

Tử Bình Nhàn Đàm
#91
Gửi vào 17/10/2014 - 10:23
kê guốc hóng giải sầu tiếp =))
#92
Gửi vào 17/10/2014 - 11:20
#93
Gửi vào 17/10/2014 - 21:23
#94
Gửi vào 18/10/2014 - 18:43
longkiet, on 17/10/2014 - 21:23, said:
Quả thực Hoàng Đại Lục là "Vua Đầu To" có Tứ Trụ thuộc "Cách Cục Đầu Đất" (vì ông ta đã nghiên cứu Tử Bình trên vài chục năm mà vẫn không thể thuộc được 5 tổ hợp của thiên can mà người ta gọi là "Ngũ Hợp Thiên Can") nên mới phát minh ra "Cách Cục Đầu Đất Pháp" cho nên các đệ tử của ông ta may ra có "Cách Cục Đầu Đất" còn không thì chỉ là loại "Cách Cục Đười Ươi" mà thôi (tức là thuộc loại Nửa Người Nửa Ngợm, loại này thì biết cái cóc khô gì cơ chứ).
Sửa bởi VULONG1: 18/10/2014 - 18:57
#95
Gửi vào 19/10/2014 - 02:45
BoiGiaiSau, on 16/10/2014 - 11:39, said:
"mệnh lý không phải là toán học".
Với câu này thì từ trước tới nay quả thực đa số mọi người phải thừa nhận là đúng bởi vì đã có ai chứng minh được nó đâu. Nhưng ngày nay tôi chỉ dùng toán học để xác định được một Tứ Trụ bất kỳ có Thân vượng hay nhược và dụng thần của nó. Tôi gọi nó là “Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần“ (ở đây tạm chưa nói tới “Phương Pháp Tính Điểm Hạn“ của tôi, cũng chỉ sử dụng chủ yếu là toán học để xác định tai họa đó xẩy ra nặng nhẹ ra sao còn giá trị hơn nhiều) đã được trình bầy trong chủ đề “Lớp Học sơ cấp, trung cấp cho tất cả mọi người“ trong mục Tử Bình, Bát Tự hay Tứ Trụ trên các trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“, “Huyền Không Lý Số“ và “Lý Số Việt Nam“. Đáng tiếc rằng bác lại không thèm xem để phản biện nó.
Theo tôi nghĩ với một người nghiên cứu Học Thuật nghiêm túc thì họ chỉ đưa ra những kết luận về một vấn đề nào đó đúng hay sai chỉ khi họ đã nghiên cứu kỹ về nó rồi.
Thôi thì tôi sẽ lấy chính ví dụ này để chứng minh cho bác và những người không tin như bác phản biện ra sao nhé.
Tứ Trụ của nhà Nobel Yuan T. Lee:
Đầu tiên tôi sẽ luận theo cuốn“Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ như sau:
1 – Trong cuốn này đã viết: “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“. Câu này đã là “Kim Chỉ Nam“ cho hầu như tất cả các cao thủ Tử Bình từ Cổ cho đến Kim (ngày nay).
Ở đây thì khi quy đổi ra Can ta thấy Thân Bính nhật can là Hỏa có 1 chi Ngọ là Nhận nên Thân được coi như có thêm 3 Can nữa, tổng cộng là 4 Can (đều ở trạng thái hưu tù tử tuyệt) trong khi Quan Sát Thủy có 3 Chi đều là Lộc Nhận tại lệnh tháng nên có tổng cộng là 9 Can (đều ở trạng thái Lâm Quan và Đế vượng), còn Thực Thương là Thổ chỉ có 2 Can. Do vậy tính theo đơn vị Thiên can (kể cả vượng suy) thì rõ ràng Thủy vượng hơn Hỏa rất nhiều nên ta kết luận Tứ Trụ này có Thân khá là nhược. Cho nên hỷ dụng thần của Tứ Trụ này phải là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp tức hành Mộc và Hỏa là hỷ dụng thần.
2 - Từ Lạc Ngô đã bình (trong cuốn này):
“Từ chú thích :
Riêng Vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương“.
Tức người bình muốn nói là : “Xét Vận phải lấy Chi của Vận làm trọng“.
Như vậy chúng ta phải sử dụng câu: “Đại vận lấy Chi làm trọng“ thì qua các vận trên chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi thấy các vận Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tị và Mậu Ngọ đều là các vận hỷ dụng thần vì các Chi của nó theo phương Đông và Nam (Dần Mão Thìn Tị Ngọ…) là phù hợp với thực tế đã qua rất chi huy hoàng của người này (học giỏi, làm viện trường… và đoạt được giải Nobel danh giá).
Vậy thì lấy cớ gì mà không thừa nhận 2 câu: “Kim Chỉ Nam – 3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ và “Đại vận lấy Chi làm trọng“ là đúng?
Để giải thích cho vận Nhâm Dần và Quý Mão học giỏi thì chỉ có thể luận là do các chi đại vận là Dần và Mão, chúng chính là Kiêu Ấn đã tiết tú Quan sát Thủy để sinh Thân mà học giỏi… (vì theo Tử Bình chỉ có 2 thông tin chính phát về học thuật có thể đạt tới học vị cao là Kiêu Ấn hóa Quan Sát sinh Thân và Thực Thương tiết tú Thân). Nhưng tới vận Giáp Thìn thì có Giáp thấu ra, nếu như nó không hợp với Kỷ hóa Thổ thì quả là phù hợp với thực tế, vì vận này là vận huy hoàng nhất cuộc đời người này, đã đoạt được giải Nobel danh giá.
Vậy thì rõ ràng vận Giáp Thìn này đẹp không phải do Kiêu Ấn (vì Giáp hợp với Kỷ có hóa Thổ hay không hóa Thổ thì Giáp cũng không còn có khả năng hóa Quan Sát nữa) mà lại là do Thực Thương tiết tú, vì can chi vận đều là Thổ (hoặc Chi là Thổ còn Can vô dụng) mà Kiêu Ấn là Mộc lại không có (Giáp thấu đã hóa Thổ) hoặc là vô dụng (Giáp thấu mà bị hợp không hóa).
Ở vận Giáp Thìn Thân không có Kiêu Ấn sinh hayTỷ Kiếp trợ thêm mà vẫn bị Thực Thương (Thổ) tiết tú (ở đây chưa xét đến có thêm Thổ cục) mà vận lại trở thành vận đẹp nhất thì rõ ràng Thân phải là vượng, không thể là khá nhược như lúc đầu kết luận được.
Nếu Thân vượng, hành vận phải lấy Can làm trọng thì mới phù hợp với thực tế của người này. Đúng như tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã viết:
Nguyên văn (trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Lạc Ngô):
“Phương pháp luận Vận và xem Mệnh cũng không khác nhau. Xem Mệnh lấy can chi Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh, còn thủ Vận thì lại lấy can của Vận phối với hỷ kỵ Bát Tự. Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong Mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay kỵ, cát hung phân rõ ra“.
Chỉ có như vậy mới có thể giải thích hợp lý không những chỉ cho vận Giáp Thìn mà còn giải thích được cho cả các vận khác (từ vận đầu tiên là Canh Tý…. đến vận Giáp Thìn) vì chúng là Thổ, Kim, Thủy là Thực Thương (can là Thổ cục), Tài (can là Canh và Tân) và Quan Sát (can là Nhâm và Quý) đều là các vận hỷ dụng thần (các vận tiếp là Ất Tị, Bính Ngọ… chưa xét đến ở đây).
Từ đây ta có thể đi đến kết luận câu “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ và “Đại vận lấy Chi làm trọng“ là sai.
Vậy theo cách luận thông thường của tôi thì Tứ Trụ này phải có Thân vượng và xét vận phải lấy Can làm trọng đúng như tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã viết và dĩ nhiên dụng thần phải là Thổ.
Bây giờ trở lại câu:"mệnh lý không phải là toán học".
Dĩ nhiên để có bài luận trên không phải dễ dàng cho nhiều người. Bởi vì cho đến bác và những người như Hoàng Đại Lục đã có thâm niên mấy chục năm nghiên cứu Tử Bình mà vẫn còn mắc phải những sai lâm “Chết Người“ thì khỏi cần phải nói đến những người mới nhập môn hoặc mới qua nhập môn trên dưới chục năm.
Chính vì sự phức tạp của“Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ như vậy nên khi nghiên cứu nó, mọi người phải thừa nhận rằng nó chẳng khác nào là một “Mê Hồn Trận“ khi vào nó thì khó mà tìm được nối ra.
Vậy mà tôi đã dùng toán học để Toán Học Hóa được cái “Mê Hồn Trận“ này. Bất kỳ một ai dù mới biết Tử Bình (tức chưa qua nhập môn) dùng phương pháp của tôi chỉ sau vài phút sẽ ra kết quả chính xác như bài trên tôi đã luận.
……………………………………………………..
Ở đây tôi chỉ giải thích qua loa là:
1 – Sơ đồ Tứ Trụ được biểu diễn bởi hình chữ nhật.
2 - Phương pháp này chỉ sử dụng tính khắc của Ngũ Hành bỏ qua tính chất Âm Dương.
3 – Các can hay chi bị khắc trực tiếp (cùng trụ) và khắc gần (ngay trụ bên cạnh) thì chúng không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác.
4 – Can hay chi bị khắc trực tiếp giảm 1/2 điểm vượng của nó, bị khắc gần giảm 1/3 đv của nó, bị khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv của nó, bị khắc cách 2 ngôi giảm 1/10đv của nó và bị khắc cách 3 ngôi giảm 1/20đv của nó.
5 - Riêng điểm vượng của Lộc hay Kình Dương, nếu nó cùng hành với chi mà nó đóng thì nó chỉ bị giảm như bình thường nếu nó bị ít nhất từ 2 lực khắc trở lên, trừ trường hợp chỉ bị 1 lực là lực khắc trực tiếp.
6 – Khi vào vùng tâm nó bị giảm thêm 2/5đv của nó nếu nó ở vòng ngoài 1 (tức can năm chi tháng và chi giờ) và giảm thêm 1/2đv của nó nếu nó ở vòng ngoài 2 (tức chi năm). Các can chi trong vùng tâm không bị giảm thêm (tức can tháng, can ngày, can giờ và chi ngày).
7 – Điểm vượng các trạng thái của Can hay Chi trong Tứ Trụ tôi đã trình bầy trong bảng “Sinh Vượng Tử Tuyệt“
………………………………………..
Qua sơ đồ trên ta thấy Bính trụ năm, Hợi trụ tháng và Tý trụ giờ đều bị khắc trực tiếp bởi can hay chi cùng trụ nên ta phải khoanh tròn 3 can chi này để nhận biết chúng không có khả năng sinh hay khắc với các can chi khác trong Tứ Trụ.
1 – Bính trụ năm có 3,1đv bị Tý cùng trụ khắc trực tiếp giảm 1/2 đv và mất thêm 2/5 đv khi đi vào vùng tâm nên chỉ còn 3,1. 1/2 . 3/5 đv = 0,93đv.
2 – Kỷ trụ tháng có 4,1đv không bị can chi nào khắc và nó ở trong vùng tâm rồi nên không bị giảm đv.
3 – Bính Nhật can có 3,1đv ở trong vùng tâm nên chỉ bị Tý trụ năm khắc cách 2 ngôi giảm 1/10đv còn 3,1 9/10 đv = 2,79đv.
4 – Mậu trụ giờ có 3,1đv cũng ở trong vùng tâm và không bị can chi nào khắc nên đv không bị giảm.
5 – Tý trụ giờ có 9đv bị Mậu khắc trực tiếp giảm 1/2đv, bị Kỷ trụ tháng khắc cách 2 ngôi giảm thêm 1/10đv và đi vào vùng tâm giảm thêm 2/3đv còn
9.1/2 . 9/10 . 3/5 đv = 2,43đv.
6 – Ngọ trụ ngày có 3,1đv và 4,3đv Kình dương. Điểm vượng của Kình dương ở đây chỉ bị 1 lực khắc của Tý trụ năm không phải là lực khắc trực tiếp nên không bị giảm. Còn 3,1đv của Ngọ ở trong vùng tâm chỉ bị Tý trụ năm khắc cách 1 ngôi nên giảm 1/5đv còn 3,1.4/5 đv = 2,48đv.
7 – Hợi trụ tháng có 10đv bị Kỷ cùng trụ khắc trực tiếp giảm 1/2 đv, bị Mậu trụ giờ khắc cách 2 ngôi nên giảm thêm 1/10đv và vào vùng tâm giảm thêm 2/5đv còn 10.1/2 .9/10.3/5 đv = 2,7đv.
8 – Tý trụ năm có 9đv bị Kỷ trụ tháng khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv, Mậu trụ giờ khắc cách 3 ngôi giảm 1/20đv và vào vùng tâm giảm thêm 1/2đv còn
9.4/5 .19/20.1/2 đv = 3,42đv.
Bây giờ ta chỉ cần cộng tất cả các điểm vượng của các can chi cùng hành là có sơ đồ biểu diễn như sau:
Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:
-0,5 -0,5 1 0,5 -1
Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ
# 8,55 #6 10,5 7,2
Qua sơ đồ ta thấy Thân (Hỏa) có 10,5đv lớn hơn Quan sát (Thủy) trên 1đv nên Tứ Trụ này có Thân vượng.
Thân chỉ hơn Quan Sát có 1,95đv nên thế lực của Thân và Quan Sát gần như ngang nhau. Do vậy dụng thần đầu tiên không thể lấy Quan Sát được mà phải lấy Thực Thương (vì Thực Thương không nhiều). Trong 2 can thấu ta lấy Kỷ trụ tháng làm dụng thần chính bởi vì nó vượng hơn Mậu trụ giờ (ở đây nếu Thực Thương nhiều thì phải lấy Tài tinh làm dụng thần chứ không thể lấy Thực Thương được), hỷ thần sẽ là Tài và Quan Sát, kỵ thần là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp.
Chỉ cần vài phút tính toán là có ngay kết quả:
1 - Thân vượng
2 - Dụng thần là Thổ (Thực Thương)
3 - Hỷ thần là Kim (Tài tinh) và Thủy (Quan Sát).
4 - Kỵ thần là Mộc (Kiêu Ấn) và Hỏa (Tỷ Kiếp) (trong đó có thể gọi Kiêu Ấn là hung thần vì nó khắc dụng thần Thổ).
Sau đó xem hành vận, lấy câu: “Đại vận lấy Can làm trọng“ để luận thì thấy ngay các vận Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn có can đều là hỷ dụng thần nên kết luận chúng phù hợp với thực tế huy hoàng của người này, nhất là vận Giáp Thìn là vận dụng thần (vì Giáp đã hóa Thổ) nên nó là vận huy hoàng nhất của cuộc đời người này (các vận sau chưa cần thiết phải quan tâm ở đây).
Xin mời bác và mọi người phản biện xem bài giải này có đúng là chỉ dùng toán học hay không?
Sửa bởi VULONG1: 19/10/2014 - 03:14
Thanked by 2 Members:
|
|
#96
Gửi vào 19/10/2014 - 13:12
Thanked by 1 Member:
|
|
#97
Gửi vào 19/10/2014 - 18:21
BoiGiaiSau, on 19/10/2014 - 13:12, said:
Tứ trụ này có 2 thông tin đẹp nổi bật đó là Thực Thương tiết tú Thân và Thực Thương chế ngự Quan Sát, trong đó thông tin Thực Thương tiết tú là trọng yếu. 2 thông tin này cũng có thể gọi là 2 cách cục: “Thực Thần chế Sát“ (hay “Sát được Thực chế“ đối với tôi không quan trọng) và “Thực Thần tiết tú“. Rất may cho Tứ Trụ này có Thân vượng nên 2 cách này được thành lập nếu Thân nhược thì không thành cách và dĩ nhiên thực tế sẽ không thể huy hoàng như vậy. Thêm một nhân tố vô cùng quan trọng cho 2 Cách cục này trở thành đại quý là trong Tứ Trụ không có Tài tinh và Ấn tinh. Nếu trong Tứ Trụ có Tài tinh hay Ấn tinh thì dĩ nhiên Ấn thì khắc chế Thực Thương còn Tài tinh thì hóa Thực Thương sinh cho Sát, để Sát công Thân như vậy thì quý khí của 2 Cách cục này sẽ bị suy giảm nên khi đó không thể cho rằng mệnh này là mệnh đại phú đại quý nữa (Giáp là Ấn chỉ là can tàng phụ trong Hợi nên nó chỉ có thể tác động tới mệnh cục khi thấu lộ mà thôi và rất may khi nó thấu lộ lại hợp với Kỷ để hóa Thực Thương nên chuyển bại thành cát).
Bởi vì Thân vượng có Quan sát nhiều mà hỗn tạp nên khi có Thực Thương đủ mạnh chế phục thì dĩ nhiên Quan Sát sẽ hóa thành quyền bính cho mình (ở đây Quan nhiều thành Sát) mà có Quan quyền, vì vậy mà được làm viện trưởng. Nhưng ở Tứ Trụ này Quan sát không lộ mà Thực Thương lại thấu lộ ngay 2 bên Nhật can để tiết tú và trực tiếp khắc chế Quan Sát ngay dưới trụ mà chúng đóng để bảo vệ Ngọ không bị tổn thương mà Ngọ lại nằm ngay dưới Nhật can để phù trợ. Vị trí của các Can Chi trong Tứ Trụ đứng ở những vị trí vô cùng đẹp làm cho 2 Cách cục này đã đẹp lại càng thêm đẹp điều đó đủ để khẳng định đây là mệnh đại phú đại quý (nói là đại phú ở đây chỉ để chỉ cho người chủ yếu phát về Học Thuật thôi chứ so với những người có cách cục Tài Quan vượng hay Thực Thương sinh Tài mà Thân vượng thì ăn thua gì).
Tóm lại ở đây Quan nhiều là Sát nên khi luận để cho chính xác ta chỉ dùng từ Sát (mặc dù Thân là vượng). Nếu Sát lộ thì khi gặp Thực trong Tứ Trụ chế thì lại chủ yếu phát về Quan chứ không phải phát về Học Thuật, thêm trong Tứ Trụ không có Tài và Ấn nên Thực Thương không bị thương tổn nên tú khí phát sinh đạt tới mức độ tối đa. Đó là lý do vì sao người này lại đạt tới đỉnh cao tuột đỉnh về Học Thuật.
Tôi mới nghiên cứu về Tài Quan Ấn nên mức độ nhận thức chỉ được như vậy hy vọng bác và mọi người bổ xung thêm những thông tin đẹp của mệnh này mà tôi chưa tìm ra cũng như cho biết những điểm tôi luận không đúng hay chưa chính xác…
(Tôi đang rất cần đến phần 2 viết về Lục thân của cuốn “Trích Thiên Tủy“ nếu bác có, xin bác đăng nên trang web này hoặc gửi cho tôi. Tôi xin cám ơn bác vô cùng.)
Thân chào
Sửa bởi VULONG1: 19/10/2014 - 18:36
Thanked by 1 Member:
|
|
#98
Gửi vào 20/10/2014 - 08:31
#99
Gửi vào 20/10/2014 - 09:00
#100
Gửi vào 20/10/2014 - 10:44
#101
Gửi vào 20/10/2014 - 13:45
VULONG1, on 19/10/2014 - 18:21, said:
Bởi vì Thân vượng có Quan sát nhiều mà hỗn tạp nên khi có Thực Thương đủ mạnh chế phục thì dĩ nhiên Quan Sát sẽ hóa thành quyền bính cho mình (ở đây Quan nhiều thành Sát) mà có Quan quyền, vì vậy mà được làm viện trưởng. Nhưng ở Tứ Trụ này Quan sát không lộ mà Thực Thương lại thấu lộ ngay 2 bên Nhật can để tiết tú và trực tiếp khắc chế Quan Sát ngay dưới trụ mà chúng đóng để bảo vệ Ngọ không bị tổn thương mà Ngọ lại nằm ngay dưới Nhật can để phù trợ. Vị trí của các Can Chi trong Tứ Trụ đứng ở những vị trí vô cùng đẹp làm cho 2 Cách cục này đã đẹp lại càng thêm đẹp điều đó đủ để khẳng định đây là mệnh đại phú đại quý (nói là đại phú ở đây chỉ để chỉ cho người chủ yếu phát về Học Thuật thôi chứ so với những người có cách cục Tài Quan vượng hay Thực Thương sinh Tài mà Thân vượng thì ăn thua gì).
Tóm lại ở đây Quan nhiều là Sát nên khi luận để cho chính xác ta chỉ dùng từ Sát (mặc dù Thân là vượng). Nếu Sát lộ thì khi gặp Thực trong Tứ Trụ chế thì lại chủ yếu phát về Quan chứ không phải phát về Học Thuật, thêm trong Tứ Trụ không có Tài và Ấn nên Thực Thương không bị thương tổn nên tú khí phát sinh đạt tới mức độ tối đa. Đó là lý do vì sao người này lại đạt tới đỉnh cao tuột đỉnh về Học Thuật.
Tôi mới nghiên cứu về Tài Quan Ấn nên mức độ nhận thức chỉ được như vậy hy vọng bác và mọi người bổ xung thêm những thông tin đẹp của mệnh này mà tôi chưa tìm ra cũng như cho biết những điểm tôi luận không đúng hay chưa chính xác…
(Tôi đang rất cần đến phần 2 viết về Lục thân của cuốn “Trích Thiên Tủy“ nếu bác có, xin bác đăng nên trang web này hoặc gửi cho tôi. Tôi xin cám ơn bác vô cùng.)
Thân chào
Đến tử bình chân thuyên bạn còn không thích thì đọc tích thiên tủy làm gì cho phí sách ra. Tôi thấy kiến thức của bạn khá chắc đấy, bạn cứ phát triển theo hướng này cũng tốt. Chúc bạn sớm nghiên cứu được sâu hơn về tài quan ấn =))
#102
Gửi vào 21/10/2014 - 00:33
Thanked by 4 Members:
|
|
#103
Gửi vào 21/10/2014 - 02:59
BoiGiaiSau, on 21/10/2014 - 00:33, said:
BoiGiaiSau có thể cho một ví dụ trên được không?
Thanked by 1 Member:
|
|
#104
Gửi vào 21/10/2014 - 06:12
BoiGiaiSau, on 21/10/2014 - 00:33, said:
tôi thích cái chữ ngộ của Boigiaisau, đúng vậy, không nắm cái nền căn bản thì chẳng ngộ nổi cái gì
ví dụ: Điểm khác nhau của can so với chi là chính khí và tạp khí, chính danh hay không chính danh chứ không phải can không tương tác với bên ngoài, chỉ có chi tương tác !
ghi chú: Sách đầy đủ nhất vẫn là Tam mệnh thông hội, tử bình chân thuyên hay trích thiên tủy là các sách đọc thêm.
Sửa bởi hieuthuyloi: 21/10/2014 - 06:16
Thanked by 3 Members:
|
|
#105
Gửi vào 21/10/2014 - 10:58
hieuthuyloi, on 21/10/2014 - 06:12, said:
ví dụ: Điểm khác nhau của can so với chi là chính khí và tạp khí, chính danh hay không chính danh chứ không phải can không tương tác với bên ngoài, chỉ có chi tương tác !
ghi chú: Sách đầy đủ nhất vẫn là Tam mệnh thông hội, tử bình chân thuyên hay trích thiên tủy là các sách đọc thêm.
Vậy theo bác những sách nào là để đọc chính ?
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
62 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 62 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












