Jump to content

Advertisements




Cách nhẩm trên bàn tay năm dương lịch qua Can Chi


10 replies to this topic

#1 Chanhquoc

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 37 thanks

Gửi vào 10/10/2012 - 12:08

Nhiều lúc trong buổi họp mặt trò chuyện với bạn bè hay người thân, ta sẽ gặp phải những câu hỏi đại loại như: “Can Chi của năm 1805 là gì? Can Chi của năm 2098 là gì?..”. Có nhiều người sẽ lúng túng vì không biết trả lời ra sao, hoặc đành phải mở sách lịch vạn niên để tra tìm. Một số người khác có cách trả lời bằng việc lấy một số năm cố định để làm MỐC nhớ (Ví dụ: mốc nhớ là năm sinh của họ 1968 – “Tết Mậu Thân”) rồi cộng thêm hay trừ đi một số nào đó để tính ra Địa Chi của năm cần tìm… Lại nhớ những Thầy bói mù trước đây, khi người muốn xem bói chỉ cần nói năm sinh của mình thì ngay tức thì ông ta có thể nhẩm ra và trả lời ngay năm đó có Can Chi gì, ta tán thưởng và cho là ông ấy tài quá. Thật ra, câu hỏi này không khó để trả lời, và hiện nay trong các diễn đàn trên mạng, có rất nhiều người rất tốt và chịu khó, đã cung cấp cho mọi người các phương pháp khác nhau để tính Can Chi của năm Dương lịch bất kỳ, khá hay và đơn giản như: phương pháp lấy toàn bộ năm chia cho 12 rồi tìm số DƯ để quy đổi ra Địa Chi tương ứng, hoặc phương pháp quy đổi ra công thức toán học A1= B+C+… rồi dùng một số quy ước để tìm ra kết quả..v.v. cũng rất thú vị. Tuy nhiên, một số người đứng tuổi không thấy các cách đó “hợp với khẩu vị” của mình lắm vì phải đụng đến toán chia nhiều số, hoặc đụng đến biểu thức toán học phải ghi chép ra giấy, họ chỉ thích làm sao cũng như ông Thầy bói mù năm xưa chỉ cần nhẩm trên tay là tìm được ngay Can Chi của năm cần tìm.
Phương pháp tính Can Chi của năm Dương lịch được dẫn ra dưới đây không ngoài mục đích để đạt được như ông Thầy bói mù năm xưa, tức là chỉ cần nhẩm trên bàn tay trái ta sẽ có kết quả trả lời ngay mà không cần phải tính toán nhiều (“nhẩm trên bàn tay trái” nghĩa là việc di chuyển ngón tay cái qua các cung Địa bàn 12 cung: Tý, Sữu, Dần, Mão… quy ước trên bàn tay trái trong thuật Tử Vi, Nhâm Độn v..v).


Do chúng ta đã và đang trãi qua giữa hai thế kỷ XX và XXI, tức là từ năm 1900 đến năm 2099 nên chúng ta quan tâm trước cách tìm Can Chi của những năm nằm trong khoảng giữa thời kỳ này, và tạm chấp nhận kết quả cung khởi của những năm 1900 và 2000. Phần giải thích nguyên lý và cách tính sẽ được trình bày tiếp để các bạn sẽ hiểu rõ hơn vì sao như vậy, và sẽ nắm trọn phương pháp tính cho bất kỳ năm Công nguyên nào.
Tuy phần giải thích chi tiết hơi dài để hiểu cặn kẽ, nhưng khi thực hành thì gọn gàng, ra kết quả nhanh chóng và chính xác, và nhất là chỉ nhẩm trên bàn tay mà thôi.

A. THỰC HÀNH:
Bước 1:
Định cung khởi cố định (cố định trong 100 năm):

a. Hễ thuộc những năm 1900: Khởi cung
b. Hễ thuộc những năm 2000: Khởi cung THÌN
Bước 2:
Tìm bội số của 12 thích hợp gần đến năm cần tìm (ta chỉ cần nhẩm: 0, 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96; cần thuộc lòng 9 bội số này của 12). Rồi từ cung khởi ta di chuyển ngón tay cái qua các cung trên bàn tay trái theo chiều thuận hay nghịch để đến cung Địa Chi cần tìm.
Bước 3:
Đổi số cuối của năm ra CAN ghép vào Địa Chi vừa tìm được ta có kết quả Can Chi của năm cần tìm (cách quy đổi ra CAN có trình bày phía dưới).



Ví dụ 1:
Tìm Can Chi năm 1900.

Bước 1:
Thuộc 1900 -> khởi từ cung Tý: ta đưa ngón tay cái vào cung Tý trên Địa bàn của bàn tay trái.

Bước 2:
Lấy ngón tay cái đứng tại Tý nhẩm: 0 tức là bằng với số cuối cùng của năm cần tìm là 0, ta nói: Địa Chi là năm Tý.

Bước 3:
Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 0, tương ứng với Can CANH, ta ghép Can vào Chi được: năm 1900 là năm CANH TÝ.
Ví dụ 2:
Tìm Can Chi năm 2000.

Bước 1:
Khởi từ cung Thìn.

Bước 2:
Lấy ngón tay cái đứng tại Thìn nhẩm: 0 tức là bằng với số cuối cùng của năm cần tìm là 0, ta nói: Địa Chi là năm Thìn.

Bước 3:
Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 0, tương ứng với Can CANH, ta ghép Can vào Chi được: năm 2000 là năm CANH THÌN.
Ví dụ 3:
Tìm Can Chi năm 1911.

Bước 1:
Khởi từ cung Tý.

Bước 2:
Đứng nguyên tại Tý nhẩm: 0, rồi 12 dừng đếm lại - 12 tức là bội số gần nhất với số của năm cần tìm 11, và lớn hơn 1 số, nên ta đang đứng tại Tý lùi lại (theo chiều nghịch) 1 cung, là cung Hợi, ta nói: Địa Chi là năm Hợi.

Bước 3:
Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 1, tương ứng với Can TÂN, ta ghép Can vào Chi được: năm 1911 là năm TÂN HỢI.
Ví dụ 4:
Tìm Can Chi năm 1991.

Bước 1:
Khởi từ cung Tý.

Bước 2:
Đứng nguyên tại Tý nhẩm: từ 0 đến 84 thì dừng đếm lại - 84 tức là bội số của 12 gần nhất với số của năm cần tìm 91, và nhỏ hơn 7 số, nên ta đang đứng tại Tý tiến thêm (theo chiều thuận) 7 cung (lưu ý: cung đối xung luôn cách 6 cung, tức là ta đang đứng cung Tý, vậy đếm đến Ngọ là 6, qua cung Mùi là 7), là cung Mùi, ta nói: Địa Chi là năm Mùi.

Bước 3:
Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 1, tương ứng với Can TÂN, ta ghép Can vào Chi được: năm 1991 là năm TÂN MÙI.
Ví dụ 5:
Tìm Can Chi năm 1945.

Bước 1:
Khởi từ cung Tý.

Bước 2:
Tại Tý nhẩm: từ 0 đến 48 thì dừng đếm lại - 48 tức là bội số của 12 gần nhất với số của năm cần tìm 45, và lớn hơn 3 số, nên ta đang đứng tại Tý lùi lại (theo chiều nghịch) 3 cung, là cung Dậu, ta nói: Địa Chi là năm Dậu.

Bước 3:
Số đuôi của năm là 5, tương ứng ẤT, ta ghép Can vào Chi được: năm 1945 là năm ẤT DẬU.
Ví dụ 6:
Tìm Can Chi năm 1996.

Bước 1:
Khởi từ cung Tý.

Bước 2:
Tại Tý nhẩm: từ 0 đến 96 thì dừng đếm lại - 96 tức là bội số của 12 bằng với số của năm cần tìm 96, ta nói: Địa Chi là năm Tý.

Bước 3:
Số đuôi của năm là 6, tương ứng BÍNH, ta ghép Can vào Chi được: năm 1996 là năm BÍNH TÝ.

Lưu ý:
Nếu ta từ năm 1996 - Bính Tý này, đếm tiến thêm 4 cung nữa gồm: Đinh Sửu (1997), Mậu Dần (1998), Kỹ Mão (1999), đến cung Thìn là 4 cung: vậy Canh Thìn là năm 2000, tức là qua năm 2000 và trong 100 năm thuộc về năm 2000 ta phải bắt đầu khởi từ Thìn, không khởi từ Tý nữa. Các bạn sẽ tìm thấy lời giải thích chi tiết ngay dưới đây cho việc thay đổi cung khởi này.
Ví dụ 7:
Tìm Can Chi năm 2014.

Bước 1:
Khởi từ cung Thìn.

Bước 2:
Tại Thìn nhẩm: từ 0 đến 12 dừng đếm - 12 tức là bội số gần nhất với số của năm cần tìm 14, và nhỏ hơn 2 số, từ Thìn ta tiến thêm 2 cung nữa, là cung Ngọ, ta nói: Địa Chi là năm Ngọ.

Bước 3:
Số đuôi của năm là 4, tương ứng GIÁP, ta ghép Can vào Chi được: năm 2014 là năm GIÁP NGỌ.
Ví dụ 8:
Tìm Can Chi năm 2096.

Bước 1:
Khởi từ cung Thìn.

Bước 2:
Tại Thìn nhẩm: từ 0 đến 96 thì dừng đếm lại - 96 tức là bội số của 12 bằng với số của năm cần tìm 96, ta nói: Địa Chi là năm Thìn.

Bước 3:
Số đuôi của năm là 6, tương ứng BÍNH, ta ghép Can vào Chi được: năm 2096 là năm BÍNH THÌN.

Lưu ý:
Nếu ta từ năm 2096 -Bính Thìn này, đếm tiến thêm 4 cung nữa đến cung Thân là 4 cung: vậy Canh Thân là năm 2100, tức là qua năm 2100 và trong 100 năm thuộc về năm 2100 ta phải bắt đầu khởi từ Thân, tương tự như khởi từ Tý và Thìn vậy.
B. GIẢI THÍCH:
1. CHU KỲ CỦA THIÊN CAN:

Do Thập Thiên Can (10 Thiên Can) cùng tương ứng với hệ số đếm thập phân mà năm Dương lịch đang dùng, do vậy cứ sau mỗi chu kỳ mười năm thì trở lại cùng một Thiên Can. Bảng dưới đây liệt kê các chữ số năm cuối tương ứng với Thiên Can:

Ngón cái - Ngón trỏ - Ngón giữa - Ngón áp út - Ngón út
--------------------------------------------------------------------------------
GIÁP: 4 BÍNH: 6 MẬU: 8 CANH: 0 NHÂM: 2
ẤT: 5 ĐINH: 7 KỶ: 9 TÂN: 1 QUÝ: 3


Ví dụ:
o Các năm 1900, 1910, 1920, 1930,… 2000 có chữ số 0 cuối tương ứng Can CANH
o Các năm 1811,…, 1971,…, 1991,… 2001 có chữ số 1 cuối tương ứng Can TÂN
o Các năm 1716,…, 1836,…, 1956,… 2016 có chữ số 6 cuối tương ứng Can BÍNH


Chỉ cần nhớ các Can Dương: Giáp – 4; Bính – 6; Mậu – 8; Canh – 0; Nhâm – 2 dễ dàng suy ra các Can Âm.


Ghi chú: Các số CHẲN thuộc CAN DƯƠNG - Các số LẺ thuộc CAN ÂM.
2. CHU KỲ 100 NĂM CỦA ĐỊA CHI:

Địa Chi có 12 cung, nên cứ 12 năm thì quay trở lại Địa Chi (cung) đã bắt đầu. Suy ra rằng các năm có 2 chữ số cuối là bội số của 12 thì cùng Địa Chi, gồm có: 0 (coi như năm bắt đầu), 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96.

Ví dụ:
Năm 1900 xem lịch ta biết là năm Tý, vậy các năm 1912, 1924, 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, cũng là năm Tý. Gắn chữ số cuối theo các năm trên ta tìm được: 1900 (Canh Tý), 1912 (Nhâm Tý), 1924 (Giáp Tý), 1936 (Bính Tý), 1948 (Mậu Tý), 1960 (Canh Tý), 1972 (Nhâm Tý), 1984 (Giáp Tý), 1996 (Bính Tý)…

Theo như trên, trong 100 năm ta có 9 năm (kể cả năm có chữ số 0 đầu tiên) có bội số chung 12, năm có chữ số 96 là năm cuối để có cùng Địa Chi ban đầu, còn lại 4 năm nữa để hoàn thành số 100 năm, tức là tính từ cung bắt đầu ta phải tiến thêm 4 cung nữa.

Ví dụ:
Năm 1900 xem lịch ta biết là năm Tý, sau 100 năm kế tiếp -năm 2000 -sẽ là năm Thìn. Ta tính như sau: đến năm 1996 vẫn là năm Tý, từ Tý tiến thêm 4 cung nữa đến cung Thìn. Theo như trên ta suy ra năm 2000 (chữ số 0 cuối) là năm Canh Thìn. Tương tự suy ra các năm: 2012 (Nhâm Thìn), 2024 (Giáp Thìn), 2036 (Bính Thìn), 2048 (Mậu Thìn), 2060 (Canh Thìn), 2072 (Nhâm Thìn), 2084 (Giáp Thìn), 2096 (Bính Thìn).

Tương tự cách tính trên cho 100 năm kế tiếp tính từ cung Thìn (tiến 4 cung nữa) là cung Thân (Canh Thân – 2100). Thêm 100 năm kế tiếp tính từ cung Thân (tiến 4 cung nữa) là cung Tý (Canh Tý -2200). Vậy, chu kỳ của thế kỷ (100 năm) là bội số của số 3, tức là cứ sau 300 năm thì quay trở lại cung khởi cố định cho 100 năm đó, và dựa theo thứ tự: THÂN – TÝ – THÌN.

Từ chu kỳ này ta có thể luận: năm 2100 là năm Thân, trọn số năm này chia chẳn cho số 12, cứ lùi 300 năm lại ta thì cũng là cung Thân, gồm các năm: 1800, 1500, 1200, 900, 600, 300, 0, các năm này cũng đều chia chẳn cho 12. Ta có thể lập ra bảng dưới đây dựa theo cơ sở luận như trên:

Thế kỷ. I:
Từ 0 đến 99 cung khởi bắt đầu ở THÂN (0 chia 3 không dư)


Thế kỷ. II:
từ 100 đến 199 cung khởi bắt đầu ở TÝ (1 chia 3 dư 1)


Thế kỷ. III:
từ 200 đến 299 cung khởi bắt đầu ở THÌN (2 chia 3 dư 2)


Thế kỷ. IV:
từ 300 đến 399 cung khởi bắt đầu ở THÂN (3 chia 3 không dư)


Thế kỷ. V:
từ 400 đến 499 cung khởi bắt đầu ở TÝ (4 chia 3 dư 1)


Thế kỷ. VI:
từ 500 đến 599 cung khởi bắt đầu ở THÌN (5 chia 3 dư 2)


Thế kỷ. VII:
từ 600 đến 699 cung khởi bắt đầu ở THÂN (6 chia 3 không dư)


Thế kỷ. VIII:
từ 700 đến 799 cung khởi bắt đầu ở TÝ (7 chia 3 dư 1)


Thế kỷ. IX:
từ 800 đến 899 cung khởi bắt đầu ở THÌN (8 chia 3 dư 2)


Thế kỷ. X:
từ 900 đến 999 cung khởi bắt đầu ở THÂN (9 chia 3 không dư)


(..……….)



Thế kỷ. XIX:
từ 1800 đến 1899 cung khởi bắt đầu ở THÂN (18 chia 3 không dư)


Thế kỷ. XX:
từ 1900 đến 1999 cung khởi bắt đầu ở TÝ (19 chia 3 dư1)


Thế kỷ. XXI:
từ 2000 đến 2099 cung khởi bắt đầu ở THÌN (20 chia 3 dư2)


Thế kỷ. XXII:
từ 2100 đến 2199 cung khởi bắt đầu ở THÂN (21 chia 3 không dư)


(Cứ tiếp tục như vậy….)

Ta thấy: chúng ta chỉ cần lấy các chữ số đầu của năm, không dùng 2 chữ số cuối của năm (Vd: năm 1978, ta chỉ lấy số 19, không dùng 78), rồi đem chia cho số 3, nếu:
  • không có dư: khởi tại cung Thân,
  • dư 1: khởi tại cung ,
  • dư 2: khởi tại cung Thìn.

Dựa theo quy tắc chia hết cho 3: “Một số chia hết cho 3 thì tổng số hạng của nó phải chia hết cho 3”, ta có thể cộng các số hạng của các chữ số đầu của năm sau khi loại bỏ 2 chữ số cuối, nếu lớn hơn 10 ta lại cộng các số hạng đó lại với nhau sao cho nhỏ hơn 10.

Ví dụ:
  • Năm 3795, ta chỉ lấy 37, 3 cộng với 7 bằng 10, rồi 1 cộng số 0 bằng 1, đem 1 chia 3 dư 1 ta khởi từ cung Tý.
  • Năm 1718, ta chỉ lấy 17, 1 cộng với 7 bằng 8, đem 8 chia 3 dư 2 ta khởi từ cung Thìn
  • Năm 2455, ta chỉ lấy 24, 2 cộng với 4 bằng 6, đem 6 chia 3 không dư ta khởi từ cung Thân
  • Năm 1971, ta chỉ lấy 19, 1 cộng với 9 bằng 10, rồi 1 cộng số 0 bằng 1, đem 1 chia 3 dư 1 ta khởi từ cung Tý.

Bước kế tiếp là đem 2 chữ số cuối của năm so sánh với Bội số của 12 gần nhất rồi tiến hay lùi các cung cho đến cung cần tìm, như bước hai đã nói ở phần trên.



Với chủ đề đã được trình bày trên đây, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm Can Chi của năm Dương lịch, để kháo chuyện với bạn bè trong những lúc thảnh thơi, hoặc cũng có thể là một công cụ hỗ trợ nho nhỏ cho việc học những môn Khoa học huyền bí Á Đông .
Cảm ơn đã dành thời gian cho chủ đề này.

Nguyễn Chánh Quốc
Quận 1, TP. H-C-M

#2 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12928 Bài viết:
  • 25379 thanks

Gửi vào 10/10/2012 - 12:17

hay quá, cám ơn bác, cái họa quen dùng lịch và dùng máy tính đúng là khôn lường!!!!
đa tạ, đa tạ bác

#3 Iamivn

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 27 Bài viết:
  • 9 thanks

Gửi vào 11/10/2012 - 21:13

Mình cũng thấy có một cách khác tìm can chi của năm sinh nếu biết được tuổi mụ của người hỏi. Cách này được giới thiệu trong sách Dự đoán theo tứ trụ của Thiệu vĩ Hoa- Trần Viên, nhà xuất bản thời đại.
Ví dụ Minh 36 tuổi mụ, năm nay La Nhâm thìn, từ tay trái ở chỗ thìn coi La 1 tuổi, cách một ngôi là ngọ coi là 11 tuổi, cách tiếp một ngôi theo chiều Kim Đông hồ là thân coi là 21 tuổi, cách tiếp một ngôi là tuất được 31 tuổi. Từ đây lại đi ngược chiều Kim Đông hồ, môi ngôi La một tuổi thì đếm đến 36 tức La tuổi mụ của Minh bây giờ được cung Tị. Như vậy Minh câm tinh con Tị.
Sau khi biết địa chi thì Tim can theo cách sau. Năm nay La nhâm thìn, ở cung thìn coi La 1 tuổi, Thuận chiều Kim Đông hồ cách 1 cung là cung ngọ, coi là nhâm 11 tuổi, tiếp theo cách tiếp 1 cung là cung thân gọi La nhâm 21 tuổi, tương tự ở cung tuất lôi La cung nhâm 31 tuổi. Lưu ý tìm can thì đi quá 1 lần nữa , tức La ở cung tý thì gọi La cung nhâm 41 tuổi. Từ đây đi Thuận chiều Kim Đông hồ đêm ngược lại số tuổi của mình. Ví dụ đang ở cung tý gọi La cung nhâm 41 tuổi thì cung sưu 40 tuổi tương ứng với can Quý, cung dân 39 tuổi ứng với can Giáp, cung mão 38 ứng với can Ất, cung thìn 37 ứng với can Bính, cung Tỵ 36 tuổi ứng với can Đinh, như vậy nếu năm nay Nhâm Thìn mà mình 36 tuổi nghĩa là Minh sinh năm Đinh Tỵ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 12/10/2012 - 19:00

Bác Chanh Quoc co bai nao tính Nhơ nap am mot cach nhanh Nhat.Va de Nho Nhat. Xin cam on.

#5 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/10/2012 - 22:25

Cách nhớ nạp âm đơn giản là dùng quy tắc KTHOM do tác giả Nguyễn Đắc Lộc đề xuất.

----------------------------- Giáp, Ất ------ Bính, Đinh ------ Mậu, Kỷ ------ Canh, Tân ------ Nhâm, Quý

Tý, Sửu / Ngọ, Mùi......... K .................... T ..................... H ................... O ..................... M ......

Dần, Mão / Thân, Dậu... T ..................... H ..................... O ................... M ..................... K ......

Thìn, Tị / Tuất, Hợi........ H ..................... O ..................... M ................... K ..................... T ......

Đưa lên 5 ngón trên bàn tay có thể biết ngũ hành của nạp âm trong tích tắc, tuy nhiên chỉ biết được ngũ hành là Kim (K) , Thủy (T), Hỏa (H), Thổ (O), Mộc (M) chứ không biết được chính xác đặc tính của nạp âm đó cụ thể là gì, ví dụ Hải Trung Kim hay Kiếm Phong Kim hay là Sa Trung Kim... Thế nhưng để tính cục khi lấy lá số tv thì rất hiệu quả.

Thanked by 1 Member:

#6 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/10/2012 - 22:32

Ai thích đọc thơ Việt thì đã có bài này của bác Thienkhoitimvui

BÀI THƠ NẠP ÂM NGŨ HÀNH:

Đầu tiên xuống bể mò Kim (Hải trung Kim)

Đem về lò lửa luyện nên búa rìu (Lô trung Hoả)

Lên rừng đốn gỗ đìu hiu (Đại lâm Mộc)

Về qua nấm đất nằm xiêu ven đường (Lộ bàng Thổ)

Kiếm đâu nhặt được lạ thường (Kiếm phong Kim)

[Ấy là Giáp Nhất] lửa nương sơn đầu (Sơn đầu Hoả)

Nước xa róc rách khe sâu (Giản hạ Thuỷ)(1)

Về Thành ngặt nỗi đất lâu mò về (Thành đầu Thổ)

Nến vàng giữa xóm sơn khê (Bach lạp Kim)

Nhà ai khóm liễu đề huề trước sân (Dương liễu Mộc)

[Giáp Nhị hết] Tuyền thuỷ lần (Tuyền trung Thuỷ)

Mái nhà ngói đất ân cần mời ngơi (Ốc Thượng Thổ).

Đêm khách sấm sét tơi bời (Tích lịch Hoả)

Có chăng tùng bách khôn rơi gãy cành (Tùng bách Mộc)

Tuôn dài nước chẩy vòng quanh (Trường lưu Thuỷ)

[Ấy là Tam Giáp] cát lành lộ Kim (Sa trung Kim)

Hạ sơn ác lặn bóng im (Sơn hạ Hoả)

Cây lành bình địa muông chim về rồi (Bình địa Mộc)

Nhà tranh vách đất tới nơi (Bích thượng Thổ)

Sá gì Kim bạch cơ ngơi vân phù (Kim bạch Kim)

[Giáp Tứ hết] ngọn đèn mù (Phúc đăng Hoả)

Ngẩng sông Vân Hán vi vu sáo diều (Thiên hà Thuỷ)

Trăng suông đồng rộng phì nhiêu (Đại dịch Thổ)

Hẳn người thoa xuyến cũng điều tưởng tơ (Thoa xuyến Kim)

Tuồng chi dâu bộc ơ hờ (Tang đồ Mộc)

[Ấy là Giáp Ngũ] lòng chờ đại khê (Đại Khê Thuỷ)

Cát bồi nên đất bến quê (Sa trung Thổ)

Lửa trời vầng nhật hẹn thề nước non (Thiên thượng Hoả)

Thạch lựu thức đỏ hiên còn (Thạch lựu Mộc)

Còn em biển cả nước non thề nguyền (Đại Hải Thuỷ).


-----------------------------------------


Giáp Tí đi hết một Nguyên

Hẹn nguời quân tử tinh chuyên tỏ tường

1 Hành 6 Tượng khắc thương

Sinh phù luật ấy fải nương mà tìm

Giản hạ Thuỷ, Hải trung Kim

Nhỏ như khe lạch, Kim chìm bể khơi

Đại hải thuỷ, Tích lịch lôi (đúng: tích lịch hoả)

Ấy rằng sét cả, Thuỷ dồi dào thay

Sa trung và Kiếm phong may (đều Kim, may:may gặp Hoả)

Ấy là Kim báu gặp ngay Hoả này

Bình địa Mộc quí sao tày

Gặp Kim thanh vận sang thay chớ nhầm (2)

Thiên hà, Đại hải cao thâm (của Thuỷ)

Thổ làm sao khắc mà tâm buồn rầu? (3)

Tích lịch, Thiên thượng, Sơn đầu (Hoả)

Gặp mưa tưới tắm tốt mầu vậy thay

Lộ bàng, Đại dịch Thổ này

Gặp Mộc xanh đẹp số này vẻ vang

"Tam mệnh thông hội" sách vàng

Nệ câu sinh khắc: chàng nàng xa nhau! (4)

Người ta bần phú bởi đâu

Còn lần trăm mối chấp câu được nào?

Mấy câu quê kiểng cốt sao

Bày lời giúp kẻ trí nao đỡ phiền.


Cứ nhẩm như vậy từ Giáp Tý đến Quí Hợi, 2 năm một mệnh. fép này có thể có bạn cho khó nhẩm (vì tới 60 năm, nhẩm lâu), thật ra rất dễ, vì chúng ta chia 60 năm ra làm 6 Giáp (hay còn gọi là 6 Tuần), như sau:

- Giáp nhất: từ Giáp Tý đến Quí Dậu.
- Giáp nhị: Giáp Tuất --> Quí Mùi
- Giáp ba: Giáp Thân --> Quí Tị
- Giáp bốn: Giáp Ngọ --> Quí Mão
- Giáp năm: Giáp Thìn --> Quí Sửu
- Giáp sáu: Giáp Dần --> Quí Hợi.

Không nhất thiết đọc hết cả 30 câu thơ trên, nhưng chỉ cần đọc theo từng Giáp một.

Làm sao biết thuộc Giáp nào? Như người sinh năm Đinh Mão, bạn bấm vào đốt lóng tay giữa của ngón tay út là tượng trưng cung Mão tại lòng bàn tay mình, gọi ngay lóng tay ấy là Đinh, bạn bẫm lùi đến Giáp (Đinh--> Bính--> Ất--> Giáp) xem chữ Giáp dừng lại ở đốt tay tượng trưng cung nào thì biết là thuộc Giáp ấy, như thí dụ trên, bạn bấm vào Mão (lóng giữa ngón út), gọi là Đinh, bấm lùi đến lóng tay trong cùng ngón giữa tức là cung Tý, vậy giáp đó là Giáp Tý.

#7 phungsacuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 2 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 06/02/2014 - 16:24

Chào anh Chanhquoc, em rất muốn hiểu ý nói của anh mà ngu quá nhưng vẫn thích, mong anh có thể vẽ sơ đồ trên từng ngón tay cho dễ hiểu hoặc có thể thực hành luôn và up lên Youtube được không? chứ đọc chữ này em thấy mông lung lắm! Có gì anh gửi vào mail phungsacuong@gmail.com hoặc 0979886456. Em cảm ơn anh nhiều!

#8 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3648 thanks

Gửi vào 06/02/2014 - 18:19

Còn phải bấm mới ra thì tốt nhất đừng học mệnh lý.

#9 sentinel

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 20 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 06/02/2014 - 21:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

renaissance, on 06/02/2014 - 18:19, said:

Còn phải bấm mới ra thì tốt nhất đừng học mệnh lý.
thế những người mới học chưa rành thì cũng đừng học ah
đừng nghĩ mình có tí kiến thức thì có thể bảo người này thế này người nọ thế kia

#10 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3648 thanks

Gửi vào 07/02/2014 - 01:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sentinel, on 06/02/2014 - 21:31, said:

thế những người mới học chưa rành thì cũng đừng học ah
đừng nghĩ mình có tí kiến thức thì có thể bảo người này thế này người nọ thế kia

Đó là sơ đẳng, cũng như tốt nghiệp PTTH rồi mới vào đại học.
Kiến thức mà nghĩ mình có là có được ngay thì hị hị...nan đề.

#11 VanXuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 8 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 28/05/2014 - 20:52

Mấy cách tính này hướng dẫn cho các cháu . ..






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |