Jump to content

Advertisements




TÁM NĂM THÊU BỘ "BÁT NHÃ TÂM KINH"


4 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 06/11/2012 - 16:13

Từ ngày phụ thân mất, suốt hai năm ông đều đặn lên chùa và hàng đêm đến những nhà có tang tụng kinh sám hối. Ông ngộ ra phải dùng nghề thêu để thực hiện bức Tâm Kinh. Ông chính là nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh, pháp danh Tâm Thuận sống tại Thừa Thiên Huế.

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh sách cô kết một cách trọn vẹn nhất về giáo nghĩa siêu việt của Phật giáo Đại thừa. Vì vậy, muốn hiểu và thực hành phương pháp tu trì của Phật giáo Đại thừa, người tu đạo phải biết, đọc và hiểu nghĩa của Tâm Kinh.

Đối với Phật tử Việt Nam từ xưa cho đến nay, Tâm Kinh Bát Nhã vẫn là một bài nhật tụng được chuyên trì nhiều nhất. Tuy nhiên, trước khi được số đông quần chúng đón nhận dưới dạng một tác phẩm của nghệ thuật và văn hoá bởi bàn tay điêu luyện của nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh thì tập kinh này vẫn chỉ phổ biến trong giới Phật tử bằng việc tụng niệm.

Nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh tâm sự:

- Trong thời buổi cơ chế thị trường khi cơm áo gạo tiền chi phối sự sáng tạo của những người thực hiện nghệ thuật thì những sản phẩm được làm nóng vội, cẩu thả và gấp gáp là một xu hướng phổ biến trong nghề thêu. Ai mà dành cả tuần chỉ để thêu một bức khoảng một mét vuông, tiền đâu mà nuôi gia đình. Việc làm những bức tranh thêu kéo dài hàng tháng, thậm chí cả năm trời chỉ xuất phát từ

Cái tâm và lòng yêu nghề, yêu văn hoá, yêu cái đẹp.

Từ ngày phụ thân mất sớm, suốt hai năm ông đều đặn lên chùa và đến những nhà có tang hàng đêm để tụng kinh sám hối. Ông đã ngộ ra phải dùng nghề thêu để thực hiện Tâm Kinh như một cách phổ biến sự vi diệu của Phật giáo tới quảng đại quần chúng.

Ông đã bỏ ra hơn tám năm để thêu bộ “Bát Nhã Tâm Kinh” với hai bản chữ Việt và chữ Hán. Trên nền giấy đen những đường chỉ điêu luyện đầy tâm huyết của ông làm Tâm Kinh trở nên sống động và gần gũi.

Đây là bộ sách mà nghệ nhân Kinh tâm đắc nhất và luôn coi nó như là báu vật quý giá trong quá trình sáng tác của mình. Tác phẩm thêu được hoàn thành với mười ba tấm tiếng Việt và mười hai tấm tiếng Hán.

Ngoài tác phẩm thêu Bát nhã Tâm Kinh, nghệ nhân Lê Văn Kinh còn thể hiện lòng mộ đạo của mình qua tác phẩm thêu “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền Sư chuyển thể qua nhiều ngôn ngữ khác nhau đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2008.



Thanked by 2 Members:

#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 06/11/2012 - 16:15

Chiêm ngưỡng những hình ảnh của tác phẩm Bát nhã Tâm Kinh:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#3 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 06/11/2012 - 16:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#4 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 06/11/2012 - 16:36

Suốt tám năm nghệ nhân thêu Kinh cần mẫn để có được những dòng chữ Tâm Kinh thế này


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh, pháp danh Tâm Thuận bên tác phẩm tâm huyết của mình.

Vinh Dự - Hoài Lương



Thanked by 3 Members:

#5 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 14/11/2012 - 10:58

Kỳ nhân thêu còn lại của triều Nguyễn

Cũng là đường kim mũi chỉ nhưng qua bàn tay “điêu luyện” đã để lại cho mai sau những tác phẩm “kiệt xuất”. Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Kinh vẫn tận tâm, tận lực truyền nghề cho con cháu.

Bước ngoặt…

Mảnh đất Cố đô không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp cổ kính, nơi đây còn là cái nôi hình thành nên những con người tài hoa, uyên bác…

Cụ Lê Văn Kinh sinh ra trong gia đình thuộc dòng dõi vua chúa, được thừa hưởng “gen” về nghệ thuật, là cháu ngoại của Tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Giáo, hiệu Chí Thành, một vị quan triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định); cháu nội của cụ Lê Chí Thành, một thợ thêu giỏi ở Quất Động được triều Nguyễn triệu về kinh đô Phú Xuân trong một cuộc chiêu mộ thợ giỏi khắp cả nước; thân sinh là Lê Văn Hỡi, một thợ thêu tài hoa trong triều nhà Nguyễn, từng được triều đình nhà Nguyễn phong tặng Hàn Lâm viện.

Lên năm tuổi, cụ Kinh đã loay hoay, tìm tòi, học lỏm khi bố đang làm, những đường vẽ tuy thô ráp nhưng đã toát lên cái “hồn” của bức tranh. Nhờ kiên trì, đam mê, chịu khó học hỏi cộng với “chất” nghệ thuật ăn sâu trong máu, mười tuổi, cụ Kinh đã cho ra đời hàng chục tác phẩm thêu khiến cho nhiều tay thêu “lão luyện” xứ Huế thời bấy giờ phải trầm trồ thán phục.

Cụ được xưng danh là “thần đồng” đất Việt, với các tác phẩm nổi tiếng như: Bức tranh Tùng hạc (hạc đậu trên cành tùng); Long Phụng, cho đến cảnh chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền; Ngọ Môn, lăng tẩm...

Cụ Kinh chia sẻ:

- Cho dù có năng khiếu nhưng mới bước vào nghề thêu tôi gặp không ít khó khăn, bàn tay cứng đơ, kim khâu và vải luôn bám ríu vào nhau, kim đâm nát cả ngón tay... Nhưng đây là nghề truyền thống được lưu truyền ba đời, tôi không thể để nó mai một. Trước khi bố tôi nhắm mắt đã dặn dò rất cẩn thận, thời cuộc có thay đổi con cũng phải giữ lấy nghề”.

Năm 1956, với bức thêu chân dung Trần Bình Trọng (danh tướng nhà Trần) trên chất liệu lụa tơ tằm, đã được vua Bảo Đại đưa đi triển lãm tại New York. Đây chính là thời điểm đánh dấu “mốc son” chói lọi con đường thêu của cụ Kinh, tiếng tăm vang xa được bạn bè thế giới biết đến.

Vốn kiến thức uyên thâm, được chắt lọc tinh túy là cụ Kinh đã biết kết hợp giữa thêu truyền thống và hiện đại. Bởi thế, những tác phẩm của cụ hội tụ nên nét độc đáo trong đó có “cổ và kim”. Mỗi tác phẩm đều ẩn chứa vẻ đẹp trang trọng, đồng thời thể hiện nét uy nghi của cung đình.

Cụ Kinh rất tự hào đã kế thừa gia sản mà đời ông, đời bố để lại là hiệu thêu Đức Thành nằm trên đường Gia Long, nay là số 82, đường Phan Đăng Lưu, Thành Phố Huế. Cụ Kinh chia sẻ:

- Hiệu thêu này không chỉ là tài sản mà là gia bảo mang dòng dõi vua chúa. Bởi thế, tôi phải gìn giữ lưu truyền lại cho con cháu.

Một lần nữa, cụ Kinh bứt phá với bộ tranh thêu bài thơ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền Sư bằng 16 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam... Ròng rã trong mười năm, cụ Kinh tự tay viết, vẽ, dịch và thêu để trở thành một tác phẩm kiệt xuất.

Cụ Kinh cho biết:

- Trong mười năm đó tôi miệt mài, khổ luyện bao nhiêu công sức, tiền của đều đổ vào công trình thế kỷ này. Ước nguyện của tôi đã thành hiện thực.

Cụ Kinh bật mí:

- Trong mỗi bức tranh của một thứ tiếng đều được tôi sáng tạo đặc biệt, màu của chỉ gắn liền với màu lá cờ của từng nước, lá cờ có bao nhiêu màu thì tương ứng với từng ấy màu sợi chỉ được đan lồng tinh xảo...

Bài thơ “Cáo tật thị chúng” được thêu mươi sáu ngôn ngữ của Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011.

Tâm niệm cuối đời

Nghệ nhân Lê Văn Kinh bước sang tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ vẫn miệt mài truyền dạy cho con cháu nghề thêu gia truyền…

Cụ Kinh Tâm sự:

- Tôi đã dành trọn cuộc đời để vun đắp, gìn giữ nghề thêu mà ông cha truyền lại. Sức khỏe tôi ngày một yếu đi, điều tôi băn khoăn lo lắng nhất là sợ nghề thêu mai một, bởi giới trẻ hôm nay không còn mặn mà với nghề này nữa. Trong khi đó nghề thêu đòi hỏi phải có tâm và cần mẫn như thế tác phẩm mới có giá trị.

Để tỏ lòng tri ân đến cuội nguồn dân tộc, trong thời gian sắp tới cụ Kinh sẽ thực hiện công trình mang tầm cỡ quốc gia. Ông sẽ đi đến các vùng, miền của đất nước thu thập những bằng chứng, sau đó mỗi vùng miền sẽ thêu thành một bức tranh. Đây là tâm nguyện cuối đời của cụ Kinh trước khi nhắm mắt.

- Cái độc đáo ở từng bức tranh là phải nói lên được cái riêng biệt của từng vùng, miền. Chẳng hạn ở Huế là cầu Trường Tiền... cụ Kinh bật mí.

Với công lao đó, năm 2003, cụ Kinh vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vì đã “có công gìn giữ giá trị tinh hoa trong văn hóa của dân tộc Việt Nam”.

Năm 2005, cụ được Bộ NN&PTNT trao tặng Giấy khen và Bằng khen của Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghệ Việt Nam. Được tỉnh Thừa Thiên - Huế trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Thừa Thiên - Huế và được phong danh hiệu Kỷ lục gia.

Lê Tập - Thu Nguyễn

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |