Jump to content

Advertisements




Hoàng Cực Kinh Thế tạp luận (Sưu Tầm)



23 replies to this topic

#16 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 26/05/2013 - 09:45

Câu chuyện Dịch học : THIỆU UNG : HOÀNG CỰC KINH THẾ

Thiệu Ung 1011 – 1077, người đất Cung Thành, nước Tống, tự là Nghiêu Phu, Ông là Dịch học gia nổi tiếng thời Bắc Tống, có nhiều thành tựu về Dịch học, về mặt tượng số thì đặc biệt xuất sắc. Cống hiến chủ yếu của Thiệu Ung là sự đề xuất Tiên thiên Dịch học, học thuyết này đã khẳng định được vai trò của Dự trắc học, và có những phát triển quan trọng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiệu Ung ở đất Lạc Dương 30 năm, tên đất nơi đây là An Lạc Oa, do vậy ông lấy tên hiệu là An Lạc tiên sinh. Năm Nguyên Hựu, ông được ban tên thuỵ là Khang Tiết, nên còn gọi là Thiệu Khang Tiết.

Sáng tác chủ yếu của ông là : Hoàng Cực Kinh Thế.

Thiệu Ung đã lập riêng ra một trường phái, chủ yếu là phát triển "tượng" "số" học Kinh Dịch, bao gồm sự phát triển đối với Quái đồ của Kinh dịch và Dự trắc học. Ông sáng tạo ra: “Thái cực bát quái vũ trụ sinh thành đồ thức”, dẫn giải sâu sắc về bản nguyên Vũ trụ Thái cực Kinh Dịch. Đối với hệ thống tượng số, Ông đã suy tính được sự hưng suy trị loạn của Xã hội, của Lịch sử nhân loại, đây là một sự sáng tạo độc lập của Thiệu Ung, đã để lại những ảnh hưởng rất lớn trong dân gian, Ông chế định Niên biểu Lịch sử Vũ trụ, Dự trắc được quy luật sinh - diệt, thịnh – suy của thiên nhiên vũ trụ.

Tiên thiên Dịch học là môn phái do Thiệu Ung khai sáng, theo phương pháp tư duy của mình, Ông cho rằng Tiên thiên đồ là do Phục Hy vẽ ra, tuy chỉ có Quẻ dịch, nhưng đã gồm đủ mọi lý về Trời Đất vạn vật trong thiên hạ, từ thuyết “tam tài” của Kinh Dịch, Thiệu Ung xây dựng mối quan hệ:

Thiên Địa - Người – Xã hội

Thiệu Ung cho rằng, lời của Quẻ dịch, và lời của Hào từ trong Kinh Dịch, đều do Văn vương làm ra, nó thuộc về Hậu thiên Dịch học. Nên, Thiệu Ung đã dốc sức vào Tiên thiên Dịch học, lập ra 14 bức Tiên thiên đồ, trong đó có: “Phục Hy Bát quái thứ tự đồ”, “Phục Hy Bát quái phương vị đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái thứ tự đồ”, “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ”, ...Chu Hy đều chép và bảo tồn trong trước tác: “Chu Dịch bản nghĩa”.

Tiên thiên đồ của Thiệu Ung bắt nguồn từ lý luận Thái cực của Kinh Dịch, thông qua sự khởi nguyên và diễn biến của Bát quái, mà Quái thứ tự đồ đã tượng trưng cho sự khởi nguyên và sinh-thành của Vũ trụ vạn vật. Thiệu Ung dẫn giải trong trước tác HOÀNG CỰC KINH THẾ của mình:

“Thái cực đã chia, hai nghi lập nên, Dương xuống giao với Âm, Âm lên giao với Dương, bốn tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương, mà sinh ra bốn tượng của Trời ; Cứng giao với Mềm, Mềm giao với Cứng, mà sinh ra bốn tượng của Đất. Do vậy, Bát quái đã thành. Bát quái đan xen, sau đó sinh ra vạn vật. Do vậy, một phân thành hai, hai phân thành bốn, bốn phân thành tám, tám phân thành mười sáu, ..., Mười phân thành trăm, Trăm phân thành nghìn, ...,” (Hoàng cực kinh thế - Quan vật ngoại thiên – Tiên thiên tượng số đệ nhị).

Ý nghĩa có giá trị lớn nhất của Hoàng cực kinh thế, là nguyên lý vũ trụ "Vô hạn khả phân”. Trong đó, Tiên thiên phương vị đồ, và Hậu thiên phương vị đồ, đã minh giải được thuyết “quái khí” Kinh Dịch và thúc đẩy được học thuyết này mang tính thực tiễn rất cao.

“Lục thập tứ quái viên đồ” và “Phục Hy bát quái phương vị đồ” đều lấy Càn - Khôn cư Nam - Bắc, còn Khảm-Ly nằm ở Tây – Đông, mục đích xây dựng hai đồ này để tượng trưng cho quá trình tiêu trưởng chuyển hoá Âm Dương, bốn mùa trong một năm. Đối với “Phục Hy bát quái phương vị đồ”, thì: từ quẻ Chấn đến quẻ Càn, là quá trình dương trưởng âm tiêu, từ quẻ Tốn đến quẻ Khôn là quá trình âm trưởng dương tiêu, tượng trưng cho thời tiết trong một năm, chuyển biến từ mùa Đông sang mùa Hạ, rồi từ mùa Hạ sang mùa Đông. Đối với “Phục Hy lục thập tứ quái phương vị đồ” thì: từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, là giai đoạn dương trưởng âm tiêu ; từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Thuần Khôn, lại là thời kỳ âm trưởng dương tiêu.

Thông qua phương vị đồ, đã giải thích quy luật “quái khí” âm dương tiêu trưởng. Thiệu Ung đã viết:

“Dương ở trong Âm, Dương đi ngược. Âm ở trong Dương, Âm đi ngược. Dương ở trong Dương, Âm ở trong Âm, đều là đi thuận (xuôi). điều này thật là chí cái lý, nhìn hình vẽ là ta có thể thấy được.” (Sách đã dẫn).
“Từ quẻ Địa Lôi Phục đến quẻ Thuần Càn, tất cả đều là 112 hào dương. Từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Khôn, tất cả là 112 hào âm. Từ quẻ Cấu đến Khôn, tất cả là 80 hào dương. Từ quẻ Phục đến quẻ Càn, tất cả là 80 hào âm. Càn 36, Khôn 24, Ly Đoài Tốn 32, Khảm Cấn Chấn 28.”

HOÀNG CỰC KINH THẾ lấy chu kỳ: Nguyên - Hội - Vận - Thế phối hợp với Năm – Tháng – Ngày - Giờ làm một đơn nguyên (đơn vị)
- Nguyên căn cứ vào sự vận hành của mặt Trời, xác định vòng quay của mặt Trời là một năm, do vậy lấy mặt Trời để phối với Nguyên.
- Hội: trong một Năm, thì mặt Trời mặt Trăng giao hội 12 lần, do vậy lấy mặt Trăng để phối với Hội.
- Vận: là sự vận hành của Sao trong một Năm là 360 độ, do vậy lấy Sao phối với Vận.
- Thế: một ngày có 12 canh giờ, cho nên lấy “thần” (chỉ hằng tinh) để phối với Thế.

Phương pháp tính là: lấy Nguyên là 1, lấy Hội là 12, lấy Vận là 360, lấy Thế là 4320. Phối hợp với thời gian (số năm) thì một Nguyên bằng 12 hội, một Hội bằng 30 vận, một Vận bằng 12 thế, một Thế bằng 30 năm.
Khi đổi ra Giờ-Ngày-Tháng-Năm thì: một Nguyên là 1 năm, 12 Hội là 12 tháng, 360 vận là 360 ngày, do vậy 1 nguyên = 4320 thế.
Theo hệ thống học thuyết của Thiệu Ung, thì một đơn vị tính là 129600, (một Nguyên),Ông căn cứ vào Lục thập hoa giáp làm đơn vị cơ sở:

60 x 60 x 60 60 = 12 960 000

Khi người xưa phân một canh giờ là 100 khắc, tức là một giờ âm lịch bằng 100 khắc, theo cách phân định thời gian của ngày hôm nay là 120 phút tương đương với 100 khắc, nên Thiệu Ung lấy 12960000 chia 100 = 129600, tương đương với: 4320 x 30 = 129600. Ví dụ, cụ thể như Biểu suy đoán chu kỳ trong Trời Đất của quẻ Thuần Càn: “Càn cung nhất nguyên” như sau:
- Thuần Càn = 1 x 1 = 1 (Nguyên kinh Nguyên)
- Trạch Thiên Quải = 12 x 1 = 12 (Nguyên kinh Hội)
- Hoả Thiên Đại Hữu = 12 x 30 = 360 (Nguyên kinh Vận)
- Lôi Thiên Đại tráng = 360 x 12 = 4320 (Nguyên kinh Thế)
- Phong Thiên Tiểu súc = 4320 x 30 = 129600 (Nguyên kinh Năm)
- Thuỷ Thiên Nhu = 129600 x 12 = 1555200 (Nguyên kinh Tháng)
- Sơn Thiên đại súc = 1555200 x 30 = 46656000 (Nguyên kinh Ngày)
- Địa Thiên Thái = 46656000 x 12 = 559872000 ((Nguyên kinh Giờ).

Thiệu Ung với phương pháp “tư duy số” của mình, ông lấy “số” làm cơ sở để khởi Quái trên nguyên lý “Vạn vật giai số”. Bao gồm: quái số, thời số, vật số, âm số, can chi số, niên nguyệt nhật thời số, tự số, sinh thần số, xích số, độ số, nhân số, phương vị cửu cung số, ngũ hành sinh thành số, thập nhị sinh tiêu số. Nền tảng để Thiệu Ung hình thành phương pháp “tư duy số”, là Thiệu Ung coi mặt Trời là một chu kỳ vận động của một Ngày. Có nghĩa là một Hào của quẻ Dịch, luôn luôn tiệm tiến trải qua 12 quá trình (12 quẻ), tương đương với 60 ngày (Lục thập hoa giáp), do vậy một quẻ Dịch có 6 hào thì tương đương với 6 x 60 = 360 ngày. Đây là điều mà, khi các Nhà xuất bản tại Trung quốc không đề cập tới trong quá trình phát hành.

Hoàng cực kinh thế là sản phẩm của phương pháp “tư duy số” mà Thiệu Ung đã sáng tạo nên, cụ thể để Dự trắc Vũ trụ và Xã hội loài người, lấy chu kỳ tăng giảm của Âm – Dương để giải thích các hiện tượng tự nhiên của Vũ trụ, phù hợp với nguyên lý Âm – Dương của Kinh Dịch. Nhưng Kinh Dịch lại “nhấn mạnh tính năng động chủ quan, coi trọng năng lực con Người”. Do vậy, khi tham khảo Hoàng cực kinh thế, ta cần chú ý tôn trọng sự thật khách quan của Lịch sử, trên tinh thần thực sự cầu thị.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tigerstock68: 26/05/2013 - 09:56


Thanked by 3 Members:

#17 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 26/05/2013 - 10:10

Thiệu Khang Tiết và học thuật





Thiệu Khang Tiết


Cái học của Khang Tiết rất uyên thâm quảng bác: từ sự vận hóa của trời đất, cuộc tiêu trưởng của âm dương, cho đến sự biến cải của cổ kim cùng tính tình của các loài cầm thú, thảo mộc, chẳng có việc gì mà Khang Tiết không nghiên cứu thấu đáo.

Tinh thông Dịch Lý, bao nhiêu tâm thuật tinh vi của Khang Tiết đêỳ phát hiện ra trong “Hoàng cực kinh thế” và “Tiên thiên đồ”. Khang Tiết suy lẽ âm dương cơ ngẫu, từ một sinh hai, từ hai sinh bốn, nên phàm vật gì cũng lấy số bốn mà so sánh với nhau, và dưới mắt tiên sinh, vật gì cũng thành ra bốn mảnh.

Trong “Hoàng cực kinh thế”, Khang Tiết lấy mặt trời, mặt trăng, muôn sao, nước, lửa, đất, đá cau hế thể dụng của trời đất; lấy rét, nắng, ngày, đêm, mưa, gió, móc, sấm cai hết sự tiến hóa của vũ trụ; lấy tính, tình, hình sắc, thể chất, giống biết chạy, giống biết bay, loài cỏ, loài cây cai hết tính cảm ứng của vạn vật; lấy nguyên, hội, vận, thế, năm, tháng, ngày, giờ cai hết thời gian; lấy Tam Hoàng [1], Ngũ Đế [2], Tam Vương [3], Ngũ Bá [4], kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Thi, kinh Thư, kinh Xuân Thu cai hết sự nghiệp của thánh hiền. Khang Tiết lại suy lẽ âm dương tiêu trưởng, cho cuộc tịnh, suy, bĩ, thái ở đời là số nhất định. Ví như từ giớ tý (nửa đêm) đến giờ ngọ (nửa ngày) lúc âm tiêu dương trưởng, từ suy sang thịnh của một ngày; từ giờ ngọ đến giờ hợi là lúc dương tiêu âm trưởng, từ thịnh sang suy của một ngày. Nhân đó mà suy rộng ra, cứ mười hai giờ là một ngày, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm, ba mươi năm là một thế, mười hai thế là một vận (360 năm), ba mươi vận là một hội (10.800 năm), mười hai hội là một nguyên (229.600 năm). Cuộc thịnh suy cứ lần lượt thay đổi nhau, hết thịnh đến suy, hết suy lại thịnh, cho đến khi nào hết một nguyên thì trời đất và vạn vật phải tiêu diệt, rồi một thế giới mới bắt đầu hình thành.

THIỆU UNG

(1011 – 1077)

I. TIỂU SỬ:

Thiệu Ung tự Nghiêu Phu; tổ tiên mấy đời ở Phạm Đương [1], nhưng đến đời thân phụ của tiên sinh lại dời đến ở Hà Nam, nên tiên sinh trưởng thành ở đó.

Thuở thiếu thời, tiên sinh ở đất Bách Nguyên [2], ăn mặc kham khổ, chuyên cần học tập, đến nỗi rét không sưởi, nóng không quạt, đêm quên ngủ, chẳng khác nào một tu sĩ khổ hạnh. Một hôm, tiên sinh than rằng: “Người xưa thượng hữu [3] thiên cổ nhưng nay ta chưa kịp bốn phương!”. Thế rồi, tiên sinh qua Hà [4], Phần [5], vượt Hoài [6], hán [7]. Chu du khắp đất của bốn nước cũ: Tề, Lỗ, Tống, Trịnh.

Sau cuộc du lịch ấy, tiên sinh trở về và từ đấy không đi xa nữa.

Tiên sinh là một người hùng tài khẳng khái, nhưng tính tình luôn giữ được sự thanh đjam ôn hòa. Dù ở trong một túp lều tranh rách nát, không đủ che gió mưa, tiên sinh vẫn an bần lạc đạo. Tiên sinh tự đề chổ ở của mình là “An lạc oa” bà tự hiệu là “An lạc tiên sinh”.

Thường ngày, mỗi sớm, tiên sinh đốt nhang ngồi lặng lẽ để suy nghĩ về đạo lý; mỗi chiều, hẳn chuốc rượu vài hồ, uống đến lúc hơi xoàng thì nghỉ, không để đến nổi say sưa. Những khi cảm hứng, tiên sinh ngâm thơ tự vịnh, còn gặp những lúc đương thời thắng cảnh, lại ngồi trên một chiếc xe nhỏ, do một người đẩy, đi chơi trong thành.

Lý Chi Tài, một người giỏi về Dịch lý, nghe tiếng tiên sinh hiếu học, tìm đến hỏi rằng: “Ông đã từng học về vật lý, tính mệnh chưa?”. Tiên sinh nói: “Xin được thụ giáo cùng ngài”. Do đó, tiên sinh học được những điều vi ẩn của Hà đồ, Lạc thư cùng tượng số, sấm vĩ.

Niên hiệu Gia Hựu [1] có chiếu cử nhưng kẻ hiền tài di dật. Lưu thủ Vương Cũng Thần tiến cử tiên sinh, song tiên sinh không muốn ra làm quan.

Niên hiêu Hy Ninh [2] lại có chiếu cầu dật sĩ. Trung thừa Lữ Hối lại tiến cử tiên sinh. Triều đình bổ nhiệm tiên sinh làm chức đoàn luyện suy quan [3] ở Dĩnh Châu [4]. Sau ba bận từ nan, tiên sinh mới thụ mệnh, nhưng rồi cũng không nhậm chức.

Tiên sinh rất tinh thông Dịch lý, có thể biết trước được những việc tương lai: Khi đi chơi trên Thiên tân kiều [5], nghe tiếng đỗ quyên kêu, tiên sinh tỏ vẽ buồn bã mà nói rằng: “Thiên hạ sắp trị, địa khí từ bắc sang nam; sắp loạn, từ nam sang bắc. Nay địa khí từ phương nam đến, mà loài cầm ddieur được khí trước vậy”. Đến lúc Vương An Thạch cầm chính quyền, lập nên tân pháp, làm cho thiên hạ oán thán, người ta mới biết lời của tiên sinh rất đúng. Lại khi tiên sinh bệnh nặng, nằm trong phòng bệnh mà vẫn nghe rõ được những lời nghị sự rất xa.

Tháng bảy năm Hy Ninh thứ mười lăm, tiên sinh mất, hưởng thọ được sáu mươi bảy tuổi.

Tiên sinh có để lại những tác phẩm: Quan vật thiên, Ngư tiều vấn đáp, Tiên thiên đồ, Hoàng cực kinh thế…

Niên hiệu Nguyễn Hựu [1], tiên sinh được tứ thụy Khanh Tiết; niên hiệu Hàm Thuần [2], được tùng tự ở Khổng Miếu và được truy phong Tân An Bá; đến niên hiệu Gia Tỉnh [3] đời Minh, được xưng là “Tiên nho thiệu tử”.

II. HỌC THUẬT:

Cái học của Khang Tiết rất uyên thâm quảng bác: từ sự vận hóa của trời đất, cuộc tiêu trưởng của âm dương, cho đến sự biến cải của cổ kim cùng tính tình của các loài cầm thú, thảo mộc, chẳng có việc gì mà Khang Tiết không nghiên cứu thấu đáo.

Tinh thông Dịch Lý, bao nhiêu tâm thuật tinh vi của Khang Tiết đêỳ phát hiện ra trong “Hoàng cực kinh thế” và “Tiên thiên đồ”. Khang Tiết suy lẽ âm dương cơ ngẫu, từ một sinh hai, từ hai sinh bốn, nên phàm vật gì cũng lấy số bốn mà so sánh với nhau, và dưới mắt tiên sinh, vật gì cũng thành ra bốn mảnh.

Trong “Hoàng cực kinh thế”, Khang Tiết lấy mặt trời, mặt trăng, muôn sao, nước, lửa, đất, đá cau hế thể dụng của trời đất; lấy rét, nắng, ngày, đêm, mưa, gió, móc, sấm cai hết sự tiến hóa của vũ trụ; lấy tính, tình, hình sắc, thể chất, giống biết chạy, giống biết bay, loài cỏ, loài cây cai hết tính cảm ứng của vạn vật; lấy nguyên, hội, vận, thế, năm, tháng, ngày, giờ cai hết thời gian; lấy Tam Hoàng [1], Ngũ Đế [2], Tam Vương [3], Ngũ Bá [4], kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Thi, kinh Thư, kinh Xuân Thu cai hết sự nghiệp của thánh hiền. Khang Tiết lại suy lẽ âm dương tiêu trưởng, cho cuộc tịnh, suy, bĩ, thái ở đời là số nhất định. Ví như từ giớ tý (nửa đêm) đến giờ ngọ (nửa ngày) lúc âm tiêu dương trưởng, từ suy sang thịnh của một ngày; từ giờ ngọ đến giờ hợi là lúc dương tiêu âm trưởng, từ thịnh sang suy của một ngày. Nhân đó mà suy rộng ra, cứ mười hai giờ là một ngày, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm, ba mươi năm là một thế, mười hai thế là một vận (360 năm), ba mươi vận là một hội (10.800 năm), mười hai hội là một nguyên (229.600 năm). Cuộc thịnh suy cứ lần lượt thay đổi nhau, hết thịnh đến suy, hết suy lại thịnh, cho đến khi nào hết một nguyên thì trời đất và vạn vật phải tiêu diệt, rồi một thế giới mới bắt đầu hình thành.

Khang Tiết bàn về sự vận hóa của vũ trụ, cuộc tiêu trưởng của âm dương rất cao, người chưa học thấu lẽ uyên áo của Dịch Lý, không thể nào hiểu được.

Có cái quan niệm về vũ trụ quan như thế, nên trong “Tiên thiên đồ thuyết”, Khang Tiết đã nói rằng: “Một chia ra hai, chia ra bốn, bốn chia ra tám” (Nhất phân vi nhị, nhị phân vi tứ, tứ phân vi bát dã). Những chữ một, hai, bốn, tám mà Khang Tiết dùng đó tức là chỉ Thái cực, lưỡng nghi, tư tượng và bát quái. “Hệ từ truyện” trong Dịch Kinh có câu “Dch có Thái cực mà sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”, chính là ý ấy.

Khang Tiết lại nói: “Tám phân thành mười sau, mười sáu phân thành ba mươi hai, ba mươi hai phân thành sáu mươi bốn”. (Bát phân vi thập lục, thập lục phân vi tam thập nhị, tam thập nhị phân vi lục thập tứ dã). Ấy là Khang Tiết nói về sự chuyển biến của tám quẻ thành ra sáu mươi bốn quẻ. Dựa vào Dịch kinh, Khang Tiết dùng lưỡng phân pháp để thuyết minh cái tình trạng phát sinh của vạn vật.

Khang Tiết chỉ học được “Tiên thiên bát quái đồ” ở Lý Chi Tài, Chi Tài học ở Mục Tu, Mục Tu học ở Trùng Phóng, Trùng Phóng học ở Trần Đoàn, mà Trần Đoàn lại thuộc phái Đạo gia. Cho nên, Khang Tiết tuy muốn tổ thuật cái đạo của Khổng Mạnh, nhưng không còn giữ thuần bản sắc của Nho gia nữa, vì đã chịu ảnh hưởng của Đạo gia rất nhiều.

Xem như những đoạn bàn về đạo, lý, tâm, tính, tình, ở trong “Quan vật thiên” và “Ngư tiều vấn đáp” [1]. Khang Tiết đã pha lẫn tư tưởng Lão Trang vào trong tư tưởng Khổng Mạnh:

“Tâm là Thái cực. Đạo là Thái cực”. (Tâm vi Thái cực. Đạo vi Thái cực).

“Cái học ‘tiên thiên’ là tâm; cái học ‘hậu thiên’ là tích; sự ra, vào, có, không, sống, chết, là đạo.” (Tiên thiên chi học, tâm dã; hậu thiên chi học, tích dã; xuất, nhập, hữu, vô, tử, sinh dã, đạo dã).

“Không có vật thể nào lớn hơn trời đất; trời đất sinh ra ở thái cực. Thái cực là cái tâm của ta; vạn hóa vạn sự do Thái cực sinh ra, tức là vạn hóa vạn sự của tâm ta cậy. Bởi thế mới nói: Cái đạo của trời đất có đủ ở người”. (Vật mạc đại ư thiên địa; thiên địa sinh ư Thái cực. Thái cức tức thị ngô tâm; Thái cực sở sinh chi vạn hóa vạn sự, tức ngô tâm chi vạn hóa vạn sự dã. Cố viết: Thiên địa chi đạo bị ư nhân).

“Tâm chuyên nhất không phân cia có thể ứng được vạn biến. Ấy sở dĩ người quân tử giữ cho tâm hư không mà bất động vậy.” (Tâm nhất nhi bất phân tắc năng ứng vạn biến. Thử quân tử sở dĩ hư tâm nhi bất động dã).

“Tính là thể hình của đạo; tính bị thương tổn, đạo cũng lây theo. Tâm là phú quách của tính; tâm bị thương tổn, tính cũng bị lây. Thân là khu vũ của tâm; thân bị thương tổn, tâm cũng bị lây. Vật là chu xa của thân; vật bị thương tổn, thân cũng bị lây.” (Tính giả, đạo chi hình thể dã; tính thương, tắc đạo diệc tùng chi hỹ. Tâm giả, tính chi phu quách dã; tâm thương, tắc tính diệc tùng chi hỹ. Thân giả, tâm chi khu vũ dã; thân thương, yawsc tâm diệc tùng chi hỹ. Vật giả, thân chi thu xa dã; vật thương, tắc thân diệc tùng chi hỹ [1]).

“Lấy vật xem xét vật, ấy là tính. Lấy ta xem xét vaaht, ấy là tình. Tính chung mà sáng suốt, tình riêng mà tối tăm.” (Dĩ vật quan vật, tính dã. Dĩ ngã quan vật, tình dã. Tính công nhi minh, tình thiên nhi ám).

“Sở dĩ gọi là xem vật đó, không phải lấy mắt mà xem nó. Không phải xem nó bằng mắt, mà xem nó bằng tâm; không phải xem nó bằng tâm, mà xem nó bằng lý…Không để ta ngưng trệ ở vật, thì có thể chi phối được vật”. (Phù sở dĩ vị chi quan vật giả, phi dĩ mục quan chi dã. Phi quan chi dĩ mục, nhi quan chi dĩ tâm dã; phi quan chi dĩ tâm, nhi quan chi dĩ lý dã…Bất ngã vật tắc năng vật vật).

Đọc kỹ những đoạn văn dẫn ra ở trên, người ta thấy Khang Tiết chịu ảnh hưởng của Lão Trang rất rõ rệt. Chữ “đạo” mà Khang Tiết dùng trong những câu “Đạo là thái cực” và “Tính là hình thể của đọa” đều có bao hàm ý nghĩa của chữ “đạo” trong học thuyết Lão Trang. Câu “trời đất sinh ra ở Thái cực” gần giống câu “Vạn vật do hữusinh ra, hữu do vô sinh ra” [2] trong “Đạo đức kinh”. Cái ý tưởng “dùng lý để xét vật” rất giống với ý tưởng “dùng khí để nghe đạo” [1] của Trang Tử. Câu “Không ngưng trệ ở vật thì có thể chi phối được vật” cũng chẳng khác gì câu “điều khiển mọi vật mà không để cho vật hệ lụy đến mình” [2] trong Nam Hoa Kinh.

Lốc học của Khang Tiết lấy “tâm” làm chủ, cho rằng đạo đức là tâm, cái tình của vạn vật đều có đủ ở tâm, nên thường giữ cho bản tâm được hư không bất động, thuần nhất bất phân để ứng vạn biến. Khang Tiết tin rằng “vạn hóa vạn sự đều sinh ra ở tâm” (Vạn hóa vạn sự sinh ư tâm). Cho nên, theo Khang Tiết, chỉ có tâm là “chân”, còn muôn sự muôn vật ở giữa thế gian này đều là “giả”.

Bởi vậy, Khang Tiết chỉ chuyên về mặt tu tâm. Bình sinh, Khang Tiết đã tốn lắm công phu giữ cho tâm địa hư minh để tìm hiểu nguyên lý của muôn sự vật. Muốn cho tâm được thanh tĩnh, Khang Tiết thường phần hương mặc tọa như phép thiền định của một nhà sư.

Xem thế, chẳng những ảnh hưởng của Đạo giáo mà thôi, Khang tiết còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo nữa.

Cao lại Vũ Thứ Lang, một học giả Nhật Bản, trong quyền “Trung Quốc triết học sử” của ông, có nói về Khang Tiết như thế này: “Thiệu Tử chẳng những chỉ nói đến vạn hữu mà thôi, lại còn tóm quát mà qui tâm giới, cho rằng vũ trụ và vạn hữu tự tâm sinh ra, sâm la vạn lượng đều phát xuất ở tâm cả. Thuyết ấy toàn thuộc về thuyết duy tâm của phái chủ quan, giống với thuyết “muôn vật chỉ một tâm, ngoài tâm ra không có phép gì khác” [3] của Phật giáo.

Tóm lại, Khang Tiết đã dung hòa lý thuyết của tam giáo (Nho, Lão, Phật) vào trong học thuyết của mình. Xem cách lập luận của Khang Tiết tựa hồ nghiêng hẳn về thuyết duy tâm, những xét kỹ, thuyết ấy cũng không phải là hoàn toàn duy tâm luận, vì Khang Tiết chưa từng lấy tự nhiên giới làm tinh thần giới, lấy “phi ngã” làm “ngã”. Bởi vậy, ya nên gọi lý thuyết cyar Khang Tiết là “vật tâm đồng pháp thuyết” có lẽ đúng hơn. Tuy Khang Tiết biện luận rất rộng, nhưng học thuyết của tiên sinh không ngoài ý nầy: “Hiện tượng của tự nhiên giới và tinh thần giới cùng đồng một lý pháp mà sinh ra. Đại vũ trụ và tiểu vũ trụ có thể đối tỷ mà nghiên cứu”.

Sửa bởi tigerstock68: 26/05/2013 - 10:22


Thanked by 2 Members:

#18 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 14/06/2013 - 11:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 26/05/2013 - 10:10, said:

Lối học của Khang Tiết lấy “tâm” làm chủ, cho rằng đạo đức là tâm, cái tình của vạn vật đều có đủ ở tâm, nên thường giữ cho bản tâm được hư không bất động, thuần nhất bất phân để ứng vạn biến. Khang Tiết tin rằng “vạn hóa vạn sự đều sinh ra ở tâm” (Vạn hóa vạn sự sinh ư tâm). Cho nên, theo Khang Tiết, chỉ có tâm là “chân”, còn muôn sự muôn vật ở giữa thế gian này đều là “giả”.

Bởi vậy, Khang Tiết chỉ chuyên về mặt tu tâm. Bình sinh, Khang Tiết đã tốn lắm công phu giữ cho tâm địa hư minh để tìm hiểu nguyên lý của muôn sự vật. Muốn cho tâm được thanh tĩnh, Khang Tiết thường phần hương mặc tọa như phép thiền định của một nhà sư.

Xem thế, chẳng những ảnh hưởng của Đạo giáo mà thôi, Khang tiết còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo nữa.






1 Vận : 12 Thế : 360 Năm : 4320 Tháng : 129600 Ngày : 1555200 Giờ

theo như sự tính toán này thì cổ nhân không tính số nhuận.

Thanked by 1 Member:

#19 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 14/06/2013 - 15:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 14/06/2013 - 11:15, said:

1 Vận : 12 Thế : 360 Năm : 4320 Tháng : 129600 Ngày : 1555200 Giờ

theo như sự tính toán này thì cổ nhân không tính số nhuận.

Anh dichnhan nói rất đúng, sách xuất bản mà anh, ... làm sao họ cho phép xuất bản những "phép đếm bí truyền" này phải không anh !

Sửa bởi Gia Thi: 14/06/2013 - 15:29


Thanked by 2 Members:

#20 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 14/07/2013 - 12:05

Chúng ta nên xem xét một dự đoán nào đó trong học thuyết Hoàng cực kinh thế xem coi có phù hợp với thực tế hay không?

Thuyết Hoàng cực kinh thế phối Nguyên – Hội – Vận – Thế với Năm – Tháng – Ngày – Giờ theo công thức sau:
1 Nguyên = 12 Hội = 12x30 Vận = 12x30x12 Thế = 12x30x12x30 Năm

Như vậy ta có:
- Hệ quả 1: 1 Nguyên = 129600 Năm
- Hệ quả 2: 1 Hội = 10800 Năm
- Hệ quả 3: 1 Vận = 360 Năm

Như bác dichnhan cho biết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 26/01/2013 - 06:57, said:

để tiện cho các bạn khảo cứu thì tôi đưa ra thêm 1 số thông tin :

Hiện tại đang ở Vận 12 hội Ngọ. Vận này kéo dài 360 năm từ năm 1744, trải qua 6 quẻ Càn - Độn - Tụng - Tốn - Đỉnh - Đại Quá, tới năm 2103.

1984 - 2043 (60 năm) là ở quẻ Đỉnh.

Vậy chúng ta đang ở Nguyên thứ mấy, và Năm thứ mấy trong Nguyên ấy?

Có thể giả sử, Nguyên chúng ta đang ở có số thứ tự là 0.
Vì chúng ta đang ở Vận 12, Hội Ngọ (Hội thứ 7): nên chúng ta đã trải qua 6 Hội = 6x10800 Năm và 11 Vận = 11x360, nghĩa là chúng ta đang ở Năm thứ 6x10800 + 11x360 = 68760 trong Nguyên số 0.

Ông Thiệu Ung có dự đoán rằng:
Trời mở ra ở Hội Tý
Đất thành ra ở Hội Sửu
Người sinh ra ở Hội Dần

Vậy dự đoán đó có chính xác hay không?

Để trả lời chúng ta dựa vào khoa học lịch sử loài người. Sau đây là những tài liệu tham khảo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lịch trình cơ bản là một Trái Đất 4,6 tỉ năm tuổi, với xấp xỉ:

· 3,5 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 3 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 2 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 1 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,


· 600 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đơn giản


· 570 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(tổ tiên của côn trùng, nhện và giáp xác)


· 550 triệu năm của động vật phức tạp


· 500 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và tổ tiên loài lưỡng cư


· 475 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 400 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 360 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 300 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 200 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 150 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 130 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 65 triệu năm từ khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phi-điểu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 2,5 triệu năm từ khi xuất hiện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Homo).


· 200 nghìn năm từ khi loài người trông giống như ngày nay.


· 25 nghìn năm từ khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.




Như vậy, theo khoa học loài người xuất hiện cách nay khoảng 2,5 triệu Năm.
Chúng ta sẽ xác định xem lúc đó là ở Nguyên thứ mấy. Ta có bất phương trình cần giải là:
129600xN + 68760 >= 2,5 triệu
Suy ra N >= (2,5 triệu – 68760) / 129600 = 18,759…
Suy ra lúc đó ở Nguyên có số thứ tự là -19 (Nguyên chúng ta có số thứ tự là 0)

Ở Nguyên -19, ta có
- Hội Tí kéo dài 10800 Năm, cách chúng ta 19x129600 + 68760 = 2531160 Năm
- Hội Sửu, cách chúng ta 2531160 - 10800 = 2520360 Năm
- Hội Dần, cách chúng ta 2520360 – 10800 = 2509560 Năm, và kéo dài 10800 Năm, nghĩa là năm cuối cùng của Hội Dần cách chúng 2498760 Năm.

Như vậy 2,5 triệu năm về trước nằm trong Hội Dần của Nguyên -19.
Đến đây chúng ta chứng minh được là: Ông Thiệu Ung đã dự đoán hoàn toàn chính xác.

Vậy nên chăng chúng ta thêm vào lời dự đoán Ông Thiệu Ung: Cách đây 19 Nguyên
Trời mở ra ở Hội Tý
Đất thành ra ở Hội Sửu
Người sinh ra ở Hội Dần

Mong các bác đóng góp ý kiến.

Thanked by 2 Members:

#21 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 52 thanks

Gửi vào 15/07/2013 - 22:04

Kính gửi đặc biệt đến Ban Quản Trị diễn đàn, các vị Admins, các thành viên diễn đàn tuvilyso, và tất cả mọi người!

Trong bài chứng minh trên, tôi có đi "tắt" vài chổ nên tôi sửa lại bài viết như sau:

Chúng ta nên xem xét một dự đoán nào đó trong học thuyết Hoàng cực kinh thế xem coi có phù hợp với thực tế hay không?

Thuyết Hoàng cực kinh thế phối Nguyên – Hội – Vận – Thế với Năm – Tháng – Ngày – Giờ theo công thức sau:
1 Nguyên = 12 Hội = 12x30 Vận = 12x30x12 Thế = 12x30x12x30 Năm

Như vậy ta có:
- Hệ quả 1: 1 Nguyên = 129600 Năm
- Hệ quả 2: 1 Hội = 10800 Năm
- Hệ quả 3: 1 Vận = 360 Năm

Như bác dichnhan cho biết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 26/01/2013 - 06:57, said:

để tiện cho các bạn khảo cứu thì tôi đưa ra thêm 1 số thông tin :

Hiện tại đang ở Vận 12 hội Ngọ. Vận này kéo dài 360 năm từ năm 1744, trải qua 6 quẻ Càn - Độn - Tụng - Tốn - Đỉnh - Đại Quá, tới năm 2103.

1984 - 2043 (60 năm) là ở quẻ Đỉnh.

Vậy chúng ta đang ở Nguyên thứ mấy, và Năm thứ mấy trong Nguyên ấy?

Có thể giả sử, Nguyên chúng ta đang ở có số thứ tự là 0.
Vì chúng ta đang ở Vận 12, Hội Ngọ (Hội Ngọ có số thứ tự là 7) nên tính đến đầu Vận 12, Hội Ngọ thì đã trải qua 6 Hội = 6x10800 Năm và 11 Vận = 11x360 Năm, nghĩa là đã trải qua 6x10800 + 11x360 = 68760 Năm trong Nguyên số 0. Suy ra, chúng ta đang ở đâu đó từ Năm thứ 68760 đến Năm thứ 68760 + 360. Trong những tính toán tiếp theo chúng ta có thể giả sử rằng chúng ta đang ở cách thời điểm bắt đầu Nguyên 0 là 68760 Năm vì 360 rất nhỏ so với 68760.

Ông Thiệu Ung có dự đoán rằng:
Trời mở ra ở Hội Tý
Đất thành ra ở Hội Sửu
Người sinh ra ở Hội Dần

Vậy dự đoán đó có chính xác hay không?

Để trả lời chúng ta dựa vào khoa học lịch sử loài người. Sau đây là những tài liệu tham khảo. Số liệu trong tài liệu được tính trong thế kỉ 18, 19 vì Thuyết tiến hóa của Darwin ra đời vào thế kỉ 19, nghĩa là cũng ở trong Vận 12, Hội Ngọ, Nguyên 0:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lịch trình cơ bản là một Trái Đất 4,6 tỉ năm tuổi, với xấp xỉ:

· 3,5 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 3 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 2 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 1 tỉ năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,


· 600 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đơn giản


· 570 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(tổ tiên của côn trùng, nhện và giáp xác)


· 550 triệu năm của động vật phức tạp


· 500 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và tổ tiên loài lưỡng cư


· 475 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 400 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 360 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 300 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 200 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 150 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 130 triệu năm của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 65 triệu năm từ khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phi-điểu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


· 2,5 triệu năm từ khi xuất hiện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Homo).


· 200 nghìn năm từ khi loài người trông giống như ngày nay.


· 25 nghìn năm từ khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.




Như vậy, theo khoa học loài người xuất hiện cách nay khoảng 2,5 triệu Năm. Nghĩa là theo khoa học, loài người xuất hiện cách Vận 12, Hội Ngọ, Nguyên 0 là 2,5 triệu Năm.
Chúng ta sẽ xác định xem lúc đó là ở Nguyên thứ mấy. Ta có bất phương trình cần giải là:
129600xN + 68760 >= 2,5 triệu
Suy ra N >= (2,5 triệu – 68760) / 129600 = 18,759…
Suy ra lúc đó ở Nguyên có số thứ tự là -19 (Nguyên chúng ta có số thứ tự là 0)

Ở Nguyên -19, ta có
- Hội kéo dài 10800 Năm, cách chúng ta (Vận 12, Hội Ngọ, Nguyên 0) là 19x129600 + 68760 = 2531160 Năm
- Hội Sửu, cách chúng ta 2531160 - 10800 = 2520360 Năm
- Hội Dần, cách chúng ta 2520360 – 10800 = 2509560 Năm, và kéo dài 10800 Năm, nghĩa là thời điểm Hội Dần kết thúc cách chúng ta 2509560 - 10800 = 2498760 Năm.

Như vậy 2,5 triệu Năm về trước nằm trong Hội Dần của Nguyên -19.
Đến đây chúng ta chứng minh được là: Ông Thiệu Ung đã dự đoán hoàn toàn chính xác tuyệt đối.

Vậy nên chăng chúng ta thêm vào lời dự đoán của Ông Thiệu Ung:
Cách đây 19 Nguyên
Trời mở ra ở Hội Tý
Đất thành ra ở Hội Sửu
Người sinh ra ở Hội Dần

Thanked by 1 Member:

#22 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 16/07/2013 - 03:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pphoamai, on 15/07/2013 - 22:04, said:


Như vậy ta có:
- Hệ quả 1: 1 Nguyên = 129600 Năm
- Hệ quả 2: 1 Hội = 10800 Năm
- Hệ quả 3: 1 Vận = 360 Năm


Tôi hiểu như sau, số 129600 chỉ là một đơn vị thời gian trong học thuyết của ngài Thiệu Ung, không bắt buộc phải tuân thủ theo quy định như sách đã biên dịch đơn vị tính là năm.

#23 boitoan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 06/11/2014 - 14:36

Bác dichnhan07 ơi, bác có sách Hoàng cực kinh thế của Thiệu Khang Tiết không cho cháu xin link download với. Cháu copy trên mạng nhưng không biêt có đủ không?. Cảm ơn bác.

#24 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2603 Bài viết:
  • 9129 thanks

Gửi vào 06/11/2014 - 20:59

Thông báo đến hội viên boitoan

Vi phạm nội quy diễn đàn: SPAM bài viết khắp nơi cùng nội dung.
Bài trước đã bị xóa, xong lại tiếp tục.
Xử lý: treo bút 10 ngày kể từ khi có thông báo.

huygen






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |