Jump to content







Advertisements




NGƯỜI TA VẼ TRANH PHẬT GIÁO NHỜ ĐÂU?


7 replies to this topic

#1

chinguyen



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 173 Bài viết:
  • 103 thanks

 

Gửi vào 03/05/2021 - 20:16

Chào mọi người,

Em thắc mắc khá lâu rồi nay lại có duyên ngẫm lại nên muốn hỏi, hi vọng ai đó hữu duyên biết.
Các bức tranh, bức tượng trong Phật giáo người ta vẽ nên nhờ đâu vậy ạ? có nhiều vị Phật từ rất rất lâu lâu đời rồi. Làm có nhiều khi em tưởng, ngta vẽ đôi khi nhờ trí sáng tạo.
Em hỏi câu này vì cách đây 8 năm em từng mơ một giấc mơ thấy Phật về ( trong vòng 2 tuần đó em ko hề tưởng nhớ đến Phật, chìm đắm trong các vấn đề cá nhân khác nên có thể loại trừ luôn khả năng ngày nghĩ đêm mơ)
Hồi ấy vào đêm sinh nhật, em mơ thấy Phật về, đầu tiên là em thấy một bức tượng Phật ngồi trong tư thế kiết già trên đài sen, và bức tượng toạ trên ngọn cây cau nhà bác em, cao nhất ở đấy, vì đó là cau cao, cao hơn cả nóc nhà! Sau đó em thấy Phật hiện ra từ bức tượng, và một đám mây bay đến, hoá thân thành con sư tử và Phật cưỡi lên nó. Đúng cái tư thế Phật cưỡi Sư tử như nhiều bức tranh Phật giáo vẽ. Phật ngồi nghiêng về một bên.
Sáng hôm sau dậy, em chạy ra ngay vị trí em đứng trong mơ, vì lúc dậy em nghĩ, nhà bác em đâu có cây cau nào đâu nhỉ ( vì em ít khi để ý), hoá ra đúng là đứng vị trí em đứng, là thấy cây cau đấy, y như trong mơ. Trong mơ em đã rất vui mừng hét lên Phật về cho mn nghe thấy mà trong mơ chỉ coa mỗi em, em vừa hét vừa chạy theo Phật.
Nhưng có một điểm là Phật mặc áo màu tím, đó là điều em thâý khó hiểu, vì ngày ấy em chỉ biết đến Phật Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Quán Âm, và em ko thấy người ta vẽ màu tím. Nên em vẫn bỏ ngỏ.
Và bẵng đi một thời gian, đến năm nay, khi em có đợt bị đau người, em đã niệm Phật Dược Sư. Sau đó nghe thấy lòng rất thanh thản, ngoài ra em cũng có cơ duyên được chữa đỡ đau hẳn. Sau đó em nghe khá nhiều, bởi em cũng biết tụng chú dược sư rất tốt, nhà em từng một lần cụ về lên mồm cũng nói, tháng 7 âm trì chú Dược Sư để cứu người dưới âm nên em biết chú Dược Sư tốt cho cả trẩn lẫn âm.
Tự dưng sau đó em có tìm hiểu thêm về người, và sau đó biết được Phật Dược Sư có rất nhiều tranh ảnh liên quan màu tím, và em đã nghe lại lời Phật thuyết, thế giới Lưu Ly của đức Phật Dược Sư cũng nằm ở phía Đông. Trong giấc mơ đó em cũng thấy Phật từ Phía Đông. Nên em phỏng đoán vị Phật em mơ ngày ấy chính là Phật Dược Sư dù ngày đó em không hề biết đến vị Phật này.
Em thắc mắc không hiểu phải chăng khi người ta vẽ Phật, cũng được Phật ứng thân hiện về để vẽ?
Ngày ấy đi chùa em luôn hạnh nguyện được giúp đời, giúp người, thường mơ một ngày được về bên Phật Quán Âm để cùng người được đi giúp đời nên hồi đấy em luôn tưởng rằng đó là Phật Quán Âm.

Sửa bởi chinguyen: 03/05/2021 - 20:20


Thanked by 4 Members:

#2

Expander



 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5880 thanks

 

Gửi vào 03/05/2021 - 20:41

Khi họa hình hoặc tạc tượng, đúc tượng Phật, thường dựa vào các dấu hiệu mô tả trong kinh kệ (Kinh Đại Bát Nhã, Trường Bộ kinh, Đại Trí Độ Luận, Niết Bàn Kinh, Trung A Hàm Tam Thập Nhị Tướng kinh). Ví dụ như Phật Thích Ca, có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Những dấu hiệu này tương truyền, là kết quả của tâm từ bi vô lượng.

Chi tiết 32 tướng tốt:
  • Lòng bàn chân bằng phẳng
  • Bàn chân có bánh xe ngàn cánh
  • Ngón tay thon dài
  • Gót chân rộng
  • Ngón tay ngón chân cong lại
  • Tay chân mềm mại
  • Sống chân cong lên
  • Thân người như con sơn dương
  • Tay dài quá gối
  • Nam căn ẩn kín
  • Thân thể mạnh mẽ
  • Thân toả màu vàng ròng, lông tóc xanh biếc
  • Lông tóc hình xoáy
  • Thân thể vàng rực
  • Thân phát ánh sáng
  • Da mềm
  • Tay vai và đầu tròn
  • Hai nách đầy đặn
  • Thân người như sư tử
  • Thân thẳng
  • Vai mạnh mẽ
  • Có bốn mươi răng
  • Răng đều đặn
  • Răng trắng
  • Hàm như sư tử
  • Nước miếng có chất thơm ngon
  • Lưỡi rộng
  • Giọng nói như Phạm thiên
  • Mắt xanh trong
  • Lông mi như bị rừng
  • Lông xoáy giữa hai chân mày (bạch hào)
  • Chóp nổi cao trên đỉnh đầu
Chi tiết 80 vẻ đẹp:

1. Tướng quý nhất của Đức Phật là chữ Vạn ở ngực.

2. Thân mình tỏa hào quang dài 1 trượng.

3. Khi đi có hào quang chiếu trên thân.

4. Dáng điệu, dung mạo, cử chỉ như sư tử.

5. Đi đứng đằm thắm, oai nghiêm như voi chúa.

6. Tướng đi như ngỗng chúa.

7. Dung mạo ngay chính không lệch lạc.

8. Hình thể tốt đẹp đủ đều.

9. Khi trở mình, xoay người như voi chúa.

10. Thân không vật gì làm lu mờ hoặc lem luốc được.

11. Mọi thành phần cơ thể đều đầy đủ và hoàn thiện.

12. Thân trì trọng, không khuynh động.

13. Thân mình cao lớn, rắn chắc.

14. Coi chúng sinh bình đẳng như nhau.

15. Tuần tự ứng với nhân duyên mà thuyết pháp.

16. Thuyết pháp chẳng chấp trước.

17. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp.

18. Âm thanh tùy theo chúng sinh chẳng tăng chẳng giảm.

19. Pháp âm ứng với thanh của chúng sinh.

20. Tiếng nói vang trầm.

21. Thân trong sạch, mềm mại, không cong vẹo.

22. Thân bóng bẩy mượt mà, không uốn éo.

23. Trụ xứ yên không động.

24. Oai chấn hết thảy.

25. Mọi chúng sinh thấy đều vui mừng.

26. Chẳng khinh chúng sinh.

27. Chúng sinh có ác tâm khi thấy Ngài cũng đều hòa nhã, vui vẻ.

28. Chúng sinh ngắm thân tướng Phật mà chẳng thể ngắm hết.

29. Chúng sinh ngắm mãi không chán.

30. Nói năng hòa nhã vui vẻ với chúng sinh đúng theo ý thích họ.

31. Khi đi chân cách mặt đất 4 tấc và hiện ấn văn.

32. Khối xương chắc như móc khóa.

33. Lỗ chân lông tỏa ra mùi thơm.

34. Miệng tỏa ra mùi thơm tuyệt vời.

35. Lông mềm mại, sạch sẽ.

36. Lông xoắn theo chiều bên phải.

37. Lông màu hồng.

38. Mạch máu sâu ẩn kín.

39. Không thấy đỉnh tướng. Chỏm đỉnh đầu Phật ngẩng nhìn càng nhìn càng cao, nên không thấy đỉnh.

40. Đầu rất nở nang.

41. Tóc xoăn đẹp, có hình những chữ Thánh như chữ Vạn, chữ Kiết / Cát, chữ Đức.

42. Tóc màu ngọc xanh đen.

43. Tóc có hàng ngũ vén khéo, rất đều, không rối.

44. Tóc có mùi thơm, sợi không cứng.

45. Mặt và trán đối với nhau rất cân phân.

46. Mắt rộng dài, như cánh hoa sen xanh

47. Mắt sáng, trong, vui.

48. Lông mày như trăng non.

49. Lông mày màu đen.

50. Cặp lông mày đều nhau, cân phân đều đặn.

51. Cặp lông mày châu vào nhau.

52. Mặt mũi thanh tịnh đầy đặn như vầng trăng tròn.

53. Mũi cao, lỗ mũi không lộ.

54. Dái tai rủ xuống.

55. Hai gò má đầy đặn.

56. Môi đỏ như quả tần bà.

57. Mấy răng cửa thì bầu tròn.

58. Mấy cái răng cửa trắng và sắc nhọn đằng đầu.

59. Mấy cái răng cửa đều với nhau hết.

60. Lưỡi màu đỏ hồng.

61. Lưỡi mềm.

62. Bụng thon.

63. Bụng chẳng lộ.

64. Bụng hình cây cung.

65. Rốn đều.

66. Rốn sâu tròn đẹp.

67. Tay chân trắng đỏ như màu hoa sen.

68. Tay chân tròn trịa.

69. Tay chân sáng bóng.

70. Tay chân mịn màng.

71. Tay chân rất cân phân với nhau.

72. Tay chân mềm mại, sạch sẽ.

73. Cánh tay dài.

74. Ngón tay tròn thon nhỏ.

75. Móng như màu đồng đỏ, mỏng và láng bóng.

76. Vân tay sáng thẳng.

77. Vân tay dài không dứt.

78. Xương đầu gối rắn chắc tròn đẹp.

79. Mắt cá ẩn sâu.

80. Gót chân rộng rãi.


Đối với các vị Phật, Bồ tát, Hành Giả ... khác thì sẽ có một vài khác biệt, cũng được mô tả trong kinh kệ. Ví dụ trong 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng là có chữ Vạn ở trước ngực và tướng người phát ra hào quang như Phật. Theo Luận Trí Độ, thì Bồ Tát (Quán Thế Âm?) thì cũng có 32 tướng tốt nhưng có 7 tướng khác hơn so với Chuyển Luân Vương.

Ngoài ra, nếu đã từng đọc qua tác phẩm nổi tiếng như Tây Du Ký hoặc Phong Thần Diễn Nghĩa, thì có thể biết thêm các dấu hiệu như pháp khí, linh thú, thú cưỡi ... Ví như Phổ Hiền Bồ Tát, thường xuất hiện với hình dạng cưỡi voi trắng (6 ngà). Trong phong thần diễn nghĩa thì con voi này là đồ đệ của Thông Thiên, được hàng phục làm thú cưỡi khi phe Triệt giáo thua trận trong Phong Thần Bảng. "Tùy khí của ngài chính là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đó hoa là viên bảo châu". Dẫu là các tác phẩm văn học nhưng phật giáo đại thừa "tận dụng" khá triệt để, tạo sự gần gũi với mọi người.

Sửa bởi Expander: 03/05/2021 - 21:08


Thanked by 5 Members:

#3

Expander



 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5880 thanks

 

Gửi vào 03/05/2021 - 20:48

Vì ở nền văn hóa khác nhau, quan niệm về cái đẹp là khác nhau. Vì vậy hình ảnh hoặc hình dáng tượng Phật sẽ khác nhau. Mặt khác, người tạc tượng hay vẽ tranh cũng đều muốn "thổi hồn" vào tác phầm, thậm chí nhiều bức tượng có dáng hình na ná "người tạc". Nhưng dù gì thì đều được quan niệm đó là những hình dáng đẹp nhất.

Và ... một điều quan trọng. Thực ra hình ảnh hoặc dáng hình có như thế nào, thì trong tâm của Phật tử, hình dáng của "các ngài" vẫn luôn là đẹp nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Expander: 03/05/2021 - 21:06


Thanked by 4 Members:

#4

chinguyen



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 173 Bài viết:
  • 103 thanks

 

Gửi vào 03/05/2021 - 21:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander, on 03/05/2021 - 20:48, said:

Vì ở nền văn hóa khác nhau, quan niệm về cái đẹp là khác nhau. Vì vậy hình ảnh hoặc hình dáng tượng Phật sẽ khác nhau. Mặt khác, người tạc tượng hay vẽ tranh cũng đều muốn "thổi hồn" vào tác phầm, thậm chí nhiều bức tượng có dáng hình na ná "người tạc". Nhưng dù gì thì đều được quan niệm đó là những hình dáng đẹp nhất.

Và ... một điều quan trọng. Thực ra hình ảnh hoặc dáng hình có như thế nào, thì trong tâm của Phật tử, hình dáng của "các ngài" vẫn luôn là đẹp nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dạ em cảm ơn, một phần vì ngày xưa có quen một hoạ sĩ vẽ tranh cho chùa, khi vẽ thì đều phải chay tịnh, và cũng có nằm mơ thấy hiện về để vẽ ( nhưng em ko nhớ là tổ hiện vè hay Phật nữa)

Thanked by 1 Member:

#5

AnQuang



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 102 Bài viết:
  • 74 thanks

 

Gửi vào 06/05/2021 - 20:05

có câu tâm sinh tướng nên tượng phật ảnh hưởng bởi kiến trúc quan điểm mĩ thuật của mỗi nền văn hoá,nhưng đa số đều hướng tới sự phúc hậu,dáng người đầy đặn,để ý thấy các tượng bà la môn,phật giáo đại thừa tiểu thừa mật tông ..vv.đều có sự thống nhất này,tiêu biểu như khuôn mặt đầy đặn hiền từ,dái tai dài và dày,tướng hình cân đối.và trong mỗi nền văn hoá nét tướng của người dân bản xứ sẽ được hoà quyện cả vào trong diện mạo phật,và để phân biệt các vị vật với nhau ta nhận diện qua pháp khí,thế của tượng và vị trí bài xếp trong thờ tụng.thế nên phật không mang diện mạo riêng mà là mang trong mình cái nét đẹp nhân tướng của nền văn hoá đó

Thanked by 2 Members:

#6

LinuxOS



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 135 Bài viết:
  • 51 thanks

 

Gửi vào 24/08/2021 - 23:46

Cháu thấy thì do tiếp thu từ trong kinh sách, trong giấc mơ và theo phong tục văn hóa địa phương và tiếp thu văn hóa từ các nền văn hóa ảnh hưởng vào mà thành ạ.

Thanked by 1 Member:

#7

nahtlee



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 256 Bài viết:
  • 178 thanks

 

Gửi vào 25/08/2021 - 09:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chinguyen, on 03/05/2021 - 21:18, said:

Dạ em cảm ơn, một phần vì ngày xưa có quen một hoạ sĩ vẽ tranh cho chùa, khi vẽ thì đều phải chay tịnh, và cũng có nằm mơ thấy hiện về để vẽ ( nhưng em ko nhớ là tổ hiện vè hay Phật nữa)
Đúng rồi, ngoài các dữ kiện như bác Expander vừa nói, nhiều người họ được bề trên cho thấy mà vẽ, hoặc họ có khả năng thấy đc.

Cùng 1 vị bồ tát mà mỗi nơi vẽ (tạc) mỗi kiểu, ko phải là sai, mà do hiện thân của bồ tát đó tại thời điểm, hoàn cảnh đó khác nhau, phù hợp với tín ngưỡng, truyền thống, văn hóa ở nơi đó.

Sửa bởi nahtlee: 25/08/2021 - 09:52


Thanked by 1 Member:

#8

chinguyen



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 173 Bài viết:
  • 103 thanks

 

Gửi vào 25/08/2021 - 13:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nahtlee, on 25/08/2021 - 09:49, said:

Đúng rồi, ngoài các dữ kiện như bác Expander vừa nói, nhiều người họ được bề trên cho thấy mà vẽ, hoặc họ có khả năng thấy đc.

Cùng 1 vị bồ tát mà mỗi nơi vẽ (tạc) mỗi kiểu, ko phải là sai, mà do hiện thân của bồ tát đó tại thời điểm, hoàn cảnh đó khác nhau, phù hợp với tín ngưỡng, truyền thống, văn hóa ở nơi đó.

Vâng tâm linh luôn là vấn đề người thường khó nắm bắt nữa b ạ. Khi mình đặt câu hỏi này, vài ngày sau mình đã vô tình xem được một video nói về các tướng của Phật, và theo mình hiểu thì ko nên chấp vào bất cứ tướng nào của Phật, đúng như bạn nói, đó là các hiện thân của Người để độ chúng sinh thôi.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |