Jump to content

Advertisements




CÁCH NHẨM TRÊN BÀN TAY NẠP ÂM NGŨ HÀNH 60 HOA GIÁP

Nạp âm

15 replies to this topic

#1 Chanhquoc

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 37 thanks

Gửi vào 28/10/2012 - 00:08

CÁCH NHẨM TRÊN BÀN TAY NẠP ÂM NGŨ HÀNH 60 HOA GIÁP

Trước tiên, cảm ơn hai bạn TigerStock68 và Quách Ngọc Bội, trong chủ đề "Cách tính nhẩm trên bàn tay năm Dương lịch qua Can Chi" cách đây một tháng, có đặt câu hỏi và đưa ra phương pháp rất hay và cũng đồng mục đích của chủ đề bài này, nhân đó giúp sức cho tôi mạnh dạn đưa thêm thông tin lên Diễn đàn. Đây chẳng qua là sự góp nhặt lại những cái hay của những bậc đi trước trong học thuật Tử Vi mà tôi muốn chia sẽ cùng bạn đọc hôm nay, và theo thiển ý nên viết thành một chủ đề mới để các bạn khác nếu có quan tâm thì tiện truy lục và theo dõi.

Chủ đề này được viết thành hai phần:
Phần 1: Theo phương pháp truyền thống.
Phần 2: Theo phương pháp tính nhẩm mới (học hỏi từ kinh nghiệm của những bậc cao nhân đi trước).

Do thời gian hạn hẹp trong chuẩn bị bài viết, tôi sẽ cố gắng gửi lên mạng lần lượt cho đủ hai phần này để các bạn tham khảo. Nếu có gì sai sót trong ngữ nghĩa mong bạn đọc thông cảm bỏ quá cho. Thật ra, năm nay tôi cũng đã ở cái tuổi gần "ngũ tuần" nên cũng lười trao đổi, tranh luận, vì vậy, cũng xin bỏ lỗi về việc "im hơi lặng tiếng" với hai bạn TigerStock68 và Quách Ngọc Bội để đến nay mới đáp lời.

I. THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG:
Cơ sở để tôi ghi chép dưới đây dựa vào quyển “TỬ VI ĐẨU SỐ - Lấy số Tử Vi bằng Đồ Biểu Toán Pháp” xuất bản 1951, tác giả Ông Nguyễn Mạnh Bảo đã ghi lại và hướng dẫn. Phương pháp này có lẽ được sử dụng chính thống và áp dụng rộng rãi trước đây, nay, xin bổ túc thêm ý nho nhỏ là phần Hán văn và giải thích để các bạn tiện tham khảo. Vì trước đây tư liệu của các môn Huyền học như Tử Vi, Thái Ất… chỉ được thể hiện bằng Hán văn, và bậc ông cha ta ít nhiều cũng nhìn được và hiểu rõ không cần giải thích nhiều, nhưng sẽ là khó khăn lớn và tối nghĩa cho chúng ta hiện nay vì được giáo dục bằng hệ thống chữ khác hẳn hệ thống chữ tượng hình của Trung Quốc.
Lúc đầu tôi cũng hơi băn khoăn không muốn việc ghi chép kiểu “song ngữ” này vì sẽ có hiểu nhầm, lời đi tiếng lại, nhưng lại nghĩ: một là muốn bảo tồn cái sở học quý báu của ông cha truyền lại; hai là thà đưa ra một thông tin minh bạch có cơ sở để mọi người có thể tự kiểm chứng – đối chiếu, còn hơn biên dịch lại rồi chua thêm hoặc “bẻ cong” tư tưởng, ngụy luận rồi đưa ra một sản phẩm sao chép biến thành của mình, vẽ “rắn” thêm chân hòng biến thành “rồng”, làm đỏm với mọi người, thật chỉ là sự khinh miệt với những người thiện chí đi tìm nguồn gốc của một học thuật lâu đời vậy.

Biểu và khẩu quyết như sau:
六十甲子納音五行表
乙丑-海中金-------乙未-砂石金-------
丙寅丁卯-爐中火-------丙申丁酉-山下火-------
戊辰己巳-大林木-------戊戌己亥-平地木-------
庚午辛未-路旁土-------庚子辛醜-璧上土-------
壬申癸酉-劍鋒金-------壬寅癸卯-金簿金-------
乙亥-山頭火-------乙巳-覆燈火-------
丙子丁醜-澗下水-------丙午丁未-天河水-------滿
戊寅己卯-城頭土-------戊申己酉-大驛土-------
庚辰辛巳-白臘金-------庚戌辛亥-釵釧金-------
壬午癸未-楊柳木-------壬子癸醜-桑柘木-------
乙酉-井泉水-------乙卯-大溪水-------
丙戌丁亥-屋上土-------丙辰丁巳-沙中土-------
戊子己醜-霹靂火-------戊午己未-天上火-------
庚寅辛卯-松柏木-------庚申辛酉-石榴木-------
壬辰癸巳-長流水-------壬戌癸亥-大海水-------
口訣:
子午銀燈架壁鉤
戌辰煙滿寺鐘樓
申寅沙地燒柴濕
便是納音六甲頭
(Trích dẫn từ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

(Lược dịch)
LỤC THẬP GIÁP TÝ NẠP ÂM NGŨ HÀNH BIỂU
Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim---------------- Giáp Ngọ - Ất Mùi: Sa Thạch Kim------------ Ngân
Bính Dần – Đinh Mão: Lô Trung Hỏa------------ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa----------Đăng
Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc----------------- Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc--------------Giá
Canh Ngọ - Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ---------------Canh Tý - Tân Sửu: Bích Thượng Thổ-------Bích
Nhâm Thân – Quý Dậu: Kiếm Phong Kim------- Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạc Kim--------- Câu

Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa--------------- Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phú Đăng Hỏa----------- Yên
Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy---------------Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy------- Mãn
Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ-------------Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Dịch Thổ-----------Tự
Canh Thìn - Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim---------------Canh Tuất - Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim------Chung
Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc----------Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Chá Mộc-------- Lâu

Giáp Thân – Ất Dậu: Tỉnh Tuyền Thủy----------Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy------------Sa
Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ---------- Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ-----------Địa
Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa----------------- Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa-------Thiêu
Canh Dần - Tân Mão: Tùng Bách Mộc-----------Canh Thân - Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc------Sài
Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy---------Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy -------- Thấp
KHẨU QUYẾT:
Tý, Ngọ, Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu
Tuất, Thìn, Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu
Thân, Dần, Sa, Địa, Thiêu, Sài, Thấp
Tiện Thị Nạp Âm Lục Giáp Đầu.

Ghi chú:
* Bài khẩu quyết theo thể “Thất ngôn tứ tuyệt” thường thấy trong thi văn trước đây, mục đích cho dễ nhớ và áp dụng cho biểu ở trên. Cho nên, không thể bảo chỉ cần nhớ bài thơ với năm chữ: ”Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu; Yên, Mãn, Tự….” cũng được rồi, vì sẽ dễ gây ra sự ngộ nhận rằng bài thơ khiếm khuyết một câu cuối cùng, rồi có những nhận định về học thuyết Nạp Âm Ngũ Hành theo lối suy diễn sai lầm ngớ ngẫn.

* Biểu và khẩu quyết ở trên tôi dịch nguyên văn của tư liệu và thấy rằng so với tư liệu của Ông Nguyễn Mạnh Bảo thì câu thứ ba Ông ghi là: “Hán, Địa, Siêu, Sài, Thấp”, việc này theo tư ý: do chữ Sa và chữ Hán

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đều là bộ Thủy, nhưng nghĩa chữ Sa là: cát sỏi - hơi xa vời với ý nghĩa Thủy: nước, nên có lẽ vì vậy ông cha ta đổi Hán thay Sa!. Riêng chữ “Siêu”:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(siêu việt) và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(cây cung) thì chắc rằng có sự sai sót trong in ấn vì kể cả hai chữ đồng âm này cũng không chứa bộ thủ: Hỏa, do vậy chữ đúng là Thiêu燒(đốt, cháy) vậy.

* Phần tên gọi Ngũ Hành Nạp âm của các năm Can Chi, tôi có đối chiếu với sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư và tôi theo tinh thần là giữ nguyên văn của tư liệu để các bạn tiện tham khảo và đối chiếu. So sánh với các sách Việt có sự khác biệt sau:

-----HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ-----------------SÁCH CỔ VN-------------------
-----Sa Thạch Kim (Kim trong sỏi cát)--------------Sa Trung Kim (Kim trong cát)
-----Tỉnh Tuyền Thủy (Thủy của suối giếng)------Tuyền Trung Thủy (Thủy của suối)
-----Tang Chá Mộc (Mộc của cây Dâu Tằm)-----Tang Đố Mộc (Mộc của cây Dâu, chữ Đố không rõ ý nghĩa!!)
-----Phú Đăng Hỏa (Hỏa của Đèn lồng)-----------Phúc Đăng Hỏa (cùng chữ, nghĩa, cách đọc khác)
-----Đại Dịch Thổ (Thổ của Trại lớn)---------------Đại Trạch Thổ (Thổ của Đầm (nhà!!) lớn)


CÁCH SỬ DỤNG KHẨU QUYẾT KHI TÌM NGŨ HÀNH NẠP ÂM CỦA MỘT NĂM:

* Lấy các mốc để khởi, gồm: Tý – Tuất – Thân ; Ngọ – Thìn – Dần và gắn Can Giáp vào các mốc này, ta có THỨ TỰ LỤC GIÁP (6 con Giáp) như sau:
-----------1. Giáp Tý
-----------2. Giáp Tuất
-----------3. Giáp Thân
-----------4. Giáp Ngọ
-----------5. Giáp Thìn
-----------6. Giáp Dần

* Dùng khẩu quyết trên đọc ra các bộ thủ của các chữ: “Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu…”để định được ngũ hành nạp âm của từng cặp năm ta muốn tìm.
----- Hễ Giáp Tý và Giáp Ngọ dùng câu:------” (Tý, Ngọ) Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu”
----- Hễ Giáp Tuất và Giáp Thìn dùng câu:--- ” (Tuất, Thìn) Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu”
----- Hễ Giáp Thân và Giáp Dần dùng câu:--- ” (Thân, Dần) Sa, Địa, Thiêu, Sài, Thấp”

Chú thích: Nạp Âm (納音) Ngũ Hành – âm là thanh âm, khác với âm trong âm dương (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

): lấy Can nối Chi và “gán” ngũ thanh âm tương thích vào.

Ví dụ 1: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Canh Tý.
Tìm năm Canh Tý thuộc Giáp đầu nào: từ cung Tý trên bàn tay trái, ta đọc: Canh Tý, rồi tiến theo chiều thuận từng cung một ta đọc cho đến Giáp, ta được cung Thìn -> là Giáp Thìn tiến thêm 2 cung nữa là cung Ngọ, theo quy tắc đếm nghịch 10 cung thì cùng một Thiên Can, ta quy ra là Giáp Ngọ. Vậy con Giáp trước Giáp Thìn là Giáp Ngọ, ta dùng câu: “(Tý Ngọ) Ngân Đăng Giá Bích Câu” rồi đọc thuận theo từng 2 cung một lần. Cụ thể: từ Ngọ ta đọc: Ngân (cho hai cung Ngọ-Mùi), Đăng (cho hai cung Thân-Dậu), Giá (cho hai cung Tuất-Hợi), Bích (cho hai cung Tý-Sửu), ở ví dụ này đến cung Tý là chữ Bích (bộ Thổ), vậy hành của Canh Tý là Thổ.

Ví dụ 2: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Kỷ Mão.
Từ cung Mão, ta đọc là Kỷ, rồi cứ tiến từng cung một đếm theo chiều thuận đến chữ Giáp, là đến cung Thân, tiến thêm 2 cung là cung Tuất, ta quy ra là Giáp Tuất là Giáp đầu, dùng câu: (Tuất, Thìn) Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu, thuận đếm từng 2 cung một: Yên (cho hai cung Tuất-Hợi), Mãn (cho hai cung Tý-Sửu), Tự (cho hai cung Dần-Mão) (bộ Thổ) thì dừng lại => vậy hành của Mậu DầnKỷ Mão là Thổ.

Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỮ TRONG KHẨU QUYẾT:

GIÁP TÝ – GIÁP NGỌ
Ngân ()-- Bộ Kim金: Bạc
Đăng ()-- Bộ Hỏa火: Đèn
Giá ()-----Bộ Mộc木: Cái giá để đồ đạc
Bích ()----Bộ Thổ土: Tường, vách
Câu ()----Bộ Kim金: Móc, lưỡi câu

GIÁP TUẤT – GIÁP THÌN
Yên ()------Bộ Hỏa火: Khói
Mãn (滿)----- Bộ Thủy水: Đầy đủ, đầy tràn
Tự ()------- Bộ Thổ土: Chùa chiềng
Chung ()-- Bộ Kim金: Cái chuông
Lâu ()------ Bộ Mộc木: Tầng lầu

GIÁP THÂN – GIÁP DẦN
Sa ()--------Bộ Thủy水: Cát, bãi cát
Địa ()-------Bộ Thổ土: Đất
Thiêu ()----Bộ Hỏa火: Đốt, cháy
Sài ()------- Bộ Mộc木: Củi đun
Thấp ()-----Bộ Thủy水: Ẩm ướt

(Còn tiếp…)

#2 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1836 thanks

Gửi vào 28/10/2012 - 09:09

xin Cảm ơn Bác Chánh Quốc đã có bài cách tính nhẩm nạp âm của thập lục hoa Giáp .

Thanked by 3 Members:

#3 Chanhquoc

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 37 thanks

Gửi vào 28/10/2012 - 15:18

(tiếp theo)

II. THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHẨM MỚI:

Nói là “mới” thật ra chỉ để so sánh với cách tính theo truyền thống ở trên. Theo tôi được biết thì sau phát kiến độc đáo của Ông Vu Thiên – Nguyễn Đắc Lộc về bảng Nạp Âm Ngũ Hành 60 Hoa Giáp trong quyển “Số Tử Vi Dưới Mắt Khoa Học” xuất bản năm 1973, tất cả mọi người yêu Tử Vi đều lấy đó làm cơ sở để tính ra ngũ hành nạp âm của một năm, và bạn Quách Bội Ngọc cũng đã chia sẽ điều này trong chủ đề trước đây. Từ đó đến nay, có những cách nhẩm khác quanh phát kiến này mà hôm nay tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc như dưới đây:

1. Bảng gốc đầy đủ tạo ra bảng tóm tắt Nạp Âm Ngũ Hành 60 Hoa Giáp:
_________________________________________________________________________________
------------------+---TÝ – SỬU-----+---DẦN – MÃO--+--THÌN – TỴ-------+----NGỌ - MÙI-----+--THÂN – DẬU--+--TUẤT – HỢI--+
Giáp – Ất: -------Hải Trung Kim------ Đại Khê Thủy--- Phú Đăng Hỏa-----+---- Sa Thạch Kim-------- Tỉnh Tuyền Thủy--- Sơn Đầu Hỏa
Bính – Đinh:--- Giản Hạ Thủy------- Lô Trung Hỏa--- Sa Trung Thổ------+---- Thiên Hà Thủy------- Sơn Hạ Hỏa--------- Ốc Thượng Thổ
Mậu – Kỷ:------ Tích Lịch Hỏa------- Thành Đầu Thổ--- Đại Lâm Mộc------+---- Thiên Thượng Hỏa--- Đại Dịch Thổ-------- Bình Địa Mộc
Canh – Tân:---- Bích Thượng Thổ-- Tùng Bách Mộc--- Bạch Lạp Kim------+--- Lộ Bàng Thổ--------- Thạch Lựu Mộc----- Thoa Xuyến Kim
Nhâm – Quý: -- Tang Chá Mộc----- Kim Bạc Kim------- Trường Lưu Thủy----+----- Dương Liễu Mộc------- Kiếm Phong Kim------ Đại Hải Thủy
__________________________________________________________________________________________________________________________

* Bảng tóm tắt:
_________________________________________________________________________
-----------------GIÁP ----+----BÍNH -----+----MẬU ----+---CANH ----+---NHÂM ---+------------------
-------------------ẤT -----+----ĐINH -----+------KỶ ------+----TÂN -----+----QUÝ ----+-------------------
Tý – Sửu---------K---------------T-----------------H---------------O---------------M--------:---Ngọ – Mùi
Dần – Mão------T---------------H-----------------O--------------M---------------K---------:---Thân – Dậu
Thìn – Tỵ-------- H--------------O-----------------M--------------K----------------T---------:---Tuất – Hợi

Ghi chú:
K: Kim
T: Thủy
H: Hỏa
O: Thổ
M: Mộc

2. Vị trí Thập Thiên Can và Địa chi trên bàn tay để tính Nạp Âm Ngũ Hành:
(Phải chi tôi biết cách load hình lên diễn đàn để thuyết minh thì các bạn sẽ dễ hình dung được vấn đề nhiều hơn)
a. Quy ước:
Ta có: Ngón trỏ - Ngón giữa – Ngón nhẫn (áp út); và các lóng của các ngón này được quy ước cách gọi như sau: lóng trên: 1; lóng giữa: 2; lóng cuối: 3.
----------------Ngón trỏ - Ngón giữa – Ngón nhẫn
lóng trên:----------1-------------1-------------1------
lóng giữa: ---------2-------------2-------------2------
lóng cuối:----------3-------------3-------------3------

*Ghi chú thêm: Quy ước này cũng tiện dùng cho việc an định cửu cung trong Phong Thủy.

Trong việc tính nhẩm ta chỉ sử dụng 5 lóng trên 3 ngón như sau: Trỏ 1, Giữa 1, Nhẫn 1, Nhẫn 2, Nhẫn 3

b. An định Vị trí:

THIÊN CAN:
GIÁP – ẤT:-------Trỏ 1
BÍNH – ĐINH:---Giữa 1
MẬU – KỶ:-------Nhẫn 1
CANH – TÂN:----Nhẫn 2
NHÂM – QUÝ:---Nhẫn 3

ĐỊA CHI:
TÝ – SỬU:-------Trỏ 1
DẦN – MÃO:--- Nhẫn 3
THÌN – TỴ:-------Nhẫn 2

NGỌ – MÙI :----Trỏ 1
THÂN – DẬU:--- Nhẫn 3
TUẤT – HỢI:-----Nhẫn 2

c. Giải thích việc an định các Vị trí Thiên Can và Địa Chi:
Dựa trên bảng tóm tắt Nạp Âm Ngũ Hành đề cập trên đây, ta có thể rút ra các nhận xét sau:

*. Thứ tự của Thập Thiên Can được an từ trái qua phải theo đúng thứ tự như cách trình bày của bảng tóm tắt, và theo chiều thuận như sau: Trỏ 1 – Giữa 1 – Nhẫn 1 – Nhẫn 2 – Nhẫn 3 (nếu hết thì trở lại từ đầu)

*. Lấy Hành Kim làm mốc để an Địa Chi vào Thiên Can tương ứng, cụ thể:
... Do Hành của Giáp Tý - Ất Sửu là K (kim), Giáp - Ất đã an tại “Trỏ 1”, thì Tý – Sửu cũng an tại “Trỏ 1”
... Do Hành của Nhâm Dần – Quý Mão là K (kim), Nhâm – Quý đã an tại “Nhẫn 3”, thì Dần – Mão cũng an tại “Nhẫn 3”
... Do Hành của Canh Thìn – Tân Tỵ là K (kim), Canh – Tân đã an tại “Nhẫn 2”, thì Thìn – Tỵ cũng an tại “Nhẫn 2”
... Tương tự như trên, ta suy ra cho các Địa Chi còn lại.

d. Thực hành tính nhẩm Nạp Âm Ngũ Hành:
1. Bước 1: Tìm vị trí của Thiên Can cần tìm nằm tại lóng quy ước nào.
2. Bước 2: Tìm vị trí của Địa Chi cần tìm nằm tại lóng quy ước nào.
3. Bước 3: Từ vị trí của Địa Chi vừa tìm bước 2, đọc là “K”, rồi sử dụng câu “K – T – H – O – M” đếm theo chiều thuận đến vị trí của Thiên Can cần tìm ở bước 1.

e. Ví dụ 1: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Canh Tý.
……Bước 1: Canh nằm tại “Nhẫn 2”
……Bước 2: Tý nằm tại “Trỏ 1”
……Bước 3: Từ “Trỏ 1”, đọc “K”, và đếm thuận theo vị trí quy ước của Thiên Can đã nêu ở trên: “T” (Giữa 1), “H” (Nhẫn 1), rồi đến “O” là vị trí “Nhẫn 2”, ta suy ra Canh Tý mang hành Thổ.

f. Ví dụ 2: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Kỷ Mão.
……Bước 1: Kỷ nằm tại “Nhẫn 1”
……Bước 2: Mão nằm tại “Nhẫn 3”
……Bước 3: Từ “Nhẫn 3”, đọc “K”, và đếm thuận: “T” (Trỏ 1), “H” (Giữa 1), rồi đến “O” là vị trí “Nhẫn 1”, ta suy ra Kỷ Mão mang hành Thổ.

g. Ví dụ 3: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Bính Ngọ.
……Bước 1: Bính nằm tại “Giữa 1”
……Bước 2: Ngọ nằm tại “Trỏ 1”
……Bước 3: Từ “Trỏ 1”, đọc “K”, và đếm thuận đến “T” là vị trí “Giữa 1”, ta suy ra Bính Ngọ mang hành Thủy.

h. Ví dụ 4: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Kỷ Hợi.
……Bước 1: Kỷ nằm tại “Nhẫn 1”
……Bước 2: Hợi nằm tại “Nhẫn 2”
……Bước 3: Từ “Nhẫn 2”, đọc “K”, và đếm thuận: “T” (Nhẫn 3), “H” (Trỏ 1), “O” (Giữa 1), rồi đến “M” là vị trí “Nhẫn 1”, ta suy ra Kỷ Mão mang hành Mộc.

3. Cách ghi nhớ 30 tên gọi của Nạp Âm Ngũ Hành:
Tuỳ theo ý thích của mỗi người cho nên tôi nghĩ rằng không thể có công thức chung để quy định cho việc tính toán hay nhẩm ra 30 tên gọi của Nạp Âm Ngũ Hành. Bạn Quách Ngọc Bội có chia sẽ một bài thơ rất hay và thú vị, đó cũng là một phương pháp để nhớ và bạn đọc nên học theo.

Lại nhớ, thuở còn ngồi “mài ghế” nhà trường, chúng ta không ai không được học bài thơ:
“Sao Đi Học, Cứ Khóc Hoài, Thôi Đừng Khóc, Có Kẹo Đây” để suy ra công thức góc lượng giác, hoặc “Khi Nào Cần May Áo Mặc Z, Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu” của thứ tự dãy kim loại trong hoá học.v.v. Chính nhờ những đoạn thơ đọc thì nghe “ngô nghê”, nhưng tác dụng để giúp bạn trong việc học tập thì rất lớn và hiệu quả. Nay, lấy cách thức tương tự để áp dụng vào việc ghi nhớ 30 tên gọi của Nạp Âm Ngũ Hành, cách mà tôi đang dùng như sau:

* Trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư đề cập đến vấn đề Nạp Âm Ngũ Hành có nêu luật: “Cách bát sinh tử” và theo thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái: Kim – Hỏa – Mộc – Thủy – Thổ, lại phân định theo quy trình: Mạnh – Trọng – Quý (cũng tương tự như quy trình vận hành: sinh vượng mộ) cho từng Ngũ Hành, tôi nhận xét hai vòng Tý – Ngọ và ghi được bảng sau:

------MẠNH:------- tại TÝ – NGỌ
------TRỌNG:------ tại THÂN – DẦN
------QUÝ:---------- tại THÌN – TUẤT

Nhận xét: Vòng theo thứ tự: Tý – Thân – Thìn. Vòng NGỌ theo thứ tự: Ngọ – Dần – Tuất.
-----------------------Chú ý: quy tắc đếm nhẩm của Thiên Can: cách 8 tức là đồng nghĩa với việc đếm nghịch
-----------------------đếm thuận: GIÁP –> BÍNH –> MẬU –> CANH –> NHÂM –> GIÁP ….
-----------------------đếm nghịch: GIÁP –>NHÂM –> CANH –> MẬU –> BÍNH –> GIÁP ….

-----------------------Chú ý: quy tắc đếm nhẩm của Địa Chi nếu cách 4 tức là đếm thuận với thứ tự tam hợp Cục
------------------------------ nếu cách 8 tức là đếm ngược với thứ tự tam hợp Cục, ta có:
-----------------------đếm thuận (Từ Tý): Tý – Thìn – Thân … (thuận chiều kim đồng hồ)
-----------------------đếm nghịch (Từ Tý): Tý – Thân – Thìn …. (nghịch chiều kim đồng hồ)

Việc phân định Mạnh – Trọng – Quý cho từng ngũ hành giúp các bạn có thể nắm rõ hơn mức độ hay định lượng âm dương cho từng niên độ khi Thiên Can (trời) phối với Địa Chi (đất), từ điều này biết đâu chính là nền tảng để các bạn khám phá thêm nhiều điều hữu ích trong học thuật Tử Vi khi luận số.

a. Quy ước:
* Ta chỉ sử dụng 2 ngón: Trỏ và Giữa:
------------------------Ngón Trỏ--------Ngón Giữa
Lóng 1: (MẠNH)-------- TÝ---------------NGỌ
Lóng 2: (TRỌNG)------THÂN-------------DẦN
Lóng 3: (QUÝ)----------THÌN-------------TUẤT

b. An Định:

* Do năm Âm đi cặp chung với năm Dương cùng Hành, như Tý với Sửu; Ngọ với Mùi… nên suy ra chỉ cần nhớ năm Dương ta luận được năm Âm.

* 30 tên gọi Nạp Âm Ngũ Hành được nhóm lại và liệt kê theo từng Ngũ Hành, an định theo quy ước an định vị trí như trên, và chỉ ghi nhận chữ đầu thôi:

HÀNH KIM:
------------------------Ngón Trỏ--------Ngón Giữa
Lóng 1: (MẠNH)-------- HẢI---------------SA
Lóng 2: (TRỌNG)-------KIẾM-------------KIM
Lóng 3: (QUÝ)-----------BẠCH------------THOA

Từ các chữ đầu gợi nhớ này: bạn cố gắng liệt kê lần lượt như sau:
------------------------------------------------------------------- Hải Trung Kim----- Sa Thạch Kim
------------------------------------------------------------------- Kiếm Phong Kim-- Kim Bạc Kim
------------------------------------------------------------------- Bạch Lạp Kim----- Thoa Xuyến Kim
Ví dụ: sau khi tìm được Canh Thìn là Kim, ta tìm vị trí của Thìn là “Trỏ 3”, ta đọc theo thứ tự: Hải – Sa; Kiếm – Kim; Bạch là đến “Trỏ 3”, “Bạch” là chữ đầu của Bạch Lạp Kim, ta gọi nạp âm ngũ hành của Canh Thìn là Bạch Lạp Kim

HÀNH HỎA:
--------------------------Ngón Trỏ--------Ngón Giữa
Lóng 1: (MẠNH)-------TÍCH---------------THIÊN
Lóng 2: (TRỌNG)------SƠN----------------
Lóng 3: (QUÝ)----------PHÚ---------------SƠN

Từ các chữ đầu gợi nhớ này: bạn cố gắng liệt kê lần lượt như sau:
------------------------------------------------------------------- Tích Lịch Hỏa ----- Thiên Thượng Hỏa
------------------------------------------------------------------- Sơn Hạ Hỏa ------- Trung Hỏa
------------------------------------------------------------------- Phú Đăng Hỏa ---- Sơn Đầu Hỏa
(Cách tìm tên cũng tương tự cách thức nêu trong ví dụ của Hành Kim)

HÀNH MỘC:
--------------------------Ngón Trỏ--------Ngón Giữa
Lóng 1: (MẠNH)-------TANG------------DƯƠNG
Lóng 2: (TRỌNG)-----THẠCH-------------TÙNG
Lóng 3: (QUÝ)----------ĐẠI----------------BÌNH

Từ các chữ đầu gợi nhớ này: bạn cố gắng liệt kê lần lượt như sau:
------------------------------------------------------------------- Tang Chá Mộc ----- Dương Liễu Mộc
------------------------------------------------------------------- Thạch Lựu Mộc --- Tùng Bách Mộc
------------------------------------------------------------------- Đại Lâm Mộc ------ Bình Địa Mộc
(Cách tìm tên cũng tương tự cách thức nêu trong ví dụ của Hành Kim)

HÀNH THỦY:
--------------------------Ngón Trỏ--------Ngón Giữa
Lóng 1: (MẠNH)------- GIẢN------------THIÊN
Lóng 2: (TRỌNG)------TỈNH--------------ĐẠI
Lóng 3: (QUÝ)--------TRƯỜNG----------ĐẠI

Từ các chữ đầu gợi nhớ này: bạn cố gắng liệt kê lần lượt như sau:
------------------------------------------------------------------- Giản Khê Thủy ----- Thiên Hà Thủy
------------------------------------------------------------------- Tỉnh Tuyền Thủy --- Đại Khê Thủy
------------------------------------------------------------------- Trường Lưu Thủy -- Đại Hải Thủy
(Cách tìm tên cũng tương tự cách thức nêu trong ví dụ của Hành Kim)

HÀNH THỔ:
--------------------------Ngón Trỏ--------Ngón Giữa
Lóng 1: (MẠNH)------- BÍCH--------------LỘ
Lóng 2: (TRỌNG)-------ĐẠI-------------THÀNH
Lóng 3: (QUÝ)-----------SA----------------ỐC

Từ các chữ đầu gợi nhớ này: bạn cố gắng liệt kê lần lượt như sau:
------------------------------------------------------------------- Bích Thượng Thổ ----- Lộ Bàng Thổ
------------------------------------------------------------------- Đại Dịch Thổ ----------- Thành Đầu Thổ
------------------------------------------------------------------- Sa Trung Thổ ----------- Ốc Thượng Thổ
(Cách tìm tên cũng tương tự cách thức nêu trong ví dụ của Hành Kim)


III. VIẾT THÊM CHO CÁCH TÍNH NGŨ HÀNH CỤC:

Cách tính nhẩm cũng hoàn toàn dựa vào Bảng tóm tắt Nạp Âm Ngũ Hành của Ông Vu Thiên – Nguyễn Đắc Lộc và theo các quy ước sau:

1. Bảng tóm tắt dùng cho Cục:

-------------MẬU QUÝ --+--GIÁP KỶ---+-ẤT CANH--+-BÍNH TÂN-+ĐINH NHÂM-+-----------------
------------------Giáp ----+-----Bính -----+----Mậu ----+---Canh ----+---Nhâm ------+------------------
Tý – Sửu---------K---------------T-----------------H---------------O---------------M--------:---Ngọ – Mùi
DẦN – Mão-----T---------------H-----------------O--------------M---------------K---------:---Thân – Dậu
Thìn – Tỵ-------- H--------------O-----------------M--------------K----------------T---------:---Tuất – Hợi

2. An định:

THIÊN CAN:
GIÁP – KỶ:----------Trỏ 1
ẤT – CANH:--------Giữa 1
BÍNH – TÂN:-------Nhẫn 1
ĐINH – NHÂM:----Nhẫn 2
MẬU – QUÝ:-------Nhẫn 3

ĐỊA CHI:
TÝ – SỬU:-------Nhẫn 3
DẦN – MÃO:--- Nhẫn 2
THÌN – TỴ:-------Giữa 1
NGỌ – MÙI :----Nhẫn 1
THÂN – DẬU:---Trỏ 1
TUẤT – HỢI:-----Nhẫn 2

3. Nhận xét:
* Từ Niên Can quy ra “Kiến Dần”: Nên ta thấy trên Bảng tóm tắt: Giáp – Kỷ sẽ tương ứng với cột Bính (Đinh), Ất – Canh tương ứng với cột Mậu (Kỷ)… Điều này ứng với khẩu quyết truyền thống tính “Ngũ Hổ Độn”:
甲己之年丙作首,
乙庚之歲戊為頭,
丙辛歲首尋庚起,
丁壬壬位順行流,
若言戊癸何方發,
甲寅之上好追求
(Trích từ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu
Bính Tân tuế thủ tầm Canh khởi.
Đinh Nhâm, Nhâm vị thuận hành lưu
Nhược ngôn Mậu Quý hà phương phát
Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu

*.Theo trên Địa Chi “Dần” được xem làm MỐC để tìm ra vị trí các địa chi khác cùng với ngũ hành của chúng, ta tính như sau:
-------- Năm Giáp – Kỷ: Bính Dần tháng giêng, hành Hỏa, từ Giáp – Kỷ an tại “Trỏ 1”, đọc là “K”, đếm nghịch lại
----------------“Nhẫn 3” là “T”, “Nhẫn 2” là “H” => vậy Dần – Mão được an tại “Nhẫn 2”.
---------Bính Dần tháng giêng, thì Mậu Thìn tháng 3, hành Mộc. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt trên: hành Mộc
---------------- cách hành Hỏa về trước 2 cung, vậy an Thìn – Tỵ tại “Giữa 1” vậy.
---------Tiếp đến, Canh Ngọ tháng 5, hành Thổ. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt trên hành Thổ cách hành Hỏa về
----------------------------- trước 1 cung, vậy an Ngọ – Mùi tại “Nhẫn 1” vậy.
---------Tiếp đến, Nhâm Thân tháng 7, hành Kim. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt trên hành Kim cách hành Hỏa
----------------------------- trước 3 cung (hoặc sau 2 cung), vậy an Thân – Dậu tại “Trỏ 1” vậy.
---------Tiếp đến, Giáp Tuất tháng 9, hành Hỏa, đồng hành Bính Dần, cùng an tại “Nhẫn 2” vậy.
---------Tiếp đến, Bính Tý tháng 11, hành Thủy. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt trên hành Thủy cách hành Hỏa
----------------------------- sau 1 cung, vậy an Tý – Sửu tại “Nhẫn 3” vậy.

4. Áp dụng tính Ngũ Hành Cục:
* Bước 1: Định vị trí quy ước của Niên Can (theo năm sinh của đối tượng cần xem Tử Vi)
* Bước 2: Định vị trí quy ước Địa Chi của cung an Mệnh
* Bước 3: Từ vị trí của Địa Chi vừa tìm, đọc thuận câu “K- T – H – O – M”, cho đến vị trí Niên Can tìm tại bước 1, đến chữ nào thì đó là hành của Cục.

Ví dụ 1: Năm sinh Bính Ngọ, Mệnh an tại Tý.
---B1: Bính an tại “Nhẫn 1”
---B2: Mệnh tại Tý, Tý theo quy ước an tại “Nhẫn 3”
---B3: Từ “Nhẫn 3” đọc “K – T – H – O”, đến chữ “O“ là đến vị trí “Nhẫn 1”, vậy suy ra là THỔ NGŨ CỤC.

Ví dụ 2: Năm sinh Đinh Tỵ, Mệnh an tại Thìn.
---B1: Đinh an tại “Nhẫn 2”
---B2: Mệnh tại Thìn, Thìn theo quy ước an tại “Giữa 1”
---B3: Từ “Giữa 1” đọc “K – T – H”, đến chữ “H“ là đến vị trí “Nhẫn 2”, vậy suy ra là HỎA LỤC CỤC.

____________________________________________________________________________________
Hy vọng với chủ đề trên có thể góp một phần nho nhỏ vào việc học tập nghiên cứu của các bạn.

Thân ái.

Tháng 10 năm 2012
Nguyễn Chánh Quốc

#4 anhhung96

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 28/10/2012 - 15:34

Cảm ơn sự nhiệt tình của bác Chanhquoc, rất mong bác sẽ tiếp tục truyền thụ lại những kinh nghiệm nghiên cứu của bác cho lớp hậu bối chúng cháu.

#5 Chanhquoc

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 37 thanks

Gửi vào 19/06/2013 - 16:52

Cập nhật lại cả hai bài viết (hình minh họa) để các bạn có thể tiện tham khảo, theo đường link như sau:
  • Thiên Can và Lục Thập Hoa Giáp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gửi thêm đường link quyển:
  • Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư (4 quyển). do Tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng Hải. (Bản scan Hán Văn:

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    )

Tháng 06/2013

Nguyễn Chánh Quốc

#6 tutruongdado

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 266 Bài viết:
  • 602 thanks

Gửi vào 19/06/2013 - 18:49

Cháu xin góp 1 cách rất nhỏ mà cháu hay dùng.

Cháu chỉ nhớ thứ tự ngũ hành: Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc.

Sau đó dựa vào năm sinh của những người thân thuộc để tính. Như năm sinh, ngũ hành của của bản thân, của cha mẹ, anh chị em, cô dì chú bác là cháu nhớ được hết. Ta chỉ cần 5 người thân ứng với 5 hành.

Ví dụ cháu sinh năm Canh Ngọ, mệnh Thổ. Từ đó nhẩm tiếp: Thổ (Canh Ngọ) - Mộc ( Nhâm Ngọ) - Kim ( Giáp Ngọ) - Thủy ( Bính Ngọ) - Hỏa (Mậu Ngọ)
Em họ cháu sinh năm Nhâm Thân, mệnh Kim. Từ đó nhẩm tiếp: Kim (Nhâm Thân) - Thủy (Giáp Thân) - Hỏa (Bính Thân) - Thổ ( Mậu Thân) - Mộc ( Canh Thân)

Cách này nhẩm cũng nhanh và rất dễ nhớ. Nhẩm như 2 phương pháp trên thỉnh thoảng vẫn có lúc quên hoặc nhầm.

Sửa bởi tutruongdado: 19/06/2013 - 18:51


Thanked by 3 Members:

#7 begaidii

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2051 Bài viết:
  • 2178 thanks
  • Locationnhà xí bệt

Gửi vào 19/06/2013 - 19:41

làm sao để thuộc bát san hả bác ?
Cháu hay lộn Cấn Càn Chấn lắm

#8 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7720 Bài viết:
  • 17625 thanks

Gửi vào 19/06/2013 - 21:16

Trích = Chanhquoc.

* Biểu và khẩu quyết ở trên tôi dịch nguyên văn của tư liệu và thấy rằng so với tư liệu của Ông Nguyễn Mạnh Bảo thì câu thứ ba Ông ghi là: “Hán, Địa, Siêu, Sài, Thấp”, việc này theo tư ý: do chữ Sa và chữ Hán

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đều là bộ Thủy, nhưng nghĩa chữ Sa là: cát sỏi - hơi xa vời với ý nghĩa Thủy: nước, nên có lẽ vì vậy ông cha ta đổi Hán thay Sa!. Riêng chữ “Siêu”:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(siêu việt) và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(cây cung) thì chắc rằng có sự sai sót trong in ấn vì kể cả hai chữ đồng âm này cũng không chứa bộ thủ: Hỏa, do vậy chữ đúng là Thiêu燒(đốt, cháy) vậy.

Cám ơn sưu khảo của Ông Chanhquoc .
Câu quyết thứ 3 để nạp âm cho con Giáp Thân và Giáp Dần, thì tôi đã biết , từ lâu, bắt đầu bằng chữ "Hán" truóc khi sách Ông Nguyễn Mạnh Bảo xuất bản . Về lý lẽ thì có 2 lý để tin chữ Hán hơn chữ Sa .
a/ Sa là Cát mặc dầu có bộ Thuỷ nhưng nghĩa của nó là Cát khó có thể hình dung nó là Thuỷ . Chữ Hán là dân tộc Hán, có bộ thuỷ, dễ hình dung nó là Thuỷ hơn .
b/ Luật bằng trắc . Ngủ ngôn tứ tuyệt , thực ra là thơ Thất ngôn bỏ 2 chữ đầu và có Luật bằng trắc của nó . Đã là bằng trắc thì chữ đầu của ngủ ngôn phải là trắc không thể là bằng . Vậy là Hán không phải là Sa .

Cách nạp âm tính nhẩm nầy có phương pháp nhìn trong lòng bàn tay mà tính nhẩm không cần phải nhớ gì hết . Cứ nhìn trên cung Tý của bàn tay trái, kể đó là con Giáp Tý . Cứ Ngân ngân, đăng đăng, giá giá v... là định được ngay năm nào hành gì . Riêng cách đếm 2 chữ Ngân cũng là bí quyết rồi .
Muốn biết thêm chi tiết cứ tìm trên net .

Thanked by 4 Members:

#9 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15457 thanks

Gửi vào 19/06/2013 - 23:06

Hồi xưa lê thanh nhị có đưa cách cũng hay mà đơn giản:

giáp ất 1, bính đinh 2, mậu kỷ 3, canh tân 4, nhâm quý 5

tý sửu 0, dần mão 1, thìn tỵ 2
ngọ mùi 0, thân dậu 1, tuất hợi 2

kim 1 -> thủy 2 <-> hỏa 3 -> thổ 4 <-> mộc 5

ví dụ, canh tý, canh 4, tý 0, 4+0=4, là thổ

Thanked by 7 Members:

#10 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 20/06/2013 - 08:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 19/06/2013 - 21:16, said:

Trích = Chanhquoc.

* Biểu và khẩu quyết ở trên tôi dịch nguyên văn của tư liệu và thấy rằng so với tư liệu của Ông Nguyễn Mạnh Bảo thì câu thứ ba Ông ghi là: “Hán, Địa, Siêu, Sài, Thấp”, việc này theo tư ý: do chữ Sa và chữ Hán

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đều là bộ Thủy, nhưng nghĩa chữ Sa là: cát sỏi - hơi xa vời với ý nghĩa Thủy: nước, nên có lẽ vì vậy ông cha ta đổi Hán thay Sa!. Riêng chữ “Siêu”:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(siêu việt) và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(cây cung) thì chắc rằng có sự sai sót trong in ấn vì kể cả hai chữ đồng âm này cũng không chứa bộ thủ: Hỏa, do vậy chữ đúng là Thiêu燒(đốt, cháy) vậy.

Cám ơn sưu khảo của Ông Chanhquoc .
Câu quyết thứ 3 để nạp âm cho con Giáp Thân và Giáp Dần, thì tôi đã biết , từ lâu, bắt đầu bằng chữ "Hán" truóc khi sách Ông Nguyễn Mạnh Bảo xuất bản . Về lý lẽ thì có 2 lý để tin chữ Hán hơn chữ Sa .
a/ Sa là Cát mặc dầu có bộ Thuỷ nhưng nghĩa của nó là Cát khó có thể hình dung nó là Thuỷ . Chữ Hán là dân tộc Hán, có bộ thuỷ, dễ hình dung nó là Thuỷ hơn .
b/ Luật bằng trắc . Ngủ ngôn tứ tuyệt , thực ra là thơ Thất ngôn bỏ 2 chữ đầu và có Luật bằng trắc của nó . Đã là bằng trắc thì chữ đầu của ngủ ngôn phải là trắc không thể là bằng . Vậy là Hán không phải là Sa .

Cách nạp âm tính nhẩm nầy có phương pháp nhìn trong lòng bàn tay mà tính nhẩm không cần phải nhớ gì hết . Cứ nhìn trên cung Tý của bàn tay trái, kể đó là con Giáp Tý . Cứ Ngân ngân, đăng đăng, giá giá v... là định được ngay năm nào hành gì . Riêng cách đếm 2 chữ Ngân cũng là bí quyết rồi .
Muốn biết thêm chi tiết cứ tìm trên net .

Có lẽ bác Tân có sự nhầm lẫn trong ý "b/" về luật bằng trắc, vì không có luật nào quy định "Đã là bằng trắc thì chữ đầu của ngủ ngôn phải là trắc không thể là bằng."
Đúng là thể thơ ngũ ngôn là biến thể của thể thơ thất ngôn, nhưng trong Đường Luật có quy định cho thể thất ngôn là:
Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh.
(Các chữ thứ nhất, thứ 3, thứ 5 thì khỏi xét. Các chữ thứ 2, thứ 4, thứ 6 thì phải rõ ràng về "đối âm", tức luật bằng trắc).

Theo đó, quy định cho thể ngũ ngôn là: Nhất tam bất luận, nhị tứ phân minh.
Cho nên, chữ thứ nhất của thể thơ ngũ ngôn hoàn toàn có thể thuộc "âm bằng" hay "âm trắc" mà không phải theo bất cứ ràng buộc nào. Chỉ cần lưu ý về các chữ 1, 3, 5 ở các "câu chẵn" nếu đang từ "âm bằng" mà chuyển sang "âm trắc" thì sẽ thuộc dạng khó đọc (khổ độc) nhưng hoàn toàn không phạm luật.

Xét bài thơ nạp âm của bác Chanhquoc đưa lên (tất nhiên còn nhiều dị bản khác, đặc biệt ở câu cuối, nhưng ở đây ta chỉ xét đến sự hợp lý của chữ Sa hay Hán):

Tý, Ngọ, Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu
Tuất, Thìn, Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu
Thân, Dần, Sa, Địa, Thiêu, Sài, Thấp
Tiện Thị Nạp Âm Lục Giáp Đầu.

Đây là thể thất ngôn tứ tuyệt luật, với cấu trúc luật bằng (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trắc (T):

T - T - B - B - T - T - B vận.
T - B - B - T - T - B - B vận.
B - B - B - T - B - B - T.
T - T - T - B - T - T - B vận.

Có thể thấy đây là bài thơ đạt chuẩn về Luật bằng trắc (đối âm) cũng như về Niêm (câu 1&4 niêm với nhau, câu 2&3 niêm với nhau).

Nếu chuyển bài này về dạng ngũ ngôn, thì cũng sẽ thấy Bằng Trắc không có gì phạm luật của thơ ngũ ngôn.

Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu..............B - B - T - T - B vận.
Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu................B - T - T - B - B vận.
Sa, Địa, Thiêu, Sài, Thấp..................B - T - B - B - T.
Nạp Âm Lục Giáp Đầu.......................T - B - T - T - B vận.

Như vậy, chữ "Sa" và chữ "Hán" 漢 chỉ có thể dùng nghĩa cùng với bộ Thủy để mà phân định, chứ không thể dùng luật bằng trắc để mà xét.
Đối với chữ "Hán", ngoài nghĩa là dân Hán còn có nghĩa chính là Sông Hán (tức Hán Thủy, Hán Giang) một nhánh của sông Dương Tử (Trường Giang), cho nên trong bài thơ nạp âm với chữ "Hán" thì bất kể là viết (nhìn bộ) hay đọc miệng (nghĩa) đều có thể biết rằng có đề cập tới "Thủy".
Như vậy, ở trong câu thứ 3 của bài quyết nạp âm, dùng chữ "Hán" là hợp lý hơn chữ "Sa".

Thanked by 3 Members:

#11 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24398 thanks

Gửi vào 20/06/2013 - 09:19

QuachNgocBoi giỏi quá ....................................................

Từ ngày đầu mới học MM vẫn học thế này

Tý ngọ : ngân đăng giá bích câu
Thìn tuất : yên mãn tự chung lâu
Dần thân hán < không phải sa > địa thiêu < không phải siêu > sài thấp .

Thanked by 2 Members:

#12 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2581 Bài viết:
  • 9081 thanks

Gửi vào 20/06/2013 - 09:25

Bài viết của ông Chánh Quốc này rất hữu ích từ bản trước cũng như bản mới cập nhật. Nhưng còn 1 điều tiếc là chưa chứng minh sự hoàn bị của 60 hoa giáp này.
huygen nhớ đến lời Thượng Khách Địa Kỳ Tài đề cập đến là việc dăm ba rõ mười ( 5/3 rõ mười ).
Nếu tinh ý một chút nữa sẽ gắn kết vào..... và chứng minh hoàn thiện ngay.

Thanked by 1 Member:

#13 binhfuture

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 02/12/2017 - 08:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tutruongdado, on 19/06/2013 - 18:49, said:

Cháu xin góp 1 cách rất nhỏ mà cháu hay dùng.

Cháu chỉ nhớ thứ tự ngũ hành: Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc.

Sau đó dựa vào năm sinh của những người thân thuộc để tính. Như năm sinh, ngũ hành của của bản thân, của cha mẹ, anh chị em, cô dì chú bác là cháu nhớ được hết. Ta chỉ cần 5 người thân ứng với 5 hành.

Ví dụ cháu sinh năm Canh Ngọ, mệnh Thổ. Từ đó nhẩm tiếp: Thổ (Canh Ngọ) - Mộc ( Nhâm Ngọ) - Kim ( Giáp Ngọ) - Thủy ( Bính Ngọ) - Hỏa (Mậu Ngọ)
Em họ cháu sinh năm Nhâm Thân, mệnh Kim. Từ đó nhẩm tiếp: Kim (Nhâm Thân) - Thủy (Giáp Thân) - Hỏa (Bính Thân) - Thổ ( Mậu Thân) - Mộc ( Canh Thân)

Cách này nhẩm cũng nhanh và rất dễ nhớ. Nhẩm như 2 phương pháp trên thỉnh thoảng vẫn có lúc quên hoặc nhầm.

Chào bạn, bạn có thể nói rõ hơn cách tính này được không ạ?

#14 binhfuture

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 39 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 02/12/2017 - 08:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 19/06/2013 - 23:06, said:

Hồi xưa lê thanh nhị có đưa cách cũng hay mà đơn giản:

giáp ất 1, bính đinh 2, mậu kỷ 3, canh tân 4, nhâm quý 5

tý sửu 0, dần mão 1, thìn tỵ 2
ngọ mùi 0, thân dậu 1, tuất hợi 2

kim 1 -> thủy 2 <-> hỏa 3 -> thổ 4 <-> mộc 5

ví dụ, canh tý, canh 4, tý 0, 4+0=4, là thổ

Xin hỏi bạn AnKhoa: nếu tính Nhâm Tuất, hoặc Quý Hợi thì sẽ là 5+2=7 thì gán sao ạ, Nhâm tuất và Quý hợi nạp âm thủy, như vậy là 7-5 =2, mình chưa hiểu tại sao lại trừ 5?

#15 xiuhac

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1450 Bài viết:
  • 979 thanks

Gửi vào 02/12/2017 - 15:47

Tại vì chỉ có 5 Hành và 5 cặp Thiên Can thôi nên nếu số dư hơn 5 thì phải trừ đi 5 mới ra được Ngũ Hành Nạp Âm

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |