Jump to content







Advertisements




Hỏi về thiên can, địa chi sinh khắc


1 reply to this topic

#1

YuGiOh



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 109 Bài viết:
  • 42 thanks

 

Gửi vào 21/11/2020 - 12:27

Kính chào các bác, em mới học tứ trụ, đọc sách dự đoán theo tứ trụ của thầy thiệu vỹ hoa thì có nói, thiên can là khí, tính động nên sinh khắc, địa chi là hình, tĩnh mà không động. Chỉ khi địa chi phát sinh hợp xung hình hại, thì khi đó địa chi mới sinh khắc, ví dụ tý xung ngọ là thuỷ khắc hoả, nếu không phát sinh mối quan hệ hình xung hợp hại thì không có sinh khắc trực tiếp.
Tuy nhiên các sách như trích thiên tuỷ thì lại luận địa chi sinh khắc bình thường, ví dụ tị hoả sinh thìn thổ, mão mộc sinh tị hoả,... trong khi chúng không có mối quan hệ hình xung hợp hại gì?
Thứ hai là thiên can sinh khắc trong địa chi cùng một trụ, thì nó khác gì 2 thiên can sinh khắc nhau
Mong các bác giải đáp giúp, cảm ơn các bác

#2

lanka



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 318 thanks

 

Gửi vào 21/11/2020 - 14:12

Câu hỏi của bạn liên can đến gốc gác của thiên can địa chi, chính là lịch pháp. Các môn học về bói toán đều dựa vào nguyên lý của lịch pháp mà suy diễn ra thành hệ thống luận giải các hiện tượng về trời đất và con người.

Thiên can là khí, chỉ có tác dụng khi tương tác với nhau. Thành thử tất cả chỉ xoay quanh vấn đề của thiên can, còn địa chi cũng là danh xưng trong lịch pháp, nhưng chúng không động, chúng chỉ chứa khí.

Ở các môn khác, thí dụ như bạn nhìn trên đồ hình về phương hướng thấy Tí trực diện Ngọ, gọi là Xung. Trong lý thuyết Tử Bình thì nhân nguyên (can tàng trong địa chi) giải thích việc xung này chính là do Quí trong Tí xung Đinh trong Ngọ. Mão xung Dậu là vì Ất trong Mão xung Tân trong Dậu. Những loại hình, hợp, hại...v.v... khác đều suy diễn như vậy. Đều do ngũ hành tương tác với nhau.

Tị hỏa sinh Thìn thổ là trong Tị có Bính sinh (dưỡng) Mậu trong Thìn, đại loại như thế, là chỉ nói về bản khí ngũ hành. Ất trong Mão dưỡng Bính trong Tị, ngoài ra lại hợp Canh trung khí. Nghĩa là các khí trong địa chi mà loại suy tương tác với nhau thì phong phú lắm. Bình thường chỉ lấy bản khí mà luận đơn giản.

Câu thứ hai là như Kỉ Mùi? trong Mùi có Kỉ, Đinh, Ất; Kỉ Ất là thổ mộc khắc nhau, nếu Ất không lộ ra thì không mạnh mẽ, hại Kỉ được. Tuy nhiên, trong Mùi còn đó Đinh là hỏa dưỡng thổ, nên Đinh mà lộ ra thì nhật chủ lại còn áp đảo lại được Mộc!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |