Jump to content






Advertisements




Dân tuý là gì ? tại sao Trumpism sẽ còn sau ô.Trump.


32 replies to this topic

#1

Ngu Yên



 

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

 

Gửi vào 18/11/2020 - 16:32

Mời đọc lại vài bài viết của F.Fukuyama.

Chủ nghĩa dân túy là gì?


Francis Fukuyama



Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) đã được sử dụng rất lỏng lẻo trong thời gian gần đây. Chúng ta cần xác định rõ hơn.
Những năm gần đây đã trỗi dậy những hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism) mà ngày nay đã trở thành mối đe dọa chính đối với trật tự tự do quốc tế từng là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu từ sau năm 1945. Chế độ dân chủ tự do đã liên tiếp bị các chế độ chuyên chế đe dọa trong suốt thế kỷ qua, ngoại trừ giai đoạn 1991-2008 khi quyền lực của Hoa Kỳ giữ vị trí gần như bá chủ. Ngày nay, một kiểu đe dọa khác đã nổi lên, các nền dân chủ ổn định đã tự thúc thủ trước các thế lực chính trị phi tự do được dẫn dắt bởi các niềm đam mê của người dân. Tuy vậy, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” [nghĩa đen: làm cho người dân say sưa] đã được sử dụng rất lỏng lẻo nhằm mô tả một loạt các hiện tượng không nhất thiết dung hợp được với nhau. Do đó, chúng ta cần vạch ra những ranh giới cho khái niệm này.
Không có một sự đồng thuận chắc chắn nào giữa các nhà khoa học chính trị khi định nghĩa chủ nghĩa dân túy là gì, nhưng có ít nhất ba đặc điểm, mà theo quan niệm của tôi, có thể gắn liền với khái niệm này.
Thứ nhất, đây là một chế độ chính trị theo đuổi những chính sách được dân chúng ủng hộ trong đoản kỳ nhưng không bền vững trong trường kỳ; thường là những chính sách xã hội. Có thể lấy ví dụ là những chính sách trợ giá hàng hóa, trả tiền hưu bổng hậu hĩ hoặc miễn phí chăm sóc y tế.
Đặc điểm thứ hai có liên quan tới định nghĩa “nhân dân” làm căn bản cho tính chính danh của chế độ: nhiều chế độ dân túy không coi “nhân dân” là toàn bộ dân số mà thay vì vậy chỉ có một số nhóm sắc tộc hoặc chủng tộc được coi là nhân dân “thực thụ”. Ông thủ tướng Viktor Orban ở Hungary chẳng hạn, định nghĩa bản sắc dân tộc (national identity) củaHungary dựa trên người sắc tộc Hungary, loại trừ những người sinh sống ở Hungary nhưng không thuộc sắc tộc Hungary và bao gồm nhiều người Hungary sinh sống ở các quốc gia láng giềng như Slovakia hoặc Romania. Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ cũng có nỗ lực tương tự khi cố gắng thay đổi định nghĩa bản sắc dân tộc Ấn Độ từ một bản sắc có nội dung tự do và bao hàm đã được Gandhi và Nehru thiết lập trước kia thành một bản sắc dựa trên Ấn Độ giáo. Đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan thì nhấn mạnh vào các giá trị Ba Lan truyền thống và Thiên chúa giáo, kích thích sự trỗi dậy của các nhóm phân biệt chủng tộc công khai, chẳng hạn như nhóm kêu gọi một “châu Âu da trắng” hồi tháng 11-2017.
Một định nghĩa thứ ba về chủ nghĩa dân túy có liên quan tới phong thái của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy có khuynh hướng phát triển chung quanh họ hiện tượng sùng bái cá nhân; tuyên bố họ được giao sứ mệnh nắm giữ quyền lực, không phụ thuộc vào các thiết chế như đảng phái chính trị. Họ cố gắng phát triển một mối quan hệ trực tiếp, không qua trung gian, với “nhân dân” mà họ tự xưng là người đại diện, hướng những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của người dân vào một hành động tức thời. Chủ nghĩa dân túy kiểu này thường đi đôi với việc lên án toàn bộ giới tinh hoa hiện tồn – những người đã đầu tư vào các thiết chế hiện hữu.
Cách tiếp cận mang tính cá nhân đối với quyền lãnh đạo chính là cái đã làm cho những người dân túy trở thành mối đe dọa đối với các thiết chế dân chủ. Các nền dân chủ tự do hiện đại được xây dựng chung quanh sự chia sẻ quyền lực, trong đó tòa án, liên bang, lập pháp và truyền thông tự do giữ vai trò kiểm soát quyền lực hành pháp. Tất cả những thiết chế này đều có tiềm năng trở thành vật cản trở khả năng của nhà lãnh đạo dân túy đạt tới các mục tiêu của ông ta/bà ta; và do đó chúng trở thành những mục tiêu tấn công trực tiếp. Bản chất cá nhân của chủ nghĩa dân túy do vậy làm cho nó trở thành mối đe dọa đối với các thiết chế tự do.
Ba định nghĩa nêu trên cho phép chúng ta phân biệt các phong trào khác nhau mà trong quá khứ đã từng được dán nhãn “chủ nghĩa dân túy”. Các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy ở châu Mỹ Latin như Hugo Chavez ở Venezuela, Nestor và Cristina Kirchner ở Argentina nhấn mạnh vào các chương trình phúc lợi xã hội được dân chúng ủng hộ nhưng không bền vững; và cố gắng xây dựng sự sùng bái cá nhân chung quanh họ. Cặp đôi lãnh đạo Argentina vừa nói tự cho mình là hiện thân của một cặp đôi quyền lực theo chủ nghĩa dân túy cổ điển, Juan và Eva Peron. Nhưng mặt khác, họ không ủng hộ một định nghĩa hạn chế về bản sắc dân tộc. Cũng có thể nói như thế này về cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck của ông ta: họ khuyến khích các chương trình tái phân phối lợi tức cho những người Thái ở vùng nông thôn nghèo hơn nhưng không có cái nhìn hạn hẹp về bản sắc dân tộc Thái Lan như những đối thủ áo vàng của họ.
Những người lãnh đạo phong trào Brexit [nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, EU] trái lại, hoàn toàn không nhấn mạnh vào một chương trình kinh tế mở rộng nào, cũng không có một nhà lãnh đạo hiển nhiên nào. Nhưng họ kêu gọi hướng tới bản sắc dân tộc Anh truyền thống, khơi dậy nỗi sợ văn hóa chống lại người nhập cư, cũng như nỗi tức giận của người dân Anh về sự phân bổ sai lầm các lợi ích kinh tế.
Ông Viktor Orban phù hợp với cả ba định nghĩa này: ông cố gắng bảo vệ những người gởi tiền tiết kiệm ở Hungary khỏi sự “cướp bóc” của các ngân hàng châu Âu; ông đưa ra một định nghĩa hạn hẹp về “nhân dân” và ông chắc chắn muốn được tôn sùng như một nhà lãnh đạo hiển nhiên. Chưa rõ liệu ông tổng thống Vladimir Putin của Nga có phù hợp với định nghĩa nào ngoài định nghĩa cuối cùng trong ba định nghĩa nói trên: ông ta rất cẩn trọng trong việc mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội; trong khi ông nhấn mạnh vào bản sắc và truyền thống Nga thì truyền thống đó không nhất thiết bị bó hẹp trong những điều kiện về sắc tộc. Ông Putin chắc chắn đã xây dựng sự sùng bái cá nhân chung quanh ông ta, dù rất khó nói rằng ông ta là kẻ ngoại cuộc đang tìm cách lật đổ giới thượng lưu Nga sau khi ông ta đã thăng tiến lần lượt qua các tầng nấc của các tổ chức tình báo Liên xô KGB và FSB Nga. Cũng có thể nói như vậy về ông Narendra Modi, và ngay cả về ông Tập Cận Bình (Xi Jinping): cả hai nhà lãnh đạo này đều được ủng hộ nhờ tấn công vào giới thượng lưu hiện hữu, dù bản thân các ông này đều là thành phần của giới thượng lưu ấy.
Cần chú ý rằng ông Donald Trump phù hợp với cả ba định nghĩa nói trên. Trong thời kỳ tranh cử, ông ta nhấn mạnh vào chủ nghĩa dân túy kinh tế, đòi rút Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đe dọa xé bỏ hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ngay sau khi nhậm chức. Ông hứa hẹn bảo vệ các chương trình phúc lợi quốc gia như Medicare [trợ cấp y tế cho người cao tuổi] và an sinh xã hội (Social Security) – dù từ ngày trở thành tổng thống, ông ta lại điều hành đất nước giống y một người đảng Cộng hòa bảo thủ truyền thống; ví dụ ông ta tìm cách cắt giảm phúc lợi xã hội bằng cách hủy bỏ Luật Chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền (ACA) của tổng thống tiền nhiệm Obama. Và trong khi ông Trump chưa bao giờ công khai công nhận chủ nghĩa dân tộc da trắng, ông ta rất hài lòng tiếp nhận sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa ấy; ông còn đi ra khỏi lề lối khi từ chối lên án những kẻ theo tân phát xít (neo-Nazi) và những kẻ phân biệt chủng tộc công khai tại cuộc tuần hành của chúng ở thành phố Charlottesville. Ông ta có một mối quan hệ rất trắc trở với các cộng đồng Mỹ gốc Phi châu, Mỹ gốc Tây Ban Nha (Hispanic) và các nhóm dân tộc thiểu số khác; các ngôi sao thể thao và âm nhạc người da đen đã trở thành mục tiêu công kích thường xuyên của ông trên các dòng tin Twitter. Và ông cũng hành động như một lãnh tụ trời sinh cổ điển trong các cuộc tuần hành với những ủng hộ viên trung thành của ông; khi tiếp nhận lời đề cử của đảng Cộng hòa năm 2016, ông nói rằng, “chỉ có tôi mới hiểu được những vấn đề của các bạn”, và “chỉ có tôi mới sửa chữa được những vấn đề ấy”.
Như vậy, trong hàng loạt các phong trào được coi là dân túy chủ nghĩa, chúng ta có thể khu biệt được ít nhất là hai tập hợp rộng. Ở châu Mỹ Latin và Nam Âu, các nhà dân túy có xu hướng đứng về cánh Tả, được sự ủng hộ của người nghèo và theo đuổi các chương trình xã hội có mục tiêu tái phân phối lợi ích nhằm tìm cách khắc phục tình trạng bất bình đẳng về kinh tế. Tuy vậy, họ không nhấn mạnh vào căn cước sắc tộc hoặc có lập trường chống nhập cư quyết liệt. Nhóm này bao gồm phong trào Boliviarian của ông Chavez ở Venezuela; Kircherismo ở Argentina cũng như các đảng chính trị Podemos của Tây Ban Nha và Syriza của Hy Lạp.
Ở Bắc Âu, các nhà dân túy ít dựa vào tầng lớp lao động trung lưu đang suy thoái hơn là vào người nghèo; họ theo lập trường thiên về cánh Hữu, nhấn mạnh yếu tố sắc tộc và chống người nhập cư. Họ muốn bảo vệ các nhà nước phúc lợi hiện hữu nhưng không coi trọng việc mở rộng nhanh chóng các dịch vụ hoặc trợ cấp xã hội. Các nhóm trong tập hợp này bao gồm phong trào ủng hộ Brexit, Mặt trận Quốc gia ở Pháp, đảng Tự do ở Hà Lan, đảng Nhân dân của Đan Mạch, còn ở Hoa Kỳ là những người thuộc tầng lớp lao động ủng hộ nhiệt thành ông Donald Trump.
Cũng có những nhóm và phong trào không thực sự phù hợp với tập hợp nào trong hai tập hợp kể trên. Cũng như mọi phong trào dân túy chủ nghĩa khác, phong trào Năm Sao ở Ý kiên quyết chống lại các thiết chế đã định hình và phản đối tầng lớp tinh hoa của Ý nói chung. Nhưng nó khác với các đồng sự ở cả Nam Âu và Bắc Âu ở chỗ nó dựa chủ yếu vào giai cấp trung lưu lớp giữa và lớp trên ở đô thị hơn là đặt nền tảng trên giai cấp lao động đang suy thoái.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phần 2



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nguồn: Francis Fukuyama, “

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, The American Interest, 30/11/2017
Biên dịch: Huỳnh Hoa
Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng khiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.
Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được chú ý và bàn luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại nói với chúng ta rằng, tính gộp lại tất cả các quốc gia tham gia vào cơ chế thương mại tự do đều giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy nói với chúng ta rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều khá giả lên: những người lao động kỹ năng thấp ở các nước giàu sẽ thua thiệt trước những công nhân cũng có kỹ năng thấp nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo.
Trong thực tế, đó là chuyện đang xảy ra ở nhiều nước công nghiệp phát triển cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mexico và nhiều nước tương tự. Theo một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khoảng 50% người dân Mỹ đã không giàu có hơn so với năm 2000, xét về mức thu nhập thực; một tỷ lệ nhiều hơn nữa những người ở điểm giữa của sự phân phối thu nhập đã bị tụt xuống hơn là chuyển lên nấc cao hơn trên bậc thang kinh tế. Ở Hoa Kỳ, cuộc suy thoái tương đối này của tầng lớp trung lưu và người lao động đã diễn ra cùng với một số tệ nạn xã hội, chẳng hạn như mức gia tăng số gia đình tan vỡ, nạn nghiện thuốc kích thích mà riêng trong năm 2015 đã cướp đi sinh mạng của hơn 60.000 người. Cũng trong thời gian này, những lợi lộc của toàn cầu hóa lại tập trung chủ yếu vào giới tinh hoa được học hành bài bản và nhạy bén, những người có chiều hướng đặt ra những khuynh hướng văn hóa rộng rãi hơn.
Nguồn gốc thứ hai của chủ nghĩa dân túy là chính trị. Lời than phiền truyền thống chống lại chế độ dân chủ tự do, vốn có vô số cơ chế kiểm tra và cân bằng, là chế độ này có khuynh hướng sản sinh ra các chính phủ yếu kém. Khi những hệ thống chính trị như vậy kết hợp với khối cử tri bị phân cực, hoặc bị chia rẽ nghiêm trọng, thì kết quả thường là sự tê liệt chính trị khiến cho công cuộc quản trị bình thường cũng trở nên rất khó khăn. Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của chính phủ đảng Quốc đại trước đây là một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng này, các dự án xây dựng hạ tầng và các cuộc cải cách kinh tế cần thiết đều nằm ngoài khả năng thực hiện của chính phủ. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra tại Nhật Bản và Ý, nơi chính phủ thường đối mặt với tình trạng tắc nghẽn trong bối cảnh kinh tế trì trệ kéo dài. Một trong những trường hợp nổi bật nhất là Hoa Kỳ, nơi một hệ thống rộng lớn các thiết chế kiểm tra và cân bằng được hiến pháp ủy quyền đã sản sinh ra cái mà tôi có lần đặt tên là “chế độ phủ quyết” (vetocracy): nghĩa là một nhóm nhỏ có khả năng phủ quyết hành động của một đa số lớn hơn. Chính điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng mỗi năm một lần ở quốc hội Mỹ khi thông qua ngân sách quốc gia – một việc không thể nào hoàn tất được dưới cái gọi là “trật tự quy củ” trong ít nhất một thế hệ, và đã ngăn cản những cuộc cải cách nhạy cảm trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhập cư và quản lý hệ thống tài chính.
Sự yếu kém cảm nhận được về khả năng của các chính phủ dân chủ trong việc đưa ra quyết định và hoàn thành công việc là một trong nhiều yếu tố đã tạo bệ phóng cho sự trỗi dậy của những người có khả năng trở thành “người hùng” (strong men), người có thể phá hủy luồng chướng khí bao trùm nền chính trị bình thường để đi tới kết quả. Đây là một trong những lý do mà Ấn Độ bầu ông Narendra Modi, và tại sao ông Shinzo Abe lại trở thành một trong các thủ tướng Nhật Bản cầm quyền lâu nhất. Sự trỗi dậy của ông Vladimir Putin như một người hùng xảy ra trong bối cảnh những năm tháng loạn lạc dưới thời ông Boris Yeltsin. Và cuối cùng, một trong những luận điểm vận động của ông Donald Trump là, với tư cách một doanh nhân thành đạt, ông ta sẽ có thể làm cho chính phủ Mỹ trở lại hoạt động đúng chức năng.
Hơn thế nữa, có những thất bại chính trị nghiêm trọng mà giới tinh hoa ở Mỹ và châu Âu đã phạm phải. Trong thập niên 2000, Hoa Kỳ đã can dự vào hai cuộc chiến tranh không thành công ở Trung Đông, rồi lại trải qua một cuộc suy thoái tệ hại nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930. Cả hai sự kiện này đều có gốc rễ từ những quyết định của giới tinh hoa nhưng mang lại hậu quả thảm khốc cho mọi công dân bình thường. Liên minh châu Âu đã tạo ra một liên minh tiền tệ chung quanh đồng euro mà không có phương cách tương ứng để thống nhất chính sách tài khóa, dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp. Và châu Âu lập ra khu vực Schengen và hàng loạt những luật lệ khác để tự do hóa việc di chuyển của người dân bên trong châu Âu mà không thiết lập ra một cơ chế tin cậy được để kiểm soát các đường biên giới giữa châu Âu với bên ngoài. Nhìn từ quan điểm kinh tế và đạo đức, đây là những chính sách đáng hoan nghênh, nhưng khi thiếu vắng một cơ chế kiểm soát như vậy, tự do đi lại trong nội bộ châu Âu lại trở thành vấn đề. Và điều này đã dẫn tới cuộc khủng hoảng về tính chính danh sau khi xảy ra những làn sóng nhập cư đông đảo, bị kích hoạt bởi cuộc nội chiến ở Syria năm 2014.
Động lực cuối cùng của chủ nghĩa dân tộc dân túy là văn hóa và có liên quan với vấn đề bản sắc. Nhiều năm về trước, Samuel Huntington đã chỉ ra rằng giai cấp nguy hiểm nhất về kinh tế chính trị không phải là người nghèo và người thất cơ lỡ vận đứng bên ngoài tiến trình phát triển xã hội – những người thường thiếu thời gian và nguồn lực để huy động, mà thay vào đó là tầng lớp trung lưu – những người cảm thấy họ bị sa sút về kinh tế và không được hệ thống chính trị nhìn nhận một cách tương xứng. Những con người như vậy có thể tạo ra các yêu cầu kinh tế, nhưng họ cũng có xu hướng diễn dịch sự mất mát vị thế của mình cả về phương diện văn hóa: họ đã từng là các tập thể xác định nên bản sắc dân tộc, nhưng giờ đây họ bị thay thế bởi những kẻ mới đến, lại là những người được hưởng lợi thế không công bằng so với họ. Thế rồi họ bị thôi thúc bởi quan điểm chính trị căm ghét giới tinh hoa được hưởng nhiều lợi lộc từ hệ thống, và họ có xu hướng đưa người nhập cư thành vật tế thần và coi người ngoại quốc như là những tác nhân gây ra tình trạng thất thế của họ.
Ở khía cạnh này, động cơ kinh tế trùng lắp một cách căn bản với mối quan tâm về văn hóa và về nhiều phương diện không thể tách bạch hai thứ đó với nhau. Nó cũng giúp phân biệt chủ nghĩa dân túy Bắc Âu hoặc Hoa Kỳ với chủ nghĩa dân túy ở Nam Âu và châu Mỹ Latin. Nền tảng xã hội của các cử tri bỏ phiếu cho Brexit, Trump và bà Le Pen nằm ở sự suy thoái của tầng lớp trung lưu và nhân dân lao động, trong khi phong trào Podemos ở Tây Ban Nha, Syriza ở Hy Lạp, Chavez ở Venezuela hoặc Kirchners ở Argentina là những đảng chính trị cánh tả truyền thống hơn, vốn là đại diện cho người nghèo trong xã hội.
Đây cũng chính là cái đã làm cho vấn đề nhập cư trở nên quan trọng, thôi thúc chủ nghĩa dân tộc dân túy ở các nước bắc và đông châu Âu và cả ở Hoa Kỳ. Trong thực tế, tỷ lệ người di dân và tị nạn đã lên rất cao ở châu Âu và Hoa Kỳ; các mối lo ngại về sự thay đổi văn hóa nhanh chóng đã thôi thúc nhiều cử tri ủng hộ các đảng dân túy, các nhà lãnh đạo dân túy cho dù người dân có phải gánh chịu mối đe dọa kinh tế trực tiếp. Xu hướng này được phản ánh trong mục tiêu thường được các đảng dân túy tuyên bố công khai: “giành lại đất nước mình”. Ở nhiều phương diện, các câu hỏi về bản sắc – như ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo và truyền thống lịch sử – đã xuất hiện để thay thế các giai cấp kinh tế như là những đặc điểm xác định quan điểm chính trị hiện thời. Điều này có thể giải thích sự suy tàn của các đảng chính trị trung tả và trung hữu truyền thống ở châu Âu – các đảng đang dần dần thất thế trước các đảng và phong trào mới thành lập dựa trên các vấn đề về bản sắc.
Đây là phần thứ hai của bài về chủ nghĩa dân túy. Phần đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Phiên bản truyền hình trên internet (podcast) cũng có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Và sau đây là ông Walter russel Mead

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tác giả: Walter Russell Mead
Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.


Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020).
Le Figaro : Ông Donald Trump có tài gây ra thù ghét hoặc say mê cuồng nhiệt của người hâm mộ. Sau bốn năm quan sát, ông có nhận xét thế nào ?
Walter Russel Mead : Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Tôi chỉ biết Donald Trump qua truyền thông, và tính cách của ông có thể tạo ra cách tiếp cận đầy cảm xúc. Trump là một người hành động trên cơ sở trực giác thay vì lý trí. Đó là điều khác biệt so với Ronald Reagan.
Khi Reagan qua đời, người ta tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ của ông ấy cả một bộ sưu tập báo đầy những ghi chú đã được nghiền ngẫm. Tôi không nghĩ rằng sau khi ông Trump mất, chúng ta có thể tìm được những cuốn số ghi chép như vậy ! Ông ấy hoàn toàn theo bản năng, với một dạng cơ hội chủ nghĩa.

Cứ tha hồ trình bày với Donald Trump những lý lẽ logic, để nói với ông là để đi đến C cần phải qua A và B, nhưng Trump chưa hẳn đã nghe theo. Những người không có cùng quan điểm kết luận rằng đó là một con tàu không có bánh lái. Nhưng nếu nhìn vào các quyết định của Trump, ta sẽ thấy ít nhất là một biểu đồ dựa trên hai yếu tố.
Trước hết là cách nhìn của ông về phương thức hoạt động của thế giới, và như vậy nước Mỹ phải phản ứng ra sao. Yếu tố thứ hai tập trung vào những gì mà những người bầu cho ông mong muốn. Nếu hai yếu tố này xung đột với nhau, thường thì Donald Trump chọn cơ sở thứ hai. Duy trì quyền lực là mục đích chủ yếu, để có thể làm lay chuyển mọi sự.
Nhưng phải chăng chính trị đều như thế cả ?
Vâng tất nhiên. Nhưng đa số chính khách đều có một chương trình hành động cụ thể. Với ông Trump thì không rõ ràng, ông sống trong khoảnh khắc và hành động theo cảm nhận của mình về cơ may và nguy hiểm. Vị tổng thống này không « chơi trên cùng một sân » như các chính khách khác.
Sự tính toán của Trump dựa trên một dạng dân tộc và dân túy kiểu Mỹ. Donald Trump nghĩ rằng ông thấu hiểu lợi ích quốc gia hơn những người khác. Cách nhìn của ông về hệ thống quốc tế vô cùng khác biệt với mọi lý thuyết chính trị. Điều mà Trump hiểu sớm hơn hẳn tất cả những người khác, đó là liên minh Cộng Hòa vốn có ưu thế từ 1981 cho đến cuối nhiệm kỳ của George W.Bush không còn có thể hoạt động theo kiểu cũ.
Sự kiện Liên Xô sụp đổ cùng với việc kinh tế Mỹ hồi phục đã khiến những người Cộng Hòa chủ trương tự do mậu dịch toàn cầu, và phe tân bảo thủ chủ trương can thiệp, liên kết với nhau trong suốt ba mươi năm. Reagan được lớp cử tri dân tộc chủ nghĩa theo kiểu Andrew Jackson ủng hộ. Tuy nhiên những người theo trường phái Jackson chưa bao giờ muốn chi tiền thuế của người dân Mỹ để cải cách những quốc gia xa xôi như Kazakhstan.
Vỡ mộng trước các hiệp định tự do mậu dịch, nhận ra rằng Trung Quốc lợi dụng sự ngây thơ của Mỹ, thu nhập thực tế sút giảm, tất cả đã khiến người ta nhìn nhận lại. Các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín đã giúp duy trì mối quan hệ giữa phe dân tộc chủ nghĩa và tân bảo thủ, nhưng ngay từ năm 2008, người Mỹ đã hoàn toàn mất đi lòng tin về khả năng dân chủ hóa thế giới của họ.
Điều đáng ngạc nhiên là phải cần có một Donald Trump để đánh một đòn quyết định vào niềm tin thiêng liêng này.
Bản năng của Trump cho thấy những gì mà các nhà lãnh đạo Cộng Hòa và Dân Chủ không nhìn ra, do suy nghĩ giáo điều của họ và do từ chối chủ nghĩa thực dụng đã làm nên sức mạnh Mỹ. Đó là vì các nhà lãnh đạo chính trị trải qua 25 năm đầu của cuộc đời trên ghế nhà trường. Thế nhưng ngồi nghe một giáo sư giảng bài chưa hẳn là cách tốt nhất để chuẩn bị bước vào chính trường và đóng vai trò lãnh đạo.
Ở cánh tả, họ không lượng định được sự đồng thuận do Clinton xác định đã mất đi sự thu hút. Nếu thêm vào số phiếu bầu cho Trump và Sanders, chúng ta sẽ thấy đa số người Mỹ đã chia tay với những tư tưởng chính thống của các thế hệ trước.
Sự kiện ông Trump vẫn tiếp tục tập hợp được 42 đến 43% người ủng hộ, bất chấp những gì diễn ra trong bốn năm qua, chứng tỏ trực giác của ông là đúng. Trump đã xác định đúng thực tế. Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.
Ông nghĩ gì về việc khăng khăng coi Donald Trump là ác quỷ và phe đối thủ của ông là đại diện cho sự thiện lương ?
Thái độ này do ở Mỹ cũng như châu Âu, nhiều người gắn bó với ý tưởng một sự chuyên nghiệp hóa chính phủ và hệ thống hành chính. Giới tinh hoa của chúng ta tin rằng đứng đầu chính phủ phải là các nhà quản lý cấp tiến, khôn khéo, quyết định dựa trên những tính toán hợp lý và các nguyên tắc đã được xác định chu đáo. Nhưng Donald Trump không tin như thế.
Trump chưa bao giờ làm việc trong một guồng máy hành chính quan liêu. Ông là chủ nhân một tập đoàn gia đình, không có những tính cách mà xưa nay người ta cho là khuôn mẫu đạo đức lãnh đạo. Phong cách của Trump gợi nhớ lại bộ máy chính trị ở các thành phố lớn thế kỷ 19.
Vào thời đó, các chính khách của Tammany Hall (tổ chức Dân Chủ kiểm soát tòa thị chính New York) không quan tâm đến những gì mình nói có đúng hay không, chỉ tìm cách khiến người dân bỏ phiếu cho mình. Như vậy Donald Trump là một sự quay lại với dạng chính trị thế kỷ 19, tiền thân của Nhà nước hành chính.
Ông có chắc rằng cần phải quay lại với thế kỷ 19 ? Những tiêu chí của « chính trị đường hoàng » thời Nixon chẳng hạn thì sao ?
Nixon thô bạo trong riêng tư, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì ông ấy biết rằng phải sơ mi & cà vạt, phải là một gentleman. Cũng có thể vì vậy mà ông đã thất bại. Nếu ở vào vị trí của Nixon, thì Trump rất có thể đã đốt hết các băng cassette Watergate ngay trên bãi cỏ Nhà Trắng ! Nixon đã làm những điều không hợp pháp, nhưng khi tự vệ sau đó, ông lại thuận theo các luật lệ của hệ thống. Trump chẳng thèm quan tâm đến những quy định này.
Theo ông thì Donald Trump có thể đi xa đến đâu trong việc coi thường những lề thói cũ ? Ông ấy có làm ảnh hưởng đến vai trò tổng thống ?
Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trong thời điểm nguy hiểm của lịch sử nước Mỹ và thế giới, nhưng Trump không phải là nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Nếu không có những vấn đề trầm trọng hiện hữu trước đó, thì Donald Trump đã không thể trở thành tổng thống ! Vâng, tôi khá lo ngại về những tiền lệ mà Trump đã đặt ra, việc không tuân thủ những quy chuẩn có thể làm nặng nề thêm tình hình. Nhưng vấn đề là xã hội đang thay đổi sâu sắc.
Cuộc cách mạng thông tin đã làm thay đổi hẳn, như cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19. Tất cả đều đổi khác : Nhà nước, gia đình, các tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp. Sự chuyển đổi này đã không diễn ra một cách nhẹ nhàng và ôn hòa. Những gì mà chúng ta đã biết từ năm 1945 là một xã hội công nghiệp đã trưởng thành, xử lý được những áp lực và các vấn đề. Nhưng cuộc cách mạng thông tin đã đưa chúng ta quay lại với tình hình những năm 1850-1860.
Hy vọng trải qua sự chuyển đổi khổng lồ này mà không chịu những cú sốc chỉ là hão huyền. Chúng ta đã rời khỏi một kỷ nguyên bình lặng để bước vào thời kỳ bão tố. Trump là dấu hiệu báo trước cơn bão.
Ông có coi Donald Trump là người kỳ thị chủng tộc ?
Từ kỳ thị chủng tộc mang lại xúc động lớn lao, nhưng lại không có một định nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận, nên tôi sử dụng rất thận trọng. Trump có thuộc về phong trào chống kỳ thị chủng tộc mới nổi lên không ? Rõ ràng là không. Khi ông Trump nói về một người da đen có chuyên môn, ông có coi người ấy thấp hơn một người da trắng hay không ? Tôi cũng không tin như thế ! Không một ai có thái độ như vậy có thể sống sót ở New York, và Trump cũng như bao người khác.
Nhưng bản sắc luôn mang tầm vóc quan trọng tại Hoa Kỳ. Cách đây 100 năm, khi được hỏi vì sao không có chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, câu trả lời là vì bản sắc quan trọng hơn giai cấp xã hội tại Hoa Kỳ. Điều này đến nay vẫn đúng.
Tầng lớp người nghèo da trắng của ông Trump và tầng lớp người Mỹ da đen có nhiều điểm chung về lợi ích hơn những nhóm khác, nhưng lại khác xa về chính trị. Tôi không đồng ý với những ai nói rằng lớp người ủng hộ Donald Trump là người da trắng tự coi mình thượng đẳng, tuy nhiên cội rễ có từ thời sự phân biệt được cho là bình thường. Bây giờ thì không thế, nhưng rõ ràng Trump có khả năng dùng đến lá bài chủng tộc nếu cần. Và cũng đừng quên phe Dân Chủ cũng xài lá bài chủng tộc khi thấy có lợi. Việc huy động cử tri thông qua bản sắc là trò chơi dân chủ ở Mỹ.
Nhưng Donald Trump cũng đã cố gắng cởi mở với cử tri da đen để hủy bỏ nền chính trị bản sắc này ?
Trump không tin vào các quy chụp về chủng tộc. Ông ấy không nghĩ rằng tất cả những người Ả Rập đều cực đoan chống Do Thái. Trump không cho rằng người Mỹ được xác định qua da đen hay da trắng, không nghĩ rằng màu da nói lên tất cả về một con người. Theo Trump, sự đam mê có thể huy động được những nhóm người, nhưng cá nhân vẫn là cá nhân. Tôi thấy một cuộc thăm dò mới đây cho biết 23% người da đen ủng hộ Donald Trump.
Hồi năm 2016, Trump đã đạt kết quả tốt hơn Romney trong số cử tri da đen, và cử tri Mỹ la-tinh lại càng nhiều hơn. Tâm lý chống nhập cư vẫn mạnh mẽ ở giới bình dân phải cạnh tranh với di dân. Vào lúc chúng ta đang trao đổi, Donald Trump rõ ràng không chiếm được ưu thế, nhưng cũng không loại trừ khả năng trực giác đưa ông đến chiến thắng.
Khi nói về Donald Trump, người ta luôn nêu ra sự chối từ toàn cầu hóa. Nhưng những lá phiếu bầu cho Trump còn mang phương diện văn hóa là sự bác bỏ chính trị phải đạo đang tràn ngập các trường đại học và truyền thông…
Yếu tố này liên quan đến đấu tranh giai cấp giữa giới quản lý có học thức và người dân bình thường. Có một sự nổi dậy chống lại quyền lực hành chính. Một mặt, toàn cầu hóa không dễ gì giới tinh hoa quản nổi, mặt khác, người dân đen ngày càng khó chấp nhận bị lớp tinh hoa lãnh đạo.
Cách đây vài thập niên, di dân Ba Lan không nói được tiếng Anh, hay nông dân miền trung tây đến thành phố sinh sống chấp nhận bị cai trị trong một thế giới mà họ cảm thấy mình yếu kém. Ngày nay mỗi người có thể tham khảo Google thay vì bác sĩ, giáo sư, chính quyền. Họ cho rằng không cần đến giới tinh hoa có những chủ đích riêng.
Nhưng các nhà quản lý không ngồi yên. Bản sắc, cách sống, niềm tin sâu sắc khiến họ nghĩ rằng không có mình thì thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn. Đặc biệt trong thời kỳ đại dịch và biến đổi khí hậu có thể gây ra thảm họa, họ sẽ chiến đấu đến cùng cho điều mà họ thật sự tin rằng là phương cách duy nhất để lãnh đạo thế giới.
Trong trường hợp cánh tả, không chỉ là lãnh đạo chính phủ, mà còn để thanh lọc quá khứ sai lầm của Mỹ, một cuộc thập tự chinh ý thức hệ để tái xác định cơ sở của nền cộng hòa. Trump có thể đóng vai thành lũy của các giá trị Mỹ ?
Ông ấy có cố gắng và chúng ta chờ xem kết quả ra sao. Rõ ràng là phe Dân Chủ rất lo ngại về hậu quả chính trị của các vụ nổi dậy chủng tộc. Nhưng mọi sự thay đổi nhanh chóng. Đã hẳn vấn đề bản sắc và ý nghĩa của nền văn minh phương tây hiện diện trong cuộc bầu cử này, nhưng đừng quên rằng nếu kinh tế được vực dậy, tranh cãi sẽ không còn trên đường phố. Ước đoán quá cao nguy cơ bạo động sau bầu cử thì rất dễ. Tôi hy vọng có một kết quả rõ ràng dù người chiến thắng là ai, vì sẽ hạn chế những phản đối, cho dù rất nhiều phẫn nộ.
Biden và Harris có phải là câu trả lời thuyết phục cho trận bão mà ông mô tả ?
Tôi không biết, và họ cũng không biết. Làm thế nào đáp trả những tấn công của ông Trump ? Các sự kiện bên ngoài đóng vai trò cỡ nào ? Trung Quốc có tiến đánh Đài Loan hay không ? Con virus corona có biến thể thành chủng mới độc hại chết người hơn hay không ? Tất cả những câu hỏi này cho thấy bầu cử tổng thống Mỹ lần này là bất định nhất so với tất cả các cuộc bầu cử trước đây trong lịch sử.
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(02/11/2020)


Thanked by 6 Members:

#2

NghichThienCaiMenh



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 11:59

Tvls trở về bình nặng vốn có rồi

Chủ nghĩa dân túy sau khi 1-2 năm nữa sẽ không còn ai nhắc đến và nó lại thành dĩ vãng trừ khi có một thế lực nào đó muốn khơi gợi lại ...

Nhưng có điều lớp trẻ giờ nhiều khi m*t d*y phết. Có hôm ngồi uống nước chè gặp đám sinh viên toàn trông đẹp zai khôi ngô tuấn tú mà ngồi có tầm 15p thằng nào nó cũng phải *** mẹ nó 40-50 phát. Định vả cho chúng nó phát mà nó đông quá...

Đánh giá môi trường giao tiếp cũng làm nó ảnh hưởng một phần, nhưng phần nhiều là do gia đình thiếu giáo dục. Khả năng cao thì bố mẹ chúng nó cũng mất dậy

Thanked by 4 Members:

#3

T.AO



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 12:39

bị covid quật cho đến nỗi thị trường đỏ lòm còn dân túy gì nữa =))))
hãng dược moderna và pfizer đang hứa hẹn phân phối vắc xin rộng rãi
moderna thì công do trump còn pfizer điều kiện bảo quản khá ngặt nghèo
thất nghiệp gia tăng ở nyc , bạn tôi thay vì đi làm nó đã nghỉ việc để đi học online =))))))
36 bang ở mỹ đã bắt buộc phải đeo khẩu trang , các bang còn lại vẫn tự do lắm =)))

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


báo cáo kinh doanh của các cty lớn ở mỹ rất tệ hại , hàng không và boeing thì tệ hơn
chính quyền cũ chưa công nhận biden nên tìm cách ngăn biden tiếp cận thông tin và tiếp quản

FED vẫn đang duy trì lãi suất thấp , các nc nghèo may be sẽ hưởng lợi ích của ncov

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#4

lanka



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 318 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 12:43

Cũng thấy rõ, 3 đối tượng mà Trump đại diện thần dân của mình đánh vào là giới truyền thông, giới có học mà nhất là thượng lưu và cả Hollywood!
Những người theo Trump hầu như tự không biết rằng họ thấy chính bản thân họ qua những hành động của thần tượng họ, những hành động biểu hiện đó sẽ lại chìm lắng, vì họ không có khả năng thể hiện.
Đó mới là điều nguy hiểm khi những "phiệt gia" nắm lấy điểm yếu của thường dân và làm cho họ vui lòng hả hê.
Sau khi Trump trở lại thành thường dân, phong trào "Trump phiệt" cuồng loạn sẽ giảm xuống tối đa.
Bình an sẽ trở lại một thời gian để mọi người tập trung vào diệt vi khuẩn, cứu lấy nhiều sinh mạng.

Thanked by 3 Members:

#5

T.AO



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 12:58

tôi ko thấy giới thượng lưu nào lên tiếng về phe trump
thậm chí gia tộc bush cũng đứng về biden , gọi điện chúc mừng biden
kể cả những giáo sư thời cao học của tôi đều ủng hộ biden , mà họ ko phải giáo sư ở trường level thấp kiểu north alabama hay gì mà là ivy league , cornell chắc chắn rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



t nghĩ trump ko đc lòng những ng tiền nhiệm và giới thượng lưu mỹ
obama ko đứng về phía trump , bush ranh ma hơn mà gốc cổ thụ hơn cũng chúc mừng biden và hứa hẹn sẽ giúp đỡ
phó tổng thống đều chúc mừng biden
kể cả dàn sao hollywood , còn ở nc ngoài rất nhiều lãnh đạo đã công khai chúc mừng biden trên twitter chính thống của mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



trump ko xấu nhưng ko phù hợp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#6

NghichThienCaiMenh



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 13:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 19/11/2020 - 12:58, said:




trump ko xấu nhưng ko phù hợp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Câu này e là không nói thiệt "nòng"mình rồi...

Cố ý nói giảm nói tránh để không ảnh hưởng đến bằng hữu mà thoai

Sau kỳ tổng thống Mỹ này tvls sẽ phân ra làm trường phái.

Phe bảo thủ, cố chấp, lạc hậu tư tưởng chậm tiến trong xã hội... sẽ ủng hộ ngài biden

Phe tân tiến đổi mới sẽ đi theo tiếng gọi trái tim mách bảo của ngài Trump

Sửa bởi Khoai.To: 19/11/2020 - 13:12


Thanked by 2 Members:

#7

T.AO



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 13:31

=)))))))))))) đó là thật đừng suy bụng ta ra bụng ng
tôi thích biden hơn trump , vì cuộc sống lành mạnh , hậu phương vững chắc , gđ là giá trị cốt lõi vs ông ý
trải qua 2 cuộc phẫu thuật não vẫn minh mẫn , so với trump thì cũng chỉ nghèo hơn về tiền bạc thôi , đc bạn bè giúp đỡ khi hoạn nạn
ví dụ định bán nhà thì obama khuyên đừng bán mà cho vay tiền chữa bệnh cho con
trump thì nhiều tiền , gáy to , làm thì cũng đc , tuy nhiên lại đi ngược nhiều giá trị cốt lõi của mỹ
mỹ có phải nhờ trump mà phát triển đến bây h đâu , nói chung nhiều cái hậu quả chưa nói thôi
gđ thì vợ chồng lạnh nhạt , con cái đẹp xinh giỏi giang nhưng trông kiểu nhạt nhạt thế nào ý

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


body language mỗi ng 1 kiểu , ko hài hòa tự nhiên ăn nhập như biden

klq khoai to có thể xem tiktok 1 ng đàn ông mỹ 94 hay 96 tuổi phải hầu tòa mỹ vì lái xe vượt quá tốc độ
tòa đã hỏi vì sao ông ý lái xe nhanh như vậy ?
ông ý đã nói bình thường tôi lái rất chậm nhưng hôm đó đi thay máu cho con trai ông ý , con trai ông ý năm nay 6x tuổi
tòa đã bác và nói ngài 9x tuổi mà vẫn chăm sóc cho gđ , đưa con trai ngài đi thay máu , xh này cần nhiều ng như ngài , chúc ngài mọi điều tốt lành chúa sẽ giúp ngài khỏe mạnh để chăm sóc cho gđ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#8

lanka



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 318 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 13:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khoai.To, on 19/11/2020 - 13:17, said:

Câu này e là không nói thiệt "nòng"mình rồi...
Cố ý nói giảm nói tránh để không ảnh hưởng đến bằng hữu mà thoai
Sau kỳ tổng thống Mỹ này tvls sẽ phân ra làm trường phái.
Phe bảo thủ, cố chấp, lạc hậu tư tưởng chậm tiến trong xã hội... sẽ ủng hộ ngài biden
Phe tân tiến đổi mới sẽ đi theo tiếng gọi trái tim mách bảo của ngài Trump
khoai.to viết những câu trên thì tự hiểu mình là phe gì a?
lanka không thấy theo Biden là lạc hậu, theo Trump là đổi mới, kỳ vậy ta?
Nhưng quả thật là sau những bài trong kỳ bầu cử này, hy vọng là mọi người đừng nhìn nick mà yêu hay ghét. Có được như vậy chăng?

Thanked by 3 Members:

#9

NghichThienCaiMenh



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 13:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 19/11/2020 - 13:31, said:

=)))))))))))) đó là thật đừng suy bụng ta ra bụng ng
tôi thích biden hơn trump , vì cuộc sống lành mạnh , hậu phương vững chắc , gđ là giá trị cốt lõi vs ông ý
trải qua 2 cuộc phẫu thuật não vẫn minh mẫn , so với trump thì cũng chỉ nghèo hơn về tiền bạc thôi , đc bạn bè giúp đỡ khi hoạn nạn
ví dụ định bán nhà thì obama khuyên đừng bán mà cho vay tiền chữa bệnh cho con
trump thì nhiều tiền , gáy to , làm thì cũng đc , tuy nhiên lại đi ngược nhiều giá trị cốt lõi của mỹ
mỹ có phải nhờ trump mà phát triển đến bây h đâu , nói chung nhiều cái hậu quả chưa nói thôi
gđ thì vợ chồng lạnh nhạt , con cái đẹp xinh giỏi giang nhưng trông kiểu nhạt nhạt thế nào ý

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


body language mỗi ng 1 kiểu , ko hài hòa tự nhiên ăn nhập như biden

klq khoai to có thể xem tiktok 1 ng đàn ông mỹ 94 hay 96 tuổi phải hầu tòa mỹ vì lái xe vượt quá tốc độ
tòa đã hỏi vì sao ông ý lái xe nhanh như vậy ?
ông ý đã nói bình thường tôi lái rất chậm nhưng hôm đó đi thay máu cho con trai ông ý , con trai ông ý năm nay 6x tuổi
tòa đã bác và nói ngài 9x tuổi mà vẫn chăm sóc cho gđ , đưa con trai ngài đi thay máu , xh này cần nhiều ng như ngài , chúc ngài mọi điều tốt lành chúa sẽ giúp ngài khỏe mạnh để chăm sóc cho gđ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thế chúng mình cùng lí tưởng roy! Dễ xương quá =))))

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lanka, on 19/11/2020 - 13:32, said:


khoai.to viết những câu trên thì tự hiểu mình là phe gì a?
lanka không thấy theo Biden là lạc hậu, theo Trump là đổi mới, kỳ vậy ta?
Nhưng quả thật là sau những bài trong kỳ bầu cử này, hy vọng là mọi người đừng nhìn nick mà yêu hay ghét. Có được như vậy chăng?

Cái này là do cậu em có ủng hộ ngài Trump. Hôm ngồi uống nó bảo thế thì nay truyền đạt lại thoy

Thanked by 1 Member:

#10

lanka



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 318 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 14:03

Trích dẫn

Cái này là do cậu em có ủng hộ ngài Trump. Hôm ngồi uống nó bảo thế thì nay truyền đạt lại thoy
Thế thì rõ hơn. Gia đình nào ở hải ngoại mà không có khác biệt tư tưởng...
Thằng cu em mình ở Ohio và cô bạn ở Cali cũng ủng hộ Trump, vì theo họ cả hai được công ăn việc làm, còn ngoài ra, egal! Cái quý nhất là em và bạn lanka không quá khích, nên vẫn nói chuyện với nhau được.

Thanked by 1 Member:

#11

Hoa Cái



 

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18595 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 14:13

2021 thủ lãnh dân túy mất chức, cả tập thể mất đầu .

Trump bị lún sình với kiện cáo và phá sản .

2024, hạn vào cung Điền phá bại, làm sao tranh cử nổi, chưa kể lúc đó 78t DL, chưa chắc mạnh bằng Biden năm nay .

Trump là Trump, chủ trương cá nhân độc tôn, bọn CH thích và bọn cánh hữu liên minh ---> bảo thủ . Trump không thể là tự do và cấp tiến . Biden và đảng DC mới như thế .

Sao xẹt trên bầu trời rồi sao tan .

HC

Sửa bởi Hoa Cái: 19/11/2020 - 14:17


Thanked by 2 Members:

#12

NghichThienCaiMenh



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 14:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 19/11/2020 - 14:13, said:

2021 thủ lãnh dân túy mất chức, cả tập thể mất đầu .

Trump bị lún sình với kiện cáo và phá sản .

2024, hạn vào cung Điền phá bại, làm sao tranh cử nổi, chưa kể lúc đó 78t DL, chưa chắc mạnh bằng Biden năm nay .

Trump là Trump, chủ trương cá nhân độc tôn, bọn CH thích và bọn cánh hữu liên minh ---> bảo thủ . Trump không thể là tự do và cấp tiến . Biden và đảng DC mới như thế .

Sao xẹt trên bầu trời rồi sao tan .

HC
Hôm trước có bài cụ bảo đang đi vận động tranh cử mà cờ gãy ấy thì sẽ không đơn giản chỉ là mất chức đâu ... Khả năng còn liên quan đến tính mạng ấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lanka, on 19/11/2020 - 14:03, said:


Thế thì rõ hơn. Gia đình nào ở hải ngoại mà không có khác biệt tư tưởng...
Thằng cu em mình ở Ohio và cô bạn ở Cali cũng ủng hộ Trump, vì theo họ cả hai được công ăn việc làm, còn ngoài ra, egal! Cái quý nhất là em và bạn lanka không quá khích, nên vẫn nói chuyện với nhau được.

Uk có lẽ bên đó văn minh hơn. Chứ VN này kinh lém chỉ thấy dọa chém giết thoy ... Mình bản tính nhát gan chạy mất dép...

May là hôm sau quay lại tìm đôi dép vẫn còn y nguyên, có hôm để quên cái điện thoại hôm sau quay lại có thằng lượm ngay!

Thanked by 2 Members:

#13

lanka



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 207 Bài viết:
  • 318 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 14:51

Trích dẫn

Hôm trước có bài cụ bảo đang đi vận động tranh cử mà cờ gãy ấy thì sẽ không đơn giản chỉ là mất chức đâu ... Khả năng còn liên quan đến tính mạng ấy
Chuyện này chưa có thể nói ra được, thiên cơ bất khả lậu.
Nếu bạn tin vào huyền học, lanka khuyên là không nên bàn nhiều vào nha.
(lần tới, khi nào đi tranh luận với bạn bè, nhớ mang sandal, chớ mang dép, còn handy thì bỏ vào túi!)

Thanked by 2 Members:

#14

NghichThienCaiMenh



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 15:05

Ngoài đời mình không bao giờ tranh luận vì mất mẹ nó nguồn kiếm cơm ăn

Trường hợp hôm nọ tranh luận với thằng cu em là ngoài dự kiến, mà thế x nào nó hăng máu vđ...

Có thực mới vực được đạo, phải có cơm áo gạo tiền, ăn no thì mới nghĩ xa được ...

Người xưa có câu nghèo thì trí đoản hay nghèo thì thường đi với hèn. Ngẫm lại đúng 100%. Giờ ra ngoài đường không có tiền thì tự mình cũng thấy hèn mẹ nó rồi...

Thanked by 2 Members:

#15

Ngu Yên



 

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

 

Gửi vào 19/11/2020 - 16:09

Tôi xem chiêm tinh thì thấy mươi năm tới dân tuý kiểu BLM, báo NYTimes, Washington Post , Mélenchon (Pháp) và nhóm ủng hộ Hồi giáo (người ngoài nước) đi xuống chứ nhóm bảo vệ truyền thống, văn hoá cội rễ như Trumpisme,B.Johnson (Anh) TQ chineese dream, Bắc Âu thì sẽ tăng... Điều này không nói trước là các chính sách của Biden hay ai khác thành , bại ra sao nhưng bức xúc và sự chú ý nó thể hiện ở đâu.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |