

Bé Trà làm wen
#16
Gửi vào 03/07/2013 - 10:52
Thanked by 1 Member:
|
|
#17
Gửi vào 28/07/2013 - 11:20
Bài viết cảnh giới của Master, nhưng cái chính là vẫn chưa nêu wan điểm riêng để thành 1 bài luận.
Ở cõi ta bà nhìn về cõi trời đâu xuất: một câu này thôi đã khó hỉu rùi! chứ đừng nói tới mấy chục cái tầng thiên
Bé Trà nói: bé Trà tu để đắc quả vị La Hán. Trong 1000 người sẽ có 5 người hỉu nhầm và 2 người hiểu đúng được 1 nửa.
1 học thuyết cao vời vợi như vậy làm sao để hướng dẫn cho tất cả mọi người?
Thanked by 1 Member:
|
|
#18
Gửi vào 03/08/2013 - 16:16
Sách vở chỉ là sách vở, lôi ra chém gió thì được.
#19
Gửi vào 27/08/2013 - 09:47
Nhưng đó cũng là 1 học thuyết đáng ghi nhận
Có 1 vị học giả, hỏi 1 vị thiền sư được xem là thông thái. Người hỏi rằng:
-Thưa sư trưởng, theo ngài thì địa ngục sẽ như thế nào?
Vị thiền sư trả lời:
-Ta không biết
Học giả tỏ vẻ không hài lòng trước câu trả lời, nên mới trách nhẹ:
-Ngài là vị sư tu hành đắc đạo mà không biết địa ngục ra sao à?
nhà sư cáu, gắt to:
Ta đã đến đó bao giờ đâu mà biết!
(Trích từ góp nhặt sỏi đá!)
Đời người mà ai cũng thông tuệ và thấu đạo như vị thiền sư này thì đời đâu có phức tạp và nhặng nhịt
Thanked by 1 Member:
|
|
#20
Gửi vào 28/08/2013 - 11:34
MasterTea, on 27/08/2013 - 09:47, said:
Nhưng đó cũng là 1 học thuyết đáng ghi nhận
Có 1 vị học giả, hỏi 1 vị thiền sư được xem là thông thái. Người hỏi rằng:
-Thưa sư trưởng, theo ngài thì địa ngục sẽ như thế nào?
Vị thiền sư trả lời:
-Ta không biết
Học giả tỏ vẻ không hài lòng trước câu trả lời, nên mới trách nhẹ:
-Ngài là vị sư tu hành đắc đạo mà không biết địa ngục ra sao à?
nhà sư cáu, gắt to:
Ta đã đến đó bao giờ đâu mà biết!
(Trích từ góp nhặt sỏi đá!)
Đời người mà ai cũng thông tuệ và thấu đạo như vị thiền sư này thì đời đâu có phức tạp và nhặng nhịt
nhà sư cáu, gắt to: nhà sư vẫn còn cáu gắt mà lại còn quát to nữa..... khi đạt đến cái vi tế của người ngộ Đạo mà vẫn còn chấp ngã là sao?
Thanked by 2 Members:
|
|
#21
Gửi vào 29/08/2013 - 10:16
MasterTea, on 27/08/2013 - 09:47, said:
Nhưng đó cũng là 1 học thuyết đáng ghi nhận
Có 1 vị học giả, hỏi 1 vị thiền sư được xem là thông thái. Người hỏi rằng:
-Thưa sư trưởng, theo ngài thì địa ngục sẽ như thế nào?
Vị thiền sư trả lời:
-Ta không biết
Học giả tỏ vẻ không hài lòng trước câu trả lời, nên mới trách nhẹ:
-Ngài là vị sư tu hành đắc đạo mà không biết địa ngục ra sao à?
nhà sư cáu, gắt to:
Ta đã đến đó bao giờ đâu mà biết!
(Trích từ góp nhặt sỏi đá!)
Đời người mà ai cũng thông tuệ và thấu đạo như vị thiền sư này thì đời đâu có phức tạp và nhặng nhịt
tigerstock68, on 28/08/2013 - 11:34, said:
Cơ bản người viết lại truyện không hiểu về phật pháp. Cũng giống như các bộ phim ngày nay, điển hình là phim Tây Du Ký bản mới, thường đưa những thứ rất đời thường vào, làm mất đi ý nghĩa ban đầu của truyện. Xem chơi thì hay chứ nếu nói là làm cho giống nguyên tác thì thật là không hiểu gì.
Sửa bởi ruavang: 29/08/2013 - 10:22
Thanked by 1 Member:
|
|
#22
Gửi vào 30/08/2013 - 16:55
Còn ở mẫu truyện trên là của 1 vị sư với 1 vị học giả bàn về chấp kiến. Vị học giả chấp cái kiến thức kinh viện để thử thách vị thiền sư về định nghĩa của địa ngục. Chẳng lẽ tới hàng học giả mà còn không hiểu địa ngục là gì mà phải đi hỏi thiền sư. Chẳng wa là ông ta kiêu kì mún hỏi đố,để thử thách xem sự thông thái của vị sư là có thật sự hay không. Và nếu là thật thì nó sẽ trả lời đúng theo những gì mà vị học sĩ này đã biết theo sự rập khuôn kinh sách. Cái u mặc ở đây là vị sư phản ứng không theo điều mà học sĩ trông đợi. Đó là sự thú vị của u mặc
Vị sư thì có cáu hay không là 1 vấn đề của mẩu truyện mà bác Tigershock đã wan tâm?
Sau đây bé Trà xin phân tích thêm về cách nhìn nhận của bé trong cách xây dựng hình tượng nhân vật trong mẫu truyện trên:
Ở cảnh giới của đạo khả đạo phi thường đạo là những thứ rất thực tế trong đời sống. Bị mắng thì buồn, bị trách thì cáu, trong cái gọi là bình thường tâm thị đạo. Ở đây ta không trách là sao vị sư tu hành tới cảnh giới tinh tế mà lại có thể dễ dàng bị cáu mà ta chỉ đặt ở mẩu chuyện của 1 vị sư rất bình thường, và sự bình thường của những hành vi bình nhật của đời thường lại là chân lý của cái đạo cao cả: đã tu hành thì không chấp đắm trong giới luật mà phải đạt cảnh giới hợp đạo tự nhiên là tùy tâm tương phát
Giả như vị sư đó khi bị trách mà trả lời theo một trạng thái của vị thiền sư thật cao cả thì ta sẽ có mẫu hội thoại như sau.
Sau khi bị học giả, cật vấn. Vị thiền sư ôn hòa, bình thản trả lời một cách từ tốn: 'Thưa ngài, tôi còn chưa đến được nơi đó thì làm sao tôi biết địa ngục sẽ như thế nào được ạ?'
thì giá trị giáo trị giáo dục sẽ không còn sâu sắc và mạnh mẽ. Không đập thẳng vào cái tâm trực diện mà lại đi theo lề lối màu mè mang màu sắc của Khổng giáo và đó 0 còn là cái hay của thiền, và mẫu truyện trên sẽ không còn gì là ấn tượng
Ta không nên trách vị sư sao tu hành cao mà còn sân si cáu gắt, hằn giọng, quát tháo. Và mẫu chuyện này sao 0 có tính chân thật khi tả về vị sư đức cao vọng trọng gì mà chỉ có 1 tí chuyện nhỏ đã cáu gắt. Trong góp nhặt sỏi đá có rất nhiều cách khác nhau để tả về những vị thiền sư dùng nhiều cách khác nhau để giáo hóa hay thức tỉnh cái tâm
Có vị sư thì chuyên quát, mỗi lần ông ta quát nạt là người ta thức tỉnh chân tâm
Có sư thì thích ăn thịt nói ngay để đã phá người ăn chay nói dối
Có sư thì thích tạo cảm giác mạnh khi giáo hóa
Điền hình bé Trà có một câu chuyện nữa về 1 vị sư và tướng quân cũng na ná giống truyện này:
Vị võ sư đến hỏi vị thiền sư, xin ngài cho con biết thế nào là thiên đàng và địa ngục.
Vị thiền sư liền hỏi:
-Con làm nghề gì?
-Dạ con là võ tướng
Thiền sư phá lên cười:
Cái mặt cục súc, ngu xuẩn thế kia mà cũng trèo lên được tướng nữa hả?
Thế là võ tướng nộ khí xông thiên tút gươm đòi chém đứt đôi ông thiền sư ra
Ông ta liền bình tĩnh và thét lớn: 'khai địa ngục môn'
Võ tướng nghe quát to liền ngộ và thu gươm để xin lỗi
Thiên đàng mở lối, vị sư an nhiên trả lời
Câu hỏi đặt ra là sao ông sư này 0 như bao ông sư khác, khi người ta hỏi về thiên đàng và địa ngục thì cứ theo cả ngàn ông sư khác cứ trả lời theo khuôn sáo là xong:
-À thiên đàng là sự bình tâm an lạc của tâm hồn là lúc ta vô ưu, vô phiền, vô nhân tướng, vô ngã tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng,.... còn địa ngục là khi ta sân si, hận thù bla bla, blab blab.
Nói như thế sư đỡ phải đùa với tánh mạng, nhìu khi thằng võ tướng rút gươm nhanh quá là sư đứt đôi lun!
Nếu mà sư nào cũng rập khuôn mà chấp đắm trong lề lối, nguyên tắc, luật lệ thì tu thế chẳng phải là lối tu hành của thiền tông
Tu hành là đường ngắn nhất để đắc quả và cái gì cũng có cái giá của nó, đường ngắn thì dễ tẩu hỏa nên cần phải có 1 trí thật sáng suốt và cái tâm tùy ngộ. Đó chính là cảnh giới cao quí của thiền vậy!
Thanked by 2 Members:
|
|
#23
Gửi vào 30/08/2013 - 17:01
Xin cho Trà vài ý kiến về cách nhìn nhận của Kim Qui vào tác phẩm Tây Du Kí!
Bé Trà
#24
Gửi vào 31/08/2013 - 09:10
Sự ra đời của Thạch Hầu (Khỉ đá) là sự mô tả cách mà bất cứ sinh mệnh nào trong vũ trụ được tạo thành lúc khởi nguyên: đó là từ linh khí của Trời Đất mà thành. Nó nhảy ra khỏi kẻ tảng đá. Sự ra đời của nó khiến một khối năng lượng rất lớn được phóng thích và làm rung động Trời Đất. Đến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng phải chú ý.
Thạch Hầu được sinh ra với hai con mắt mà có thể nhìn thấy được tận Thiên Đình. Thật ra, con người cũng có khả năng này từ lúc đầu. Chính là những quan niệm thế gian này đã ngăn cản cặp mắt chúng ta không nhìn thấy. Trong giới khí công có không ít người được khai thiên mục và có thể nhìn thấy được. Khi Thạch Hầu rửa mắt bằng nước của thế gian này, đôi mắt của nó bị mất ánh sáng vàng kim. Từ điều này chúng ta có thể biết rằng những người mới sinh ra rất tinh khiết cả thân lẫn tâm. Sau này, trong quá trình “học tập” kiến thức và cách cư xử với người và vật trong đời sống hằng ngày, thì mất hết tính tự nhiên mà trời ban cho. Chính vì lý do này, trên con đường tu luyện, người ta nói về tống khứ tất cả các quan niệm cũ của thế gian và phản bổn quy chân, trở về tự ngã chân thật ban đầu.
Thạch Hầu có thiên tư bẩm sinh và không bao lâu trở thành Hầu Vương trên Hoa Quả Sơn, động Thủy Liêm, sống một cuộc sống an nhàn, tiêu dao tự tại. Bình thường, bất cứ ai sống một cuộc sống thoải mái cũng không nghĩ đến tu luyện. Tuy nhiên, Thạch Hầu có một căn cơ rất tốt. Nó vẫn muốn đắc Đạo. Nó theo học bản lĩnh cao cường với Tổ Sư Bồ Đề, được chọn làm thân thụ, đó là nhờ bản năng tiên thiên tạo hóa ban tặng cho Thạch hầu vậy.
Ma qủy đầu tiên mà Thạch Hầu phải đánh bại là Hỗn thế ma vương. Nếu bất cứ ai muốn đạt được điều gì, trước tiên họ phải vượt qua sức ì của chính họ và tiêu diệt những tư tưởng hỗn loạn. Thạch Hầu rất tinh tấn, đó chính là phẩm chất của một người tu luyện. Trước tiên là ước thúc tự ngã, bảo trì thanh tỉnh, không thể bảo sao làm vậy, nước chảy bèo trôi. Đó là những điều kiện tối căn bản.
Nhân tiện bổ sung thêm một điểm: Tây Du Ký ngay từ lúc mở đầu đã giảng về kết cấu của vũ trụ, gồm có bốn châu lớn. Điều này cũng tương đồng với lời giải thích của một số tôn giáo, nhất định không phải ngẫu nhiên. Kết cấu thật sự của vũ trụ thì các khoa học gia với thiên văn học hiện tại vĩnh viễn không thể nào khám phá ra được.
Thanked by 1 Member:
|
|
#25
Gửi vào 01/09/2013 - 09:25
Về chuyện sư tổ đạt ma là ruavang muốn nói đến đoạn sư tổ trả lời mấy đệ tử trong chùa, lúc mới sang truyền pháp.
Về tác phẩm Tây Du Ký, cái ruavang cảm nhận được không phải là Tôn Ngộ Không hay trư bát giới... mà là Đường Tăng. Nhiều người vẫn nói Đường Tăng ngu mà được làm sư phụ, còn thằng khôn như Tôn Ngộ Không thì làm thằng lon ton. Cũng đúng thật, vì ở các thời điểm khác nhau, quan điểm của người ta cũng khác nhau.
Nhưng quan trọng nhất là nhất quán, sự quyết tâm của Đường Tăng. "Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ", Đường Tăng muốn tu luyện thành chính quả, nhưng tự mình làm thì không được, nên phải có sự giúp đỡ của Bồ Tát, sắp đặt các khổ nạn và sắp đặt người giúp đỡ.
Khi diễn tả các thành phần tốt (phật, bồ tát), xấu (ma quỷ), vừa vừa (con người, thần tiên) rất hay, thậm chí khi tu thành chính quả, những thứ quan trọng thì Đường Tăng diễn tả, những thứ kém quan trọng hơn thì Tôn Ngộ Không, Trư Bát giới, Sa Tăng diễn tả, kết quả là cùng đến đích, nhưng mỗi người lại đạt trình độ khác nhau
#26
Gửi vào 01/09/2013 - 09:26
Sau khi đánh bại Hỗn Thế Ma Vương, Thạch Hầu (khỉ đá, hay Tôn Ngộ Không) hưởng những ngày vui vẻ khoái lạc tại Hoa Quả Sơn, có điều Thạch Hầu căn cơ rất cao, phát hiện thấy đao thương dùng không tốt, vì vậy đã tới Long Cung kiếm “định hải thần châm” (gậy Như Ý).
Định hải thần châm này không phải là tầm thường, trước hết hãy giải thích về chữ “định”. Người tu luyện Phật gia và Đạo gia, đều nhấn mạnh vào chữ “định”. Gọi là “định năng sinh huệ”, hay là “từ định có thể sinh huệ”. Kỳ thực, chúng ta ngày nay thường dùng cụm từ “nhất định”, “nhất định có thể…” trong đời sống hàng ngày, nguyên do là vì người tu luyện thì phải có thể nhập định. Đao thương thì cũng tương tự như công phu ngoại gia, không thể giải quyết vấn đề căn bản. Thạch Hầu kiếm báu vật ở Long Cung, thực ra là giải quyết vấn đề căn bản về mặt phương pháp, kết quả tìm được Pháp bảo là “định”. Trong tĩnh công của khí công, thì chính là đả tọa, nhập định, “định hải thần châm” này sau là vũ khí chủ yếu để hàng yêu phục ma, cũng chính là lấy “định” để ức chế các chủng can nhiễu trong tu luyện. Rèn luyện thể dục hiện nay, là rèn luyện trong vận động, khí chạy dưới da, chỉ có thể đạt được cường tráng ở bề mặt, mà không thể giải quyết vấn đề căn bản của người ta. Khí công là tu luyện trong tĩnh, khí nhập đan điền, chỉ có vậy mới có thể giải quyết vấn đề căn bản. Những kỳ tích như “trường sinh bất lão”, “cải lão hoàn đồng”, đều là thông qua “tĩnh” mà sản sinh ra vậy.
Khi bàn về Phật,Đạo. Thần... người ta cần phải có tâm kính trọng. Hiện tại nhiều người đốt hương bái Phật, cho dù họ có mục đích gì đi nữa, thì rốt cuộc cũng là theo hình thức ấy mà thể hiện sự kính trọng đối với chư Phật. Tuy nhiên hiện tại có xu hướng cũng giống như thuyết vô thần, chính là con đường nhầm lẫn, phỉ báng Phật, phỉ báng Đạo. Không sợ Thần, cũng không tin nhân quả luân báo, dám làm điều xấu. Phát triển tiếp nữa trở thành không điều ác nào mà không làm, đó chính là rất nguy hiểm vậy. Do đó hy vọng mọi người sau này khi bàn về Phật, Đạo, Thần thì cố gắng giữ sự kính trọng tối đa.
Đúng vậy, hiện tại có người coi Phật, Đạo, Thần cũng đồng như người, viện lý do “nhân tính hóa, hiện thực hóa”. Cũng giống như thuyết vô thần, vậy thì nói gì đến kính Thần đây? Thần có thể nào giống như người không? Thần là cao hơn hẳn nhân tính, nếu không thì chính là phỉ báng Thần. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ đó.
Nếu như Thần là cao hơn hẳn người như vậy, thì có dùng quan niệm con người nào đi nữa cũng đều không thể tưởng tượng ra Thần được. Phật Pháp ở cao tầng thì con người không dễ lý giải và tiếp thu, con người ta chỉ dễ dàng tiếp thu đạo lý ở tầng thấp mà thôi.
Ôm giữ nhận thức sai lầm mà bái Phật, thì Phật có thể trông nom người đó không? Đây thực ra là sự việc hết sức nghiêm túc. Nhìn thấy rất nhiều người như vậy đến chùa thắp hương bái Phật, cảm thấy họ thực sự đáng thương, thực ra chính họ cũng không biết là mình đang làm gì nữa.
#27
Gửi vào 01/09/2013 - 09:27
#28
Gửi vào 02/09/2013 - 09:55
câu 1: sao lại gọi là bé Trà, vì Trà còn nhỏ tuổi
Câu 2: sao Đường Tăng dở hơi, vô dụng nhất đám mà được làm thày?
Sa Tăng: Ngu mà siêng, chịu thiệt là vị trí của thiếu âm, trực phù, long đít thể hiện của việc tu hành 1 cách lì,mộ đạo cực đoan, tử vì đạo như Hồi giáo, thiên lôi bảo sao đánh đó, tu theo dạng trì chí. Key word là trung thành mà 0 trí tuệ
Ngộ Không, lấy Trí tuệ của khỉ, lóc chóc leng keng, thông minh tham vọng đòi sánh với trời, nghịch ngợm hay thay đổi kiểu muốn nuốt người là tượng trưng của tiểu trí tuệ
Bát giới cũng như tên cả 8 giới chả giữ được giới nào, là 1 dạng người còn tham sắc như phát tâm tu hành, Bát giới là gần nhất với những người bình thường
Đường Tăng thuộc lòng kinh pháp và có tâm đạo là người theo Phật pháp nên lấy được đại trí tuệ (sức khỏe yếu, dễ bệnh, => còn nghiệp thân nên phải đi hành xác để lấy kinh) Thì so theo giới bậc người Đại trí tuệ Tam Tạng dễ gần Phật nhất, cao nhất nên là thày
Ngộ 0 ỉ thông minh có tiểu trí tuệ nên giống thỏ, 0 tụng kinh, 0 hành thiền, chỉ đi quậy quọ, kiếm chiện với Bát giới (còn Kiêu mạn)
Bát giới người bình thường hướng phật nên thất tình lục dục còn đủ ráo (còn si nghiệp)
Sa Tăng ngu và lì nhưng có tâm hướng thiện (vô trí)
Vậy ý nghĩa của tác phẩm Tây Du Kí khi 4 người được thụ phong phật
Tam tạng đắc quả ngay do có đại trí tuệ
Ngộ 0 cũng đắc quả dù còn kiêu mạn: nên phong Đấu chiến thắng Phật, tức là Phật chiến đấu lấy chữ Dũng để trừ ma, đuổi quỉ, giữ chùa cho mấy sư khiếp nhược cỡ Tam tạng được yên tâm tu hành
Sa Tăng chỉ bít cặm cụi, tu mà vô trí nhưng cũng thành phật là 1 hình ảnh rất tiêu biểu của tiểu thừa hóa độ lên đại thừa
Chú thích: Trước tam tạng kinh thì mọi người tu toàn là tu tiểu thừa (tu kiểu tự xử) sau đó thì Tam Tạng đem kinh sách đại thừa về ( tu theo người hướng dẫn)
Bát giới thì chưa đắc đạo mà nằm ở waiting list vì tu theo kiểu chúng mình hay tu là: tu mà còn đòi hưởng
Phân tích thế này thì chắc Kim Qui hỉu sao Tam tạng được làm thày 1 cách chính danh rùi đó, chủ yếu của tác phẩm này là đề cao giá trị của người thày và tuyên truyền wan điểm của Phật giáo đại thừa, nhấn mạnh tầm wan trọng của người thày trong việc truyền Pháp
Nhưng key point là Đường Tăng là Kim thiền tử tái sinh nên mới là very good teacher, còn mấy thày khác thì vàng đá nó lẫn lộn, vậy trong mắt Bé Trà thì tu kiểu Đại Thừa là con rùa 'thày' chở thêm vài chục con ốc sên vô minh kiểu Sa tăng đến Trúc Lâm.
còn tu kiểu tiểu thừa thì ra 2 loại
1 là ra Trương Tam Phong
2 là ra Đinh Xuân Thu
Vậy ra, tu thì rất khó, tu ít sai ít, tu nhìu sai nhìu, 0 tu khỏi sai! hí hí
#29
Gửi vào 03/09/2013 - 11:05
Đại náo địa phủ
Thạch Hầu (Tôn Ngộ Không) sau đó đại náo địa phủ, kết quả tự bản thân và loài khỉ được gạch tên khỏi sổ sinh tử.
Sinh tử xác thực là thuộc về quá trình mà người tu luyện phải vượt qua. Thạch Hầu thiên tư cực cao, theo Tổ sư Bồ Đề học được bản lĩnh cao cường, lại có Pháp bảo là “định hải thần châm” (thiết bảng, hay gậy Như Ý), từ đó sở hữu năng lực thoát khỏi sự quản lý của các Thần tầng thứ thấp tại địa phủ, vượt qua sinh tử. Thạch Hầu tiến bộ cực nhanh, ngay từ đầu đã đạt tới trình độ thoát khỏi sinh tử, thật là lợi hại. Như vậy người tu luyện, chỉ cần có thể dũng mãnh tinh tấn, thì thoát khỏi sinh tử cũng không phải là việc khó, nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Do đó, sinh tử đối với người tu luyện mà nói thì căn bản không phải là chướng ngại gì cả. Chúng ta học được thành ngữ “thị tử nhi quy” (coi cái chết tựa như sự trở về), thực ra bắt nguồn từ đó, chết không có gì là đáng sợ hết, tựa như về nhà giống nhau. Vì thế trong lịch sử người tu luyện chân chính đều không quan tâm tới sinh tử, ấy là vì họ đã minh bạch ý nghĩa của sinh tử rồi. Còn đối với người thường mà nói, thì khó mà lý giải nổi. Đây không phải là lý tưởng vĩ đại gì ở nhân gian, mà là minh bạch chân lý vũ trụ, minh bạch ý nghĩa của kiếp người.
Đại náo thiên cung
Sau đó Thạch Hầu đại náo thiên cung.
Trước hết hãy nói về thân phận lúc này của Tôn Ngộ Không.
Nói chung, người tu luyện có thể thành Phật thành Tiên, nhưng động vật tu luyện thì chỉ là yêu tinh, bởi vì động vật không được phép tu luyện, chúng với người là bản chất bất đồng, động vật không có ước thúc tâm pháp. Vì thế lúc này Tôn Ngộ Không chỉ có thể được gọi là yêu tinh bản lĩnh vô cùng cao cường. Bởi vì nó không phạm phải điều xấu nào cả, hoàn toàn không phải là yêu tinh xấu, có vẻ giống như tản Tiên. Tương tự như vậy, trong «Bảng Phong Thần», thông thiên giáo chủ thâu nạp nhiều động vật, nhưng vì chúng không có tâm pháp ước thúc, không thể chân chính theo yêu cầu của “Đạo” mà hành xử, kết quả toàn bộ môn phái bị tiêu trừ. Trong «Bạch Xà Truyện» cũng có cùng nhận thức như vậy, đó là yêu quái không được phép tu luyện, đây là phép tắc của thế giới.
Do đó trong giới tu luyện luôn luôn giảng rằng trong luân hồi mà đắc được thân người là không dễ dàng gì, phải tận dụng những năm tháng lúc sinh tiền, đừng bỏ lỡ cơ hội. Mỗi cá nhân trước tiên phải có trách nhiệm với bản thân mình.
Ông Trời có đức hiếu sinh, đối với Tôn Ngộ Không mà nói, là sẵn sàng cấp cho cơ hội, vì vậy Ngọc Hoàng đã chấp nhận đề nghị của Thái Bạch Kim Tinh, trước tiên gọi Tôn Ngộ Không lên thiên thượng, cấp cho cơ hội quy chính. Tuy nhiên vì không có ước thúc tâm pháp, Tôn Ngộ Không không biết tự kiềm chế, kết quả làm phản thiên đình.
Đối với người tu Đạo, có thể ở trên thiên thượng, được liệt vào hàng Tiên, là điều cầu mà chẳng được, chỉ là Tôn Ngộ Không không thể tuân thủ thiên quy, vẫn muốn gì làm nấy, rõ là không thức thời.
Thế là thiên đình phải phái thiên binh thiên tướng xuống bắt, kết quả không thể hàng phục. Tôn Ngộ Không bản lĩnh quả thực cao cường, lại còn xưng Tề Thiên Đại Thánh. Rõ là chẳng biết trời cao đất dày là gì.
Dù sao chư Thần nội trong Tam Giới năng lực vẫn còn có hạn, sinh mệnh nội trong Tam Giới đều không thể thoát khỏi luân hồi, vậy mà Tôn Ngộ Không lại có khả năng ấy.
Mặc dù Tôn Ngộ Không không phục sự cai quản của Ngọc Hoàng, nhưng chỉ là hưởng phúc tại hạ giới, hoàn toàn không có nguy hại đến thế giới. Vì vậy Thái Bạch Kim Tinh kiến nghị Ngọc Hoàng cấp cho Thạch Hầu một cơ hội nữa, lại cho phép lên thiên thượng. Đây kỳ thực là đại từ bi. Nhưng Thạch Hầu vẫn gây họa cho thiên đình, tuyệt đối không được phép nữa, đây chính là phạm phải luật Trời. Lần này nhất định phải diệt trừ.
Người ta nói đây cũng là phép tắc của thế giới. Năng lực con người và cảnh giới tư tưởng của họ là tương phụ tương thành với nhau. Như người tập võ phải lấy Đức làm đầu, người học Đạo trước tiên phải trọng Đức. Bề mặt là một loại quy phạm tư tưởng, thực ra là quyết định xem người ấy có chân chính học được những thứ đó hay không. Cố sự «Lao Sơn đạo sĩ» không chỉ là chuyện thần thoại, nếu như ai phạm phải điều xấu thì học pháp thuật sẽ không còn linh nghiệm nữa. Nghe nói rằng đây là phương pháp duy hộ trật tự thế giới của thiên thần, không cho phép người xấu có năng lực quá cao để phá hoại trật tự thế giới. Từ đó mà suy rộng ra, nếu đạo đức nhân loại không đề cao, chỉ thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật mà đạt được năng lực của Thần, thì căn bản là bất khả năng.
Do đó lần này phái thêm thiên thần lợi hại xuống, cùng Tôn Ngộ Không đại chiến. Thái Thượng Lão Quân cũng ra trợ chiến. Kết quả chẳng ngờ bắt được yêu hầu. Chẳng qua yêu hầu xác thực là siêu phàm, lò Bát Quái của Lão Quân cũng không tiêu diệt được. Cuối cùng phải nhờ Phật Tổ ở Tây Thiên, đem Thạch Hầu trấn dưới Ngũ Hành Sơn.
Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai, đúng là Phật Pháp vô biên!
Về đoạn đại náo thiên cung này, có lẽ mọi người đều đã xem qua phim. Nhưng ấy là đứng tại góc độ con người mà cải biên, dùng đó mà cổ vũ tạo phản, hoàn toàn là xuất phát điểm sai lầm. Miêu tả thiên thần thành hung thần độc ác, coi Thạch Hầu như anh hùng hàm oan. Đây quả thực là điên đảo thị phi, là sản phẩm lịch sử của những năm ấy. Mọi người nhất định phải thanh tỉnh, thiên thần chính là phải duy hộ trật tự thế giới, nếu không thiên hạ đã đại loạn rồi. “Nhân định thắng Thiên” chỉ là kẻ ngốc nói mơ mà thôi!
Từ câu chuyện đại náo thiên cung có thể phản ánh một số vấn đề như sau.
1. Tôn Ngộ Không bản lĩnh cao cường, nhưng trước mặt Phật Pháp thì chẳng đáng bàn đến. Vậy mà Tôn Ngộ Không đối với người mà nói, là đã cao hơn biết bao nhiêu. Từ đó mà luận, thì năng lực con người quả thực là không đáng để tính đếm nữa.
2. Tôn Ngộ Không vốn có cơ hội quy chính, nhưng tâm không có ước thúc, một niệm ấy đã dẫn đến hậu quả khác biệt. Trong tôn giáo giảng rằng một niệm thiện tức là thiện, một niệm ác tức là ác. Tư tưởng là quy chuẩn của đạo đức, đối với con người mà nói, là rất trọng yếu. Do đó các chính giáo đều nhấn mạnh vào nhân tâm, hướng ngoại mà cầu thì chính là tà môn oai đạo.
3. Đạo cao một thước, ma cao một trượng, ấy là oai lý tà thuyết nơi nhân gian. Tà vĩnh viễn không thể thắng chính. Tôn Ngộ Không dẫu có bản lĩnh to lớn như vậy, cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Như Lai. Kỳ thực rất nhiều người thường cũng có thể lý giải được đạo lý “nhất chính áp bách tà”.
#30
Gửi vào 29/03/2014 - 12:58
Chuẩn 0 có gì phải chỉnh
Dear Bác Tigershock68
bài của bác về 28 cõi trời, 5 cõi khổ và 1 cõi niết bàn hay quá!
Cháu mún truyền bá nó cho những bạn khác nhưng không biết tóm tắt sao cho nó dễ hiểu. Mới thuyết có chừng 15 phút là các bạn lại xin đi toilet. Bác có phương pháp nào để thuyết mà khiến người khác nhập tâm hơn không?
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












