Jump to content

Advertisements




Tử Bình Nhàn Đàm


512 replies to this topic

#451 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 07/02/2015 - 18:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 26/01/2015 - 15:09, said:

Tôi không nhầm.
Vâng, ngọ khắc thân (chi năm) đúng vậy, nhưng chỉ khắc khống chế được thân khi hỏa đang ở ngôi đương kim đế vượng, chứ về hưu theo vận thoái khí thì khắc được ai, lớp hậu bị sân sau (trụ giờ canh thìn) không hổ trợ còn hùa về phe đối phương nữa chứ.

Tôi sẽ lần lượt phản biện từng câu của maianha:

Đầu tiên là câu ở trên maianha cho rằng Ngọ trụ tháng nắm lệnh nên khắc được gần Thân trụ năm"đang ở ngôi đương kim đế vượng" và cho rằng "chứ về hưu theo vận thoái khí thì khắc được ai".

Vậy thì ví dụ 121 trong “Chương 18 - Trung Hòa" tác giả đã viết :

“121 - Tân tị - giáp ngọ - quý mão - quý hợi

Quý tị/ nhâm thìn/ tân mão/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý

Nhật nguyên quý mão, sanh giờ hợi, nhật chủ khí thông suốt, mừng không có thổ, tài vượng tự sanh quan. Tuyệt diệu
tị hợi tương xung, khử đi hỏa giữ lại kim, ấn tinh đắc dụng, mộc hỏa bị chế, thể dụng không thương, trung hòa thuần thanh. Làm người trí thức thâm trầm, tài hoa trác tuyệt. Canh vận trợ tân chế giáp thật đẹp, hiềm hợi mão củng mộc, mộc vượng kim suy, khó tránh gặp gian nan. Mệnh này là Mạc Bảo Trai tiên sinh”.

Tác giả viết : "tị hợi tương xung, khử đi hỏa giữ lại kim", rõ ràng là Hợi ở trạng thái Tử Tuyệt chứ đâu được hưu tù và còn ở tận trụ giờ, có được gần như Ngọ đâu mà vẫn khắc được Tị ở tận trụ năm (ở đây chưa đả động tới Hợi còn ở trong bán hợp Mộc của Hợi với Mão).

Vậy thì maianha giải thích ra sao bây giờ?

Sửa bởi VULONG1: 07/02/2015 - 19:10


Thanked by 2 Members:

#452 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 08/02/2015 - 05:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 07/02/2015 - 18:54, said:

Tôi sẽ lần lượt phản biện từng câu của maianha:

Đầu tiên là câu ở trên maianha cho rằng Ngọ trụ tháng nắm lệnh nên khắc được gần Thân trụ năm"đang ở ngôi đương kim đế vượng" và cho rằng "chứ về hưu theo vận thoái khí thì khắc được ai".

Vậy thì ví dụ 121 trong “Chương 18 - Trung Hòa" tác giả đã viết :

“121 - Tân tị - giáp ngọ - quý mão - quý hợi

Quý tị/ nhâm thìn/ tân mão/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý

Nhật nguyên quý mão, sanh giờ hợi, nhật chủ khí thông suốt, mừng không có thổ, tài vượng tự sanh quan. Tuyệt diệu
tị hợi tương xung, khử đi hỏa giữ lại kim, ấn tinh đắc dụng, mộc hỏa bị chế, thể dụng không thương, trung hòa thuần thanh. Làm người trí thức thâm trầm, tài hoa trác tuyệt. Canh vận trợ tân chế giáp thật đẹp, hiềm hợi mão củng mộc, mộc vượng kim suy, khó tránh gặp gian nan. Mệnh này là Mạc Bảo Trai tiên sinh”.

Tác giả viết : "tị hợi tương xung, khử đi hỏa giữ lại kim", rõ ràng là Hợi ở trạng thái Tử Tuyệt chứ đâu được hưu tù và còn ở tận trụ giờ, có được gần như Ngọ đâu mà vẫn khắc được Tị ở tận trụ năm (ở đây chưa đả động tới Hợi còn ở trong bán hợp Mộc của Hợi với Mão).

Vậy thì maianha giải thích ra sao bây giờ?
Vd 121 này họ Nhâm luận sai hoàn toàn, sao lại lấy cái sai phản biện lạ cái đúng chứ ?

#453 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 08/02/2015 - 05:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 08/02/2015 - 05:02, said:

Vd 121 này họ Nhâm luận sai hoàn toàn, sao lại lấy cái sai phản biện lạ cái đúng chứ ?

Có nghĩa là lần đầu tiên maianha đã phải thừa nhận tác giả luận sai.

Vậy thì cái sai ở đây đã đủ để kết luận tác giả luận theo kiểu "Chó Cũng Như Mèo" hay chưa ?

Thanked by 1 Member:

#454 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 08/02/2015 - 10:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 08/02/2015 - 05:23, said:

Có nghĩa là lần đầu tiên maianha đã phải thừa nhận tác giả luận sai.

Vậy thì cái sai ở đây đã đủ để kết luận tác giả luận theo kiểu "Chó Cũng Như Mèo" hay chưa ?
Những sai sót là rất nhỏ so với sự cống hiến của tác giả, tôi luôn trân trọng họ Nhậm vì những đóng góp xiển dương nền học thuật tử bình.
VULONG1 thử nghĩ xem, nếu trăm năm sau ai đó đọc cuốn Giải Mã Tứ Trụ và tìm ra những điểm sai của tác giả liệu khi ấy họ cũng kết luận VULONG1 luận theo kiểu "chó cũng như mèo" thì sao ?. Ngạn ngữ phương tây có câu " nếu bạn bắn vào quá khứ một viên đạn súng lục thì tương lai sẽ bắn vào bạn một quả đại bác".
Nhưng thôi chúng ta trở về nội dung phản biện đi.

Sửa bởi maianha: 08/02/2015 - 10:07


Thanked by 2 Members:

#455 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 08/02/2015 - 11:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 08/02/2015 - 10:00, said:

Những sai sót là rất nhỏ so với sự cống hiến của tác giả, tôi luôn trân trọng họ Nhậm vì những đóng góp xiển dương nền học thuật tử bình.
VULONG1 thử nghĩ xem, nếu trăm năm sau ai đó đọc cuốn Giải Mã Tứ Trụ và tìm ra những điểm sai của tác giả liệu khi ấy họ cũng kết luận VULONG1 luận theo kiểu "chó cũng như mèo" thì sao ?. Ngạn ngữ phương tây có câu " nếu bạn bắn vào quá khứ một viên đạn súng lục thì tương lai sẽ bắn vào bạn một quả đại bác".
Nhưng thôi chúng ta trở về nội dung phản biện đi.

Học thuật là học thuật không thể luận thế nào cũng được, đó là điều tôi đã nói từ trước, không thể chỉ vì uy tín của tác giả mà bỏ qua được. Chỉ vì có quá nhiều người tôn sùng họ một cách quá đáng nên mới bị hoa mắt mà không nhìn ra cho nên nền Tử Bình của những người học theo "Sách Hàng Chợ" đến nay vẫn không ngóc đầu lên được là như vậy.

Tôi đã nói từ trước là tôi chỉ muốn chứng minh tác giả đã luận sai từ ví dụ của vua Càn Long nhưng đáng tiếc rằng hầu như ai ai cũng cho rằng sách đã luận đúng còn tôi thì sai. Do vậy mà tôi đã không luận ví dụ đó để dẫn giải cái sai của tác giả qua các ví dụ trong sách của chính tác giả và chờ có ít nhất 1 người phải đồng tình với tôi. Đến giờ tôi đãy đạt được mục đích đó rồi nên tranh luận tiếp với maianha là một điều không cần thết. Bởi vì maianha cũng như tác giả và biết bao những cao thủ Tử Bình từ Cổ đến Kim học theo "Sách Hàng Chợ" đều không nắm được các kiến thức cơ bản của Tử Bình truyền thống nên tranh luận với nhau là một điều vô nghĩa. Tốt nhất maianha hãy phản biện các "Binh Pháp Tử Bình" của tôi đưa ra là sai thì đó là bằng chứng hùng hồn để chứng minh rằng tôi đã sai, khi đó tôi sẽ không còn cách nào tiếp tục vào đây để tranh luận nữa.

Sửa bởi VULONG1: 08/02/2015 - 11:54


Thanked by 1 Member:

#456 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 08/02/2015 - 19:31

"50 - Nhâm thân – bính - ngọ canh - ngọ canh thìn

Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Trụ này bính hỏa sát tinh tuy vượng, nhâm thủy có căn gốc ở thân kim, nhật chủ được canh kim tương trợ, được chi thìn thổ tương sinh. Dụng nhâm thủy chế sát, thiên can đồng thuận; địa chi đồng thuận, nhất chế nhất hóa, thật là hữu tình. Vận kim thủy thật đẹp, quan lộ hiển hách, làm quan đến chức tổng đốc.

51 - Nhâm ngọ - bính ngọ - canh thân - mậu dần

Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Mệnh này với mệnh trên, đại đồng mà tiểu dị, nhật chủ tọa lộc thân kim, nhâm thủy cũng khẩn chế sát, cớ sao danh lợi đều không, mệnh này chung thân không phát được sao? Cái khác nhau là mệnh trên nhâm thủy tọa thân kim, thực thần vượng có thể chế sát, mệnh này nhâm thủy tọa ngọ tức lâm tuyệt địa, không có lực chế sát vậy; mệnh trên thiên can thấu canh có thể trợ nhật chủ lại có thể sinh nhâm thủy, mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần. Tả hữu không tình hiệp vậy".

Ở 2 ví dụ này rõ ràng tác giả đã luận theo “Cách Cục Pháp” y chang như Hoàng Đại Lục đã luận tức lấy dụng thần chính là cách cục của Tứ Trụ đó. Cho nên 2 ví dụ này tác giả đã lấy Nhâm là Thực thần làm dụng thần vì 2 ví dụ này đều thuộc cách Thực thần chế Sát.

Chính vì lấy Nhâm làm dụng thần nên ở ví dụ 50 tác giả phải Đẽo Gọt sao cho Nhâm (Thực thần) có lực đủ sức chế Sát (Bính) thì mới thành cách để phù hợp với thực tế phú quý của người này (“Nhâm thủy tọa Thân kim,…Thực thần vượng có thể chế Sát vậy”) còn ví dụ 51 tác giả phải tìm ra các lý do sao cho Nhâm không có lực chế Sát nên cách cục không được tạo thành để phù hợp với thực tế nghèo hèn của đương số (“Nhâm thủy tọa Ngọ tức lâm tuyệt địa, …không có lực để chế Sát vậy”).

Cho nên nhiều người đã khẳng định tác giả luận theo “Cách Cục Pháp” thì quả là không sai mà không biết rằng tác giả đang dùng Tuyệt Chiêu “Gọt Chân Cho Vừa Giày”.

Chỉ cần trình độ mới qua nhập môn thì bất kỳ người nào sử dụng “Binh Pháp Tử Bình số 1” của tôi là “Hỷ dụng thần thuộc về ta còn kỵ thần thuộc về người” đều có thể dễ dàng xác định được ví dụ 50 có Thân nhược vì có các vận Mậu Thân, Kỷ Dậu và Canh Tuất đều có can chi thuộc hành Thổ và Kim là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp của Tứ Trụ này nên chúng phải thuộc về ta là hỷ dụng thần thì mới huy hoàng như vậy còn ví dụ 51 rõ ràng trái ngược lại là Thân phải vượng thì Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mới là kỵ thần thuộc về người nên mới nghèo hèn như vậy.

Đáng tiếc rằng tác giả đã không có khả năng này hoặc có nhưng không thể giải thích được vì sao ví dụ 50 Thân nhược còn ví dụ 51 Thân lại vượng nên đành phải lờ đi coi như không biết.

Vậy thì nguyên nhân sau xa là gì mà tác giả đã không thể xác định được chính xác Thân vượng hay nhược của 2 ví dụ này ?

Cái đầu tiên chính là Tuyệt Chiêu của những người cho rằng mình đã đạt tới trình độ “Thâm Sâu” là chỉ biết “Gõ Mõ Tụng Kinh” đếm 3 Kim, 3 Hỏa, 1 Thủy… còn chúng bị khắc gần, trực tiếp hay xa hoặc chúng ở xa hay gần Nhật can thì không hề biết.

Sau đây là cách dùng Toán Học của tôi để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của ví dụ 50 này.

Ví dụ 50:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo sơ đồ trên thì Thân trụ năm, Bính trụ tháng và Canh trụ ngày bị khắc gần và trực tiếp nên chúng không còn khả năng nhận được sự sinh hay sinh, khắc với các can khác.
Ta thấy Thân kim có 14,85đv nhỏ hơn Hỏa là Quan Sát có 20,47đv nhưng do có Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương và Tài tinh thêm Nhật can Canh được lệnh nên Kiêu Ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân là 50%.6,77 đv = 3,39đv. Vì vậy thân có 14,85đv được thêm 3,39đv thành 18,24đv nhưng số điểm này vẫn nhỏ hơn của Quan Sát nên Thân là nhược. Điều này là quá phù hợp với thực tế huy hoàng của người này (vì Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp là hỷ dụng thần).

Ví dụ 51:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bây giờ chúng ta thử tìm xem nguyên nhân vì sao tác giả không thể xác định được đúng Thân vượng hay nhược của 2 Tứ Trụ 50 và 51.

Ở đây chúng ta chỉ cần để ý đến sự hoán vị của Ngọ trụ ngày và Thân trụ năm cho nhau trong 2 ví dụ này là đủ.

Ngọ trụ ngày của ví dụ 50 có 10đv chỉ bị giảm 1/10đv do bị Nhâm trụ năm khắc cách 2 ngôi còn 10.9/10đv = 9đv trong khi Ngọ trụ năm của ví dụ 51 cũng có 10đv nhưng bị Nhâm khắc trực tiếp nên giảm 50%đv và vào vùng tâm bị giảm tiếp 50%đv nữa còn 10.50%.50% đv = 2,5đv. Qua kết quả này chúng ta thấy chỉ vì vị trí khác nhau mà đv của riêng Ngọ ở 2 ví dụ này đã chênh nhau tới 9đv – 2,5đv = 6,5đv.

Trong khi Thân trụ năm của ví dụ 50 có 7đv và thêm 4,05đv là điểm đắc địa của Canh tại Thân thành 7đv + 4,05đv = 11,05đv. Số điểm này bị giảm 1/3 do Ngọ trụ tháng khắc gần và giảm 1/5 do Ngọ trụ ngày khắc cách 1 ngôi và vào vùng tâm giảm tiếp 50%đv còn 11,05.2/3.4/5.1/2 đv = 2,95đv (điểm đắc địa cũng bị giảm như bình thường do có 2 lực khắc).

Trong khi Thân ở ví dụ 51 ở trong vùng tâm rồi nên chỉ bị giảm 1/3đv do Ngọ trụ tháng khắc gần còn 11,05.2/3đv = 7,37đv (Ngọ trụ năm bị Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp nên không khắc được Thân trụ ngày). Qua kết quả này chúng ta thấy Thân ở 2 vị trí khác nhau đã chênh nhau tới 4,42đv.

Chúng ta thấy ở ví dụ 50 điểm vượng của Hỏa tăng còn điểm vượng của Thân kim giảm còn ở ví dụ 51 thì ngược lại điểm vượng của Ngọ giảm còn của Thân kim lại tăng. Chính vì vậy mà mặc dù ví dụ 50 có thêm Canh ở trụ giờ nhưng điểm vượng của Thân kim vẫn không thể lớn hơn điểm vượng của Quan Sát nên Thân là nhược là như vậy.

Đây chính là nguyên nhân sâu xa để giải thích vì sao tác giả không thể xác định được Tứ Trụ nào có Thân là vượng hay nhược.

Sửa bởi VULONG1: 08/02/2015 - 19:47


Thanked by 2 Members:

#457 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 05:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 08/02/2015 - 19:31, said:

"50 - Nhâm thân – bính - ngọ canh - ngọ canh thìn

Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Trụ này bính hỏa sát tinh tuy vượng, nhâm thủy có căn gốc ở thân kim, nhật chủ được canh kim tương trợ, được chi thìn thổ tương sinh. Dụng nhâm thủy chế sát, thiên can đồng thuận; địa chi đồng thuận, nhất chế nhất hóa, thật là hữu tình. Vận kim thủy thật đẹp, quan lộ hiển hách, làm quan đến chức tổng đốc.

51 - Nhâm ngọ - bính ngọ - canh thân - mậu dần

Ðinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Mệnh này với mệnh trên, đại đồng mà tiểu dị, nhật chủ tọa lộc thân kim, nhâm thủy cũng khẩn chế sát, cớ sao danh lợi đều không, mệnh này chung thân không phát được sao? Cái khác nhau là mệnh trên nhâm thủy tọa thân kim, thực thần vượng có thể chế sát, mệnh này nhâm thủy tọa ngọ tức lâm tuyệt địa, không có lực chế sát vậy; mệnh trên thiên can thấu canh có thể trợ nhật chủ lại có thể sinh nhâm thủy, mệnh này thiên can thấu mậu thổ khắc thủy, không thể sanh thực thần. Tả hữu không tình hiệp vậy".

Ở 2 ví dụ này rõ ràng tác giả đã luận theo “Cách Cục Pháp” y chang như Hoàng Đại Lục đã luận tức lấy dụng thần chính là cách cục của Tứ Trụ đó. Cho nên 2 ví dụ này tác giả đã lấy Nhâm là Thực thần làm dụng thần vì 2 ví dụ này đều thuộc cách Thực thần chế Sát.

Chính vì lấy Nhâm làm dụng thần nên ở ví dụ 50 tác giả phải Đẽo Gọt sao cho Nhâm (Thực thần) có lực đủ sức chế Sát (Bính) thì mới thành cách để phù hợp với thực tế phú quý của người này (“Nhâm thủy tọa Thân kim,…Thực thần vượng có thể chế Sát vậy”) còn ví dụ 51 tác giả phải tìm ra các lý do sao cho Nhâm không có lực chế Sát nên cách cục không được tạo thành để phù hợp với thực tế nghèo hèn của đương số (“Nhâm thủy tọa Ngọ tức lâm tuyệt địa, …không có lực để chế Sát vậy”).

Cho nên nhiều người đã khẳng định tác giả luận theo “Cách Cục Pháp” thì quả là không sai mà không biết rằng tác giả đang dùng Tuyệt Chiêu “Gọt Chân Cho Vừa Giày”.

Chỉ cần trình độ mới qua nhập môn thì bất kỳ người nào sử dụng “Binh Pháp Tử Bình số 1” của tôi là “Hỷ dụng thần thuộc về ta còn kỵ thần thuộc về người” đều có thể dễ dàng xác định được ví dụ 50 có Thân nhược vì có các vận Mậu Thân, Kỷ Dậu và Canh Tuất đều có can chi thuộc hành Thổ và Kim là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp của Tứ Trụ này nên chúng phải thuộc về ta là hỷ dụng thần thì mới huy hoàng như vậy còn ví dụ 51 rõ ràng trái ngược lại là Thân phải vượng thì Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mới là kỵ thần thuộc về người nên mới nghèo hèn như vậy.

Đáng tiếc rằng tác giả đã không có khả năng này hoặc có nhưng không thể giải thích được vì sao ví dụ 50 Thân nhược còn ví dụ 51 Thân lại vượng nên đành phải lờ đi coi như không biết.

Vậy thì nguyên nhân sau xa là gì mà tác giả đã không thể xác định được chính xác Thân vượng hay nhược của 2 ví dụ này ?

Cái đầu tiên chính là Tuyệt Chiêu của những người cho rằng mình đã đạt tới trình độ “Thâm Sâu” là chỉ biết “Gõ Mõ Tụng Kinh” đếm 3 Kim, 3 Hỏa, 1 Thủy… còn chúng bị khắc gần, trực tiếp hay xa hoặc chúng ở xa hay gần Nhật can thì không hề biết.

Sau đây là cách dùng Toán Học của tôi để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của ví dụ 50 này.

Ví dụ 50:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo sơ đồ trên thì Thân trụ năm, Bính trụ tháng và Canh trụ ngày bị khắc gần và trực tiếp nên chúng không còn khả năng nhận được sự sinh hay sinh, khắc với các can khác.
Ta thấy Thân kim có 14,85đv nhỏ hơn Hỏa là Quan Sát có 20,47đv nhưng do có Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương và Tài tinh thêm Nhật can Canh được lệnh nên Kiêu Ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân là 50%.6,77 đv = 3,39đv. Vì vậy thân có 14,85đv được thêm 3,39đv thành 18,24đv nhưng số điểm này vẫn nhỏ hơn của Quan Sát nên Thân là nhược. Điều này là quá phù hợp với thực tế huy hoàng của người này (vì Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp là hỷ dụng thần).

Ví dụ 51:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bây giờ chúng ta thử tìm xem nguyên nhân vì sao tác giả không thể xác định được đúng Thân vượng hay nhược của 2 Tứ Trụ 50 và 51.

Ở đây chúng ta chỉ cần để ý đến sự hoán vị của Ngọ trụ ngày và Thân trụ năm cho nhau trong 2 ví dụ này là đủ.

Ngọ trụ ngày của ví dụ 50 có 10đv chỉ bị giảm 1/10đv do bị Nhâm trụ năm khắc cách 2 ngôi còn 10.9/10đv = 9đv trong khi Ngọ trụ năm của ví dụ 51 cũng có 10đv nhưng bị Nhâm khắc trực tiếp nên giảm 50%đv và vào vùng tâm bị giảm tiếp 50%đv nữa còn 10.50%.50% đv = 2,5đv. Qua kết quả này chúng ta thấy chỉ vì vị trí khác nhau mà đv của riêng Ngọ ở 2 ví dụ này đã chênh nhau tới 9đv – 2,5đv = 6,5đv.

Trong khi Thân trụ năm của ví dụ 50 có 7đv và thêm 4,05đv là điểm đắc địa của Canh tại Thân thành 7đv + 4,05đv = 11,05đv. Số điểm này bị giảm 1/3 do Ngọ trụ tháng khắc gần và giảm 1/5 do Ngọ trụ ngày khắc cách 1 ngôi và vào vùng tâm giảm tiếp 50%đv còn 11,05.2/3.4/5.1/2 đv = 2,95đv (điểm đắc địa cũng bị giảm như bình thường do có 2 lực khắc).

Trong khi Thân ở ví dụ 51 ở trong vùng tâm rồi nên chỉ bị giảm 1/3đv do Ngọ trụ tháng khắc gần còn 11,05.2/3đv = 7,37đv (Ngọ trụ năm bị Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp nên không khắc được Thân trụ ngày). Qua kết quả này chúng ta thấy Thân ở 2 vị trí khác nhau đã chênh nhau tới 4,42đv.

Xin lỗi đoạn này tôi đã nhầm vì điểm đắc địa của Nhật can tại Thân trụ ngày chỉ bị khắc bởi 1 lực của Ngọ trụ tháng nên không bị giảm mà chỉ có điểm vượng của chi Thân bị giảm 1/3 còn 7.2/3 đv = 4,67đv, tổng cộng đv của Thân trụ ngày còn lại là 4,67đv + 4,05đv = 8,72đv. Vì vậy điểm chênh nhau của chi Thân ở 2 vị trí trụ năm và trụ ngày này phải là 8,72đv - 2,95đv = 5,77đv.

Chúng ta thấy ở ví dụ 50 điểm vượng của Hỏa tăng còn điểm vượng của Thân kim giảm còn ở ví dụ 51 thì ngược lại điểm vượng của Ngọ giảm còn của Thân kim lại tăng. Chính vì vậy mà mặc dù ví dụ 50 có thêm Canh ở trụ giờ nhưng điểm vượng của Thân kim vẫn không thể lớn hơn điểm vượng của Quan Sát nên Thân là nhược là như vậy.

Đây chính là nguyên nhân sâu xa để giải thích vì sao tác giả không thể xác định được Tứ Trụ nào có Thân là vượng hay nhược.

Sửa bởi VULONG1: 09/02/2015 - 05:19


#458 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 08:30

Chỗ này rất sôi nổi đầy nhiệt huyết .

D D Tử Vi cũng thế .

Có thể nào các bạn trong đây chọn giờ sinh cho lá số của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (30 tháng 5, 1952 - chết tháng 8, 1992, tức thọ 41 t).

Giờ Dần khả tín hơn: Nhâm Thìn Ất TỊ Bính Tí Canh Dần
Giờ Mão đang được đề nghị: Nhâm Thìn Ất TỊ Bính Tí Tân Mão

Tiêu chuẩn dùng để chọn: có tài làm thơ từ nhỏ, năm 18 t DL (1970) nổi tiếng, năm 20t (1972) càng chói sáng thực sự khi thơ anh được Phạm Duy phổ nhạc . Rất bất hạnh đường vợ con . Tính nết kiêu ngạo, điên khùng (biệt hiệu Hải khùng) vì mình là thiên tài cũng là thiên tai cho chính mình . Sang Mỹ không thích nghi lối sống, thiếu thốn, nợ nần, trầm cảm, tự sát trước chùa .

HC

Sửa bởi Hoa Cái: 09/02/2015 - 21:13


#459 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17607 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 12:28

Nguyễn Tất Nhiên

Nhâm Thìn - Ất Tị - Bính Tý - Canh Dần

3 Bính Ngọ/ 13 Đinh Mùi/ 23 Mậu Thân/ 33 Kỷ Dậu

Hai giờ sinh Dần Mão thì trước hết xem coi khả năng làm thơ có thể hiện gì ở giờ sinh không. Ngày Bính mà sinh giờ Dần là Học Đường, Kiêu Ấn, Dịch Mã đồng chi sinh thân (Bính), sinh thân tức là hữu dụng, chi Dần cũng là Văn Xương Quý nhân của người tuổi Nhâm, bấy nhiêu đó là có thể thấy đương số có tài làm thơ hay. Can Canh trụ giờ tọa Dần thì Canh tuyệt mà Bính vượng, cho nên theo kiểu xem truyền thống ưu tiên xem Tài Quan, Tài tuyệt cần được sinh vượng hoặc thông nguyệt khí là khả dĩ lập thân trong xã hội. Vậy mà thông nguyệt khí thật, vì sinh tháng Tị trường sinh của Canh kim. Nào ngờ Tý Thìn bán hợp thủy cục địa chi, trụ năm thấu Sát Nhâm thủy công thân mãnh liệt, hỷ thấu Ất Ấn tinh hóa Sát sinh thân thì còn có thể phong vân đắc lộ ngông nghênh với đời, ai dè Canh kim hợp trói luôn Ất, chỉ cần tuế vận dẫn động hóa kim là toàn cục kim thủy đắc thế, hỏa diệt thân vong.
Cung Thê tọa Chính Quan vợ giỏi nhưng cũng lại là mối sầu vì Tý Thìn bán hợp kị thần, đem lại nhiều đau khổ cho đương số.
Bát tự này là kị thần chuyển chuyển công, hỷ thần vô trợ, bảo mệnh cho toàn còn khó nói gì công danh xã hội; nhờ Dịch Mã - Học Đường - Văn Tinh Quý Nhân mà tài thơ vang xa. Vận 13-22 Đinh Mùi, Đinh hợp Nhâm Sát, Mùi Tị củng Ngọ Nhận, Bính hỏa được nương tựa, cho nên vang danh làng thơ.
33-42 thuộc đại vận Kỷ Dậu, Tị Dậu bán hợp dẫn động Ất Canh nguyên bàn hóa hợp thành công, 41 tuổi năm Nhâm Thân 1992 cũng là năm kim thủy trợ vượng Thất Sát, Bính hỏa tuyệt, nhất mệnh ô hô ...

Còn như sinh giờ Tân Mão thì Bính khiếp Tân mà có ý hợp, Ất Bính được Mão trợ, thân có có nương tựa, có điều bát tự này không có văn tài , không điên vì không có đối kháng Tài Sát, mà có vẻ được "ăn sẵn", hưởng thụ, như quẻ "Thủy Thiên Nhu". Mão Tý tương hình Thê cung và Tử tức cung, cũng là một người gia đình hao tán.

Sửa bởi Geek: 09/02/2015 - 12:49


#460 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 10/02/2015 - 11:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Geek, on 09/02/2015 - 12:28, said:

Nguyễn Tất Nhiên

Nhâm Thìn - Ất Tị - Bính Tý - Canh Dần

3 Bính Ngọ/ 13 Đinh Mùi/ 23 Mậu Thân/ 33 Kỷ Dậu

Hai giờ sinh Dần Mão thì trước hết xem coi khả năng làm thơ có thể hiện gì ở giờ sinh không. Ngày Bính mà sinh giờ Dần là Học Đường, Kiêu Ấn, Dịch Mã đồng chi sinh thân (Bính), sinh thân tức là hữu dụng, chi Dần cũng là Văn Xương Quý nhân của người tuổi Nhâm, bấy nhiêu đó là có thể thấy đương số có tài làm thơ hay. Can Canh trụ giờ tọa Dần thì Canh tuyệt mà Bính vượng, cho nên theo kiểu xem truyền thống ưu tiên xem Tài Quan, Tài tuyệt cần được sinh vượng hoặc thông nguyệt khí là khả dĩ lập thân trong xã hội. Vậy mà thông nguyệt khí thật, vì sinh tháng Tị trường sinh của Canh kim. Nào ngờ Tý Thìn bán hợp thủy cục địa chi, trụ năm thấu Sát Nhâm thủy công thân mãnh liệt, hỷ thấu Ất Ấn tinh hóa Sát sinh thân thì còn có thể phong vân đắc lộ ngông nghênh với đời, ai dè Canh kim hợp trói luôn Ất, chỉ cần tuế vận dẫn động hóa kim là toàn cục kim thủy đắc thế, hỏa diệt thân vong.
Cung Thê tọa Chính Quan vợ giỏi nhưng cũng lại là mối sầu vì Tý Thìn bán hợp kị thần, đem lại nhiều đau khổ cho đương số.
Bát tự này là kị thần chuyển chuyển công, hỷ thần vô trợ, bảo mệnh cho toàn còn khó nói gì công danh xã hội; nhờ Dịch Mã - Học Đường - Văn Tinh Quý Nhân mà tài thơ vang xa. Vận 13-22 Đinh Mùi, Đinh hợp Nhâm Sát, Mùi Tị củng Ngọ Nhận, Bính hỏa được nương tựa, cho nên vang danh làng thơ.
33-42 thuộc đại vận Kỷ Dậu, Tị Dậu bán hợp dẫn động Ất Canh nguyên bàn hóa hợp thành công, 41 tuổi năm Nhâm Thân 1992 cũng là năm kim thủy trợ vượng Thất Sát, Bính hỏa tuyệt, nhất mệnh ô hô ...

Còn như sinh giờ Tân Mão thì Bính khiếp Tân mà có ý hợp, Ất Bính được Mão trợ, thân có có nương tựa, có điều bát tự này không có văn tài , không điên vì không có đối kháng Tài Sát, mà có vẻ được "ăn sẵn", hưởng thụ, như quẻ "Thủy Thiên Nhu". Mão Tý tương hình Thê cung và Tử tức cung, cũng là một người gia đình hao tán.
nhâm thìn, ất tị, bính tý, canh dần

nhâm thìn, ất tị, bính tý, tân mão

nếu sinh giờ mão, tình nhật chủ hướng tài không hướng ấn. Như sinh giờ dần, thì thượng thiên tài, nhật chủ hướng ấn nên mới văn thơ lai láng. Lại tý dần củng sửu thương quan, chủ tài nghệ.

Thanked by 3 Members:

#461 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 10/02/2015 - 14:59

Ông Geek luận quá hay, ông BoiGiaiSau ngắn gọn và đủ. Tôi không dám lạm bàn thêm chỉ ghi lại cảm xúc tâm trạng mình khị nhìn vào lá số giờ Dần của nhà thơ, rằng :
...Ngày thần tiên em bước lên ngôi
đã nghe son vàng tả tơi
...
Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài
......
(Tình khúc thứ nhất. Nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn).

Thanked by 4 Members:

#462 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 10/02/2015 - 15:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(không hiểu sao đăng hình không lên)

TK đề nghị giờ Thìn.

(1) Tính tình kiêu ngạo, bất hạnh đường vợ con: Nhâm - Tý - Thìn Sát tuyệt xứ phùng sinh. Thân đắc nguyệt khí, lưỡng Sát bao cục áp chế thái quá là người có Tài, bị áp chế quá đáng nên tính tình kiêu ngạo, kì dị. Sát kỵ nhập cục hoành hoành tại nhật trụ, thời trụ, niên trụ, nên bất hạnh cả đường hôn nhân, tử tức, lẫn phúc đức.

(2) Tài văn chương từ nhỏ: Ấn thấu lộ có khả năng hoá Sát 1 ít. Vận Bính Ngọ, thân hoả đắc cục khống Sát. Hoả lễ nhạc, Ngọ là văn xương. Thông tin thêm: Thìn niên trụ vừa giúp chế Sát vừa thu tàng dưỡng Sát. Vận này hưởng phúc tổ tiên khá lớn.

(3) Nổi tiếng vào năm 1970 và nổi tiếng hơn năm 1972: Vận Đinh Mùi, Tỵ - Mùi củng Đinh, Kiếp hỷ trói Sát. Mùi là Ấn kho, táo thổ trợ Bính, Mùi cũng là nhi giúp chế Sát. Toàn cục: Nhi năng cứu mẫu.

Niên Canh Tuất (1970): Khúc nhập hoả kho, Nhi chế Sát. Phát.

Niên Nhâm Tý (1972): Sát cục nhập niên trụ, lưỡng Sát cục bao cục. Tuy nhiên mệnh cục không phạm vượng thần. Ba Nhâm phá Đinh. Năm này nếu phát thì phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: (a) anh em bị nạn, (b ) ở xa/đi xa.

(4) Cuối đời thiếu thốn, nợ nần, trầm cảm: Vận Dậu, niên trụ Thìn phản phúc theo Dậu. Nhi - Tài - Sát đồng đảng. Dậu là Tài thần nên bần cùng.

(5) Hết số vận Kỷ Dậu, niên Nhâm Thân: Sinh cơ toàn cục tại Tỵ, hỷ thần (có điều kiện) tại Thìn. Vận Dậu, Thìn phản phúc. Niên Nhâm Thân, Nhâm - Thân - Tỵ, Tỵ phản phúc. Sinh cơ mệnh cục tận tán. Mệnh Hổ, Phúc Hổ cùng gặp tại Mệnh. Hết số.

Vận 1972 Nhâm Tý giải thích khiên cưỡng, nếu có đầy đủ thông tin để kiểm chứng 2 điều kiện thì tốt quá.

Sửa bởi ThienKhanh: 10/02/2015 - 15:46


Thanked by 5 Members:

#463 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 10:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 10/02/2015 - 14:59, said:

Ông Geek luận quá hay, ông BoiGiaiSau ngắn gọn và đủ. Tôi không dám lạm bàn thêm chỉ ghi lại cảm xúc tâm trạng mình khị nhìn vào lá số giờ Dần của nhà thơ, rằng :
...Ngày thần tiên em bước lên ngôi
đã nghe son vàng tả tơi
...
Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài
......
(Tình khúc thứ nhất. Nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn).

Hay !

Sửa bởi Hoa Cái: 11/02/2015 - 10:36


#464 Cự Cơ

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3146 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 11:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dù giờ dần hay mão thì cũng gặp Sát lộ không được chế ngự cho lên bản tính kiêu ngạo, điên khùng

#465 Cự Cơ

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3146 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 11:26

"Niên thương nhật quan, danh vi chủ bản bất hòa"


Cột năm có thất sát khắc nhật can là số không được hưởng phước của tổ tiên hoặc phải làm con nuôi họ khác. Nếu trong ngày, tháng, giờ gặp quý lộc mã tài là chết sớm.

Có thể thấy giờ Dần là chính xác.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

38 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 38 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An