Mr.Anh, on 02/11/2012 - 15:18, said:


Những điều không được nói khi phán số tử vi
#121
Gửi vào 02/11/2012 - 16:58
Thanked by 2 Members:
|
|
#122
Gửi vào 02/11/2012 - 17:00
#123
Gửi vào 02/11/2012 - 17:05
A di đà phật, bọn trẻ bi giờ chẳng biết bảo vệ gì cả, cứ nhắm mắt mà làm
A di đà phật, thật quá tội lỗi đi, haizzz ya```
#124
Gửi vào 02/11/2012 - 17:39
Mr.Anh, on 02/11/2012 - 14:36, said:
Bà đời xem bói đó, cụ, ông, bố... nhưng hiện giờ các con không theo nghề... bố ông này cũng là người xem có chút tiếng tăm.
Cách Nhật sinh trùng cục, sinh ngày 16 Tử vi nhập cung Dậu đối với Thủy cục, Mộc cục, Thổ cục, yếu tố này đặc biệt quá, sợ năm Ất có Đà Tham Hình tác tật
Thanked by 1 Member:
|
|
#125
Gửi vào 03/11/2012 - 09:48
- VIẾT SÁCH, NGHIÊN CỨU THÊM ĐỂ LÊN CHỨC, BẢO VỆ LUẬN ÁN,CÓ NÊN CHỨC THÌ CŨNG LÀ VAI PHỤ TÁ, THAM MƯU
- ĐÃ BẮT ĐẦU CÓ QUAN HỆ VỚI NHIỀU NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ, CÓ XU HƯỚNG THAM GIA CHÍNH TRỊ
- THAM GIA LAMF ĐỊA LÍ HAY BUÔN BÁN ĐẤT CÁT, MỞ MANG THÊM NHÀ CỬA, MUA ĐẤT THÀNH CÔNG
NĂM NAY NHẤT ĐỊNH CÓ XÂY NHÀ, XỬA MỒ MẢ PHONG THỦY NÊN ĐÃ TRÁNH NẠN LỚN
LO CHO CON THÀNH CÔNG, LÀM ĐI LÀM LẠI 2, 3 LẦN
MẤY HÔM NAY ĐANG CÓ VIỆC VỀ NHÀ CỦA, NHẸ THÌ XỬA NHÀ, SỰ VIỆ NÀY KÉM, HẠN NÀY KÉO DÀI TỚI NGÀY 26 ÂM
Thanked by 1 Member:
|
|
#126
Gửi vào 03/11/2012 - 09:55
Lê Quý Đôn vốn dĩ đã nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, lớn lên ông là nhà bác học đã từng kiêu bạc mà treo biển “thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn”, sự nghiệp của ông còn vang mãi đến ngàn sau. Xuất thân gia đình họ Lê, là một nhà gia thế nổi tiếng, từ cụ Lê Trọng Thứ (cha của Lê Quý Đôn) đã đậu tiến sỹ năm Thái Bảo thứ 2, làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư. Nhưng đời sau của Lê Quý Đôn thì sự nghiệp học hành bị suy tàn, các con ông đều không gây thành sự nghiệp. Con trai cả của ông là Lê Quý Kiệt, cũng là người học giỏi nổi tiếng, đi thi đình đã được chấm đỗ đầu bảng, nhưng do bị nghi ngờ đánh tráo bài thi nên đã bị án đuổi về quê làm bạch đinh, cả đời không được tham gia thi cử.
Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn cũng là một nhà lý số nổi danh, ông thông thạo đủ các môn, ông đã tự tay trước tác nhiều tác phẩm về Lý số như :
+ Thái Ất quái vận
+ Thái Ất dị giản lục
+ Dịch kinh phu thuyết
Ngoài ra còn một số tác phẩm lưu truyền trong nhân gian cũng được chép là của ông như :
+ Đẩu số diễn quốc âm ca
+ Thần Khê định số
v.v..
Vì nghiệp nhà đã đến lúc suy, nên người con trai út của Lê Quý Đôn chỉ là một người đồ nho bình thường, ông nối theo nghiệp cha, nghiên cứu lý số từ nhỏ, và nổi tiếng là người giỏi về địa lý. Đời Gia Long được phong làm Thị trung trực học sĩ, Hiệp trấn Sơn Nam thượng, nhưng bị cái tiếng làm trái ăn của đút nên bị xét xử. Nhưng vì mến cái tài địa lý của Lê Duy Thanh nên Gia Long mới giao cho Lê Duy Thanh trọng trách tìm đất xây lăng.
Do khi trước, mải lo đối phó trong ngoài, nên Gia Long chưa tính toán được chuyện xây lăng, nhưng đến khi bà vợ cả của ông mất, ông mới giao cho Thượng thư Phạm Như Đăng và Lê Duy Thanh đi tìm đất xây lăng cho bà và cho cả ông nữa.
Được dịp “đái công chuộc tội” – Lê Duy Thanh dốc lòng tìm kiếm khắp vùng Thừa thiên để tìm đất. Sau khi xem xét dò tìm cả vùng vô cũng cực nhọc, ông phát hiện ra mạch bắt đầu từ núi Thiên Thọ, đổ xuống xuôi, năm lần thăng lên, năm lần giáng xuống, khi đi đến gần bờ tả trạch thì chia làm 2 nhánh. Nhánh thứ nhất chạy về gần ngã ba Tuần, nơi giao hội giữa 2 nhánh sông Tả trạch và Hữu Trạch. Còn nhánh thứ 2 là chạy về vị trí lăng ngày nay.
Xem xét kỹ, thì hai vị trí đều đẹp. tại vị trí thứ nhất, mạch chia làm 5 huyệt bàng và 1 huyệt chính. Nhận thấy đây là đất Ngũ Tinh thụ huyệt, là quý địa, lại được hội thủy. Chỉ e dòng sông Hương đoạn này hơi trực, khó giữ được khí mạch. Tại vị trí thứ 2, là vị trí ngày nay, thì là thế Nghịch Sơn, cố tổ. Ông rất băn khoăn, suy đi tính lại, quan sát nhiều lần, chợt ông mới nhận ra. Chính vị trí thứ nhất mới là Đại địa, Ngũ tinh thụ huyệt, Sông Hương tuy thẳng, nhưng nếu xét đến đại cục thì lại là đại xuyên nhiễu long, tuy ẩn, mà thế lực hùng mạnh hơn nhiều. Phàm là linh địa, càng không thể phời bày. Còn nơi nhánh thứ 2, thì chỉ là nơi sơn thủy tú mỹ, nhìn thấy đẹp, nhưng thế nhỏ, mạch lực không thể bằng nơi thứ nhất.
Vốn tính cẩn thận, để cho chắc. Ông trai giới rồi lập đàn, bảy lần bói quẻ để xin. Sau đó ông quyết định chọn nhánh thứ nhất để dâng cho Gia Long.
Được tin, vua Gia Long thân hành đến xem xét thực địa. Trước khi đi, Gia long chuẩn bị kỹ càng, cho người bói được quẻ Dự, Gia long đích thân đến xem. Sau khi nghe Lê Duy Thanh trình tấu, Vốn tính đa nghi, lại thêm cận thần rỉ tai rằng “Thầy địa lý tìm được đất tốt, không lý gì trao cho người ngoài” Gia long tỏ vẻ nghi ngờ, cho rằng Lê Duy Thanh không thật. Chỉ e vì cái án cũ mà vẫn còn mang hận. Gia Long đòi đi xem chỗ đất thứ 2. Đến nơi, nhìn thấy cảnh đẹp, Gia Long đùng đùng nổi giận, vì nhất quyết cho rằng Lê Duy Thanh đã giấu đi kiểu đất này, mởi chỉ mặt Lê Duy Thanh mà rằng :
“Thầy chỉ cho ta chỗ kia, còn chỗ này thầy định để chôn thân phụ nhà thầy phải không?”
Lê Duy Thanh biết là không thể thuyết phục được Gia Long hiểu mình, ông chợt nhận ra cái kết cục của chính ông, nghiệp quả của việc tiết lậu thiên cơ. Cũng nhìn thấy cái cơ đồ của triều đình vốn dĩ do thế vận hưng suy, trời đất đã sắp đặt, cần phải có cơ duyên mà không thể gượng ép. Nghĩ vậy, ông mới khóc lóc, quỳ xuống xin tha tội cho qua cái đận này.
Gia Long định bắt tội Lê Duy Thanh, nhưng nghĩ rằng mình đã đọc thấu được ý định của Lê Duy Thanh mà lấy được ngôi đất quý, trong lòng thấy hân hoan, nên không xét nữa và quyết định chọn nơi này để khởi công xây dựng.
Vì vốn là người được vời vào cung vì cái tài lý học này, nên Lê Duy Thanh cũng thường được nhà vua tham khảo hỏi han khi quyết định các kế hoạch. Thanh thực thà dốc lòng mà bàn, nhưng chính vì lẽ đó mà làm cho các cận thần sinh lòng ấm ức. Nhân cái việc xem ngày cử hành lễ tang của Gia Long, Thanh xem một ngày, triều đình lại có người xem ngày khác. Vua Minh Mạng mới đưa ra hỏi ý kiến quần thần. Vì vốn có lòng ấm ức với Thanh, nên các cận thần đồng loạt cho rằng Thanh chọn ngày không đẹp, và tấu rằng Thanh phạm tội vô lễ, xin đuổi về Bắc. Trong đám cận thần có kẻ muốn chém đầu Thanh, nhưng Minh Mạng không nghe, mới cách chức Thanh, sung quân làm Tiền quân hiệu lực, phát phối đi Quảng Bình.
Sau, Lê Duy Thanh tìm về quê cũ, và từ đó dứt bỏ hẳn cái nghiệp làm thầy địa lý, âm thầm sống đến cuối đời.
Sửa bởi Gloria: 03/11/2012 - 10:18
Thanked by 4 Members:
|
|
#127
Gửi vào 03/11/2012 - 10:05
Thiên Long bát Bộ:
vô danh thiền sư:
khi ông trộm bộ Kim Cang chưởng, tôi nén bỏ vào cuốn Kinh Kim cương, ông vứt kinh đi mà lấy sách võ, tôi đau quá, ông bỏ ngọc lấy hộp, nay bệnh ông phát, cứ giờ ngọ là đau
- còn ông , ông lấy trộm 1 bộ Niêm hoa công, tôi bỏ vào 1 cuốn kinh Pháp hoa, ông cũng vậy, vứt ngọc lấy hộp, nay bệnh vào cao hoang
TríchThiên Long bát bộ
Học vấn càng cao Ma tâm càng cao
tâm ngã mạn
sở tri kiến
Đố kị
khi những tâm này hội họp, sẽ đưa ta vào con đường tăm tối, mất đi lí trí
Đọc sách ư: ta chưa đọc 1 quyển, Tử Vi ư : quên mất rồi
Chưa có bộ nào giảng đạo phật hay bằng truyện Kim Dung
Thanked by 4 Members:
|
|
#128
Gửi vào 03/11/2012 - 10:14
Ở đời Phúc Họa khôn lường, Chúa Giê su còn nói " con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước trời".
Nên đâu phải cứ giàu có, phát vương, phát tướng mới là nghiệp tốt, thuyền to sóng lớn, mất tất cả, có khi mất cả Đạo
Thanked by 5 Members:
|
|
#129
Gửi vào 03/11/2012 - 10:47
Khổng Tử học từ Kinh Dịch
[MINH HUỆ 04-08-2011] Khổng Tử đọc sách Dịch (còn gọi là Chu Dịch, Dịch Kinh và được dịch là Kinh Dịch). Ông đã cảm thán thở dài khi đọc chương về xử lý các dự đoán về những quẻ may rủi.
Tử Hạ, một học trò của ông, thấy ông thở dài, bèn đến gần và hỏi, “Lão Sư, sao người lại thở dài?”
Khổng Tử trả lời: “Ta đã ngộ được rất nhiều từ Dịch. Nó nhắc ta rằng người yếu nên phải tự tin hơn và những kẻ cuồng ngạo nên nhận ra thái độ của họ. Đó là tại sao ta đã cảm thán thở dài.”
Tử Hạ hỏi, “Họ có thể biết được cách đề cao qua học tập không?” Khổng Tử trả lời, “Không. Thiên Đạo không cho phép cứ mãi gặt hái thành công.”
Những lời của Khổng Tử có hàm ý rằng sự thành công chỉ là phù du. Nếu người ta học chăm chỉ và với một thái độ khiêm nhường, họ dường như muốn học nữa. Nhưng nếu họ không khiêm nhường trong việc tìm kiếm tri thức, không có lượng tri thức nào có lợi cho họ.
Khổng Tử tiếp tục, “Khi Hoàng đế Đường Nghiêu được thăng làm Thiên tử, ông ấy đã đối xử với những người khác với sự tôn trọng và khiêm nhường, đồng thời nghiêm khắc với bản thân. Quốc gia của ông hưng thịnh và thành tựu của ông vẫn còn được biết đến cho đến ngày nay. Côn Ngô (Hoàng đế nhà Hạ) đã tự coi bản thân mình là không bao giờ sai. Khi ông ta đạt địa vị tối cao, ông ta lại càng tham lam hơn, và ông ta đã sớm bị phế truất. Mọi thứ đều theo quy luật. Khi Mặt Trời sáng chói vào lúc trưa, cũng là lúc nó bắt đầu suy giảm. Khi Mặt Trăng tròn, nó chuẩn bị bắt đầu khuyết. Một vị vua không nên kiêu ngạo. Khi có ba người trong một chiếc xe, ông ta nên bước ra và để những người khác đi. Nếu có hai người, ông ta nên lịch sự và tôn trọng người kia. Ông ta cần phải sẵn lòng điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp với hoàn cảnh, và chỉ có như thế ông ta mới là một vị vua trường cửu.”
Tử Hạ đã lắng nghe bài giảng của Khổng Tử một cách chăm chú rồi nói, “Hay quá! Con sẽ ghi nhớ những điều sư phụ dạy cho con suốt đời.”
Suy nghĩ của tác giả:
Khổng Tử lĩnh ngộ được những lời quý báu trong Kinh Dịch và ông đã hiểu được sự khiêm cung và nhún nhường là những đức tính tốt.
Sau cùng, Khổng Tử nói, “Thiên Đạo giảng thành công không vĩnh cửu.” Ông đã tin tưởng rằng chỉ những người khiêm cung và nhún nhường có thể thành công lâu dài, nhưng ngay cả sau đó thì không có ai thành công mãi.
Là những người tu luyện, bất kể chúng ta dù có tu luyện tốt tới đâu, chúng ta không nên coi chính bản thân mình là xuất chúng, mà phải luôn kính trọng Sư phụ và Pháp.
Tham khảo từ “Thuyết Uyển” của Lưu Hướng đời Hán.
Thanked by 1 Member:
|
|
#130
Gửi vào 03/11/2012 - 11:10
Thanked by 2 Members:
|
|
#131
Gửi vào 03/11/2012 - 11:32
Hết thái tuế phải có lúc về Thiên không, mà thái tuế đã hiểu lẽ vơi-đầy, thì Thiên không cũng chẳng sợ gì chim đang bay vèo vèo thì gẫy cánh
vì có bay cao đâu mà gãy cánh lưng trời.
Nên xem lá số mấy vị thầy tu chân chính, mấy vận không kiếp, thiên không toàn là vận từ bỏ vợ con, gia đình để giác ngộ.
Với người trần mắt thịt, không tu được, giữ tâm bình, lúc nào cũng là vận Thiên không, về vườn đuổi gà, chăn vịt cũng thích
Bác nào thích lộc, quyền khoa, tuế, tích đầy nước, lúc vỡ đập chạy không kịp thì đành chịu.
Thanked by 1 Member:
|
|
#132
Gửi vào 03/11/2012 - 11:44
Trích dẫn
Trích dẫn
Trong đám cận thần có kẻ muốn chém đầu Thanh, nhưng Minh Mạng không nghe, mới cách chức Thanh, sung quân làm Tiền quân hiệu lực, phát phối đi Quảng Bình. Sau, Lê Duy Thanh tìm về quê cũ, và từ đó dứt bỏ hẳn cái nghiệp làm thầy địa lý, âm thầm sống đến cuối đời.
Trích dẫn
Trích dẫn
Sửa bởi Gloria: 03/11/2012 - 11:59
Thanked by 1 Member:
|
|
#133
Gửi vào 03/11/2012 - 14:58
- ông Thanh như vậy có thể do nghiệp vậy, phúc vậy, số của riêng ông như vậy, ko đổ hết cho cụ LQĐ được. Biết đâu việc giúp Nguyễn Ánh cũng bị phần siêu hình oán ko cho làm thì sao. Ko thể gán ghép khiên cưỡng như vậy, chưa thuyết phục
#134
Gửi vào 03/11/2012 - 15:44
Đúng, "không biết thì phải đi hỏi Bảng Đôn" chứ, tại sao thói đời lại có cái kiểu không biết mà còn nói khơi khơi vu vạ hạ nhục tiền nhân như vậy.
Tục ngữ có câu "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe", thành ngữ hiện đại có câu "Đã NGU, còn tỏ ra nguy hiểm". Đều là cách răn dạy từ kẻ vô học cho đến người có học, khi nói điều gì thì phải biết thận trọng.
Tại sao lại có thể vu vạ chụp mũ cho Lê Quý Đôn "kiêu ngạo về tài bói toán, tự xưng mình thánh sống cao nhân quá đáng, dám viết biển treo trước cửa "Thiên Hạ có gì không biết thì cứ đến hỏi tao" kiểu biết tuốt, thánh nhân huyền học, phán số ầm ầm".????!!!
Sách vở, tài liệu lịch sử nào nói rằng Lê Quý Đôn tự kiêu ngạo trương bảng "Thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn"? Hay là chỉ qua câu chuyện truyền mồm của cụ Khóa Soạn nói với cụ Đông Nam Á về sự tích Thần Khê Định Số. Hay chỉ là do dân gian xưng tụng gán cho LQ Đôn.
Sách vở, tài liệu lịch sử nào nói rằng Lê Quý Đôn phán số ầm ầm???
Sách vở, tài liệu lịch sử nào nói Lê Quý Đôn có con trai cả tên là Lê Quý Kiệt và có con trai út tên là Lê Duy Thanh? Hay chỉ là câu chuyện truyền mồm thêm mắm thêm muối của giới giang hồ thuật sĩ.
Tìm lại sách sử xem có phải Lê Quý Kiệt (1776) tự là Duy Thanh. Vậy là 2 người hay 1 người?
Ngay như chuyện Lê Quý kiệt gian lậu ở trường thi mà chính sử "Việt sử thông giám cương mục" (Quốc sử quán triều Tự Đức) chép lại cũng là một nghi án lịch sử, còn cần phải xét lại.
Vì sao?
- Muốn biết thì cứ xem cách Tự Đức và quần thần không bỏ sót cơ hội nào để mạt sát Lê Quý Đôn, trong sách ấy.
- Muốn biết thì cứ xem Việt Sử Tục Biên, Lê Quế Đường tiên sinh tiểu sử (Nam Phong, XXV, 1929),... năm 1774 khi Trịnh Sâm đem quân đánh Thuận Hóa thì các đạo hịch, dụ, văn thư, thiết quân mệnh tướng, trình tự tiến chinh,... đều là do tay Lê Quý Đôn soạn ra, người có học thì họ phân biệt được là khi xưa soạn hịch, dụ, lộ bố văn thảo phạt thì cần phải nói như thế nào về phía địch. Cũng những sách này chỉ ra rằng, sau khi Lê Quý Đôn làm hiệp trấn ở Thuận Hóa và Quảng Nam (1776), đã viết sách Phủ Biên Tạp Lục mà trong đó ghi chép và phê bình những chính sách bóc lột của chúa Nguyễn ở phương Nam.
- Đó là còn chưa nói đến những quan lại triều Nguyễn dưới thời Tự Đức có nhiều người là con cháu của những kẻ đã bị Lê Quý Đôn đả bại trên trường chính trị phải chạy vào Đàng Trong, con cháu của những kẻ tham quan bị Lê Quý Đôn vạch trần khi còn làm Hành bộ phiêu cơ mật sự vụ.
- Đó là còn chưa nói đến việc Gia Long cũng là bậc xuất chúng anh tài, đâu có dại gì trọng dụng 1 kẻ "gian lậu trường thi", đến như việc chọn ai làm Thái Tử cũng cho Lê Quý Kiệt tức Lê Duy Thanh tham gia bàn luận.
Đó là nói chuyện người xưa. Còn nói chuyện người nay thì:
Nếu đã không giữ được Đức thì cũng nên giữ lấy Hạnh. Còn như không giữ được nữa thì phải cố mà vớt vát lấy cái Đỗ đạt, kẻo mà lại trở thành mất gốc.
Nếu tôi mà làm nghiên cứu sinh tới dăm bảy năm không xong, không viết được bài báo nào có số ISI > 0, thì thực tôi sẽ thấy nhục chẳng dám vác mặt ra đường, chứ đừng nói gì tới chuyện lãng phí thời gian mà lê la khắp các diễn đàn gây chuyện đến nỗi ở đâu họ cũng xua đuổi. Thời gian đó tôi làm việc có ích cho công việc nghiên cứu, ít nhất là làm cho xong mà lấy được cái bằng, chứ cứ lê la mãi thì trách gì chẳng làm được tang dạng gì.
Tôi mà chưa thành tiến sĩ thì thực không dám mở mồm ra phê bình các tiến sĩ thời xưa, chứ đừng nói gì đến chuyện cả gan vu vạ, hạ nhục vị bác học Bảng Nhãn Lê Quý Đôn. Lăng mạ dòng họ nhà người khác.
Tôi mà như thế thì thà bị chê là dốt chứ quyết chẳng bao giờ đi ăn cắp ý tưởng của người khác rồi về tự xưng là mình tìm ra nguồn gốc tinh đẩu, nguồn gốc của tứ hóa này nọ. Vì các cụ thâm nho các cụ ấy biết cả, chỉ ngồi một chỗ cười khẩy không nói, nhưng mà sợ nhất mấy tay bốp chát biết được thì lại lộ hết cả tẩy
Thanked by 4 Members:
|
|
#135
Gửi vào 03/11/2012 - 15:47
saobienden, on 02/11/2012 - 17:39, said:
Sửa bởi ChiKhanh: 03/11/2012 - 15:51
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Các Công tố viên Liên bang Xem xét Lệnh khám xét đối với các Email của Giuliani. Barr sớm sẽ không thể giúp đỡ |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() Cho cháu hỏi về "mệnh quái theo năm sinh" trong Huyền Không |
Địa Lý Phong Thủy | xamxixixo |
|
![]() |
|
![]() THIÊN KHÔNG CHO, TA TỰ ĐI LẤY (chọn năm/ tháng sinh tối ưu cho con) |
Linh Tinh | ThienKhoi999 |
|
![]() |
|
![]() ![]() làm nhà nước không vì tiền vậy vì cái gì |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
|
![]() Nhật ký những giấc mơ |
Vài Dòng Tản Mạn... | gaido111 |
|
![]() |
|
![]() Cho cháu hỏi lịch can chi đã cập nhật chưa, lịch đang dùng còn hiệu lực không? |
Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu | xamxixixo |
|
![]()
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












