Jump to content

Advertisements




Chiêm tinh hoàn cầu áp dụng


1227 replies to this topic

#646 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 01/07/2019 - 14:30

1/ Thiên 45 Hải tiếp tục với biểu tình khổng lồ chống chuyên chế ở Hong kong từ cuối tháng 5 (sau Vét vàng Pháp đến Dù Ô Hương cảng và chắc còn nữa đến ít ra tháng 9).Ngoài ra mùa Xuân An - giê - ri vẫn đang tiếp tục, vì tuy tổng thống Bouteflika đã từ chức nhưng chính quyền tạm thời vẫn chưa tổ chức được bầu cử làm cho mỗi thứ sáu người dân xứ này vẫn xuống đường.
2/ Thủy sắp đi lùi 07/7 , chứng khoán bùng nổ trước đó nhưng từ 02/7 có Thủy 135 hải 2 lượt và 07/7 , sẽ bị pull back, lùi tạm thời rất nhanh đến cuối tháng (range/ đi ngang giữa Rào cản và Chống đỡ).

edit: Xin lỗi tôi viết không rõ: dự đoán là từ đỉnh cao sẽ có trong khoảng từ 01/7 đến 05/7 (07/7 là chủ nhật nhưng độ lệch thì cho phép đến 08/7) và từ đó chứng khoán lùi đi nhưng không quá mạnh rồi đi ngang cho đến cuối tháng7.

Sửa bởi Ngu Yên: 06/07/2019 - 03:39


Thanked by 3 Members:

#647 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 06/07/2019 - 03:42

Tuần này sau khủng hoảng giữa các nước trong liên Âu cuối cùng một ban lãnh đạo châu Âu mới được các chính phủ đề ra nhưng dưới ảnh hưởng của Thủy đi lùi 125 hải thì khó lòng mọi chuyện đã êm thắm . Quốc hội Liên Âu trước giờ đều ghi nhận đề cử của các chính phủ châu Âu có lẽ sẽ không dễ dàng thông qua theo thường lệ .

Thanked by 3 Members:

#648 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 21/07/2019 - 00:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 06/07/2019 - 03:42, said:

Tuần này sau khủng hoảng giữa các nước trong liên Âu cuối cùng một ban lãnh đạo châu Âu mới được các chính phủ đề ra nhưng dưới ảnh hưởng của Thủy đi lùi 125 hải thì khó lòng mọi chuyện đã êm thắm . Quốc hội Liên Âu trước giờ đều ghi nhận đề cử của các chính phủ châu Âu có lẽ sẽ không dễ dàng thông qua theo thường lệ .

16/7: bà Von Leyden được bầu với 383 phiếu ở Đại hội liên Âu (tối thiểu cần 374 phiếu thuận). Tuy nhiên nội các sẽ được bà Von Leyden sẽ lập ra được cho là sẽ rất khó được thông qua toàn thể .Bình thường ra từ 1 tháng đến 6 tuần sau thì các ứng cử viên sẽ được thông qua vì ngày 01/11/19 là ngày đổi nhiệm kỳ

Ngoài ra khủng hoảng Mỹ / Iran sẽ lên cao trào trong thời gian này (Thủy đi lùi(7/7) 135 Hải rồi đi chậm đúng hướng từ 01/8 nhưng phải khoảng 3 hay 4 tuần sau tốc độ của Thủy mới trở lại bình thường và chậm trễ mới chấm dứt).

Về thời tiết thì thiên tai, nhân tai sẽ còn mạnh đến đầu tháng 10 vì còn Mộc vuông góc Hải lúc đó nhưng 2 tháng 7,8 cũng sẽ có nhiều (nhất là nhân tai vì Thủy/ hải thường đi cùng với sai lầm hay mộng ảo).Thí dụ : khô hạn ở châu Âu từ cuối tháng 6 đến giờ và đang còn tiếp và dịch truyền nhiễm EBOLA ngày 17/7 vừa được Tổ chức Sức khỏe quốc tế (OMS) tuyên bố là khẩn cấp cấp Thế Giới (nguy cơ lan truyền khắp thế giới).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Ngu Yên: 30/07/2019 - 12:55


Thanked by 1 Member:

#649 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 28/07/2019 - 15:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 01/07/2019 - 14:30, said:

1/ Thiên 45 Hải tiếp tục với biểu tình khổng lồ chống chuyên chế ở Hong kong từ cuối tháng 5 (sau Vét vàng Pháp đến Dù Ô Hương cảng và chắc còn nữa đến ít ra tháng 9).Ngoài ra mùa Xuân An - giê - ri vẫn đang tiếp tục, vì tuy tổng thống Bouteflika đã từ chức nhưng chính quyền tạm thời vẫn chưa tổ chức được bầu cử làm cho mỗi thứ sáu người dân xứ này vẫn xuống đường.
2/ Thủy sắp đi lùi 07/7 , chứng khoán bùng nổ trước đó nhưng từ 02/7 có Thủy 135 hải 2 lượt và 07/7 , sẽ bị pull back, lùi tạm thời rất nhanh đến cuối tháng (range/ đi ngang giữa Rào cản và Chống đỡ).

edit: Xin lỗi tôi viết không rõ: dự đoán là từ đỉnh cao sẽ có trong khoảng từ 01/7 đến 05/7 (07/7 là chủ nhật nhưng độ lệch thì cho phép đến 08/7) và từ đó chứng khoán lùi đi nhưng không quá mạnh rồi đi ngang cho đến cuối tháng7.

Thị trường ck Mỹ còn tiếp tục lên một chút rồi đi ngang, ở Âu thì dự đoán chuẩn hơn .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ 31/7 FED sẽ ra tuyên bố, dự là sẽ giúp cho thị trường ck tăng mạnh (Mộc 30 Thổ 19/8) nhưng từ cuối tháng cho đến giữa tháng 9 phải cẩn thận , chiều hướng xấu chỉ sẽ xảy ra chắc chắn từ cuối tháng 9.
Thị trường vàng và dầu hỏa sẽ tương đối ít giao động nhưng phân tích kỹ thuật cho thấy vàng nếu giữ được chống đỡ cuối ngày 1360/75 thì đã đang lên dài hạn .Còn dầu thì không có khuynh hướng rõ rệt (tôi dự đoán dầu sẽ xuống mạnh từ tháng 9).

Thanked by 2 Members:

#650 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 01/08/2019 - 16:39

Hôm nay 01/8 Thủy đi thẳng trở lại, đoán là trong vòng 2 tuần tới Hongkong sẽ đi vào một bước ngoặt mới (biểu tình dù ô sẽ có biến động mới).

Thanked by 5 Members:

#651 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 04/08/2019 - 13:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 28/07/2019 - 15:18, said:

Thị trường ck Mỹ còn tiếp tục lên một chút rồi đi ngang, ở Âu thì dự đoán chuẩn hơn .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ 31/7 FED sẽ ra tuyên bố, dự là sẽ giúp cho thị trường ck tăng mạnh (Mộc 30 Thổ 19/8) nhưng từ cuối tháng cho đến giữa tháng 9 phải cẩn thận , chiều hướng xấu chỉ sẽ xảy ra chắc chắn từ cuối tháng 9.
Thị trường vàng và dầu hỏa sẽ tương đối ít giao động nhưng phân tích kỹ thuật cho thấy vàng nếu giữ được chống đỡ cuối ngày 1360/75 thì đã đang lên dài hạn .Còn dầu thì không có khuynh hướng rõ rệt (tôi dự đoán dầu sẽ xuống mạnh từ tháng 9).
Có sai lầm trong dự đoán về ck của tôi . Tôi đã cho rằng Thủy đi thẳng lại từ 01/8 sẽ giúp cho ck đi lên dù Thủy lúc ấy gần sát 180° Diêm vì tháng 7 tuy ở Mỹ ck chỉ đi ngang nhưng ở Âu chứng khoán đã có lùi nhẹ .Nhưng hóa ra hình thái này lại ứng vào chuyện ông Trump cứng rắn để ép TQ trong thương thuyết mậu dịch cho nên ck phải đi xuống, hình thái Thủy 180 Diêm có ảnh hưởng tối đa đến 12/8. Vậy thì nay đoán lại là ck sẽ lên lại trễ lắm ngày 19/8 (Mộc30° Thổ) cho đến đầu tháng 9 có thể giữa tháng 9.

EDIT: một kịch bản xấu hơn là chứng khoán sẽ dần tưng lại từ tuần này nhưng sẽ đổ dốc ngay sau 19/8 đến tận đầu tháng 10.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 21/07/2019 - 00:04, said:

16/7: bà Von Leyden được bầu với 383 phiếu ở Đại hội liên Âu (tối thiểu cần 374 phiếu thuận). Tuy nhiên nội các sẽ được bà Von Leyden sẽ lập ra được cho là sẽ rất khó được thông qua toàn thể .Bình thường ra từ 1 tháng đến 6 tuần sau thì các ứng cử viên sẽ được thông qua vì ngày 01/11/19 là ngày đổi nhiệm kỳ

Ngoài ra khủng hoảng Mỹ / Iran sẽ lên cao trào trong thời gian này (Thủy đi lùi(7/7) 135 Hải rồi đi chậm đúng hướng từ 01/8 nhưng phải khoảng 3 hay 4 tuần sau tốc độ của Thủy mới trở lại bình thường và chậm trễ mới chấm dứt).

Về thời tiết thì thiên tai, nhân tai sẽ còn mạnh đến đầu tháng 10 vì còn Mộc vuông góc Hải lúc đó nhưng 2 tháng 7,8 cũng sẽ có nhiều (nhất là nhân tai vì Thủy/ hải thường đi cùng với sai lầm hay mộng ảo).Thí dụ : khô hạn ở châu Âu từ cuối tháng 6 đến giờ và đang còn tiếp và dịch truyền nhiễm EBOLA ngày 17/7 vừa được Tổ chức Sức khỏe quốc tế (OMS) tuyên bố là khẩn cấp cấp Thế Giới (nguy cơ lan truyền khắp thế giới).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



tiếp theo: tuần lễ đẫm máu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lưu ý là Thủy (hành động nhanh, gọn) / Diêm (khủng bố, hủy diệt tận gốc, âm mưu) cũng ứng với những vụ xả súng.

Sửa bởi Ngu Yên: 05/08/2019 - 14:44


Thanked by 3 Members:

#652 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 07/08/2019 - 15:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 01/08/2019 - 16:39, said:

Hôm nay 01/8 Thủy đi thẳng trở lại, đoán là trong vòng 2 tuần tới Hongkong sẽ đi vào một bước ngoặt mới (biểu tình dù ô sẽ có biến động mới).

Không phải chỉ có Hongkong, ít ra 2 sự kiện địa chính trị quan trọng khác đã và đang xảy ra với Thủy đi lùi liên quan đến Hải 45 Thiên .
1/ TQ xâm nhập bãi Tư Chính trong vùng biển VN từ 03/7 (Thủy đi lùi 135 Hải / 90° Thiên) , lần đầu tiên trên báo chính thức VN to tiếng nói rõ là TQ thay vì nước Lạ .Và ngày 03/8 Mỹ cho hàng không mẫu hạm R.Reagan tiến vào biển Đông và cố vấn Mỹ đề cập đến khả năng Mỹ đặt hỏa tiễn trong vùng, TQ lập tức đe dọa Mỹ.
2/ Ấn độ tuyên bố hủy vùng tự trị Cachemire (Hồi giáo đa số) và bắt giữ các chính trị gia địa phương.

Cachemire: New Delhi bắt lãnh đạo người Hồi, Pakistan phẫn nộ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đăng ngày 06-08-2019 Sửa đổi ngày 06-08-2019 16:11 RFI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Biểu tình ủng hộ Cachemire tại New Delhi (Ấn Độ), ngày 05/08/2019.REUTERS/Danish Siddiqui

Một ngày sau khi hủy bỏ quy chế tự trị vùng Cachemire thuộc Ấn, New Delhi ra lệnh bắt giam ba nhà lãnh đạo chính trị theo đạo Hồi tại địa phương với lý do ngăn ngừa biểu tình nổi loạn. Chưa rõ phản ứng của người Hồi tại Cachemire thuộc Ấn ra sao do liên lạc bị cắt đứt, nhưng quyết định bí mật của chính quyền Modi gây ra một làn sóng phẫn nộ tại Pakistan.

Cả hai nước đều khẳng định chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Cachemire, cho dù từ khi chia đôi vào năm 1947, mỗi nước kiểm soát một nửa, theo quy chế tự trị.
Từ Islamabad, thông tín viên Sonia Ghezali tường thuật :
"Dawn, nhật báo Anh ngữ của Pakistan, chạy tựa lớn : "New Delhi đã công khai phô bày tâm địa tước đoạt quy chế đặc biệt của Cachemire". Dưới tựa báo là một loạt bài dành cho chủ đề nóng bỏng này và cho biết Quốc Hội Pakistan được triệu tập khẩn cấp.
Về phần quân đội, một cuộc họp của các tướng lãnh diễn ra trong ngày hôm nay, trong bối cảnh tình hình dọc theo chiến tuyến rất căng thẳng từ mấy tuần qua.
Trên mạng xã hội tràn ngập những lời báo động và kêu gọi « Cachemire bị đe dọa », « Máu đổ tại Cachemire » «Hãy cứu Cachemire SOS »…
Các nhân vật có tiếng tăm cũng lên tiếng. Diễn viên Hamza Ali Abbasi thúc giục giới văn nghệ sĩ tham gia. Nhiều tài tử điện ảnh và truyền hình Pakistan kêu gọi cộng đồng quốc tế phải có hành động: Tại sao Liên Hiệp Quốc chưa lên tiếng phản đối chính sách thô bạo của Ấn Độ ?
Hôm qua, ngoại trưởng Pakistan khẳng định Islamabad ủng hộ quyền dân tộc tự quyết tại Cachemire và cảnh giác « Liên Hiệp Quốc, các nước bạn, tổ chức nhân quyền về nguy cơ thanh lọc diệt chủng tại Cachemire ».
Trang mạng của đài truyền hình Geonews cho biết người vợ của Yasin Malik, nhân vật lãnh đạo phong trào Giải phóng Jammu-et-Cachemire, thay chồng hiện đang ngồi tù tại Ấn Độ, tiếp tục tranh đấu. Bà kêu gọi Pakistan đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An."
Theo AFP, trong ngày hôm nay, nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối Ấn Độ diễn ra tại Cachemire thuộc Pakistan, thành phố biên giới Lahore và thủ đô Islamabad.


TB. Bài 04/8 có một số thay đổi, thêm vào quan trọng .Nói chung khi tôi tìm được bài minh họa hay tin tức bổ sung thì hay edit thêm vào post cùng đề tài.

Sửa bởi Ngu Yên: 07/08/2019 - 15:49


Thanked by 2 Members:

#653 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 12/08/2019 - 12:37

Cập nhật thiên tai , nhân tai mùa tháng 7 đến đầu tháng 10 năm nay :
1/VN và Úc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuy nhiên tôi không tính bão Lekima ở Đài Loan & TQ vì thiệt hại và tầm bão không hơn mọi khi vào mùa này ( vài chục người chết &triệu người di tản) cũng như mức độ tàn phá bão lụt hiện giờ ở Ấn độ (hơn trăm chết & 1 triệu di tản) vì cùng lý do .Xin ghi thêm là các vụ bắn súng giết người từ 3 người trở lên & không có tính cách xã hội đen hoặc công lý đã lên đến 251 vụ tính từ đầu năm đến 04/8 (nhưng vụ ở El Paso và vụ ở Ohio là nổi bật vì số người thương vong nên đáng ghi ).
2/ Nhân tai được tránh.


Nước sông Tô Lịch đã sạch, dự án 20.000 tỷ đồng bay theo mây khói



Bởi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- 11/08/2019


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


11-8-2019
Khi các chuyên gia Nhật bản bắt tay vào việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor, công việc đang tiến hành tốt đẹp thì các quan chức có liên quan ở Hà Nội ra lệnh xả lũ với mưu đồ cuốn trôi thành quả, đồng thời họp báo phê phán ầm ĩ. Nào là Ông Võ Tiến Hùng – tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội khẳng định: “Việc xã lũ phía Hà Nội đã cảnh báo, nhưng chuyên gia Nhật Bản và đại diện JVE đều khẳng định không ảnh hưởng đến kết quả cuộc thử nghiệm”.
Còn Công ty Thoát nước Hà Nội và UBND quận Tây Hồ, thì cho rằng dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bị ảnh hưởng do chuyên gia Nhật Bản nóng vội, chưa tính toán kỹ. Có ông còn bảo rằng các chuyên gia Nhật làm mà chưa xin phép. He he, náo loạn cả lên!!!
Theo các quan chức Hà Nội, sông Tô Lịch chỉ có thể làm sạch bằng hoá chất và họ đưa ra con số dự kiến cho dự án này là gần 20.000 tỷ đồng. Từ năm 2016 Hà Nội đã xúc tiến dự án 800 triệu USD hồi sinh sông Tô Lịch với một nhà máy hoành tráng. Thế nhưng sau nhiều năm nay, từ khi khởi công cho đến giờ, nhà máy vẫn… “đắp chiếu”.
Để có thể tiếp tục có số tiền này cho dự án do họ vẽ ra, họ đã tìm mọi cách để ngăn cản các hoạt động của các chuyên gia Nhật, những người làm sạch sông Tô Lịch không mất tiền.
Thế rồi, chiều 8.8.2019, trước sự chứng kiến của hàng trăm phóng viên và người dân, ông Kubo Jun ngâm mình trong bể nước thành phẩm sau xử lý mà cơ thể ông không có biểu hiện phản ứng nào.
Các chuyên gia Nhật đã thành công. Chuyên gia Nhật đã nhảy vào bể nước thải rửa mặt, bơi lội trong 30 phút mà không thấy mẩn ngứa gì.
Nhóm lợi ích nhìn thành quả này mà đau hơn hoạn, uất ức lắm. Miếng mồi hàng chục ngản tỷ đồng tưởng đã nắm trong tay đã bị tước mất vì đám chuyên gia Nhật Bản làm không công này, đau hơn bò đá.
Các chuyên gia Nhật để đi đến kết quả này phải vượt qua nhiều trở ngại mà khó khăn lớn nhất là sự phá hoại, đâm sau lưng của nhóm lợi ích thoát nước Hà Nội. Bởi nếu thí nghiệm của các chuyên gia Nhật thành công, họ sẽ không thực hiện được phi vụ hóa chất xử lý nguồn nước trị giá 20.000 tỷ, nên đã ra lệnh xả lũ hồ Tây cuốn trôi kết quả xử lý nước của chuyên gia Nhật.
Nhưng đầu óc mưu mô hám lợi, xảo quyệt và kh*n n*n đó đã thất bại. Nước sông Tô Lịch đã được xử lý sạch mà khỏi tốn đồng nào tiền thuế của dân. Ăn không được, tức lồng lộn lên cũng phải. Đau hơn nữa là các công ty cấp thoát nước từ nay sẽ không bán được hoá chất để xử lý nước, cái vụ này gây thiệt hại dữ lắm à nghen!
_____

Sửa bởi Ngu Yên: 12/08/2019 - 13:00


Thanked by 2 Members:

#654 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 14/08/2019 - 13:19

Thủy đi lùi tạo góc với hải 45° Thiên 07/7 sau đó đi thẳng tạo góc với Diêm 01/8 là các hình thái áp đảo trong hè năm nay 2019, điều đó ảnh hưởng đến nhiều chuyện trên Trái Đất như tôi đã đưa ra một số dự đoán : thiên tai, nhân tai, chính trị địa phương, chứng khoán, vàng ... Nhưng còn 2 loại vấn đề nữa là
1/ Xì căng đan như vụ tỷ phú J.Epstein bị bắt đầu tháng 7 vì buôn bán tình dục và lạm dụng thiếu niên sau đó đầu tháng 8 thì tự tử chết gây ra một làn sóng Thuyết Âm Mưu.
2/ Sự tan rã của niềm tin (ý nghĩa từ Hải 45 Thiên) , đặc biệt về thương mãi: chiến tranh thương mãi Mỹ- Trung, nhưng quan trọng hơn là thuyết trở về Mercantilism(thương chiến mạnh nuốt yếu) được dấu dưới mỹ từ Bilateralism/ Thương mãi song phương) bỏ đi thuyết Thương mãi Đa phương lập ra từ sau kinh nghiệm 2 đợt Thế Chiến của thế kỷ XX .Ngày 30/7 TT.Trump đã tuyên bố ông ta sẽ rút Mỹ ra khỏi WTO nếu tổ chức này không sửa lại cách làm việc theo ý Trump.
Tôi tìm ra được bài phỏng vấn sau ông Pascal Lamy cựu Tổng giám đốc WTO: ông Trump có thể chọn 2 chiến lược khác nhau , hoặc ép WTO công bằng hơn khi các nước mới nổi như TQ đã đuổi kịp các nước tiên tiến (Liên Âu & Nhật đang thương thuyết với TQ và cả Mỹ) hoặc như những gì ô.Trump đã làm , phá hủy WTO , triệt để đi theo Mercantilism.
Bài bằng tiếng Pháp, các bạn có thể dùng Google translate.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Ngu Yên: 14/08/2019 - 14:17


Thanked by 2 Members:

#655 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 17/08/2019 - 18:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 04/08/2019 - 13:39, said:

Có sai lầm trong dự đoán về ck của tôi . Tôi đã cho rằng Thủy đi thẳng lại từ 01/8 sẽ giúp cho ck đi lên dù Thủy lúc ấy gần sát 180° Diêm vì tháng 7 tuy ở Mỹ ck chỉ đi ngang nhưng ở Âu chứng khoán đã có lùi nhẹ .Nhưng hóa ra hình thái này lại ứng vào chuyện ông Trump cứng rắn để ép TQ trong thương thuyết mậu dịch cho nên ck phải đi xuống, hình thái Thủy 180 Diêm có ảnh hưởng tối đa đến 12/8. Vậy thì nay đoán lại là ck sẽ lên lại trễ lắm ngày 19/8 (Mộc30° Thổ) cho đến đầu tháng 9 có thể giữa tháng 9.

EDIT: một kịch bản xấu hơn là chứng khoán sẽ dần tưng lại từ tuần này nhưng sẽ đổ dốc ngay sau 19/8 đến tận đầu tháng 10.


tiếp theo: tuần lễ đẫm máu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lưu ý là Thủy (hành động nhanh, gọn) / Diêm (khủng bố, hủy diệt tận gốc, âm mưu) cũng ứng với những vụ xả súng.

Tôi nghĩ là chứng khoán chưa rơi mạnh tiếp tục ngay mà còn chênh vênh một thời gian, ít ra cho đến 28/8 Mộc 36 Thổ và thời điểm rơi mạnh là Mộc 90 Hải 17/9 (họp FED các ngày 17 và 18/9, tuyên bố sẽ không làm hài lòng thị trường).

Thanked by 2 Members:

#656 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 24/08/2019 - 21:58

1/ Khí hậu :
1.1 Vấn đề thiêu hủy vùng rừng rậm Amazonie trở thành đại nạn quốc tế theo tổng thống Macron (Pháp) , bài dưới đây (tiếng Pháp giải thích sơ lược vấn đề):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


1.2 Kỷ lục nắng nóng ở Nhật đầu tháng 8.

2/Chứng khoán: ck Mỹ lên rồi đảo chiều mạnh hôm qua , theo tôi điều này có nghĩa sẽ còn bật lại vào thứ tư 28/8 , tuy nhiên nhắc lại về trung hạn tháng 9 đến đầu tháng 10 sẽ rất xấu cho ck.

Thanked by 1 Member:

#657 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 28/08/2019 - 14:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 27/03/2019 - 01:12, said:

Liên Âu vừa quyết định yêu cầu các platforms internet sử dụng các thông tin, tác phẩm bảo vệ bởi tác quyền phải thương lượng để trả tiền .Đây chính là bước đầu của một cuộc Cải Cách lớn trong thế giới số ( Thổ trùng lập Diêm ở Ma kết, tuy hiện giờ chỉ mới gần sát chứ thực sự trùng lập là vào 2020, nhưng Directive này mới chỉ là bản dạo đầu vì từ đây đến 2021 còn phần thương lượng trước khi có ép buộc).Như việc một số quốc gia châu Âu sẽ bắt các GÂFA phải đóng thuế nhiều hơn chứ không để họ lách luật nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài dài nên tôi chỉ để link.Các bạn có thể dung Google translate.

1/ Sau hội nghị G7 Mỹ & Pháp đã sát đạt được thỏa thuận về việc bắt thuế các Platforms internet (GAFA và ali BaBa v.v...), dự trù là 2020 theo bài báo sau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2/ MỘc 90 Hải chấm dứt 21/9 và còn ảnh hưởng khoảng 3 tuần sau, đoán rằng mùa bão Thái Bình dương và Đại Tây dương gây thiệt hại nhỏ đi từ cuối tháng 9 đầu tháng 10.

Thanked by 4 Members:

#658 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 30/08/2019 - 13:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 01/08/2019 - 16:39, said:

Hôm nay 01/8 Thủy đi thẳng trở lại, đoán là trong vòng 2 tuần tới Hongkong sẽ đi vào một bước ngoặt mới (biểu tình dù ô sẽ có biến động mới).

Như tiên đoán các cuộc biểu tình có tinh cách toàn diện (đinh công cả vùng), "khủng bố " (từ của báo TQ) hơn với đe dọa đàn áp càng mạnh của TQ :
Thứ sáu, 30/8/2019, 09:57 (GMT+7)

Thủ lĩnh 'ô dù' Hong Kong lại bị bắt

Joshua Wong, thủ lĩnh 22 tuổi của phong trào biểu tình "ô dù" Hong Kong, bị bắt hôm nay, hơn hai tháng sau khi được thả khỏi trại cải huấn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Joshua Wong tại một nhà ga ở Hong Kong tháng 7/2015. Ảnh: Reuters.
"Anh ấy đột nhiên bị đẩy vào một chiếc ôtô trên đường phố và đưa đến trụ sở cảnh sát ở Wan Chai", tài khoản Twitter của Demosisto, nhóm hoạt động chính trị do Wong đồng sáng lập cho hay sáng 30/8. Cảnh sát Hong Kong hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Wong được xem là một trong những người dẫn đầu cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên tại Hong Kong năm 2014 nhằm phản đối việc Bắc Kinh can thiệp quá sâu vào cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính năm 2017.
Phong trào được gọi là "ô dù" vì người biểu tình mang theo ô để che mưa, nắng và bảo vệ bản thân khi cảnh sát dùng hơi cay. Biểu tình kéo dài gần ba tháng, lúc đỉnh điểm thu hút 100.000 người tham gia, đã làm tê liệt một phần của thành phố.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngày 17/6, sau khi thụ án 5 tuần vì tội coi thường tòa án.
Wong bị bắt trở lại trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hong Kong đã kéo dài gần ba tháng. Dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm tại Hong Kong đến quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có hiệp ước dẫn độ như Trung Quốc đại lục.
Người biểu tình thường xuống đường vào cuối tuần, đòi rút hoàn toàn dự luật, trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức và điều tra các hoạt động trấn áp biểu tình của cảnh sát. Ngày 25/8, cảnh sát Hong Kong buộc phải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trên đường phố, sau khi đạn hơi cay không giải tán được người biểu tình.

Mai Lâm (Theo Reuters)

dự đoán là giải quyết trong bạo lực từ khoảng 21/9 đến 14/10 , độ lệch 1 tuần .

Vụ bãi Tư Chính vẫn còn đó, Tập Cẩm Bình vừa gặp Duterte (Phi Luật Tân) và khi ông sau nhắc lại phán quyết của tòa thế giới thường trực (PCA) the Hague thì phía TQ lập lại rằng họ không công nhận

Ngoài ra chúng ta nên theo dõi các vụ Ấn Cachemire Pakistan, dự định lật đổ CP của đảng Cực Hữu Ý khi phá bỏ liên minh cầm quyền với đảng 5 Sao (vô định chế) bằng hy vọng bầu lại Quốc Hội và cả vụ Thủ tướng mới Boris Johnson (Anh) định qua mặt Quốc Hội nước này bằng cách cho QH nghỉ hè 5 tuần đến khi hạn chót thỏa hiệp với Liên Âu chỉ còn 2 tuần để chặn đứng các đối thủ quy hợp lại lật đổ ông ta.

Sửa bởi Ngu Yên: 30/08/2019 - 23:38


Thanked by 2 Members:

#659 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 04/09/2019 - 00:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 12/08/2019 - 12:37, said:

Cập nhật thiên tai , nhân tai mùa tháng 7 đến đầu tháng 10 năm nay :
1/VN và Úc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuy nhiên tôi không tính bão Lekima ở Đài Loan & TQ vì thiệt hại và tầm bão không hơn mọi khi vào mùa này ( vài chục người chết &triệu người di tản) cũng như mức độ tàn phá bão lụt hiện giờ ở Ấn độ (hơn trăm chết & 1 triệu di tản) vì cùng lý do .Xin ghi thêm là các vụ bắn súng giết người từ 3 người trở lên & không có tính cách xã hội đen hoặc công lý đã lên đến 251 vụ tính từ đầu năm đến 04/8 (nhưng vụ ở El Paso và vụ ở Ohio là nổi bật vì số người thương vong nên đáng ghi ).
2/ Nhân tai được tránh.


Nước sông Tô Lịch đã sạch, dự án 20.000 tỷ đồng bay theo mây khói



Bởi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- 11/08/2019


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


11-8-2019
Khi các chuyên gia Nhật bản bắt tay vào việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor, công việc đang tiến hành tốt đẹp thì các quan chức có liên quan ở Hà Nội ra lệnh xả lũ với mưu đồ cuốn trôi thành quả, đồng thời họp báo phê phán ầm ĩ. Nào là Ông Võ Tiến Hùng – tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội khẳng định: “Việc xã lũ phía Hà Nội đã cảnh báo, nhưng chuyên gia Nhật Bản và đại diện JVE đều khẳng định không ảnh hưởng đến kết quả cuộc thử nghiệm”.
Còn Công ty Thoát nước Hà Nội và UBND quận Tây Hồ, thì cho rằng dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bị ảnh hưởng do chuyên gia Nhật Bản nóng vội, chưa tính toán kỹ. Có ông còn bảo rằng các chuyên gia Nhật làm mà chưa xin phép. He he, náo loạn cả lên!!!
Theo các quan chức Hà Nội, sông Tô Lịch chỉ có thể làm sạch bằng hoá chất và họ đưa ra con số dự kiến cho dự án này là gần 20.000 tỷ đồng. Từ năm 2016 Hà Nội đã xúc tiến dự án 800 triệu USD hồi sinh sông Tô Lịch với một nhà máy hoành tráng. Thế nhưng sau nhiều năm nay, từ khi khởi công cho đến giờ, nhà máy vẫn… “đắp chiếu”.
Để có thể tiếp tục có số tiền này cho dự án do họ vẽ ra, họ đã tìm mọi cách để ngăn cản các hoạt động của các chuyên gia Nhật, những người làm sạch sông Tô Lịch không mất tiền.
Thế rồi, chiều 8.8.2019, trước sự chứng kiến của hàng trăm phóng viên và người dân, ông Kubo Jun ngâm mình trong bể nước thành phẩm sau xử lý mà cơ thể ông không có biểu hiện phản ứng nào.
Các chuyên gia Nhật đã thành công. Chuyên gia Nhật đã nhảy vào bể nước thải rửa mặt, bơi lội trong 30 phút mà không thấy mẩn ngứa gì.
Nhóm lợi ích nhìn thành quả này mà đau hơn hoạn, uất ức lắm. Miếng mồi hàng chục ngản tỷ đồng tưởng đã nắm trong tay đã bị tước mất vì đám chuyên gia Nhật Bản làm không công này, đau hơn bò đá.
Các chuyên gia Nhật để đi đến kết quả này phải vượt qua nhiều trở ngại mà khó khăn lớn nhất là sự phá hoại, đâm sau lưng của nhóm lợi ích thoát nước Hà Nội. Bởi nếu thí nghiệm của các chuyên gia Nhật thành công, họ sẽ không thực hiện được phi vụ hóa chất xử lý nguồn nước trị giá 20.000 tỷ, nên đã ra lệnh xả lũ hồ Tây cuốn trôi kết quả xử lý nước của chuyên gia Nhật.
Nhưng đầu óc mưu mô hám lợi, xảo quyệt và kh*n n*n đó đã thất bại. Nước sông Tô Lịch đã được xử lý sạch mà khỏi tốn đồng nào tiền thuế của dân. Ăn không được, tức lồng lộn lên cũng phải. Đau hơn nữa là các công ty cấp thoát nước từ nay sẽ không bán được hoá chất để xử lý nước, cái vụ này gây thiệt hại dữ lắm à nghen!
_____

1/ Đại bão Dorian , lớn nhất trong lịch sử Bắc Đại tây dương :http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/944324/sieu-bao-quai-vat-dorian-tan-pha-bahamas-my-tuyen-bo-tinh-trang-khan-cap
2/ Tai nạn chết người lớn (cho quốc gia như Mỹ):http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/944317/chay-tau-kinh-hoang-ngoai-khoi-california-34-nguoi-thiet-mang

3/ Đại họa ở hạ lưu sông Mékong:




















Có điều gì sai lầm nghiêm trọng
trên sông Mê kông



Tom Fawthrop(*)

The Diplomat, 26.8.2019


Người dịch: Tôn Thất Thông



Hạn hán năm nay chỉ là một bản dạo đầu
của các vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra
nếu nhà nước không thay đổi chính sách.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dân địa phương nhìn mực nước thấp ở Tonle Sap tháng 7.2019
Nguồn: The Diplomat



Sông Mê Kông đang quay cuồng với sự tấn công của biến đổi khí hậu, khai thác cát và xây đập không ngừng, chúng tổng hợp lại đã tạo nên vụ hạn hán vào tháng Bảy, được xem là tồi tệ nhất ghi nhận trong hơn 100 năm qua.
Đây là thảm họa sinh thái tệ hại nhất trong lịch sử khu vực sông Mê Kông”, chuyên gia tài nguyên thiên nhiên Thái Lan Chainarong Setthachua tuyên bố.
Mực nước ở hồ Tonle Sap, Campuchia, hồ nước nội địa to lớn, “nhịp tim đập để điều hòa sông Mê Kông”, đã bị giảm xuống mức thấp chưa từng có tiền lệ, đến nổi có ngôi làng chài trên nước hoàn toàn bị biến mất. Hầu như không thể tin được đối với người dân địa phương Tonle Sap, vì điều này xảy ra không phải vào mùa khô, mà đã hai tháng trong mùa mưa.
Youk Sengleng, một chuyên gia thủy sản NGO hoạt động ở vùng Tonle Sap, đã chia sẻ những quan sát của mình: “Nhiều cá chết vì nước cạn, nhiệt độ nóng và nước độc hại do thiếu oxy. Khoảng 2,5 triệu người sống phụ thuộc vào hồ với nghề đánh cá đã bị ảnh hưởng trực tiếp”.
Lấy quá nhiều nước từ một con sông về cơ bản sẽ hút sự sống ra khỏi nó. Các chất ô nhiễm trở nên đậm đặc hơn và nước chảy chậm lại, dẫn đến sự tích tụ các trầm tích làm tắc nghẽn lòng sông.
Trong một mùa mưa bình thường, hồ Tonle Sap mở rộng kích thước của nó lên hơn 40 phần trăm nhờ mực nước dâng cao 7-8 mét ở sông Mê Kông sau những cơn mưa dầm lớn. Hiện tượng “xung lũ” tuyệt vời này thường xảy ra vào giữa cuối tháng 8 và giữa tháng 9, qua đó, nhánh sông Tonle như một nguồn dự trữ, đưa nước sông Mê Kông đổ về hồ lớn.
Một đám mây nặng nề của sự lo lắng và vô định đang treo trên số phận của dòng sông. Tình trạng của nó thay đổi hàng năm, nhưng hiếm khi có xung lũ giảm mạnh như vậy. Nó đã quá yếu để hỗ trợ nghề nuôi cá và bảo đảm lương thực để nuôi sống 60 triệu người đang sinh sống ở hạ lưu sông Mê Kông. Ngay cả khi cuối cùng, dòng sông có thể hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của các vị Thần Angkor để thay đổi tình trạng tồi tệ đó, sự khan hiếm cá và thiếu protein vẫn còn tồn tại đến năm thứ một triệu, cho đến khi lượng cá hiện thời được hồi phục.
Ian Cowx, giám đốc Viện Thủy sản Quốc tế Hull thuộc Đại học Hull ở Anh (HIFI: Hull International Fisheries Institute), giải thích rằng trở ngại lâu dài lớn nhất đối với sự phục hồi của nghề thủy sản không phải là sự biến đổi khí hậu và hạn hán này, mà là từ các con đập ở thượng nguồn.
Theo nghiên cứu của HIFI, “tất cả các loài cá đều thích nghi với chu kỳ hạn hán và lũ lụt” và yếu tố khí hậu không gây ra nguy cơ tuyệt chủng. “Vấn đề lớn ở đây là liệu các hoạt động khác như điều tiết dòng chảy và hiệu ứng rào cản gây ra bởi thủy điện, chất ô nhiễm và khai thác trầm tích có làm hủy hoại môi trường sống và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng hay không”, theo Cowx. “Có lẽ vấn đề lớn nhất ở đây là dòng chảy giảm sút do những con đập ở Trung Quốc, đập Lower Sesan 2 [trên một nhánh sông Mê Kông ở Campuchia] và mất hẳn kênh Hou Sahong vì đập Don Sahong”.
Thêm vào đó, đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng và gần như hoàn thành ở hạ lưu sông Mê Kông, là một thí dụ khác về dự đoán thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái, lớn hơn nhiều so với vấn đề tạm thời hao hụt nguồn nước.
Lý do chính khiến mực nước hạ thấp ở sông Mê Kông vào tháng 7 năm nay là do thiếu mưa, nhưng hoạt động tại đập Jinghong ở Trung Quốc và đập Xayaburi khổng lồ sắp xây xong ở Lào, cũng liên quan đến việc làm cho cuộc khủng hoảng nước trầm trọng thêm. Trung Quốc đã quyết định “tắt vòi nước sông Mê Kông” từ Jinghong với lý do họ phải tiến hành “bảo trì lưới điện”.
Đồng thời, các nhà phê bình cũng xác định rằng đập Xayaburi là thủ phạm tham gia vào các thử nghiệm đặc biệt đã đóng cửa ngăn lũ lụt. Điều đó càng tăng nổi giận giữ của người nông dân Thái Lan sống ở tỉnh Chiang Rai, hơn 220 km về phía hạ lưu.
Trong khi công ty xây dựng đập Thái Lan CK Karnchang từ chối mọi trách nhiệm đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nước, các tổ chức phi chính phủ Thái Lan đã kiến ​​nghị lên Tòa án Hành chính Thái Lan, yêu cầu EGAT, Ủy ban Điện lực Thái Lan, trì hoãn việc mua điện từ đập Xayaburi, chờ điều tra thêm về vai trò thủ phạm tiềm năng của nó trong vụ hạn hán bất hợp lý. Vụ kiện này có thể trì hoãn việc khánh thành con đập dự kiến vào tháng 10 này.
Mọi thứ đang thay đổi dọc theo sông Mê Kông. Hạn hán đang gia tăng; tài nguyên nước đang giảm. Sự phong phú của nghề thủy sản và đa dạng sinh học đang bị đe dọa cả từ biến đổi khí hậu và sự xây dựng đập bừa bãi thiếu kiểm soát dọc theo sông.
Chainarong, người giảng dạy ngành sinh thái chính trị và quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Maha Sarakham, khẳng định rằng, “hôm nay chúng ta có thể thấy từ trường hợp các đập Trung Quốc ở thượng nguồn và đập Xayaburi [Lào] rằng, chính phủ các nước trên giòng sông Mê Kông và chính sách của họ đã tạo ra một thảm họa sinh thái ở lưu vực sông lớn nhất trong khu vực”.
Nhưng bất chấp những cảnh báo khoa học khác nhau về sự xuống dốc nghiêm trọng của Mê Kông, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đã không chú ý đến các yêu cầu của xã hội dân sự nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát môi trường qui mô hơn để bảo vệ con sông Mê Kông đang bị uy hiếp.
Một cảnh báo quan trọng đã được đưa ra bởi Ủy ban sông Mê Kông (MRC: Mekong River Commission), bao gồm bốn quốc gia thành viên: Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. MRC chính thức công bố vào năm 2018 báo cáo Nghiên cứu của Hội đồng về tác động của thủy điện. Một trong số nhiều kết luận đáng báo động là, khối lượng sinh thái cá sẽ giảm 35-40% vào năm 2020. Hơn nữa, báo cáo cảnh báo rằng phát triển thủy điện đến năm 2040 sẽ hủy hoại khả năng cá di chuyển ở phần lớn các vùng của sông Mê Kông. Không có loài cá nào trên sông Mê Kông có thể sống sót trong các hồ chứa của các đập sẽ được xây dựng vào năm 2020 và 2040.
Theo kết quả của các cơ quan thủy sản MRC đã báo cáo, giá trị của nghề thủy sản sông Mê Kông – nghề thủy sản nước ngọt lớn nhất thế giới – đạt mức 11 tỷ đô la trong việc đánh bắt tự nhiên (chưa kể các trang trại cá) cho các nước MRC, các nhà quan sát có thể chờ đợi một cách hợp lý về viễn cảnh thảm khốc của tình trạng cá bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên, ba trong số bốn quốc gia thành viên – Lào, Thái Lan và Campuchia – đã bất ngờ từ chối chấp nhận tài liệu mang tính chiến lược này vốn đã dựa trên năm năm nghiên cứu, và họ cũng ít bày tỏ mong muốn tranh luận về báo cáo. Chỉ có Việt Nam hoan nghênh và tán thành báo cáo.
Chính phủ các nước Mê Kông thực sự cần thức tỉnh trước các báo động của những năm gần đây và cần bắt đầu làm việc cùng nhau vì lợi ích chung”, nhà sinh thái học vùng ngập nước, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thiện, người đã làm việc trên một số báo cáo quốc tế về Mekong với tư cách là cố vấn cho WWF và ICEM, khẩn thiết kêu gọi.
Trong một cuộc phỏng vấn với Thiện ở Cần Thơ, ông đã bày tỏ mối quan ngại lâu dài của mình đối với quốc gia trong tương lai: “Vùng tam giác [Mê Kông Delta] đang chìm vì hầu hết các trầm tích giàu chất dinh dưỡng quan trọng để bổ sung cho đồng bằng bị kẹt ở thượng nguồn bởi các con đập. Điều này gây ra suy thoái môi trường ở quy mô lớn và cũng liên quan đến sự mất ổn định và căng thẳng trong khu vực. Trong tương lai, vùng tam giác sẽ không còn có thể duy trì 18 triệu dân. Họ sẽ phải chạy trốn như những người di cư và tị nạn. Thủy điện ở khu vực sông Mê Kông đang gieo mầm cho sự bất ổn của khu vực và nó có thể trở thành một vấn đề an ninh khu vực”.
Nghiên cứu mới được công bố bởi Viện Môi trường Stockholm (Stockolm Environment Institute) vào năm 2018 cho thấy, 96% trầm tích giàu chất dinh dưỡng của sông Mê Kông sẽ không bao giờ đến được vùng đồng bằng tam giác, nếu tất cả 11 đập theo kế hoạch dự kiến được xây dựng ở Hạ lưu sông Mê Kông.
Nếu việc xây đập ở thượng nguồn và suy thoái môi trường dẫn đến việc Việt Nam “mất” vùng đồng bằng, điều đó có nghĩa là mất nguồn chính về gạo, trái cây và rau quả, tổng số chiếm gần 25% GDP. Tiến sĩ Thiện tự hỏi, “nếu về lâu dài, không có đồng bằng, Việt Nam có thể tồn tại như một quốc gia?
Khi việc ngăn đập có thể dừng lại, chủ tịch về tài nguyên nước của WWF, Marc Goichot giải thích rằng điều đó sẽ có nhiều lợi ích cho dòng sông: “Việc giữ cho dòng sông ở hạ lưu chảy tự do sẽ khiến khoảng 28 triệu người ở Campuchia và Việt Nam sống vững chãi hơn với thảm họa khí hậu và nước, đồng thời cải thiện sự ổn định thực phẩm”.
Hy vọng đang tăng lên, khi các đập thủy điện có thể sớm bị coi là lỗi thời so với năng lượng tái tạo từ mặt trời và gió vốn đang bắt đầu phát triển trong khu vực. Nhà phân tích năng lượng của Mekong, Brian Eyler, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Stimson có trụ sở tại Hoa Kỳ tin rằng các quốc gia MRC đang bắt đầu khai thác năng lượng tái tạo và cuối cùng sẽ chuyển hướng ra khỏi thủy điện. Ông nói, “Nhiều chuyện đã được thay đổi, kể từ khi đập Xayaburi bắt đầu xây dựng vào năm 2012. Tôi chắc chắn rằng một số quan chức của chính phủ Thái Lan, sẽ lấy làm tiếc khi thấy đập Xayburi (được tài trợ bởi Thái Lan) là một dự án hoàn toàn không cần thiết”.
Ước mơ ban đầu của Thỏa thuận MRC 1995 là một dòng sông có sự hợp tác quốc tế và chia sẻ công bằng tài nguyên nước. Nhưng Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Giám đốc Học viện Kinh tế Hà Nội, phát biểu tại một Diễn đàn Mê Kông vài năm trước, than thở rằng ước mơ đó không đạt được theo cách mà nó đang được giải quyết. “Chúng ta chỉ có thể cứu sông Mê Kông bằng cách loại bỏ tâm lý hẹp hòi theo kiểu ‘ao nhà’ để kiếm lợi nhuận [từ mỗi phân khúc có chủ quyền quốc gia trên dòng sông] nhân danh sự phát triển”.
Một số nhà bình luận bi quan có thể cho rằng đã quá muộn để cứ loanh quanh với các vấn đề, mà cần vạch ra một con đường mới và bền vững hơn cho sông Mê Kông. Tuy thế, vào thời điểm mà tình trạng của sông Mê Kông đang bị đe dọa nguy hiểm chưa từng có, học giả Chainarong người Thái Lan thuyết phục hơn: “Không phải là quá muộn khi bảo vệ dòng sông bằng cách ngăn chặn tất cả các dự án đập đang nằm trong danh sách, và phát triển một chính sách khác cho Mê Kông dựa trên việc tuân thủ các qui định của Ủy ban Đập Thế giới và sự tham gia đầy đủ của xã hội dân sự và cộng đồng dân cư ở ven sông”.
Chain Chainarong nói tiếp: “Tất cả các chính phủ của Mê Kông nên hợp tác để ngăn chặn tác động xấu nhất của thiên tai, thiệt hại sinh thái và cướp bóc tài nguyên thiên nhiên bằng một chính sách khác về Mê Kông, trên cơ sở cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển quốc gia”.
__________________________________
(*) Tom Fawthrop là một nhà báo và nhà làm phim tự do có trụ sở tại Đông Nam Á.
Bản gốc tiếng Anh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Ngu Yên: 04/09/2019 - 00:18


Thanked by 2 Members:

#660 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3243 Bài viết:
  • 7679 thanks

Gửi vào 08/09/2019 - 11:52

ĐBSCL chỉ còn trên mực nước biển 0,8m, nguy cơ di tản 12 triệu người

05/09/2019 15:15 GMT+7

15 8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    ĐBSCL có nguy cơ chìm dưới nước trong vài chục năm tới - Ảnh: Grey Line
    Dữ liệu mới nhất về tốc độ chìm của đồng bằng sông Cửu Long (

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ) vừa được công bố trên Tạp chí khoa học Nature Communications ngày 28-8 bởi nhóm nghiên cứu của ĐH Utrecht (Hà Lan), dẫn đầu bởi nhà địa chất Philip Minderhoud.
    Sau quá trình nghiên cứu và đo đạc trên thực địa, học giả Minderhoud và các cộng sự phát hiện khu vực hạ nguồn sông Mekong - tức ĐBSCL - thực tế chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m, chênh lệch gần 2m so với các dữ liệu vệ tinh thường được trích dẫn (2,6m).
    Với tốc độ chìm hiện nay, nước biển sẽ "xóa" khoảng cách 0,8m này trong 57 năm tới. Điều này đồng nghĩa số người dân chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng ở ĐBSCL tăng gấp đôi so với dự báo trước đó (nhóm khoa học Hà Lan ước tính 12 triệu người).
    Ông Torbjörn E. Törnqvist, nhà địa chất thuộc ĐH Tulane (Mỹ), nhận xét với đà này, không chỉ khu vực Mekong, các vùng châu thổ trên khắp thế giới cũng có nguy cơ chịu chung số phận. "Tôi chỉ hi vọng phát hiện mới sẽ đánh động mọi người rằng những dữ liệu chúng ta đang có trong tay không đúng với tầm mức của nguy cơ", ông bình luận.
    Theo tạp chí Scientific American, ở nhiều quốc gia đang phát triển, người ta đánh giá cao độ của địa hình dựa trên dữ liệu vệ tinh toàn cầu, thiếu các chỉ số đo đạc thực địa; nhưng dữ liệu vệ tinh lại không chính xác khi ước lượng cao độ thẳng của các khu vực trũng.
    Vì lý do đó, nhà địa chất Törnqvist bổ sung thêm dữ liệu địa hình không chính xác sẽ dẫn đến dự báo sai về tốc độ chìm của các vùng châu thổ. Ngoài Mekong, hàng chục triệu người ở các vùng đồng bằng như sông Hằng (Bangladesh, Ấn Độ), Irrawaddy (Myanmar)... cũng chịu chung nguy cơ.

    Khác với cấu tạo đá của các bờ biển lục địa, các vùng châu thổ được hình thành từ lớp phù sa mềm tích tụ qua hàng ngàn năm, dễ nén và dễ chìm. Tình trạng sụt lún có thể diễn ra nhanh hơn khi các con đập trên thượng nguồn chặn dòng phù sa, hoặc khi nước ngầm, khí đốt... bị rút khỏi lòng đất.
    Việc xây dựng hạ tầng đô thị, đường sá... cũng làm giảm lượng nước thấm xuống lòng đất, khiến các túi nước nâng đỡ vùng đất không kịp phục hồi.
    Tất cả các yếu tố trên là những gì đã và đang diễn ra ở ĐBSCL trong vài chục năm qua. Một vài khu vực đồng bằng thậm chí đang chìm với tốc độ gần 5cm/năm - thuộc hàng nhanh nhất thế giới.
    Thực ra, các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện từ khá lâu. Cách đây 10 năm, nhà hải dương học người Mỹ James Syvitski (ĐH Colorado) đã đăng tải một công trình nghiên cứu cảnh báo rằng nhiều vùng châu thổ của thế giới sẽ đối mặt với ngập lụt thảm họa trong thế kỷ 21.
    Ông Syvitski dự báo dựa trên thông tin thu thập bởi tàu con thoi Endeavour trong một sứ mệnh do đạc địa hình (SRTM) kéo dài 11 ngày vào tháng 2-2000. Khảo sát toàn cầu này được Bộ Quốc phòng Mỹ dùng cho mục đích quân sự nhưng họ cũng chia sẻ cho các nghiên cứu dân sự.






    Similar Topics Collapse

    18 người đang đọc chủ đề này

    0 Hội viên, 18 khách, 0 Hội viên ẩn


    Liên kết nhanh

     Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
     Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
     Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
     Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
     Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

    Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |