Jump to content

Advertisements




Tử Bình Nhàn Đàm


512 replies to this topic

#301 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 24/11/2014 - 19:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 21/11/2014 - 04:19, said:

Như tôi đã viết: Canh nhật nguyên sinh Dậu nguyệt Dương Nhận Cách lại thêm Tân bản khí lộ thì thân càng cường vượng cần phải tiết khí vậy

Hieuthuyloi đã nhận xét: “…bài luận của bác TuBinhTuTru vì bác không đả động gì đến vai trò của Hỏa (ngọ bính đinh) Quan Sát đối với Dương Nhận cách mà theo sách vở xưa nay đều ghi nhận là cần thiết ưu tiên hơn Thực thương tiết tú,…“.

Điều nhận xét này là hoàn toàn chính xác. Đây là cái sai lầm thứ nhất.

... Dụng thần chữ Quý ở trong Tí, hành Thủy thì tả hữu hộ vệ là Kim, Mộc đãn hiềm Thủy và Mộc can không lộ nên phải chờ ở Vận.

Vì bác TuBinhTuTru lấy Thực Thương tiết tú là quan trọng nhất của Tứ Trụ này nên quyết định lấy can tàng là Quý trong Tý làm dụng thần cho Tứ Trụ này. Mà thực chất với Dương nhận cách thì dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát, chỉ khi Quan Sát không có mới phải lấy đến Thực Thương mà thôi. Đây là cái sai lầm thứ hai.

Tuy nhiên, địa chi là Tứ Cực và Ất có Mão là lộc hợp Canh nhật nguyên hóa Kim

Rõ ràng bác TuBinhTuTru đã thừa nhận Dậu trụ tháng xung được Mão trụ năm, vậy thì Tân trong Dậu không xung được Ất tàng trong Mão trụ năm hay sao mà Ất còn hợp được với Canh Nhật can? Chả nhẽ bác TuBinhTuTru cho rằng Tứ Hành xung mạnh nhất là Tý với Ngọ và Dậu với Mão xung gần nhau mà không phá nổi Lục Hợp chăng? Đây là cái sai lầm thứ 3.

và Quý có Tí là lộc nhưng kỵ gặp Mậu hợp đi mất nên Tứ Trụ này không có Ấn mới tốt ( không như Nhâm thị cho rằng thiếu Thổ, dẫu sinh mùa Thu đương lệnh mà không luận vượng ).

Đúng là Quý có Lộc tại Tý là đẹp nhưng Tý xung Ngọ gần thì Quý tàng trong Tý xung Đinh tàng trong Ngọ nhưng vì động nên Kỷ trong Ngọ không xung được Quý trong Tý hay sao? Vậy thì Đinh bị tổn thương còn Quý là dụng thần thì không chắc? Đây là cái sai lầm thứ 4.

Bản khí Tân (Kiếp Tài) lộ đắc lệnh thì đây là người sính tranh cường hiếu thắng, ý chí mạnh mẽ nên khoái bành trướng thế lực và có khả năng thành công cao, nhưng tổn thất cũng nặng nề giai do Tân tọa Mão (Tài địa).

Dĩ nhiên Nhận cách còn có Tỷ Kiếp lộ, Thân lại vượng thì có tính khí hay khả năng thành công cao như vậy là đúng rồi nhưng nói bị tổn thất do Tân gặp Mão là sai hoàn toàn bởi vì Tân đã bị Đinh ngay cạnh bên chế ngự rồi. Đây là cái sai lầm thứ 5.

Các vận Ấn, Tỷ, Kiếp bất lợi Thực, Thương, Tài tốt cho thấy kiếm được nhiều tiền nhưng chi xài cũng thậm nên chỉ là PHÚ QUÝ BÌNH THƯỜNG CHI MỆNH dù đó là CÁT MỆNH.

Dự đoán tổng quát với Tứ Trụ có Thân vượng thì dĩ nhiên các vận Kiêu Ấn, Tỷ Kiếp là bất lợi còn các vận Thực Thương và Tài là tốt nhưng xét cụ thể cho từng Tứ Trụ thì hoàn toàn không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Cụ thể cho Tứ Trụ này vận Tân Mão và Canh Dần là các vận Tỷ Kiếp (vì có can là Tân và Canh) nhưng:
- Vận Tân Mão đã có Bính trụ giờ hợp và khắc rồi nên Tân coi như vô giá trị, có thể coi là vận trung bình nhưng vì có chi là Mão nên có thể coi như Mão trụ năm đang ở trạng thái Tử Tuyệt ở lệnh tháng Dậu mà vượng lên thành trạng thái Lâm quan hay Đế vượng ở đại vận nên nó chẳng khác nào Mão Tử Tuyệt trong Tứ Trụ được phù trợ bởi Giáp hay Ất ở đại vận. Chính vì vậy mà vận này có thể coi như tương đương với vận hỷ dụng thần có can là Giáp hay Ất (đây chính là nội dung của “Binh Pháp Tử Bình số 4“ của tôi“.

- Còn vận Canh Dần là vận Tỷ vì có can là Canh cũng có thể coi là vận hỷ dụng thần như vận Tân Mão vì có Bính trụ giờ vượng ở đại vận Dần chế ngự Canh cho nên Canh coi như vô dụng…

Từ đây có thể kết luận vận Tỷ Kiếp của Tứ Trụ này là vận hỷ dụng thần chứ không như bác TuBinhTuTru cho rằng vận Tỷ Kiếp này là tổn tài... Đây là cái sai lầm thứ 6.

Kiếp Tài thấu can, khắc cha tổn tài (thê), phối tử xung khắc, con cháu hậu suy vì cảnh " Cha ăn mặn, Con khát nước."

Kiếp tài ở đây là Tân đã bị Đinh bên cạnh chế ngự rồi nên không còn chuyện khắc cha tổn tài, phối tử xung khắc... Đây là cái sai lầm thứ 7.

Đây là tôi luận TỨ TRỤ, chứ không luận NGƯỜI.

Tôi cũng luận theo quan điểm này. Đây có thể coi là cái đúng duy nhất của bài luận này.


Sửa bởi VULONG1: 24/11/2014 - 20:04


Thanked by 1 Member:

#302 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 24/11/2014 - 20:22

Bài trên tôi đã viết:

"Tuy nhiên, địa chi là Tứ Cực và Ất có Mão là lộc hợp Canh nhật nguyên hóa Kim

Rõ ràng bác TuBinhTuTru đã thừa nhận Dậu trụ tháng xung được Mão trụ năm, vậy thì Tân trong Dậu không xung được Ất tàng trong Mão trụ năm hay sao mà Ất còn hợp được với Canh Nhật can? Chả nhẽ bác TuBinhTuTru cho rằng Tứ Hành xung mạnh nhất là Tý với Ngọ và Dậu với Mão xung gần nhau mà không phá nổi Lục Hợp chăng? Đây là cái sai lầm thứ 3".


Xin sửa lại là:


"Tuy nhiên, địa chi là Tứ Cực và Ất có Mão là lộc hợp Canh nhật nguyên hóa Kim

Bác TuBinhTuTru đã thừa nhận Dậu trụ tháng xung được Mão trụ năm nên rõ ràng Tân trong Dậu khắc được Ất trong Mão. Vậy thì Ất bị thương tổn nặng nề rồi còn đâu nữa có Lộc tại Mão? Hơn nữa Mão bị Dậu xung gần thì Canh liệu có thể vượt mặt Dậu để vào hợp được với Ất trong Mão hay không? Đây là cái sai lầm thứ 3".

(Đến cuối tuần tôi mới có thời gian kết hợp với bài luận của maianha để viết bài luận về Tứ Trụ này.)

Sửa bởi VULONG1: 24/11/2014 - 20:38


Thanked by 1 Member:

#303 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 01:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rừng Lá Thấp, on 23/11/2014 - 06:59, said:

ê bạn già TuBinhTuTru , tuyết lấp kín ba gian redwood của rừng này rồi , vừa đẹp vừa thê lương vừa nhớ Phố Núi quê nhà nghìn trùng đằng đẵng . bạn già ở chỗ nào vậy để tháng sáu năm sau , rừng ta ba lô nón ngược ghé thăm , làm quà gặp gỡ dăm gói trà Thiết Quan Âm .

Quảng Ngãi , nấm , Lạng Sơn , ngonngon , búp sen , TueAn , hbinh , Quảng Nam , An Cựu , , Minh Huyền ...muốn tháp tùng không ?

rừng .

Lý ra tôi phải đáo kiến Già cho phải phép chứ đâu lại để Già phải lội bộ đến thăm ...

Tuyết mà lấp kín ba gian redwood gần đây chắc là Già phải ở vùng Trung Tây phải không?

#304 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 02:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 24/11/2014 - 16:02, said:

Tôi ngạc nhiên khi đọc bài luận của bác TuBinhTuTru vì bác không đả động gì đến vai trò của Hỏa (ngọ bính đinh) Quan Sát đối với Dương Nhận cách mà theo sách vở xưa nay đều ghi nhận là cần thiết ưu tiên hơn Thực thương tiết tú, vã lại các bài trên bác có nhấn mạnh tầm quan trọng của hỏa với tư cách là Nhật Thần kia mà.
Song tôi nghĩ những kiến thức nhập môn ấy vốn chẳng xa lạ gì với bác. Hẳn là bác có chủ ý và sẽ tạo bất ngờ thích thú ở những bài viết sau.

Người tinh tường thì là vậy!

Truyền thống thì Dương nhận cách dụng Quan Sát, nhưng một khi có nhiều Quan Sát thì dụng Tài đi vận Thực Thương mới tốt ...

Tôi không đá động gì đến vai trò của Hỏa (ngọ bính đinh) vì hành Kim khi chưa thành khí tất cần Hỏa trui luyện nhưng thành rồi thì không muốn gặp Hỏa nữa vậy ... Canh sinh Dậu nguyệt Dương Nhận lại có Tân thấu và 8 chữ vô Thổ nghĩa là Canh kim đã xuất thổ thì chỉ cần Đinh hỏa hơ nhẹ các chổ cương kiện của nó để trở nên bén nhọn hơn nhưng Hỏa quá nhiều thì lại đốt chảy nó ra mà thôi; cũng như Thổ năng sinh Kim nhưng Thổ dày vượng thì lại vùi lấp nó đi nên trong Tứ Trụ này thiếu Thổ đã cho thấy Kim đã thành thì Hỏa phải diệt; sinh sống ở phía Bắc thì tiết tú sinh Tài chứ đi về phương Nam thì hao tổn, thất lợi.

8 chữ, 3 Kim đối mặt với 3 Hỏa may sinh giờ Tí có Quý thủy Thương Quan tiết tú trí tuệ mưu lược khả dĩ bảo vệ thân an ổn cũng là vì Thân tọa Ngọ địa lại thấu xuất Bính, Đinh đó vậy. Vì Quan Sát mà phải lao tâm nhọc trí ... và trong trường hợp của vua Càn Long thì là vì ngôi vị và hoàng triều Mãn Thanh.

Như vậy thì đâu cần nói hay đá động gì về Hỏa (ngọ bính đinh) Quan Sát làm chi giai do ai ai cũng thấy mà, phải không Maianha!


Thanked by 4 Members:

#305 yen1977

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 81 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 16:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 25/11/2014 - 02:47, said:



Người tinh tường thì là vậy!

Truyền thống thì Dương nhận cách dụng Quan Sát, nhưng một khi có nhiều Quan Sát thì dụng Tài đi vận Thực Thương mới tốt ...

Tôi không đá động gì đến vai trò của Hỏa (ngọ bính đinh) vì hành Kim khi chưa thành khí tất cần Hỏa trui luyện nhưng thành rồi thì không muốn gặp Hỏa nữa vậy ... Canh sinh Dậu nguyệt Dương Nhận lại có Tân thấu và 8 chữ vô Thổ nghĩa là Canh kim đã xuất thổ thì chỉ cần Đinh hỏa hơ nhẹ các chổ cương kiện của nó để trở nên bén nhọn hơn nhưng Hỏa quá nhiều thì lại đốt chảy nó ra mà thôi; cũng như Thổ năng sinh Kim nhưng Thổ dày vượng thì lại vùi lấp nó đi nên trong Tứ Trụ này thiếu Thổ đã cho thấy Kim đã thành thì Hỏa phải diệt; sinh sống ở phía Bắc thì tiết tú sinh Tài chứ đi về phương Nam thì hao tổn, thất lợi.

8 chữ, 3 Kim đối mặt với 3 Hỏa may sinh giờ Tí có Quý thủy Thương Quan tiết tú trí tuệ mưu lược khả dĩ bảo vệ thân an ổn cũng là vì Thân tọa Ngọ địa lại thấu xuất Bính, Đinh đó vậy. Vì Quan Sát mà phải lao tâm nhọc trí ... và trong trường hợp của vua Càn Long thì là vì ngôi vị và hoàng triều Mãn Thanh.

Như vậy thì đâu cần nói hay đá động gì về Hỏa (ngọ bính đinh) Quan Sát làm chi giai do ai ai cũng thấy mà, phải không Maianha!


Đoạn này đã đạt đến mức thâm sâu của tử bình, chờ xem bác Vulong phản biện thế nào.

Thanked by 1 Member:

#306 sunnythanh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 18:17

1topic thật là hay Toàn các bậc trưởng thượng tham gia nhàn đàm.
Con là một đứa trẻ không may mắn. Khi sinh ra đời thì sớm mất mẹ lúc lên 5 tuổi. từ khi mẹ mất thì cha suy nghĩ nhiều sinh bệnh phải uống thuốc điều trị cả đời. sức khỏe cha từ hồi trẻ cũng kém do hay gặp nạn.
Không biết những điều đó có thể hiện ra lá số của con không . con mới tìm hiểu về tứ trụ nhưng đọc ko hiểu được
Càn tạo :Nam: Giáp Tuất- Quý Dậu - Ất Sửu - Nhâm Ngọ
Đại vận : quý dậu - giáp tuất - ất hợi - Bính tý - Đinh sửu - Mậu dần - kỷ mão - Canh thìn.
Mong được Bác TuBinhTuTru và các bác xem giúp cho con vài lời về cách cục lá số . Con cảm ơn các bác.

#307 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 26/11/2014 - 04:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 25/11/2014 - 02:47, said:

Người tinh tường thì là vậy!

Truyền thống thì Dương nhận cách dụng Quan Sát, nhưng một khi có nhiều Quan Sát thì dụng Tài đi vận Thực Thương mới tốt ...

Tôi không đá động gì đến vai trò của Hỏa (ngọ bính đinh) vì hành Kim khi chưa thành khí tất cần Hỏa trui luyện nhưng thành rồi thì không muốn gặp Hỏa nữa vậy ... Canh sinh Dậu nguyệt Dương Nhận lại có Tân thấu và 8 chữ vô Thổ nghĩa là Canh kim đã xuất thổ thì chỉ cần Đinh hỏa hơ nhẹ các chổ cương kiện của nó để trở nên bén nhọn hơn nhưng Hỏa quá nhiều thì lại đốt chảy nó ra mà thôi; cũng như Thổ năng sinh Kim nhưng Thổ dày vượng thì lại vùi lấp nó đi nên trong Tứ Trụ này thiếu Thổ đã cho thấy Kim đã thành thì Hỏa phải diệt; sinh sống ở phía Bắc thì tiết tú sinh Tài chứ đi về phương Nam thì hao tổn, thất lợi.

8 chữ, 3 Kim đối mặt với 3 Hỏa may sinh giờ Tí có Quý thủy Thương Quan tiết tú trí tuệ mưu lược khả dĩ bảo vệ thân an ổn cũng là vì Thân tọa Ngọ địa lại thấu xuất Bính, Đinh đó vậy. Vì Quan Sát mà phải lao tâm nhọc trí ... và trong trường hợp của vua Càn Long thì là vì ngôi vị và hoàng triều Mãn Thanh.

Như vậy thì đâu cần nói hay đá động gì về Hỏa (ngọ bính đinh) Quan Sát làm chi giai do ai ai cũng thấy mà, phải không Maianha!
Nhờ đọc những dòng chữ này mà tôi hiểu thêm được sự khác nhau giữa chế sát và giá sát là như thế nào. Những bậc thầy toán học như GS Ngô Bảo Châu nhìn vào một bài toán là biết kết quả ngay , có nhớ gì đến định đề định lý cơ bản nữa đâu.Cám ơn bác nhiều.
... Đôi khi muốn làm giàn mây trắng
bay che khuất ánh mặt trời hồng
nhưng lại nghĩ con người bé nhỏ
cần nên khiêm tốn trước mênh mông.
...
(Thơ Nguyễn Bắc Sơn)
Kính chào.

Sửa bởi maianha: 26/11/2014 - 04:23


#308 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2592 Bài viết:
  • 9101 thanks

Gửi vào 26/11/2014 - 12:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sunnythanh, on 25/11/2014 - 18:17, said:

1topic thật là hay Toàn các bậc trưởng thượng tham gia nhàn đàm.
Con là một đứa trẻ không may mắn. Khi sinh ra đời thì sớm mất mẹ lúc lên 5 tuổi. từ khi mẹ mất thì cha suy nghĩ nhiều sinh bệnh phải uống thuốc điều trị cả đời. sức khỏe cha từ hồi trẻ cũng kém do hay gặp nạn.
Không biết những điều đó có thể hiện ra lá số của con không . con mới tìm hiểu về tứ trụ nhưng đọc ko hiểu được
Càn tạo :Nam: Giáp Tuất- Quý Dậu - Ất Sửu - Nhâm Ngọ
Đại vận : quý dậu - giáp tuất - ất hợi - Bính tý - Đinh sửu - Mậu dần - kỷ mão - Canh thìn.
Mong được Bác TuBinhTuTru và các bác xem giúp cho con vài lời về cách cục lá số . Con cảm ơn các bác.

Thông báo đến hội viên sunnythanh

- Vi phạm QUY ĐỊNH: Hỏi số trong phòng học thuật.
- Treo bút 10 ngày kể từ khi có thông báo.

huygen

#309 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 27/11/2014 - 22:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 25/11/2014 - 02:47, said:


Người tinh tường thì là vậy!

Truyền thống thì Dương nhận cách dụng Quan Sát, nhưng một khi có nhiều Quan Sát thì dụng Tài đi vận Thực Thương mới tốt ...

Bác không nhìn thấy Tý trụ giờ đã khắc gần và trực tiếp Bính và Ngọ làm Bính và Ngọ chết hẳn rồi hay sao mà còn cho rằng Hỏa nhiều. Nếu không có Tý thì điều bác nói vẫn sai, vì khi đó Thân nhược thì phải đi vận Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mới đẹp. Cho nên ở đây chính xác Thân vượng phải dùng Hỏa làm dụng thần mới thành mệnh của bậc Đế vương, còn nếu như Thân vượng mà bác lấy Tài và Thực Thương làm dụng thần thì Tài là Ất tử tuyệt ở lệnh tháng, theo bác còn bị Tân cùng trụ khắc trực tiếp và Dậu khắc gần (vì bác không thừa nhận Đinh khắc gần được Tân và khắc trực tiếp được Dậu) thì Ất là hỷ dụng thần còn giá trị gì nữa? Trong khi Quý là dụng thần (theo bác) tàng trong Tý trụ giờ ở trạng thái hưu tù còn bị Kỷ khắc gần cũng bị thương tổn nặng thì làm sao có thể cho rằng đây là mệnh phú quý được mà chỉ có thể là mệnh nghèo hèn mà thôi, có vào vận đẹp cũng không thể phát lớn được. Cho nên vào vận Tỷ Kiếp, bác đã khẳng định mệnh này là mệnh của kẻ ăn m*y hay gần ăn m*y là đúng…

Tôi không đá động gì đến vai trò của Hỏa (ngọ bính đinh) vì hành Kim khi chưa thành khí tất cần Hỏa trui luyện nhưng thành rồi thì không muốn gặp Hỏa nữa vậy ... Canh sinh Dậu nguyệt Dương Nhận lại có Tân thấu và 8 chữ vô Thổ nghĩa là Canh kim đã xuất thổ thì chỉ cần Đinh hỏa hơ nhẹ các chổ cương kiện của nó để trở nên bén nhọn hơn nhưng Hỏa quá nhiều thì lại đốt chảy nó ra mà thôi;

Ở đoạn này bác vẫn cho rằng Hỏa nhiều nên không cần Hỏa ở đại vận thêm nữa. Vậy thì trong Tứ Trụ này Hỏa nhiều mà bác vẫn cho rằng Đinh không khắc được Tân nên Tân khắc được Mão nhưng lại cho rằng Ất trong Mão không bị thương tổn, bác luận vòng vo cái kiểu gì vậy?

cũng như Thổ năng sinh Kim nhưng Thổ dày vượng thì lại vùi lấp nó đi nên trong Tứ Trụ này thiếu Thổ đã cho thấy Kim đã thành thì Hỏa phải diệt; sinh sống ở phía Bắc thì tiết tú sinh Tài chứ đi về phương Nam thì hao tổn, thất lợi.

Ở đoạn này bác cho rằng Thân Kim vượng nắm lệnh mà không có Thổ nên Hỏa là kỵ thần cần phải diệt, vậy thì xin hỏi sách nào đã dạy bác như vậy?

8 chữ, 3 Kim đối mặt với 3 Hỏa may sinh giờ Tí có Quý thủy Thương Quan tiết tú trí tuệ mưu lược khả dĩ bảo vệ thân an ổn cũng là vì Thân tọa Ngọ địa lại thấu xuất Bính, Đinh đó vậy. Vì Quan Sát mà phải lao tâm nhọc trí ... và trong trường hợp của vua Càn Long thì là vì ngôi vị và hoàng triều Mãn Thanh.

“Quý thủy Thương quan“ hưu tù ở lệnh tháng còn bị khắc gần nên chỉ có nằm mà rên thôi thì làm sao tiết với tú mà có “trí tuệ mưu lược“ cơ chứ? Ở đây phải nói là Đinh vượng mới có thể tiết tú cho Ấn là Kỷ Thổ tàng trong Ngọ. Điều này mới đúng theo Tử Bình truyền thống là “Thân vượng Quan vượng thì Ấn phải nhược mới thành Quý mệnh (Kỷ là can tàng phụ trong Ngọ nên được lệnh càng đẹp).

Như vậy thì đâu cần nói hay đá động gì về Hỏa (ngọ bính đinh) Quan Sát làm chi giai do ai ai cũng thấy mà, phải không Maianha!

Cái sai lầm trầm trọng của bác ở đây là bác không nắm được những kiến thức cơ bản của Tử Bình truyền thống. Ví dụ như với tính khắc của Ngũ Hành thì khắc gần, trực tiếp hay khắc xa phải khác nhau, không thể thích luận thế nào cũng được.



Sửa bởi VULONG1: 27/11/2014 - 23:10


Thanked by 1 Member:

#310 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 30/11/2014 - 06:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 09/11/2014 - 07:02, said:

Trong “Chương 9 - Can Chi Tổng Luận” của cuốn Trích Thiên Tủy đã viết:

“Nhâm thị: Phương pháp dụng can chi, thiên can vượng suy do địa chi sinh phù hay khắc hại, địa chi vượng suy cũng do thiên can sinh phù, khắc hại vậy. Như can giáp ất gặp dần, mão, hợi, tý tức được sinh trợ; gặp thân dậu tức bị khắc hại. Can bính, đinh gặp hợi, tý bị chế phục, gặp tị ngọ dần mão tất được sinh. Như địa chi dần, mão mà gặp can giáp, ất, nhâm, quý tức được sinh trợ; gặp canh, tân tức bị khắc bại; địa chi tị, ngọ không nên gặp nhâm, quý tức bị chế phục; mừng gặp giáp, ất, bính đinh. Can chi tương thông, can được chi sinh tức can vượng, can bị chi khắc tức can suy nhược. Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy. Phàm mệnh tứ trụ có cát thần mà không xem là cát, có hung thần mà không xem là hung đều do nguyên nhân này.

.....................................................................
Ví dụ 40 - Giáp dần mậu thìn bính dần bính thân

Ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc
, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần”.

Nói chung phải sử dụng phần lý thuyết và ví dụ trên của chính Nhâm Thiết Tiều mới có thể tìm thấy cái sai trong bài luận của Nhâm Thiết Tiều (xin lỗi vì các bài viết trước nhầm lại cho là của Từ Nhạc Ngô).

Với bài viết trên rõ ràng tác giả đã đưa ra lý thuyết : “Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy”. Ý của lý thuyết này được áp dụng cho ví dụ 40 là câu: “mừng gặp thân xung dần…” nhưng “…vì can bính hỏa khắc chi thân” cho nên “xung vô lực”. Có nghĩa là can Bính trụ giờ khắc Thân là chi trụ giờ (tức khắc cùng trụ) cho nên Thân trụ giờ không thể xung Dần trụ ngày. Ở đây rõ ràng là tác giả đã sử dụng tính khắc ngũ hành chính là Bính mang hành Hỏa khắc Thân mang hành Kim. Còn Thân xung Dần vừa là khắc ngũ hành vừa là xung khắc của tứ hành xung (Tý Ngọ Mão Dậu, Dần Thân Tị Hợi).

Ở đây tác giả cho rằng Thân do bị Bính cùng trụ khắc nên Thân sẽ không thể xung khắc Dần được nữa (tức “xung vô lực”).

Vậy mà ví dụ 38 ngay trên ví dụ 40 này tác giả Nhâm Thiết Tiều đã viết:

“38 - Bính tý kỷ hợi ất dậu nhâm ngọ

Canh tý/ tân sửu/ nhâm dần/ quý mão/ giáp thìn/ kỷ tị

Trụ toàn dậu, hợi, tý tức khí âm hàn. Ất mộc lạnh cần sưởi ấm, có bính hỏa có thể làm dụng thần, nhâm thủy chính là khắc thần. Mừng nhờ nhâm thủy xa bính hỏa, nhâm thủy sinh trợ ất mộc, ất mộc vốn suy nhược mừng được sinh phò. Lại có kỷ thổ thấu can, có thể ngăn thủy bảo vệ bính hỏa. Thật đẹp khi can thủy mộc hỏa thổ lập nên môn hộ, tương sinh hữu tình. Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu, năm tháng hỏa thổ thông căn lộc vượng. Vận đông nam đều là vận tốt, tứ trụ hữu tình, hành vận hanh thông vinh quang, làm quan đến chức tổng đốc, liên đăng giáp đệ, âm dương phối hợp thật vi diệu vậy”.


Ta thấy ví dụ này hoàn toàn tương tự như ví dụ 40, ở đây chỉ có khác là can chi trụ giờ không phải là Bính Thân mà là Nhâm Ngọ. Cho nên nếu Bính khắc Thân mà Thân không khắc được Dần (trụ ngày) ở ví dụ 40 thì Nhâm khắc Ngọ thì Ngọ cũng không thể khắc được Dậu (trụ ngày) ở ví dụ 38 này là lẽ dĩ nhiên nhưng tác giả Nhâm Thiết Tiều lại cho rằng : Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu”, nghĩa là tác giả lại khẳng định Ngọ khắc được Dậu.

Điều này đủ để chứng minh rằng tác giả không hề biết đến nội dung “Binh Pháp Tử Bình số 2” của tôi đã được phát biểu như sau (phát biểu ngắn gọn):

“Can chi trong Tứ Trụ bị khắc gần hay trực tiếp không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác”.

Vậy thì không chỉ có bác TuBinhTuTru mà có thể nói là đa số các cao thủ Tử Bình từ Cổ chí Kim đều không biết đến “Binh Pháp Tử Bình số 2” này của tôi (Chắc là phải trừ những người có sách gia truyền thì phải?).

Sửa bởi VULONG1: 30/11/2014 - 07:04


Thanked by 2 Members:

#311 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 30/11/2014 - 16:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 30/11/2014 - 06:50, said:

Với bài viết trên rõ ràng tác giả đã đưa ra lý thuyết : “Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy”. Ý của lý thuyết này được áp dụng cho ví dụ 40 là câu: “mừng gặp thân xung dần…” nhưng “…vì can bính hỏa khắc chi thân” cho nên “xung vô lực”. Có nghĩa là can Bính trụ giờ khắc Thân là chi trụ giờ (tức khắc cùng trụ) cho nên Thân trụ giờ không thể xung Dần trụ ngày. Ở đây rõ ràng là tác giả đã sử dụng tính khắc ngũ hành chính là Bính mang hành Hỏa khắc Thân mang hành Kim. Còn Thân xung Dần vừa là khắc ngũ hành vừa là xung khắc của tứ hành xung (Tý Ngọ Mão Dậu, Dần Thân Tị Hợi).

Ở đây tác giả cho rằng Thân do bị Bính cùng trụ khắc nên Thân sẽ không thể xung khắc Dần được nữa (tức “xung vô lực”).

Vậy mà ví dụ 38 ngay trên ví dụ 40 này tác giả Nhâm Thiết Tiều đã viết:

“38 - Bính tý kỷ hợi ất dậu nhâm ngọ

Canh tý/ tân sửu/ nhâm dần/ quý mão/ giáp thìn/ kỷ tị

Trụ toàn dậu, hợi, tý tức khí âm hàn. Ất mộc lạnh cần sưởi ấm, có bính hỏa có thể làm dụng thần, nhâm thủy chính là khắc thần. Mừng nhờ nhâm thủy xa bính hỏa, nhâm thủy sinh trợ ất mộc, ất mộc vốn suy nhược mừng được sinh phò. Lại có kỷ thổ thấu can, có thể ngăn thủy bảo vệ bính hỏa. Thật đẹp khi can thủy mộc hỏa thổ lập nên môn hộ, tương sinh hữu tình. Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu, năm tháng hỏa thổ thông căn lộc vượng. Vận đông nam đều là vận tốt, tứ trụ hữu tình, hành vận hanh thông vinh quang, làm quan đến chức tổng đốc, liên đăng giáp đệ, âm dương phối hợp thật vi diệu vậy”.


Ta thấy ví dụ này hoàn toàn tương tự như ví dụ 40, ở đây chỉ có khác là can chi trụ giờ không phải là Bính Thân mà là Nhâm Ngọ. Cho nên nếu Bính khắc Thân mà Thân không khắc được Dần (trụ ngày) ở ví dụ 40 thì Nhâm khắc Ngọ thì Ngọ cũng không thể khắc được Dậu (trụ ngày) ở ví dụ 38 này là lẽ dĩ nhiên nhưng tác giả Nhâm Thiết Tiều lại cho rằng : Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu”, nghĩa là tác giả lại khẳng định Ngọ khắc được Dậu.

Điều này đủ để chứng minh rằng tác giả không hề biết đến nội dung “Binh Pháp Tử Bình số 2” của tôi đã được phát biểu như sau (phát biểu ngắn gọn):

“Can chi trong Tứ Trụ bị khắc gần hay trực tiếp không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác”.

Vậy thì không chỉ có bác TuBinhTuTru mà có thể nói là đa số các cao thủ Tử Bình từ Cổ chí Kim đều không biết đến “Binh Pháp Tử Bình số 2” này của tôi (Chắc là phải trừ những người có sách gia truyền thì phải?).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 30/11/2014 - 06:50, said:

Với bài viết trên rõ ràng tác giả đã đưa ra lý thuyết : “Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy”. Ý của lý thuyết này được áp dụng cho ví dụ 40 là câu: “mừng gặp thân xung dần…” nhưng “…vì can bính hỏa khắc chi thân” cho nên “xung vô lực”. Có nghĩa là can Bính trụ giờ khắc Thân là chi trụ giờ (tức khắc cùng trụ) cho nên Thân trụ giờ không thể xung Dần trụ ngày. Ở đây rõ ràng là tác giả đã sử dụng tính khắc ngũ hành chính là Bính mang hành Hỏa khắc Thân mang hành Kim. Còn Thân xung Dần vừa là khắc ngũ hành vừa là xung khắc của tứ hành xung (Tý Ngọ Mão Dậu, Dần Thân Tị Hợi).

Ở đây tác giả cho rằng Thân do bị Bính cùng trụ khắc nên Thân sẽ không thể xung khắc Dần được nữa (tức “xung vô lực”).

Vậy mà ví dụ 38 ngay trên ví dụ 40 này tác giả Nhâm Thiết Tiều đã viết:

“38 - Bính tý kỷ hợi ất dậu nhâm ngọ

Canh tý/ tân sửu/ nhâm dần/ quý mão/ giáp thìn/ kỷ tị

Trụ toàn dậu, hợi, tý tức khí âm hàn. Ất mộc lạnh cần sưởi ấm, có bính hỏa có thể làm dụng thần, nhâm thủy chính là khắc thần. Mừng nhờ nhâm thủy xa bính hỏa, nhâm thủy sinh trợ ất mộc, ất mộc vốn suy nhược mừng được sinh phò. Lại có kỷ thổ thấu can, có thể ngăn thủy bảo vệ bính hỏa. Thật đẹp khi can thủy mộc hỏa thổ lập nên môn hộ, tương sinh hữu tình. Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu, năm tháng hỏa thổ thông căn lộc vượng. Vận đông nam đều là vận tốt, tứ trụ hữu tình, hành vận hanh thông vinh quang, làm quan đến chức tổng đốc, liên đăng giáp đệ, âm dương phối hợp thật vi diệu vậy”.


Ta thấy ví dụ này hoàn toàn tương tự như ví dụ 40, ở đây chỉ có khác là can chi trụ giờ không phải là Bính Thân mà là Nhâm Ngọ. Cho nên nếu Bính khắc Thân mà Thân không khắc được Dần (trụ ngày) ở ví dụ 40 thì Nhâm khắc Ngọ thì Ngọ cũng không thể khắc được Dậu (trụ ngày) ở ví dụ 38 này là lẽ dĩ nhiên nhưng tác giả Nhâm Thiết Tiều lại cho rằng :Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu”, nghĩa là tác giả lại khẳng định Ngọ khắc được Dậu.

Điều này đủ để chứng minh rằng tác giả không hề biết đến nội dung “Binh Pháp Tử Bình số 2” của tôi đã được phát biểu như sau (phát biểu ngắn gọn):

“Can chi trong Tứ Trụ bị khắc gần hay trực tiếp không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác”.

Vậy thì không chỉ có bác TuBinhTuTru mà có thể nói là đa số các cao thủ Tử Bình từ Cổ chí Kim đều không biết đến “Binh Pháp Tử Bình số 2” này của tôi (Chắc là phải trừ những người có sách gia truyền thì phải?).
Tác giả có chữ nào nói rằng ngọ khắc được dậu đâu mà bác khẳng định. Chỉ là bác tự suy diễn đấy thôi. Cái này là tật bệnh của VULONG1, vì xuyên suốt những bài viết phản biện trước sau của bác đều áp đặt chủ quan của mình vào người khác rồi tự diễn biến.
"địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu" là ý rằng kết cấu bát tự này có ngọ hỏa chế sát (nhưng chế được hay không còn tùy). Theo mạch văn thì tác giả cho rằng chế không được, thế nên mới nhờ vận đông nam hổ trợ. Chớ nếu nguyên cục chế được rồi mà hành vận chế thêm nữa e rằng thái quá phá cách còn đâu là vinh quang liên đăng giáp đệ. Phải không bác VULONG1?

Sửa bởi longkiet: 30/11/2014 - 16:12


#312 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 30/11/2014 - 18:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

longkiet, on 30/11/2014 - 16:10, said:

Tác giả có chữ nào nói rằng ngọ khắc được dậu đâu mà bác khẳng định. Chỉ là bác tự suy diễn đấy thôi. Cái này là tật bệnh của VULONG1, vì xuyên suốt những bài viết phản biện trước sau của bác đều áp đặt chủ quan của mình vào người khác rồi tự diễn biến.
"địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu" là ý rằng kết cấu bát tự này có ngọ hỏa chế sát (nhưng chế được hay không còn tùy). Theo mạch văn thì tác giả cho rằng chế không được, thế nên mới nhờ vận đông nam hổ trợ. Chớ nếu nguyên cục chế được rồi mà hành vận chế thêm nữa e rằng thái quá phá cách còn đâu là vinh quang liên đăng giáp đệ. Phải không bác VULONG1?


Tác giả đã viết rõ ràng là : Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu”, vậy không có Ngọ chế Dậu thì làm sao có "Ngọ hoả chế sát Tân kim" mà còn cho rằng "Tác giả có chữ nào nói rằng ngọ khắc được dậu đâu mà bác khẳng định", chưa hết lại còn mở ngoặc cho rằng: "(nhưng chế được hay không còn tùy)", rồi lại cho rằng "chế không được". Sao ông bạn lắm giọng vậy?

Nếu Ngọ không khắc (hay chế) được Dậu thì tác giả sẽ luận như ở ví dụ 40 sẽ là Nhâm khắc Ngọ nên Ngọ không khắc được Dậu trụ giờ.

Cứ theo cách phản biện của bác TuBinhTuTru thì có lẽ mọi người cho rằng đúng hơn, có tính thuyết phục hơn thì phải ?

1 - Như Dậu ở trụ tháng (Tứ Trụ của vua Càn Long) thì bác TuBinhTuTru cho rằng là Vua nên không ai có thể phạm thượng (tức khắc được)....
2 - Còn ở ví dụ này thì Dậu đóng ở trụ ngày thuộc cung Thê, cũng theo lý luận của bác TuBinhTuTru sẽ cho rằng Dậu là vợ Vua nên cũng không ai được phạm thượng....
3 - Tiếp nếu Dậu ở trụ năm thì sẽ là mẹ Vua nên ....
4 - Nếu Dậu ở trụ giờ sẽ đại diện cho con Vua nên không ai .......
5 - Còn nếu là Tân là can của trụ năm đại diện cho cha vua (như Tứ Trụ của Vua Càn Long) nên Đinh là can trụ tháng cũng không thể khắc (phạm thượng) được....
6 - Nếu Canh hay Tân mà đóng ở trụ tháng thì cho rằng chúng đại diện cho anh em của Vua nên không ai được.....
7 - Nếu Canh hay Tân đóng ở trụ giờ đại diện cho con Vua nên....
8 - .........

Cuối cùng là tính khắc Ngũ hành sẽ là vô dụng trong môn Tử Bình vì can chi nào trong Tứ Trụ cũng thuộc họ hàng thân cận của Vua nên tính khắc ngũ hành trở thành vô dụng. Cho nên theo cách lý luận của bác TuBinhTuTru thì tính khắc ngũ hành cần phải được loại bỏ ra khỏi môn Tử Bình giống như tác giả của cuốn Trích Thiên Tủy đã loại bỏ tính chất Hình, Hại và Tự Hình ra khỏi môn Tử Bình.

Sửa bởi VULONG1: 30/11/2014 - 18:49


Thanked by 3 Members:

#313 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 06/12/2014 - 20:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 25/11/2014 - 02:47, said:

Người tinh tường thì là vậy!

Truyền thống thì Dương nhận cách dụng Quan Sát, nhưng một khi có nhiều Quan Sát thì dụng Tài đi vận Thực Thương mới tốt ...

Tôi không đá động gì đến vai trò của Hỏa (ngọ bính đinh) vì hành Kim khi chưa thành khí tất cần Hỏa trui luyện nhưng thành rồi thì không muốn gặp Hỏa nữa vậy ... Canh sinh Dậu nguyệt Dương Nhận lại có Tân thấu và 8 chữ vô Thổ nghĩa là Canh kim đã xuất thổ thì chỉ cần Đinh hỏa hơ nhẹ các chổ cương kiện của nó để trở nên bén nhọn hơn nhưng Hỏa quá nhiều thì lại đốt chảy nó ra mà thôi; cũng như Thổ năng sinh Kim nhưng Thổ dày vượng thì lại vùi lấp nó đi nên trong Tứ Trụ này thiếu Thổ đã cho thấy Kim đã thành thì Hỏa phải diệt; sinh sống ở phía Bắc thì tiết tú sinh Tài chứ đi về phương Nam thì hao tổn, thất lợi.

8 chữ, 3 Kim đối mặt với 3 Hỏa may sinh giờ Tí có Quý thủy Thương Quan tiết tú trí tuệ mưu lược khả dĩ bảo vệ thân an ổn cũng là vì Thân tọa Ngọ địa lại thấu xuất Bính, Đinh đó vậy. Vì Quan Sát mà phải lao tâm nhọc trí ... và trong trường hợp của vua Càn Long thì là vì ngôi vị và hoàng triều Mãn Thanh.

Như vậy thì đâu cần nói hay đá động gì về Hỏa (ngọ bính đinh) Quan Sát làm chi giai do ai ai cũng thấy mà, phải không Maianha!
Tứ trụ Càn Long đã được nhiều danh gia bình chú luận giải (Nhậm Thiết Tiều, Từ Nhạc Ngô... và các bạn trên các trang veb...) song,chỉ đến khi đọc (rất nhiều lần) bài luận trên của bác TuBinhTuTru tôi mới thực sự : đây mới là cách luận đúng nhất về mệnh ông vua tưởng chừng sướng nhất thế gian này. Hóa ra ông cũng khổ sở như ai vì cặp quan sát thấu xuất từ nhật trụ chính ông.
Cái nhìn tinh tế của bác chính là ở chỗ dụng Thương quan tiết tú trí tuệ mưu lược...Hiếm các cao thủ tử bình nhận ra điều này bởi cái "vía" quan sát tả hữu quá lớn và cứ mãi mê cách cục pháp, vượng suy pháp. Cái nhìn Thương quan giá sát của tôi cũng không sai nhưng rõ ràng là trình còn thấp bởi còn sử dụng chiêu thức hữu chiêu thì sao bằng vô chiêu phải không bác TuBinhTuTru. Kính chào.
mai an ha.

Sửa bởi maianha: 06/12/2014 - 20:54


Thanked by 2 Members:

#314 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 07/12/2014 - 00:23

Ví dụ số 38 trong cuốn Trích Thiên Tuỷ:

“38 - Bính tý kỷ hợi ất dậu nhâm ngọ

Canh tý/ tân sửu/ nhâm dần/ quý mão/ giáp thìn/ kỷ tị

Trụ toàn dậu, hợi, tý tức khí âm hàn. Ất mộc lạnh cần sưởi ấm, có bính hỏa có thể làm dụng thần, nhâm thủy chính là khắc thần. Mừng nhờ nhâm thủy xa bính hỏa, nhâm thủy sinh trợ ất mộc, ất mộc vốn suy nhược mừng được sinh phò. Lại có kỷ thổ thấu can, có thể ngăn thủy bảo vệ bính hỏa. Thật đẹp khi can thủy mộc hỏa thổ lập nên môn hộ, tương sinh hữu tình. Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu, năm tháng hỏa thổ thông căn lộc vượng. Vận đông nam đều là vận tốt, tứ trụ hữu tình, hành vận hanh thông vinh quang, làm quan đến chức tổng đốc, liên đăng giáp đệ, âm dương phối hợp thật vi diệu vậy”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

longkiet, on 30/11/2014 - 16:10, said:

Tác giả có chữ nào nói rằng ngọ khắc được dậu đâu mà bác khẳng định. Chỉ là bác tự suy diễn đấy thôi. Cái này là tật bệnh của VULONG1, vì xuyên suốt những bài viết phản biện trước sau của bác đều áp đặt chủ quan của mình vào người khác rồi tự diễn biến.
"địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu" là ý rằng kết cấu bát tự này có ngọ hỏa chế sát (nhưng chế được hay không còn tùy). Theo mạch văn thì tác giả cho rằng chế không được, thế nên mới nhờ vận đông nam hổ trợ. Chớ nếu nguyên cục chế được rồi mà hành vận chế thêm nữa e rằng thái quá phá cách còn đâu là vinh quang liên đăng giáp đệ. Phải không bác VULONG1?

Tác giả đã viết rõ ràng là : Địa chi ngọ hỏa chế sát tân kim tàng trong dậu”, vậy không có Ngọ chế Dậu thì làm sao có "Ngọ hoả chế sát Tân kim" mà còn cho rằng "Tác giả có chữ nào nói rằng ngọ khắc được dậu đâu mà bác khẳng định", chưa hết lại còn mở ngoặc cho rằng: "(nhưng chế được hay không còn tùy)", rồi lại cho rằng "chế không được". Sao ông bạn lắm giọng vậy?

Nếu Ngọ không khắc (hay chế) được Dậu thì tác giả sẽ luận như ở ví dụ 40 sẽ là Nhâm khắc Ngọ nên Ngọ không khắc được Dậu trụ giờ.
.......................................


Sau đây là ví dụ số 39 ngay bên dưới ví dụ trên:


"39 - Kỷ hợi bính tý ất sửu nhâm ngọ


Ất hợi/ giáp tuất/ quý dậu/ nhâm thân/ tân mùi/ canh ngọ

Trụ này khác trụ trên ở chi dậu tý. Nói về chi, sửu thay dậu tất là đẹp hơn, dậu là thất sát, khắc ta còn sửu là thiên tài, ta khắc, có thể chứa thủy, thật đẹp vậy. Chẳng biết rằng sửu thuộc thấp thổ có thể tiết hỏa, ngăn thủy, dậu tuy là thất sát, bị ngọ hỏa khắc, không tiết ngọ hỏa, trụ ở trên bính hỏa tại can năm, can nhâm ở trụ giờ cách xa, thêm được kỷ thổ bảo hộ; trụ này bính hỏa can tháng, nhâm thủy cận kề, kỷ thổ không có lực hộ bính hỏa, lại gặp tý thủy. Hơn nữa, vận hành tây bắc, là nơi âm hàn, bính hỏa vô sanh, ất mộc phát sinh được sao? Thập can giống như thân thế: “hư thấp chi địa, kỵ mã diệc ưu” (tức nhật chủ ất, thiên can không thấu xuất bính đinh hữu lực, hoặc tàng chi tuất thì không thể phát được), lời riêng không sai lầm vậy. Cho nên, thất chí vân song, nghèo xác sơ, khắc vợ không con, đến vận nhâm thân, bính hỏa lâm tuyệt địa mà chết".


Ta thấy để so sánh với ví dụ trên tác giả đã viết: "dậu tuy là thất sát, bị ngọ hỏa khắc,", điều này rõ ràng tác giả đã thừa nhận Ngọ trụ giờ khắc Dậu trụ ngày.
................................

Ở ví dụ số 39 này tác giả có phải không nhớ nổi rằng địa chi có tam hội Hợi Tý Sửu hoá Thuỷ thành công hay là ngầm cho rằng Ngọ trụ giờ xung Tý trụ tháng cách ngôi mà phá tan tam hội hoặc có trụ giờ là Nhâm Ngọ thiên khắc địa xung với trụ tháng Bính Tý mà phá tan cả cục lẫn hợp của nó hay không ?

Nói chung là tác giả không đưa ra một quy tắc nào cả về sự tranh phá hợp của các địa chi nên tôi xin phép được kết luận rằng tác giả đã không biết đến "Binh Pháp Tử Bình số 6" của tôi.

"Binh Pháp Tử Bình số 6" được phát biểu như sau:

“- Với các tổ hợp thì lực hợp của tam hội cục là mạnh nhất sau mới tới tam hợp cục rồi tới bán hợp và cuối cùng mới là lục hợp.
- Với các lực của Tứ Hành Xung thì lực xung mạnh nhất là Tý Ngọ Mão Dậu sau mới tới Dần Thân Tị Hợi, cuối cùng mới là Thìn Tuất Sửu Mùi.
- Các lực của Tứ Hành Xung có thể phá được bán hợp hay lục hợp nếu lực xung của nó không nhỏ hơn lực hợp, riêng với các lực xung gần của Tý Ngọ Mão Dậu luôn luôn phá được bán hợp hay lục hợp.
- Chỉ có các Thiên Khắc Địa Xung mới có thể phá được tam hợp hay tam hội, riêng Tý Ngọ Mão Dậu xung nhau gần trong Tứ Trụ có thể phá được tam hợp không hóa hoặc tam hội ngoài Tứ Trụ không hóa có 3 chi....
- Chỉ có các Thiên Khắc Địa Xung trong một số trường hợp đặc biệt mới có thể phá được Ngũ Hợp của Thiên can“.


Dĩ nhiên nếu tôi lấy "Binh Pháp Tử Bình số 6" của tôi mà phản biện bài luận trên thì e rằng không được Công Bằng nên đành rút lui để bạn đọc tuỳ ý phán xét.

Sửa bởi VULONG1: 07/12/2014 - 00:41


#315 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 07/12/2014 - 08:20

Sau đây là ví dụ số 76 của cuốn “Trích Thiên Tủy” trong “Chương 11 – Phương Cục”:

“76 - Bính thìn - canh dần - ất mão - đinh hợi

Tân mão/ nhâm thìn/ quý tị/ giáp ngọ/ ất mùi/ bính thân/ đinh dậu

Mệnh này chi tam hội mộc cục, hoả sáng thì mộc được tú khí,
mừng nhất bính hỏa khắc canh kim, ất mộc sinh tháng dần, đắc hợi thủy sinh trợ. Phong lưu tiêu sài, học vấn uyên thâm. Đinh hợi sinh mộc trợ hỏa, rất cần nhờ vào mộc; vận quý tị danh cao chức trọng thiên triều; vận giáp ngọ bán hợp dần mộc hóa hỏa được mão mộc sinh, trở thành trụ cột họ đặng lâm, ra sức vơ vét tài vật, là chỗ dựa gia tộc, đến vận đinh dậu, ất mộc vô căn, kim đắc địa, phá mất tam hội cục tú khí, phạm tội mất chức, nếu không có hợi thủy hóa dậu kim, làm sao có thể miễn đại hung!”

Với Tứ Trụ này chúng ta thấy tác giả đã nhìn thấy địa chi tạo thành tam hội cục Dần Mão Thìn hóa Mộc thành công nhưng ông ta có thể lại không nhìn thấy Nhật can Ất hợp với Canh trụ tháng thuộc Ngũ hợp của Thiên can, vì vậy ông ta mới luận: “mừng nhất bính hỏa khắc canh kim,”. Nhưng cũng có thể ông ta nhìn thấy nhưng vẫn luận như vậy và cho rằng đúng như bao các cao thủ Tử Bình ngày nay.... Vì những người này cho rằng “Hợp Quan lưu Sát” hay “Hợp Sát lưu Quan” chỉ đúng với Quan và Sát thôi còn các Thần khác thì ở trong hay ở ngoài tổ hợp chúng vẫn xung khắc được với nhau thì phải?

Theo ý kiến của riêng tôi thì tác giả Nhâm Thiết Tiều thiên về trường hợp sau như bao cao thủ khác thì đúng hơn. Nếu đúng như vậy thì tôi có thể kết luận rằng hầu như các cao thủ Tử Bình từ Cổ đến Kim không biết đến “Binh Pháp Tử Bình số 5” của tôi (trừ những người có sách gia truyền).

“Binh Pháp Tử Bình số 5” được phát biểu như sau:

“- Các Can trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can khác bên ngoài tổ hợp và ngược lại.
- Các Chi trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Chi khác bên ngoài tổ hợp nhưng các Chi bên ngoài tổ hợp vẫn có khả năng tác động tới các Chi trong tổ hợp. Các lực tác động này có thể gây ra tốt hay xấu cho mệnh cục chỉ khi nó có đủ sức phá tan tổ hợp“.


Cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” của tôi được xây dựng trên 6 “Binh Pháp Tử Bình” mà tôi đã phát biểu (thực tế còn nhiều hơn nữa) nên một ai muốn phản biện thành công các bài luận của tôi hay một ý nào của cuốn sách này thì trước hết phải chứng minh được các “Binh Pháp Tử Bình” của tôi là sai. Và dĩ nhiên điều ngược lại sẽ đúng là nếu không chứng minh được thì các bài luận của họ không sử dụng các Binh Pháp này sẽ không thể đúng được.

Nếu không tin, xin mời mọi người Xuất Chiêu !

Sửa bởi VULONG1: 07/12/2014 - 08:33







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

12 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 12 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |