ĐỀ NGHỊ .
minhminh
04/07/2012
KÍNH GỬI QUÍ HỘI VIÊN ,
ngữ từ đếch là do đọc trại hay biến ngữ của chữ đéo mà ra .Từ này không có trong văn chương , văn hoá , của VN , lại càng không có trong ngôn ngữ của người co ăn học tử tế . Hay hiểu ngược lại chữ đéo chữ đếch chỉ có trong ngôn ngữ của giới hạ lưu giang hồ vô giáo dục
Bởi thế MM tôi đề nghị các hội viên không nên xử dụng những ngữ từ có tính cách thiếu lịch sự tối thiểu trong tuvilyso.org.
trân trọng
MinhMinh
ngữ từ đếch là do đọc trại hay biến ngữ của chữ đéo mà ra .Từ này không có trong văn chương , văn hoá , của VN , lại càng không có trong ngôn ngữ của người co ăn học tử tế . Hay hiểu ngược lại chữ đéo chữ đếch chỉ có trong ngôn ngữ của giới hạ lưu giang hồ vô giáo dục
Bởi thế MM tôi đề nghị các hội viên không nên xử dụng những ngữ từ có tính cách thiếu lịch sự tối thiểu trong tuvilyso.org.
trân trọng
MinhMinh
KingGoldLight
04/07/2012
minhminh, on 04/07/2012 - 14:58, said:
Bởi thế MM tôi đề nghị các hội viên không nên xử dụng những ngữ từ có tính cách thiếu lịch sự tối thiểu trong tuvilyso.org.
trân trọng
MinhMinh
trân trọng
MinhMinh
Sửa bởi KingGoldLight: 04/07/2012 - 22:22
minhminh
04/07/2012
đáng lẽ MM tôi không trả lời ,những gì không liên quan tới mục đích của topic
nhưng thiết nghĩ cũng nên trả lơi vì có nhiều người học sai mà cứ tưởng mình đúng rồi hay hạch sách người khác
THẾ HỆ CHÚNG TÔI ĐƯỢC HỌC VÀ HIỂU RẰNG
-- CHỮ SỬ CHỈ DÙNG CHO NHỮNG GÌ THUỘC VỀ QUÁ KHỨ , NHƯ SỬ HỌC , LỊCH SỬ ..
-- CHỮ XỬ THUỘC VỀ HÀNH ĐỘNG NHƯ TRONG TRƯỜNG HỢP XỬ ÁN , XỬ TỬ , XỬ DỤNG ..
còn sau này những ai thích dùng khác đi là quyền của họ , việc đúng sai nên để cho viện ngữ học , không phải là việc của tuvilyso.org
nhưng thiết nghĩ cũng nên trả lơi vì có nhiều người học sai mà cứ tưởng mình đúng rồi hay hạch sách người khác
THẾ HỆ CHÚNG TÔI ĐƯỢC HỌC VÀ HIỂU RẰNG
-- CHỮ SỬ CHỈ DÙNG CHO NHỮNG GÌ THUỘC VỀ QUÁ KHỨ , NHƯ SỬ HỌC , LỊCH SỬ ..
-- CHỮ XỬ THUỘC VỀ HÀNH ĐỘNG NHƯ TRONG TRƯỜNG HỢP XỬ ÁN , XỬ TỬ , XỬ DỤNG ..
còn sau này những ai thích dùng khác đi là quyền của họ , việc đúng sai nên để cho viện ngữ học , không phải là việc của tuvilyso.org
unkn0wn
05/07/2012
Đưa chữ đó vào bộ lọc là xong. Còn muốn rõ "xử dụng" hay "sử dụng" đúng, cứ tách ra tìm hiểu nghĩa từng từ một thì rõ.
Vô Danh Thiên Địa
05/07/2012
Theo Việt Nam Tân Tự Điển của Thanh Nghị do Khai Trí xuất bản thì Sử còn có nghĩa là dùng , sai khiến.
Theo Thiều Chửu thì Xử có nghĩa là "Phân biệt được sự lý cho được phải chăng. Như xử trí"
Nếu dùng nguồn gốc từ chữ Hán Việt để phân biệt ý nghĩa thì xử dụng là dùng, xài có tính cách trù liệu vật/việc cho thích hợp vào một sự việc hay công việc.
còn sử dụng là dùng, sai khiến ai làm việc gì. Có lẻ âm thanh hai chữ xử và sử na ná nhau nên dùng lẩn lộn ý nghĩa nhau. Tiếc là Việt Nam không có viện hàn lâm ngôn ngữ để chúng ta tham khảo.
Sửa bởi vodanhthiendia: 05/07/2012 - 05:58
Theo Thiều Chửu thì Xử có nghĩa là "Phân biệt được sự lý cho được phải chăng. Như xử trí"
Nếu dùng nguồn gốc từ chữ Hán Việt để phân biệt ý nghĩa thì xử dụng là dùng, xài có tính cách trù liệu vật/việc cho thích hợp vào một sự việc hay công việc.
còn sử dụng là dùng, sai khiến ai làm việc gì. Có lẻ âm thanh hai chữ xử và sử na ná nhau nên dùng lẩn lộn ý nghĩa nhau. Tiếc là Việt Nam không có viện hàn lâm ngôn ngữ để chúng ta tham khảo.
Sửa bởi vodanhthiendia: 05/07/2012 - 05:58
PMK
05/07/2012
Tôi tra từ điển Thiều Chửu thì được kết quả sau:
Từ "sử" 使 có nhiều nghĩa.
"Khiến, sai khiến người ta" chỉ là một trong các nghĩa của từ "sử".
Trong từ "sử dụng"使用 thì "sử" có nghĩa là "dùng tới", dụng nghĩa là "công dùng".
Sửa bởi PMK: 05/07/2012 - 09:30
Từ "sử" 使 có nhiều nghĩa.
"Khiến, sai khiến người ta" chỉ là một trong các nghĩa của từ "sử".
Trong từ "sử dụng"使用 thì "sử" có nghĩa là "dùng tới", dụng nghĩa là "công dùng".
Sửa bởi PMK: 05/07/2012 - 09:30
vitran
05/07/2012
Vitran nghĩ rằng việc phân định "xử dụng" đúng hay không không nên căn cứ vào phiên âm chữ Hán, mà nên xét theo quy chuẩn giáo dục của một thời đại. Trước kia, thế hệ trước được dạy là dùng "xử dụng", lớp trẻ sau này được dạy dùng "sử dụng", nên người trẻ sẽ thấy "xử dụng" là từ lạ lẫm. Bản thân vitran trước kia, khi đánh một số bài cho tạp chí KHHB cũng gặp từ "xử dụng" nên cũng băn khoăn không biết có phải là người xếp chữ lấy nhầm chữ không, nhưng khi tìm hiểu một chút thì biết rằng đó là cách dùng của người thời đó, nên khi typing vẫn để nguyên như vậy.
Muốn biết hiện nay từ "xử dụng" còn được dùng không, cứ search google là ra.
Còn nói về chữ "sử" khi có ý nghĩa sai khiến, thì lấy thêm một ví dụ nho nhỏ sau trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:
"日 暮 鄉 關 何 處 是,
煙 波 江 上 使 人 愁。"
vẫn có rất nhiều bản được phiên âm là:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng xử nhân sầu".
...và chưa gặp trường hợp nào thấy có một nhà thơ khác cãi là chỗ này chữ "xử" bị sai rồi cả.
Muốn biết hiện nay từ "xử dụng" còn được dùng không, cứ search google là ra.
Còn nói về chữ "sử" khi có ý nghĩa sai khiến, thì lấy thêm một ví dụ nho nhỏ sau trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:
"日 暮 鄉 關 何 處 是,
煙 波 江 上 使 人 愁。"
vẫn có rất nhiều bản được phiên âm là:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng xử nhân sầu".
...và chưa gặp trường hợp nào thấy có một nhà thơ khác cãi là chỗ này chữ "xử" bị sai rồi cả.
huygen
05/07/2012
Nhân dịp Bác MinhMinh đã khởi xướng vấn đề này.
Trước đây, huygen cùng anh Vân Từ đã nhiều lần muốn nhắc nhở với Quý Hội Viên.
Tôn chỉ của diễn đàn là học thuật, do vậy chúng tôi đề nghị tất cả hãy lưu ý:
- Viết đúng chính tả Tiếng Việt.
- Không lạm dụng quá nhiều từ viết tắt (gây khó hiểu, hiểu lầm cho người đọc).
- Không nên dùng từ ngữ "tin nhắn" (chat) hay nhiều nơi còn gọi là "ngôn ngữ tuổi teen", "ngôn ngữ thời @"
Và hy vọng tất cả hội viên ủng hộ tốt việc này. Cũng như ông bà ta đã dạy: "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" thì diễn đàn có chức năng: "Xem thử trước" khi "Đăng bài"/ "Gửi Trả Lời". Nếu tất cả đều thực hiện như vậy thì chắc chắn bài viết của chúng ta sẽ không sai sót gì.
huygen.
Trước đây, huygen cùng anh Vân Từ đã nhiều lần muốn nhắc nhở với Quý Hội Viên.
Tôn chỉ của diễn đàn là học thuật, do vậy chúng tôi đề nghị tất cả hãy lưu ý:
- Viết đúng chính tả Tiếng Việt.
- Không lạm dụng quá nhiều từ viết tắt (gây khó hiểu, hiểu lầm cho người đọc).
- Không nên dùng từ ngữ "tin nhắn" (chat) hay nhiều nơi còn gọi là "ngôn ngữ tuổi teen", "ngôn ngữ thời @"
Và hy vọng tất cả hội viên ủng hộ tốt việc này. Cũng như ông bà ta đã dạy: "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" thì diễn đàn có chức năng: "Xem thử trước" khi "Đăng bài"/ "Gửi Trả Lời". Nếu tất cả đều thực hiện như vậy thì chắc chắn bài viết của chúng ta sẽ không sai sót gì.
huygen.
Vô Danh Thiên Địa
07/07/2012
vitran, on 05/07/2012 - 10:10, said:
Vitran nghĩ rằng việc phân định "xử dụng" đúng hay không không nên căn cứ vào phiên âm chữ Hán, mà nên xét theo quy chuẩn giáo dục của một thời đại. Trước kia, thế hệ trước được dạy là dùng "xử dụng", lớp trẻ sau này được dạy dùng "sử dụng", nên người trẻ sẽ thấy "xử dụng" là từ lạ lẫm. Bản thân vitran trước kia, khi đánh một số bài cho tạp chí KHHB cũng gặp từ "xử dụng" nên cũng băn khoăn không biết có phải là người xếp chữ lấy nhầm chữ không, nhưng khi tìm hiểu một chút thì biết rằng đó là cách dùng của người thời đó, nên khi typing vẫn để nguyên như vậy.
Muốn biết hiện nay từ "xử dụng" còn được dùng không, cứ search google là ra.
Còn nói về chữ "sử" khi có ý nghĩa sai khiến, thì lấy thêm một ví dụ nho nhỏ sau trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:
"日 暮 鄉 關 何 處 是,
煙 波 江 上 使 人 愁。"
vẫn có rất nhiều bản được phiên âm là:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng xử nhân sầu".
...và chưa gặp trường hợp nào thấy có một nhà thơ khác cãi là chỗ này chữ "xử" bị sai rồi cả.
Muốn biết hiện nay từ "xử dụng" còn được dùng không, cứ search google là ra.
Còn nói về chữ "sử" khi có ý nghĩa sai khiến, thì lấy thêm một ví dụ nho nhỏ sau trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:
"日 暮 鄉 關 何 處 是,
煙 波 江 上 使 人 愁。"
vẫn có rất nhiều bản được phiên âm là:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng xử nhân sầu".
...và chưa gặp trường hợp nào thấy có một nhà thơ khác cãi là chỗ này chữ "xử" bị sai rồi cả.
Người xưa họ học tiếng Hán, sử dụng nó hàng ngày như ngôn ngữ chính và họ đọc thẳng chữ Hán nên việc phiên âm chữ 使 viết là xử thay vì sử đối với họ là lổi lầm quá nhỏ nên họ chẳng quan tâm chăng ? Ngày nay chữ Hán đối với người Việt Nam là ngoại ngữ không mấy ai rành, gặp chữ phiên âm Hán Việt không hiểu thì phải tra khảo tự điển và việc sai lầm này trở nên là một vấn đề cho thế hệ ngày nay trong đó có tôi bởi khi tra tự điển chữ xử thì chẳng hiểu nổi câu thơ trên diển tả điều gì.
Ngôn ngữ là phương tiện dùng để diển đạt tư tưởng, nếu ngôn ngữ không thống nhất và chính xác, mỗi thời có một quy chế khác mà chẳng hiểu quy chế này từ đâu ra và không thống nhất thì chỉ làm khổ cho các thế hệ sau này và nó có thể gây ra sự thoái hóa văn hóa của một dân tộc và điều đó đang xảy ra .
Sửa bởi vodanhthiendia: 07/07/2012 - 11:36
Vô Danh Thiên Địa
07/07/2012
PMK, on 05/07/2012 - 09:26, said:
Tôi tra từ điển Thiều Chửu thì được kết quả sau:
Từ "sử" 使 có nhiều nghĩa.
"Khiến, sai khiến người ta" chỉ là một trong các nghĩa của từ "sử".
Trong từ "sử dụng"使用 thì "sử" có nghĩa là "dùng tới", dụng nghĩa là "công dùng".
Từ "sử" 使 có nhiều nghĩa.
"Khiến, sai khiến người ta" chỉ là một trong các nghĩa của từ "sử".
Trong từ "sử dụng"使用 thì "sử" có nghĩa là "dùng tới", dụng nghĩa là "công dùng".
Cám ơn bạn, tôi tra Thiều Chửu trên web không thấy cách dùng chữ sử và dụng
nhưng vào trang nhà thì họ có một lô chữ sử trong đó có cặp chữ "sử dụng":
使用 shǐ yòng to use / to employ / to apply / to make use of
Như vậy chữ sử dụng nên dùng chữ s thay vì x cho thống nhất ý nghĩa và cuốn Việt Nam Tân Tự Điển của Thanh Nghị do Khai Trí xuất bản dùng chữ đúng.
Sửa bởi vodanhthiendia: 07/07/2012 - 11:44