Jump to content

Advertisements




Hậu thiên bát quái hay địa phương bát quái của Thiệu Khang Tiết?


6 replies to this topic

#1 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 11/03/2013 - 22:58

Kính thưa các chú, các bác, các anh chị em trên diễn đàn, dù không biết đối với các bác các chú hiểu sâu biết nhiều đây có phải điều gì đó mới mẻ không nhưng vẫn xin mạo muội đưa lên mong được nhận sự chỉ dạy tận tình những sự lầm lẫn và những lý luận thiếu chặt chẽ.
Thiệu Khang Tiết có phải người viết ra Mai Hoa Dịch Số không thì còn không ít người nghi vấn. Trong truyền thuyết nguồn gốc tên Mai Hoa số:
Khi chưa đạt, Thiệu Khang Tiết đã dán Dịch lên vách, tâm trí hướng vào đó, mắt nhìn vào đó. Khi đã đạt được cái lý của Dịch rồi, tiên sinh lại muốn tạo các số của Dịch mà vẫn chưa tìm ra được đường lối. Một hôm đang ngủ trưa thì có con chuột chạy qua chiếc gối của tiên sinh, gặm rồi kêu lên mấy tiếng. Con chuột chạy khỏi thì chiếc gối vỡ ra. Trong gối có chữ, lấy xem thì thấy: “Chiếc gối này bán cho Thiệu Khang Tiết, ngày … tháng … năm … chuột cắn vỡ ra.” Tiên sinh thấy lạ vô cùng bèn tìm đến nhà người bán gối để hỏi. Người bán gối nói: Trước có một người tay cầm “Chu Dịch” ngồi nghỉ, lấy chiếc gối lên xem. Chữ này chắc của ông ta đó thôi. Cách đây cũng không lâu lắm đâu. Tôi có biết nhà ông ta. Tiên sinh theo người làm gối đi tìm tới nhà thì biết ông ta đã mất. Nhưng có để lại một cuốn sách và dặn người nhà rằng “ Ngày … tháng … năm … giờ … có một vị tú sĩ đến nhà, thì sẽ trao cuốn sách này cho ông ta. Thế là có thể kết thúc công việc của đời ta được rồi.” Người nhà lấy cuốn sách trao cho tiên sinh. Thiệu Khang Tiết vô cùng vui mừng, đem ngôn từ và bí quyết của “Dịch” suy ra diễn số. Tiên sinh nói với người con của ông già đã qua đời rằng “Khi còn sống, cha anh đã chôn vàng ở phía Tây Bắc giường ngủ, anh cứ đào lên lấy tiền buôn bán và lo việc ma chay”. Người con nghe lời quả đào được vàng. Tiên sinh cầm sách đem về. Sau xem hoa mai thấy chim sẻ tranh giành nhau đoán biết tối hôm sau có người con gái đến bẻ hoa bị ngã rồi bị té gãy tay. Tiên sinh bốc bói đều trúng cả. Hậu thế truyền nhau mà đặt tên là “Quan Mai số” hay Mai Hoa dịch số.
Theo đó thì Dịch số và Tiên thiên số không phải là do Thiệu Khang Tiết sáng tạo ra. Và tại sao lại sử dụng số tiên thiên để lập còn dựa vào hậu thiên để tính thì cũng đã là mâu thuẫn. Khi tìm hiểu về hậu thiên bát quái người viết đã tìm hiểu về bản thân Thiệu Khang Tiết để mong có câu trả lời.
Thiệu Khang Tiết (còn gọi Thiếu Tử), tên thật là Thiệu Ung, tự là Nghiên Phu, hiệu là Khang Tiết, người Hà Nam sinh vào thời Bắc Tống.
1- Tỉnh Hà Nam: Hà Nam là một trong các tỉnh đông dân nhất Trung Quốc. Hà Nam giáp Hà Bắc về phía bắc, Sơn Đông về phía đông bắc, An Huy về phía tây nam, Hồ Bắc về phía nam, "Thiểm Tây về phía tây" và Sơn Tây về phía tây bắc.
2-Nhà Chu lập đô tại Phong giữa cuối thế kỷ 11 và năm 770 trước Công nguyên. Cả 2 địa điểm này đều nằm phía tây của Tây An.
3-Tây An là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây (wiki).
4-Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An, có nghĩa là "muôn đời bình yên.
I) Dựa vào 1,2,3, ta đã có giả thuyết lý giải cho việc Thiệu Ung xếp Càn-vua, kinh đô phía Tây Bắc bởi vì đó là Kinh đô của nhà Chu, nơi được coi là phát minh ra Dịch lý. Trên bản đồ Trung Quốc thì địa điểm đóng đô nằm chếch về phía bắc so với Hà Nam, quê hương Thiệu Khang Tiết.
II) Theo 1 và 4 thì Tây An là trung tâm thương mại cổ của Trung Quốc, dù thời Thiệu Khang Tiết đã bị suy thoái nhưng truyền thống và dấu ấn của con đường buôn bán ồn ào, náo nhiệt phía Tây, - con đường tơ lụa vẫn còn đó. Có lẽ đó là lý do quẻ Đoài được an ở phía Tây. Không ngoại trừ việc Thiệu Khang Tiết được tiếp thu từ những người đi trước về Hậu Thiên Bát Quái nói chung và phương này nói riêng.
Cho dù đến đây còn nhiều sự hoài nghi nhưng phương hướng cặp quẻ Cấn, Khôn sẽ cho thấy rất rõ ràng:
III) Ta thấy, Hà Nam giáp An Huy về phía tây nam. An Huy - Tỉnh nằm ở Hoa Đông và trải dài trên các đồng bằng Trường Giang và Hoài Hà, An Huy giáp với Giang Tô ở phía đông, Chiết Giang ở phía đông nam, Giang Tây ở phía nam, Hồ Bắc ở phía tây nam, Hà Nam ở phía tây bắc, và giáp với Sơn Đông trên một đoạn nhỏ ở phía bắc. Tỉnh lị An Huy là Hợp Phì. Như vậy phía Tây Nam của nguyên quán Thiệu Ung chính là 1 vùng đất bằng trải rộng, tượng quẻ Khôn.
IV) Sơn Đông về phía đông bắc. Sơn Đông là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Tên gọi "Sơn Đông" xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía đông Thái Hành Sơn, giản xưng của tỉnh Sơn Đông là "Lỗ", theo tên nước Lỗ thời cổ.---Ở trung bộ, địa hình Sơn Đông cao đột ngột với đỉnh Thái Sơn là điểm cao nhất trên địa bàn----. An quẻ Cấn vào góc này thật dễ hiểu.
V) Phương Bắc lạnh quẻ Khảm.
VI) Phương Nam nóng quẻ Ly.
VII)Tìm hiểu về khí hậu TQ, "Miền Đông mưa nhiều, miền Tây ít. Từ Đông Nam tới Tây Bắc lượng mưa giảm dần đồng thời mưa nhiều vào mùa hạ". Như vậy hướng gió chính của họ là từ Đông Nam thổi tới, đấy chính là nguyên nhân an quẻ Tốn ở Đông Nam.
IIX) Ở Việt Nam có câu: cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, có lẽ là TQ cũng thế. Tuy nhiên rất cần thêm thông tin từ những người đã sống tại TQ để chứng minh phương thường có sấm chính là cung cuối cùng này.
Như vậy hầu hết phương hướng trong Hậu Thiên đã có thể thấy từ chính địa lý tượng của nơi Thiệu Khang Tiết sinh sống. Đúng theo logic: tượng-lý-số. Xem ra có cơ sở để khẳng định Thiệu Khang Tiết sáng tạo Hậu Thiên Bát Quái bằng 1 cách rất thủ công và mang tính ĐỊA PHƯƠNG của tác giả. Nếu quả thật như thế thì ta phải xem lại tính ứng dụng của nó.
Đã có nhiều người sử dụng lý số để giải thích hay phủ nhận Hậu Thiên, nhưng lý, số có thuyết phục không nếu ta chưa nhìn vào tượng?
Giờ Tiết-Giải ngày 11/3/2013

#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 00:32

Ông TKT là người am hiểu thiên văn, hiểu cái Tâm vạn vật sao lại tự giam tư tưởng của mình trong địa phương? Sao không thoát ra khỏi cái địa phu8o*ng hạn hẹp mà nhìn vũ trụ theo Hậu Thiên ?

Thanked by 1 Member:

#3 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 00:41

Dạ, cái này cháu rút ra từ đọc truyện, xem phim cũng như tiếp xúc với thương nhân TQ tại Việt Nam, họ diễn đạt rất giỏi, thần thánh hóa rất giỏi, Marketing rất giỏi. Nếu bớt đi sự thông cảm thì tóm lại lừa đảo rất giỏi, cho nên ta rất dễ bị cuốn theo họ quên mất những gì ta nhìn thấy.
Kính bác.

Thanked by 2 Members:

#4 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 03:56

Trích dẫn

Sau xem hoa mai thấy chim sẻ tranh giành nhau đoán biết tối hôm sau có người con gái đến bẻ hoa bị ngã rồi bị té gãy tay.

Cái này đúng là sai một ly, đi một dặm. Một ngày kia chắc có câu chuyện kể lại thành "hôm sau có người con gái đến bẻ hoa bị ngã rồi bị té gảy cổ"?!

Thanked by 1 Member:

#5 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 10:23

Có câu: Tam sao thất bản xưa nay thật chẳng sai, nào ai biết cái nào đúng hơn cái nào, thôi thì được lời quên ý, vớ được cái nào dùng cái ấy vậy.

#6 misterluu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 625 Bài viết:
  • 698 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 12/03/2013 - 10:23

Góp chút ý kiến cá nhân của mình để bàn về vde này với bạn như sau:
1- Đầu tiên không thể quan niệm chấn chỉ hoàn toàn là sấm, hay phong chỉ hoàn toàn là gió. Các quái mô tả hầu như vạn vật, vì thế hướng của địa lý không quá quan trọng. Lý luận này vì vậy rất yếu khi nói rằng ông Thiệu KT lấy địa lý địa phương đưa vào Mai Hoa Dịch số; Ngay như việc ông Thiệu Vĩ Hoa cũng khá cẩn thận khi viết: mười hai địa chi khi phối với các con vật thì là: Tý ứng với con chuột, Dần ứng với con hổ...(chú ý là ông ta không nói: Tý LÀ con CHUỘT).
2- Về vấn đề Thiệu Ung có phải là tác giả ý tưởng của MHDS hay không: các nghi vấn này luôn tồn tại về logic, đơn giản là do các tác giả cổ Trung Quốc luôn không nói ý tưởng mình rút ra/suy ra/ngẫm ra từ đâu, hay đi lấy từ người khác. Ông Thiệu Ung cũng không ngoại lệ. Nói theo cách của ta ngày nay là không dẫn tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, nếu nói án tại hồ sơ, thì Thiệu Ung đường đường là tác giả chính thức của sách đầu tiên về MHDS.Ngay cả Chu Công Đán và các học giả đời trước, chú thích các lời hào(gọi là hào từ) một cách rất khó hiểu, thậm chí nghe cứ như là "vớ vẩn" vậy.
Tất cả các vde trên, đúng ra nó thuộc một yếu tố quan trọng nhất mà hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ: nguồn gốc của Kinh Dịch. nếu chưa nói được rõ về nguồn gốc, thì cũng khó nói thêm gì về các tác giả (kể cả thời Chu trở đi).
3-Cá nhân mình thì mình cho rằng: ông Thiệu Ung không phải là tác giả ý tưởng của MHDS. ông chỉ tiếp thu (và tất nhiên có sáng tạo vượt bậc, mà không chỉ ông mà cả các tác giả thời CHu trở đi) các kiến thức đã có và có công hiện thực hóa nó trong đời sống, áp dụng vào gần như mọi lĩnh vực của cuộc sống. Điều này sẽ còn phải ngâm cứu và tranh luận dài dài.

Thanked by 1 Member:

#7 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 19:59

Cảm ơn bạn misterluu.
Bạn nói đúng, khi luận Dịch thì từ 1 khía cạnh cơ bản ta phải suy ra những hình thái tương đương 1 cách linh hoạt, không cố định bất cứ điều gì. Và ngược lại, để nhận thức quẻ Dịch ta phải hiểu rõ bát quái và sự vật hiện tượng đưa mọi thứ trở về theo phạm vi của Dịch.
Đi đôi với nhau, chuyển hóa lẫn nhau như các cặp phạm trù cái riêng, cái chung; cái đơn giản, cái phức tạp.
Có cái gì phức tạp mà không đơn giản đâu? Và ngược lại.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |