←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên

Locked

1 2 3 4

AlexPhong's Photo AlexPhong 17/11/2012

Đồng thanh tương ý, đồng khí tương cầu, nước chảy chỗ trũng, lửa bén chỗ khô, mây bay theo rồng, gió bay theo Alex.

Những người có tư duy phá cách như Không Kiếp thường thích kiểu thơ Nguyễn Tất Nhiên.
Trích dẫn

kunkunbye's Photo kunkunbye 17/11/2012

tôi ko có KK nhưng thấy thơ ông này cũng được mà, cái chính là nó toát ra cái cảm giác chân thật từ sâu bên trong nội tâm mà ko phải ai cũng làm được. Những gì ông viết như ông đang ngồi tâm sự với chính bản thân của ông ấy vậy, đúng là 1 người cô độc, ko ai tri kỉ hoặc đã từng có mà ông biết ko bao giờ tìm lại đc.
Mục đích viết ra những bài này t nghĩ ông ấy cũng ko hẳn có ý muốn giới thiệu hay quảng bá cho mọi người mà đơn giản là ông ấy muốn tâm sự và viết ra những câu từ đó, ai biết thì đọc, hiểu thì hiểu mà ko hiểu thì thôi.
Vốn dĩ ông ko cần ai hiểu, ông ấy biết chẳng còn ai hiểu được ông ấy nhưng trong cái đó vẫn còn 1 chút hy vọng mong manh sẽ có người hiểu được. Nói chung ông ấy giống độc cô cầu bại vậy, một mặt biết ko ai hiểu mình nhưng một mặt vẫn hy vọng có người sẽ hiểu mình dù biết chỉ có 0% cơ hội.
Viết hơi lủng củng tí, mấy bác đừng có ném đá nhé.
Trích dẫn

100dong's Photo 100dong 17/11/2012

Năm trước có quen một tay mệnh Phá Quân cư Tí.
Thấy hắn làm thơ như đấm vào tai, tôi có thành tâm góp ý vài lời.
Quá trình trao đổi, hắn tặng riêng tôi 3-4 bài mà hắn tâm đắc nhất, như một cách chứng tỏ tính sáng tạo, và phong cách tân kì của hắn.
Hắn cũng không quên dặn tôi là không được chia sẻ với người khác; vì nếu bị đạo thơ thì tôi sẽ làm hỏng đi tâm sức một đời của hắn.
Cơ hội thành danh của hắn đang đặt cả ở những bài thơ này, chỉ chờ ngày hắn công bố lên mặt báo, in ấn phát hành nữa là xong.

Dù đã gặp không ít các loại thơ rồ dại, nhưng bữa đó tôi cũng suýt bị đứt mạch máu não.
May mà định lực đủ mạnh, nên đã không phải đi cấp cứu.
Còn giữ được một đoạn thơ đây, xin đưa mọi người cùng đọc.
Biết đâu ở đây lại chẳng khối người xem hắn như một đại thi hào thì sao!?
Nghệ thuật lắm chuyện ngược đời lắm, thật chẳng biết đường nào mà lần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

Mr.Anh's Photo Mr.Anh 17/11/2012

Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công: thơ ông in ronéo tặng không cho các nữ sinh đều bị quăng vào thùng rác[

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

]
. Những tập thơ gửi bán trong các tiệm sách đầu chợ Biên Hòa để đến giấy đổi màu vàng vẫn không bán được.
Cho đến khi thơ ông được một số thầy giáo gửi đăng báo Sáng tạo của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thấy đó mà phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.
Tác phẩm

Thơ của Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng với những tác phẩm viết về cảm tình tuổi trẻ, bằng cách đào sâu vào cảm xúc, tư tưởng của con người. Ông thổi một làn gió mới vào thơ Việt Nam với đầy những ý tưởng kỳ lạ: Người yêu là dao nhọn (trong bài Khúc buồn tình), là tín đồ duy nhất: "Tín đồ là người tình, người tình là ác quỷ, ác quỷ đầy quyền năng", còn tôi "là linh mục, giảng lời tình nhân gian", một cách ẩn dụ táo bạo để nói về cái tình cảm âu yếm trong đau khổ, lạc quan trong bi thiết của người yêu, được thể hiện bằng những lời lẽ bông đùa nhưng ngụ ý sâu cay. Nhiều bài khác thì gợi nên hình ảnh của tuổi học trò, vừa hồn nhiên, vừa nghịch ngợm ("Duyên của ta tình con gái Bắc", "Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng")...
Thơ của ông do đó được đón nhận như một hiện tượng, cùng với sự quan tâm của các nhạc sĩ nổi tiếng lúc ấy như là Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, những dòng thơ kỳ lạ đã được phổ biến hầu khắp, được nhiều giới yêu thích.
Tác phẩm đã in

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

:
  • Nàng thơ trong mắt (thơ, Biên Hòa, 1966, cùng với Đinh Thiên Phương)
  • Dấu mưa qua đất (thơ, Biên Hòa, 1968, cùng với bút đoàn Tiếng Tâm Tình)
  • Thiên Tai (Thơ, 1970)
  • Thơ Nguyễn Tất Nhiên (thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á - Paris in lần đầu tiên năm 1980)
  • Những năm tình lận đận (tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam, Hoa Kỳ 1984)
  • Chuông mơ (Thơ từ năm 1972-1987, nhà xuất bản Văn Nghệ - California, 1987)
  • Tâm Dung (thơ, Người Việt 1989)
Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết một số bài nhạc, nổi tiếng trong số đó là bài "Chiều trên đường Hồng Thập Tự" và lời ca cho bài "Trúc đào" (nhạc của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Trong đó có những bài được NS Phạm Duy, Mai Thảo, Nguyễn Đức Quang phổ thành nhạc với những bài hát nổi tiếng được nhiều ca sĩ nổi tiếng hát thành công như Lê Phương Uyên, Evis Phương, Trần Thái Hòa, Ngọc Lan, Đôn Hồ... Chắc mấy người này đều thần kinh hết rồ dại hết... Nghe thằng thần kinh nói đọc thấy đấm vào mồm, não phẳng nhưng ngông cuồng, rồ dại lại có thừa.
Sửa bởi Mr.Anh: 17/11/2012 - 15:31
Trích dẫn

100dong's Photo 100dong 17/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mr.Anh, on 17/11/2012 - 15:30, said:

Trong đó có những bài được NS Phạm Duy, Mai Thảo, Nguyễn Đức Quang phổ thành nhạc với những bài hát nổi tiếng được nhiều ca sĩ nổi tiếng hát thành công như Lê Phương Uyên, Evis Phương, Trần Thái Hòa, Ngọc Lan, Đôn Hồ... Chắc mấy người này đều thần kinh hết rồ dại hết... Nghe thằng thần kinh nói đọc thấy đấm vào mồm, não phẳng nhưng ngông cuồng, rồ dại lại có thừa.

Bạn tự đấm vào mồm mình ấy, đấm ai xa xôi làm gì, hô hô.
Yêu thơ thì ra chợ làm vài tập của NTN về mà đọc, biết đâu chính bạn lại chẳng phổ nhạc được đôi bài.

Thơ trước hết phải là tự thân nó cái đã, nâng cao chất lượng của tác phẩm bằng những yếu tố ngoại lai, có thể dẫn tới sai lầm.
Sẽ chẳng bao giờ bạn lọc ra được những tác phẩm đích thực, nếu trong đầu còn bị chi phối bởi tư tưởng, ông ấy nổi tiếng, thơ ông ấy được ông kia phổ nhạc, ông ấy có tận mấy chục tập thơ, ông ấy chơi toàn với những ông cũng rất nổi tiếng....

Một tiểu thuyết được chuyển thể thành phim, sẽ có sự tương đồng ở khâu đánh giá; truyện hay thì phim hay, truyện dở thì phim dở.
Từ một tiểu thuyết kinh điển sẽ sản sinh ra một bộ phim kinh điển; nhưng một bài thơ kha khá chút, được ông nào đó phổ nhạc, không có nghĩa, bài thơ đó là một tác phẩm tuyệt vời.
Thơ tuyệt vời, không có nghĩa, nhạc sẽ tuyệt vời.
Nhạc tuyệt vời, không có nghĩa, là thơ sẽ tuyệt vời.

Nói nhiều sợ bạn lớ ngớ lại tự đấm vào mồm thì khổ, tôi sẽ không trao đổi thêm với bạn nữa. Kính chào!
Trích dẫn

kunkunbye's Photo kunkunbye 17/11/2012

Vấn đề văn học-nghệ thuật ngoài tính chuyên môn ra phần nhiều mọi đánh giá đều bắt nguồn từ sở thik và cảm nhận riêng của mỗi người, do đó không ai giống ai cả. Người thấy thik người thấy ko thik.
Vd mấy di sản phi vật thể như nhã nhạc hay ca trù được thế giới công nhận mà tôi cũng không thik nè.
Cái này là điều bình thường, hẳn ko ai ý kiến gì về điều này phải ko.

Và những gì đã được xã hội công nhận là cái hay cái đẹp mà mình ko thik cũng không lên dùng lời lẽ miệt thị nó.
Trong bài viết trước của 100dong, 100dong coi bài thơ là sự sỉ nhục cho người TĐ, ko thik và bảo nó là thơ hoạn lợn.
Như vậy là ko tôn trọng (nặng hơn là sỉ nhục) tác giả và những người yêu thik thơ của NTN. Thậm chí xét rộng ra là cả vô tình sỉ nhục những người làm nghề hoạn lợn khi mang nó ra để làm hình mẫu cho cái xấu, cái không hay trong việc so sánh. Ai có người thân hoặc đang làm nghề đó hẳn cũng ko thik.
Điều đó là nguyên nhân khiến nhiều người ko vừa lòng. Và có lẽ là nguyên nhân chính dẫn tới những tranh cãi về sau.
Đề nghị 100dong xem lại.
Trích dẫn

100dong's Photo 100dong 17/11/2012

Nhiều người làm thơ làm thơ chẳng có gì đặc sắc, thế nhưng cũng có người cho thế là hay, nên tôi cảm thấy tức mình.
Thơ đã thành cái sọt rác, cho ai muốn làm gì thì làm, vứt gì vào đấy thì vứt.
Những cái tầm thường, thêm những người có đầu óc siêu đẳng bốc thơm, làm thơ càng ngày càng thối đến không thể ngửi.

Người có trách nhiệm, ý thức với cái hay, cái đẹp, thì thà là không viết chứ nhất quyết không ngồi xổm vào thơ.
Họ đã không lý đến sự tồn tại của Chân - Thiện - Mỹ, chỉ muốn thơ mình làm ra càng dày càng tốt, càng nhiều càng tốt; thì tôi cũng chẳng muốn khách khí với họ. Sự bức bối đã tích tụ từ lâu, thi thoảng gặp dịp nên làm tôi không kiềm chế được cái sự sung sướng ấy lại.
Tôi sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Coi như là tôi không nghe, không thấy, không biết, không nói gì hết.
Xin chào.
Trích dẫn

Long Nguyên Quang's Photo Long Nguyên Quang 17/11/2012

100 dong chắc biết tới thơ lục bát là hết . Khác lục bát đọc không hay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

VDTT's Photo VDTT 17/11/2012

@Cô 100đông.

Tôi đoán là cô, hy vọng đúng.

Tôi đoán thêm là cô còn trẻ, có lẽ rất trẻ. Tuổi đôi mưoi chăng?

Cuộc đời này kỳ lạ lắm. Ngoài chuỵên mỗi người một ý, một "gu" ra; còn có chuyện chính ta thay đổi nữa. Mà khi chính ta thay đổi thì cái nhìn của ta, cái ý của ta, thậm chí cái "gu" của ta cũng thay đổi; có khi 180 độ.

Vì vậy có cái hôm nay ta thấy hay, sau chỉ thấy "hay hay", sau nữa "cũng hay", và rồi một lúc chẳng buồn để ý nữa.
Ngược lại, có cái hôm nay ta thấy dở, sau thấy "không đến nỗi dở", sau nữa thấy "cũng hay", rồi sau sau nữa... vân vân

Cho nên, đừng vội quá khẳng định.

Để hết, tặng cô hai câu thơ mà nếu dùng tiêu chuẩn bằng trắc của thơ 7 chữ phải nói là "ngang phè".

Câu thứ nhất, khỏi cần giới thiệu:
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản (bằng trắc/ trắc trắc/ trắc trắc trắc)

Câu thứ hai, cũng khỏi cần giới thiệu:
Đưa người ta không đưa sang sông (bằng bằng bằng bằng bằng bằng bằng)

Chúc cô một ngày vui.
Trích dẫn

100dong's Photo 100dong 17/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Long Nguyên Quang, on 17/11/2012 - 22:40, said:

100 dong chắc biết tới thơ lục bát là hết . Khác lục bát đọc không hay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không phải là không hay, mà cái hay ở thơ tự do, chưa đủ độ khó.
Thơ tự do viết thế nào cũng được, thêm hay bớt một từ vẫn là một câu, nên dù hay đến mấy, tôi cũng không đánh giá cao.
Các thể Đường luật, tứ tuyệt...thì tôi lại thấy, giọng điệu triết lí, trúc trắc, gò ép nặng nề, đọc rất mệt óc.
Trong khi lục bát, nhẹ nhàng, bay bổng, mà vẫn da diết, sâu lắng...nên tôi thích đọc nhất, và chỉ chú tâm chọn thơ lục bát.
Tất nhiên là các thể thơ khác tôi vẫn đọc, nhưng chỉ đọc để biết như đọc báo, đọc sách.
Nhiều người có những tứ thơ ở thể tự do rất hay và hoàn toàn có thể chuyển qua lục bát để bài thơ hay hơn nữa, nhưng họ lại không biết cách chuyển, đó là (điều) mà tôi luôn thấy tiếc cho họ.
Sửa bởi 100dong: 17/11/2012 - 23:33
Trích dẫn

anhem's Photo anhem 17/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 17/11/2012 - 13:47, said:

Năm trước có quen một tay mệnh Phá Quân cư Tí.
Thấy hắn làm thơ như đấm vào tai, tôi có thành tâm góp ý vài lời.
Quá trình trao đổi, hắn tặng riêng tôi 3-4 bài mà hắn tâm đắc nhất, như một cách chứng tỏ tính sáng tạo, và phong cách tân kì của hắn.
Hắn cũng không quên dặn tôi là không được chia sẻ với người khác; vì nếu bị đạo thơ thì tôi sẽ làm hỏng đi tâm sức một đời của hắn.
Cơ hội thành danh của hắn đang đặt cả ở những bài thơ này, chỉ chờ ngày hắn công bố lên mặt báo, in ấn phát hành nữa là xong.

Dù đã gặp không ít các loại thơ rồ dại, nhưng bữa đó tôi cũng suýt bị đứt mạch máu não.
May mà định lực đủ mạnh, nên đã không phải đi cấp cứu.
Còn giữ được một đoạn thơ đây, xin đưa mọi người cùng đọc.
Biết đâu ở đây lại chẳng khối người xem hắn như một đại thi hào thì sao!?
Nghệ thuật lắm chuyện ngược đời lắm, thật chẳng biết đường nào mà lần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thơ này còn không bằng thơ làm bằng máy chạy ghép chữ.
Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 18/11/2012

Con mắt là cửa sổ của tâm hồn thì Thơ là tiếng nói từ đáy lòng. Từ đáy lòng không cảm thì tình không sinh , không thích còn thể loại là hình thức. cách dùng câu, dùng chữ là phần xác của bài thơ. Thơ mà đạt cả hai phần xác và hồn thì thuộc loại thi ca bất hủ. Thơ Lục Bát hợp với thanh điệu của tiếng Việt nên người Việt thích làm thơ Lục Bát ngoài ra các câu thơ đa số đều từ 6,7,8 âm (chữ Việt và Tàu độc âm) vì nó dể tạo nên sự rung cảm ứng với tần số ghi nhận của nảo con người trung bình là7 âm.
Thơ NTN hay nhưng cách sống của NTN đầy sự bất mản không lối thoát của Phá Quân chôn kín tâm tư ở Thìn thể hiện ra thơ văn của Tấu Thơ , Hoa Cái , Đường Phù ... phải chăng đó là nghiệp của người thi sỉ tài hoa phát quá sớm để đưa đến tự kết liểu đời mình khi nhìn đời không còn một chút gì để lưu luyến. Sinh tiền cửa Phật vô duyên không độ được thi sỉ thì khi từ biệt cỏi đời NTN đã chọn cửa Phật Độ mình lúc ra đi...và cũng là trở về...
Sửa bởi vodanhthiendia: 18/11/2012 - 08:48
Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 18/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 17/11/2012 - 13:47, said:

Năm trước có quen một tay mệnh Phá Quân cư Tí.
Thấy hắn làm thơ như đấm vào tai, tôi có thành tâm góp ý vài lời.
Quá trình trao đổi, hắn tặng riêng tôi 3-4 bài mà hắn tâm đắc nhất, như một cách chứng tỏ tính sáng tạo, và phong cách tân kì của hắn.
Hắn cũng không quên dặn tôi là không được chia sẻ với người khác; vì nếu bị đạo thơ thì tôi sẽ làm hỏng đi tâm sức một đời của hắn.
Cơ hội thành danh của hắn đang đặt cả ở những bài thơ này, chỉ chờ ngày hắn công bố lên mặt báo, in ấn phát hành nữa là xong.

Dù đã gặp không ít các loại thơ rồ dại, nhưng bữa đó tôi cũng suýt bị đứt mạch máu não.
May mà định lực đủ mạnh, nên đã không phải đi cấp cứu.
Còn giữ được một đoạn thơ đây, xin đưa mọi người cùng đọc.
Biết đâu ở đây lại chẳng khối người xem hắn như một đại thi hào thì sao!?
Nghệ thuật lắm chuyện ngược đời lắm, thật chẳng biết đường nào mà lần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài này làm hay đấy chứ.
Trích dẫn

minhthe's Photo minhthe 19/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 17/11/2012 - 23:31, said:

Không phải là không hay, mà cái hay ở thơ tự do, chưa đủ độ khó.
Thơ tự do viết thế nào cũng được, thêm hay bớt một từ vẫn là một câu, nên dù hay đến mấy, tôi cũng không đánh giá cao.
Các thể Đường luật, tứ tuyệt...thì tôi lại thấy, giọng điệu triết lí, trúc trắc, gò ép nặng nề, đọc rất mệt óc.
Trong khi lục bát, nhẹ nhàng, bay bổng, mà vẫn da diết, sâu lắng...nên tôi thích đọc nhất, và chỉ chú tâm chọn thơ lục bát.
Tất nhiên là các thể thơ khác tôi vẫn đọc, nhưng chỉ đọc để biết như đọc báo, đọc sách.
Nhiều người có những tứ thơ ở thể tự do rất hay và hoàn toàn có thể chuyển qua lục bát để bài thơ hay hơn nữa, nhưng họ lại không biết cách chuyển, đó là (điều) mà tôi luôn thấy tiếc cho họ.

Sao mà khổ vậy hả bạn? sao phải trở thành ông cụ khó tính như vậy hả bạn? Tôi không biết gì về vần điệu của thơ, nhưng đôi khi, như bây giờ giữa trời đấy pleiku mờ mờ sương khói, tôi biết lặng tâm lại một chút, lắng lòng lại một xíu, giữa vị đắng ngắt của ly cà-phê cao nguyên, và tôi lẩm nhẩm mấy câu thơ của Vũ Hữu Định được Phạm Duy phổ nhạc (đôi khi còn đọc sai lời nữa đấy):


Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt

Tôi thưởng thức giây phút này với cảnh đẹp, cà phê ngon và câu thơ hợp cảnh. Đời chỉ có thế, chứ luật lệ có nghĩa lý gì đâu.
Trích dẫn

minhthe's Photo minhthe 19/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhthe, on 19/11/2012 - 09:42, said:

Sao mà khổ vậy hả bạn? sao phải trở thành ông cụ khó tính như vậy hả bạn? Tôi không biết gì về vần điệu của thơ, nhưng đôi khi, như bây giờ giữa trời đấy pleiku mờ mờ sương khói, tôi biết lặng tâm lại một chút, lắng lòng lại một xíu, giữa vị đắng ngắt của ly cà-phê cao nguyên, và tôi lẩm nhẩm mấy câu thơ của Vũ Hữu Định được Phạm Duy phổ nhạc (đôi khi còn đọc sai lời nữa đấy):


Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt

Tôi thưởng thức giây phút này với cảnh đẹp, cà phê ngon và câu thơ hợp cảnh. Đời chỉ có thế, chứ luật lệ có nghĩa lý gì đâu.

Và tôi không nghĩ rằng Thơ ca chỉ để làm cho Nhà Thơ đọc. Tôi, bạn và mọi người đều bình đẳng trong thưởng thức thơ, phải không bạn?
Trích dẫn
Locked

1 2 3 4