm lễ, sau đó thả xuống sông.
GS Trần Lâm Biền lý giải, tục lệ này ít nhiều liên quan đến đạo Phật. Ẩn đằng sau tục Phóng sinh là tinh thần từ bi theo quan niệm của nhà phật. Ví dụ như, người tu hành thực thụ còn không dám đi giày dép bới sợ rằng khi dẫm lên con kiến, không kịp bỏ chân ra và làm hại con vật. Do vậy, lòng từ bi của nhà phật không chỉ với loài người mà nó mở rộng ra muôn loài, muôn vật. Triết lý nhà Phật, coi tất cả muôn loài, kể cả con người cùng chung một bản thể, cội nguồn.
Từ đó, tục phóng sinh là trở về với tâm tư cội nguồn của đạo để tìm sự an ủi cho tâm hồn đầy tội lỗi mà con người vấp phải. Tết ông Công, ông táo vào ngày 23 tháng Chạp cũng được người Việt chúng ta chọn làm ngày lễ phóng sinh, đó là nét đẹp văn hóa.







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |